Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bình sữa thủy tinh là lựa chọn an toàn giúp mẹ chăm sóc và đảm bảo sức khỏe của con. Vì thủy tinh được nhào nặn công phu từ cát – chất liệu tự nhiên 100% an toàn. Đó cũng là lý do chuyên gia – bác sỹ khuyên mẹ nên dùng bình sữa thủy tinh. Cũng lý giải tại sao thế giới đang có xu thế chuyển dịch nhanh khi hầu hết các bà mẹ quay lại sử dụng loại bình này.

Chúng ta không thể thay thế Mẹ Thiên nhiên nhưng có thể lấy Người làm ví dụ. Trải qua bao thăng trầm về thời gian, đã đến lúc mọi thứ nên trở về xuất phát điểm ban đầu của nó. Tức là vạn vật cần trở về với tự nhiên, như mọi thứ trước kia vẫn thuộc về.  Điều này lý giải tại sao thế giới dần trở lại với xu thế sử dụng bình sữa thủy tinh. Cũng như xu hướng hiện nay các bà mẹ chuộng tiêu dùng và chăm sóc trẻ bằng các sản phẩm nguồn gốc thực vật rồi 100% hữu cơ…

1. Bình sữa thủy tinh được tạo ra từ những hạt cát như thế nào?

Đây thực sự là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mẩn và công phu hơn bạn tưởng. Các chuyên gia đã ghi lại 10 bước của quy trình sản xuất thủy tinh. Trong đó việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp. Cát tạo ra thủy tinh là cát tự nhiên – silica (cát thạch anh).

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn ở đây: Cách tạo ra bình thủy tinh an toàn cho bé

Bình sữa thuỷ tinh được tạo ra từ những hạt cát tự nhiên
Bình sữa thuỷ tinh được tạo ra từ những hạt cát tự nhiên

Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn. Vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không lẫn sắt, người thợ sẽ điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm mangan điôxít. Nói một cách so sánh thì quy trình này thực chất là một dòng chảy tự nhiên. Và đó chính là điều mà chúng ta quan tâm nhất. Bởi vì cảm giác tự nhiên trong khi cho con bú bình sẽ khiến sự thay đổi từ bú sữa mẹ đến bú bình dễ dàng hơn cho bạn và con bạn.

Kênh How to Make Everything trên Youtube đã thực hiện đoạn video ghi lại đầy đủ các công đoạn tạo ra thủy tinh từ cát. Từ việc tìm cát, nấu chảy cho tới “nhào nặn” thủy tinh. Mọi thứ diễn ra không hề dễ dàng. Cát nóng chảy ở nhiệt độ 1100 độ C. Sau đó là hàng loạt kĩ năng điêu luyện mới có thể tạo ra một chiếc bình sữa thủy tinh đúng nghĩa.

2. Tại sao thủy tinh lại đảm bảo an toàn?

2.1. Nguyên liệu từ cát

Như đã phân tích ở trên, chất liệu tạo lên thủy tinh là cát – một chất liệu thuộc về tự nhiên. Chúng được đánh giá là an toàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ, từ trẻ sơ sinh.

Thủy tinh có khả năng chịu nhiệt cao. Một số thương hiệu uy tín còn sản xuất thủy tinh theo công nghệ chịu nhiệt nhà bếp, chống sốc nhiệt lên đến 600 độ C.

Bình sữa thuỷ tinh đảm bảo an toàn cho bé
Bình sữa thuỷ tinh đảm bảo an toàn cho bé

Yếu tố đảm bảo tối đa sự an toàn cho bé là trong quá trình vệ sinh khi đun sôi, khử trùng thì các loại bình này không giải phóng Bisphenol A (BPA). Đây là một chất cực độc cho não bộ của trẻ sơ sinh thoát ra trong quá trình đun nóng.

2.2. Đảm bảo tối đa sự an toàn cho bé

Ngoài ra, với đặc tính siêu cứng, chống bám cặn (anti-PH), bình thủy tinh an toàn cho bé nhờ khả năng dễ làm sạch. Đồng thời khó bị chầy xước và rạn nứt. Bởi vết chầy, vết rạn nứt là ổ cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Thêm vào đó, chất liệu thủy tinh cũng giữ nhiệt lâu hơn, giữ độ nóng và đảm bảo chất lượng cho sữa. Từ đó chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bé (tránh đau bụng, chướng bụng…).

Việc tạo ra bình sữa thủy tinh không hề đơn giản. Do vậy, giá bình thủy tinh luôn cao hơn các bình sữa cùng dung tích khác trên thị trường.

Quyền lựa chọn bình sữa thủy tinh hay chất liệu khác (nhựa, silicone) hoàn toàn phụ thuộc vào tiêu chí của mẹ. Đó là mẹ coi trọng tiêu chí nào nhất khi chọn mua sản phẩm chăm sóc đúng nghĩa cho con. Nếu chọn an toàn thì bình sữa thủy tinh là lựa chọn đầu tiên. Vì nó đảm bảo độ an toàn cao nhất. Cả thế giới đã và đang trở lại xu hướng sử dụng bình sữa thủy tinh như trước kia đã từng.

Xem thêm: 

“Con cái là lộc trời cho, bao giờ đến thì đến”. Đây hẳn là suy nghĩ của không ít cặp vợ chồng. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi nào các mẹ biết tin mình mang bầu mới chuẩn bị. Bởi, chuẩn bị mang thai càng kỹ, càng cẩn thận bao nhiêu, các mẹ sẽ càng cảm thấy tự tin, yên tâm bấy nhiêu. Hãy tìm hiểu ngay 19 điều cần làm trước khi mang thai sau đây nhé.

1. Tiết kiệm tiền, chi tiêu thông minh – điều cần làm trước khi mang thai

Kể từ khi bạn có thai, sinh em bé cho đến khi em bé lớn, hai vợ chồng cần một khoản chi phí rất lớn. Vì vậy, trước khi mang thai, hoạch định tài chính cho cả gia đình là một việc hết sức quan trọng.

