Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng nóng lòng muốn gặp con sau 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng ra đời đúng như dự kiến. Vậy nên, vấn đề quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, phải làm như thế nào? Để đọc thêm thông tin, chi tiết mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Ngày dự sinh là gì?

Ngày dự sinh là ngày dự đoán bé chào đời
Ngày dự sinh là ngày dự đoán bé chào đời

Ngày dự sinh là ngày dự đoán bé chào đời, được xác định trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bé. Thời gian mang thai trung bình của mẹ bầu khoảng 40 tuần tương đương 280 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối và không thể chắc chắn bé sẽ ra đời đúng như dự kiến. Theo thống kê, có tới 80% bé chào đời không đúng như lịch dự sinh. Tức là bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn lịch dự sinh. Vì vậy quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ là vấn đề bình thường nên mẹ đừng lo lắng quá nhé!

2. Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ
Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Hiện nay chưa có lời giải đáp cho hiện tượng quá ngày sinh mà chưa sinh. Theo các chuyên gia, quá ngày dự sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

  • Mẹ sinh con đầu lòng
  • Bé là con trai
  • Mẹ bầu mắc bệnh béo phì
  • Mẹ từng có thai kỳ quá ngày
  • Mẹ bé có vấn đề về nhau thai..

3. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ

Khi bước sang tuần thứ 41, thai nhi vẫn chưa chịu ra đời sẽ kèm theo những hậu quá nặng nề. Bởi vì thai nhi sẽ bắt đầu già đi kéo theo bộ máy hoạt động bắt đầu suy yếu dần. Chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho trẻ giảm đi đáng kể. Vì vậy, quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.

  • Nguy cơ đối với thai nhi: ảnh hưởng đến tim, hô hấp, trí não của thai nhi; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng kém, sốt, da nhăn nheo,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Nguy cơ đối với mẹ bầu: vượt quá ngày dự sinh, nước ối của mẹ bầu cũng cạn dần dẫn đến các cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Ngoài ra, quá ngày dự sinh thai nhi quá cỡ, mẹ bầu bắt buộc phải mổ. Vì vậy, mẹ phải nằm viện để theo dõi và dễ để lại nhiều biến chứng.

Vì vậy, khi thấy vượt quá ngày dự sinh mà bầu không nên lựa chọn cách thuận theo tự nhiên. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có lựa chọn phù hợp nhất nếu quá ngày dự sinh mà chưa sinh mẹ nhé!

Đọc thêm: Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm không?

4. Cần làm gì khi thai nhi vượt quá ngày dự sinh mà chưa sinh

Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ là nỗi lo âu của rất nhiều mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết nhất để xử lý tình huống.

4.1 Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Thuận theo tự nhiên không phải là cách an toàn mà có thể gây ra nhiều biến chứng
Thuận theo tự nhiên không phải là cách an toàn mà có thể gây ra nhiều biến chứng

Khi mẹ bầu quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ đến 1 tuần thì chưa cần phải xét nghiệm. Tuy nhiên, thuận theo tự nhiên không phải là cách an toàn mà có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, các mẹ cần lập tức đến bệnh viện để làm các xét nghiệm để được chuẩn đoán chính xác nhất. Với các trường hợp thai nhi có vấn đề thì các mẹ sẽ được khuyên mổ lấy bé để đảm bảo an toàn nhất.

Các xét nghiệm theo dõi khi thai quá ngày dự sinh gồm:

  • Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm.
  • Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian thường là 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày dự sinh.
  • Trắc đồ sinh vật lý: là bảng trắc nghiệm liên quan đến theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi dựa trên nhịp tim, hơi thở, chuyển động, trương lực cơ.
  • Xét nghiệm CST: theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua đường tĩnh mạch để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh.

4.2 Biện pháp giục sinh hợp lý

Tách màng ối cũng là một phương pháp giục sinh hiệu quả khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh
Tách màng ối cũng là một phương pháp giục sinh hiệu quả khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh

Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh. Đó là:

  • Tách màng ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.
  • Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ.
  • Oxytocin: loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận.
  • Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.
  • Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào quá trình chuyển dạ.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại đây

Những phương pháp giục sinh này có thẻ gây ra một số rủi ro cho mẹ và em bé như: thay đổi nhịp tim thai, co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng,…

Khi thai nhi vượt quá ngày sinh, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian để giục sinh.

5. Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh mà chưa sinh

Nhờ hoạt động xoa bóp có thể giúp kích thích oxytocin giúp thai nhi chào đời khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ
Nhờ hoạt động xoa bóp có thể giúp kích thích oxytocin giúp thai nhi chào đời khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Khi đến ngày dự sinh mà mẹ không thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu cần thực hiện những điều sau gì? Dưới đây là những điều nên làm khi thai nhi quá ngày dự sinh:

  • Mẹ có thể lựa chọn ăn dứa trong giai đoạn cuối thai kỳ này. Bởi vì dứa có rất nhiều enzyme Bromelain kích thích tử cung
  • Kích thích vùng ngực: Nghe có vẻ vô lý những thực chất đã được áp dụng và thành công. Dùng bàn tay xoa xoa tròn núm vú và quầng vú. Nhờ hoạt động xoa bóp có thể giúp kích thích oxytocin giúp thai nhi chào đời.
  • Mẹ bé có thể sử dụng biện pháp đi bộ. Mẹ chỉ cần đi lại nhẹ nhàng giúp bé dần chuyển xuống.

Khi thai nhi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, mẹ bầu cần đến bệnh viện để theo dõi chi tiết cụ thể.

6. Những lưu ý cần thiết khi quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời

Những lưu ý cần thiết khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh
Những lưu ý cần thiết khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh

Để đảm bảo sự an toàn của bé và bản thân mình, khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ mẹ bầu cần phải thực hiện những điều sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá hay uống quá nhiều cafe
  • Khám thai định kỳ để theo sát tình hình sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, có thể phát hiện kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.
  • Mẹ bầu không tự ý chuẩn đoán tình trạng cơ thể của bé và mẹ. Do vậy, cần có sự can thiệp của các y bác sĩ – người mà có kiến thức chuyên môn.

Kết luận

Xem thêm: What To Do When Baby’s due date has passed?

Nguồn: Doctors’ Circle – World’s Largest Health Platform (Youtube)

Hy vọng với những thông tin trên có thể đồng hành cùng mẹ bầu trong cuối giai đoạn thai kỳ. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể mẹ nha. Đừng quên nhấn theo dõi Góc của mẹ để cập nhập những bài viết hữu ích. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!

Mẹ có thể tham khảo bài viết này:

Mẹ thường đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

10 Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất

Cách chuyển dạ nhanh: 9 Cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất mẹ cần biết

Ngôi thai ngược có chuyển dạ không? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt là các mẹ đang trong cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tết, các mẹ tham khảo nhé!

1. Ngôi thai ngược là như thế nào?

Ngôi thai ngược và ngôi thai thuận
Ngôi thai ngược và ngôi thai thuận

Trong suốt thai kỳ (khoảng dưới 28 tuần tuổi) thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí ở trong bụng mẹ. Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ bình ổn hơn. Thường thì đến tuần 34-36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng. Tuy nhiên, có khoảng 4% thai nhi không quay đầu xuống phía dưới mà vẫn ở trong tư thế phần mông nằm ở trước eo trên khung chậu người mẹ. Đây gọi là ngôi thay ngược hay còn là ngôi thai mông.

Nhiều nhận định cho rằng thai ngôi mông có ảnh hưởng đến quá trình sinh bé? Đặc biệt nhiều mẹ còn thắc mặc thai ngược có chuyển dạ không? Để biết câu trả lời, các mẹ hãy theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

2. Phân biệt các kiểu của ngôi thai ngược

Các loại ngôi thai ngược
Các loại ngôi thai ngược

Thai ngược hay ngôi thai ngược được chia làm hai loại:

  • Ngôi thai ngược hoàn toàn: Bé sẽ có tư thế giống như ngồi xổm, co đầu gối và đùi gập. Vì vậy, mông bé sẽ ra khỏi phần cơ thể mẹ đầu tiên. Trường hợp này xảy ra phổ biến với các trường hợp sinh ngược.
  • Ngôi thai ngược không hoàn toàn: có 3 tư thế thai ngược.
    • Kiểu mông: Mông của bé hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng chân vắt ngược lên đầu.
    • Kiểu chân: 2 chân duỗi thẳng.
    • Kiểu đầu gối: thai quỳ gối trong tử cung.

Thai ngôi mông có chuyển dạ không, không phụ thuộc vào tư thế của trẻ. Các mẹ cần khám thai định kỳ để có phương án điều trị phù hợp nhất nhé!

3. Dấu hiệu chuyển dạ của thai ngôi mông

Ngày nay các mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện ngôi thai ngược hay ngôi thai thuận thông qua siêu âm để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình vượt cạn. Tuy nhiên với những mẹ không có điều kiện siêu âm thai thường xuyên, nhất là vào cuối thai kỳ thì bác sĩ, nữ hộ sinh có thể phát hiện dấu hiệu sinh ngôi ngược thông qua những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Khi mẹ sinh thường sẽ thấy chân hoặc mông của bé ra trước.
  • Khi sờ phần bụng trên, mẹ sẽ dễ dàng thấy đầu của bé. Đó là khối hình tròn, cứng và di động được, còn phần mông thì mềm, không rõ hình khối gì và không di động được.
  • Cảm giác cứng ở ngay phía dưới sườn.
  • Màng ối vỡ và phân su trào ra cũng là biểu hiện cảnh báo ngôi thai ngược.
  • Sa dây rốn hay dây nhau.
  • Biểu đồ đo cơn gò – tim thai có sự bất thường.

