Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đồ chơi là một món đồ không thể thiếu với các bé. Những món đồ chơi hay trò chơi thông minh và thu hút đem lại rất nhiều giá trị cũng như lợi ích cho sự phát triển toàn diện của bé. Đặc biệt là những món đồ chơi tự làm phù hợp với từng độ tuổi của các bé. Dưới đây, nhà mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn các mẹ làm đồ chơi cho bé đơn giản nhất với những nguyên liệu dễ kiếm và có sẵn trong nhà.

1. Làm đồ chơi cho bé bằng giấy

Chuẩn bị

  • Một chiếc cốc cũ bỏ đi bằng nhựa hoặc giấy
  • GIấy màu, keo dán
  • Bút dạ, bút màu
  • Kéo
chiếc cốc để cho bé đựng bút tô màu, bút viết hoặc những món đồ chơi nhỏ
Làm chiếc cốc để cho bé đựng bút tô màu, bút viết hoặc những món đồ chơi nhỏ

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cắt và dán giấy màu bao quanh chiếc cốc, hoặc tô màu lên cốc nếu cốc làm bằng giấy.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ hãy dùng bút màu và bút dạ vẽ những hình trang trí mà bé thích lên giấy màu, sau đó cắt ra và dán lên chiếc cốc.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành, có thể dùng chiếc cốc để cho bé đựng bút tô màu, bút viết hoặc những món đồ chơi nhỏ.

Thế là mẹ có thể dùng những vật dùng bỏ đi trong nhà làm đồ chơi cho bé thật đẹp và đơn giản.

2. Làm đồ chơi cho bé bằng trứng

Chuẩn bị

  • Trứng
  • Màu nước
  • Bút màu
  • Cọ
những quả trứng ngộ nghĩnh đáng yêu do chính tay các bé và mẹ tự trang trí
Những quả trứng ngộ nghĩnh đáng yêu do chính tay các bé tự trang trí

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ bắt đầu luộc trứng, để nguội khoảng 20 phút.
  • Bước 2: Tiếp theo, pha màu nước ra từ chén tùy theo màu yêu thích của bé.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ và bé dùng cọ tự tô màu cho những quả trứng đó, cho bé vẽ những gì bé yêu thích.
  • Bước 4: Cuối cùng để khô khoảng 15 phút. Mẹ và bé đã có những quả trứng ngộ nghĩnh đáng yêu do chính tay các bé và mẹ tự trang trí rồi.

3. Làm đồ chơi cho bé bằng giấy cac-tong

Chuẩn bị

  • Những chiếc thùng giấy cac-tong đã bỏ
  • Kéo
  • Băng keo
  • Bút chì màu
Từ những thùng cac-tong mẹ có thể tạo ra những ngôi nhà đáng yêu
Từ những thùng cac-tong mẹ có thể tạo ra những ngôi nhà đáng yêu

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiền, mẹ và bé có thể vẽ lên những bìa cac-tong theo ý thích của mình. Trang trí vẽ theo những ngôi nhà.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ và bé dùng kéo cắt những cái mặt nạ dễ thương, hay những cái đồ vật dành cho anh hùng hoặc siêu nhân
  • Bước 3: Tiếp đó, dùng băng keo dán ở dưới đáy thùng. Và cuối cùng mẹ và bé có thể chơi cùng nhau rồi.

Từ những thùng cac-tong mẹ có thể tạo ra những ngôi nhà đáng yêu. Giúp bé chơi được trò chơi trốn tìm hay là anh hùng cứu thế giới rồi đấy. Đây là ý tưởng mà mẹ có thể làm đồ chơi cho bé độc đáo nhất.

4. Làm đồ chơi cho bé bằng những que kem

Chuẩn bị

  • Một số que kem gỗ ép (mẹ có thể mua từ các cửa hàng bán đồ handmade)
  • Vài cái khuôn hình (mẹ có thể mua từ các cửa hàng bán đồ làm bánh)
  • Màu arcylic
  • Cọ vẽ, bút chì
  • Băng dính giấy
Làm đồ chơi cho bé bằng những que kem
Làm đồ chơi cho bé bằng những que kem

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ hãy xếp các que gỗ lại thành 1 tấm, phụ thuộc vào độ to nhỏ của khuôn hình mà mẹ xếp các que gỗ lại với nhau. Sau đó dùng băng dính giấy dính ở mặt dưới các que gỗ để cố định các que.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ dùng bút chì đồ theo viền của khuôn, nhớ giữ thật chặt tay và đi nét chì nhẹ nhàng để tránh làm xô lệch que kem nhé.
  • Bước 3: Tiếp đó, dùng cọ vẽ tô màu lên cho hình, các mẹ nên dùng màu sắc sặc sỡ, bắt mắt để bé thích thú hơn nhé. Sau đó, mẹ dùng bút dạ đen tô điểm thêm mắt và mũi (nếu khuôn vẽ là con vật)
  • Bước 4: Cuối cùng, các mẹ đợi một lúc để sơn khô thì tháo băng dán giấy ở mặt sau đi, xáo lên và bé đã có đồ chơi mới rồi nè.

Những que kem tưởng chừng như không thể làm gì. Nhưng hôm nay, các mẹ có thể làm đồ chơi cho bé một cách đơn giản và đáng yếu nhất. Giúp các bé có thể phát triển trí thông minh của mình một cách nhạy bén hơn.

5. Làm đồ chơi cho bé bằng vải nỉ

Chuẩn bị

  • Vải nỉ
  • Giấy bìa cứng
  • Kim, chỉ, bông gòn, một hạt cúc áo để làm mắt
đồ chơi cho bé bằng vải nỉ
Đồ chơi cho bé bằng vải nỉ

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ sẽ dùng một tấm bìa cứng vẽ các hình con vật mà mẹ muốn nhé. Tiếp đến các mẹ sẽ lấy vải nỉ cắt theo khuôn vừa vẽ và ráp lại với nhau.
  • Bước 2: Mẹ dùng kim và chỉ để đính lại các chi tiết lại với nhau
  • Bước 3: Các mẹ nhớ khâu đường vòng mặt trước và sau nhé. Sẽ khâu bên trong trước để có thể che giấu đường chỉ đi.
  • Bước 4: Sau khi xong cái đường viền của con cá rồi thì mẹ chừa lại 1 đoạn để bắt đầu nhét bông gòn vào bên trong nhé. Nên nhớ nhồi đều bông gòn cho không bị nhăn. Sau đó khâu kết chỉ lại.
  • Bước 5: Với nguyên liệu là một hạt cúc áo đã chuẩn bị rồi thì mẹ lấy để đính làm mắt cá. Như thế là mẹ đã hoàn thành công đoạn cuối cùng rồi đấy.

Cuối cùng, mẹ đã làm đồ chơi cho bé bằng vải cực kì đơn giản rồi đấy.

Lời kết

Những món đồ chơi tự làm vừa an toàn cho trẻ khi sử dụng. Cùng với những nguyên liệu được lựa chọn đảm bảo sạch và vệ sinh, vừa dễ kiếm, dễ làm. Phù hợp với khả năng của trẻ mà còn giúp bé rèn luyện sự khéo léo, kiên trì. Những người bạn đồ chơi càng phong phú và đem lại cho bé niềm cảm hứng, say mê sẽ mang lại cho trẻ sự phát triển tối đa cả về trí não và tinh thần. Hy vọng, mẹ có thể làm đồ chơi cho bé bằng những vật dụng đơn giản mà nhà mình đã cung cấp ở trên nhé!

Trước kia vào mỗi dịp Tết, khi gia đình quây quần bên nhau, bố mẹ thường kể chuyện tấm cám, cô gái quàng khăn đỏ…Tuy nhiên, tết năm nay khác rồi, bố mẹ nên kể chuyện ngày Tết cho bé gắn với phong tục tập quán, lịch sử của dân tộc. Dưới đây là 3 truyện cổ tích đặc sắc mà bố mẹ nên tham khảo.

1. Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích là một thể loại loại văn học được dân gian truyền miệng để giải thích cho hiện tượng nào đó. Truyện cổ tích thường có xu hướng hư cấu gồm nhiều thể loại. Thông thường những câu chuyện xoay quanh các nhân vật như công chúa, hoàng tử, ông bụt, bà tiên,…

Truyện cổ tích mang đến những bài học có giá trị nhân văn giúp các bé phát triển tư duy. Mỗi câu chuyện có một sứ mệnh riêng, ý nghĩa riêng. Tại mỗi thời điểm truyện cổ tích được nhắc đến như là một bài học, một món quà ấm áp. Đối với các ngày lễ như Trung thu, Tết… lại có những câu chuyện cổ tích riêng. Đặc biệt, bố mẹ kể chuyện ngày Tết cho bé giúp bé biết trân quý phong tục của dân tộc.

Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là gì?

2. Top 3 truyện cổ tích đặc sắc bố mẹ nên kể chuyện ngày Tết cho bé

2.1. Kể chuyện ngày Tết cho bé với sự tích bánh chưng bánh dày

Sự tích bánh chưng bánh dày giải thích nguồn gốc ra đời của bánh chưng và bánh dày. Ngoài ra đề cao giá trị nghề nông, phản ánh nền văn minh lúa nước của dân tộc. Câu chuyện không chỉ dừng ở đây còn dạy cho trẻ biết thể hiện lòng thành biết ơn thế hệ trước. Dưới đây là bản tóm tắt truyện bố mẹ cùng tham khảo nhé!

