Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bisphenol A (BPA) là một hóa chất gây rối loạn nội tiết, sản xuất khối lượng cao được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm, đặc biệt là đồ nhựa. Mặc dù thường được sử dụng trong sản xuất các loại đồ nhựa như bình sữa, núm vú cho trẻ sơ sinh và đồ chứa thực phẩm. Nhưng BPA rất có hại tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc làm cha mẹ cần hiểu kỹ về BPA để tránh sự phơi nhiễm BPA cho bé của mình.

1. BPA là gì?

Bisphenol A (viết tắt: BPA), là hóa chất công nghiệp thường dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Chất này thường được sử dụng trong:

  • Việc chế tạo các thiết bị thể thao
  • Chai nước
  • Các thiết bị y tế
  • Hộp đựng thức ăn.
  • Sử dụng như một lớp phủ trong lon thực phẩm, đồ uống nhằm bảo vệ, chống thấm và chống ăn mòn.
Bisphenol A (viết tắt: BPA), là hóa chất công nghiệp thường dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate
Bisphenol A (viết tắt: BPA), là hóa chất công nghiệp thường dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate

BPA tồn tại ở dạng rắn (chất bột hoặc tinh thể) màu trắng và nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 158°C.

2. Ảnh hưởng của BPA đối với sức khỏe con người như thế nào?

Cuối năm 2008, sau khi được sử dụng rộng rãi gần 60 năm, Chương trình chất độc quốc gia (Hoa Kỳ) mới đưa ra khuyến cáo cùng những số liệu chứng minh Bisphenol A có thể làm thay đổi quá trình phát triển của con người. Các nghiên cứu cho thấy:

  • Nhiệt độ tăng cao
  • BPA sẽ tách ra khỏi nhựa
  • Hòa tan vào đồ ăn/thức uống nên dễ đi vào bên trong cơ thể.

2.1. Những ảnh hưởng mà BPA tác động lên sức khỏe con người bao gồm:

1 – Giảm khả năng hoạt động của não

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phơi nhiễm BPA ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề nhận thức, kết quả học tập và trí nhớ.

2 – Gây dậy thì sớm

Nhiễm BPA, dù là liều thấp, là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở các bé, đặc biệt là bé gái.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn cho sức khoẻ
Lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn cho sức khoẻ

3 – Ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến

Không chỉ ảnh hưởng đến người lớn, mà các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm với BPA ngay từ trong tử cung có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.

4 – Thay đổi hành vi

Các thí nghiệm trước đây đã tìm ra rằng khi tiếp xúc với BPA liều thấp có thể gây ra:

  • Hiệu ứng hành vi
  • Bao gồm cả tăng động
  • Hung hãn
  • Giảm khả năng tiếp thu
  • Làm tăng khả năng nghiện ma túy…

5 – Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một số nghiên cứu cho thấy BPA là nguyên nhân quan trọng làm sụt giảm nông độ hormone nam trong cơ thể phái mạnh, từ đó làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng. Trong khi đó, phơi nhiễm BPA cũng được chứng minh làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ, đặc biệt làm giảm tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo.

6 – Ung thư gan

Mặc dù chưa có minh chứng cụ thể ở người, nhưng các nghiên cứu trên chuột cho thấy BPA có mối quan hệ đáng kể đến bệnh ung thư gan. Đặc biệt nguy hiểm hơn. các tế bào ung thư đã từng phơi nhiễm với BPA có khả năng kháng hóa trị cao hơn

7 – Tăng khả năng mắc bệnh béo phì và tiểu đường

Phơi nhiễm BPA có khả năng khiến cơ thể/tế bào cơ thể kháng lại insulin (tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường). Và thúc đẩy sự hình thành của các tế bào mỡ – nguyên nhân của bệnh béo phì.

3. Lời khuyên khi sử dụng các sản phẩm nhựa cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước tác động của chất BPA. Do đó, Hiệp hội FDQ Hoa Kỳ, từ năm 2012, chính thức cấm việc sử dụng BPA trong sản xuất chai sữa cho trẻ em. Ở Việt Nam, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần lưu ý những thông tin sau để tránh cho trẻ tiếp xúc với chất độc hại này:

Lưu ý tránh mua cho bé bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan lằm bằng nhựa có mã tái chế 3 hoặc 7. Thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm nhựa được dán nhãn BPA free như loại nhựa PP (polypropylene) mềm và đục hơn nhựa PC, ký hiệu bằng chữ PP hoặc số 5 dưới đáy.