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngôi thai ngược

4.1. Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non

Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non
Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non

Trường hợp trẻ sinh non chưa đủ tháng dẫn đến đẻ ngược xảy ra thường xuyên. Thông thường trẻ sinh non trước vài tuần hoặc 1 tháng. Vì vậy, trẻ không đủ thời gian để xoay lại người và dẫn đến tình trạng thai ngôi mông.

4.2. Chuyển dạ diễn ra ở thai ngược bởi có quá nhiều hoặc ít nước ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với thai nhi. Bởi vì, nước ối chính là môi trường lý tưởng để bé xoay mình. Do vậy, nếu nhiều nước ối quá nhiều cũng không tốt mà ít quá thì không đủ để bé vận động. Nước ối tác động chính đến thai ngôi mông của trẻ. Chính vì vậy, tình trạng ngôi thai ngược phụ thuộc vào nước ối.

4.3. Mang song thai

Nếu mẹ bầu mang thai nhiều hơn một bé, tử cung của mẹ không đủ diện tích để bé xoay chuyển. Do vậy, thai ngược có chuyển dạ không sẽ phụ thuộc vào số lượng thai nhi. Mẹ mang song thai sẽ có tỷ lệ trẻ mang ngôi thai ngược khá cao.

4.4. Nhau thai có vấn đề

Thông qua siêu âm, mẹ bé có thể phát hiện sớm nhau thai có vấn đề. Nhau thai chặn ở cổ tử cung chiếm mất chỗ nằm ở vị trí thuận. Do vậy, mẹ bé cần đi khám thai định kỳ để có sự chuẩn bị kỹ nhất. Vậy nên, ngôi thai ngược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

4.5. Các nguyên nhân khác dẫn đến thai ngôi mông

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngôi thai ngược
Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngôi thai ngược

Các nguyên nhân của thai ngôi mông còn lại được chia thành 2 nhóm chính

4.5.1. Nguyên nhân từ mẹ

  • Tử cung của mẹ bầu nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
  • Hình dáng tử cung bất thường bất thường như: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
  • Mẹ bầu có khung chậu hẹp.

4.5.2. Nguyên nhân từ thai nhi

  • Cực đầu to, não úng thủy.
  • Đa thai, thai dị dạng.
  • Thai suy dinh dưỡng.
  • Do phần phụ của thai như rau tiền đạo, đa ối, thiếu ối, dây rau ngắn hoặc do dây rau quấn cổ.

5. Thai ngôi mông có chuyển dạ không?

Ngôi thai ngược có chuyển dạ không?
Ngôi thai ngược có chuyển dạ không?

Theo các chuyên gia, đáp án của câu hỏi ngôi thai ngược có chuyển dạ không? đó là có. Các dấu hiệu chuẩn dạ giống như các bà mẹ bình thường như vỡ ối, đau gò từng cơn,..Với những mẹ mang thai ngôi mông sẽ còn có những dấu hiệu sau:

  • Chuyển dạ kéo dài là tình trạng phổ biến khi mẹ bé mang thai ngược
  • Trong giai đoạn đầu mở cổ tử cung, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu
  • Khi màng ối vỡ ra, mẹ bé có thể thấy phân su trào ra

6. Ngôi thai ngược có sinh thường được không?

Các bác sĩ khẳng định, ngôi thai ngược không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thai ngôi mông cũng không ảnh hưởng đến giai đoạn mang bầu của mẹ bé. “Thai ngôi mông có chuyển dạ không?” và “thai ngược có sinh thường không?” là những câu hỏi mà các mẹ luôn thắc mắc. Các dấu hiệu chuyển dạ của thai nhi ngược vẫn diễn ra như các thai bình thường khác. Tuy nhiên, khi nhôi thai ngược chuyển dạ sẽ có những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn như chuyển dạ kéo dài hoặc bị sa dây rốn. Do vậy, khi được chuẩn đoán mang thai ngược, bác sĩ sẽ đề nghỉ mổ thay vì sinh thường. Bằng phương này có thể làm giảm rủi ro trong quá trình sinh bé.

Ngôi thai ngược có sinh thường được không?
Ngôi thai ngược có sinh thường được không?

7. Một số nguy cơ khi chuyển dạ ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược là tình trạng khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi

7.1. Đối với thai phụ

Ngôi thai ngược thường kéo dài thời gian chuyển dạ làm thai phụ mệt mỏi, mất sức… từ đó có thể khiến mẹ phải chuyển sang mổ lấy thai.

Sa dây rốn: Đây là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của em bé. Bởi dây rốn trượt ra ngoài khi sinh sẽ làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cũng như dinh dưỡng cho thai nhi gây ra suy thai.

Ở ngôi thai ngược, trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh
Ở ngôi thai ngược, trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh

7.2. Đối với thai nhi

  • Kẹt đầu em bé: Ngôi thai ngược khiến nguy cơ bé kẹt đầu khi sinh thường tăng cao. Lúc này bé có thể bị thiếu oxy.
  • Tổn thương: Trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cũng bị sưng phù bộ phận sinh dục khi sinh ra với thai ngôi mông. Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể làm tổn thương tới vùng đầu của em bé.

8. Cần làm gì khi gặp dấu hiệu chuyển dạ có diễn ra ở ngôi thai ngược

8.1. Các nguy cơ khi chuyển dạ ngôi thai ngược

Khi chuyển dạ ngôi thai ngược, mẹ bé có thể gặp những nguy cơ sau đây:

  • Khi sinh thường, đầu của bé có thể bị kẹt lại ở tử cung vì mang thai ngược. Giai đoạn càng kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở trẻ và chuyển dạ kéo dài. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ có dẫn đến tử vong.
  • Biểu đồ cơn gò – tim thai diễn ra bất thường
  • Bé có thể bị tổn thương khi va chạm vào vùng xương chậu của mẹ
  • Quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể gây ra một số tổn thương cho bé
  • Dây rốn trượt ra ngoài có làm cắt đứt nguồn dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do vậy gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng, suy thận của trẻ
Điều quan trọng nhất khi gặp ngôi thai ngược vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn
Điều quan trọng nhất khi gặp ngôi thai ngược vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn

8.2. Mẹ cần làm gì khi mang thai ngôi thai ngược

Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận ở những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng kỹ càng để có phương án xử trí chính xác an toàn cho cả mẹ và bé.

Thông thường sẽ có 2 cách sinh khi mang thai ngôi ngược là sinh thường (sinh đường âm đạo) và mổ lấy thai nhi. Sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho các trường hợp thai ngôi mông.

Chỉ cần có sự chẩn đoán sai lầm và lựa chọn phương pháp sinh không chính xác có thể trả giá bằng cả mạng sống của bé. Để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho thai phụ. Do đó cần một địa chỉ khám thai uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tham khảo các phương pháp giúp thai nhi tự quay đầu về ngôi thuận. Điều quan trọng nhất vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.

9. Ngôi thai ngược nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc ngôi thai ngược bao nhiêu tuần thì mổ được? Vấn đề này sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra phương án sinh thích hợp nhất.

Kết luận

Tóm lại, chủ đề ngôi thai ngược có chuyển dạ không được giải thích chi tiết trên đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ đồng hành cùng các mẹ trong quá trình vượt cạn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo do vậy cần chỉ định của bác sĩ để có phương án phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết của Góc của mẹ để đọc những bài viết hữu ích tiếp theo nhé! Chúc bé và mẹ mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo: https://familydoctor.org/breech-babies-what-can-i-do-if-my-baby-is-breech/

Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Bí kíp giúp chuyển dạ nhanh một cách an toàn hiệu quả

Các dấu hiệu mang thai mà mẹ nên nắm rõ

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả

Nhiều mẹ thắc mắc rằng liệu có nên cho bé ăn dặm kiểu BLW thay vì đút bé theo kiểu truyền thống. Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống cho phép bé theo một thực đơn đầy đủ các chất. Còn ăn dặm kiểu BLW lại để cho bé “làm chủ cuộc chơi”. Vậy, ăn dặm kiểu blw là như thế nào, mẹ có thể kết hợp hai phương pháp này không? Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể kết hợp 2 phương pháp ăn dặm, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé vừa không khiến bé chán ăn.

Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kiểu ăn dặm truyền thống kết hợp BLW nhé!

1. Thời gian bắt đầu ăn dặm kiểu BLW

Khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm kiểu baby led weaning. Lúc này bé đã có thể ngồi vững, khả năng cầm nắm cũng chắc hơn và hệ tiêu hóa cũng mạnh hơn. Đồng thời, bé đã có thể hình thành cá tính riêng của mình, thể hiện mình thích gì và ghét gì.

Sau 10 tháng tuổi, bé thường có những biểu hiện ngán ăn nên rất khó để triển khai phương pháp trên.