Kể chuyện ngày Tết cho bé với sự tích bánh chưng bánh dày
Kể chuyện ngày Tết cho bé với sự tích bánh chưng bánh dày

Vua Hùng thứ 16 tuổi đã già sức đã yếu không thể tiếp tục ngôi vua. Tuy nhiên vua có tận 20 người con trai và cần tìm một người tài đức. Do vậy vua đã đưa ra điều kiện: Nếu ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi.

Các người con của vua đua nhau làm sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu dâng lên vua. Chỉ duy nhất người con thứ 18 lại chằng có gì ngoài khoai và lúa. Lang Liêu lo lắng ăn không ngon ngủ không yên thì bỗng một đêm thiếp đi chàng mộng. Trong giấc mơ chàng được vị thần mách làm bánh. Sau khi tỉnh giấc Lang Liêu bắt tay vào làm luôn và dâng lên vua cha. Bánh chưng bánh dày không chỉ biểu tượng cho trời đất và lễ Tiên Vương mà còn rất hương vị rất ngon. Chính vì vậy, Vua cha bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, bánh chưng bánh dày trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc ta. Đây là câu chuyện vô cùng ý nghĩa bố mẹ hãy kể chuyện ngày Tết cho bé nhé!

2.2. Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích cây nêu ngày Tết

Ngày xửa ngày xưa, quỷ dữ chiếm toàn bộ đất và ngày càng quỷ quái.  Chúng thu hết phần thóc và để lại phần rơm cho người dân. Phật thương chỉ dân ta trồng khoai lang. Đến mùa thu hoạch, dân thu được củ và để lá cho quỷ. Sau một mùa thất thu, quỷ quyết định lấy cả gốc lẫn ngọn. Phật một lần nữa thương chỉ dân ta trồng ngô. Bắp ngô ở phần giữa cây nên quỷ một lần nữa chẳng thu hoạch được gì.

Uất ức vì không thu được gì quỷ giận dữ quyết định đòi lại đất. Phật chỉ dân ta đến xin quỷ mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy chẳng mất gì cả do vậy quỷ đồng ý liền. Tuy nhiên, khi cây tre vừa trồng xuống đất Phật biến cây tre cao tận trời che rộng khắp mặt đất. Quỷ không còn đất đai và di cư ra tận biển.

Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích cây nêu ngày Tết
Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích cây nêu ngày Tết

Sau nhiều lần thất bại quỷ kéo quân vào đất liền chiếm lại ruộng đất. Phật chỉ người dân dùng tỏi, máu chó và lá dứa để đánh đuổi quỷ. Quỷ 3 lần thua liên tiếp và chạy tán loạn.

Quỷ bại trận uất ức đến khóc than với Phật. Vì thường tình Phật bèn cho quỷ được về đất liền vài ngày trong năm. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên đán quỷ được trở về. Do đó người dân dùng cây nêu trước cửa nhà để ngăn quỷ không bén mảng đến chỗ ở.

Sự tích cây nêu ngày tết rất phù hợp để kể chuyện ngày tết cho bé, giải thích phong tục ngày tết của dân tộc ta.

2.3. Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích hoa đào

Ngày xửa ngày xưa, ở núi Sóc Sơn có một cây đào to lớn, sụm suê khác thường. Bóng râm cây che cả một vùng. Trên cây, có hai vị thần: Trà và Uất Lũy trú tỏa uy quyền che chở cho người dân. Bất cứ quỷ dữ hay ma quỷ nào dám bén bảng đến phá dân làng đều phải chịu hình phạt rất nặng bởi hai vị thần. Do vậy, tiếng tăm khắp vùng bắt cứ quỷ dữ nào trông thấy hoa đào đều cao chạy xa bay.

Tuy nhiên, cuối năm hai vị thần cần phải đi vắng 2 ngày để lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Do vậy, hai vị thần sẽ không có mặt ở hạ giới. Biết được tin đó, quỷ dữ và ma quỷ rất mừng vì có cơ hội đến tàn phá dân làng. Trước tình hình đó, dân làng bèn bẻ cành hoa đào về trưng trong nhà. Ai mà không có hoa đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần dán trước cửa. Bọn quỷ thấy thế bèn bỏ chạy và không dám quay lại nữa. Chính vì thế, sự tích hoa đào ra đời.

Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích hoa đào
Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích hoa đào

Lý giải cho phong tục ngày tết cắm hoa đào của dân tộc ta bố mẹ có thể kể chuyện ngày Tết cho bé nghe. Đây là cách cho bé học hỏi, hiểu biết hơn và trân trọng bản sắc dân tộc.

Kết luận

Trong những truyện cổ tích trên bố mẹ đã kể chuyện ngày Tết cho bé nào chưa? Trên đây là top 3 truyện ngày Tết đặc sắc nhất mà bố mẹ biết. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bố mẹ có thêm lựa chọn đồng hành cùng bé. Chúc bố mẹ và bé có một Tết đầm ấm hạnh phúc nhé!

Ăn dặm luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé sơ sinh. Ăn dặm không chỉ rèn cho con làm quen kĩ năng nhai mà còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Chắc hẳn với lần đầu làm mẹ, mẹ luôn đong đầy những thắc mắc. Rằng liệu bao giờ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm? Sao để cho bé ăn dặm đúng cách? Và làm sao để có thể lên được thực đơn ăn dặm cho bé chuẩn khoa học nhất để tốt cho bé? Nay hãy để Góc của mẹ lên ngay một thực đơn ăn dặm cho bé một cách thật tỉ mỉ mẹ nhé!

1. Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm từ khi nào?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Khi bé 6 tháng tuổi cần rất nhiều năng lượng để phát triển và khám phá thế giới. Do đó, nếu bé chỉ dùng sữa mẹ thì sẽ không đủ dưỡng chất cho bé. Bé có những biểu hiện dưới đây cũng là lúc mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé rồi đó:

  • Bé chảy nhiều nước dãi
  • Bé chăm chú quan sát người lớn ăn
  • Bé với tay đòi thức ăn 

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thực đơn ăn dặm cho bé vì giờ đây sữa mẹ đã ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ không nên tập cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thực đơn ăn dặm cho bé
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thực đơn ăn dặm cho bé

Cho bé bắt đầu ăn dặm sớm:

  • Tăng nguy cơ béo phì lên gấp 3 lần.
  • Xuất hiện khả năng thận bị tổn thương.
  • Mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, sặc, nghẹn, khó hấp thu dưỡng chất…
  • Thực phẩm được đưa ra ngoài đường tiêu hóa do các cơ quan chưa biết cách kiểm soát và điều hướng.
  • Làm trẻ bú ít sữa mẹ, bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ.
  • Giảm bú mẹ sẽ dẫn tới giảm phản xạ tiết sữa, mẹ có nguy cơ mất sữa sớm.
  • Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
  • Tăng nguy cơ dị ứng.
  • Tăng nguy cơ mang thai sớm của người mẹ nếu không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn
Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn

Cho bé bắt đầu ăn dặm trễ:

  • Cơ thể không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
  • Gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Hình thành “ngầm” tâm lý phản kháng tự nhiên với các loại thực phẩm dạng rắn.

Đồng thời khi bé được 24 tháng tuổi, mẹ cùng nên cho bé dừng ăn dặm. Bởi nếu cứ tiếp tục cho bé ăn dặm sẽ khiến bé không biết nhai và rất khó khăn trong việc ăn uống khi đi nhà trẻ. 

2. Thực đơn ăn dặm cần có những gì để đảm bảo cần bằng dinh dưỡng cho bé?

Điều quan trọng nhất khi lên thực đơn ăn dặm cho bé là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tất cả các loại đồ ăn dặm cho bé dinh dưỡng tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà ba mẹ ăn được đều có thể cho bé ăn. Trừ rượu, bia và các loại gia vị chua cay mẹ nhé.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn trong thực đơn ăn dặm cần có đầy đủ thành phần của 4 nhóm thức ăn. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn thường xuyên để mỗi bữa ăn của bé ngon lành và hấp dẫn hơn. Nhưng hãy luôn nhớ thực đơn ăn dặm cho bé nên được nghiền nhuyễn ra để bé có thể làm quen với ăn dặm mẹ nhé!

2.1. Nhóm cung cấp đường bột trong thực đơn ăn dặm

Đây là nhóm cơ bản cung cấp cho bé các chất gluxit hay còn gọi là đường bột
Đây là nhóm cơ bản cung cấp cho bé các chất gluxit hay còn gọi là đường bột

Đây là nhóm cơ bản cung cấp cho bé các chất gluxit hay còn gọi là đường bột. Có thể kể đến: gạo, ngô, mỳ, kê, nếp,… Bé sẽ được cung cấp năng lượng chủ yếu thông qua nhóm này. Chúng chiếm đến 70% năng lượng trong thực đơn của bé đấy mẹ ạ. Lương thực còn cung cấp nhiều vitamin, nhất là các vitamin nhóm B.

2.2. Nhóm giàu chất đạm trong thực đơn cho bé ăn dặm

Chất đạm (protein) đến từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật
Chất đạm (protein) đến từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật

Chất đạm (protein) đến từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Mẹ dùng các nguyên liệu như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua hay đậu, lạc, vừng đều được. Nhóm thức này giá cả mắc hơn một xíu mà ăn nhiều dễ khiến bé đầy bụng. Mẹ nên cho bé ăn kèm cùng lương thực. Tùy từng bữa trong thực đơn ăn dặm mà mẹ tăng giảm lượng thức ăn từng nhóm cho hợp lý.