Tránh mua cho bé bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan lằm bằng nhựa có mã tái chế 3 hoặc 7
Tránh mua cho bé bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan lằm bằng nhựa có mã tái chế 3 hoặc 7

Tránh sử dụng các sản phẩm đóng hộp cho trẻ, đặc biệt là hộp nhựa. Vì hầu hết các sản phẩm này đều được lót bằng nhựa có chứa BPA.

Nên vệ sinh sản phẩm nhựa bằng tay hơn là trong máy rửa bát. Đặc biệt là không được sử dụng các loại cọ để chà rửa bề mặt của sản phẩm. Việc làm nóng quá mức hoặc chà rửa quá mạnh gây trầy xước bề mặt bên trong của nhựa có thể làm rò rỉ một lượng lớn BPA có trong sản phẩm.

Nguồn tham khảo:

Diana Zuckerman, PhD, Paul Brown, Laura Walls, Anna E. Mazzucco, PhD, and Nicholas J. Jury, PhD, National Center for Health Research. Are Bisphenol A (BPA) Plastic Products Safe for Infants and Children?

http://www.center4research.org/bisphenol-bpa-plastic-products-safe-infants-children/

Phải khẳng định rằng, bình sữa thủy tinh là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ cả trong ngắn hạn và nhất là về lâu dài. Đó là bởi nó được làm từ chất liệu bằng cát tự nhiên, không thải ra các loại chất độc mà mắt thường không nhìn thấy được cũng như không bị trầy xước trong quá trình sử dụng, có nghĩa nó không tạo ổ cho vi khuẩn tích tụ.

1. Bình sữa thuỷ tinh hay bình sữa bằng nhựa?

Một thời gian dài trước đây, chất liệu duy nhất được dùng để sản xuất bình sữa cho bé là thủy tinh. Bình sữa thủy tinh do có đặc tính nặng và có khả năng bị vỡ. Vì vậy bình nhựa được phát minh như một giải pháp thay thế.

Bình sữa bằng nhựa có ưu điểm nhẹ và không vỡ. Tuy nhiên, mối lo ngại về các loại bình nhựa polycarbonate cũng tăng dần. Vì chúng có chứa một chất hóa học được gọi là BPA (Bisphenol A) [1] trong chế tạo nhựa polycarbonate (nhựa PC) – chất liệu thường dùng sản xuất bình sữa cho bé.

BPA được sử dụng rộng rãi gần 60 năm. Nhưng cuối năm 2008, chương chình Chất độc quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo cùng những số liệu. Chứng minh rằng BPA có thể làm rối loạn nội tiết, thay đổi quá trình phát triển của con người. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi nhiệt độ tăng cao. BPA sẽ tách ra khỏi nhựa và hòa tan vào đồ ăn/thức uống. Nên dễ đi vào bên trong cơ thể. Vì vậy, đến năm 2011, EU đã cấm sử dụng BPA trong sản xuất bình sữa cho bé ở châu Âu. Năm 2012, FDA Hoa Kỳ chính thức cấm sử dụng ở Mỹ và Canada.

Dù bình nhựa có được cải thiện. Nhưng nó vẫn mang lại nỗi e ngại cho mẹ khi sử dụng cho con ăn. Nhất là họ e ngại về lâu dài. Khi có những phát hiện không tốt về tình trạng sức khỏe của con khi trưởng thành.

Dù bình nhựa có được cải thiện nhưng nó vẫn mang lại nỗi e ngại cho mẹ khi sử dụng cho con ăn
Dù bình nhựa có được cải thiện nhưng nó vẫn mang lại nỗi e ngại cho mẹ khi sử dụng cho con ăn

2. Xu hướng sử dụng bình sữa thuỷ tinh

Vì vậy, hiện nay người tiêu dùng trên thế giới đã quay trở lại dần với xu hướng dùng bình sữa thủy tinh cũng giống như xu hướng dùng các loại sản phẩm thiên nhiên. Nhất là khi bình sữa thủy tinh đã được cải thiện về độ cứng và trở nên khó vỡ hơn rất nhiều. Có những loại bình thủy tinh đã không bị vỡ khi rơi từ độ cao 60cm. Thêm một số thông tin chi tiết nữa để mẹ hiểu kỹ hơn về độ an toàn của bình sữa thủy tinh. 

