Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Từ lâu, mẹ bỉm đã biết dầu gấc là loại dầu lành tính, chứa nhiều dưỡng chất từ lớp màng đỏ của quả. Mẹ muốn tìm hiểu thông tin để biết dầu gấc cho bé có tốt không, dùng như thế nào rồi mới cân nhắc cho bé măm măm. Bài viết này là dành riêng cho mẹ đó ạ, tất tần tật những điều mẹ cần đều ở đây hết. 

Dầu gác cho bé
https://img.freepik.com/free-photo/gac-fruit-oil-natural_313215-753.jpg

1. 7 công dụng tuyệt vời của dầu gấc cho bé

Dầu gấc là loại dầu có nguồn gốc thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn cho bé yêu. Khi mẹ cho măm măm đúng cách, dầu gấc sẽ đem đến 7 công dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe của bé cưng.

1.1. Cải thiện cân nặng cho bé

Nghiên cứu của tiến sĩ Hoàng Chuyên – đại học Sư phạm công nghệ Hồ Chí Minh vào năm 2014 đã cho kết quả rằng, hàm lượng axit béo trong quả gấc rất cao, khi chiết xuất ra thành dầu, lượng axit béo này giúp giảm cholesterol và giúp bé yêu tăng cân cực an toàn. Các khoáng chất khác như kẽm, sắt, vitamin B, D dồi dào giúp bé măm giỏi và phát triển khỏe mạnh.

Dầu gấc giúp cải thiện cân nặng cho trẻ
Dầu gấc giúp cải thiện cân nặng cho bé cưng

1.2. Bé sáng mắt hơn

Dầu gấc có hàm lượng beta-carotene cực dồi dào. Lượng beta-carotene tự nhiên này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Nhờ thế mà bé sáng mắt hơn, sau này lớn con cũng ít mắc các bệnh về mắt như loạn thị, cận thị, đục thủy tinh thể… đó mẹ.

Dầu gấc có lợi cho mắt bé
Bé sáng mắt hơn nhờ mẹ cho “măm” dầu gấc đúng cách

1.3. Làn da bé thêm rạng rỡ và hồng hào

Bé cưng còn nhỏ thường hay gặp phải tình trạng hăm, nổi mẩn đỏ trên da rất khó chịu. Bằng cách bổ sung thêm dầu gấc trong thực đơn, sức đề kháng của làn da sẽ mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các tác nhân gây viêm da, dị ứng. Ngoài ra, hợp chất Lycopene có trong dầu gấc còn có tác dụng chống oxy hóa, chống tia cực tím hiệu quả, giúp làn da bé thêm rạng rỡ, hồng hào ai nhìn cũng thích mê.

Dầu gấc tốt cho da của bé
Dùng dầu gấc ngay để làn da con thêm rạng rỡ và hồng hào mẹ ơi

1.4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Quả gấc chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh về tim. Đồng thời, lutein và phenolics có hàm lượng phong phú trong dầu gấc cũng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch cho bé yêu.

Bé cải thiện sức khỏe tim mạch khi sử dụng dầu gấc
Mẹ cho bé măm dầu gấc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả

1.5. Tránh nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư cho bé

Nghiên cứu đã chỉ ra dầu gấc có chứa chất trypsin gây ức chế các tế bào ung thư, làm giảm khả năng ung thư ở bé. Lượng lycopen trong dầu gấc cũng cao gấp nhiều lần so với các loại củ quả khác, do đó rất tốt để chống và chữa các bệnh liên quan về tuyến tiền liệt.

Gần đây, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả gấc có chứa một loại protein đặc biệt với công dụng ngăn chặn sự gia tăng của các tế bào ung thư, do đó người ta thường ví von loại quả này như một “loại quả thiên đường” đối với sức khỏe của bé cưng.

Dầu gấc tránh nhiễm trùng cho bé
Đẩy lùi ung thư và ngăn ngừa nhiễm trùng cho bé yêu ngay mẹ ơi!

1.6. Ngăn ngừa thiếu máu

Gấc chứa nhiều sắt cũng như vitamin C và axit folic, rất có lợi cho việc chống lại bệnh thiếu máu. Khi được măm măm, các hợp chất này hoạt động như một “siêu nhân” đẩy mạnh việc tạo ra và vận chuyển máu đi khắp cơ thể, khuôn mặt bé cưng sẽ hồng hào và tươi tắn hơn đó ạ.

Dầu gấc ngăn ngừa thiếu máu cho bé
Bé cưng còn nhỏ dễ bị thiếu máu, bổ sung dầu gấc ngay để “đánh bay” nỗi lo này

1.7. Giúp bé yêu luôn tích cực, lạc quan

Ở các giai đoạn phát triển, nhiều bé cưng gặp phải tình trạng chán nản, buồn rầu, tệ hơn là bị trầm cảm khiến mẹ lo lắng khôn nguôi. Nhờ tiêu thụ dầu gấc thường xuyên với một hàm lượng phù hợp, selen và các khoáng chất sẽ tác động đến hệ thần kinh, giúp bé vui hơn, luôn tích cực và lạc quan, nói không với buồn bã, ủ rũ.

Khi bé được từ 6 tháng tuổi, giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm dầu gấc vào món ăn để tăng cường sức khỏe cho bé nhé. Mách mẹ 4 cách dùng dầu gấc cho bé đúng cách, chuẩn khoa học, đảm bảo con lớn khỏe và bụ bẫm hơn ngay dưới đây.

Bé ăn ngoan dầu gấc
Cho bé măm măm dầu gấc để con luôn lạc quan và vui tươi mẹ nhé

2. Chỉ mẹ 4 cách dùng dầu gấc cho bé chuẩn khoa học

Dầu gấc rất tốt cho sức khỏe bé cưng nhờ chứa nhiều dưỡng chất có giá trị. Mẹ dùng dầu gấc đúng cách cho bé sẽ đem lại hiệu quả cực cao, con mau lớn và làn da hồng hào, mịn màng, nhìn là yêu ngay mẹ ơi. Tham khảo ngay 4 cách dùng đơn giản này để áp dụng mẹ nhé!

1 – Mẹ trộn dầu gấc vào cháo, bột cho bé thêm bụ bẫm

Đây là cách dùng dầu gấc thông dụng nhất, được nhiều mẹ bỉm sử dụng. Sau khi nấu cháo, bột xong, ngay lúc còn nóng mẹ cho vào khoảng 5ml dầu gấc, trộn đều lên. Đợi cháo/bột nguội bớt là cho bé măm măm được rồi. Cách này vừa đơn giản vừa giữ được trọn vẹn lượng vitamin A, vitamin E có trong dầu gấc, giúp da bé mịn màng, hạn chế còi xương.

Cách chế biến dầu gấc cùng cháo cho bé ăn ngoan
Mẹ trộn dầu gấc cùng cháo, bột để bé yêu ăn ngon, bụ bẫm hơn

2 – Dầu gấc nấu cùng xôi, thịt, đậu không sợ bé biếng ăn

Dầu gấc có màu cam đậm, khi nấu cùng xôi, thịt, đậu sẽ giúp tạo một lớp màu vàng nhạt cực đẹp, kích thích thị giác khiến bé măm nhiều hơn. Khi nấu xôi, mẹ cho thêm 10 – 20ml dầu gấc vào, trộn đều và đậy nắp, nấu khoảng 30 phút đến khi xôi chín là hoàn thành rồi đó ạ.

3 – Dùng dầu gấc làm chất tạo màu khỏi lo bé ngộ độc

Nếu muốn món ăn bắt mắt hơn, thu hút bé yêu hơn, mẹ sử dụng dầu gấc để tô điểm cho bữa ăn dặm của con mẹ nhé. Dầu gấc có màu đỏ tự nhiên từ quả gấc, vừa làm món ăn thêm màu sắc vừa đảm bảo hương vị, an toàn tối đa cho con yêu. Chẳng cần dùng phẩm màu hóa học chứa nhiều chất không rõ nguồn gốc, thậm chí gây hại tới sức khỏe của con mẹ nhỉ.

Dùng dầu gấc tạo màu tự nhiên cho món ăn
Dùng dầu gấc để tạo màu thay vì phẩm màu hóa học để đảm bảo an toàn cho bé cưng

4 – Bôi dầu gấc ngoài da cho bé giúp xử lý vết thương

Khi vào mùa hanh khô, làn da bé con dễ bị nứt nẻ và nổi mẩn, khó chịu lắm mẹ ạ. Dầu gấc có hàm lượng vitamin E và Lycopene cao giúp tăng độ ẩm cho da, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân xấu bên ngoài. Làn da bé cưng sẽ luôn mịn màng mẹ ơi.

Công dụng khi sử dụng dầu gấc bôi ngoài da vết thương
Bôi dầu gấc ngoài da với lượng vừa phải để vết thương nhanh lành

3. Mẹo chọn mua dầu gấc chuẩn chỉnh cho mẹ

Mỗi loại dầu gấc có hàm lượng dầu và dưỡng chất khác nhau, mẹ nên chọn loại phù hợp nhất với thể trạng của bé nhà mình để giảm nguy cơ kích ứng. Khi lựa chọn, mẹ nên quan tâm đến hàm lượng chất dinh dưỡng, thành phần có trong dầu gấc xem có chứa chất gây dị ứng không, thiết kế chai lọ có tiện lợi không, hạn sử dụng đến khi nào, từ đó chọn ra loại dầu thích hợp nhất cho bé cưng mẹ nhé.

Cách chọn dầu gấc cho bé ăn
Bí quyết chọn mua dầu gấc chuẩn chỉnh cho mẹ

Góc của mẹ gợi ý cho mẹ một số thương hiệu dầu gấc cho bé sơ sinh, bé ăn dặm, ăn thô uy tín đây ạ. Mẹ tham khảo nhé!

Tên sản phẩm Đặc điểm Giá tham khảo
Dầu gấc cho bé ăn dặm Sống sạch Food
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ mua dùng thử
  • Giá cả phải chăng, hợp túi tiền của mọi mẹ bỉm
Giá tham khảo: 44.000 đồng/60ml (Sống sạch Food)
Dầu gấc nguyên chất Gold
  • Được làm từ dầu gấc tự nhiên, cực lành tính, phù hợp với bé có thể trạng nhạy cảm
  • Đa công năng: dùng cho bé ăn dặm, ăn thô, dưỡng tóc và trị nám cho mẹ
Giá tham khảo: 220.000 đồng/250ml (BiBo Mart)
Dầu gấc tự nhiên Thuyền xưa
  • Thành phần tự nhiên từ hạt gấc và hạt mè đen, không hóa chất
  • Phù hợp với bé suy dinh dưỡng, giúp bé tăng cân lành mạnh
Giá tham khảo: 43.000 đồng 65ml (Kidsplaza)
Dầu gấc Maguzt
  • Đạt chuẩn ISO, an toàn cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
  • Mùi vị thơm ngon, màu sắc đẹp, thích hợp dùng cho bé kén ăn, hay bỏ bữa
Giá tham khảo: 38.000 đồng/60ml (Maguzt)

4. 5 cách làm dầu gấc cho bé tại nhà siêu đơn giản

Nếu có thời gian rảnh, hoặc không yên tâm khi cho con ăn dầu gấc bên ngoài, mẹ nên tự làm dầu gấc cho bé tại nhà để đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm chi phí và bảo quản được lâu. Mách mẹ 5 cách làm dầu gấc tại nhà siêu đơn giản, xem ngay mẹ nhé!

Cách làm dầu gấc tại nhà
5 cách làm dầu gấc tại nhà đơn giản và cực chuẩn cho mẹ

1- Cách làm dầu gấc cho bé bằng nồi cơm điện 

Mẹ tận dụng ngay nồi cơm điện ở nhà để nấu dầu gấc cho bé, nguyên liệu chỉ gồm 1 quả gấc và 100ml dầu dừa. Mẹ xay nhuyễn thịt gấc rồi trộn cùng dầu dừa, đun trong nồi cơm điện ở chế độ nấu (Cook) trong khoảng 10 phút, sau đó lọc phần xác để lấy phần dầu. Cất vào hũ bảo quản là hoàn thành rồi đó ạ.

2- Làm dầu gấc cho bé bằng lò vi sóng

Mẹ xay nhuyễn thịt gấc, trộn cùng 80ml dầu dừa, cho vào lò vi sóng quay trong 7 phút ở mức lửa vừa, sau đó dùng rây lọc phần cặn, giữ lại phần dầu gấc là xong rồi. Mẹ dùng hũ có nắp đậy để bảo quản dầu được lâu nhất nhé.

Cách sơ chế dầu gấc
Mẹ làm dầu gấc cho bé bằng dụng cụ đơn giản có sẵn tại nhà

3- Cách làm dầu gấc cho bé bằng máy xay sinh tố

Cách làm dầu gấc này sẽ mất thời gian hơn chút nhưng thành quả sẽ có màu cực đẹp và mùi rất thơm đó mẹ.

  • Bước 1: Thịt gấc mẹ cho vào máy xay sinh tố cùng 100ml dầu dừa (hoặc dầu oliu), mở chế độ vừa xay trong 3 phút cho nhuyễn mịn.
  • Bước 2: Kế đến, mẹ đổ hỗn hợp vừa xay vào một chiếc nồi, đun trên bếp trong 2 tiếng, nhớ đảo thật đều tay để dầu không bị dính vào đáy nồi mẹ nhé.
  • Bước 3: Cuối cùng, mẹ dùng rây để bỏ xác đi, giữ lại phần dầu gấc, đợi 15 phút cho dầu nguội là cất vào hộp đựng, khi nào cần thì mang ra để dùng cho bé yêu thôi.
Cách làm dàu gấc đơn giản tại nhà cho bé
Làm dầu gấc cho bé chỉ với 30 phút

4- Làm dầu gấc cho bé bằng chảo chống dính

Chảo chống dính thì mẹ nào cũng có đúng không ạ, tận dụng ngay để làm dầu gấc bổ dưỡng cho con yêu nhé. Mẹ tách quả gấc lấy thịt, bỏ hạt đi, sau đó trộn cùng 100ml dầu dừa, rồi đổ hỗn hợp vào chảo chống dính. Đảo qua đảo lại liên tục, thật đều tay trong 45 phút, thấy dầu chuyển sang màu vàng cam là tắt bếp. Dùng vải màn đặt trên rây lọc, đổ dầu gấc qua để lọc lấy dầu mẹ nhé. Vậy là thành công rồi đó ạ!

Hướng dẫn làm dầu gấc cho bé
Làm dầu gấc cho bé bằng chảo chống dính siêu đơn giản

5- Cách nấu dầu gấc cho bé ăn dặm bằng nồi chiên không dầu

Quả gấc mẹ bổ đôi, tách lấy hạt gấc, rồi xếp từng hạt gấc vào nồi chiên không dầu, để nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút để hạt khô lại. Kế đến, mẹ tách hạt gấc lấy thịt, bỏ phần hạt đen bên trong đi, dùng chày để giã thịt gấc cho nhuyễn mịn mẹ nhé. Phần thịt mịn này mẹ đổ vào nồi, thêm 100ml dầu dừa, đậy nắp lại, đun tầm 15 phút để hòa quyện vào nhau. Cẩn thận hơn mẹ dùng rây để lọc bã, thành phẩm dầu dừa láng mịn, thơm ngát đã xong, giờ dùng để nấu ăn cho bé yêu thôi mẹ ơi.