Trước đó, mẹ cần cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống đầu tiên để tạo thói quen ăn dặm cho bé. Lúc mới bắt đầu, khả năng ngồi và tự xúc còn yếu nên bé ăn dặm kiểu blw cần phải nhờ đến cha mẹ ông bà nhiều.

Những thực phẩm kết hợp cho bé ăn dặm BLW
Thời gian bắt đầu ăn dặm kiểu BLW

2. Lưu ý khi cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp BLW

Lịch trình ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu baby led weaning nên được xen kẽ đều đặn. Tuyệt đối không nên vừa đút vừa cho bé tự xúc trong cùng 1 bữa ăn. Làm như vậy sẽ khiến bé nhầm lẫn giữa các phương pháp và không thực hiện được phương pháp nào hiệu quả. Việc vừa đút vừa cho bé BLW có thể khiến bé mắc nghẹn, nôn vì lượng đồ ăn cho vào miệng bé  không đều.

Phương pháp này sẽ phù hợp cho các bà mẹ bận rộn, hoặc các bé thích tự chủ trong việc xúc đút thức ăn. Sử dụng BLW để thay thế 1-2 bữa ăn trong ngày giúp cha mẹ đỡ bận rộn hơn. Có thể cho bé ăn BLW vào buổi sáng, trưa hoặc tối và đặc biệt chú ý mỗi lần như vậy không quá 30 phút.

Nếu bé không thể ngồi yên một vị trí lâu, mẹ sẽ khó cho bé ăn dặm kiểu BLW.

Bé ăn dặm tại bàn ăn với súp lơ và cà rốt
Lưu ý khi cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp BLW

Xem thêm: 

3. Nguyên tắc ăn dặm truyền thống kết hợp BLW

Khi kết hợp hai phương pháp ăn dặm trên, mẹ cần tuân thủ theo các nguyên tắc của từng phương pháp riêng. Lịch ăn cũng phải nên xen kẽ khoa học để bé không bị nhầm lẫn giữa các cách ăn mẹ nhé!

3.1. Nguyên tắc ăn dặm kiểu BLW

  • Luôn cho bé ăn dặm ngồi trên ghế khi ăn.
  • Không thúc em, không đòi bé ăn thêm, không nên tạo bất kì sự chú ý nào khác ngoài đồ ăn.
  • Giữ bình tĩnh và nắm được kĩ năng sơ cứu cơ bản khi bé ăn dặm bị hóc, nghẹn.
  • Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.
  • Bé sẽ không bị mắc nghẹn nếu mẹ thực hiện đúng các bước của ăn dặm kiểu BLW.

    Bé đang ngồi trên ghế ăn dặm BLW cùng với bố
    Bé đang ngồi trên ghế ăn dặm BLW cùng với bố

3.2. Nguyên tắc ăn dặm truyền thống.

  • Luôn cho bé ngồi trên ghế ăn dặm.
  • Thời gian đầu bé có thể chưa quen nên sẽ có hiện tượng nôn ọe.
  • Cho bé ăn từ từ từ 20-30ml cho đến 200-300ml cháo, bột tùy vào cơ địa, sở thích của bé.
  • Cho bé ăn từ bột ngọt sang bột mặn, từ dạng loãng sang dạng thô để bé thích nghi dần.

4. 10 thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé ăn dặm

Nhiều mẹ thắc mắc nên lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé như thế nào để bé hứng thú với việc ăn dặm. Dưới đây là 10 thực đơn cơ bản mẹ có thể tham khảo với phương pháp kết hợp này.

Bé đang tự tập ăn
10 thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé ăn dặm
  • Trà hoa quả, thanh long, cà rốt, măng tây, thịt gà
  • Đậu cô ve, ớt chuông, nui, bơ, trà saffron
  • Trà hoa quả, ớt chuông, nấm, thịt hấp, dưa hấu
  • Cháo củ dền xay + ruốc cá hồi
  • Sandwich phô mai, chả thịt, susu luộc, nước susu luộc, cam đường
  • Cháo bí đỏ thịt bò, trà hoa quả
  • Nước lọc hạt chia, bí đỏ, cải thìa luộc, nước luộc cải thìa, cơm ruốc
  • Cháo bồ câu, canh bí
  • Nui xào, bắp cải luộc, đào, trà hoa quả, nước luộc bắp cải
  • Tôm luộc, susu hấp, cà rốt hấp, trà saffron

Xem thêm: 

5. Lợi ích của việc cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp ăn dặm BLW cho bé

Phương pháp truyền thống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngược lại, BLW – phương pháp bé tự chỉ huy lại đề cao tính tự lập. Bé ăn dặm kiểu BLW có thể tự quyết định mình sẽ ăn những gì. Từ đó có thể hình thành sự chủ động, tự giác cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Bé đang ăn nho
Bé ăn dặm kiểu BLW có thể tự quyết định mình sẽ ăn những gì

Việc kết hợp trên vừa không khiến bé bị chán ăn hay biếng ăn. Nó cũng không hề khiến bữa ăn hằng ngày của bé bị thiếu chất. Cha mẹ có thể nhờ ông bà cho ăn vào buổi sáng, trưa, cho bé ăn BLW vào buổi tối. Cách xen kẽ lịch ăn như thế sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng trẻ vẫn được ăn uống đầy đủ, đàng hoàng.

Cho bé ăn dặm là 1 nhiệm vụ đầy khó khăn trong quá trình làm mẹ. Việc kết hợp hai phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Quan trọng nhất, mẹ vẫn nên để ý xem bé nhà mình có những sở thích và thói quen ăn uống của bé như thế nào. Từ đó mới có thể đưa ra những cách cho ăn hợp lý nhất cho bé mình các mẹ nhé!

Các phương pháp ăn dặm truyền thống đã không còn quá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng vẫn được rất nhiều chị em tin tưởng và sử dụng để lên thực đơn ăn dặm cho trẻ. Sự thật là mẹ thường gặp khó khăn để trẻ thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới ở những tuần đầu ăn dặm. Hãy cùng mamamy tìm hiểu về những phương pháp ăn dặm truyền thống để chuẩn bị cho những tuần đầu ăn dặm của bé thật đúng cách qua bài viết này nhé.

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé cần được bổ sung các dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ hay sữa pha sẵn,… Vì vậy, cha mẹ cần phải sử dụng những thực đơn ăn dặm phù hợp để trẻ có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tuần đầu ăn dặm là thời gian quan trọng để bé làm quen cũng như thích nghi với ăn dặm kiểu truyền thống.

Bên cạnh những phương pháp ADKN (ăn dặm kiểu Nhật), BTW (baby lead weaning), ăn dặm kiểu blw phương pháp ăn dặm truyền thống là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao.

Ăn dặm là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé
Ăn dặm là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé

2. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm:

Trẻ không thể thích ứng với một thực đơn ăn dặm tùy tiện. Việc xác định thời gian ăn dặm cho trẻ vô cùng quan trọng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá trễ cũng sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng ăn thô, chuyển đổi thành phần thức ăn của trẻ sau này.

Nhiều bậc cha mẹ thường quá vội vàng vì mong muốn trẻ có thể ăn thô sớm. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ăn dặm đúng cách là bắt đầu tuần đầu ăn dặm truyền thống bằng cách để trẻ làm quen với nguồn thức ăn mới, phối kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa pha sẵn. Sau đó, mẹ tăng dần cường độ ăn dặm và xây dựng thực đơn ăn dặm thích hợp nhất với nhu cầu của bé.

Tương tự với cường độ, độ cứng của thức ăn cũng cần được các mẹ chú trọng. Khi sử dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ hãy cho bé ăn từ loãng cho đến đặc dần. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng nguyên tắc, hiệu quả phương pháp này mang lại vô cùng ấn tượng nhờ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh
Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh

3. Áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé như thế nào?

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng qua nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình của rất nhiều chị em.

Đối với phương pháp này, trẻ sẽ được ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn và trộn chung với nhau thành hỗn hợp cháo. Điển hình như bí đỏ, thịt bò, cua, cá, rau củ quả,…

Bé sẽ được ăn với khẩu phần tương đối lớn thường là một bát hay một đĩa.

Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ cần chú ý đến giải đoạn phát triển của trẻ để chuẩn bị các nguồn thức ăn hợp lý, cụ thể:

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng qua nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình
Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng qua nhiều thế hệ 

3.1. Giai đoạn 1:

  • Thời gian: ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng
  • Ở giai đoạn tuần đầu ăn dặm, mẹ nên giảm dần sữa mẹ, thay vào đó là bột tự xay hoặc bột pha sẵn. Tất cả nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm cho bé đều có thể dễ dàng tìm thấy ở các tiệm tạp hóa, siêu thị,… và dễ chế biến. Đồ ăn dặm cho bé 6 tháng có mùi, hương vị khác nhau để các mẹ có thể tùy ý lựa chọn.
  • Mẹ có thể xay nhuyễn thêm thịt, lòng đỏ trứng gà, rau củ để bổ sung dinh dưỡng cho bé
  • Cần tránh ăn lòng trắng trứng vì dễ gây táo bón cho trẻ ăn dặm, tránh dùng quá nhiều thức ăn nhiều gia vị,…
  • Khi bé lớn hơn, mẹ có thể thay đổi độ thô trong thức ăn.
Đối với phương pháp này, trẻ sẽ được ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn
Đối với phương pháp này, trẻ sẽ được ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn

3.2. Giai đoạn 2:

  • Thời gian: ăn dặm cho bé 7 – 9 tháng
  • Ở thời gian này, mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn dặm tập ăn cháo với mật độ ăn nhiều hơn. Thực đơn ăn dặm nên bắt đầu bằng 2 bữa bột và một bữa cháo và dần chuyển sang ăn cháo hẳn khi trẻ đã đủ lớn.
  • Mẹ không nhất thiết phải xay nhuyễn thức ăn như ở giai đoạn 1. Mẹ có thể băm nhỏ thức ăn để trẻ ăn dặm tập làm quen dần với thức ăn thô.