2.1. 100% không phát sinh hóa chất gây hại

Thủy tinh là vật liệu trong suốt, khó mài mòn và rất trơ hóa học. Do đó các loại bình sữa bằng thủy tinh không bao giờ bị rò rỉ các chất độc hại. Để mẹ có thể an tâm sử dụng nhiều lần và gần như không giới hạn. Chính vì thành phần chính tạo nên thủy tinh là cát – một chất liệu từ tự nhiên. Nên độ an toàn được đánh giá rất cao, đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bình sữa thủy tinh không bao giờ bị rò rỉ các chất độc hại, để mẹ có thể an tâm sử dụng nhiều lần và gần như không giới hạn.
Bình sữa thủy tinh không bao giờ bị rò rỉ các chất độc hại, để mẹ có thể an tâm sử dụng nhiều lần và gần như không giới hạn.

2.2. Bình sữa thuỷ tinh có tính chịu nhiệt cao

Hơn nữa, thủy tinh có tính chịu nhiệt cao. Cũng bởi một số thương hiệu uy tín ngày nay áp dụng công nghệ chế tạo thủy tinh chịu nhiệt nhà bếp. Để sản xuất bình sữa thủy tinh, chống sốc nhiệt lên đến 600 độ C. Đây cũng chính là yếu tố khẳng định sự an toàn. Khi trong quá trình đun sôi và khử trùng sẽ không giải phóng BPA hay các hóa chất độc hại khác như một số bình sữa nhựa.

Ngay cả khi mẹ chọn bình sữa nhựa không chứa BPA. Đôi khi cũng vẫn không thể ngừng lo lắng về việc nhiệt độ. Có thể khiến lớp nhựa bên ngoài tan chảy, biến dạng, làm tăng khả năng rửa trôi hóa học hay giải phóng các chất độc hại trong nhựa khi pha sữa. Vì thế, có thể nói bình sữa thủy tinh là sự lựa chọn tuyệt vời. Để chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa của con mỗi ngày. 

2.3. Đảm bảo vệ sinh khi cọ rửa và khử trùng

Thông thường, mẹ nên vệ sinh bình sữa hai công đoạn: làm sạch bằng nước rửa bình sữa chuyên dụng và khử trùng bình. Việc cọ rửa đôi khi sẽ để lại những vết trầy xước. Thường có những vết trầy xước không nhìn thấy được bằng mắt thường – nơi trú ngụ lý tưởng của vô số các vi khuẩn. Tuy nhiên, nhờ các đặc tính chống bám cặn và không trầy xước của bình sữa thủy tinh. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cọ rửa. Và làm sạch mọi vi khuẩn gây hại mà không lo bình bị trầy xước.

Mẹ nên chọn bình sữa thuỷ tinh hợp chuẩn FDA cho bé
Mẹ nên chọn bình sữa thuỷ tinh hợp chuẩn FDA cho bé

Bên cạnh đó, nhờ có bề mặt không xốp, khả năng chịu nhiệt tốt và không hấp thụ ngược các chất hóa học vào sữa. Bình sữa thủy tinh sẽ giúp mẹ an tâm khử trùng với nhiệt độ cao. Mà không phải lo lắng về vấn đề rạn nứt hay biến dạng. Ngoài ra, với bề mặt trong suốt, thủy tinh cũng rất dễ dàng để mẹ có thể nhận biết khi nào đã sạch hoàn toàn vết bẩn và tồn dư bám vào thành bình. Điều này cũng là lợi thế của bình sữa thủy tinh.

2.4. Bảo toàn độ tinh khiết và hương vị tự nhiên của sữa

Độ tinh khiết và hương vị sữa là mối quan tâm lớn đối với nhiều bà mẹ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức ăn của con. Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao các dung dịch dạng lỏng hay các loại thức uống vẫn được lưu trữ trong bình thủy tinh. Thay vì nhựa – chất liệu có xu hướng hấp thu mùi và để lại nhiều hương vị khác nhau vào các chất lỏng (bao gồm sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi đun nóng).