2.3. Nhóm thức ăn cung cấp chất béo

Mỡ động vật, bơ, dầu là các nguồn thực phẩm mẹ tham khảo để đưa vào các công thức nấu ăn dặm
Mỡ động vật, bơ, dầu là các nguồn thực phẩm mẹ tham khảo để đưa vào các công thức nấu ăn dặm

Mỡ động vật, bơ, dầu là các nguồn thực phẩm mẹ tham khảo để đưa vào các công thức nấu ăn dặm. Nhóm này có 2 chức năng chính:

  • Cung cấp chất béo và phòng chống hiện tượng thiếu vitamin cho bé. Điều này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển mạnh khỏe của con.
  • Nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Với mỗi bữa ăn có chất béo sẽ giảm được khối lượng mà năng lượng vẫn được đảm bảo.

Thiếu chất béo, sức đề kháng của bé sẽ giảm đi. Sự tiêu hóa và hấp thụ các chất cũng bị ảnh hưởng. Mẹ đặc biệt lưu ý nhé.

2.4. Nhóm cung cấp Vitamin, chất xơ và chất khoáng

Rau xanh và hoa quả là vô cùng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé mẹ nhé!
Rau xanh và hoa quả là vô cùng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé mẹ nhé!

Nhóm này còn có tên là nhóm thức ăn bảo vệ sức khỏe. Gồm các loại rau xanh và hoa quả tươi, chín. Vì vậy trong thực đơn ăn dặm cho bé cần thường xuyên có rau quả tươi.

3. Liều lượng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Đối với bé sơ sinh trước 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé bú đủ sữa mẹ
Đối với bé sơ sinh trước 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé bú đủ sữa mẹ

3.1. 6 tháng đầu

Đối với bé sơ sinh trước 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé bú đủ sữa mẹ. Mẹ hãy tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn này mẹ nhé!

3.2. Tháng thứ 6

Đối với bé giai đoạn cuối tháng 5 và tháng thứ 6, mẹ nên lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng và để bé bắt đầu ăn dặm. Đây là giai đoạn giúp bé làm quen với các món ăn mới. Vậy nên mẹ hãy ghi lại những lưu ý sau mẹ nhé:

  • Vẫn để bé bú sữa mẹ: Vì sữa mẹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh mẹ nhé!
  • Hãy nhớ nghiền nhuyễn thức ăn: Để bé có thể làm quen dễ dàng hơn mẹ nhé!
  • Bắt đầu cho bé ăn một lượng nhỏ đến lớn dần: Lượng nhỏ từ 5 – 10 ml  (1 – 2 muỗng cà phê) rồi tăng dần. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất thì những ngày đầu bé có thể ăn 30 – 40 ml trong một ngày đó! Tuy nhiên, mỗi đứa bé sẽ là một số liệu riêng nên mẹ hãy để bé quyết định lượng thức ăn bé tiêu thụ. Đừng ép con ăn mẹ nhé!
  • Các loại thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng: rau, ngũ cốc, thịt hoặc thịt thay thế, trái cây mềm 45 – 75 ml, 60 – 125 ml (1/4 cốc) ngũ cốc nóng hoặc lạnh, 30 ml (2 muỗng canh) phô mai hoặc sữa chua.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chỉ nên ở mức 2 bữa 1 ngày: Hãy xếp các bữa xa nhau để bé tiêu hóa hết mẹ nhé!

3.3. Tháng thứ 7 đến tháng thứ 12

Mẹ hãy nhớ tuân thủ lên thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ 4 dưỡng chất
Mẹ hãy nhớ tuân thủ lên thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ 4 dưỡng chất

Về lượng, mỗi bé sẽ có một lượng ăn khác nhau. Vậy nên mẹ hãy chú ý quan sát bé, xem các biểu hiện, dấu hiệu bé muốn ăn dặm để có thể nắm được lượng ăn phù hợp với bé mẹ nhé! Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé nhưng đừng nhỏ quá. Nếu thấy bé ăn ít thì sau mỗi cữ bột mẹ hãy cho bé bú thêm. Sữa mẹ giai đoạn này vẫn đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của bé đó mẹ!

Xem thêm: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

Về chất, mẹ hãy nhớ tuân thủ lên thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ 4 dưỡng chất mà phần trên đã nhắc bên trên. Đó là chất bột đường, chất đạm, vitamin và chất xơ, chất béo. Hãy cùng tạo điều kiện tuyệt vời nhất cho bé yêu mẹ nha!

4. 5 Lưu ý mẹ cần biết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Khi nấu mẹ nên kết hợp bổ sung bột với các loại rau, củ, quả mẹ nhé
Khi nấu mẹ nên kết hợp bổ sung bột với các loại rau, củ, quả mẹ nhé

4.1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thực ăn cho bé

Khi nấu mẹ nên kết hợp bổ sung bột với các loại rau, củ, quả mẹ nhé!

Việc nghiền nhỏ thức ăn cho bé giai đoạn 6 – 8 tháng là điều thiết yếu. Giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm nên rất dễ bị nghẹn.

Đối với bé từ 10 – 12 tháng tuổi, mẹ không cần nghiền, xay nhỏ nữa. Giai đoạn này bé đã có thể ăn các thực ăn mềm, thực ăn nấu nhuyễn, cháo bột. Mẹ có thể thêm chút “cái” cho bé để kích thích nướu răng phát triển cho bé mẹ nhé!

4.2. Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau

Điều quan trọng nhất khi lên thực đơn ăn dặm cho bé là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà ba mẹ ăn được đều có thể cho bé ăn. Trừ rượu, bia và các loại gia vị chua cay mẹ nhé.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé cần có đầy đủ thành phần của 4 nhóm thức ăn. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn thường xuyên để mỗi bữa ăn của bé ngon lành và hấp dẫn hơn.

4.3. Tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm

Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.

Thịt, cá, rau củ đều phải là thực phẩm sạch, tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng.

Các loại nước ép trái cây cũng là lựa chọn bổ sung vô cùng tốt cho bé yêu mẹ nhé!

4.4. Hình thành thói quen ăn đúng giờ cho bé

Tập cho bé ăn dặm đúng giờ là cần thiết cho quá trình bé bắt đầu ăn dặm. Điều này cũng rất tốt cho việc phát triển tính cách, thói quen của bé sau này. Ngoài ra, điều nãy cũng sẽ giúp bé làm quen với thức ăn, để dạ dày có thể tiêu hóa được.

  • Tập ăn dặm có thể 2 bữa/ngày.
  • Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày với lượng ít. Sau đó giảm dần đến 5 bữa và 3 bữa. Lưu ý các bữa ăn dặm của bé phải cách ít nhau 2 giờ

4.5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Lựa chọn các loại bát, chén và thìa có màu sắc bắt mắt và hình thù ngộ nghĩnh kích thích bé.

Không gian ăn uống thoải mái, nhà đông vui. Tránh nơi ồn ào khi cho bé ăn mẹ nhé!

Xem thêm: 

5. 5 Điều nên tránh khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Quá trình ăn dặm của con phải đi từ từ chứ không thể nhanh được
Quá trình ăn dặm của con phải đi từ từ chứ không thể nhanh được
  • Mẹ quá nóng vội trong việc bé ăn dặm: Quá trình ăn dặm của con phải đi từ từ chứ không thể nhanh được.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé có những món ăn làm bé dị ứng: Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, trứng chưa chín hẳn, lạc, tôm và cua … Những món trên mẹ hãy làm thật kĩ trước khi nấu cho bé ăn mẹ nhé. Đặc biệt là tôm và cua.
  • Thức ăn quá nóng: Mẹ tuyệt đối không để bé ăn thức ăn quá nóng. Điều nãy sẽ làm bé bị bỏng lưỡi, gây sợ ăn, chán ăn, ăn không ăn, mất cảm giác thức ăn. Do da bé còn mỏng, nhạy cảm hơn nên mẹ hãy cẩn thận mẹ nhé!
  • Nêm thức ăn của bé bằng khẩu vị của mẹ: Mẹ không nên nêm gia vị cho bé ăn dặm mẹ nhé. Bé giai đoạn này không thể ăn mùi vị người lớn được do số lượng chồi giác của bé lớn hơn mẹ rất nhiều. Nếu mẹ nêm theo khẩu vị của mẹ thì với bé sẽ là rất mặn đó. Nếu mẹ muốn nêm cho bé thì có thể thử 6 gia vị cho bé ăn dặm này mẹ nhé!
  • Dừng cho con bú sữa mẹ:  Mẹ không nên cho bé dừng bú sữa mẹ. Hãy kết hợp giữa ăn dặm và sữa mẹ nhé. Vì sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé đó. Mẹ hãy tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhé!

6. Bảng thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng

Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mỗi giai đoạn của bé lại có lượng thức ăn khác nhau. Mẹ hãy tham khảo bảng sau:

Bảng thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Bảng thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé trong 1 tuần của Viện Dinh dưỡng Trung Ương. Thực đơn ăn dặm sẽ có 2 bữa ăn dặm chính và các bữa phụ kèm với sữa mẹ. Mẹ có thể thay đổi khung thời gian và các món ăn sao cho bé không bị chán ăn. Nhưng lưu ý hãy cho dạ dày bé có thời gian tiêu hóa mẹ nhé!