3.3. Giai đoạn 3:

  • Thời gian: ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 9-12 tháng tuổi
  • Không như giai đoạn 2, trẻ bây giờ đã có thể dùng cháo nguyên hạt. Mẹ thậm chí có thể bổ sung cơm vào thực đơn ăn dặm nếu trẻ đã đủ lớn.
  • Cho trẻ ăn cơm với gia đình nhưng chú ý cắt nhỏ để phù hợp với khuôn miệng của bé.
  • Hãy tạo niềm vui trong quá trình ăn để bé không cảm thấy chán hay biếng ăn nhé.

Mẹ nên tham khảo thêm:

4. Lợi ích của phương pháp ăn dặm truyền thống:

Vì được áp dụng từ nhiều thế hệ, ăn dặm truyền thống được sự ủng hộ của nhiều người.

Bé ăn dặm đúng cách sẽ tăng cân tốt vì phải tập ăn một khẩu phần khá lớn ngay từ nhỏ.

Thực đơn ăn dặm đơn giản, dễ làm, dễ chuẩn bị, không tốn quá nhiều công sức. Phương pháp này giúp chị em tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Đảm bảo được các chất dinh dưỡng cho trẻ hấp thu và phát triển.

Bé ăn dặm đúng cách sẽ tăng cân tốt vì phải tập ăn một khẩu phần khá lớn ngay từ nhỏ
Bé ăn dặm đúng cách sẽ tăng cân tốt vì phải tập ăn một khẩu phần khá lớn ngay từ nhỏ

5. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm của nó:

Trẻ dễ bị béo phì, tăng cân nhanh nếu mẹ không kiểm soát được khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ cần chú ý không nên bổ sung quá nhiều đạm, hạn chế khẩu phần ăn quá lớn, dẫn đến thừa thãi.

Trẻ bị ép ăn sẽ khó có thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt ở những tuần đầu ăn dặm, thậm chí một thời gian dài khi bị ép, trẻ dễ mắc hiện tượng chán ăn, biếng ăn, cha mẹ cần lưu ý để tránh điều này.

Ngày nay, nhiều chị em có quan điểm sai lầm về phương pháp ăn dặm truyền thống. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng. Mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tối ưu hóa chất dinh dưỡng trẻ có thể hấp thu. Trên đây là những kiến thức mà mẹ nên biết để áp dụng phương pháp này trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ. Hy vọng Mamay đã giúp các mẹ hiểu thêm về ăn dặm truyền thống. Hãy áp dụng một cách hợp lý để trẻ ăn dặm đúng cách và phát triển tốt nhất mẹ nhé!

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Có nguy hiểm hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?
Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?

Chuyển dạ ngưng tiến triển (hay còn gọi là chuyển dạ kéo dài) là sự tăng của cơn co tử cung nhưng thai nhi vẫn không thể lọt qua khỏi khung xương chậu của mẹ. Do vậy, tiến trình này dẫn đến các dấu hiệu: chồng khớp so với bướu huyết thanh. Sự chuyển dạ này còn được gọi là đẻ khó. Mẹ bầu sẽ phải vượt qua giai đoạn chuyển dạ này lâu hơn có thể hơn 12h.

2. Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển

Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển
Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển

Khi mẹ bầu có các dấu hiệu sau đây có thể chuẩn đoán mẹ bầu đang trong giai đoạn chuyển dạ ngưng tiến triển:

  • Khi nhận thấy đường mở cổ tử cung cắt sang bên phải đường báo động. Hoạt động này diến ra trên biều đồ chuyển dạ.
  • Cổ tử cung không tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển
  • Cơn co tử cung dồn dập với tần suất lớn 5 cơn trong 10 phút.
  • Độ lọt của ngôi không thấy dấu hiệu tiến triển
  • Có những dấu hiệu chồng khớp sọ
  • Có dấu hiệu bướu huyết thanh
  • Pha tiềm tàng kéo dài quá 8 giờ, pha tích cực kéo dài quá 7 giờ.

Mẹ có thể xem thêm: Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?

3. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ ngưng tiến triển?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ ngưng tiến triển. Nhưng có những nguyên nhân chủ yếu như do cơ địa của người mẹ, các bệnh tiềm ẩn trước đó hoặc có thể do khối u. Ngoài ra, sự phát triển của bé quá lớn cũng có thể là nhân tố gây ra chuyển dạ dừng tiến triển.

3.1. Nguyên nhân do mẹ bầu

Chuyển dạ ngưng tiến triển do cơ địa mẹ bầu
Chuyển dạ ngưng tiến triển do cơ địa mẹ bầu
  • Chuyển dạ ngưng tiến triển do mẹ bầu có khung xương chậu bất thường khiến thai nhi không thể lọt qua. Do vậy, gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong quá trình chuyển dạ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như lao, chấn thương, bại liệt hoặc để lại các di chứng ở vùng sinh sản. Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu mang thai ở tuổi thiếu niên, khung xương chậu chưa phát triển toàn diện. Ngoài ra xương chậu có thể bị thiếu vitamin D, ít tiếp xúc với ánh nắng…có thể khiến bé không lọt qua được.
  • Cổ tử cung quá nhỏ, lực quá yếu hoặc không giãn nở bởi mắc các bệnh tiềm ẩn hoặc có khối u.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung hay u nang buồng trứng gây ra cổ tử cung co bóp không đồng nhất. Điều này dẫn tới cổ tử cung không tiến triển. Vì vậy, mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

3.2. Nguyên nhân do thai nhi

Nguyên nhân do thai nhi
Nguyên nhân do thai nhi
  • Chuyển dạ ngưng tiến triển do dị dạng ở thai nhi, bé có những bộ phận quá cỡ bất thường như trán, mông, mặt, vai…Điều này khiến bé không thể dịch chuyển xuống dưới vùng xương chậu của mẹ.
  • Thai nhi bị não úng thủy, bụng cóc…cũng gây ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển dạ
  • Thai nhi phát triển nhanh và quá to, vượt quá 3,5kg khiến quá trình chuyển dạ trở lên khó khăn hơn
  • Dây rốn quá ngắn có thể gây ra chuyển dạ dừng tiến triển
  • Các ngôi bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm sau.
  • Ối vỡ non, ối vỡ sớm.
  • Rau tiền đạo, rau bong non.

4. Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?

Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?
Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?

Khi chuyển dạ ngưng tiến triển xuất hiện, mẹ bầu là người bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất:

  • Thời gian rút ngắn oxy cần thiết gây ra khó khăn trong hô hấp. Mẹ bầu có thể bị ngạt thở thậm chí nêu phát hiện muộn có thể bị tử vong. Ngoài ra, bé ở quá lâu sẽ gây ra chậm phát triển của trẻ hoặc có thể gây ra tử vong.
  • Có khả năng bị vỡ nước tử cung
  • Có khả năng bị nhiễm trùng máu
  • Có khả nặng bị chảy máu sau sinh
  • Có thể bị lỗ rò sản khoa
  • Suy thai trong chuyển dạ.

5. Cách xử lý chuyển dạ ngưng tiến triển

Cách xử lý chuyển dạ dừng tiến triển
Cách xử lý chuyển dạ dừng tiến triển

Khi mẹ bầu có những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đến bệnh viện gần nhất để theo dõi. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý chuẩn đoán và thực hiện các mẹo dân gian để tránh trường hợp chuyển dạ ngưng tiến triển . Bác sĩ sẽ theo dõi cơn chuyển dạ cơn co thắt và nhịp tim của trẻ. Dựa vào tình trạng tiến triển của mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án giải quyết. Nếu mẹ chưa có dấu hiệu sinh bé có thể tiếp tục ở lại theo dõi và ăn uống bình thường. Ngược lại, dấu hiệu chuyển dạ tích cực, bác sĩ sẽ kết các phương pháp sinh để thúc sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp thai nhi ngược có dấu hiệu bất ổn, bác sĩ sẽ đề mổ lấy bé.