Chuẩn bị gấc tươi làm dầu gấc
Cùng chuẩn bị vài quả gấc và bắt tay vào làm dầu gấc nguyên chất, bổ dưỡng cho bé mẹ ơi!

Mẹ xem thêm chi tiết cách làm dầu gấc, cách bảo quản và lưu ý khi chọn quả gấc để thành phẩm được ngon, màu đẹp, hạn sử dụng lâu nhất nhé.

5. 5 lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dầu gấc

Dầu gấc rất tốt cho sự phát triển của con yêu. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều và sử dụng không đúng cách sẽ “lợi bất cập hại”, ảnh hưởng không tốt đến con yêu. Vì thế, mẹ đừng quên 5 lưu ý quan trọng này khi sử dụng dầu gấc cho bé nhé.

1- Cho bé ăn dầu gấc với lượng vừa phải

Mẹ bỉm tìm hiểu thấy dầu gấc rất tốt nên cho con ăn mỗi ngày, bữa nào cũng thêm dầu gấc, có mẹ còn thay hẳn các loại dầu ăn dặm khác bằng dầu gấc luôn, nghĩ là như thế sẽ càng giúp con mau lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không đúng đâu ạ. Việc tiêu thụ dầu gấc quá nhiều dễ làm con bị vàng da, vàng mắt do gan và thận không tiêu hóa kịp chất beta – carotene có ở trong dầu gấc. Tiếp tục kéo dài còn làm con bị ngộ độc, khó tiêu và mắc các bệnh khác đó ạ.

Lưu ý sử dụng lượng dầu gấc vừa phải cho bé
Cho bé măm măm dầu gấc với hàm lượng vừa phải để đạt hiệu quả tốt

Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn hàm lượng dầu gấc vừa phải, khoảng 0,5 – 1ml (tầm 1 – 2 muỗng cà phê) là đủ. Mẹ trộn dầu vào cháo hoặc hấp cùng xôi, đậu để bé ăn giỏi và hấp thụ đầy đủ dưỡng chất nhất nhé.

2- Hạn chế cho bé ăn dầu gấc cùng với bí đỏ, cà rốt

Cà rốt, bí đỏ và quả gấc đều là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, có lợi cho sức khỏe. Nhưng ăn quá nhiều lại dễ khiến bé gặp tình trạng vàng da do hấp thụ vượt mức vitamin A cần thiết. Vì thế, mẹ hạn chế cho bé ăn dầu gấc cùng bí đỏ, và rốt nhé.

Lưu ý không kết hơp giữa cà rốt và dầu gấc
Hạn chế cho bé ăn dầu gấc cùng cà rốt, bí đỏ mẹ nhé!

3- Không nên cho bé bị vàng da ăn dầu gấc

Như Góc của mẹ đã nói ở trên, việc ăn quá nhiều dầu gấc dễ làm con bị vàng da. Do đó, nếu bé nhà mình đang tiêu thụ lượng beta – carotene vượt mức, mẹ nên dùng dầu oliu, dầu dừa cho con thay vì ăn dầu gấc để tránh khiến tình trạng trở nặng hơn.

4- Mẹ tránh dùng dầu gấc để chiên, rán thức ăn

Dầu gấc là sự kết hợp của nhiều hợp chất, trong đó có protein, vitamin A,E và beta-carotene, nếu mẹ sử dụng dầu gấc để chiên, rán thức ăn, nhiệt độ cao dễ làm các chất này bị phá hủy, bay hơi, giảm hàm lượng dưỡng chất vốn có đó ạ.

Không nấu dầu gấc ở nhiệt độ cao
Nấu dầu gấc ở nhiệt độ cao dễ làm phá hủy các dưỡng chất vốn có

5- Mẹ không đun dầu gấc trên bếp quá lâu

Việc đun dầu gấc trên bếp quá lâu cũng tương tự, dầu gấc nếu bị tác động bởi nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ dễ bị phân hủy, dưỡng chất không còn, màu sắc cũng quá đậm, nhiều khả năng còn làm biến chuyển dưỡng chất thành chất độc, chẳng hạn như acrolein gây kích ứng mắt, mũi và đường hô hấp, không tốt cho bé yêu đâu ạ.

Như vậy mẹ đã hiểu tất tần tật về dầu gấc cho bé ăn dặm, ăn thô rồi. Mẹ lưu ý 5 điều quan trọng khi cho bé măm măm để đạt hiệu quả tốt và tránh làm sai ảnh hưởng đến con yêu nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, có nhiều niềm vui!

Bé yêu đang dần lớn khôn, mẹ vội vàng muốn tập cho bé ăn dặm để luyện kỹ năng nhai, nuốt, sau này con ăn thô giỏi hơn. Có nhà ông bà cũng liên tục hối thúc mẹ cho bé ăn dặm sớm để con cứng cáp, bụ bẫm. Ti tỉ ý kiến này, phương án kia, mà sức khỏe của con lại quan trọng, mẹ muốn tìm hiểu kỹ xem cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không, từ đó cân nhắc để điều chỉnh lịch sinh hoạt cho con yêu. Đọc ngay bài viết này nhé, đáp án đều nằm ở đây hết ạ!

Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt hay không
Cho bé ăn dặm sớm có tốt không? Câu trả lời cho mẹ

1. Mẹ đã thực sự hiểu đúng về ăn dặm sớm?

Mẹ ơi, trước thời điểm bé có thể ăn dặm 1 – 2 tuần mà mẹ cho bé ăn dặm thì đã được coi là ăn dặm sớm rồi đó ạ. Cụ thể:

  • Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm bé nên tập ăn dặm. Mẹ cho bé ăn trước khoảng thời gian này sẽ được coi là ăn dặm sớm.
  • Khi bé yêu chưa có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm mà mẹ đã tập cho ăn thì cũng được coi là ăn dặm sớm mẹ nhé. (Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như là giữ được tư thế ngồi cân bằng, cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh, phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn, bé thích thú với thức ăn mà bố mẹ, ông bà đưa cho,… (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ)

Trường hợp bé được 5,5 tháng trở lên và đã xuất hiện các biểu hiệu ăn dặm được thì không sao, bé vẫn đang ăn đúng theo khuyến cáo của chuyên gia đó ạ.

Mẹ nên hiểu đúng về ăn dặm
Hiểu đúng về ăn dặm sớm để làm đúng mẹ nhé

2. Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không?

Việc cho bé cưng ăn dặm sớm không tốt đâu mẹ, nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bởi vì bé còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các kỹ năng cầm, nắm, nhai, nuốt cũng còn yếu, mẹ cho ăn sớm dễ làm con bị quá tải, có khi còn dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, dần dần khiến con sợ hãi ăn dặm đó mẹ.

Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Cho bé ăn dặm sớm không tốt đâu mẹ ơi

3. 5 nguy cơ từ việc ăn dặm sớm

Biết là ông bà và bố mẹ muốn luyện cho con tập nhai, tập ăn sớm để con làm quen, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nhưng điều này “lợi bất cập hại”, dễ làm con gặp phải 5 nguy cơ xấu từ việc ăn dặm sớm.

3.1. Giảm dung nạp các dinh dưỡng từ sữa

Giáo sư Chloe Barrera, chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: ‘Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ bỏ lỡ những dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức”. Mẹ có thể hiểu đơn giản như thế này, thức ăn luôn có nhiều màu sắc và hương vị riêng, khi làm quen quá sớm, con dễ bị thu hút với thức ăn và bỏ qua sữa mẹ (sữa công thức), bé cứ “chăm chăm” đòi ăn dặm, mẹ đưa sữa thì lè lưỡi, ngoảnh mặt, không chịu bú.

Hậu quả khi mẹ cho bé ăn dặm sớm
Cho trẻ ăn dặm sớm dễ làm con bị thiếu dưỡng chất từ sữa mẹ

Điều này khiến con giảm dung nạp các dinh dưỡng quan trọng chỉ có ở sữa như oligosaccharide cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, hơn 40 loại enzym tăng cường miễn dịch, prolactin giúp cân bằng sinh hóa,… Con dễ bị tiêu chảy, ốm vặt và cảm lạnh, tệ hơn là dị ứng và nổi mẩn đỏ khắp người, đau và khó chịu lắm mẹ ơi.

3.2. Bé dễ bị hóc đồ ăn

Ở giai đoạn 4 – 5 tháng, hệ tiêu hóa của bé cưng vẫn còn non yếu, con hầu như chỉ tiêu thụ được mỗi sữa vì sữa rất lành tính, kết cấu lỏng giúp con dễ “nuốt chửng”. Nếu mẹ chuyển cho con sang ăn dặm sớm, con khó làm quen với kết cấu của thức ăn, dẫn tới bị nghẹn, hóc. Lượng dưỡng chất đa dạng và mới lạ đến từ nhiều loại thực phẩm cũng khiến gan và thận hấp thụ không kịp, con bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn đau dạ dày và nôn ói liên tục.

Trẻ ăn dặm sớm
Con dễ bị hóc thức ăn nếu cho ăn dặm sớm

3.3. Bé từ chối măm măm

Nếu tập cho con ăn dặm khi bé chưa đủ cứng cáp, chưa ngồi vững, mẹ buộc phải bế bé trong lòng như khi cho bú. Điều này có thể khiến bé nhầm tưởng sẽ được ti mẹ, và khi không đạt điều mình mong đợi, bé có thể từ chối thức ăn. Hơn nữa, việc vận động cơ hàm để nhai nuốt thức ăn khi còn quá nhỏ cũng dễ làm con bị mỏi, đâm ra chán nản và từ chối măm măm đó mẹ.

Bé biếng ăn do ăn dặm quá sớm
Con từ chối măm măm làm mẹ lo lắng

3.4. Bé tăng cân mất kiểm soát

Theo nghiên cứu của bác sĩ Laura J. Martin, việc cho bé ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ béo phì cao gấp 6 lần. Bởi lẽ, thức ăn dặm phong phú, chứa nhiều calories và chất béo khiến con tăng cân mất kiểm soát. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bé dễ mắc các bệnh liên quan đến khả năng chuyển hóa như tiểu đường, bệnh Coeliac nếu ăn dặm sớm. Con sẽ mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động giải trí, học tập và tìm tòi thế giới xung quanh của con yêu.

Ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ
Ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ béo phì ở bé gấp 6 lần

4. Mách mẹ 3 cách “chữa cháy” nếu lỡ cho bé ăn dặm sớm

Mẹ đã biết ăn dặm sớm không tốt, lại còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu. Nhưng nếu lỡ cho con ăn sớm, mẹ đừng quá hoảng loạn mà áp dụng ngay 3 cách “chữa cháy” này để cai ăn dặm, đưa con về đúng lịch trình khoa học và giảm thiểu các nguy cơ xấu mẹ nhé.

4.1. Cho bé “cai” ăn dặm dần dần

Nếu đã ăn dặm rồi, mẹ không nên ngừng cho con ăn đột ngột, dễ làm con bị sốc và lầm tưởng rằng mẹ không thương con, giận con nên mới cắt đồ ăn của con. Thay vào đó, mẹ thực hiện “cai” ăn dặm dần dần nhé.

Cách xử lý an toàn khi mẹ cho bé ăn dặm
Mẹ “cai” ăn dặm dần dần để đưa con về lịch trình ăn uống khoa học nhé

Ví dụ, bình thường mẹ đang cho bé ăn dặm 2 bữa/ngày thì ở ngày đầu tiên của lịch trình “cai”, mẹ vẫn cho con ăn 2 bữa nhưng giảm lượng thức ăn xuống, trước đó con măm măm một lần 1 bát thì giờ mẹ cho ăn ⅔ bát thôi. Ngày thứ 2 mẹ tiếp tục giảm xuống còn ½ bát. Sang ngày kế tiếp, mẹ cắt còn 1 bữa, cho bé ăn khoảng ⅓ bát. Ngày thứ 4 – 5 vẫn giữ nguyên như vậy, sang đến ngày thứ 6, con hết đòi ăn dặm là mẹ đã “cai” thành công rồi đó ạ.

Khi con được 5 – 6 tháng tuổi, hoặc con thể hiện các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, mẹ tập cho bé cưng ăn các món phù hợp để con luyện nhai, ăn uống giỏi y như người lớn. Tham khảo thực đơn ăn dặm bé 5 tháng, bánh ăn dặm, trái cây cho bé 5 tháng cực phong phú và ngon lành để bé măm măm ngon và ăn dặm thun thút mẹ nhé.

Mẹ không cho bé cai ăn dặm một cách đột ngột
Mẹ tránh “cai” ăn dặm đột ngột kẻo làm con sốc

4.2. Theo dõi sức khỏe bé thường xuyên

Ăn dặm sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe của con, nếu phát hiện vấn đề bất thường, bé bị khó thở, dị ứng nặng hoặc tiêu chảy kéo dài, mẹ cho con thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân xử lý, tránh kéo dài quá lâu làm con mệt mỏi, khó chịu, chậm lớn mẹ nhé.

Theo dõi sức khỏe của bé một cách thường xuyên, định kỳ
Theo dõi sức khỏe con thường xuyên để xử lý kịp thời nếu có vấn đề không ổn mẹ nhé

4.3. Làm công tác tư tưởng cho ông bà

Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm chăm con, mới “lên chức” lần đầu thường rất lo lắng khi tập ăn dặm cho con, mẹ nghe ông bà bảo gì thì làm nấy. Lỡ cho con ăn dặm sớm rồi nhưng nếu đột nhiên mẹ “cai” ăn dặm, ông bà sẽ hỏi tại sao, rồi cấm cản, bắt mẹ phải tiếp tục cho bé ăn, nếu không con sẽ thấp còi và kém phát triển.

Mách mẹ cách “chữa cháy” bằng cách làm công tác tư tưởng cho ông bà nhé. Chẳng hạn, mẹ cho ông bà đọc sách, báo, rủ ông bà cùng đi nghe các hội thảo, tư vấn về cách chăm con, cho ông bà xem các chương trình tivi nói về tác hại xấu của việc ăn dặm sớm,… để ông bà thấu hiểu, cùng với mẹ đưa con trở về lịch trình ăn uống khoa học, con lớn khôn và luôn khỏe mạnh nhé.

Ông bà chăm cháu
Mẹ làm công tác tư tưởng để ông bà hiểu ăn dặm sớm là không tốt và đồng ý “cai” cho bé

Như vậy mẹ đã biết cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không rồi. Vì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu nên mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sớm mà hãy cho con ăn đúng thời điểm nhé. Nếu lỡ cho con ăn sớm, mẹ áp dụng ngay 3 cách “chữa cháy” ở trên để tránh các tác hại đến con yêu. Thực hành ngay và chia sẻ thành tựu để Góc của mẹ và mẹ bỉm khác tham khảo mẹ nhé. Chúc mẹ và bé có thời gian ăn dặm thật vui!