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, Chủ Nhật Thứ 7
6:00 Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài
9:00 Bột thịt lợn

10g Thịt lợn nạc

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột thịt gà

10g Thịt gà

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột sữa

3 thìa sữa bột

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột trứng

1/2 Quả trứng (lòng đỏ)

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

10:00 1/3 Quả chuối 50g Đu đủ chín 1/3 Quả hồng xiêm 50g Xoài
11:00  Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài
14:00  Bột trứng

1/2 Quả trứng (lòng đỏ)

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột thịt lợn

10g Thịt lợn nạc

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột thịt gà

10g Thịt gà

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

Bột sữa

3 thìa sữa bột

10g Bột gạo

5g Dầu ăn

Lá rau xanh

16:00 Nước cam ép Nước cam ép Nước cam ép Nước cam ép
19:00 Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài Bú mẹ hoặc sữa ngoài

7. Lên chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé với 100+ món

Với mỗi món, mẹ có thể bấm vô link để có thể nắm được các cách chế biến khác với món đó nha mẹ yêu. Có tất cả hơn 100 món cho bé yêu lựa chọn đó!

Súp bí đỏ là món tuyệt vời để mẹ cho bé làm quen với ăn dặm đó!
Súp bí đỏ là món tuyệt vời để mẹ cho bé làm quen với ăn dặm đó!
Hãy luôn có rau xanh trong thực đơn ăn dặm để bé được cung cấp chất xơ mẹ nhé!
Hãy luôn có rau xanh trong thực đơn ăn dặm để bé được cung cấp chất xơ mẹ nhé!
Súp luôn là lựa chọn không tồi cho bé khi lên thực đơn ăn dặm cho bé!
Súp luôn là lựa chọn không tồi cho bé khi lên thực đơn ăn dặm cho bé!
Mẹ có thể thay đổi khung thời gian và các món ăn sao cho bé không bị chán ăn
Mẹ có thể thay đổi khung thời gian và các món ăn sao cho bé không bị chán ăn
Món cháo sẽ giúp bé làm quen với thực đơn ăn dặm tốt hơn đó!
Món cháo sẽ giúp bé làm quen với thực đơn ăn dặm tốt hơn đó!
Đừng ép bé ăn quá sức mẹ nhé!
Đừng ép bé ăn quá sức mẹ nhé!
Thực đơn ăn dặm mẹ nên lên nhiều món để bé tránh chán ăn mẹ nhé!
Thực đơn ăn dặm mẹ nên lên nhiều món để bé tránh chán ăn mẹ nhé!
Hãy luôn quan sát con để tránh các trường hợp dị ứng với thực đơn ăn dặm mẹ nhé!
Hãy luôn quan sát con để tránh các trường hợp dị ứng với thực đơn ăn dặm mẹ nhé!

Hy vọng với các thực đơn ăn dặm cho bé trên đã gợi ý được chọn mẹ các món ăn dặm phù hợp. Chúc mẹ thực hiện thành công các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bé nhé!

Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh sôi bụng không phải là tình trạng quá xa lạ. Đây được xem là hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm đến bé. Nhưng mẹ vẫn nên cải thiện tình trạng này sớm nhất để bé cảm thấy thoải mái và dễ tiêu. Sau đây là các thông tin mẹ nhất định biết về vấn đề sôi bụng ở trẻ nhỏ. 

1. Tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục. Hiện tượng này thường không gây đau đớn hay nguy hiểm cho bé nhưng sẽ khiến bé quấy khóc nhiều. Các bé ở độ tuổi từ 3 – 18 tuần tuổi thường gặp tình trạng sôi bụng này.  

Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà sẽ có biểu hiện khác nhau như ọc sữa, nôn ói, bỏ ăn, tiêu chảy nặng hoặc nhẹ. Các bé bị sôi bụng có thể hết sau 1 ngày hoặc lâu hơn.  

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng

Bé bị sôi bụng chủ yếu là do một trong các nguyên nhân sau:

  • Bé bú sữa công thức quá sớm khiến hệ tiêu hóa của bé còn quá nhỏ chưa kịp thích nghi.  
  • Bé bú mẹ hay bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều bọt khí gây ra tình sôi bụng.
  • Bình sữa chưa được vệ sinh sạch khiến vi khuẩn dễ tác động đến đường ruột của bé.
  • Chế độ ăn uống của mẹ có nhiều dầu mỡ, cay nóng làm ảnh hưởng đến dòng sữa khiến bé bị sôi bụng. 
  • Bé không dung nạp được lactose – một loại đường thường có trong các sản phẩm sữa. Hệ tiêu hóa của bé còn quá nhỏ chưa thể tiêu thụ hết lactose khiến sữa không được phân hủy hoàn toàn trong cơ thể bé dẫn đến tình trạng sôi bụng.
  • Biểu hiện của một số loại bệnh lý. Bé bị sôi bụng có thể là dấu hiệu bé mắc các bệnh liên quan về tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột…

Xem thêm: 10 Cách Trị Ho Cho Trẻ 4 Tháng Nhanh không cần dùng thuốc

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng

3. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng không phải là vấn đề quá nguy hiểm nhưng mẹ cần khắc phục sớm cho bé. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu cho tâm trạng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để xử lý tình trạng sôi bụng ở trẻ, mẹ cần xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các phương pháp phù hợp. Sau đây là một số cách giúp mẹ giải quyết hiện tượng sôi bụng ở trẻ:

3.1. Massage cho bé

Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé. Các thao tác massage nhẹ nhàng xoay quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời mẹ nên kết hợp với các động tác xoa nhẹ vùng lưng mỗi khi bé vừa bú xong. Mẹ cũng có thể cho bé thực hành thao tác “đạp xe” bằng cách giữ lấy mắt cá chân của bé rồi nâng đầu gối bé lên xuống. Các thao tác trên sẽ giúp bé giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi khó tiêu.

Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé
Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé

3.2. Lựa chọn sữa công thức cẩn thận

Khi trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên kiểm tra lại loại sữa công thức bé đang dùng xem đó có phải là nguyên nhân gây bệnh. Bởi việc lựa chọn sữa công thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé. Ưu tiên các loại sữa công thức hỗ trợ tiêu hóa thường có tính mát, nhiều chất xơ, ít đường lactose. Hoặc các dạng sữa công thức thủy phân và sữa dành riêng cho bé không dung nạp được lactose. Mẹ nên lựa chọn các loại sữa công thức dành cho bé bị khó tiêu.

3.3. Thay đổi tư thế bú 

Khi nhận thấy hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên thử thay đổi tư thế bú của bé dù là bú mẹ hay bú bình. Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng. Đang bú nhưng mẹ có thể nghe tiếng sôi trong bụng bé, mẹ nên đặt đầu bé tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ để bé ợ nóng. Mẹ hãy tham khảo các cho trẻ sơ sinh bú tại đây để có tư thế bú chuẩn nhất. 

Đối với trường hợp bú bình, mẹ nên hạn chế cho bé nuốt phải bọt khí trong quá trình bú. 

Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng
Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng

3.4. Làm sạch bình sữa đúng cách

Bên cạnh việc bú bình đúng cách, mẹ hãy quan tâm đến vấn đề làm sạch bình sữa đúng cách. Bình sữa là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Mẹ cần giữ bình sữa sạch sẽ đúng chuẩn trước khi cho bé bú. Cách vệ sinh bình sữa đúng cách mẹ có thể xem thêm tại đây

3.5. Mẹ thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé. Nếu mẹ đang ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ thì mẹ nên thay một chế độ mới khoa học hơn. Chọn các thực phẩm tươi sạch, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây. Hạn chế các món khó tiêu như cam, quýt, súp lơ, cà chua, nước uống có gas, có cồn… Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng.

Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé
Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé

4. Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Để phòng ngừa trường hợp bé bị sôi bụng mẹ nên làm các điều sau:

  • Cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu. Hạn chế cho bé dùng sữa công thức quá sớm khi không cần thiết.
  • Đảm bảo bình sữa của bé hợp vệ sinh. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, vệ sinh tiệt trùng bình sữa trước khi cho bé dùng.
  • Sử dụng bình sữa có nguyên lý chống sặc, đầy hơi để hạn chế tối đa trường hợp bé hít phải bọt khí.
  • Sau khi bé bú xong, mẹ nên xoa bụng và vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng
Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Thông thường các trường hợp trẻ sơ sinh sôi bụng sẽ khỏi sau 1 ngày hoặc một tuần sau đó. Nhưng nếu trẻ bị sôi bụng kéo dài mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và theo dõi. Hy vọng các thông tin trên hữu ích đối với mẹ.

Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích ứng bởi 1 tác nhân rất nhỏ.

1.Bé bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.
Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.

Nổi mẩn đỏ không nguy hại trực tiếp và nặng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà nếu không điều trị, bệnh lý sẽ phát triển và để lại những biến chứng khác gây ảnh hướng đến cuộc sống sau này của con. Như các trường hợp mẩn đỏ bị bong tróc, viêm da hay bị chảy mủ. Không điều trị các nốt mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ cho da bé. Nếu mẩn đỏ tiếp tục phát triển sẽ khiến da bé bị viêm loét. Đặc biệt là để lại sẹo thâm trên da khi bé lớn hơn.

Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.

Tuy nhiên, nếu da bé bị mẩn đỏ do bệnh truyền nhiễm hoặc các nốt mẩn không thuyên giảm sau một thời gian dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau 5- 7 ngày điều trị.

 

2.Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, vệ sinh,… hoặc các bên trong cơ thể như nóng sốt, thức ăn, thuốc,.. đều khiến làn da mỏng manh của bé dễ nổi mẩn đỏ và đôi khi ngứa.

Cùng Góc của mẹ tìm hiểu 8 nguyên nhân chủ yếu khiến con bị nổi mẩn đỏ nhé.

2.1. Dị ứng với thực phẩm, thời tiết

Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày
Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày

Đối với các sự thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết quá nóng khô dễ làm da bé kích ứng và gây mẩn đỏ. Vì hệ thống miễn dịch trong người bé chưa hoàn thiện, cộng với lớp da mỏng chưa đối kháng được với các tác nhân dị ứng bên ngoài.