5.1. Chỉ định mổ lấy thai trong những trường hợp sau

  • Ngôi bất thường, nghiệm pháp lọt thất bại
  • Cơn co tử cung cường tính
  • Cổ tử cung mở hết, đầu chưa lọt, thai suy
  • Cổ tử cung mở hết > 01 h đầu không lọt
  • Dọa vỡ tử cung khi cổ tử cung chưa mở hết

5.2. Chỉ định lấy thai đường dưới can thiệp forceps khi:

  • Dọa vỡ tử cung, cổ tử cung mở hết, đầu lọt thấp
  • Cổ tử cung mở hết, thai suy hoặc mẹ rặn yếu, đầu lọt thấp

6. Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển

Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển
  • Mẹ bầu sẽ và đang trong quá trình mang thai cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết.
  • Mẹ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời những biến chứng bất thường. Để có một thai kỳ khỏe mạnh,  cần ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ. Các mốc khám thai sẽ liên quan đến việc giúp bác sĩ phát hiện được những nguy cơ của thai kỳ, đưa ra những lời khuyên hữu ích về tình trạng của mẹ bầu hiện tại, từ đó có thể có những phương án dự phòng tối ưu cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Đặc biệt, mẹ nên ăn uống điều độ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý và lựa chọn những thực phẩm an toàn cho bé và mẹ. Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều cafe.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc suy nghĩ tiêu cực trong thai kỳ, tìm cho mình những niềm vui như đọc sách, trồng cây, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân…
  • Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy để có biện pháp cứu chữa.
  • Ngoài ra, mẹ nên đăng ký một khóa học hướng dẫn sinh bé để có kinh nghiệm.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chuyển dạ ngưng tiến triển của mẹ bầu? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình vượt cạn. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp phù hợp. Đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhật những bài viết hữu ích tiếp theo nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/when-labor-stalls/

Sinh con thứ 3 là quyết định trọng đại. Ba và mẹ cần có sự chuẩn bị thật tốt, suy xét thật kỹ rồi hãy đưa ra quyết định. Thay vì chỉ nuôi 1-2 con. Bây giờ ba mẹ sẽ phải đảm bảo chăm lo đầy đủ cho một lúc 3 con. Liệu ba mẹ có làm được không. Tham khảo bài viết này để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé!

Sinh con thứ 3 và những thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình 

 Có một gia đình đang tạm thời yên ổn sau khi bé thứ 2 bắt đầu đến tuổi đi lớp. Ba mẹ chợt nảy ra một ý, hay là sinh thêm bé nữa cho vui cửa vui nhà. Nghĩ mai này bé lớn đi lấy vợ lấy chồng, bé 2 đi học xa thì nhà còn ai nữa. Vậy là quyết sinh con thứ 3. Và rồi bé thứ 3 ra đời. Gia đình đang yên lành trở nên lộn xộn hơn. Căn nhà nhỏ giường như đang có một sự dịch chuyển lớn lao và vô vàn thay đổi. Mẹ và ba có vẻ hơi sốc:

Chi phí sinh hoạt bị đội lên khi sinh con thứ 3

Ba mẹ đang bắt đầu ổn định hơn về chi tiêu trong gia đình. Cho 2 con và ba mẹ. Rồi chợt bé thứ 3 ra đời. Phí sinh hoạt đội lên. Nào là tiền bỉm sữa, tiền thuốc men, quần áo. Chưa kể tiền chưa bé đi thăm khám cho con. Làm cho ví tiền của cả ba và mẹ dường như mỏng đi đáng kể. 

Chính vì vậy, trước khi quyết định sinh bé thứ 3. Ba mẹ phải tự tin rằng với khả năng tài chính của bản thân. Ba mẹ hoàn toàn có thể thoải mái nuôi 3 bé. Hoặc ít nhất ba mẹ đã có sự tính toán trước đó, thay đổi chi tiêu để đảm bảo sự ổn định về tài chính trong gia đình.

Những công việc không tên xuất hiện nhiều hơn

Những công việc không tên ở đây cũng có thể gọi là “việc vặt”.  Việc nhà tăng lên tỉ lệ thuận với sự gia tăng thành viên trong gia đình. Nhất là thành viên đó hiện tại chỉ có khả năng “bầy” nhưng không “dọn”. 

Mẹ và ba sẽ phải làm nhiều việc nhà hơn. Từ rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho con, dọn dẹp nhà cửa,… Do đó, ba mẹ phải xác định trước là sẽ bận và vất vả hơn rất nhiều khi sinh con thứ 3.

Ngôi nhà ồn ào và náo nhiệt hơn

Nhà càng đông thì đương nhiên sẽ náo nhiệt hơn. Nhất là khi thành viên mới này lại vô cùng “ồn ào”. Gia đình mẹ và ba sẽ đầy tiếng la hét và tiếng khóc, đôi khi khiến mẹ đau đầu và khó chịu. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá tiêu cực. Thiên thần nhỏ của mẹ sẽ đem tới những tiếng cười, sự đáng yêu và hạnh phúc cho mẹ và gia đình nhỏ của ba mẹ nữa.

Sự quan tâm phải được dàn đều

Trẻ em rất nhạy cảm. Nhất là ở trong gia đình có tới 3 anh chị em. Các con dễ tự mình so sánh tình yêu thương của ba mẹ dành cho mình so với anh chị em khác.Mẹ cũng đừng coi thường việc này, vì nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Do đó, mẹ cần có sự quan tâm đồng đều. Chia đều thời gian chăm sóc cho cả 3 bé. Mẹ cũng có thể tâm sự với bé lớn, để bé có thể thấu hiểu. Rằng các em còn bé cũng cần sự quan tâm nhiều hơn. Để bé lớn có thể hiểu và hỗ trợ mẹ chăm sóc các em tốt hơn. 

Điều tuyệt vời mẹ có được khi sinh con thứ 3

Gia đình nay đã có thêm một thành viên nữa, thêm một cái miệng sẽ phá tan sự bình yên. Nhưng thổi vào đó là làn gió mới đầy sức sống, đầy sự đáng yêu mà không thể bỏ qua.

Niềm vui gia đình nhân lên khi sinh con thứ 3

Đa số các gia đình quyết định sinh con thứ 3. Vì họ muốn gia đình thật đông người, thật vui vẻ. Gia đình đông người bao giờ cũng vui vẻ và ấm áp hơn. Luôn tràn ngập tiếng cười nói, khiếNgôi nhà vốn đã ấm cúng của mẹ, nay còn trở nên tràn đầy sức sống cho không ai trong gia đình là cảm thấy cô đơn. 

Chia sẻ trách nhiệm với con

Thời gian đầu sau sinh và nuôi con sẽ là khoảng thời gian vất vả nhất cho cả bố và mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần các con lớn thêm một chút. Đủ nhận thức và  độ tuổi thì mẹ hoàn toàn có thể chia sẻ và tâm sự với con. 

Sinh con thứ 3 mẹ phải đánh đổi những gì?

Nói lời tạm biệt với thời gian riêng cho bản thân

Sinh 2 bé xong, mẹ gần như không còn thời gian cho bản thân nữa. Đợi lúc 2 bé lớn hơn một chút thì bé thứ 3 ra đời. Mẹ chỉ có thể vùi đầu vào chăm sóc con. Còn đâu thời gian riêng cho mình nữa.

Căng thẳng, lo toan thậm chí là thường xuyên mất ngủ

Có thêm bé thứ ba. Đêm mẹ thậm chí vẫn phải thức để chăm và ru con. Nhiều bé bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc ban đêm làm mẹ không tài nào ngủ được. 

Sinh bé thứ 3, sự căng thẳng của ba tăng gấp bội. Làm sao để đảm bảo thời gian chăm sóc cho cả 3 bé. Lo lắng phí sinh hoạt, lo lắng làm sao để quan tâm đảm bảo yêu thương đồng đều cho cả ba bé.

Sinh bé thứ 3, mẹ sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ. Nhưng đổi lại niềm vui sẽ nhân lên gấp bội. Mẹ hãy xem xét tình hình và điều kiện bản thân. Cũng như chuẩn bị tinh thần thật tốt trước khi quyết định sinh bé nhé!

Lưu ý khi mẹ đến tuần thai thứ 36

Mẹo mẹ không nên bỏ lỡ khi bước vào tuần thai 20

Bí kíp cho gia đình muốn sinh con thứ 3

 

 

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ăn dặm. Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng cho con. Dưới đây là bài viết mẹ có thể lưu ý cho bé.

1. Những thông số cơ bản ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng

  • Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng; 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ)
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)
  • Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé khi bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
Những thông số cơ bản ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
Những thông số cơ bản ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng

2. Một số thực phẩm trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 

  • Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ
  • Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi
  • Vitamin: cà rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt
Những thông số cơ bản ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
Những thông số cơ bản ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng

3. 7 Lưu ý khi ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng

  • Hãy luôn đảm bảo độ mịn của thức ăn để bé dễ ăn.
  • Khi bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ.
  • Hãy luôn đa dạng các loại thực phẩm và  các đồ ăn dặm cho bé để có thể nhận dạng được khẩu vị của bé ra sao.
  • Với mỗi loại đồ ăn dặm mới được giới thiệu, mẹ hãy cho bé ăn 3-4 ngày thì mới có thể đánh giá được.
  • Trong quá trình cho bé ăn, hãy luôn đảm bảo bé trong tầm mắt của mẹ để có thể phát hiện được các dấu hiệu lạ kịp thời
  • Hãy hạn chế một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như tôm, cua, bạch tuộc hay một số loại cá lưng xanh, sữa hay thịt bò…
  • Không nên ép bé ăn mà hãy để bé ăn theo nhu cầu. Với những bé nhạy cảm, bé không ăn thì mẹ hãy dừng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và cho bé ăn dặm trở lại.
Hãy luôn đa dạng các loại thực phẩm để có thể nhận dạng được khẩu vị của bé ra sao
Hãy luôn đa dạng các loại thực phẩm để có thể nhận dạng được khẩu vị của bé ra sao

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi của bé.

Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.

  • Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.
  • Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.
  • Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi của bé
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi của bé

Xem thêm:

5. Một số món trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi

5.1. Cà rốt nghiền

  • Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
  • Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất
Cà rốt nghiền
Cà rốt nghiền

5.2. Cháo bắp/Cháo ngô ngọt

  • Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.
  • Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
Cháo bắp / Cháo ngô ngọt
Cháo bắp / Cháo ngô ngọt

5.3. Cháo đậu cô ve

  • Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Đậu rửa sạch, chần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
Cháo đậu cô ve
Cháo đậu cô ve

5.4. Súp khoai tây sữa

  • Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)
  • Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp. Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Súp khoai tây sữa
Súp khoai tây sữa

5.5. Bí đỏ trộn sữa

  • Nguyên liệu: Bí đỏ: 20g và sữa: 100ml
  • Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ cắt hạt lựu. Cho bí đỏ vào sữa nấu cho tới khi bí đỏ chín mềm. Sau đó bỏ bí đỏ ra ngoài rây lại rồi cho bé ăn.
Bí đỏ trộn sữa
Bí đỏ trộn sữa

5.6. Sốt táo

  • Nguyên liệu: ¼ quả táo
  • Cách làm: Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ cho vào nồi nấu chín. Sau đó nghiền nhuyễn và rây lại táo khi còn nóng.

Mùi vị của nước sốt táo lạ lạ rất vừa miệng cho việc ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng tuổi đấy mẹ nhé.

Sốt táo
Sốt táo

5.7. Chuối trộn đậu nành tươi

  • Nguyên liệu: 1/8 quả chuối và 15 ml đậu nành tươi
  • Cách làm: Chuối nghiền nhuyễn rây qua lưới, đậu nành tươi luôc chín xay rồi rây lại qua lưới. Trộn đều 2 nguyên liệu cho bé ăn.
Chuối trộn đậu nành tươi
Chuối trộn đậu nành tươi

5.8. Cháo bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cháo gạo
  • Bí đỏ
  • Nước dashi
Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch. Sau đó đem hấp chín
  • Rây mịn bí đỏ qua lưới
  • Pha bí đỏ với nước dashi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn hoặc đặc sệt phù hợp với bé. Có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn bí đỏ với cháo.
  • Cháo bí đỏ này cực kì giúp phát triển trí não và cơ thể cho bé 5 tháng tuổi đấy mẹ.

Trên đây là vài những thông tin hữu ích về ăn dặm cũng như là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng. Chúc mẹ sẽ có những bữa ăn đầy dinh dưỡng với bé nha!

Xem thêm: 20 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng vừa ngon dễ làm

Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé được rất nhiều các mẹ quan tâm vì những ưu điểm vượt trội mang lại trong việc chăm sóc trẻ. Cùng nhà mình tìm hiểu về ưu điểm của phương pháp này để lên thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 – 9 tháng tuổi nhé.

1. Lưu ý khi chuẩn bị các món ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

1.1. Cân bằng dinh dưỡng của 3 bữa

Khi bé đã bắt đầu ăn dặm 3 bữa 1 ngày, một nửa năng lượng cung cấp cho các hoạt động ăn dặm kiểu nhật 8 -9 tháng tuổi của bé nên cần chú ý để cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Cân bằng dinh dưỡng của 3 bữa:
Cân bằng dinh dưỡng của 3 bữa

1.2. Đề phòng thiếu sắt

Từ khoảng bé được 9 tháng tuổi, khả năng thiếu sắt rất cao. Hãy tích cực cho bé ăn dặm các món ăn có chứa hàm lượng sắt cao như : thịt, gan, cá thịt đỏ (cá hồi,..),…

1.3. Chuẩn bị có đa dạng màu sắc

Ở giai đoạn này bé có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, nên việc nấu nướng các món ăn với đa dạng màu sắc cũng dễ dàng hơn.

Các bé đặc biệt bị kích thích bởi các món ăn có màu sắc đa dạng, nên mẹ càng nấu bữa ăn có nhiều màu càng hấp dẫn giúp bé ăn ngon miệng.

2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 – 9 tháng tuổi

2.1. Cháo thịt heo, nấm rơm cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

Cháo thịt heo, nấm rơm cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé
Cháo thịt heo, nấm rơm cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

Nguyên liệu:

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

  • Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo.
  • Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt.
  • Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

2.2. Sandwich pho mai cà rốt cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

Sandwich pho mai cà rốt
Sandwich pho mai cà rốt

Nguyên liệu:

  • Bánh mì loại làm sandwich: 1 lát
  • Phô mai tươi: 2 thìa nhỏ
  • Cà rốt luộc chín mềm: 1 thìa nhỏ

Cách chế biến:

  • Cắt đôi lát bánh mì làm 2, quết phô mai lên một mặt của bánh mì
  • Kẹp cà rốt vào giữa rồi kẹp bánh mì lại.

2.3. Cháo óc heo – đậu Hà Lan

Cháo óc heo – đậu Hà Lan
Cháo óc heo – đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)
  • Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm: Một ít

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút.
  • Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
  • Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín.
  • Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn.
  • Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.
  • Giúp phát triển trí não cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng cho trẻ đấy các mẹ.

2.4. Nấu Súp khoai lang

Nấu Súp khoai lang
Nấu Súp khoai lang

Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai lang to
  • 1 củ hành tây
  • 4 chén nước dùng gà
  • gia vị, dầu ăn hoặc bơ.

Cách chế biến:

  • Hành tây lột vỏ thái nhỏ.
  • Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.
  • Đun nóng dầu ăn, xào hành tây chín mềm thì cho khoai vào xào cùng.
  • Nêm chút gia vị cho ngấm.
  • Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun sôi và nhỏ lửa chừng 25 phút.
  • Khoai chín mềm, bạn nhấc xuống khỏi bếp, để nguội dùng máy xay, xay nhuyễn là được.

2.5. Súp gà nấm cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

Súp gà nấm
Súp gà nấm

Nguyên liệu:

  • Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh)
  • Nấm hương xay nhuyễn
  • 1-2 cái mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ
  • Trứng cút: 1 quả
  • Bột sắn: 1 thìa cà phê
  • Nước: 200ml.

Cách chế biến:

  • Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên.
  • Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi.
  • Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.

2.6. Bột thịt bò, khoai tây, cà rốt

Bột thịt bò, khoai tây, cà rốt
Bột thịt bò, khoai tây, cà rốt

Nguyên liệu:

  • 250 gr thịt thăn bò, cắt thành viên nhỏ
  • 2 muỗng cà phê dầu ô liu
  • 1 củ hành thái nhỏ
  • 1 củ cà rốt gọt vỏ và cắt khúc
  • 2 củ khoai tây gọt vỏ và cắt khúc
  • 230 ml nước

Cách chế biến:

  • Đun nóng dầu trong chảo rồi bỏ thêm thịt bò vào xào trong 2-3 phút tới khi thịt chuyển sang màu nâu.
  • Cho rau, khoai tây và nước vào, trộn lên và đun sôi.
  • Tiếp đến, ta giảm nhiệt độ, đậy nắp và ninh trong khoảng 1 tiếng hoặc cho tới khi thịt bò và rau mềm.
  • Dùng máy xay để xay nhuyễn hỗn hợp tới khi đạt được độ đậm đặc mẹ muốn.
  • Mùi vị lạ lạ rất thích hợp cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng cho trẻ đấy các mẹ.

2.7. Cơm phủ cá dăm chiên trứng

Cơm phủ cá dăm chiên trứng
Cơm phủ cá dăm chiên trứng

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cá dăm khô
  • ½ lòng đỏ trứng gà đã chín
  • ½ muỗng nhỏ bơ
  • 80g cơm nát

Cách chế biến:

  • Cá dăm khô luộc sơ, vớt ra để ráo nước trộn chung với lòng đỏ trứng gà
  • Cho bơ vào chảo, vặn lửa nhỏ rồi cho cơm vào đảo đều cùng bơ
  • Cho cơm ra bát, để phần cá và trứng lên trên
  • Mẹo nhỏ: Món cá dăm khô này chỉ cần nêm thêm gia vị là có được ngay món ăn cho người lớn.

Xem thêm:

2.8. Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt

Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt
Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt

Nguyên liệu:

  • 30g đậu hũ
  • 30 cải ngọt
  • 20g nấm kim châm
  • Nước dashi

Cách chế biến:

  • Đậu hũ cắt miếng dày 1cm. Cải ngọt luộc chín mềm cắt khúc dài 1cm. Nấm kim châm cắt khúc dài 1cm
  • Lấy một nồi nhỏ cho nguyên liệu đã cắt vào cùng nước dashi nấu trên lửa nhỏ khoảng 2 phút rồi nêm nếm gia vị.

2.9. Cà rốt xào trứng cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé

Cà rốt xào trứng
Cà rốt xào trứng

Nguyên liệu:

  • Cà rốt thái nhỏ: 1 thìa lớn
  • Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ
  • Dầu oliu

Cách chế biến:

  • Làm nóng dầu trên chảo bạn cho cà rốt vào xào đều cho tới khi cà rốt chín mềm
  • Thêm trứng vào chảo, đảo đều tới khi trứng chín là hoàn thành.