Bình sữa thuỷ tinh bảo toàn độ tinh khiết và hương vị tự nhiên của sữa
Bình sữa thuỷ tinh bảo toàn độ tinh khiết và hương vị tự nhiên của sữa

2.5. Khả năng giữ nhiệt lâu hơn

Thêm vào đó, bình sữa thủy tinh còn có ưu thế hơn. Bởi đặc tính duy trì các vitamin trong sữa và khả năng giữ nhiệt lâu hơn. Độ nóng và các dinh dưỡng trong sữa được duy trì sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, trong quá trình bé bú, sữa không bị nguội nhanh. Cũng làm giảm các hiện tượng đau bụng và chướng bụng.

Ngày nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu uy tín đã nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất thủy tinh siêu cứng và chịu nhiệt tốt. Với mong muốn mang đến một giải pháp an toàn cho bé bú bình. Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn các loại bình sữa thủy tinh có tính năng chống sặc và đầy hơi. Nhằm hạn chế tình trạng sặc, trớ sữa cũng như rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Các căn cứ nếu trên sẽ giúp mẹ có thêm những thông tin để lựa chọn loại bình sữa tốt, phù hợp nhất với bé yêu của mình.

Xem thêm: 

Sữa chảy nhiều, mạnh qua núm ti hay nuốt phải bọt khí khi bú bình là những nguyên nhân thường dẫn đến hiện tượng sặc sữa, đầy hơi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bởi thế, bình sữa chống sặc đầy hơi hoạt động có hiệu quả hay không đang là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi chọn mua bình sữa an toàn cho bé.

Sặc sữa, đầy hơi chướng bụng hầu như là vấn đề sức khỏe không đáng lo ngại nhưng đôi khi có thể khiến các bé khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sặc sữa có thể gây nguy hiểm. Ví dụ như nghẽn tắc đường hô hấp. Do vậy, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này. Để từ đó chăm sóc cho con một cách tối ưu nhất.

1. Hiểu nguyên nhân sặc sữa, đầy hơi chướng bụng ở trẻ

Nhiều mẹ đã dùng bình sữa như một giải pháp an toàn thay cho việc bú trực tiếp
Nhiều mẹ đã dùng bình sữa như một giải pháp an toàn thay cho việc bú trực tiếp

1.1. Lượng sữa chảy quá nhiều

Theo hệ thống quốc gia về chăm sóc trẻ nhỏ, dù sữa công thức/ sữa mẹ chỉ nên có tốc độ chảy qua lỗ núm ti là 1 – 2 giọt trên 1 giây [1]. Tuy nhiên, khi đói, háu ăn, trẻ có phản xạ tự nhiên là bú mút nhanh hơn. Đôi khi có thể khiến bé sặc và trớ. Về cơ bản, nguyên nhân do mẹ không điều tiết được tốc độ chảy, lượng sữa bé bú. Đã có những trường hợp, do không kiểm soát được việc sữa chảy quá nhiều với các tia chảy mạnh khiến bé không nuốt kịp. Điều này khiến bé sợ bú mẹ. Nhiều mẹ đã dùng bình sữa như một giải pháp an toàn thay cho việc bú trực tiếp.

1.2. Trẻ nuốt phải nhiều bọt khí khi bú

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng bé nuốt không khí vào bụng trong khi bú hoặc sự phân rã bất thường của thức ăn không tiêu hoá hết (các loại protein có trong sữa). Mặt khác, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng khó khăn trong việc loại bỏ hơi thừa hơn so với trẻ nhỏ, người lớn.

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng bé nuốt không khí vào bụng trong khi bú hoặc sự phân rã bất thường của thức ăn
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng bé nuốt không khí vào bụng trong khi bú

Ari Brown, một bác sĩ nhi khoa ở Austin – Mỹ, tác giả cuốn Baby 411 cho biết:

“Trẻ sơ sinh ăn suốt ngày đêm, ruột làm việc liên tục và tạo ra luồng khí vô tận. Tần suất khí nói chung không phải là điều đáng lo ngại. Không giống như người lớn, việc xả khí của bé nhẹ nhàng hơn nhưng diễn ra nhiều hơn. Nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ. ” [2]

Những phân tích trên cho thấy bú mẹ hay bú bình đều có thể gây sặc sữa, đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa chúng thường gây rối loạn đến hệ tiêu hóa của con. Vậy mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Xem thêm: 