Cả tuần bận rộn, cuối tuần là lúc bố mẹ dành thời gian vui đùa cùng con. Nhưng bố mẹ đang băn khoăn không biết các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM. Hãy cùng Góc của mẹ khám phá top 10 địa điểm dưới đây nhé!

1. Thảo Cầm Viên

  • Giờ mở cửa: 7h – 18h30
  • Giá vé: người cao từ 1m3 trở lên giá 60k/lượt, trẻ em 1m – 1m3 giá 40k/lượt, dưới 1m miễn phí.
  • Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu các loài động vật tại Thảo Cầm Viên
Tìm hiểu các loài động vật tại Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên từ lâu đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân ở TP. HCM. Bởi, đây là sự lựa chọn hàng đầu trong các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM. Nơi đây có rất nhiều hoạt động vui chơi thu hút trẻ em như: thú nhún, tàu lượn, ngựa quay, nhà banh liên hoàn, vườn thú thiếu nhi… Bé có thể tận mắt quan sát và tìm hiểu các loài động vật như: sư tử, các loài khỉ, chim, hổ trắng Bengal, voi biểu diễn nghệ thuật… Khi đến đây, ngoài vui chơi, thư giãn cùng bố mẹ, các hoạt động này còn bồi dưỡng cho trẻ những kiến thức, trải nghiệm về thế giới phong phú. Vì đây là nơi tập trung đông người, bố mẹ nên quan sát bé nhà mình thường xuyên để bé có thể an toàn vui đùa nhé!

2. Vinpearl Land Ice Rink

  • Giờ mở cửa: 10h – 22h
  • Giá vé: người cao 1m4 trở lên, ngày thường 170k/vé; ngày lễ, T7, CN 220k/vé. Dưới 1m4 ngày thường 100k/vé; ngày lễ, T7, CN 150k/vé.
  • Địa chỉ: Số 61 Xa Lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2.
Địa điểm thích hợp cho bé vận động
Địa điểm thích hợp cho bé vận động

Một trong các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM không thể bỏ qua là Vinpearl Land Ice Rink. Đây là một địa điểm thích hợp để giúp con vận động, rèn luyện sức khỏe vào ngày nghỉ. Vinpearl Land Ice Rink là sân trượt băng được làm bằng băng thật đầu tiên và duy nhất tại Sài Gòn. Khi bé đến đây chắc chắn sẽ cảm nhận được những giây phút trải nghiệm thú vị, học hỏi thêm nhiều môn thể thao trượt băng. Phụ huynh hãy yên tâm khi cho bé trượt băng ở đây, vì sẽ có người hướng dẫn và luôn theo dõi bé sát sao. Các bé thích cảm giác mạnh, luôn muốn thử các hoạt động mới lạ, thì đây là nơi tốt nhất để rèn luyện thể chất, sự dẻo dai, khéo léo của bé.

3. Tiniworld

  • Giờ mở cửa: 10h – 22h các ngày trong tuần, cuối tuần từ 9h – 22h
  • Giá vé: 120k/vé ngày thường, 150k/vé ngày lễ, Tết, cuối tuần.
  • Địa chỉ: Tầng 4, TTTM Vincom Mega Mall Thảo Điền, Số 161, Xa Lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.
Địa điểm vui chơi cho bé tại Sài Gòn
Địa điểm vui chơi cho bé tại Sài Gòn

Tiniworld là một nơi xứng đáng được liệt kê vào danh sách các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM. Đây là một khu tổ hợp vui chơi giải trí trong nhà dành cho bé từ 2 – 12 tuổi. Các bé đến đây không chỉ được thỏa sức vui đùa với các bạn mà còn được tìm hiểu, rèn luyện và trải nghiệm các nghề năng khiếu, từ đó giúp bố mẹ khám phá khả năng của bé từ nhỏ. Các trò chơi vận động liên hoàn như nhà banh, cầu trượt,.. Phòng Discovery dành cho bé đam mê học hỏi, gồm một số trò như Sandbox, Hot Wheels, Brick,… Tiniworld còn có không gian tổ chức sinh nhật theo yêu cầu và quầy Snack bar phục vụ các món khoái khẩu cho bé. Đây cũng là nơi lý tưởng cho bố mẹ chưa biết nơi nào để tổ chức sinh nhật cho bé.

4. World Games

  • Giờ mở cửa: 10h – 22h
  • Giá vé: 120k/vé
  • Địa chỉ: Tầng B2 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM.
Các trò chơi kịch tính cuối tuần cho bé
Các trò chơi kịch tính cuối tuần cho bé

World Games sở hữu 400 máy game với hơn 60 loại trò chơi được nhập khẩu từ Mỹ, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc,… đáp ứng đa dạng nhu cầu từ các bé thiếu nhi đến người lớn. Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM như World Games sẽ giúp bé vận dụng trí óc, tay chân khéo léo nhanh nhẹn. Cuối tuần, bố mẹ hãy cùng bé nhà mình trải nghiệm thử nhé!

5. Đầm Sen

  • Giờ mở cửa: 7h30 – 18h
  • Giá vé: Tham quan: 100k/ >1,4m, 60k/ <1,4m; trọn gói: 260k/ >1,4m, 180k VNĐ/ <1,4m.
  • Địa chỉ: Số 3 Hòa Bình, Quận 11, TP. HCM
Các trò chơi đa dạng tại công viên nước
Các trò chơi đa dạng tại công viên nước

Công viên Đầm Sen là một trong các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM tuyệt vời nhất. Đầm sen có 2 khu vực công viên nước và khô. Tại đây hội tụ đủ các loại trò chơi nước như sông lười, ống trượt, boomerang, trượt ván nước,… Các trò chơi trên cạn cũng không kém phần hấp dẫn bởi được thiết kế công phu và bí ẩn, các bé sẽ được tham quan sở thú, chụp hình lưu giữ kỉ niệm cùng gia đình. Bé sẽ thật sự hứng thú khi được bố mẹ dẫn đến đây đó.

6. Khu du lịch Suối Tiên

  • Giờ mở cửa: 7h – 17h từ T2 – T6, 7h – 18h T7, CN, ngày lễ
  • Giá vé: 120k/ > 1m4; 60k/ < 1m4, trẻ dưới 1 tuổi được miễn phí vé.
  • Địa chỉ: 120 Xa lộ Hà Nội, Quận 9, TP. HCM.
Khu du lịch Suối Tiên
Khu du lịch Suối Tiên

Suối Tiên là khu du lịch rộng lớn, nổi tiếng với vô vàn các trò chơi cho cả trẻ em và người lớn. Các khu giải trí nơi đây được thiết kế hoành tráng, kiến trúc mang đậm chất lịch sử, truyền thuyết của Việt Nam như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Vua Hùng….  Bé tha hồ thỏa sức khám phá các nơi độc lạ như lâu đài tuyết, kỳ lân cung, mê cung, các hang động nhân tạo độc đáo. Ngoài ra, suối tiên còn có khu vực trò chơi nước, biển sóng nhân tạo, thủy cung… Suối Tiên không chỉ thuộc một trong các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM mà kể cả người lớn cũng vô cùng thích nơi này để giải trí, thư giãn cùng bạn bè, người thân.

7. Công viên Lê Thị Riêng

  • Giờ mở cửa: 4h – 23h.
  • Giá vé: Vào cửa miễn phí.
  • Địa chỉ: 875 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Bé thoải mái chơi đùa cùng bạn bè tại công viên
Bé thoải mái chơi đùa cùng bạn bè tại công viên

Công viên Lê Thị Riêng với khuôn viên xanh mát sẽ là địa điểm thích hợp cho bố mẹ tổ chức cắm trại cho bé, tụ họp người thân, tạo cơ hội cho bé rèn luyện những kỹ năng cần thiết khi đi dã ngoại. Đặc biệt trong công viên có khu Thỏ Trắng được xem là thiên đường vui chơi dành cho thiếu nhi với nhiều trò chơi hấp dẫn như cầu trượt, xe đụng, tàu lượn, đu quay,… khiến các bé thích mê. Đây chính là nơi thích hợp nếu bố mẹ vẫn đang phân vân về các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM.

8. Phố đi bộ Nguyễn Huệ

  • Giờ mở cửa: Mở cửa tự do
  • Giá vé: Miễn phí
  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Nhạc nước tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nhạc nước tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nhắc tới các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM không thể bỏ qua Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Không gian mở thoáng mát tại đây cùng với nhiều loại hình giải trí đường phố náo nhiệt và là một nơi dạo phố hot nhất Sài Gòn. Ở đây còn có hệ thống nhạc nước thường hoạt động vào buổi tối, bố mẹ dắt bé đến đây chắc chắn bé sẽ rất thích đó.

9. Funny Land

  • Giờ mở cửa: 9h – 21h
  • Giá vé: T2 – T5 20k/ bé; T6, T7, CN 40k/ bé; người lớn 10k/ vé
  • Địa chỉ: Tầng 4, Crescent Mall, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú. Quận 7, TP.HCM
Bé thỏa sức sáng tạo qua các trò chơi lắp ráp
Bé thỏa sức sáng tạo qua các trò chơi lắp ráp

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM được nhiều người gợi ý ở Funny Land. Không gian được thiết kế màu sắc đa dạng dễ dàng thu hút các bạn nhỏ từ 6 – 13 tuổi. Tại Funny Land bé vừa được giải trí vừa rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy, sự kiên nhẫn và trí sáng tạo qua các trò chơi xếp logo, lắp ráp, vẽ tranh, tô tượng,…

10. Khu trượt tuyết Snow Town

  • Giờ mở cửa: 10h – 22h
  • Giá vé: ngày thường 150k/vé, ngày lễ, cuối tuần 180k/vé.
  • Địa chỉ:  Lầu 3-4, tòa nhà The CBD Premium Home – 125 Đồng Văn Cống, P Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. HCM.
Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM
Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM

Một địa điểm cực kỳ thú vị cho cuối tuần bố mẹ có thể tham khảo là  Snow Town cùng trải nghiệm không gian tuyết trắng xóa . Sài gòn tuyết rơi là có thật, những lớp tuyết dày nhân tạo với công nghệ Nhật Bản đem đến không gian an toàn, độc đáo mới lạ cho bé những ngày nắng nóng. Đến đây, các bé có thể hòa mình vào một không gian mang đậm phong cách châu Âu với những ông già tuyết vui nhộn. Bé có thể tham gia các trò chơi với tuyết: trượt tuyết, trượt ski, nặn tuyết, ném tuyết, ngắm trời mưa tuyết,… Những hoạt động này giúp bé tăng khả năng vận động, phát triển sức khỏe toàn diện.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã biết đến các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM rồi phải không nào? Góc của mẹ tin rằng đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho gia đình mình có một buổi cuối tuần thật vui vẻ.

Có thể mẹ quan tâm: 

Địa điểm vui chơi vào mùa hè cho bé tại Hà Nội

Top những điểm vui chơi thú vị cho bé tại TP. HCM

Mẹ bỉm mới có bé, chưa có kinh nghiệm thường rất đắn đo về việc nêm gia vị vào thức ăn cho con. Mẹ lầm tưởng là không được nêm gia vị cho bé nhưng thực ra chỉ là không nên cho con ăn sớm thôi ạ. Tham khảo bài viết ngay để biết tại sao không nêm gia vị cho trẻ sớm và cách thêm gia vị đúng chuẩn, giúp món ăn thêm thơm ngon và dậy vị mẹ nhé.

Tại sao không nên nêm gia vị cho trẻ
Giúp mẹ hiểu đúng về việc tại sao không nên nêm gia vị cho bé

1. 5 lý do mẹ không nên nêm gia vị sớm cho bé

Gia vị khiến món ăn thêm màu sắc và dậy hương vị, kích thích giác quan giúp con ăn giỏi hơn. Tuy nhiên, việc nêm gia vị cho bé sơ sinh khi chưa được 1 tuổi là không cần thiết mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho bé đó mẹ.

1- Gây biếng ăn, rối loạn vị giác ở bé

Bé mới tập ăn dặm đối với các loại thực phẩm đều rất bỡ ngỡ, chưa phân biệt được sự khác nhau. Giai đoạn này là bước đệm để tạo nhận thức cho bé về màu sắc, hương vị và hình dáng của mọi loại thực phẩm. Nếu mẹ nêm gia vị sớm, bé sẽ không thể phân biệt được mùi vị này là của thức ăn hay là gia vị, dẫn tới cảm nhận sai lệch vị của thức ăn, kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn vị giác và biếng ăn ở bé đó ạ.

Không nên nêm gia vị sớm cho bé
5 lý do không nên nêm gia vị sớm cho bé

2- Nguy cơ bé mắc bệnh tim mạch

Hầu hết các loại gia vị đều có chứa một lượng muối nhất định, ăn nhiều sẽ làm bé khát và uống nước liên tục, tạo ra áp lực nước cao. Lượng nước này sẽ di chuyển vào trong lòng mạch làm thể tích máu gia tăng, trái tim bé phải làm việc hết hiệu suất để vận chuyển lượng máu này đi đến các bộ phận trên cơ thể. Tim còn non nớt mà lại hoạt động quá sức dễ khiến con mệt mỏi, tệ hơn là dẫn đến hiện tượng suy tim, cực nguy hiểm đó mẹ.

3- Suy giảm chức năng gan và thận của bé

Không chỉ tim mà gan và thận của bé dưới 1 tuổi vẫn chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa của con chỉ tiêu hóa được những thực phẩm tự nhiên, các hợp chất đơn giản. Gia vị lại là kết cấu phức tạp giữa các chất, dễ gây khó tiêu và nếu nạp thường xuyên, gan và thận bé sẽ phải làm việc quá sức để tiêu hóa lượng gia vị đó. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm chức năng gan và thận. Vì vậy, tránh nêm gia vị cho bé cưng quá sớm mẹ nhé.

Trẻ ăn dặm nên ăn nhạt
Ăn gia vị quá sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày ở bé

4- Dễ gây bệnh dạ dày cho bé

Thành phần chính tạo nên muối và các loại gia vị khác như hạt nêm, bột canh, nước mắm là natri. Nghiên cứu của Susan Thapa vào năm 2019 cho kết quả rằng, chế độ ăn nhiều muối khiến bé dễ bị ung thư dạ dày do natri gây loét, viêm niêm mạc dạ dày. Bé sơ sinh ăn nhiều gia vị mỗi ngày cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) phát triển, chúng tấn công hệ tiêu hóa của bé và làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn gấp 2 lần.

5- Mẹ khó tập cho bé thói quen ăn uống khoa học

Không chỉ khi còn nhỏ mà lúc con lớn lên, mẹ vẫn nên tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn mặn. Nếu còn nhỏ mà mẹ cho bé làm quen gia vị sớm, con sẽ quen và lúc nào cũng chỉ thích ăn mặn, món ăn không thêm gia vị là không chịu ăn. Cứ duy trì như thế sẽ thành một thói quen xấu, mẹ khó để tập cho bé ăn uống điều độ, tăng nguy cơ mắc bệnh đó ạ.