Tiết kiệm tiền trước khi mang thai
Tiết kiệm tiền trước khi mang thai

Các bạn có thể lên kế hoạch để có một khoản tiền tiết kiệm, làm thêm, đi đầu tư… Miễn là khi có em bé, cả hai vợ chồng có một khoản tiền đủ lớn.

Chi tiêu thông minh

Lúc chưa có con, hai vợ chồng có thể chi tiêu thoải mái, không nghĩ ngợi gì quá nhiều. Nhưng đến khi bạn có bầu, sẽ có rất nhiều khoản phát sinh. Chưa kể đến lúc bé sinh ra, cuộc sống và tình hình tài chính sẽ thay đổi rất nhiều.

Vì vậy, trước khi mang thai, bạn hãy tính toán số tiền cần chi tiêu cho bé, ngân sách hàng tháng kể từ ngày có bé. Sau đó, thử áp dụng ngân sách này ngay từ tháng tới. 

Chi tiêu thông minh, làm chủ tài chính
Chi tiêu thông minh, làm chủ tài chính

Mục đích để bạn và chồng bạn không bỡ ngỡ khi thấy có rất nhiều khoản tiền phải chi, khi thu nhập đầu vào thì vẫn như mọi tháng mà số tiền chi ra lại tăng lên rất nhiều.

Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn mình cần kiếm thêm bao nhiêu, cắt giảm chi tiêu ở những khoản nào thực sự không cần thiết và biết cách chi tiêu thông minh hơn.

2. Bỏ thói quen không lành mạnh

Khi có bầu, cơ thể bạn sẽ đòi hỏi rất nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng để nuôi em bé. Những thói quen lành mạnh sẽ giúp cơ thể bảo vệ em bé tốt hơn khỏi dị tật bẩm sinh hay các biến chứng khác.

Duy trì những thói quen lành mạnh
Duy trì những thói quen lành mạnh

Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy bỏ những thói quen không lành mạnh, có thể gây tổn hại đến sức khoẻ của bạn. Chẳng hạn: hút thuốc và lạm dụng chất gây nghiện có thể gây hại cho em bé và làm tăng nguy cơ sinh non.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn thực phẩm bổ dưỡng và cắt giảm đồ ăn không thực sự tốt cho sức khoẻ rất quan trọng. Nhất là nếu bạn đang thừa cân. 

Ăn thực phẩm bổ dưỡng
Ăn thực phẩm bổ dưỡng

Cố gắng bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm nhiều canxi (như sữa) mỗi ngày. Ăn nhiều nguồn protein: các loại hạt, thịt gia cầm, …

4. Xây dựng chương trình luyện tập

Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khoẻ, dù bạn có ý định mang thai hay không. Vì vậy, ngay từ bây giờ, xây dựng và tuân theo chương trình luyện tập sẽ giúp bạn có được một sức khoẻ dẻo dai.

Luyện tập thường xuyên để có một cơ thể khoẻ mạnh
Luyện tập thường xuyên để có một cơ thể khoẻ mạnh

Chương trình luyện tập bạn có thể tự xây dựng cho bản thân hoặc đến phòng tập và theo hướng dẫn của PT. Nếu không có đủ thời gian, bạn có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày. Tập yoga cũng là một bộ môn tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.

5. Củng cố mối quan hệ

Không ít cặp vợ chồng hy vọng rằng con cái sẽ giúp cải thiện mối quan hệ của họ. Nhưng sự thật là việc nuôi dạy con cái có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ, bởi rất nhiều yếu tố.

Củng cố mối quan hệ vững chãi, bền chặt
Củng cố mối quan hệ vững chãi, bền chặt

Vì vậy, luôn làm cho mối quan hệ trở nên thật vững chắc, khi đó giúp người phụ nữ có tâm trạng thoải mái, dễ mang thai hơn. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ không phải chịu nhiều áp lực tâm lý hay lo lắng nhiều đến những vấn đề trong bất kỳ mối quan hệ nào.

6. Tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty

Đây là một trong những thông tin cũng khá quan trọng bạn cần tìm hiểu kỹ. 

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn có thể tải về và đọc chi tiết tại đây.

Chủ động tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty
Chủ động tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty

Bài viết đã tóm tắt một số ý để các mẹ có thể hình dung cụ thể hơn:

6.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: 

  • Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
  • Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. 

6.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý 

  • Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày
  • Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
  • Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

6.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Chế độ nghỉ khi sinh con
Chế độ nghỉ khi sinh con

(*)

  • Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên. 

6.4. Ngoài ra: 

  • Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
  • Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể vào đọc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nhé.

7. Lên lịch thăm khám

Khám sức khoẻ định kỳ là một việc cần thiết và nên làm. Nhất là khi bạn có ý định mang bầu. Bạn sẽ biết thực trạng sức khoẻ của bạn và chồng như thế nào, lúc nào có thai là tốt nhất.

Đặc biệt, khi đi thăm khám trước khi mang bầu, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử sức khoẻ của bạn và gia đình, sức khoẻ hiện tại và bất kỳ loại thuốc/ thực phẩm chức năng nào bạn đang sử dụng.

Một số loại thuốc/ thực phẩm chức năng không an toàn cho thai kỳ và cần phải dừng lại nếu bạn có bầu.

Lên lịch thăm khám trước khi mang thai
Lên lịch thăm khám trước khi mang thai

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về:

  • Chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục
  • Những thói quen không lành mạnh nên bỏ
  • Nên dùng vitamin nào
  • Tiêm chủng vắc xin nào
  • Kiểm tra khả năng miễn dịch đối với một số bệnh: thuỷ đậu, rubella

Ngoài ra, nếu người phụ nữ gặp vấn đề về sức khoẻ như hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị tốt nhất. 

8. Sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm di truyền (xét nghiệm DNA) cho phép phân tích gen có khả năng gây bệnh di truyền. Xét nghiệm di truyền được chia thành rất nhiều loại: sàng lọc sơ sinh, xét nghiệm chuẩn đoán, xét nghiệm thể mang,…

Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai
Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai

Những cặp vợ chồng có ý định có con có thể làm xét nghiệm thể mang (Carrier Screening). Carrier Screening là xét nghiệm được sử dụng để xác định xem một người có mang bản sao của gen bị đột biến gây ra các rối loạn di truyền hay không. Hiểu đơn giản là xác định nguy cơ mà em bé có thể mắc phải các bệnh di truyền.

9. Uống Acid Folic

Uống bổ sung Acid Folic vô cùng quan trọng. Uống 400 microgram (mcg) acid folic mỗi ngày, trong ít nhất một tháng trước khi bạn thụ thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này giúp giảm khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh (neural-tube defects) từ 50 đến 70% theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Uống acid folic cũng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh khác.

Bổ sung acid folic trước khi mang thai
Bổ sung Acid Folic trước khi mang thai

Bạn có thể mua bổ sung acid folic tại nhà thuốc hoặc dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh. Kiểm tra bảng thành phần để đảm bảo vitamin tổng hợp đó chứa 400 mcg acid folic mà bạn cần.

Ngoài ra, bạn cũng hãy kiểm tra để đảm bảo rằng vitamin tổng hợp đó không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2.565 IU) vitamin A, trừ trường hợp chúng ở dạng beta-carotene. Bổ sung quá nhiều dạng vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

Để an toàn nhất, tốt hơn hết, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.

10. Kiểm tra lượng Caffeine

Mặc dù chưa có con số chính xác bao nhiêu caffeine là an toàn cho bà bầu, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai hay đang cố gắng thụ thai nên tránh tiêu thụ một lượng lớn caffeine. Quá nhiều caffeine có liên quan đến nguy cơ sảy thai trong một số nghiên cứu.

Kiểm tra lượng caffeine uống vào hàng ngày
Kiểm tra lượng caffeine uống vào hàng ngày

The March of Dimes khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffeine ở mức 200 miligram mỗi ngày. Tương đương với:

  • 1 tách espresso mạnh
  • 3 tách cà phê hoà tan
  • 4 tách trà mạnh

Đây là phần 1 của bài viết về 19 điều cần làm trước khi mang thai. Các bạn hãy tham khảo và đọc ngay phần 2 để hiểu đầy đủ nhất và có thêm những kiến thức hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo

1. British Medical Associated (2014) Smoking and reproductive life; The impact of smoking on sexual, reproductive and child health, page 13

2. Clinical Knowledge Summaries (Aug 2017) Pre-conception advice and management https://cks.nice.org.uk/pre-conception-advice-and-management

3. Sue Macdonald, Gail Johnson, Mayes’ Midwifery. (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 312.

4. Fontana R and Della Toore S, The Deep Correlation between Energy Metabolism and Reproduction: A view on the effects of Nutrition for women fertility, Nutrients. 2016 Feb 11;8(2):87. doi: 10.3390/nu8020087 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26875986

5. Buck Louis, GM, et al, Lifestyle and pregnancy loss in a contemporary cohort of women recruited before conception: The LIFE Study, Fertility and Sterility www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/fulltext

6. Food Standards Agency Food additives (updates 9/01/2018) www.food.gov.uk/science/additives/energydrinks

7. NHS Choices (accessed 01/05/2018) How can I improve my chances of becoming a dad?,  Page last reviewed: 24/07/2017 Next review due: 24/07/2020 https://www.nhs.uk/chq/Pages/1909.aspx?CategoryID=61&SubCategoryID=613 Sue Macdonald and Gail Johnson Mayes’ Midwifery (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 267

8. NICE Guidelines (2010)  Weight management before, during and after pregnancy, National Institute for Health and Care Excellence

9. Cleland V, Granados A, Crawford D, Winzenberg T, Ball K. Effectiveness of interventions to promote physical activity among socioeconomically disadvantaged women: a systematic review and meta‐analysis. Obesity Reviews. 2013;14(3):197-212.

10. Clinical Knowledge Summaries (Feb 2018) Alcohol – problem drinking  https://cks.nice.org.uk/alcohol-problem-drinking

11. NICE Guideline (2013) Fertility problems: assessment and treatment National Institute for Health and Care Excellence

12. NHS Choices (accessed 01/05/2018) Drinking alcohol while pregnant Page last reviewed: 14/01/2017 Next review due: 14/01/2017 https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/alcohol-medicines-drugs-pregnant/

13. The Royal College of obstetricians and gynaecologists (2018) Alcohol and pregnancy https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/alcohol-and-pregnancy/

14. NHS Choices (accessed 01/04/2017) Can I have a cervical screening test during pregnancy? Page last reviewed: 20/04/2015 Next review due: 30/04/2018 www.nhs.uk/chq/Pages/1646.aspx?CategoryID=69&SubCategoryID=697

15. NHS and Public Health England Thinking of getting pregnant? Make sure you’re protected against German measles  https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/675204/Thinking_of_getting_pregnant_GermanMeasles_A5booklet_2018.pdf

16. NICE (2015) Diabetes in pregnancy: management of diabetes and its complications from preconception to the postnatal period, NICE guideline, National Institute for Health and Care Excellence

Tiếp nối 10 điều trong bài viết trước “19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai“, Góc của mẹ gửi đến các bạn phần 2 với 9 điều sau đây. 19 điều này chắc chắn sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích và ý nghĩa cho bất kỳ những ai đang chuẩn bị mang thai. Khám phá tiếp nào!