Con có dấu hiệu dị ứng với bất kì thành phần nào trong thức ăn, sữa, đồ ăn dặm,.. cũng sẽ bị nổi mẩn. Đây là trường hợp nhẹ đối với dị ứng thực phẩm. Lúc này mẹ nên lưu ý và không cho con sử dụng những loại thực phẩm đó nữa.

Bị ứng khiến da bé phát ban, bé bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị.

2.2. Rôm sảy

Rôm sảy là nguyên nhân con nổi mẩn đỏ, thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết hanh khô, nóng bức. Đây là bệnh lý da liễu khá phổ biến ở trẻ em.

Rôm sảy thường thấy ở những vùng tích mồ hôi như  ở vùng cổ, vai, ngực, lưng, háng, da đầu hoặc nách. Rôm sảy gây ngứa ngáy, và nổi mẩn ở bé.

Xem thêm tại: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy-mẹ hãy xử lý ngay

2.3. Bệnh mề đay

Nổi mề đây là hiện tượng khiến da bé nổi mẩn đỏ, ngứa nhưng không gây sốt hay có dấu hiệu bất thường nào khác. Nguyên nhân mẩn ngứa do mề đây thương liên quan đến các vấn đề về dị ứng thực phẩm, côn trùng, dị ứng với với các thành phần thuốc nhất định hoặc nhiễm trùng.

Mẩn đỏ do mề đay thường có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu con có dấu hiệu này kéo dài quá lâu (hơn 6 tuần), bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

2.4. Hăm da

Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí
Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí

Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí. Dễ bị nổi mẩn đỏ ửng, mọc từng mảng xung quanh bộ phận sinh dục, háng, ngấn đùi và mông trẻ.

Xem thêm Một số cách điều trị khi bé hăm ở vùng kín

Vùng da bị hăm nổi mẩn của con sẽ rất rát, khó chịu, ngứa.

2.5. Bệnh chàm Eczema

Bé bị chàm sữa sẽ kèm theo việc nổi mẩn đỏ trên mặt, khuỷu tay và đầu gối. . Đặc biệt vùng da nổi mẩn rất khô ráp và cứng. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ địa của trẻ, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (khói bụi, thức ăn, lông động vật,..).

Một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng da do mụn nước bị vỡ, da bong tróc, ngứa ngáy. Tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

2.6. Sốt phát ban

Bé bị nổi mẩn đỏ cũng có thể là triệu chứng bệnh sốt phát ban. Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus Rubella hoặc ECHO gây ra. Ban đầu là những nốt hồng nhỏ li ti trên ngực, bụng, lưng. Sau đó lan sang cách tay và chân. Thậm chí ở hai lòng bàn chân. Con bị sốt ban sẽ nổi mẩn đỏ. Mẩn đỏ không gây ngứa nhưng thường kèm tiêu chảy, sốt cao 38 – 39 độ, chảy nước mũi, ho,…

Sốt phát ban có thể lây lan qua đường hô hấp. Nên trường hợp bé sốt, các mẹ nên cho con ở nhà và nơi chắn gió.

2.7. Nhiễm nấm da

Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,… 
Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,… 

Một số loại nấm, đặc biệt là Microsporum Canis, Microsporum Audouinii hoặc Trichophyton Tonurans có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt.

Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,…

Các triệu chứng nấm da phổ biến thường bao gồm:

  • Vùng da xuất hiện nốt đỏ hoặc hồng nhạt
  • Mẩn đỏ có dạng hình bầu dục, hơi có vảy, kích thước lớn dần theo thời gian.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có thể hơi ngứa.
  • Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây bong vảy ra tương tự như gàu.

Nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu nhiễm nấm da, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc bôi có sẵn hoặc một số loại thuốc đường uống khác.

2.8. Mụn hạt kê

Mụn hạt kê (Milia) là triệu chứng phổ biến đối với trẻ dưới 6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do bít tắc các chất sừng (keratin) ở nang lông, ống tuyến mồ hôi hoặc ống tuyến bã, tạo nên các sẩn nhỏ có màu trắng hoặc đỏ trên da bé. Các nốt sẩn thường có kích thước dưới 3mm, tập trung ở vùng mí mắt, mũi, má.

Bệnh lý này tương đối lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, chỉ gây tổn thương ngoài da. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh thì có thể tự thuyên giảm sau vài tuần.

2.9. Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở các bé dưới 10 tuổi, do virus đường ruột Enterovirus gây ra. Trong thời gian ủ bệnh (3 – 6 ngày) trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, đau rát ở họng và miệng, biếng ăn. Sau khi phát bệnh, bé bị nổi mẩn đỏ, mụn nước khu trú ở trong miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Ở một số trường hợp có thể bị loét miệng, mụn lở, rộp da.

2.10. Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Chốc lở rất phổ biến ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh bệnh chốc lở có thể dẫn đến một số rủi ro nghiêm trọng.

Chốc lở thường gây các nốt mẩn đỏ khắp người, sau đó có thể hình thành vết loét, có mủ bên trong và một lớp vảy màu vàng bên ngoài.

Nếu bé có các dấu hiệu chốc lở, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa thuốc điều trị. Thông thường bà sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc mỡ hoặc thuốc dạng uống để điều trị. Ngoài ra, trong thời gian điều trị chốc lở cha mẹ nên giữ bé ở nhà để tránh gây lây truyền cho các bé khác.

3.Mẹ nên làm gì khi con bị nổi mẩn?

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.
Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ khắp người sẽ tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày khi được vệ sinh da sạch sẽ và tránh xa các tác nhân gây kích ứng.

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.

Sau đây là cách chăm con khi bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên nhớ:

  • Nhận biết nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ.
  • Tạo không gian thoáng và mặc cho bé quần áo thoải mái để tránh vết mẩn khiến bé khó chịu. Trường hợp bé bị hăm tã, bố mẹ nên giảm thời gian mặc tã cho con lại và đảm bảo vùng bẹn bé luôn khô ráo.
  • Theo dõi diễn biến xem những vết mẩn đỏ có lan rộng không, có mủ không hay dấu hiệu bất thường khác không.
  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát và tránh những thực phẩm có tính nóng.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Mẹ giữ cho vùng da bị nổi mẩn của con luôn sạch sẽ, tránh bô cho con những sản phẩm thuốc ngoài da chung chung mà cần thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
  • Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trên những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: mủ trắng, nước vàng, quầng mẩn đỏ lan rộng,…

4.Biện pháp phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ

gia đình nấu ăn
Đảm bảo bột giặt cho con không chưa các chất kích thích dị ứng, nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em khi giặt quần áo cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, tay chân và cho bé mặc quần áo sạch, khô ráo.
  • Sử dụng dầu tắm an toàn để vệ sinh cơ thể bé hằng ngày.
  • Đảm bảo bột giặt cho con không chưa các chất kích thích dị ứng, nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em khi giặt quần áo cho trẻ.
  • Theo dõi các phản ứng của trẻ với các loại thức ăn.
  • Không để bé nơi tập trung nhiều người lạ. Bé sẽ dễ tiếp cúc với nhiều nguồn gây bệnh hơn.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

Xem thêm Cách phòng bệnh ngoài da bằng khắn giấy ướt tại đây.

Bé bị nổi mẩn đỏ nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Các bệnh ngoài da sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển xã hội của con sau này. Hãy cùng Góc của mẹ đảm bảo bé phát triển một cách an toàn và toàn diện nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

Vhea Vietnam: vhea.org.vn

Website bệnh viện đa khoa y học cổ truyền

Sinh nhật là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình khôn lớn của con. Để khuấy động bầu không khí, tạo nên một buổi sinh nhật vui vẻ và ấm áp, mẹ hãy tham khảo một vài trò chơi sinh nhật sau đó thảo luận với con và cùng thực hiện. Đó có thể là trò chơi trong nhà, ngoài trời, cá nhân hay trò chơi sinh nhật đồng đội. Chúng không chỉ giúp con vui vẻ mà còn hình thành nhiều kỹ năng sau này.

1. Trò chơi làm bánh sinh nhật

Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi
Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi

Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi. Thay vì phải nghĩ xem nên chơi trò gì trong ngày sinh nhật sao không cùng với con thực hiện chính những chiếc bánh để dành tặng cho bản thân. Có thể hình ảnh sẽ không hoàn hảo như khi mua ở ngoài cửa hàng. Nhưng những kỷ niệm thì chắc chắc chắn sẽ khiến con nhớ mãi.

Dĩ nhiên là mẹ sẽ không để con tự làm một mình rồi. Mẹ vẫn là người thực hiện chính để con phụ giúp bên cạnh. Mua sẵn các loại kẹo trang trí để mọi việc diễn ra nhanh chóng hơn. Thay vì nướng bánh to hãy thực hiện các cốc bánh nhỏ và để con thỏa sức trang trí theo sở thích của mình.

2. Trò chơi sinh nhật trong nhà

Làm bánh sinh nhật là việc trước khi bữa tiệc diễn ra. Còn trong khi tổ chức tiệc thì chúng ta có những trò chơi sinh nhật nào thú vị nào? Mỗi một không gian sẽ lại có những gợi ý về trò chơi khác nhau để mẹ lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Trò chơi sinh nhật trong nhà
Trò chơi sinh nhật trong nhà

Trước hết hãy cùng xem các gợi ý về trò chơi trong nhà.