2. Giải pháp khắc phục tình trạng sặc sữa, chướng bụng ở trẻ

Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên các hiện tượng này có thể được khắc phục đến mức tối thiểu khi mẹ cho con bú bình đúng tư thế. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng bình sữa có các chức năng chống sặc đầy hơi hoạt động hiệu quả.

việc sử dụng bình sữa có các chức năng chống sặc đầy hơi hoạt động hiệu quả
Việc sử dụng bình sữa có các chức năng chống sặc đầy hơi hoạt động hiệu quả

Tuy nhiên chọn mua bình sữa tốt cho bé chưa bao giờ dễ dàng với các bà mẹ. Một phần cũng do trên thị trường có quá nhiều thương hiệu bình sữa để mẹ lựa chọn.

Lựa chọn bình sữa với chức năng chống sặc đầy hơi

Các nhà sản xuất mong muốn mang lại giải pháp an toàn khi mẹ cho bé bú bình. Vì vậy họ tạo ra các loại bình sữa với chức năng chống sặc đầy hơi. Loại bình sữa này hoạt động theo những cơ chế khác nhau.

VD: van chống sặc, van thông khí vành núm ti, vòng cổ kép chống sặc, ống thông khí đúc rời hoặc đúc liền với núm ti,… Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên lý của nhà sản xuất đưa ra trong thiết kế bình sữa để lựa chọn được bình có chức năng tốt. Để được đảm bảo chất lượng bình. Mẹ nên chú ý tới chất liệu của bình. Cũng như thiết kế của núm ti. Nên lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức có uy tín.

Lựa chọn bình sữa với chức năng chống sặc đầy hơi
Lựa chọn bình sữa với chức năng chống sặc đầy hơi

Đây cũng được coi là chức năng quan trọng nhất được các nhà sản xuất bình sữa coi trọng. Các nhà sản xuất cho rằng trẻ sơ sinh cần được bảo vệ 100% an toàn. Phát kiến sử dụng công nghệ tiên tiến nhất tạo ra bình sữa thủy tinh chống sặc là thỏa mãn mong muốn đó.  

Nguồn tham khảo bài viết:

[1] Nghiên cứu về tốc độ chảy qua núm ti bình sữa: theo hệ thống quốc gia về chăm sóc trẻ nhỏ.

[2] Những dấu hiệu bé bị đầy hơi và cách xử lý: tham khảo tại Dân Trí – http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/nhung-dau-hieu-be-bi-day-hoi-va-cach-xu-ly-20170412102921211.htm

Rửa sạch những vật dụng tiếp xúc con hàng ngày như bình sữa và đồ chơi là rất cần thiết. Mẹ bỉm sữa đang ưa chuộng sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng. Còn mẹ thì sao? Mẹ đã chọn được nước rửa bình sữa, rau quả nào có thành phần an toàn cho trẻ? Mẹ đọc ngay 1 vài tips nhỏ dưới đây nhé!

1. Vi sao nên dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng để làm sạch?

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc làm sạch bình sữa và các vật dụng cho con. Mẹ đọc tiếp để bớt băn khoăn nào!

1.1. Những quan điểm khác nhau về việc vệ sinh bình sữa

Một số cha mẹ vệ sinh bình sữa bằng cách rửa với nước lã và tráng lại bằng nước sôi. Thành phần của sữa có rất nhiều chất như váng sữa, chất béo, protein,… Nếu chỉ tráng bằng nước sôi, các chất này vẫn còn đọng lại trong bình. Chúng dễ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Và dễ khiến bé trở nên biếng ăn hoặc bị tiêu chảy.

Cũng có những cha mẹ rửa bình sữa bằng nước rửa bát. Thực tế, nước rửa bát của người lớn có thể làm sạch được bình sữa. Nhưng, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất yếu, chưa đủ sức đề kháng như người lớn. Hương thơm có trong nước rửa bát thường khá thơm, có thể gây ảnh hưởng với trẻ nhạy cảm. Thành phần trong nước rửa bát cũng không ôn hòa bằng nước rửa bình chuyên dụng cho bé.