11. Theo dõi trọng lượng để cơ thể luôn khoẻ mạnh trước khi mang thai

Bạn sẽ dễ mang bầu hơn nếu bạn có cân nặng hợp lý. Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số cân nặng để biết xem bạn có thừa cân hay thiếu cân. Chỉ số BMI lý tưởng trước khi thụ thai là từ 18,5 đến 24,9.

11.1.Thừa cân

Có chỉ số BMI cao (>25) có thể làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Thừa cân cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề sinh sản ở nam giới.

Nếu chỉ số BMI rất cao (>30), việc giảm cân là điều cực kỳ cần thiết phải làm để có thể có sức khoẻ tốt nhất trước khi có bầu.

Theo dõi và điều chỉnh trọng lượng cơ thể
Theo dõi và điều chỉnh trọng lượng cơ thể

11.2.Thiếu cần

Chỉ số BMI thấp (<18,5) cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ra các vấn đề sức khoẻ khi mang thai. Lời khuyên cho những bạn có chỉ số BMI thấp là tăng cân dần dần với chế độ ăn uống hợp lý.  

Chỉ số BMI thấp hoặc cao có thể khiến một số phụ nữ khó mang thai hơn. Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều khả năng gặp biến chứng khi mang thai. Phụ nữ có chỉ số BMI thấp có khả năng sinh con thiếu cân.

BMI không phải là tất cả, tuy nhiên, duy trì cân nặng ở mức hợp lý và phù hợp sẽ giúp bạn có một sức khoẻ tốt, đặc biệt trong thai kỳ.

12. Gặp nha sĩ

Khi chuẩn bị mang thai, bạn hãy kiểm tra sức khoẻ răng miệng. Bởi sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến bạn dễ mắc bệnh về răng nướu hơn. Nồng độ progesterone và estrogen cao có thể khiến nướu phản ứng cao với vi khuẩn có trong mảng bảm. Từ đó có thể dẫn đến nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi bạn đánh răng/ dùng chỉ nha khoa.

Chỉ cần chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt trước khi mang thai là bạn có thể giảm những khó chịu này trong thai kỳ.

Kiểm tra sức khoẻ răng miệng
Kiểm tra sức khoẻ răng miệng

13. Xem xét sức khoẻ tinh thần

Theo Alice Domar – giám đốc của The Domar Center for Mind/Body Health ở Boston IVF cho biết: Phụ nữ trầm cảm có khả năng gặp vấn đề về khả năng sinh sản cao gấp đôi so với phụ nữ không mặc bệnh. 

Luôn giữ tinh thần thoải mái
Luôn giữ tinh thần thoải mái

Bà cho biết thêm, tất cả phụ nữ, đặc biệt những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm, hãy kiểm tra sức khoẻ tinh thần trước khi mang thai. Nếu một người phụ nữ thấy các dấu hiệu trầm cảm: mất năng lượng, cảm giác tuyệt vọng, thiếu ngủ hoặc ngủ li bì,… cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

14. Tránh nhiễm trùng

Điều quan trọng phải tránh xa các bệnh nhiễm trùng khi bạn đang cố gắng mang thai, nhất là những bệnh có thể gây hại cho em bé.

Bạn nên tránh xa một số loại thực phẩm như tiết canh, gia cầm sống hoặc chưa nấu chín. Những thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh listeriosis. Đây là căn bệnh do thực phẩm gây nên, có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.

Bạn cũng nên tránh xa những loại nước ép chưa được tiệt trùng vì chúng có thể chứa vi khuẩn salmonella hoặc E. coli.

Tránh xa thực phẩm như tiết canh, gia cầm sống hoặc chưa nấu chín
Tránh xa thực phẩm như tiết canh, gia cầm sống hoặc chưa nấu chín

Đảm bảo tủ lạnh của bạn để ở nhiệt độ 2-4 độ C, tủ đông bằng hoặc dưới -18 độ C để giữ lạnh thực phẩm.

Đặc biệt, bạn hãy nhớ tiêm phòng cúm để tránh bị cúm khi mang thai. Bị cúm trong khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi hoặc sinh non. 

15. Tính ngày rụng trứng

Một số phụ nữ chỉ cần ngừng sử dụng biện pháp tránh thai khi họ sẵn sàng mang thai. Có những người cần theo dõi ngày rụng trứng cụ thể hơn để tăng khả năng thụ thai

Tính ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai
Tính ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai

Góc của mẹ có bài viết chi tiết về dấu hiệu và cách xác định ngày rụng trứng. Bạn có thể vào đây để đọc chi tiết nhé.

16. Bổ sung thêm các loại vitamin mà bạn cần

Ngoài acid folic bạn cần bổ sung, có thêm một số vitamin khác bạn cũng có thể tham khảo:

  • Iot – có lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, thính giác, sự vận động của trẻ
  • Sắt – thiếu sắt có thể khiến cơ thể luôn mệt mỏi
  • Dầu cá
  • Vitamin D3
Bổ sung vitamin cần thiết cho cả vợ và chồng
Bổ sung vitamin cần thiết cho cả vợ và chồng

Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng cần bổ sung những vitamin có lợi cho khả năng sinh sản của nam giới:

  • Ubiquinol – giúp bảo vệ tế bào tinh trùng
  • Conenzyme Q10 – hỗ trợ “năng lượng” và khả năng vận động của tế bào tinh trùng
  • Kẽm – đóng vài trò thiết yếu đối với sức khoẻ sinh sản nam giới
  • Selenium – cần thiết cho sản xuất tinh trùng
  • Vitamin D – liên quan đến khả năng vận động của tinh trùng

17. Tạo danh sách những nơi bạn muốn đến

Khi có em bé, cuộc sống của hai vợ chồng sẽ bận rộn hơn, sang một “trang mới”. Vì vậy, trước khi có bé, bạn hãy lên danh sách những nơi bạn muốn đi. Có thể là đó là những nơi bạn muốn đi cùng chồng hoặc với hội bạn thân.