2.10. Bí ngô trộn sữa chua

Bí ngô trộn sữa chua
Bí ngô trộn sữa chua

Nguyên liệu:

  • Bí ngô luộc mềm nghiền nhỏ
  • Sữa chua không đường
  • Tỉ lệ: 1 bí ngô, 1 sữa chua

Cách chế biến:

  • Trộn đều bí ngô cùng với sữa chua
  • Với cách làm này bạn có thể thay thế sữa chua bằng các nguyên liệu để thay đổi mùi vị cũng như món ăn khác nhau cho bé.
  • Vì vậy, món này cũng rất ngon miệng cho việc ăn dặm kiểu nhật 8 – 9 tháng cho bé.

Lời kết

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 – 9 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 – 9 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 – 9 tháng tuổi cho bé được phối hợp các loại thực phẩm khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hy vọng, mẹ sẽ hài lòng về bài chia sẽ của nhà mình dành cho bé và mẹ.

Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu nhật 7 tháng tuổi của bé được nhiều mẹ áp dụng. Phương pháp tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật chú ý nhiều đến việc giúp bé làm quen mùi vị thức ăn cũng như giúp bé phát triển vị giác. Do vậy, ngoài ăn dặm, mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú để đảm bảo lượng sữa theo từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng áp dụng thành công cách ăn ăn dặm kiểu Nhật cho bé do nhiều nguyên nhân như không đủ kiến thức, thời gian, sự kiên nhẫn. Cũng như gặp nhiều rào cản về văn hóa khác nhau, v.v… Mẹ hãy tham khảo và áp dụng bài viết cho các bé nhé!

1. Nguyên tắc cơ bản về việc ăn dặm kiểu nhật 7 tháng

  • Dùng gạo, bánh mì… để chế biến thành các loại cháo phù hợp với từng giai đoạn.
  • Cho bé ăn riêng từng món ăn, không nên trộn chung với nhau.
  • Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
  • Tạo môi trường phù hợp khi ăn.
  • Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn…
  • Không đặt ra áp lực quá lớn về các chỉ tiêu cân nặng của việc ăn dặm của bé.

2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật của bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu nhật 7 tháng tuổi bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
  • Kỹ năng nhai: Ngoài ra, trong cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật không dùng máy xay nên thức ăn tơi, nhỏ chứ không bị quá nhuyễn, nhờ đó giúp bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
  • Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa nên trẻ sẽ được cân bằng dinh dưỡng, không bị thừa chất dẫn đến bệnh béo phì.
Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

3. Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng tuổi cho bé

Sau khi đã có những kiến thức về ăn dặm. Mẹ bắt tay vào việc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Hãy tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng tuổi dưới đây mẹ nhé.

3.1. Kiến thức cơ bản về việc tập ăn dặm

  • Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng nên ăn bao nhiêu bữa 1 ngày? bé nên ăn dặm vào lúc nào?…và rất nhiều các câu hỏi khác.
  • Số lượng bữa: 2 bữa/ngày
  • Thời gian cho bé ăn: 10h sáng và 5h chiều
  • Lượng cháo: 40 – 80 gr. Cháo được pha theo tỷ lê 1:7 (10gr gạo sẽ pha với 70ml nước).
  • Chất đạm: 10 – 15gr. Các thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo: trứng cả quả, 40 -50gr đậu phụ, 80 -100gr các sản phẩm từ sữa bò, thịt gà, thịt cá trắng (sau 8 tháng có thể cho bé ăn thịt cá đỏ), gan gà…
  • Rau: 25 gr. Xà lách, dưa chuột…

 

 

 

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng tuổi cho bé
Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng tuổi cho bé

Xem thêm:

3.2. Một số loại thực phẩm mà bé có thể ăn dặm kiểu nhật

Trong giai đoạn này, ngoài những thực phẩm từ giai đoạn tập ăn dặm kiểu nhật cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn thêm một số loại thực phẩm khác như:

  • Tinh bột: Bé có thể ăn thêm khoai sọ, bún, phở, ngũ cốc, yến mạch hay thậm chí là ngô nghiền.
  • Chất đạm: Bé có thể ăn thêm đậu đỏ, cá ngừ, gan gà, đậu phụ, trứng chim cút, thịt ức gà, các loại thịt cá đỏ…
  • Vitamin và chất xơ: Bé có thể ăn được ót chuông, xà lách, rau dền, măng tây…

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

5. Lời kết

Trên đây là bài chia sẽ mà nhà mình đã dựa vào thực trạng hiện nay. Để giúp các mẹ dành cho bé sự phát triển về cơ thể và trí tuệ. Mẹ có thể kết hợp thêm tất cả các món ăn dặm của bé 5 – 6 tháng tuổi để thực đơn bữa ăn của bé được đa dạng, phong phú hơn. Bên cạnh đó, hãy bắt đầu tìm hiểu thêm về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9 – 11 tháng để biết trong giai đoạn này bé sẽ ăn được những món ăn nào mẹ nhé!

Một gia đình trọn vẹn là gia đình có sự đầy đủ thành viên. Bao gồm bố, mẹ và con. Hầu hết các gia đình hiện nay đều có từ 1-2 con. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà không ít gia đình vẫn mong có thêm 1 bé nữa. Dù đã có 2 con. Có nên sinh con thứ 3 không? Là một chủ đề tranh luận khá phổ biến. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Những thay đổi trong cuộc sống gia đình khi sinh con thứ 3

Việc có thêm một bé trong gia đình. Nâng sĩ số gia đình lên 5 là một quyết định cũng như bước đi lớn của gia đình. Nhất là trong cuộc sống hiện đại này. Việc nuôi lớn một người không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, sinh con thứ 3 sẽ đem tới rất nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình của bố và mẹ. Mẹ có thể tham khảo phần sau đây để quyết định xem có nên sinh con thứ 3 không.

Mang đến những thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình 
Mang đến những thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình 

1.1. Tăng chi phí sinh hoạt – gây áp lực hơn cho tài chính gia đình

Vấn đề tài chính là vấn đề lớn nhất và cũng rõ thấy nhất. Với mức tài chính nhất định. Với khoản lương cố định của cả bố và mẹ. Khi sẵn sàng lập gia đình, sinh con, chắc hẳn bố mẹ đã chuẩn bị tốt về mặt tài chính. Do đó, khi nuôi một bé ba mẹ có thể vẫn còn dư giả để thực hiện những dự định của bản thân và gia đình. Đến bé thứ 2, ba mẹ vẫn đủ năng lực để nuôi, chỉ là dư giả không còn nhiều. Nhưng đến bé thứ 3 thì sẽ lại là một chuyện khác.

Khi ba mẹ chào đón một thành viên thứ 3. Tài chính chi tiêu trong gia đình lại nhân lên. Từ khẩu phần ăn, phí sinh hoạt khác, phí y tế, học tập… Rất nhiều khoản chi tiêu từ cố định đến phát sinh mà ba mẹ cần phải chi trả. Vấn đề lớn nhất để ba mẹ quyết định có nên sinh con thứ 3 hay không đó là tài chính.

Nếu ba và mẹ vẫn chỉ có những khoản lương, tài chính cố định như khi nuôi bé thứ 1 và thứ 2. Thì có lẽ sẽ không đủ để nuôi thêm bé thứ 3. Ba và mẹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất và tài chính, kinh tế. Trước khi chào đón thêm thành viên mới.

1.2. Thêm người  – thêm phần trách nhiệm

Thêm người  – thêm phần trách nhiệm
Thêm người  – thêm phần trách nhiệm

Trách nhiệm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để có thể nuôi nấng một người, đó là cả một quá trình rất dài. Tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, tình yêu và cả trách nhiệm. Khi mẹ quyết định sinh con. Đồng nghĩa với việc mẹ phải có trách nhiệm nuôi nấng con nên người. Chăm sóc cho con về cả thể chất lẫn tinh thần.

Khi mẹ quyết định rằng có nên sinh con thứ 3. Đồng nghĩa với việc trách nhiệm của mẹ nhân lên 3 lần. Mẹ và bố phải đảm bảo rằng mình đủ khả năng về mọi mặt để nuôi dưỡng con. Giáo dục con và đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất. 

1.3. Đảm bảo sự quan tâm đồng đều cho các con

Nhà có 3 người con. Nhất là nếu độ tuổi của các con gần nhau thì việc đặt được sự quan tâm đồng đều sẽ là vấn đề lớn. Trẻ em rất nhạy cảm, đôi khi là có thể “làm quá” một chút. Bản thân con có tới 2 anh chị em khác. Chỉ cần mẹ có bất kỳ hành động, hay lời nói nhỏ của ba mẹ. Cũng có thể làm con cảm thấy tủi thân,  đặt bản thân lên so sánh với tình yêu của ba mẹ dành cho anh chị em khác.

Đảm bảo sự quan tâm đồng đều cho các con
Đảm bảo sự quan tâm đồng đều cho các con

Có không ít gia đình đông con. Ba mẹ có thể là cố tình hay vô ý, không đặt sự quan tâm đồng đều cho các con. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sự thiếu công bằng trong gia đình dễ dẫn đến sự ganh ghét, đố kị với chính anh chị em ruột của mình. Nghiêm trọng hơn, các con có thể thấy lạc lõng, cô đơn. Trở lên khép kín, thiếu tự tin, suy nghĩ tiêu cực. Nghĩ rằng bản thân mình không đáng được yêu thương, về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm. 