1.2. Sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả chuyện dụng là lựa chọn tối ưu

Hiện nay, các bố mẹ lựa chọn nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để làm sạch đồ cho bé. Thậm chí còn dùng chung cho cả gia đình. Đó là bởi, các sản phẩm của bé thường không mùi hương. Thành phần an toàn và dịu nhẹ, ôn hòa, không gây kích ứng. Vì là nước rửa bình sữa chuyên dụng nên nó giúp mẹ dễ dàng rửa sạch cặn sữa bám trên bình. Việc rửa các dụng cụ khác như các dụng cụ hút sữa, tích sữa cũng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Hiện nay, hầu hết các bố mẹ đều lựa chọn nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để làm sạch đồ cho bé và cho cả gia đình
Hiện nay, hầu hết các bố mẹ đều lựa chọn nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để làm sạch đồ cho bé và cho cả gia đình

2. Mẹ lưu ý gì khi chọn nước rửa bình sữa và rau quả cho con?

2.1. Thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ

Thứ nhất, mẹ cần quan tâm thương hiệu, với các thương hiệu, nhãn lớn họ luôn đưa vào sản phẩm các thành phần an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2.2. Bảng thành phần

Thứ hai, mẹ nhất định cần đọc thành phần trên chai trước khi mua. Bởi thành phần sẽ nói lên sản phẩm đó được làm bằng những nguyên liệu nào? Các loại thành phần có đủ an toàn không?

Mẹ cần quan tâm thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, bảng thành phần nước rửa bình sữa
Mẹ cần quan tâm thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, bảng thành phần nước rửa bình sữa

2.2.1. Không chứa SLS, SLES

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh sử dụng loại nước rửa bình có chứa các thành phần đã bị cấm tại Liên Minh Châu Âu (EU) như:

SLS (Sodium Lauryl Sulfate), SLES (Sodium Laureth Sulfate) – các chất có nguồn gốc từ rượu ethoxylated lauryl. Chúng được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt nhằm tạo bọt cho chất tẩy rửa. Sử dụng cơ chế tách dầu/chất béo và các chất hữu cơ khỏi bề mặt tiếp xúc. Hiện được ứng dụng nhiều trong công nghệ tạo bọt hóa mĩ phẩm. Các chất này nếu không pha loãng có thể gây kích ứng da và mắt. Ngoài ra có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy nếu hít hay nuốt phải. [1][2]

2.2.2. Không sử dụng Paraben, MIT

Paraben và MIT là các chất diệt khuẩn, chất bảo quản. Chúng có thể gây tổn thương da hay rối loạn nội tiết tố do khả năng bắt chước estrogen. Các chất này được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, từ dưỡng da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, đến các sản phẩm cho trẻ em… Chính vì thế mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng loại nước rửa bình khi thành phần của các chất hóa học với nồng độ khuyến cáo nhỏ hơn 0.0015%. Hoặc tốt nhất là không chứa các thành phần này để đảm bảo sức khỏe cho con.

Sử dụng nước rửa bình sữa cho bé với bảng thành phần an toàn
Sử dụng nước rửa bình sữa cho bé với bảng thành phần an toàn

2.2.3. Không có chất tạo mùi, tạo mùi

Ngoài ra, các mẹ cần bỏ qua loại nước rửa bình sữa có các chất tạo màu hay mùi quá nồng, bởi ngoài việc có thể gây kích ứng thì những thành phần như vậy còn làm thay đổi mùi vị của sữa, làm giảm sức ăn của bé.

Ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện những rất nhiều loại nước rửa bình sữa của các hãng khác nhau. Từ những thông tin trên các mẹ có thể yên tâm lựa chọn nước rửa bình sữa an toàn dựa vào các thành phần trên bao bì sản phẩm. Các sản phẩm có thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm, lành tính. Không những có thể rửa sạch bình sữa, bát đũa hay đồ chơi của bé mà còn có thể dùng để ngâm rửa rau củ quả cho cả gia đình, giúp mẹ có sự lựa chọn tối ưu nhất.