Lên danh sách xong rồi thì đi và tận hưởng nào!

Lên danh sách những nơi bạn muốn đến
Lên danh sách những nơi bạn muốn đến

Mục đích của điều này là để bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc thoải mái, tự do khi chưa có bé. Từ đó giúp bạn mang lại tâm trạng tốt nhất. 

Đến khi có bé rồi, những lúc đi chơi, đi du lịch,… trải nghiệm và cảm giác lúc đó sẽ hoàn toàn khác.

 18. Làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung

Nếu bạn ở độ tuổi từ 24 – 49, bạn nên làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung 3 năm một lần. Tốt nhất nên đi làm xét nghiệm trước khi bạn có thai để có kết quả chính xác nhất.

Làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung
Làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung

 19. Tiêm vắc xin ngừa MMR

MMR là viết tắt của 3 bệnh Measles, Mumps, Rubella – sởi, quai bị và rubella. Rubella rất nguy hiểm đối với sự phát triển của em bé, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tiêm vắc xin ngừa MMR
Tiêm vắc xin ngừa MMR

Tiêm vắc xin ngừa MMR giúp bảo vệ mẹ và em bé. Nếu bạn chưa tiêm phòng vắc xin 3 loại bệnh này, hãy làm ngay bạn nhé.

Vậy là đã đủ 19 điều cần làm trước khi mang thai Góc của mẹ muốn gửi đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tự tin, chủ động hơn trong việc chuẩn bị và mang thai. Các mẹ hãy like, share để nhiều mẹ khác cũng biết đến những thông tin hữu ích này nhé.

Nguồn tham khảo

1. British Medical Associated (2014) Smoking and reproductive life; The impact of smoking on sexual, reproductive and child health, page 13

2. Clinical Knowledge Summaries (Aug 2017) Pre-conception advice and management https://cks.nice.org.uk/pre-conception-advice-and-management

3. Sue Macdonald, Gail Johnson, Mayes’ Midwifery. (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 312.

4. Fontana R and Della Toore S, The Deep Correlation between Energy Metabolism and Reproduction: A view on the effects of Nutrition for women fertility, Nutrients. 2016 Feb 11;8(2):87. doi: 10.3390/nu8020087 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26875986

5. Buck Louis, GM, et al, Lifestyle and pregnancy loss in a contemporary cohort of women recruited before conception: The LIFE Study, Fertility and Sterility www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/fulltext

6. Food Standards Agency Food additives (updates 9/01/2018) www.food.gov.uk/science/additives/energydrinks

7. NHS Choices (accessed 01/05/2018) How can I improve my chances of becoming a dad?,  Page last reviewed: 24/07/2017 Next review due: 24/07/2020 https://www.nhs.uk/chq/Pages/1909.aspx?CategoryID=61&SubCategoryID=613 Sue Macdonald and Gail Johnson Mayes’ Midwifery (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 267

8. NICE Guidelines (2010)  Weight management before, during and after pregnancy, National Institute for Health and Care Excellence

9. Cleland V, Granados A, Crawford D, Winzenberg T, Ball K. Effectiveness of interventions to promote physical activity among socioeconomically disadvantaged women: a systematic review and meta‐analysis. Obesity Reviews. 2013;14(3):197-212.

10. Clinical Knowledge Summaries (Feb 2018) Alcohol – problem drinking  https://cks.nice.org.uk/alcohol-problem-drinking

11. NICE Guideline (2013) Fertility problems: assessment and treatment National Institute for Health and Care Excellence

12. NHS Choices (accessed 01/05/2018) Drinking alcohol while pregnant Page last reviewed: 14/01/2017 Next review due: 14/01/2017 https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/alcohol-medicines-drugs-pregnant/

13. The Royal College of obstetricians and gynaecologists (2018) Alcohol and pregnancy https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/alcohol-and-pregnancy/

14. NHS Choices (accessed 01/04/2017) Can I have a cervical screening test during pregnancy? Page last reviewed: 20/04/2015 Next review due: 30/04/2018 www.nhs.uk/chq/Pages/1646.aspx?CategoryID=69&SubCategoryID=697

15. NHS and Public Health England Thinking of getting pregnant? Make sure you’re protected against German measles  https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/675204/Thinking_of_getting_pregnant_GermanMeasles_A5booklet_2018.pdf

16. NICE (2015) Diabetes in pregnancy: management of diabetes and its complications from preconception to the postnatal period, NICE guideline, National Institute for Health and Care Excellence

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, chuẩn bị trước khi mang thai là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Góc của mẹ gửi đến các bạn những điều cần biết khi mang thai để rõ hơn, không bỡ ngỡ khi mang bầu. Mục đích cuối cùng vẫn là có một thai kỳ khoẻ mạnh ngay từ đầu.

1.Những điều cần biết khi mang thai 

1.1.Tỷ lệ có thai

Tỉ lệ có thai sẽ giảm dần theo độ tuổi
Tỉ lệ có thai sẽ giảm dần theo độ tuổi

Một cặp vợ chồng khoẻ mạnh, độ tuổi từ 20 đến 30 có khoảng 25 – 30% cơ hội mang thai mỗi tháng, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG).

Mặc dù con số này có vẻ thấp nhưng trong khoảng một năm, cơ hội thụ thai khoảng 75 – 85%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi.

1.2.Điều gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Nếu bất kỳ yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng (hoặc bạn nghĩ là có thể ảnh hưởng), hãy chủ động đi thăm khám và gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể bạn nhé.

Tuổi tác

Khả năng sinh sản giảm dần theo độ tuổi. Ví dụ: một người phụ nữ 30 tuổi khoẻ mạnh có khoảng 20% cơ hội mang thai mỗi tháng. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ này giảm xuống 5% mỗi tháng.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Hút thuốc

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), có tới 13% trường hợp vô sinh ở nữ do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản ở nam giới. Vì nó có thể giảm quá trình sản xuất tinh trùng.