Bé ăn uống khoa học
Một khi con quen với ăn mặn là mẹ khó đưa con về chế độ ăn uống khoa học lắm ạ

Mẹ đừng nêm gia vị sớm và đợi tới thời điểm thích hợp mới cho con làm quen với gia vị. Lưu lại thông tin chi tiết về thời điểm cho con làm quen với gia vị dưới đây mẹ nhé:

2. Thời điểm thích hợp để bé làm quen với gia vị

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ chỉ nên thêm gia vị khi bé được 1 tuổi trở lên, nhưng nêm với số lượng rất ít. Cụ thể:

Gia vị Trẻ từ 1 – 3 tuổi Trẻ trên 3 tuổi
Muối 1/2 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Tiêu 1/4 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Ớt  1/4 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Rau thơm 1 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Hành, tỏi 1/2 muỗng cà phê hành

1/2 muỗng cà phê tỏi

Ăn theo khẩu vị gia đình
Nước mắm 1 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Mật ong 1 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình
Dầu ăn 3 – 5 muỗng cà phê Ăn theo khẩu vị gia đình

Bảng hàm lượng gia vị cho bé yêu từ 1 tuổi trở lên

Mẹ tham khảo bài viết Gia vị cho bé 1 tuổi để biết tại sao nên thêm những gia vị này cho bé với hàm lượng như thế và cách nêm gia vị chuẩn khoa học, giúp tăng độ ngon miệng khi măm măm cho bé yêu nhé.

Gia vị tự nhiên lành tính cho bé
Gia vị thuần thiên nhiên lành tính cho bé yêu

Mẹo nhỏ cho mẹ: Bé đang trong thời gian ăn dặm, bé dưới 1 tuổi không nên ăn gia vị nhưng nếu bé gặp tình trạng biếng ăn, mẹ muốn tăng thêm hương vị cho món ăn để kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn ở bé, mẹ có thể chọn các loại gia vị thuần thiên nhiên như vani, húng quế, thì là, kinh giới, vỏ chanh, gừng, quế, bạc hà,…. Gia vị tự nhiên ít chứa tạp chất, “lành tính” và không làm mất mùi vị vốn có của món ăn, mẹ khỏi lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con nữa rồi.

3. 5 điều mẹ cần tránh khi nêm gia vị cho bé 

Đến độ tuổi thích hợp, mẹ thêm gia vị vào thức ăn để bé làm quen với nhiều mùi vị và ăn giỏi hơn. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng khi nêm gia vị cho bé và tránh các sai lầm dưới đây để không gây hại đến con yêu, mẹ nhé.

Mẹ lưu ý khi nêm gia vị cho bé
Lưu ý mẹ nên nhớ khi nêm gia vị cho bé cưng

1- Cho quá nhiều gia vị trong cùng một món

Bé mới tập ăn dặm chưa thể nắm bắt được hết các mùi vị của thức ăn, hầu hết đều là lần đầu con tiếp xúc nên vẫn còn bỡ ngỡ. Nếu mẹ cho quá nhiều gia vị trong cùng một món, con sẽ không cảm nhận được hương vị chính của món ăn, không phân biệt được từng loại gia vị, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác và biếng ăn, sợ ăn đó ạ. Mẹ chỉ nên nêm tối đa 1 loại gia vị trong một món ăn để giúp con nhận biết mùi vị tốt hơn.

Không nên nêm nhiều loại gia vị khác nhau cho bé
Cho quá nhiều gia vị trong món ăn dễ làm con bị rối loạn vị giác

2- Thêm gia vị vào sữa công thức cho bé uống

Mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm nghe cô dì, chị em “mách” thêm gia vị vào sữa công thức rồi cho bé uống, hương vị mới lạ sẽ kích thích con ti sữa giỏi hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng đâu mẹ ơi. Sữa công thức chỉ hơi béo và có vị ngọt đặc trưng, nên thêm gia vị vào bé sẽ nhận ra ngay.

Gia vị cũng dễ làm mất đi hương vị vốn có của sữa do các phản ứng hóa học giữa natri và các chất trong sữa. Làm như vậy không giúp con ti giỏi mà nhiều hơn là khiến con rối loạn vị giác, sữa có vị lạ, con không chịu uống sữa, “mất nhiều hơn được” đó ạ.

Không nên nêm gia vị vào sữa cho trẻ
Tuyệt đối không nêm gia vị vào sữa công thức kẻo làm con biếng ăn mẹ ơi

3- Nêm gia vị cho bé theo khẩu vị của mẹ

Mẹ cũng thường nếm thử thức ăn theo khẩu vị của mẹ, thấy vừa ăn là cho con măm măm thôi. Thế nhưng, vừa ăn của mẹ là rất mặn đối với bé cưng đó ạ. Nghiên cứu mới nhất của trung tâm Monell Chemical Senses cho biết, số lượng chồi vị giác của bé nhiều hơn rất nhiều so với bố mẹ.

Nếu bố mẹ có 5000 chồi thì bé cưng sẽ có đến 10000 chồi vị giác, cảm nhận về sự mặn, ngọt, chua, cay của con nhanh nhạy hơn hẳn đó ạ. Mẹ không dùng lưỡi để nếm gia vị cho con mà nên nêm theo chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng mẹ nhé.

Mẹ tránh dùng lưỡi để nếm gia vị cho bé
Tránh dùng lưỡi để nếm gia vị cho bé yêu mẹ nhé

4- Cho bé dùng chung gia vị với người lớn

Đa phần gia vị cho người lớn thường chứa các hợp chất phức tạp mà bé con chưa thể tiêu hóa được, chẳng hạn như dầu ăn người lớn có chứa nhiều mỡ động vật dễ gây khó tiêu cho bé. Mẹ không cho bé dùng chung gia vị với bố mẹ mà nên tách biệt ra, cho con sử dụng gia vị dành riêng cho bé sơ sinh để đảm bảo sức khỏe nhé. Đến khi bé cưng được 3 tuổi, hệ tiêu hóa hoàn chỉnh rồi, mẹ cho bé ăn chung gia vị với bố mẹ để tiện lợi và tiết kiệm hơn.

Mẹ nên dùng gia vị riêng cho bé
Mẹ nên tách biệt gia vị của bé và của bố mẹ riêng, tránh dùng chung

5- Không để ý dấu hiệu dị ứng của con 

Theo Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học bang Louisiana, có tới 14 trong số 10.000 người bị dị ứng gia vị với các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, nổi mề đay, sưng môi, phát ban và thở khò khè,… Triệu chứng có thể rõ rệt nhưng đôi khi chỉ kéo dài vài phút, mẹ dễ bỏ qua. Do đó, khi tập cho con làm quen với gia vị, mẹ cần quan sát con thật kỹ và nếu phát hiện con có dấu hiệu này, mẹ ngưng gia vị ngay lập tức và cho con thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, giảm thiểu tác hại xấu đến sức khỏe của con mẹ nhé.

Mẹ theo dõi quan sát cho bé
Đừng quên để ý để phát hiện sớm dấu hiệu dị ứng gia vị ở bé mẹ nhé

Như vậy mẹ đã hiểu tại sao không nêm gia vị cho trẻ sớm rồi mẹ nhỉ. Mẹ đừng quá hấp tấp, thấy con chán ăn là vội nêm gia vị, dễ làm con bị ngợp đó ạ. Đợi đến khi con được trên 1 tuổi mẹ mới bắt đầu nêm gia vị vào thức ăn để có hiệu quả tốt nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời!

Mẹ thấy nhiều mẹ bỉm nấu món khoai tây nghiền phô mai cho bé, thấy con ăn giỏi và bụ bẫm nên cũng muốn làm cho bé ăn. Nhưng mẹ chưa biết cách chế biến, sợ nấu sai cách vị không ngon, bé không thích. Tham khảo hướng dẫn chi tiết sau đây để trổ tài nấu cho bé ăn thun thút hết sạch bát luôn nhé, cực đơn giản và chỉ mất 10 phút thôi mẹ ơi. 

Khoai tây nghiền phô mai cho bé
4 cách làm khoai tây nghiền phô mai cho bé siêu thơm ngon

1. Lợi ích tuyệt vời từ món khoai tây nghiền phô mai

Khoai tây và phô mai đều là thực phẩm bổ dưỡng, thơm béo mềm mịn rất dễ ăn. Theo Bộ nông nghiệp Hoa kỳ, trong hai loại thực phẩm này có hàm lượng protein, chất xơ, chất béo cao cùng nhiều khoáng chất, vitamin, hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của bé yêu từ giai đoạn 10 tháng tuổi. Cụ thể:

1- Cải thiện hệ tiêu hóa của bé

Bé sơ sinh mới tập ăn rau củ, thịt cá thường dễ bị đầy hơi, khó tiêu do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Việc hấp thụ nhiều chất xơ có trong khoai tây thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé đi ngoài nhanh hơn và đẩy lùi táo bón, khó tiêu.

Lợi ích khi bé ăn khoai tây
Ăn khoai tây giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

2- Giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé

Khoai tây chứa lượng anthocyanins, axit phenolicflavonoid cao, đây đều là các sắc tố có đặc tính chống oxy hóa, làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở bé. Nhờ thế mà bé khỏe mạnh để chống lại các tác động từ môi trường bên ngoài, ít nhiễm bệnh hơn.

3- Làn da bé luôn hồng hào, sáng mịn

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da, vì thế mẹ đừng quên thêm khoai tây vào thực đơn của bé nhé. Vitamin C kết hợp với nhiều loại enzyme khác nhau giúp cải thiện sắc tố, giữ làn da của bé luôn hồng hào và sáng mịn, ai nhìn cũng thích mê.

Khoai tây giúp cải thiện cân nặng lành mạnh cho bé
Khoai tây nghiền phô mai không chỉ ngon mà còn giúp bé tăng cân hiệu quả

4- Bé tăng cân nhanh hơn

Phô mai là thực phẩm giàu chất béo tự nhiên, hàm lượng calories cao giúp tăng cân lành mạnh. Nếu bé nhà mình đang gặp tình trạng chán ăn, thấp còi, mẹ bổ sung ngay món khoai tây nghiền phô mai béo ngậy, thơm ngon vào thực đơn để bé ăn thun thút, tăng cân đều đặn và ngày càng bụ bẫm, đáng yêu mẹ nhé.

2. 4 cách làm khoai tây nghiền phô mai cực ngon, bé thích mê 

Món khoai tây nghiền phô mai được đánh giá là món ăn dễ chế biến, hương vị lại thơm ngon bé nào cũng mê. Có khá nhiều cách để biến tấu món này cho đa dạng, mẹ khỏi lo bé bị biếng ăn, thấp còi nữa. Dưới đây là 4 phương pháp nấu phổ biến nhất hiện nay, được nhiều mẹ bỉm lựa chọn, trổ tài vào bếp chế biến cho bé yêu ngay thôi mẹ ơi.

Khoai tây nghiền phô mai
Chỉ mất 10 phút có ngay món khoai tây nghiền phô mai ngon đúng điệu

2.1. Khoai tây nghiền phô mai không cần lò nướng

Món ăn này có thể chế biến dễ dàng chỉ với vài nguyên liệu, đặc biệt là không cần lò nướng, cực thích hợp cho bé từ 10 tháng tuổi măm măm.

1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ, nguyên liệu sau để bắt tay vào làm cho bé từ 9 tháng tuổi nhé:

  • 30gr khoai tây
  • 10gr phô mai
  • 1/2 muỗng cà phê bột thì là (nếu nhà mình không có, mẹ có thể bỏ qua nguyên liệu này)
  • 10ml sữa công thức (sữa mẹ)
  • Nồi, bát, muôi, thìa
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món khoai tây nghiền phô mai
Cùng chuẩn bị nguyên liệu để vào bếp thôi mẹ ơi

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Khoai tây mua về mẹ rửa sạch với nước, gọt vỏ và cho vào nồi nước đun trong 12 – 15 phút cho chín. Để kiểm tra, mẹ dùng một chiếc nĩa đâm nhẹ vào thân khoai, nếu đâm xuyên được nghĩa là khoai đã chín, ngược lại thì chưa, mẹ tiếp tục đun đến khi chín nhé.
  • Bước 2: Mẹ vớt khoai tây ra bát, để khoảng 3 – 4 phút cho nguội. Kế đến mẹ dùng thìa (hoặc nĩa) nghiền khoai cho nhuyễn ra. Phần khoai đã nghiền xong mẹ cho vào nồi, thêm 10ml sữa, bật lửa nhỏ và đảo đều tay liên tục trong 4 phút để hỗn hợp mịn và thơm.
  • Bước 3: Cuối cùng mẹ thêm 10gr phô mai vào nồi, tiếp tục trộn đều thêm 2 phút nữa là tắt bếp. Thành quả thơm phức mẹ cho ra bát, rắc thêm một ít bột thì là, đợi món ăn nguội là cho bé măm măm thôi.
Món khoai tây nghiền phô mai đơn giản, không cần lò nướng
Chẳng cần lò nướng vẫn làm được món khoai tây nghiền phô mai ngon khó cưỡng

3- Mẹo nhỏ cho mẹ

Khi bé được 10 tháng tuổi trở lên, bé biếng ăn, mẹ thêm gia vị, chẳng hạn như bột thì là vào để giúp món ăn dậy vị hơn, bé măm măm giỏi. Nhưng nếu bé không thích, mẹ đổi sang các loại gia vị lành tính khác như tiêu, mật ong, vỏ chanh nếu con trên 1 tuổi để kích thích bé ăn ngon hơn. Mẹ chỉ thêm gia vị với một lượng thật ít (khoảng ¼ – ½ muỗng cà phê), tránh cho nhiều sẽ bị mặn quá hoặc ngọt quá, bé không chịu ăn và dễ bị khó tiêu mẹ nhé.

2.2. Khoai tây nghiền phủ phô mai đút lò béo ngậy

Món phô mai khoai tây nghiền sẽ được nâng lên tầm cao mới nếu được nấu bằng bếp nướng ở nhiệt độ vừa phải. Nguyên liệu hòa quyện với nhau, cộng thêm lớp phô mai phủ béo ngậy sẽ khiến bé yêu thích không thôi và ăn hết sạch bát luôn đó ạ. Cùng Góc của mẹ vào bếp nấu cho bé mẹ nhé.