Nguồn tài liệu tham khảo:

[1] Cara AM Bondi,  Julia L MarksLauren B Wroblewski,  Heidi S Raatikainen, Shannon R LenoxKay E Gebhardt. Human and Environmental Toxicity of Sodium Lauryl Sulfate (SLS): Evidence for Safe Use in Household Cleaning Products. Environ Health Insights. 2015; 9: 27–32 | https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4651417/

[2] Website chính thức của Unilever: https://www.unilever.com/about/innovation/Our-products-and-ingredients/Your-ingredient-questions-answered/Sodium-laureth-sulfate-and-sodium-lauryl-sulfate.html

FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng toàn diện lâu đời nhất trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Căn cứ vào các số liệu cụ thể dưới đây sẽ giúp mẹ không chỉ nhận diện được logo của FDA mà còn có thêm công cụ để lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng bảo vệ gia đình mình.

1. Vậy FDA Hoa Kỳ là gì?

FDA Hoa Kỳ là chữ viết tắt của Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm), thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. FDA được thành lập vào năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Silver Spring, Maryland.

Logo của FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
Logo của FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

Phạm vi của cơ quan quản lý của FDA là rất rộng. Trách nhiệm của FDA Hoa Kỳ liên quan chặt chẽ với các trách nhiệm của một số cơ quan chính phủ khác. Đến nay, FDA đã có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ với các cơ quan dưới quyền, bao gồm:

  • Trung tâm đánh giá và nghiên cứu sinh học
  • Trung tâm thiết bị và sức khỏe phóng xạ
  • Trung tâm đánh giá và nghiên cứu thuốc
  • Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng
  • Trung tâm sản phẩm thuốc lá
  • Trung tâm Thú y
  • Trung tâm nghiên cứu chất độc quốc gia

Ngoài ra, từ năm 2008, FDA đã mở rộng văn phòng đến các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ và Vương quốc Anh.

Nhiệm vụ của FDA:

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA Hoa Kỳ) có nhiệm vụ chính là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng bằng các quy định kiểm duyệt vô cùng nghiêm ngặt. Những quy định này được áp dụng đối với những sản phẩm công nghệ sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và động vật. Ví dụ như: vắc xin và các liệu pháp tế bào, các sản phẩm sinh học, thiết bị y tế, nguồn cung cấp thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm của quốc gia. Hơn nữa, FDA Hoa Kỳ cũng chứng nhận và cung cấp những thông tin y tế chính xác, dựa trên nền tảng khoa học nhằm mục đích đảm bảo an toàn với công chúng.

2. Vì sao tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ lại là bảo chứng uy tín nhất cho chất lượng sản phẩm?

Nhà sản xuất khi muốn đăng kí để đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ cần cung cấp chi tiết tất cả các thông tin dưới đây. FDA Hoa Kỳ sẽ lấy đó làm căn cứ cùng với quá trình kiểm định của mình. Để xác định rằng liệu sản phẩm đó có thực sự tốt, đảm bảo an toàn và cần thiết với người tiêu dùng hay không. Từ đó mới tiến hành xác thực và cấp chứng nhận cho sản phẩm.

Trụ sở chính của FDA tại White Oak, Silver Spring, Maryland
Trụ sở chính của FDA tại White Oak, Silver Spring, Maryland

2.1. Nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin

Nhà sản xuất cần sẵn sàng cung cấp mọi yêu cầu cơ sở để vượt qua những cuộc điều tra và thẩm tra về sản phẩm đăng ký. Khi gửi mẫu đăng kí chứng nhận sản phẩm, nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin:

  • Địa chỉ công ty
  • Địa chỉ cơ sở sản xuất
  • Tên giám đốc
  • Tên người phụ trách việc đăng ký chứng nhận FDA Hoa Kỳ của nhà sản xuất

Công ty phải lưu ý về đại diện bên Mỹ để FDA có thể liên lạc 24/7. Nếu không tuân thủ hoặc không thể cung cấp được bằng chứng chứng thực về sản phẩm, FDA có thể khước từ việc đăng ký chứng nhận cũng như ngăn cấm nhập khẩu sản phẩm đến thị trường Mỹ.

2.2. Nhà sản xuất phải xác định rõ thông tin sản phẩm

Đối với mỗi một sản phẩm, nhà sản xuất cần phải xác định rõ các thông tin mô tả sản phẩm, đối tượng khách hàng cũng như mục đích và dự định sử dụng hợp lý. Các thành phần, phương pháp, quy trình sản xuất, nhãn mác, bao bì của sản phẩm, quy cách đóng gói, lưu trữ và phân phối, vận chuyển và thời hạn sử dụng của sản phẩm đều phải được cung cấp đầy đủ đến FDA.