Có nên sinh con thứ 3 hay không là một quyết định quan trọng. Mẹ và bố cần chuẩn bị thật tốt, dành nhiều sự quan tâm cho thiên thần nhỏ của mình. Mẹ nên căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp. Dành được sự quan tâm đều cho cả 3 bé. Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với con, đặc biệt là với bé lớn hơn. Để bé hiểu cho mẹ và cho em. Bé sẽ hiểu, nếu như ba mẹ nói. Thậm chí bé lớn còn giúp ba mẹ chăm sóc em và yêu thương em nhiều hơn.

1.4. Gia đình có thể bị “náo nhiệt” quá mức

Gia đình có thể bị “náo nhiệt” quá mức
Gia đình có thể bị “náo nhiệt” quá mức

Trẻ em luôn luôn hiếu động và “ồn ào”. Mẹ sẽ phải làm quen dần với sự “náo nhiệt”  bất đắc dĩ. Đến từ tiếng khóc, la hét của con. Tuy nhiên, đổi lại mẹ sẽ có một ngôi nhà tràn ngập sự đáng yêu. Không phải lúc nào con cũng khóc, khi con người. Cả gia đình sẽ tràn ngập yêu thương và sự ấm áp.

1.5 Công việc vặt trong nhà sẽ nhiều hơn

Từ việc rửa chén bát, giặt giũ, tắm rửa cho các con, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết… việc nhà sẽ tăng lên theo số lượng thành viên trong gia đình và mẹ sẽ phải vất vả hơn nữa.

1.6. Mẹ có thể cần thêm sự giúp đỡ

Với nhịp sống dường như ngày càng hối hả như hiện nay, việc có người giúp đỡ trong vấn đề chăm sóc con cái sẽ như một “phép màu” đối với bất kỳ gia đình nào. Nếu quyết định sinh con thứ ba, mẹ phải xác định rằng bản thân cần có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc các con.

Thực tế là có không ít bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải vừa vật lộn giữa công việc và nghĩa vụ của mình. Họ không muốn hoặc ngần ngại trong việc nhờ sự giúp đỡ từ người thân để rồi mọi thứ trở nên tệ hơn.

2. Những điều mẹ sẽ nhận được khi sinh con thứ 3

2.1. Ngôi nhà sẽ tràn đầy sức sống

Ngôi nhà sẽ tràn đầy sức sống nếu mẹ sinh con thứ 3
Ngôi nhà sẽ tràn đầy sức sống nếu mẹ sinh con thứ 3

Nếu như không khí trong nhà có phần tẻ nhạt hoặc hơi quá yên tĩnh chỉ với hai đứa trẻ, việc xuất hiện thêm thành viên thứ ba sẽ giúp phá tan đi bầu không khí tĩnh lặng đó. Sự có mặt của đứa trẻ này sẽ khiến cuộc sống của mọi người trở nên vui vẻ hơn, đồng thời lan truyền năng lượng tích cực cho các thành viên khác trong gia đình.

2.2. Nhà sẽ là nơi ấm cúng hơn

Khi dạy các con biết tin tưởng và quan tâm chăm sóc lẫn nhau, mẹ sẽ cảm thấy chúng dần trở nên gắn bó và gần gũi hơn. Lúc này, một mối dây liên kết giữa các thành viên được hình thành, ngôi nhà của mẹ dần trở nên ấm áp và đầy yêu thương. Cha mẹ nên khuyên dạy những đứa con lớn phải biết quan tâm và nhường nhịn cho em của mình và ngược lại.

2.3. Mẹ có thể chia sẻ trách nhiệm với con mình

Mẹ có thể chia sẻ trách nhiệm với con mình khi sinh con thứ 3
Mẹ có thể chia sẻ trách nhiệm với con mình khi sinh con thứ 3

Khi sinh con thứ ba, điều chắc chắn rằng những năm đầu tiên sẽ rất bận rộn với mẹ. Thế nhưng một khi bé đã lớn dần và những đứa con khác của bạn cũng lớn hơn, lúc này mẹ có thể chia sẻ công việc gia đình cho các con.

Nhiều gia đình đã biết tập cho con cách dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp quần áo ngay khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp các bé hiểu và có trách nhiệm hơn với gia đình, đồng thời bé cũng sẽ học được tính tự lập và dần hình thành những kỹ năng sống cần thiết khi không có cha mẹ bên cạnh. Đôi khi, mẹ cũng nên trao phần thưởng cho các bé sau khi giúp mẹ hoàn thành những công việc nhà bằng những bữa ăn ngon hoặc một món quà nhỏ hay buổi đi chơi công viên… để khích lệ.

2.4. Có thêm con thì niềm vui cũng nhân lên gấp bội

Bạn có biết tại sao nhiều người khi đến những khu vực nhiều trẻ con lại cảm thấy vui hơn hẳn? Lý do đơn giản là ai mà cảm thấy không vui, không yên bình khi ngắm nhìn nụ cười trong sáng đáng yêu từ những thiên thần nhỏ. Việc có nhiều con sẽ giúp mẹ không còn cảm thấy cô đơn. Những lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nhất, mẹ chỉ cần chơi đùa cùng con thôi là mọi ưu phiền đều tan biến hết.

3. Sinh con thứ 3 mẹ sẽ phải đánh đổi những gì?

Sinh con thứ 3 mẹ sẽ phải đánh đổi những gì?
Sinh con thứ 3 mẹ sẽ phải đánh đổi những gì?

Mọi thứ trong cuộc sống đều có cái giá của nó, kể cả việc khi mẹ sinh con thứ ba.

3.1. Những đêm mất ngủ không còn quá xa lạ

Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhất là với những gia đình có con bị rối loại giấc ngủ, các bé thường xuyên quấy khóc làm phiền giấc ngủ của bố mẹ. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là mẹ nên tranh thủ những giấc ngủ ngắn trong ngày khi có thể để lấy lại năng lượng, đảm bảo cho việc chăm con vào giấc khuya.

3.2. Căng thẳng hơn

Theo nhiều nghiên cứu khảo sát cho biết, việc sinh con thứ ba sẽ khiến các bậc phụ huynh trở nên căng thẳng hơn. Từ việc học hành của con đến việc các bé tranh nhau thức ăn, đồ chơi chỗ ngủ… cũng khiến bạn đau đầu. Ngoài ra, chưa kể đến việc vợ chồng phải lo tiền sinh hoạt hằng ngày cho cả gia đình 5 người. Điều này cũng đủ khiến mẹ thấy mệt mỏi hơn rồi.

3.3. Mẹ sẽ không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình

Mẹ sẽ không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình
Mẹ sẽ không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình

Nếu như trước đây mẹ có đủ thời gian cho việc tập thể dục hay chỉ đơn giản là ngồi tán gẫu một chút cùng bạn bè hoặc gọi điện thăm hỏi người thân thì giờ đây mẹ không còn thời gian cho những việc đó nữa. Thậm chí, có những lúc mẹ buộc phải ngừng làm việc chỉ để chăm con những lúc bé ngã bệnh. Việc chăm sóc con không phải là điều đơn giản và cần sự hy sinh rất nhiều từ mẹ.

3.4. Thiếu đi không gian sinh hoạt

Nếu mẹ đang sống trong một ngôi nhà rộng lớn thì việc sinh thêm một đứa trẻ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Với những gia đình phải sống trong một căn hộ nhỏ, chật hẹp thì ý định sinh con thứ ba cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Lũ trẻ sẽ cảm thấy tù túng trong không gian ấy, chưa kể việc mẹ sẽ cảm thấy bất tiện nếu cứ phải ngủ chung với con từ năm này đến năm nọ.

3.5. Vấn đề về công bằng và chia sẻ

Vấn đề về công bằng và chia sẻ khi mẹ sinh con thứ 3
Vấn đề về công bằng và chia sẻ khi mẹ sinh con thứ 3

Có nhiều con đồng nghĩa với việc mẹ phải đảm bảo sự công bằng giữa những đứa con của mình trong mọi mặt. Ngân sách eo hẹp khiến mẹ chỉ có thể sắm sửa cho đứa nhỏ nhất mà quên đi anh chị của bé. Việc này có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương rất nhiều, dù các con không nói ra. Điều tương tự sẽ xảy ra ngay trong bàn ăn khi mẹ bỗng nhiên thiên vị một đứa nào đấy bằng việc gắp cho nó một món ăn ngon hơn…

Việc sinh thêm con thứ ba cho vui nhà vui cửa là mong muốn của rất nhiều gia đình hiện nay. Tuy vậy, mẹ cần xem xét thêm nhiều khía cạnh khác hơn nữa để đảm bảo có thể nuôi dạy con một cách tốt nhất nhé!

Trên đây là những thay đổi rõ ràng nhất khi mẹ quyết định có nên sinh con thứ 3. Mẹ cần có sự chuẩn bị tối ưu nhất trong mọi chuyện. Sau đó mới đi đến quyết định này để đảm bảo con được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất, tuyệt vời nhất.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Kinh nghiệm vượt cạn an toàn và dễ dàng cho mẹ bầu

Lộn tử cung sau sinh và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết

Giỏ hàng 0