Trọng lượng cơ thể

Chỉ số BMI ở mức quá cao (thừa cân/ béo phì) có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi tình trạng thiếu cần có thể làm ngừng quá trình rụng trứng. 

Theo ASRM, 12% của những trường hợp vô sinh là kết quả của việc người phụ nữ có cân nặng quá ít hoặc quá nhiều.

Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là một điều cực kỳ quan trọng, đảm bảo khả năng thụ thai cao cũng như thai kỳ khoẻ mạnh.

Điều chỉnh trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp
Điều chỉnh trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp

1.3.Các vấn đề sức khoẻ

Những yếu tố có thể làm giảm khả năng sinh sản:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • U xơ tử cung
  • Các bất thường của tử cung do phẫu thuật trước đó
Những vấn đề liên quan đến tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Những vấn đề liên quan đến tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các bệnh khác nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai. Chẳng hạn bệnh thận, tuyến giáp, thiếu máu hồng cầu ở nam giới.

Vì vậy, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là việc hết sức cần thiết để đảm bảo luôn làm chủ được tình trạng sức khoẻ hiện tại.

1.4.Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt không đều do mất cân bằng nội tiết tố hay PCOS, vấn đề cân nặng hoặc dùng thuốc, đều có thể khiến khả năng thụ thai khó khăn hơn.

1.5.Rối loạn tự miễn dịch

Autoimmune disorders – bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào mô của chính cơ thể đó. 

Autoimmune disorders – rối loạn tự miễn dịch
Autoimmune disorders – rối loạn tự miễn dịch

Sự tự miễn có thể gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng, huỷ diệt các mô, tế bào của chính cơ thể. Điển hình, bệnh tự miễn dịch gây nên bệnh Lupus hoặc các bệnh của tuyến giáp. Và Lupus cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của phụ nữ.  

1.6.Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections – STIs) không được điều trị có thể dẫn đến viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease – PID). PID có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ống dẫn trứng, tử cung, các mô xung quanh, gây khó khăn cho việc mang thai. Thậm chí không thể mang thai.

Tuy nhiên, nếu điều trị STI kịp thời có thể giúp người phụ nữ tránh được PID.

Chủ động phòng, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Chủ động phòng, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

1.7.Phơi nhiễm với độc tố môi trường (do nghề nghiệp)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu, hoá chất công nghiệp. Nhất là đối với một số ngành nghề nhất định có thể làm giảm cơ hội thụ thai. 

Giữ môi trường xung quanh xanh, sạch
Giữ môi trường xung quanh xanh, sạch

Đối với phụ nữ, những chất độc này có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí sản xuất nhiều hormone giới tính và làm giảm khả năng sinh sản.

Đối với nam giới, chúng có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm nồng độ hormone, giảm số lượng tinh trùng.

1.8.Tập thể dục quá sức

Ngay cả khi bạn có cân nặng bình thường, việc tập thể dục quá sức (hoặc quá lâu) cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh con. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, những phụ nữ có cân nặng bình thường (chỉ số BMI dưới 25) tập thể dục với cường độ cao hơn 5 giờ một tuần có thể khó mang thai hơn.

Tập thể dục điều độ, khoa học giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn
Tập thể dục điều độ, khoa học giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không nên tập thể dục. Việc tập thể dục thường xuyên, điều độ, vừa phải giúp tăng khả năng sinh sản ở nữ giới.

Trên đây là những điều cần biết trước khi mang thai Góc của mẹ gửi đến các bạn. Sinh con là thiên chức của người mẹ. Nhưng để có một thai kỳ khoẻ mạnh đòi hòi cả hai vợ chồng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần. Hi vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho những ai đã, đang và sẽ trở thành cha mẹ.

Nguồn tham khảo:

Thay vì phải chờ đủ ngày để đến phòng khám/ bệnh viện kiểm tra xem bạn thực sự đang có thai hay không, hãy xem ngay 12 dấu hiệu mang thai sớm sau. Có những dấu hiệu mang thai sớm này chứng tỏ khả năng mình mang bầu là cao lắm đó. Cùng kiểm tra xem bạn nhé!

1. Chậm kỳ kinh – dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên

Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nhưng rất hiếm người có chu kỳ cố định qua mỗi tháng mà không xê dịch ngày nào. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt: thay đổi môi trường, stress, chế độ sinh hoạt, ăn uống,… 

Nếu chu kỳ kinh tiếp theo trễ khoảng 7 – 10 ngày trở lên, khả năng có thai khá cao. Lúc này, bạn có thể mua que để thử tại nhà nhé!

Chậm kỳ kinh – dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên
Chậm kỳ kinh – dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên

Lưu ý khi thử thai: để có kết quả chuẩn nhất, bạn hãy thử thai vào sáng sớm nhé. Nếu que thử chỉ hiện một vạch nhưng bạn vẫn không thấy “đến ngày” thì vẫn chưa khẳng định hoàn toàn là bạn “dính” bầu đâu. Bạn hãy xem thêm những dấu hiệu mang thai sớm khác dưới đây nhé!

2. Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Một số phụ nữ có thể cảm thấy kiệt sức trong suốt thời kỳ mang thai, trong khi một số khác lại thấy khá bình thường. Dù triệu chứng mệt mỏi ở mỗi phụ nữ mang thai có xu hướng thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường khi mang thai.

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến khi mang thai
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến khi mang thai

Mệt mỏi khi mang thai phổ biến hơn trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Dấu hiệu này có xu hướng biến mất trong tam cá nguyệt thứ hai. Và thường quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba.

Nguyên nhân mệt mỏi – Thay đổi nội tiết

Khi mang thai sớm, thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi. Cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Lượng đường trong máu và huyết áp cũng thấp hơn. Hormone, đặc biệt là progesterone tăng lên, là nguyên nhân khiến phụ nữ cảm thấy buồn ngủ. 