Nhà sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm
Nhà sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm

2.3. Nhà sản xuất phải xác định vòng đời sản phẩm

Nhà sản xuất phải xác định vòng đời của sản phẩm đang xin cấp chứng nhận FDA ngay từ khi bắt đầu quy trình sản xuất, thành phần cấu tạo cho đến khi hoàn thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong suốt quá trình sản xuất, nhà sản xuất phải nhận diện được các nguy cơ có thể thấy rõ hoặc dự tính được về sinh học, hóa học hay tự nhiên.

Hơn thế, phải đánh giá tất cả các nguy cơ này có liên quan đến sản phẩm hay không cũng như xác suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra. Mỗi nguy cơ đáng kể phải có ít nhất một biện pháp phòng ngừa tại chỗ. Để kiểm soát mối nguy đó và có thời gian đưa ra biện pháp phòng ngừa, làm giảm đến mức thấp nhất các tác hại nguy hiểm.

Công tác kiểm soát phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ quy trình sản xuất, các chất gây dị ứng, kiểm soát vệ sinh cho đến việc kiểm soát các nhà cung cấp. Nhà sản xuất cần đưa ra kế hoạch chi tiết khi có sản phẩm bị lỗi và cụ thể các bước theo đúng thủ tục như: trực tiếp thông báo cho người nhận hàng về sản phẩm bị thu hồi, trực tiếp thông báo cho công chúng, đồng thời kiểm tra để xác minh rằng việc thu hồi được thực hiện và có biện pháp thích hợp để xử lý các sản phẩm bị thu hồi.

2.4. FDA sử dụng nguồn nhân lực lớn để kiểm định sản phẩm

Trong mỗi lĩnh vực, FDA sử dụng hơn 1000 điều tra và thanh tra viên, hơn 2000 nhà khoa học. Trong đó có đến 900 nhà hóa học và vi sinh, cùng đội ngũ các nhân viên để tiến hành kiểm định chất lượng sản phẩm cùng với cơ sở sản xuất. Nếu tìm thấy vi phạm pháp luật, FDA sẽ đề nghị nhà sản xuất tự nguyện khắc phục sự cố hoặc thu hồi một sản phẩm bị lỗi từ thị trường.

FDA sử dụng hơn 1000 điều tra và thanh tra viên, hơn 2000 nhà khoa học
FDA sử dụng hơn 1000 điều tra và thanh tra viên, hơn 2000 nhà khoa học

Bên cạnh đó, FDA cũng có thể trực tiếp tịch thu các sản phẩm bị lỗi, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt, và có các loại hành động để thực thi.

2.5. Quy trình cấp giấy chứng nhận của FDA diễn ra trong thời gian rất dài

Quy trình cấp giấy chứng nhận của FDA diễn ra nghiêm túc trong một khoảng thời gian rất dài để xác định sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn với người tiêu dùng. FDA Hoa Kỳ quy định nhà sản xuất phải xác minh rằng các phương pháp và kết quả kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho cả người và động vật.

Không chỉ buộc các nhà sản xuất phải chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm khi chuẩn bị đưa ra thị trường, FDA Hoa Kỳ còn giám sát chặt chẽ các sản phẩm sau khi được bán ra, tuyệt đối không chấp nhận hoặc dung túng cho những sản phẩm kém chất lượng và các nhà sản xuất đi ngược lại với định hướng của FDA.

Tổng kết

Có thể nói rằng để đạt được chứng nhận từ FDA Hoa Kỳ là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, bất kì một sản phẩm, thiết bị nào đã qua kiểm duyệt và chứng nhận của FDA Hoa Kỳ đều mang tính an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của con người. Đây được xem là một giấy thông hành cực kì giá trị đối với những đơn vị đang hoạt động trong các lĩnh vực y tế, thẩm mỹ và thực phẩm. Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua các sản phẩm đã đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ vì chúng không chỉ an toàn, đáng tin cậy, đồng thời đem đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe.

Đọc thêm về các tiêu chuẩn, chứng nhận sản phẩm khác như Ecocert, SGS, JIS, Allergy UK,… tại đây.

Nguồn tham khảo bài viết:

Website chính thức của tổ chức FDA Hoa Kỳ: https://www.fda.gov/

Giỏ hàng 0