Khoai tây nghiền phủ phô mai
Bé yêu thích không thôi món khoai tây nghiền đút lò phủ phô mai béo ngậy

1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

  • Lò nướng, bát, nĩa, dao, thớt
  • 30gr khoai tây
  • 10gr phô mai mozzarella (dạng sợi)
  • 1/4 muỗng cà phê tiêu xay
Cách làm khoai tây nghiền phô mai
Mẹ chuẩn bị sẵn nguyên liệu rồi vào bếp trổ tài cùng Góc của mẹ nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch khoai tây rồi nạo hết vỏ, cắt thành từng khoanh dày 2 cm. Sau đó cho phần khoai đã cắt vào xửng hấp, hấp trong 10 phút trên lửa vừa cho khoai tây chín mềm mẹ nhé.
  • Bước 2: Khoai tây đã chín mẹ tắt bếp, gắp khoai ra bát, thêm ¼ muỗng cà phê tiêu xay rồi dùng nĩa nghiền ra cho nhuyễn mịn. Kế đến, mẹ cho phần khoai đã nghiền vào bát (hoặc khay nướng), dùng nĩa dàn cho đều ra.
  • Bước 3: Mẹ rắc phô mai sợi lên trên bề mặt, đặt bát khoai vào lò nướng, để chế độ 200 độ C nướng trong 10 phút. Kết quả thu được là món khoai tây nghiền phô mai thơm nức mũi, khoai mềm và ngọt tự nhiên, phô mai xém cạnh béo ngậy. Đợi khoảng 2 – 3 phút, mẹ sờ vào bát thấy hơi ấm là cho bé yêu ăn luôn nhé.
Bé thích thú khi ăn khoai tây nghiền phô mai
Thành quả thơm nức mũi, đảm bảo bé yêu ăn hết sạch bát luôn đó mẹ

3- Mẹo nhỏ cho mẹ

Trước khi cho bát khoai vào lò nướng, mẹ nên mở lò sẵn, đặt chế độ 150 – 200 độ C trong 5 phút để làm nóng lò. Như vậy món ăn sẽ nhanh chín và thơm ngon hơn, ít bị cháy hoặc bở. Nếu nhà mình không có lò nướng, mẹ thay bằng nồi chiên không dầu và làm y hệt các bước như trên nhé, đảm bảo vẫn ngon hết sẩy, bé ăn sạch bát và ngày càng bụ bẫm.

2.3. Khoai tây nghiền Aligot đơn giản

Aligot là món ăn bắt nguồn từ nước Pháp với điểm nhấn là lớp bột phủ chiên xù giùm rụm bên ngoài, phô mai và khoai tây mềm mại bên trong. Bằng cách biến tấu nhẹ nhàng cho món khoai tây nghiền phô mai, bé sẽ rất thích thú, mẹ khỏi lo bé chán ăn và bỏ bữa nữa. Cách làm thì siêu đơn giản luôn, chỉ với 4 bước là có ngay món khoai tây aligot ngon tuyệt cho bé rồi.

Khoai tây nghiền Aligot
Cùng du hành đến Pháp với món khoai tây nghiền Aligot béo ngậy

1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

  • Khoai tây: 30gr
  • Phô mai mozzarella dạng sợi: 10gr
  • Bơ thực vật: 5 gr
  • Bột mì đa dụng: 30 gr
  • Trứng gà: 1 quả
  • Bột chiên xù: 50 gr
  • Chảo chống dính, nồi hấp, bát, nĩa, dao, thớt
Cách làm khoai tây nghiền Aligot
Đầu tiên, mẹ chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ đầy đủ nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Khoai tây mua về mẹ rửa với nước, thêm một ít muối và ngâm trong 5 phút cho sạch cặn bẩn còn sót lại. Mẹ gọt vỏ khoai tây, cắt khoai thành từng miếng dày 2cm, rồi cho vào nồi hấp trong 10 phút. Khoai chín thì mẹ cho ra bát, dùng nĩa nghiền cho thật nhuyễn.
  • Bước 2: Sau khi nghiền xong, mẹ cho khoai tây vào nồi, mở lửa nhỏ và sên trong 2 phút cùng với bơ thực vật. Tiếp đến mẹ cho phô mai mozzarella vào, dùng muôi khuấy đều hỗn hợp lên. Nấu thêm 3 phút thấy phô mai tan ra là mẹ tắt bếp, đổ hỗn hợp ra dĩa rồi dàn đều, dùng màng bọc thực phẩm bao kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ đồng hồ.
  • Bước 3: Mẹ đổ hỗn hợp phô mai – khoai tây đã đông lạnh ra thớt, dùng dao cắt thành từng miếng vuông khoảng 1cm cho vừa ăn. Kế đến, mẹ nhúng lần lượt bánh khoai tây qua một lớp bột mì, một lớp trứng gà và một lớp bột chiên xù, thả vào chảo, chiên trong 2 – 3 phút cho lớp bột vàng đều là mẹ gắp ra nhé.
  • Bước 4: Phần bánh Aligot vừa chiên xong mẹ cho ra đĩa, lót ở dưới một lớp giấy thấm dầu để hút bớt dầu mỡ nhé. Lớp vỏ bánh vàng ruộm, cắn một miếng là phô mai và khoai tây ngập tan trong miệng, bé chắc chắn sẽ “đổ gục” trước món ăn này luôn mẹ ơi.
Thành phẩm khoai tây nghiền phô mai Aligot
Món ăn này giúp đổi vị cho bé rất tốt đó ạ

3- Mẹo nhỏ cho mẹ

Bé 1 tuổi trở lên mẹ có thể chiên ngập dầu để đổi vị cho bé, nhưng mẹ lưu ý một tuần chỉ cho bé ăn 1 – 2 lần và dùng dầu ăn dặm để an toàn, tránh bé bị tăng cân mất kiểm soát. Bé dưới 1 tuổi hạn chế ăn đồ chiên ngập dầu nên mẹ thay bước chiên dầu bằng nồi chiên không dầu nhé. Như vậy thì món ăn vẫn giùm rụm mà lại giảm bớt được dầu mỡ, bé ăn ngon và lớn khỏe hơn mỗi ngày.

2.4. Khoai tây nghiền bí đỏ phô mai

Để đổi vị cho bé không bị ngán, mẹ kết hợp thêm bí đỏ thông qua công thức khoai tây nghiền bí đỏ phô mai siêu thơm ngon và bắt miệng này nhé.

Khoai tây nghiền bí đỏ phô mai
Bí đỏ và khoai tây đích thực là một cặp đôi tuyệt vời

1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

  • 30gr khoai tây
  • 20gr bí đỏ
  • 10ml sữa công thức (sữa mẹ)
  • 5gr bơ thực vật
  • 10gr phô mai
  • Máy xay sinh tố, nồi hấp, bát, dao, thớt
Cách chuẩn bị nguyên liệu bí đỏ
Bí đỏ bùi bùi, mềm mịn nên bé rất thích ăn

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ khoai tây và bí đỏ, cắt thành từng miếng khoảng 2cm rồi cho vào xửng, hấp trong 10 phút cho chín. Tiếp theo mẹ cho đồng thời cả khoai tây và bí đỏ vào máy xay, thêm 10ml sữa, mở chế độ lớn xay trong 2 – 3 phút để hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, cho 5gr bơ vào, để lửa nhỏ cho tan bơ ra. Sau đó, mẹ đổ hỗn hợp mới xay vào, dùng muôi khuấy đều lên, nấu trong khoảng 2 phút rồi cho thêm phô mai. Mẹ cứ để lửa nhỏ sên thêm 2 – 3 phút nữa để hỗn hợp quyện lại, mềm dẻo và thơm hơn nhé.
  • Bước 3: Cuối cùng, mẹ tắt bếp và đổ món khoai tây nghiền bí đỏ phô mai ra bát, đợi cỡ 3 phút cho món ăn nguội lại, còn hơi ấm là cho bé yêu ăn dặm luôn.
Cách làm khoai tây nghiền bí đỏ phô mai
Thành quả nấu xong, còn ấm là cho bé yêu măm măm luôn mẹ nhé

3- Mẹo nhỏ cho mẹ

Bé sơ sinh mới tập ăn dặm chưa biết nhai nên mẹ xay nhuyễn bí đỏ, phô mai rồi lọc qua rây 1 – 2 lần để đảm bảo hỗn hợp nhuyễn mịn, không còn lợn cợn tránh bé bị nghẹn hóc, nôn ói. Bé lớn hơn từ 12 tháng tuổi thì mẹ xay lợn cợn để bé cảm nhận hương vị và luyện nhai tốt hơn mẹ nhé.

Ngoài 4 cách nấu ở trên, mẹ có thể biến tấu thêm nhiều món khác trong bài viết các món khoai tây nghiền “khoái khẩu” để đổi vị cho bé yêu nhé. Toàn các công thức được mẹ và bé yêu thích đó ạ.

Mẹ đa dạng hóa các món ăn khoai tây nghiền khác nhau
Mẹ biến tấu đa dạng hơn với nhiều công thức khoai tây nghiền

3. 5 lưu ý khi chế biến khoai tây nghiền phô mai cho bé

Dù món khoai tây nghiền phô mai này khá đơn giản, dễ nấu nhưng để hương vị thêm thơm ngon, bé ăn giỏi thì mẹ nắm chắc 5 lưu ý quan trọng này để thực hiện cho đúng, tránh làm sai món ăn kém hấp dẫn, bé không thích ăn mẹ nhé.

3.1. Mẹ chọn nguyên liệu tươi ngon

Món ăn muốn ngon thì mẹ cần chọn lựa nguyên liệu thật kỹ lưỡng. Việc chọn nguyên liệu tươi ngon cũng giúp đảm bảo chất lượng món ăn và sức khỏe cho bé. Mách mẹ cách chọn khoai tây và phô mai “xịn sò” ngay dưới đây::

1 – Cách chọn khoai tây 

Khi mua khoai tây, mẹ lưu ý chọn những củ khoai có vỏ màu vàng tươi, trơn nhẵn, cầm lên thấy chắc tay nhé. Mẹ không chọn những củ đã mọc mầm, trên vỏ có chấm sâu, có vết thâm, khoai tây cầm lên ọp ẹp, chảy nước. Nếu không có thời gian ra chợ trực tiếp lựa khoai tây, mẹ có thể tham khảo đặt hàng ở Vinmart, Big C, Aeon Mall để mua được khoai tây tươi ngon và giá cả cũng rất phải chăng.

Cách chọn khoai tây tươi ngon
Mẹo chọn khoai tây tươi, ngon đúng chuẩn cho mẹ

2 – Cách chọn phô mai

Phô mai thường được đóng thành hộp, có hạn sử dụng khoảng 8 – 12 tháng tùy thuộc vào loại phô mai và nhà sản xuất. Khi chọn mua phô mai, mẹ nhớ để ý hạn sử dụng đằng sau hộp xem còn thời gian lâu không nhé, tránh chọn mua phô mai gần hết (quá hạn) sử dụng không đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

Nếu chọn mua phô mai nguyên khối, mẹ lưu ý chọn miếng phô mai tươi, có mùi thơm béo nhẹ khi đặt gần mũi. Tuyệt đối không mua khi thấy phô mai có nấm mốc, chảy nước, bốc mùi hôi hoặc có mùi lạ mẹ nhé. Gợi ý mẹ tham khảo sản phẩm phô mai Con bò cười, phô mai Milkana, phô mai QBB Nhật Bản chứa nhiều dưỡng chất có giá trị, thơm béo để mua về chế biến cho bé yêu.

Cách lựa chọn phô mai nấu ăn cho bé
Bí quyết lựa chọn phô mai ngon đúng điệu

3.2. Mẹ điều chỉnh độ đặc nhuyễn cho bé

Ở từng giai đoạn phát triển, kỹ năng nhai và khả năng tiêu hóa của bé đều khác nhau. Vì thế, tùy từng giai đoạn mà mẹ chế biến khoai tây nghiền cho phù hợp, giúp bé luyện nhai giỏi và hạn chế tình trạng nôn ói, đầy hơi, táo bón mẹ nhé.

1- Giai đoạn 1: Bé từ 6 – 9 tháng

Bé từ 6 tháng tuổi bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm. Lúc này, bé chưa mọc hết răng nên không nhai được, mẹ nghiền/xay khoai tây thật nhuyễn rồi lọc 1 – 2 lần qua rây để đảm bảo khoai mềm mịn, bé nuốt chửng được, không bị cợn làm bé nghẹn hóc hay nôn ói nhé.

Mẹ cùng bé vào bếp chuẩn bị đồ ăn
Mẹ chủ động xay nhuyễn hoặc lợn cợn cho phù hợp với độ tuổi của bé yêu

2- Giai đoạn 2: Bé từ 9 – 12 tháng

Răng của bé đã mọc khá đầy đủ khi bé được từ 9 tháng tuổi trở lên, con cũng có khả năng tiêu hóa và nhai nuốt giỏi hơn lúc 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, mẹ nên nghiền/xay khoai hơi lợn cợn, không nghiền qua rây để bé luyện nhai và cảm nhận hương vị tốt hơn. Nếu dùng máy xay, mẹ để chế độ vừa và xay trong khoảng 2 phút, khoai còn hơi cợn là tắt máy, rồi thực hiện các bước như bình thường mẹ nhé.

Cho bé từ 9 đến 12 tháng tuỏi ăn như thế nào
Bé 9 tháng tuổi nên ăn khoai tây nghiền lợn cợn để tập nhai tốt hơn

3- Giai đoạn 3: Bé từ 1 tuổi trở lên

Được 1 tuổi là kỹ năng nhai của bé đã bước qua giai đoạn mới – giai đoạn nhai nuốt thức ăn như người lớn. Khi chế biến khoai tây nghiền, mẹ không dùng máy xay nữa mà nghiền hoàn toàn bằng nĩa. Mẹ điều chỉnh độ đặc nhuyễn, độ lợn cợn tùy thuộc vào sở thích của bé nhà mình. Khi bé được 1,5 tuổi trở lên, mẹ có thể cắt thành hình hạt lựu 1cm luôn, không dùng nĩa nghiền nữa để bé nhai và nắm bắt kết cấu đồ ăn giỏi hơn mẹ nhé.

Cách chế biến khoai tây nghiền phù hợp với từng lứa tuổi
Hướng dẫn chế biến khoai tây nghiền theo từng giai đoạn phát triển của bé

3.3. Tránh cho bé ăn quá nhiều

Phô mai là nguồn cung cấp canxi, chất béo và protein dồi dào cho bé, nhưng cũng vì thế mà mẹ không nên cho bé ăn món khoai tây nghiền phô mai quá nhiều đâu ạ. Bởi vì, khi hấp thụ quá nhiều canxi và chất dinh dưỡng, bé sẽ không tiêu hóa kịp, dẫn đến canxi bị ứ đọng ở dạ dày, gây khó tiêu và tệ hơn là bệnh sỏi thận. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên cho bé ăn món này từ 1 – 2 lần, cách nhau một vài ngày để đảm bảo bé tiêu hóa hết thức ăn nhé.

Lưu ý khi cho bé ăn khoai tây nghiền
Mặc dù ngon và bổ dưỡng nhưng tránh cho bé ăn món này quá nhiều mẹ nhé

3.4. Cho bé ăn đúng cách

Khoai tây nghiền là món ăn có kết cấu mềm, dẻo nên mẹ cần cho bé ăn đúng cách để tránh bị nghẹn hóc. Khi cho bé yêu măm măm, mẹ nhớ đặt bé ngồi đúng tư thế và hướng dẫn bé cầm muỗng múc ăn cho đúng mẹ nhé.

1- Mẹ cho bé ngồi đúng tư thế 

Từ 6 – 7 tháng tuổi là bé bắt đầu tập tành ngồi lên rồi đó ạ. Mẹ đặt bé ngồi lên ghế ăn dặm hoặc cho bé ngồi trên đùi của mẹ, đặt tay mẹ ở trên hông em bé rồi đút cho bé măm măm. Mẹ tránh cho bé vừa ăn vừa nằm, bé ngồi không có điểm tựa vì dễ làm con bị nghẹn hóc và ảnh hưởng đến cấu trúc xương.