Thêm một điều nữa, thay đổi cảm xúc trong khi mang thai cũng góp phiền khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.

3. Nhạy cảm với mùi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến ⅔ phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng với mùi hương xung quanh, nhất là trong ba tháng đầu. Mức độ nhạy cảm với mùi sẽ khác nhau đối với mỗi phụ nữ mang thai. Một số người có thể thấy nhạy cảm mức độ nhẹ đến trung bình. Nhưng có những người lại cảm thấy rất dữ dội.

⅔ phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng với mùi hương xung quanh
⅔ phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng với mùi hương xung quanh

Một số mùi phổ biến có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu như thịt, cá, tỏi, hành tây, trứng, cà phê, rượu, thuốc lá, mùi ẩm mốc,…

Có một vài giả thuyết lý giải cho nguyên nhân việc nhạy cảm với mùi:

3.1. Thay đổi nội tiết tố

Trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ, nồng độ hormone estrogen và hCG (human chorionic gonadotropin) tăng lên. Sự thay đổi về nồng độ hCG có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi về khứu giác, cường độ nôn và buồn nôn. Hormone này có thể là nguyên nhân chính của những thay đổi về mùi vị của bạn.

3.2. Cơ chế bảo vệ

Nhạy cảm về khứu giác có thể là một cơ chế bảo vệ để tránh xa độc tố và các chất nguy hiểm tiềm tàng có thể gây hại cho em bé. Sự thay đổi khứu giác tăng cao thường vào đầu thai kỳ. Đây là khoảng thời gian em bé nhạy cảm nhất với các chất có hại này.

4. Ốm nghén/ buồn nôn

Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm
Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm

Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và thường bắt đầu và khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Vì khứu giác trở nên nhạy cảm hơn ở một số phụ nữ mang thai, ốm nghén có thể khiến nhiều phụ nữ có ác cảm với một số loại thực phẩm hoặc mùi.

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén sẽ dừng lại sau tuần thứ 12.

Nhiều mẹ ngay khi bản thân có dấu hiệu mang bầu đã đặt biệt danh cho bé yêu trong bụng. Mẹ thường dùng cái tên này để gọi yêu cũng như nói chuyện với bé hằng ngày. Đặt tên con trai, tên con gái tiếng Trung cũng là 1 cách đặt biệt danh cho bé. Mời mẹ tham khảo các biệt danh tiếng Anh theo tên cho bé từ Góc của mẹ nhé.

5. “Ác cảm” với đồ ăn/ thực phẩm

Thèm đồ ăn hay ác cảm với đồ ăn là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ. Lượng hormone hCG tăng gấp nhiều lần trong ba tháng đầu thai kỳ.

Thay đổi cảm xúc với đồ ăn
Thay đổi cảm xúc với đồ ăn

Buồn nôn và ác cảm với thực phẩm là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng có trường hợp những triệu chứng mang thai này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. 

6. Tâm trạng thay đổi thất thường

Thay đổi tâm trạng khi mang thai có thể gây ra bởi sự căng thẳng về thể chất, mệt mỏi, thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc do hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi đáng kể về mức độ hormone có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh. Đó là các hoá chất giúp điều chỉnh tâm trạng.

Sự thay đổi tâm trạng chủ yếu diễn ra trong 3 tháng đầu tiên, từ 6 đến 10 tuần. Và sau đó sẽ diễn ra trong tam cá nguyệt thứ 3 – lúc bạn chuẩn bị sinh.

Thay đổi tâm trạng khi mang thai
Thay đổi tâm trạng khi mang thai

Đọc thêm bài viết Một số cách giảm căng thẳng khi mang thai.

Nếu tâm trạng bạn thay đổi, kéo dài hơn 2 tuần và cảm giác không khá hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Bởi trong thời kỳ mang thai, khả năng trầm cảm có thể xảy ra.

Một số triệu chứng trầm cảm có thể gặp:

  • Lo lắng liên tục, mức độ tăng cao
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì quá lâu

Nếu sự thay đổi tâm trạng trở nên dữ dội hơn, thường xuyên hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.

7. Ngực to hơn, nhạy cảm hơn

Sự thay đổi ở ngực có thể bắt đầu sớm nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai. Nguyên nhân chính vẫn xoay quanh việc thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều hormone estrogen và progesterone hơn. 

Sự thay đổi ở ngực có thể bắt đầu sớm nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai
Sự thay đổi ở ngực có thể bắt đầu sớm nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai

Trước chu kỳ kinh nguyệt, sự gia tăng hormone cũng có thể xảy ra, bạn cũng có thể cảm thấy ngực đau/ căng tức. Khi mang thai, ngực bạn cũng có cảm giác tương tự.

Lớp mỡ ở ngực sẽ dày lên, tuyến sữa phát triển hơn, lưu lượng máu tăng lên. Những thay đổi này là một bước chuẩn bị cho em bé ti sau này.

8. Đầu ngực sẫm màu hơn

Khi mang thai, khu vực xung quanh núm vú trở nên tối màu hơn, đường kính lớn hơn. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là một hoặc hai tuần sau khi thụ thai. 

Khu vực xung quanh núm vú trở nên tối màu hơn, đường kính lớn hơn.
Khu vực xung quanh núm vú trở nên tối màu hơn, đường kính lớn hơn.

Ở phía dưới quầng vú là các tuyến Montgomery. Montgomery có vai trò tiết ra chất nhờn, ngăn ngừa núm vú, quầng vú nứt nẻ. Khi mang bầu, các mẹ có thể thấy sự xuất hiện những nốt nhỏ li ti ở núm vú. Bởi tuyến Montgomery hoạt động mạnh mẽ hơn.