  • Trò chuyển quà: Xếp trẻ ngồi thành vòng tròn sau đó bật nhạc và di chuyển món quà đã được chuẩn bị. Nhạc dừng ở đâu thì bạn đó được bóc món quà.
  • Trò giả tượng: Bật một bài hát và dừng tắt liên tục. Khi nhạc dừng thì tất cả các con phải dừng lại bất động theo đúng như tư thế mà mình đang thực hiện.
  • Thử sự nhanh nhẹn của bé bằng nhạc và ghế: Xếp ghế theo hình vòng tròn và bật nhạc để các con di chuyển xung quanh. Nhạc tắt ai không ngồi được xuống ghế sẽ bị loại.
  • Trò mẹ bảo: Yêu cầu các bé phải thực hiện theo hiệu lệnh của người quản trò. Bé nào thực hiện chậm nhất sẽ bị loại.

Để đảm bảo trò chơi trong nhà được an toàn hãy bố trí một khu vực riêng tránh xa các loại đồ vật dễ vỡ và nguy hiểm như cốc, bát đĩa…

3. Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời

Nếu có điều kiện tổ chức sinh nhật hoành tráng ngoài trời sao không thử những trò chơi được gợi ý dưới đây:

  • Salad trái cây
  • Sói ơi mấy giờ rồi
  • Tìm kiếm đồ vật
  • Vịt và ngỗng
  • Đua rắn
  • Đua giữ trứng trong thìa
  • Thuyền trưởng đang đến
  • Mua hàng
Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời
Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời

Đặc điểm của những trò chơi này là hầu hết sẽ không phân loại thắng thua. Nhưng chắc chắn là tiếng la hét sẽ lớn. Chính vì vậy mà chúng được khuyến khích là nên chơi ở ngoài trời.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý kiểm tra và chuẩn bị một khu vực chơi thật an toàn. Tránh xảy ra những việc nguy hiểm. Đồng thời nhờ đến sự trợ giúp của các phụ huynh khác. Nếu không một mình bạn chắc chắn là sẽ kiêm không xuể được tất cả đâu. Bởi chơi ngoài trời là một khoảng không rất rộng lớn và sẽ có những bé hiếu động, không nghe lời.

Ngoài những gợi ý phía trên cha mẹ cũng có thể suy nghĩ và sáng tạo ra thêm nhiều trò chơi sinh nhật khác nữa để kích thích sự phát triển của con và hoạt động và tư duy. Đồng thời kéo được sự tham gia của tất cả các bạn vào trò chơi.

4. Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi

Những trò chơi phía trên bạn hoàn toàn có thể tham khảo để tổ chức cho con mình. Nhưng tùy theo từng lứa tuổi mà đưa ra những sự lựa chọn cho thật hợp lý.

Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi
Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi

Sinh nhật đầu tiên của con nhưng lại chủ yếu là người lớn tham dự. Để đảm bảo rằng các con không nhàm chán và quấy khóc đòi về, bạn cũng có thể tổ chức một vài trò chơi như:

  • Chơi đất nặn
  • Chơi hạt
  • Máng nước

Tuy nhiên cần lưu ý là cha mẹ hãy chơi cùng con để đảm bảo không có nguy hiểm. Đồng thời khu vực vui chơi đặt xa khu vực tiệc để đảm bảo an toàn.

Đối với các sinh nhật sau của con, mẹ đã có thể lựa chọn các loại trò chơi được gợi ý ở trên. Tuy nhiên cần lưu ý là khi trẻ 2 tuổi cha mẹ không nên cho con chơi một mình mà vẫn cần phải có sự giám sát. Đồng thời không để con tham gia các trò chơi có tính cạnh tranh cao. Nếu trẻ không thích chơi thì cũng là chuyện hết sức bình thường ở lứa tuổi này.

Từ 3 tuổi trở đi con đã có thể chơi được một mình. Nhưng cũng vì thế mà cần phải có sự sắp xếp, bố trí thật tốt trước khi cho các con chơi.

Trên đây là những gợi ý mà các mẹ có thể tham khảo khi tìm kiếm trò chơi sinh nhật dành cho con. Hãy tạo nên một bữa tiệc thật ý nghĩa và hạnh phúc, đúng với lứa tuổi của con. Tránh xa sự tác động của các thiết bị thông minh để con tư duy và phát triển toàn diện.

Mẹ đang tìm sữa công thức cho trẻ sơ sinh? Nhưng thị trường hiện nay có quá nhiều loại, khiến mẹ phân vân và khó chọn. Góc Của Mẹ sẽ giải quyết vấn đề này của mẹ bằng 3 tiêu chí vàng dưới đây. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Sữa công thức cho bé sơ sinh là gì?

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại sữa được dùng để thay thế sữa mẹ khi mẹ không đủ sữa cho bé bú. Bởi thành phần sữa được được “sao chép” gần giống với sữa mẹ nhất. 

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện tại sữa công thức cho bé sơ sinh được chia thành 3 dạng chính gồm:

  • Sữa bột: Đây là dạng phổ biến nhất đối với các dạng sữa dành cho bé. Với giá thành hợp lý lại không tốn quá nhiều diện tích để bảo quản. Đồng thời giúp hạn chế rác thải, thân thiện với môi trường. Đối với sữa bột, ba mẹ có thể dễ dàng thay đổi liều lượng theo nhu cầu của bé. Thay vào đó, phụ huynh sẽ mất nhiều giai đoạn hơn để pha sữa cho bé.
  • Sữa dạng đặc: Đây là dạng sữa cần pha thêm với nước trước khi cho bé dùng. Mẹ nên xem kỹ hướng dẫn của từng loại để pha đúng tỷ lệ. Sữa dạng đặc thường có giá cao hơn so với sữa bột. Bởi cách sử dụng của nó sẽ đơn giản và tiện lợi hơn sữa bột.
  • Sữa dùng ngay: Đúng với cái tên của nó, mẹ có thể cho bé dùng ngay mà không cần trải qua các giai đoạn pha chế. Do sự tiện lợi cho ba mẹ và sẵn sàng đáp ứng cho bé mỗi khi cần nên giá của dạng sữa này là đắt nhất trong ba dạng sữa. Tuy vậy, sữa dạng dùng ngay thường sẽ để lại rất nhiều rác thải sau mỗi lần sử dụng. 

2. TOP 3 tiêu chí vàng khi chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, thị trường có khá nhiều các loại sữa công thức khiên ba mẹ dễ bị choáng ngợp và rơi vào trường hợp không biết nên mua loại nào. Sau đây là 3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con. 

3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con
3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con

2.1 Độ tuổi của trẻ

Các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh sẽ có từng thành phần dưỡng chất khác nhau để phục vụ cho từng giai đoạn phát triển của bé. Ở mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ cần được cung cấp một số nguồn dinh dưỡng nhất định. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra các loại sữa cho từng giai đoạn. Do đó, khi lựa chọn sữa cho con, ba mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại sữa đúng với độ tuổi của con. 

2.2 Nhu cầu của trẻ

Với thành phần và công thức sữa khác nhau, các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh thường đáp ứng được cho từng nhu cầu của mỗi bé. Vì không sữa công thức nào giống loại sữa nào, tất cả đều hướng đến đối tượng nhất định. Như sữa dành cho trẻ sinh non, sữa dành cho bé khó tiêu, sữa tăng cường hệ miễn dịch…. Ba mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau cho từng đối tượng:

  • Trẻ sinh non:

Ba mẹ nên chọn sữa chứa nhiều khoáng chất, Calo, Protein và chất béo giúp cơ thể dễ hấp thụ. Trẻ sinh non, nhẹ cân ba mẹ nên tư nhận tư vấn từ bác sĩ.

  • Trẻ dưới 6 tháng bị nhẹ cân:

Chọn sữa công thức loại I có thành phần và hương vị gần giống với sữa mẹ nhất. Ưu tiên thành phần giúp hỗ trợ tiêu hóa và dễ hấp thu để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé.

  • Trẻ bị dị ứng, khó hấp thụ:

Ba mẹ có thể chọn sữa có công thức thủy phân. Sữa thủy phân là sữa ít gây dị ứng cho bé nhất. Đồng thời sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ và bảo vệ cả hệ miễn dịch cho trẻ.

  • Trẻ khó tiêu hóa:

Đối với trường hợp này, ba mẹ nên chọn các loại sữa không có thành phần Lactose. Đây là loại sữa sẽ giúp bé giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu. 

Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ
Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ
  • Trẻ có nhu cầu tăng canxi nhưng không tăng cân nặng:

Các loại sữa không chất béo sẽ là lựa chọn lý tưởng cho nhóm đối tượng này. 

  • Trẻ phát triển trí não:

Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ.

2.3 Chất lượng của sữa

Khi chọn mua sữa công thức cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chọn các loại có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cẩn thận kiểm tra hàng thật giả trước khi mua vì hàng nhái giả đang tràn lan trên thị trường rất nhiều. Ngoài ra, ba mẹ nên ưu tiên các loại sữa có chứng nhận và kiểm chứng khoa học của các tổ chức y tế. Hoặc các sản phẩm đã được đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, ICE, GMP.

3. Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất
Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất

Để xác định chính xác công thức pha sữa chung cho trẻ sơ sinh thì rất khó. Vì mỗi loại sữa khác nhau đều có cách dùng khác nhau. Như với sữa dùng ngay, mẹ không cần pha chế gì cả, chỉ cần mở ra là bé có thể dùng ngay. Đối với sữa dạng đặc, mẹ chỉ cần pha với tỷ lệ nước theo hướng dẫn trên bao bì là có thể cho bé dùng. Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất. Nhưng nhìn chung cách pha sữa bột cho trẻ sẽ có 5 bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bình sữa và tiệt trùng bình sữa trước khi pha
  • Bước 2: Xác định đúng lượng sữa bột cần dùng và lượng nước tương ứng. Ở bước này, mẹ nên tham khảo hướng dẫn về lượng sữa và lượng nước trên bao bì.
  • Bước 3: Cho bột sữa và nước nóng khoảng (37 độ C) vào bình. Mẹ có thể lắc đều hoặc quậy đều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
  • Bước 4: Thử nhiệt độ của sữa, xác định nhiệt độ vừa phải mới cho bé dùng.

4. Sữa công thức để được bao lâu?

Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.

Cha mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu….

5. Lưu ý khi dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.
Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.

Khi cho bé dùng sữa công thức, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định rõ hạn sử dụng của sữa. Vì sữa sau khi mở hộp chỉ dùng được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Bình sữa luôn cần được giữ vệ sinh trước và sau mỗi lần dùng.
  • Không dùng nước quá nóng để pha sữa. Không hâm sữa bằng lò vi sóng.
  • Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.

Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng ở một vài trường hợp đặc biệt bé cần được bổ sung và dùng sữa ngoài, thì sữa công thức là lựa chọn lý tưởng nhất. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về sữa công thức cho trẻ sơ sinh cũng như các tiêu chí chọn sữa cho phù hợp. 

Nguồn tham khảo: Sữa công thức: Những điều cần biết

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã sử dụng lời ru tiếng hát để giúp trẻ nhỏ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Thời nay, tiếng hát được truyền tải bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Điều này những giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn mà còn thông minh hơn. Tại sao lại như vậy, bố mẹ cùng Mamamy tìm hiểu dưới bài viết dưới này nhé!

1. Âm nhạc có thực sự mang lại nhiều lợi ích cho trẻ?

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thử tưởng tượng mà xem nếu thiếu âm nhạc thế giới này buồn tẻ biết bao nhiêu. Chính vì vậy có thể khẳng định ngay rằng âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Nếu bố mẹ ở đây có con thức dậy vào lúc đêm thì thuộc 56% ông bố bà mẹ trên thế giời cùng hoàn cảnh. Tin vui là theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn. Vậy thì chẳng có lý do gì mà từ chối đem âm nhạc đến với các bé nhỉ?

Theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn
Theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn

2. Tại sao âm nhạc có thể giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ?

Âm nhạc có thể chạm tới cảm xúc của trẻ nhanh hơn bất cứ ngôn ngữ nào. Do vậy, trẻ sơ sinh thường rất thích thú với những giai điệu vui tươi, ngọt ngào. Quả thực là như vậy, âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Mẹ thay vì mở nhạc thì có thể hát ru cho trẻ bằng những bài hát nhẹ nhàng. Khi bé bắt đầu mơ màng vào giấc ngủ thì mẹ có thể hạ dần âm giọng xuống.

3. Âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào?

Theo các chuyên gia, âm nhạc có thể tác động đến trẻ bằng 2 cách:

  • Tim đập chậm lại
  • Giảm đau
Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn
Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn

Việc bố mẹ cố gắng đọc sách và nhồi nhét kiến thức cho trẻ sẽ chẳng hữu hiệu. Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn. Bởi vì âm nhạc có thể dễ dàng chạm tới trái tim của trẻ. Giúp trẻ giảm căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

4. Nhạc có thể giúp trẻ thông minh hơn

Chưa có nhiều nghiên cứu về sự liên kết của trẻ và âm nhạc cho trẻ sơ sinh. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng đối với sinh viên và các bé 5 tuổi nghe nhạc có thể tăng điểm số bài kiểm tra lên. Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ đẻ với các ngôn ngữ khác khi nghe nhạc. Đặc biệt, với thai nhi 35 tuần có thể nhớ và phân biệt các loại âm thanh khác nhau. Khi trẻ được 2 tháng tuổi có thể nhớ các giai điệu ngắn. Chính vì vậy, mà nhiều ông bố bà mẹ sử dụng âm nhạc cho bé từ ngay trong bụng. Âm nhạc không chỉ giúp trẻ thông mình hơn mà nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon.

5. Những cách đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ

Để phát huy hết tính năng của âm nhạc bố mẹ cần có phương pháp nghe cho trẻ. Việc trẻ ham chơi và có nhu cầu tò mò về thế giới xung quanh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cần hạn chế thời gian giải trí của trẻ để dành thời gian cho âm nhạc. Dưới đây là một số cách hữu hiệu nhất mà bố mẹ có thể đưa âm nhạc vào đời sống trẻ.

5.1. Khi ngủ nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

Thói quen nghe nhạc trước khi ngủ, nhạc cho bé ngủ ngoan hơn. Vẫn bản nhạc ấy, lời ru ấy hằng ngày khiến trẻ mặc định sẵn việc đi ngủ. Chỉ cần bật bài nhạc đó lên trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ như một thói quen. Tuy nhiên, bố mẹ nên chọn những bài nhẹ nhàng, hoặc nhịp điệu chậm dần. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho trẻ nghe nhạc qua đêm sẽ kích thích não bộ của trẻ.

5.2. Bố mẹ tạo âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và thông minh hơn

Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình. Bé không phải là người phán xét âm nhạc bé chỉ cảm nhận với cái nhìn mới lạ. Bố mẹ không nhất thiết chỉ hát ru mà còn có thể lồng ghép các bài thiếu nhi, bài đếm số,…kèm theo những hành động nhảy để thu hút sự bé. Chắc chắn rằng chỉ với những điều trên có thể khiến nhạc cho bé ngủ ngon và thông minh hơn.

Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình
Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình

5.3. Bé tự tạo âm nhạc cho riêng mình

Giai đoạn sơ sinh, trẻ hứng thú các nhạc cụ như đàn piano, trống…Tuy nhiên tại độ tuổi này bố mẹ không nên quá xem trọng. Hầu hết các bé chỉ tò mò chứ chưa sẵn sàng để thành thạo loại nhạc cụ nào. Vì vậy, có thể thấy rõ nhất tài năng của trẻ ở độ tuổi từ 5-7 tuổi. Nhưng chúng ta không thể từ chối được sự hữu ích của nhạc cho bé ngủ ngon và thông minh hơn.

6. Loại âm nhạc nào tốt nhất cho sơ sinh

Mục đích ban đầu cho trẻ sơ sinh nghe nhạc là nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, nhạc cho bé ngủ ngon. Cho trẻ nghe nhạc không phải là định hướng cho trẻ thành nhạc sĩ, ca sĩ hay một ai đó về âm nhạc. Hãy để trẻ tự do lựa chọn âm nhạc mà mình yêu thích. Tuy nhiên, bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ các bài hát ru, nhạc thiếu nhi vui tươi, bài hát âm hưởng nhẹ nhàng…Bố mẹ không nên chọn các bài nhạc rock hoặc rap sẽ không thực sự phù hợp với trẻ. Hãy nghĩ đến trẻ với tất cả những gì vui tươi, nhẹ nhàng và trong sáng.

Kết luận

Với những thông tin trên bố mẹ đã có được lựa chọn phù khi lựa chọn nhạc cho bé ngủ ngon chưa? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức mới trong hành trang chăm sóc trẻ. Theo dõi Mamamy để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé! Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Bé 8 tuần tuổi bú ít phải làm sao? Đây là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ khi chăm sóc bé trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách khắc phục. Bố mẹ cùng đón xem nhé!

1. Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi

Nhiều bố mẹ chắc cũng tự hỏi rất nhiều rằng tại sao bé 8 tuần tuổi bú ít? Thời điểm bé nạp rất nhiều sữa là 6 tuần tuổi. Ngoài ra, giai đoạn trước đó bé gần như rất ngoan và dễ nuôi. Tuy nhiên, khi bước sang 8 tuần tuổi bé bắt đầu thay đổi:

  • Bé hay khóc, ngủ ít
  • Bé cáu gắt
  • Bé bú ít hoặc không chịu bú
Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi
Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi

Nếu bé của bé có những biểu hiện trên và không biết tại sao thì dưới đây chính là lý do nhé!

2. Nguyên nhân bé 8 tuần tuổi bú ít

2.1. Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

Theo các chuyên gia, giai đoạn bé 8 tuần tuổi bú ít và hay cáu gắt là mốc phát triển bình thường của trẻ. Bởi vì, đây là giai đoạn hậu sinh của người mẹ, hormone của mẹ thay đổi dẫn đến nguồn sữa có sự đổi thay. Giai đoạn này, mẹ bé dễ bị trầm cảm sau sinh nhất vì thế nhiều bé có những biểu hiện khác thường. Bé hay cáu gắt, ngủ ít và bú ít nhưng giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi. Ngoài ra, khi bé khóc và cáu gắt thì bé sẽ dành thời gian nghỉ ngơi đôi khi 1 ngày. Bố mẹ có thể tranh thủ thời gian này để tận hưởng không gian yên bình.

Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít
Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

2.2. Giả thuyết 2 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

Có giải thuyết lại giải thích rằng giai đoạn bé 8 tuần tuổi bú ít thì khứu giác của trẻ rất nhạy cảm, bé có thể rất cần mùi của mẹ. Do đó, bé thích được bồng bé và dỗ dành khi khóc. Đặc biệt, lúc này trẻ rất tò mò với thế giới xung quanh. Trẻ dễ dàng bị thu hút chú ý với những vật màu sắc và phán đoán âm thanh phát ra rất chuẩn.

Nhìn chúng, bố mẹ không nên quá lo lắng vì những thay đổi bất thường của trẻ. Chỉ cần với một số mẹo dưới đây có thể giúp bé mẹ dễ dàng chăm bé.