Mẹ cho bé ngồi đúng tư thế khi ăn
Cho bé ngồi đúng để không bị nghẹn hóc

2- Cho bé cầm thìa, muỗng đúng cách

Nếu mẹ đang tập cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW và ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ hướng dẫn con cầm thìa, muỗng múc thức ăn cho đúng để giúp con ăn ngon miệng và hạn chế dây thức ăn ra tay, miệng và quần áo, mẹ khỏi lo vi khuẩn “lăm le” tấn công bé nữa.

Mẹ ưu tiên chọn loại thìa có lòng oval hơi tròn, đường kính 2 – 3 cm để con thao tác dễ dàng hơn. Ở những lần ăn đầu tiên, mẹ nhẹ nhàng đặt thìa lên tay bé, rồi cầm tay hướng dẫn con múc thức ăn đưa vào miệng. Mẹ lặp lại động tác này 5 – 6 lần để con làm quen, sau đó thả tay ra dần để bé tự múc mẹ nhé.

Mẹ để bé chủ động tự ăn
Mẹ cho bé cầm thìa, múc ăn đúng cách để hạn chế dây thức ăn ra ngoài

Sau khi ăn xong, mẹ sử dụng khăn ướt cho bé sơ sinh để lau sạch cặn thức ăn còn sót lại trên miệng và tay bé, diệt sạch vi khuẩn không để chúng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho bé yêu. Chủ động lựa chọn và sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm da mỗi ngày để ngừa hăm, mẩn đỏ cho bé, giúp làn da bé thêm mịn màng và hồng hào, ai nhìn cũng thích mê mẹ nhé.

Khăn ướt Mamamy khử khuẩn cực kỳ tốt cho bé
Khăn ướt Mamamy khử khuẩn cực tốt và siêu lành tính cho da bé

3.5. Không hâm khoai tây phô mai nhiều lần

Có đôi khi sau khi nấu khoai tây nghiền phô mai xong mà mẹ có việc bận hoặc bé ăn không hết, mẹ sẽ cất món ăn vào tủ lạnh, rồi hâm lại cho bé ăn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hâm tối đa 1 lần, nếu bé vẫn không ăn hết, mẹ bỏ phần thức ăn này đi nhé.

Sử dụng nhiệt độ cao hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm bay hơi hết chất dinh dưỡng có trong món ăn, quá trình rã đông đồ ăn sai cách cũng dễ tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, không hề tốt cho sức khỏe bé yêu chút nào. Tốt nhất, mẹ vẫn nên cho bé măm măm ngay sau khi chế biến xong để bé ăn ngon và trọn vẹn dinh dưỡng.

Mẹ hạn chế hâm lại khoai tay nghiền phô mai cho bé ăn
Hạn chế hâm khoai tây nghiền phô mai quá nhiều lần mẹ nhé

Như vậy, mẹ đã biết 4 cách chế biến khoai tây nghiền phô mai cho bé thơm phức để bé yêu ăn giỏi và ngày càng bụ bẫm rồi. Mẹ đừng quên các lưu ý khi cho bé ăn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Hôm nay kiểm tra gian bếp, phát hiện có nhiều khoai lang nên mẹ muốn chế biến bánh khoai lang cho bé ăn dặm. Mẹ nghe nói thực phẩm này có nhiều công dụng nên muốn làm cho bé ăn hoặc đã từng xem công thức làm bánh ở đâu đó nhưng quên lưu lại. Đừng lo mẹ nhé, Góc của mẹ sẽ chia sẻ 11 món bánh khoai thơm ngon, bổ dưỡng, kích thích vị giác, khiến bé “mê tít thò lò” 

Món bánh khoai lang cho bé ăn dặm
11 món bánh khoai lang cho bé ăn dặm càng ăn càng nghiền

1. Dinh dưỡng từ món bánh khoai lang 

Khoai lang là thực phẩm “quen mặt” thường xuất hiện trong gian bếp bởi giá thành rẻ, vị lại cực dễ ăn. Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang cũng rất “đáng gờm”, một vài cái tên nổi trội có thể kể đến như: chất xơ, anthocyanin, carotenoid, vitamin A, C, E,… Ngay khi con 6 tháng tuổi mẹ đã có thể bổ sung loại củ này bằng cách hấp chín rồi nghiền nhuyễn ra, đảm bảo con ăn ngon lành mà không bị hóc.

Nguồn dinh dưỡng dồi dào, lành mạnh cho bé ăn dặm từ khoai lang
Dinh dưỡng từ món bánh khoai lang
Thành phần dinh dưỡng Tác dụng
Chất xơ  Bảo vệ hệ tiêu hóa của bé, giúp bé nhuận tràng, đi tiêu dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón
Anthocyanin Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
Carotenoid Bảo vệ hàng rào miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây hại
Vitamin A  Hỗ trợ giảm các bệnh về mắt như khô mắt, viêm giác mạc,… giúp bé có đôi mắt tinh anh

Khoai lang sẽ không còn đơn điệu nếu mẹ biết cách kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để cho ra những món ăn dặm cực bổ dưỡng. Cùng Góc của mẹ xem 11 công thức cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm cực ngon miệng sau mẹ nhé.

2. Cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm

2.1. Bánh quy khoai lang 

Bánh quy khoai lang giòn tan trong miệng với vị ngọt bùi, béo ngậy chắc chắn sẽ chinh phục vị giác bé yêu. Để an tâm bổ sung loại bánh này mà không lo con bị hóc nghẹn, mẹ nên chờ đến khi con đủ 9 tháng tuổi, giai đoạn bé có khả năng cầm nắm, nhai nuốt  tốt. Mẹ sử dụng bánh khoai lang cho bé ăn dặm làm bữa ăn phụ vào những lúc con không biết ăn gì hoặc muốn làm mới thực đơn của con, đảm bảo không bé nào cưỡng lại được đâu mẹ.

Bánh quy khoai lang cho bé ăn dặm
Bánh quy khoai lang cho bé ăn dặm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 80gr khoai lang
  • 120gr bột mì hữu cơ
  • 30gr bột bắp hữu cơ
  • 3gr bột nở hữu cơ
  • 30ml dầu olive cho bé
  • 40ml sữa công thức
  • 1 lòng đỏ trứng gà
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút, dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng
  • Bước 3: Mẹ đánh tan lòng đỏ trứng gà rồi trộn với dầu olive đã chuẩn bị sẵn
  • Bước 4: Bột mì và bột bắp mẹ rây mịn; trộn đều với phần khoai đã sơ chế và hỗn hợp trứng ban nãy
  • Bước 5: Mẹ cho vào 40ml sữa công thức, 3gr bột nở và nhào liên tục đến khi thu được khối bột dẻo mịn
  • Bước 6: Tiếp theo, mẹ cán mỏng khối bột rồi dùng dao lượn sóng cắt thành những miếng bánh vừa ăn và dùng nĩa xăm đều mặt bánh
  • Bước 7: Nồi chiên không dầu mẹ làm nóng ở 170 độ trong 15 phút; phủ giấy nến lên vỉ nướng rồi xếp bánh lên trên rồi nướng bánh ở 170 độ từ 18-20 phút
  • Bước 8: Mẹ lấy bánh ra từ từ, bày trí lên đĩa và cho con thưởng thức ngay thôi nào!
Banh quy giòn tan gây thích thú cho bé ăn dặm
Cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm đơn giản cho con món ăn vặt giòn tan trong miệng với vị ngọt bùi, béo ngậy

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Để bánh giòn ngon hơn, mẹ trở mặt bánh và nướng thêm 5 phút; đợi bánh nguội, đựng bánh trong hũ kín và bảo quản ở nhiệt độ thường trong 1 tuần.

Xem thêm: Top list thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn mau chóng lớn

2.2. Bánh khoai lang nhân phô mai

Vị ngọt bùi của khoai lang hòa quyện cùng mùi thơm béo đặc trưng của phô mai sẽ tạo ra món ăn vô cùng bắt miệng, kích thích vị giác, khiến bé yêu ăn thun thút. Trong quá trình bé tập ăn dặm (cụ thể là 7 – 8 tháng tuổi) mẹ bổ sung món ăn này vào thực đơn để cung cấp hàm lượng protein, phốt pho dồi dào, thúc đẩy quá trình phát triển của bé, giúp bé cao lớn khỏe mạnh.

Bánh khoai lang nhân phô mai cho bé ăn dặm
Bánh khoai lang nhân phô mai

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 350gr khoai lang
  • 20gr sữa bột (sữa công thức bé hay dùng)
  • 30g bột gạo nếp
  • 50g phô mai Mozzarella
  • 1 quả trứng
  • Dầu ăn dặm
Viên khoai lang nhân phô mai cho bé ăn dặm
Mẹ chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm nhân phô mai

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất; rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút; mẹ dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng.
  • Bước 3: Mẹ cho lòng đỏ vào trộn đều với phần khoai đã tán mịn; rây bột nếp vào hỗn hợp vừa thu được, tiếp tục trộn tới khi có khối bột dẻo, không dính tay là được
  • Bước 4: Mẹ chia bột thành từng phần nhỏ; cán dẹp và cho phô mai vào giữa cục bột rồi vo tròn, sau đó tạo hình khác tùy sở thích của mẹ và bé
  • Bước 5: Mẹ làm nóng chảo chống dính có đế dày với lửa nhỏ rồi quết một lớp mỏng dầu ăn dặm, cho bánh lên áp chảo đến khi chín thì trở sang mặt còn lại
  • Bước 6: Sau khi có được mẻ bánh thơm ngon, mẹ có thể cắt nhỏ và cho con thưởng thức ngay!

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Nếu muốn mua được phô mai thơm ngon, an toàn, mẹ nên ưu tiên những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bày bán trong cửa hàng tiện lợi, siêu thị uy tín như WinMart, Co.opmart,…

Mẹo chọn phô mai cho bé ăn dặm
Mẹo chọn phô mai cho bé thơm ngon cho món bánh khoai lang cho bé ăn dặm

2.3. Bánh khoai lang mix chuối

Khoai lang kết hợp cùng chuối sẽ cho ra món ăn “đỉnh của chóp” giúp bé đánh bay táo bón và những vấn đề về tiêu hóa. Bởi đây là hai loại thực phẩm giúp nhuận tràng hiệu quả, phân sẽ trôi tuột khỏi ruột già một cách nhẹ nhàng mà không làm bé khó chịu hay mệt mỏi. Khi con được 7 – 8 tháng tuổi, mẹ an tâm bổ sung món bánh này vào thực đơn ăn dặm nhé. Nếu lo con hóc nghẹn, mẹ cắt nhỏ bánh ra và cho con ăn từ từ, đảm bảo bé sẽ mê lắm.

Bánh khoai lang mix chuối cho bé ăn dặm
Cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm mix chuối khá đơn giản, dễ làm tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 50gr khoai lang
  • 1/2 quả chuối
  • 1 muỗng canh bột khoai tây
  • Dầu ăn dặm
Sự kết hợp giữa chuối và khoai lang
Sự kết hợp giữa chuối và khoai lang cho món bánh khoai lang cho bé ăn dặm ngon tuyệt

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất; rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 2-3 cm.
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút; mẹ dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng.
  • Bước 3: Mẹ cho khoai lang, chuối, bột khoai lang vào trộn đều đến khi bột tan hết
  • Bước 4: Mẹ làm nóng chảo chống dính có đế dày với lửa nhỏ rồi quết một lớp mỏng dầu ăn dặm, cho một muỗng bột vào chảo kết hợp dàn đều để bột phẳng và dễ chín hơn.
  • Bước 5: Áp chảo đến chín vàng thì trở sang mặt khác rồi tắt bếp, bày biện ra đĩa và cho bé thưởng thức ngay thôi nào.
Bánh khoai lang chuối cho bé ăn dặm
Bánh khoai lang chuối thơm ngon, kích thích vị giác cho bé ăn dặm

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Mẹ nên chọn những quả chuối có màu vàng sậm, chín đều, có mùi thơm đặc trưng. Chuối chín tự nhiên sẽ chín theo phần cuống và phần thân, nếu phần cuống còn màu xanh nhưng phần thân đã vàng ươm thì chắc chắn chuối đã bị tẩm thuốc. Những quả này thường bị sượng, cứng và có vị chua, ăn vào cảm giác không ngon miệng đâu mẹ.

Cách lựa chọn chuối làm bánh cho bé
Để có món bánh khoai lang cho bé ăn dặm ngon mẹ cần biết cách lựa chọn chuối chín vừa tới tầm

Xem thêm: Những món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ngon miệng hơn

2.4. Bánh mì nhân kem khoai lang

Khi con được 1 tuổi, nhu cầu về ăn uống  sẽ tăng dần lên, bên cạnh việc ăn no, con còn thích được ăn ngon và nếm thử nhiều loại thực phẩm khác nhau. Lúc này, bánh mì nhân kem khoai lang sẽ là lựa chọn tuyệt vời đó ạ! Hương vị béo ngậy quyện cùng mùi thơm đặc trưng từ khoai lang, bánh mì sandwich sẽ tạo ra một món ăn “ngon mắt, bắt miệng”, kích thích vị giác của các cô, cậu bé.

Bánh mì nhân kem khoai lang cho bé ăn dặm
Cùng nhau tìm hiểu cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm siêu hấp dẫn này mẹ nhé

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 củ khoai lang
  • 3-4 muỗng canh sữa đậu nành
  • 2 muỗng canh bột đậu nành  hoặc bột gạo
  • 2-4 lát bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich là nguyên liệu chính

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện:

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất; rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1-2 cm
  • Bước 2: Mẹ cho khoai với sữa đậu nành vào nồi nhỏ rồi bắc lên bếp nấu đến khi chín mềm
  • Bước 3: Khi khoai và sữa đã quyện vào nhau tạo ra hỗn hợp sánh mịn thì mẹ cho bột đậu nành hoặc bột gạo vào khuấy đều 3-4 phút rồi tắt bếp
  • Bước 4: Mẹ dùng thìa quết hỗn hợp vừa chế biến vào hai miếng bánh mì rồi kẹp lại, cắt theo hình tam giác hoặc hình vuông, hình tròn tùy ý
  • Bước 5: Giờ thì mang ra cho con thưởng thức ngay thôi mẹ ơi!
Bánh sandwich phiên bản nhân khoai lang
Thành phẩm bánh sandwich phiên bản khoai lang

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Để miếng bánh đẹp mắt và bé thích thú khi ăn, mẹ có thể bỏ đi phần rìa bánh sandwich vì phần này thường cứng, không ngon.

Cách sơ chế bánh mì sandwich làm bánh cho bé ăn dặm
Cắt bỏ phần rìa sandwich

2.5. Bánh khoai lang hấp bột mì

Món ăn này nghe có vẻ lạ nhưng lại hấp dẫn vô cùng đó mẹ. Vào những ngày bé không biết ăn gì và mẹ cũng lười chế biến những món phức tạp thì có thể thực hiện món bánh khoai lang hấp bột mì. Chỉ với 3 nguyên liệu cực kì đơn giản và dễ tìm, mẹ đã cho ra lò món bánh cực dinh dưỡng và mới lạ. Mẹ lưu ý khi con được 7 – 8 tháng tuổi mới bổ sung món này nhé.