9. Đi tiểu thường xuyên

Sau khi thụ thai khoảng 2 đến 3 tuần, bạn có thể thấy nhu cầu đi tiểu của mình tăng lên. Cảm giác này là do hormone thai kỳ hCG làm tăng lưu lượng máu đến thận, giúp đẩy chất thải ra ngoài hiệu quả hơn (gồm của bạn và của em bé). Tử cung phát triển trong quá trình mang thai cũng gây áp lực lên bàng quang, khiến không gian lưu trữ nước tiểu ít hơn, khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Tần suất đi tiểu của mỗi phụ nữ mang thai là khác nhau. Một số người không nhận thấy sự thay đổi nào. Trong khi có những người bị làm phiền bởi tình trạng này trong suốt thai kỳ. Đi tiểu thường xuyên thường có khả năng kéo dài đến tháng thứ chín của thai kỳ, thậm chí đến khi bạn sinh con.

Đi tiểu thường xuyên thường có khả năng kéo dài đến tháng thứ chín của thai kỳ
Đi tiểu thường xuyên thường có khả năng kéo dài đến tháng thứ chín của thai kỳ

Nếu bạn luôn muốn cảm thấy muốn đi vệ sinh (ngay cả khi bạn vừa mới đi), hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không. Khi mang thai, nhiều phụ nữ có khả năng cao nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, bạn hãy luôn chú ý đến màu của nước tiểu để đảm bảo cơ thể bạn đang đủ nước: nước tiểu trong, màu vàng nhạt, không bị sẫm màu.

10. Đầy hơi

Đầy hơi là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Đầy hơi thường xuất hiện vào khoảng tuần 11 và có khả năng kéo dài trong suốt thời gian mang thai và cho đến ngày sinh. 

Hormone progesterone rất cần thiết cho cơ thể để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, hormone này cũng kích hoạt bộ ba cảm giác: đầy hơi, ợ hơi và chướng bụng.

Progesterone làm các mô trơn trong cơ thể (bao gồm cả đường tiêu hoá) thư giãn. Điều này làm chậm quá trình tiêu hoá, giúp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn có nhiều thời gian hơn để đi vào màu và đến được em bé. Đây là một điều tốt.

Đầy hơi là triệu chứng thường gặp khi mang thai.
Đầy hơi là triệu chứng thường gặp khi mang thai.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách giúp giảm tình trạng đầy hơi khi mang thai:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều chất xơ
  • Ăn chậm
  • Thư giãn

11. Tăng nhiệt độ cơ thể

Nếu sử dụng nhiệt kế đặc biệt để theo dõi nhiệt độ buổi sáng, bạn sẽ dễ nhận thấy nhiệt độ tăng khoảng 1 độ khi thụ thai và duy trì ở mức này trong suốt thai kỳ.

Nhiệt độ tăng khoảng 1 độ khi thụ thai
Nhiệt độ tăng khoảng 1 độ khi thụ thai

Tăng nhiệt độ cơ thể không phải là dấu hiệu thể hiện mang thai rõ ràng. Vì có thể những lí do khác khiến nhiệt độ của bạn tăng lên. Nhưng nó cũng có thể báo hiệu cho bạn rằng bạn sắp có tin vui.

12. Xuất hiện đốm máu

Khoảng 30% phụ nữ mang thai sẽ thấy chảy máu nhẹ vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy phôi đã được cấy vào thành tử cung. 

Khi phôi cấy vào niêm mạc tử cung, nó có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ. Điều này không gây ra bất kỳ vấn đề lo lắng nào. Một số phụ nữ bị chảy máu nhẹ, dịch màu hồng, đỏ hoặc nâu. 

Khoảng 30% phụ nữ mang thai sẽ thấy chảy máu nhẹ
Khoảng 30% phụ nữ mang thai sẽ thấy chảy máu nhẹ

Chảy máu nhẹ có thể giống với những ngày đèn đỏ thông thường. Để chắc chắn nhất, bạn hãy mua que thử thai về để kiểm tra nhé. 

Nếu chảy máu (mà không phải đến ngày) diễn ra bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn nhé. Nếu chảy máu nhẹ và không kéo dài thì các mẹ không phải quá lo lắng.

13. Những dấu hiệu mang thai sớm thường xuất hiện khi nào?

  • Các dấu hiệu như nhạy cảm với mùi, ngực nhạy cảm hơn có thể xuất hiện sau vài ngày khi thụ thai.
  • Dấu hiệu chảy máu nhẹ có thể xuất hiện khoảng một tuần sau khi tinh trùng gặp trứng.
  • Đi tiểu nhiều thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi thụ thai

Có nhiều phụ nữ không thấy có bất kỳ dấu hiệu mang thai sớm nào, nhưng có những người thấy hầu như tất cả những dấu hiệu này. 

Để chắc chắn nhất, bạn có thể tự thử thai tại nhà, sau đó đến gặp bác sĩ, xét nghiệm máu để xác nhận lại. Hãy chắc chắn biết càng sớm càng tốt để có thể chăm sóc em bé tốt nhất ngay từ đầu. 

Trên đây là 12 dấu hiệu mang thai sớm được Góc của mẹ tổng hợp, viết và phân tích chi tiết. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các mẹ có thể tự kiểm tra được ở nhà xem mình có tin vui hay chưa. Các mẹ hãy like, share bài viết này để Góc của mẹ có thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé. 

Tài liệu tham khảo

American College of Obstetricians and Gynecologists, Morning Sickness: Nausea and Vomiting of Pregnancy, December 2018.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Bleeding During Pregnancy, July 2016.

Mayo Clinic, Symptoms of Pregnancy: What Happens First, May 2019.

WhatToExpect.com, Early Pregnancy Signs and Symptoms: Are You Pregnant?, November 2018.

Mayo Clinic, Is Implantation Bleeding Normal in Early Pregnancy?, August 2016.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Vulvovaginal Health, November 2015.

Giỏ hàng 0