3. Cách khắc phục bé 8 tuần tuổi bú ít

Dù biết rằng biểu hiện bất thường của trẻ trong giai đoạn 8 tuần tuổi này là bình thường. Nhưng chằng bố mẹ nào có thể làm ngơ được với các thiên thần nhỏ của mình. Vậy nên, nếu bố mẹ phải trải qua vấn đề trên thì hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé:

  • Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ
  • Bố mẹ phải đi làm thì nên mua máy vắt sữa (loại có pin sạc rất tiện) để cho bé bú. Dùng cách này có thể kích sữa mẹ ra nhiều hơn và tránh được nhiều bệnh liên quan đến vú. Đặc biệt sữa cạn là dòng sữa dinh dưỡng nhất, bé bú sẽ no hơn.
  • Trường hợp bé không chịu bé thì bố mẹ cần kiên nhẫn đút bằng thìa cho trẻ
Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ
Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ

Ngoài ra, vấn đề trẻ bú ít ở 2 tháng tuổi hay 4 tháng tuổi bú ít đều có thể áp dụng cách trên để khắc phục.

4. Cách khắc phục bé 8 tuần tuổi ngủ ít

Ngoài vấn đề bé 8 tuần tuổi bú ít thì vấn đề khóc hờn khi ngủ gây ra cho bố mẹ rất nhiều phiền phức. Dưới đây là những lưu ý để giảm bớt căng thẳng của trẻ:

  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, có thể ru hay bế bé một chút rồi đặt xuống.
  • Không ru bé ngủ đung đưa hoặc dùng võng vì sẽ gây nghiện cho trẻ.
  • Khi bé nằm ngủ mẹ có thể xoa lưng hoặc dỗ bé để bé không cảm thấy bị bỏ rơi
  • Phòng sử dụng điều hòa thì nên quấn cho trẻ chiếc chăn mỏng để bé ngủ ngon hơn. Có thể dụng chăn kén cho trẻ để bé ngủ ngon hơn.
Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ
Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ

Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ. Để tránh các bệnh còi xương, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm 400 đơn vị vitamin D3. Mẹ bé sau sinh cũng cần tăng chất lượng sữa và chất dinh dưỡng trong sữa cần bổ sung 3 ly sữa dành cho bà bầu mỗi ngày.

5. Khắc phục trẻ 8 tuần tuổi quấy khóc

Giai đoạn này còn được gọi là Witch-hour – khung giờ quái quỷ. Nếu bố mẹ đang trải qua giai đoạn này, thì hãy thử sử dụng những mẹo dưới đây để xoa dịu bé:

  • Cho bé vào trong xe đẩy hoặc bế bé ra ngoài chơi. Đây là cách gây phân tán sự chú ý của trẻ để giảm tiếng khóc ngay lập tức
  • Tắm và mát xa cho bé
  • Tăng cữ ăn của bé lên
  • Bố mẹ cần thật kiên nhẫn với trẻ

Đây là giai đoạn khó khăn của bố mẹ và trẻ nhưng sẽ rất nhanh trẻ sẽ dần quen với môi trường.

6. Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi

Khi bé 8 tuần tuổi bố mẹ phải đối mặt với các vấn đề như bé 8 tuần tuổi bú ít, ngủ ít, quấy khóc….Nhưng vấn đề đó tạm được gác qua một bên khi có việc cần ưu tiên hơn. Đó chính là tiêm chủng đầu tiên sau vacxin. Đừng quên mang theo sổ theo dõi sức khỏe của trẻ để bác sĩ ghi tên thuốc và thời gian tiêm tiếp theo. Bố mẹ cần lưu ý ngày tiêm lần tiếp để sắp xếp thời gian dẫn bé đi tiêm. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng thì nên đi cùng chồng, người nhà hoặc bạn bé để được hỗ trợ.

Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi
Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi

Kết luận

Trên đây là những thông tinh hữu ích chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục bé 8 tuần tuổi bú ít và các vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức xoa dịu khó khăn trong giai đoạn 8 tuần này. Chúc bé luôn mạnh khỏe!

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có phải là dấu hiệu của tiêu chảy không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ khi gặp phải tình trạng này. Vậy bài viết dưới đây sẽ lý giải điều trên. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

  • Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thì phân của bé sẽ dạng lỏng và mềm. Phân sẽ có màu vàng hoặc cam đôi khi có màu xanh và không bị nặng mùi. Tần suất đi ngoài của trẻ mỗi ngày là 8-10 lần. Nhưng cũng có ngày trẻ không đi ngoài.
  • Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa hộp thì phân bé sẽ đặc hơn. Màu của phân cũng đa dạng hơn như vàng, cam, xanh và nâu. Mỗi ngày bé sẽ đi ngoài 1-2 lần.
Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu sút cân, mệt mỏi…thì bố mẹ cần cân nhắc.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu của tiêu chảy?

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng không thể khẳng định trẻ có bị tiêu chảy hay không. Do vậy, bố mẹ cần quan sát một số biểu hiện sau của trẻ để phán đoán chính xác nhất:

  • Bé có dấu hiệu nôm mửa
  • Bé đi ngoài có tần suất nhiều hơn những ngày trước
  • Mùi phân của bé có mùi tanh và hôi
  • Trong phân có chất nhầy máu
  • Trẻ quấy khóc do đau bụng
  • Sắc mặt bé nhợt nhạt
  • Bé đi ngoài có bọt, tóe nước
  • Bé bị sốt…

Nếu bé có những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường sắc mặt tươi thì không thể khẳng định bé bị tiêu chảy được.

3. Nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy nhưng phổ biến nhất vẫn là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc virut. Ngoài ra trở sơ sinh bị tiêu chảy là do bé thay đổi sữa. Môi trường sống sạch sẽ vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy bố mẹ cần giữ không gian sống sạch sẽ. Đặc biệt vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên để bé không bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa khẳng định được trẻ có tiêu chảy hay không. Nhưng điều quan trọng bố mẹ luôn cần phòng tránh để giảm bớt rủi ro bị tiêu chảy của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy

4. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng đến gặp bác sĩ?

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có những biểu hiện được liệt kê ở trên. Ta có thể khẳng định trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bé bị tiêu chảy như thế nào thì mới cần đi bác sĩ. Dưới đây sẽ liệt kê những biểu hiện của trẻ sơ sinh tiêu chảy cần gặp bác sĩ:

  • Bé tiêu chảy kèm theo nôn mửa
  • Trong phân của bé có chất nhầy hoặc máu
  • Bé đau bụng dấn đến quấy khóc liên tục
  • Bé sốt cao liên tục và trên 38.5 độ C
  • Mắt bé lờ đờ, cơ thể mệt mỏi và nhợt nhạt
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng đến gặp bác sĩ?

5. Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy nên thay vì chữa bệnh, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu để tránh những rủi ro không hay.

5.1 Vệ sinh chân tay cho trẻ

Sau khi bố mẹ đưa trẻ ra ngoài trời hoặc tiếp xúc với các đồ vật thì nên vệ sinh tay cho trẻ. Đặc biệt là trước khi trẻ bú mẹ cũng cần phải được rửa tay sạch sẽ. Bởi vì trong quá trình bú trẻ thường đưa tay cầm hay nắm ti mẹ. Do vậy, vi khuẩn có thể gián tiếp theo đi vào đường ruột của trẻ. Ngoài ra, người lớn trong gia đình khi hắt hơi nên che miệng và rửa sạch tay khi bế bé. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng là do bú sữa mẹ, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ đặc hơn.

5.2 Vệ sinh bình sữa cho bé

Bình sữa cho bé là vật dụng hằng ngày trẻ sử dụng do vậy phải được rửa sạch sẽ. Chỉ rửa thôi cũng chưa đủ mà phải rửa sử dụng nước nóng để tiệt trùng cho trẻ. Ngoài ra, bình sữa không thể sử dụng quá nhiều lần, bố mẹ nên thay cho bé mới khi thời hạn bình cũ của bé quá dài. Ngoài ra, bố mẹ có thể sắm máy tiệt trùng để bình sữa của trẻ luôn sạch sẽ.

Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng?

5.3 Vệ sinh đồ chơi cho trẻ

Trẻ sơ sinh rất tò mò về thế giới xung quanh và những đồ vật nhiều màu sắc. Do vậy, nếu bạn đưa cho bé đồ gì trẻ sẽ cầm nắm và có thể đưa lên miệng. Hành động này xảy ra thường xuyên đối với tất cả các trẻ nhỏ. Vậy nên, ngay cả đồ chơi và vật dụng của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Nếu bố mẹ không cẩn trọng giữ gìn đồ chơi cho trẻ rất dễ gây ra trẻ sơ sinh đi lỏng và bị tiêu chảy.

5.4 Cung cấp cho trẻ nước uống trái cây với lượng hợp lý

Cung cấp vitamin cho trẻ là giúp trẻ phát triển tốt nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Do vậy, mỗi ngày trẻ chỉ cần nạp đủ 120ml nước trái cây. Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng bác sĩ không khuyến khích uống nhiều nước trái cây. Ngoài ra, trên thị trường trái cây được bán tràn lan và không được kiểm duyệt. Do vậy, bố mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi cho trẻ uống. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, có thể gây tiêu chảy và những hệ lụy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa thể nhận định có tiêu chảy hay không? Nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bố mẹ cần đưa bé gấp đến bệnh viện.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc và lo lắng của bố mẹ. Bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý có thể trở thành cẩm nang cầm tay đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình chăm bé.

Giỏ hàng 0