Nguyên liệu món khoai lang hấp bột mì
Cách làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm kết hợp bột mì rất dễ làm nên được các mẹ áp dụng nhiều trong thời gian ăn dặm

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 40gr bột làm bánh
  • 30gr sữa công thức/sữa đậu nành
  • 30gr khoai lang

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất; rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút; mẹ dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng
  • Bước 3: Mẹ trộn khoai lang vừa sơ chế với bột làm bánh, sữa công thức/sữa đậu nành đến khi bột tan hoàn toàn
  • Bước 4: Mẹ đậy nắp và cho vào nồi hấp khoảng 2 phút
  • Bước 5: Lấy khỏi nồi hấp, mẹ để bánh nguội rồi cắt thành từng lát vừa ăn và cho bé thưởng thức
Các bước sơ chế, nghiền khoai hiệu quả để làm bánh cho bé
Sơ chế khoai lang cho bé

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Mẹ có thể cho vào món bánh 10-20gr pho mát để món ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng hơn.

2.6. Bánh khoai lang mix táo

Táo là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, chất xơ, kẽm, sắt, chất chống oxy hóa,… giúp bé có trái tim khỏe mạnh, hệ miễn dịch vững vàng, răng miệng luôn thơm tho, sạch sẽ. Bánh khoai lang mix táo sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu mẹ muốn bổ sung cả hai loại thực phẩm vàng này cho bé từ 7 – 8 tháng.

Bánh khoai lang mix táo là sự kết hợp hoàn hảo
Bánh khoai lang mix táo là sự kết hợp hoàn hảo

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 củ khoai lang
  • 1/2 quả táo
  • 3 – 4 muỗng bột khoai lang

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất; rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1-2 cm. Táo mẹ cũng rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai, táo lên bếp hấp đến khi có thể tán nhuyễn là được
  • Bước 3: Mẹ tắt bếp, vớt khoai, táo ra tô, cho thêm bột khoai lang vào trộn đều, kết hợp nghiền nhuyễn để tạo ra hỗn hợp bột dẻo mịn
  • Bước 4: Bước này mẹ cán mỏng trên giấy nướng và nướng khoảng 20 phút ở 180 độ. Cuối cùng, mẹ lấy bánh khỏi lò, để nguội và cắt theo kích thước vừa ăn. Trong trường hợp nhà không có lò nướng, mẹ thay thế bằng nồi chiên không dầu lót giấy nến và nướng hai mặt trong vòng 15 phút ở 180 độ hoặc nướng trong nồi cơm điện, bật lại chế độ nấu (Cook) khoảng 3 lần.
  • Bước 5: Mẹ xếp bánh ra đĩa và cho con thưởng thức ngay thôi!
Cách làm phần bột bánh khoai lang mix táo
Cách làm bánh khoai lang mix táo

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Mẹ lựa chọn những quả táo nặng tay, láng mịn, thoang thoảng mùi thơm đặc trưng. Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tránh sử dụng những quả táo bị bầm dập, có dấu côn trùng cắn.

2.7. Bánh bí đỏ khoai lang hấp

Màu cam vàng của bí đỏ quyện cùng hương vị thơm ngon “có một không hai” sẽ kích thích vị giác của bé yêu, bé sẽ ăn thun thút và mê cực đó mẹ ạ! Nếu trong bếp đã có sẵn bí và khoai thì mẹ còn chần chờ gì mà không xắn tay vào bếp và làm ngay món bánh bí đỏ khoai lang hấp cho bé yêu măm măm.

Bánh bí đỏ khoai lang hấp cho bé ăn dặm
Bánh bí đỏ khoai lang hấp

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 100gr bí đỏ
  • 100gr khoai lang
  • 100gr bột mì hữu cơ
  • 40gr bột bắp
Bánh bí đỏ khoai lang hấp lạ miệng cho bé ăn dặm
Món bánh bí đỏ khoai lang hấp ngon miệng

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1-2 cm. Làm tương tự với bí đỏ mẹ nhé.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 20-30 phút. Mẹ lần lượt vớt khoai, bí đỏ ra từng tô riêng rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai, bí khi còn nóng
  • Bước 3: Mẹ pha 50g bột mì hữu cơ, 20g bột bắp và 30ml nước trộn đều với nhau và cho bí đỏ vào từ từ đến khi thu được hỗn hợp dẻo mịn. Mẹ thực hiện tỷ lệ bột, nước tương tự với khoai lang
  • Bước 4: Ở bước này, mẹ đổ hỗn hợp bột bí đỏ vào ly, lắc nhẹ để bột được dàn đều rồi mới cho bột khoai lang lên trên. Khi đó bánh sẽ được chia thành 2 tầng đẹp mắt
  • Bước 5: Cuối cùng mẹ chuẩn bị nồi nước sôi để hấp cách thủy bánh trong 20-30 phút. Đến khi bánh chín mẹ tắt bếp, lấy bánh ra và cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn
Cách sơ chế bí đỏ làm bánh cho trẻ ăn dặm
Mẹ sơ chế bí đỏ để làm món bánh khoai lang bí đỏ cho bé

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Trong quá trình hấp cách thủy, mẹ dùng miếng vải mỏng đậy trên miệng nồi để nước không đọng trên thành nắp rồi nhỏ xuống bánh, ảnh hưởng đến chất lượng. Khi hấp xong, bánh thường dẻo nên khó lấy khỏi ly, mẹ chỉ cần để bánh vào tủ lạnh tầm 1-2 tiếng là bánh sẽ đông lại và dễ gỡ hơn.

2.6. Bánh khoai lang nướng

Nếu chưa biết chế biến khoai lang sao cho đơn giản nhưng vẫn không kém phần thơm ngon, hấp dẫn, tham khảo ngay công thức dưới đây mẹ nhé. Chỉ với 3 nguyên liệu chính là khoai lang, sữa, lòng đỏ trứng gà mẹ đã biến tấu thành món bánh khoai lang nướng ngon miệng, bắt mắt, kích thích vị giác bé yêu.

Bánh khoai lang nướng cho bé ăn dặm
Bánh khoai lang nướng

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 200gr khoai lang
  • 3 muỗng canh sữa công thức/sữa mẹ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
Bánh khoai lang nước hình hoa bắt mắt cho bé ăn dặm
Món bánh khoai lang nướng hình bông hoa

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút. Mẹ vớt khoai ra rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng
  • Bước 3: Mẹ cho khoai lang vào trộn chung với sữa, nửa lòng đỏ trứng gà đến khi thu được hỗn hợp bột dẻo mịn
  • Bước 4: Tiếp theo mẹ ngắt bột thành những khối nhỏ rồi vo tròn hoặc tạo thành hình vuông, hình chữ nhật tùy ý
  • Bước 5: Nửa lòng đỏ trứng còn lại mẹ dùng để quết lên mặt bánh. Cuối cùng mẹ lót giấy nến vào nồi chiên không dầu, bỏ bánh vào nướng ở 180 độ trong 15 phút
  • Bước 6: Giờ thì bánh đã chín mẹ cho con dùng ngay nhé!
Bánh khoai lang kết hợp mè đen cho bé ăn dặm
Mẹ có thể rắc mè đen lên để tăng độ thơm ngon

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Mẹ nên ủ bột trong vòng 40 phút và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để khi nướng bánh có độ xốp giòn bên ngoài mà mềm mịn bên trong.

2.9. Bánh yến mạch khoai lang sữa

Bột yến mạch có nhiều công dụng “thần thánh” như bảo vệ tim mạch, điều hòa đường huyết và giúp làn da bé mịn màng, mềm mại. Trong bếp đã có sẵn bột yến mạch và khoai lang, mẹ còn chờ gì mà không trổ tài “khéo tay hay làm”. Món này cực phù hợp cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi, bé mới khỏi các vấn đề về da như hăm, mẩn ngứa, viêm da.

Bánh yến mạch khoai lang sữa cho bé ăn dặm
Bánh yến mạch khoai lang sữa

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200gr khoai lang
  • 50gr bột năng
  • 20gr bột yến mạch
  • 30ml sữa công thức/sữa mẹ

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện:

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút. Mẹ vớt khoai ra rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng
  • Bước 3: Mẹ lần lượt cho bột năng, sữa công thức/sữa mẹ vào tô khoai lang đã nghiền mịn
  • Bước 4: Mẹ đổ hỗn hợp ra những cốc nhỏ và cho vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu khoảng 15 phút, 200 độ C là hoàn thành rồi ạ.
Yến mạch bổ dưỡng kết hợp cùng khoai lang cho bé ăn dặm
Thành phẩm món bánh yến mạch khoai lang

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Mẹ nên lựa chọn yến mạch cán vỡ và cho vào máy xay quay đều. Để cẩn thận hơn, mẹ nên lọc qua rây lần nữa để loại bỏ tạp chất.

2.10. Bánh pudding khoai lang

Pudding khoai lang là loại bánh mới lạ nhưng không kém phần hấp dẫn, nếu so sánh với 10 bánh còn lại thì pudding khoai lang có bảng thành phần cực kì đơn giản (gồm khoai và nước lọc). Mẹ dễ dàng chế biến mà không lo lắng thiếu nguyên liệu này, hụt nguyên liệu kia, dùng được cả cho bé 6 tháng tuổi mới ăn dặm đó mẹ.

Nguyên liệu làm món bánh pudding khoai lang cho bé ăn dặm
Bánh pudding khoai lan

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100gr khoai lang
  • 200ml nước lọc

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện:

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3 cm.
  • Bước 2: Mẹ cho khoai vào máy xay cùng 200ml nước đã chuẩn bị sẵn đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì tắt máy
  • Bước 3: Kế đến mẹ lọc khoai qua rây để lấy nước cốt và bỏ phần bã đi
  • Bước 4: Bắc nồi lên bếp, mẹ đổ nước cốt khoai vào đun ở lửa vừa đến khi thu được hỗn hợp sền sệt
  • Bước 5: Mẹ tắt bếp, đợi nước cốt khoai nguội bớt rồi đổ vào từng khuôn đã chuẩn bị sẵn và cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong 2 tiếng
  • Bước 6: Mẹ cho bé măm măm món pudding khoai lang thơm ngon thôi ạ.
Cách làm bánh pudding khoai lang
Mẹ khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp sền sệt

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Trong quá trình đun nước cốt khoai, mẹ nên đảo đều liên tục để tránh tình trạng cháy khét và hỗn hợp dính sát vào nồi nhé!

2.11. Bánh khoai lang cuộn

Với màu chủ đạo vàng từ khoai lang, món bánh này sẽ khiến bé yêu “bùng nổ” thị giác lẫn vị giác. Nếu vẫn còn lăn tăn chưa biết hợp nguyên liệu như thế nào cho phù hợp, giúp bé 8 tháng tuổi măm măm ngon miệng, mẹ theo dõi ngay phần dưới đây nhé.

Bánh cuộn vị khoai lang cho bé ăn dặm
Bánh khoai lang cuộn

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 300gr khoai lang
  • 30ml sữa mẹ/sữa công thức
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 2 muỗng canh bột mì
Bánh khoai lang cuộn dễ làm và bắt mắt dành cho bé
Món bánh khoai lang cuộn cực dễ làm

Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ bùn đất rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa và xả lại lần nữa với nước sạch; mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3 cm
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho khoai lên bếp hấp chín trong 15 phút; dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn nóng
  • Bước 3: Tiếp theo mẹ cho 30ml sữa mẹ/sữa công thức, 2 lòng đỏ trứng gà, 2 muỗng canh bột mì vào đảo cùng nhau
  • Bước 4: Mẹ áp chảo hỗn hợp bột vừa trộn được với lửa nhỏ, đến khi bột chín thì lấy khỏi chảo và dàn đều khoai lên trên rồi cuộn lại thành những cuộn dài
  • Bước 5: Cuối cùng mẹ cắt thành những khoanh vừa ăn rồi cho con măm măm
Bánh cuộn khoai lang kết hợp cùng nước ép thanh long
Mẹ có thể thêm nước ép thanh long để món bánh bắt mắt hơn

Mẹo nhỏ cho mẹ:

Nếu mẹ muốn món bánh hấp dẫn mẹ thêm khoảng 1 bát nhỏ nước ép thanh long từ bước 3 để món ăn có sắc đỏ tươi bắt mắt hơn, thu hút bé hơn, giúp bé yêu ăn thun thút.

3. 5 lưu ý khi cho bé ăn dặm bánh khoai lang

Khoai lang là món ăn bổ dưỡng, dễ chế biến nhưng mẹ vẫn cần “nằm lòng” 5 lưu ý sau trước khi bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn dặm của con:

3.1. Cho bé ăn đủ lượng 

Trong quá trình ăn dặm, mẹ nên cân bằng 4 nhóm chất, bổ sung đa dạng thực phẩm bởi bổ sung quá nhiều một loại thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe bé, khoai lang cũng không ngoại lệ. Ăn nhiều khoai quá 4-5 lần/tuần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Mẹ chỉ nên cho con ăn khoai lang 1-2 lần/tuần thôi nhé.

Lưu ý chỉ cho bé ăn đủ lượng khoai lang cần thiết
Cho bé ăn đủ lượng (cụ thể 1-2 lần 1 tuần)

3.2. Chọn khoai lang đảm bảo chất lượng

Món ăn có ngon hay không tùy thuộc vào chất lượng của khoai lang mẹ mua về. Mẹ lưu ý chọn lựa những củ lành lặn, cầm nặng tay, không bị dập nát. Mẹ tránh mua những củ có màu đen, bị rỗ vì đó là dấu hiệu nhận biết của khoai hỏng hoặc bị côn trùng cắn. Bên cạnh đó, những củ thuôn dài, không bị hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng sẽ ngon hơn củ nhỏ, có eo, bị lõm.

Cách chọn khoai lang làm bánh ăn dặm cho bé
Cách chọn khoai ngon

3.3. Không nên cho bé ăn khoai lang mọc mầm

Con ăn khoai lang mọc mầm nặng thì dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt; nhẹ thì mùi vị không còn thơm ngon, mất lượng lớn vitamin và khoáng chất, không còn cảm giác bùi béo, thanh ngọt. Tránh xa khoai lang loại này mẹ nhé!

Mẹ không sử dụng khoai lang đã mọc mầm
Không nên ăn khoai lang mọc mầm

3.4. Hạn chế cho bé ăn vào buổi tối

Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, mẹ bổ sung khoai vào buổi tối sẽ khiến con bị đầy hơi, trướng bụng, hấp thụ kém. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm làm bé khó chịu, khó ngủ, bé thường xuyên quấy khóc ban đêm. Tốt nhất mẹ nên cho con ăn dặm khoai vào bữa ban ngày để hệ tiêu hóa của con hoạt động trơn tru hơn.

Mẹ hạn chế cho bé ăn buổi tối
Hạn chế cho bé ăn vào buổi tối

3.5. Vệ sinh tay và miệng bé sau khi ăn

Con ăn thun thút, ngon miệng làm mẹ yên lòng nhưng sau khi ăn xong vụn bánh rơi vãi khắp nơi, mặt mũi bé dính lem nhem khiến mẹ “đau đầu”. Để mỗi lần vệ sinh tay miệng cho bé dễ dàng hơn, mẹ nên dùng khăn ướt Mamamy để “dọn dẹp”, hạn chế tình trạng con bị kích ứng mẩn đỏ nhờ thành phần lành tính, an toàn.

Không những lấy đi vết bẩn dễ dàng, khăn ướt nhà Mamamy còn bổ sung thành phần dưỡng ẩm từ tinh chất đường nho thiên nhiên và hợp chất kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution giúp mẹ và bé đánh bay vi khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da bé, giúp mẹ chủ động ngừa hăm, mẩn đỏ cho con.

Khăn ướt được cấp bằng sáng chế Mỹ, đảm bảo an toàn cho bé sơ sinh
Khăn ướt Mamamy được cấp bằng sáng chế Mỹ, đảm bảo an toàn cho bé sơ sinh

Trên đây là 11 món bánh khoai lang cho bé ăn dặm cực dễ làm tại nhà, mẹ tận dụng những thực phẩm có sẵn trong gian bếp để tạo ra những món ăn ngon mắt bắt miệng mẹ nhé. Mẹ cũng nên ghi chú lại 5 lưu ý trước khi cho bé ăn dặm khoai lang để bé cảm nhận trọn vẹn vị ngon và hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Nhớ khoe thành quả cùng Góc của mẹ và các mẹ bỉm khác mẹ nhé!

Rau khoai lang là loại rau phổ biến, có vị ngọt tự nhiên ăn rất ngon. Mẹ muốn thêm rau vào thực đơn cho bé nhưng mẹ không chắc có nên cho bé ăn không, chế biến như thế nào. Mẹ sợ làm không đúng cách, lợi chẳng thấy đâu mà con lại gặp vấn đề sức khỏe. Vậy mẹ tham khảo 5 công thức rau khoai lang nấu cháo cho bé cực bổ dưỡng và dễ làm này để làm cho bé ăn giỏi, lớn khỏe mỗi ngày mẹ nhé.

Công thức rau khoai lang nấu cháo cho bé
5 công thức rau khoai lang nấu cháo cho bé cực bổ dưỡng

1. Có nên cho bé ăn rau khoai lang không?

Câu trả lời là có mẹ nhé. Trong rau khoai lang chứa nhiều dưỡng chất giá trị, tác động rất tích cực đến sức khỏe của bé yêu đó ạ:

1- Giảm táo bón cho bé

Rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ (trung bình 100g rau lang chứa tới 1,4 gram chất xơ) nên khi mẹ cho bé ăn đúng cách, lượng chất xơ từ loại rau này sẽ giúp tăng cường bài tiết và thải độc, bé đi ngoài nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng táo bón cực hiệu quả.

Rau khoai lang chữa táo bón cho trẻ
Rau khoai lang chữa táo bón cho bé hiệu quả

2- Phòng chống bệnh tim mạch

Luteinzeaxanthin trong rau khoai lang có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Khi đi vào cơ thể bé, hai chất này hoạt động như một “vệ sĩ” đánh bại các cholesterol xấu, hạn chế xơ vữa động mạch, từ đó giảm thiểu các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Hai dưỡng chất này đều được tìm thấy trong rau khoai lang với hàm lượng khá dồi dào, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bé tối đa.

3- Phòng bệnh tiểu đường

Bé yêu đang ở độ tuổi phát triển nên rất thích thú với các món ăn mới, đặc biệt là các món có đường vì vị ngọt hấp dẫn. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể, bé dễ bị tăng cân, béo phì, tệ hơn là mắc bệnh tiểu đường. Mẹ cho bé ăn rau khoai lang sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này. Bởi trong rau khoai lang non chứa chất insulin có đặc tính giảm đường huyết, ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose, nhờ thế mà glucose thừa thãi sẽ không được tạo ra, hạn chế việc đường trong máu tăng cao gây bệnh cho bé.

Công dụng của rau khoai lang cho trẻ
5 công dụng sức khỏe tuyệt vời của rau khoai lang nấu cháo cho bé

4- Giúp làn da bé sáng mịn hồng hào

Vitamin C là loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe làn da, giúp tăng cường sản sinh collagen và ức chế hắc sắc tố, giữ cho làn da bé luôn hồng hào và sáng mịn. Trong mỗi 100g rau khoai lang có chứa đến 11mg vitamin C nên thông qua con đường ăn uống, mẹ sẽ bổ sung được lượng vitamin C cần thiết cho bé, giúp con luôn khỏe mạnh và tươi tắn.

5- Chữa cảm sốt cho bé hiệu quả

Vào thời điểm chuyển mùa, mưa phùn lâm râm dễ làm con bị cảm sốt, mệt mỏi và ủ rũ, không chịu ăn uống gì. Những lúc này, mẹ chế biến canh rau khoai lang, lấy phần nước canh ấm cho bé uống nhé. Rau khoai lang rất giàu chất diệp lục, giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể, nhiệt độ ấm từ canh rau cũng hỗ trợ bé ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm nhanh chóng và hiệu quả.

Rau khoai lang chữa cảm cho trẻ
Rau khoai lang chữa cảm sốt cho bé hiệu quả

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. 5 công thức rau khoai lang nấu cháo cho bé cực bổ dưỡng

Rau khoai lang bổ dưỡng nhưng để bé ăn ngon miệng và hấp thu nhiều dưỡng chất nhất, mẹ cần chế biến đúng cách. Sau đây là 5 công thức nấu cháo với rau khoai lang ngon tuyệt, bé nào cũng ưng, mẹ tham khảo và bắt tay vào làm ngay cho bé yêu thưởng thức nhé.

2.1. Rau khoai lang nấu cháo thịt bò cho bé

Thịt bò rất giàu sắt và kẽm (cứ 100g thịt bò chứa tới 3.1 mg sắt và 3.64 mg kẽm), tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Cộng thêm chất xơ dồi dào từ rau khoai lang, cháo thịt bò rau lang sẽ là món ăn hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, giảm thiểu tình trạng đầy hơi và táo bón. Cùng bắt tay vào làm món ngon này cho bé yêu mẹ nhé!

Cách nấu cháo rau khoai lang cho bé
Mách mẹ cách nấu cháo rau khoai lang thịt bò để giảm táo bón cho bé

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 35gr gạo
  • 30gr thịt bò
  • 20gr rau khoai lang (khoảng ⅓ nắm tay của mẹ)
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 0,5 lít nước
Lựa chọn thịt bò nạc tươi nấu cháo cho bé
Mẹ chọn thịt bò nạc tươi ngon để nấu cháo cho bé ăn ngon nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo cho bé

  • Bước 1: Thịt bò mua về mẹ rửa sạch, ngâm nước muối trong 5 phút để khử mùi tanh. Kế đến, mẹ băm thịt bò bằng dao hoặc dùng máy xay cho nhuyễn ra. Về phần rau lang, mẹ nhặt lấy lá và cho lá rau vào máy xay, thêm 1 – 2 muỗng cà phê nước sạch rồi mở chế độ vừa, xay nhỏ ra mẹ nhé.
  • Bước 2: Mẹ vo gạo 1 – 2 lần để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại. Sau đó, mẹ cho gạo vào nồi, thêm 0,5 lít nước, để lửa vừa ninh cho gạo mềm trong 5 – 7 phút. Mẹ nhớ dùng muôi khuấy 1 – 2 lần để gạo chín đều và không bị dính vào đáy nồi nhé.
  • Bước 3: Sau khoảng 30 phút nấu trên bếp thì gạo đã được ninh nhừ, mẹ cho phần thịt bò nhuyễn vào nồi nấu thêm 2 – 3 phút nữa nhé. Tiếp đó, mẹ cho phần rau khoai lang đã xay vào luôn, dùng muôi trộn đều hỗn hợp lên, đợi khoảng 2 phút thấy cháo sôi lục bục  là mẹ tắt bếp.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ đổ cháo ra bát, cho 10ml dầu ăn dặm, dùng thìa trộn đều lên. Nhân lúc cháo còn ấm mẹ cho bé ăn luôn để cảm nhận vị thơm ngon nhất nhé.
Cách nấu cháo rau khoai lang ngon miệng cho bé
Cháo rau khoai lang nấu thịt bò siêu thơm, bé ăn dặm thun thút

2.2. Rau khoai lang nấu cháo thịt lợn cho bé

Bé sơ sinh còn nhỏ cần được cung cấp đủ canxi để phát triển xương khớp, bé tập bò trườn và ngồi cứng cáp hơn. Bằng cách thêm món cháo rau lang thịt lợn này vào thực đơn, mẹ sẽ bổ sung cho bé một lượng canxi dồi dào cùng protein giúp bé phát triển xương, cơ bắp chắc khỏe. Cách làm thì rất đơn giản, chỉ 20 phút là mẹ có ngay món cháo nóng hổi, ngon tuyệt cho bé ăn thun thút rồi đó ạ.

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

Để nấu cháo rau khoai lang thịt lợn, mẹ chuẩn bị sẵn các nguyên liệu này nhé:

  • 35gr gạo
  • 30gr thịt lợn nạc
  • 1/3 nắm rau khoai lang (khoảng 20gr)
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 0,5 lít nước
Lựa chọn thịt lợn tươi nấu cháo cho bé
Thịt lợn chứa nhiều dinh dưỡng giúp bé mau ăn chóng lớn

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ lấy phần thịt lợn nạc ra, rửa 1 – 2 lần với nước sạch rồi để vào rổ cho ráo. Rau khoai lang mẹ bỏ phần cuống đi, chỉ lấy phần lá, rửa sạch lá rồi cho vào máy xay, thêm 2ml nước xay cho nhuyễn. Xay rau lang xong mẹ rửa máy xay cho sạch, sau đó cho thịt heo vào xay luôn nhé.
  • Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 0,5 lít nước và 35gr gạo vào, đậy nắp ninh trong 15 phút với nồi áp suất cho nhanh nhừ. Trong lúc ninh mẹ mở nắp và khuấy đều lên 1 – 2 lần cho gạo chín mềm và ngon hơn. Sau đó, mẹ cho thịt lợn vào nồi, nấu khoảng 3 phút rồi tiếp tục thêm phần rau lang đã xay, dùng muôi khuấy đều. Đợi 1 – 2 phút nữa, cháo sôi lên mẹ tắt bếp nhé.
  • Bước 3: Cháo vừa nấu xong còn nóng mẹ đổ ra bát, đợi khoảng 2 phút để cháo nguội một xíu, còn hơi ấm là cho bé ăn luôn mẹ nhé. Cháo có vị ngọt nhẹ từ thịt và rau lang, rất dễ ăn, bé thích lắm đó ạ.
Cách nấu cháo rau lang thịt lợn
Cháo thịt lợn rau lang bùi bùi, thơm ngon bé nào cũng thích

2.3. Rau khoai lang nấu cháo tôm cho bé

Tôm là loại hải sản thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bé. Điển hình là chất astaxanthin có công dụng bảo vệ võng mạc khỏi oxy hóa, giúp mắt bé ngày càng sáng rõ hơn. Kết hợp tôm cùng rau khoai lang là gợi ý tuyệt vời để mẹ cung cấp năng lượng cần thiết và cải thiện tình trạng mắt cho bé. Tham khảo cách làm và chế biến cho bé ngay nhé mẹ ơi.

Lựa chọn thịt tôm tươi nấu cháo cho bé
Ăn tôm rất có lợi cho sức khỏe mắt của con đó mẹ

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 35gr gạo
  • 2 – 3 con tôm (khoảng 30gr)
  • 1/3 nắm rau khoai lang (khoảng 20gr)
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 0,5 lít nước
Lựa chọn tôm tươi nấu cháo cho bé
Mẹ nhớ lựa tôm tươi để nấu cháo ngon hơn nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ rửa tôm và luộc khoảng 3 – 5 phút, thấy tôm chuyển sang màu đỏ là mẹ tắt bếp, cho tôm vào tô nước lạnh. Sau đó mẹ lột vỏ tôm và bỏ hết râu tôm, chỉ giữ lại phần thịt, bỏ vào máy xay 2 phút cho nhuyễn. Rau khoai lang mẹ lặt lấy lá, rửa sạch rồi cũng đem đi xay nhuyễn luôn mẹ nhé.
  • Bước 2: Mẹ bắc bếp lên, cho gạo và nước đã chuẩn bị vào nồi, ninh trong 25 – 30 phút cho nhừ. Kế đến, mẹ cho thịt tôm đã xay vào, đảo đều lên, nấu thêm 2 – 3 phút rồi cho rau lang vào. Dùng muôi khuấy đều cháo lên mẹ nhé, đợi 1 – 2 phút nữa thấy cháo sôi là mẹ tắt bếp luôn.
  • Bước 3: Thành quả cháo tôm rau khoai lang nóng hổi, thơm ngát mẹ đổ ra bát, thêm 10ml dầu ăn dặm, trộn đều lên. Đợi cháo nguội một chút, mẹ sờ bát thấy hơi ấm là cho bé yêu măm măm nhé.
Cách nấu cháo rau lang với tôm cho bé
Cách nấu cháo rau lang cho bé với tôm siêu đơn giản trong 3 bước

2.4. Rau khoai lang nấu cháo cho bé với thịt gà

Thịt gà là loại thịt rất giàu protein và ít chất béo. Bé ăn thịt gà giúp bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết mỗi ngày để hoạt động và phát triển cơ bắp nhưng không sợ tăng cân quá đà. Nếu bé nhà mình đang có xu hướng tăng cân nhiều và béo phì, mẹ bổ sung thêm thịt gà vào thực đơn để bé ăn no, mẹ kiểm soát cân nặng cho bé tốt hơn. Sau đây là hướng dẫn giúp mẹ nấu cháo rau khoai lang thịt gà siêu thơm ngon cho bé, mẹ tham khảo nhé.

Công dụng của thịt gà đối với bé yêu
Mẹ đã biết công dụng của thịt gà đối với bé yêu chưa?

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 35gr gạo
  • 30gr thịt gà nạc
  • 1/3 nắm rau khoai lang (khoảng 20gr)
  • 0,5 lít nước
Thịt gà tươi
Nguyên liệu thịt gà kết hợp rau lang nấu cháo cho bé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Thịt gà mẹ chọn mua phần nạc, không lấy phần mỡ nhé. Sau khi mua về, mẹ rửa thịt gà với nước sạch, cho vào nồi luộc sơ 3 – 4 phút rồi vớt ra, cho thịt vào máy xay nhuyễn. Rau lang mẹ lặt lấy lá, mang đi rửa sạch rồi bỏ vào nồi, luộc sơ với 2 lần nước rồi cho vào máy xay sinh tố. Mẹ xay rau với 2ml nước cho rau nhuyễn mịn ra nhé.
  • Bước 2: Mẹ cho đồng thời gạo và nước luộc rau lang lần thứ 2 vào nồi, mở bếp lửa nhỏ và ninh nhừ trong khoảng 25 phút. Kế đến, mẹ thêm thịt gà và rau đã xay nhuyễn vào, trộn đều lên và ninh tiếp 3 phút cho chín mềm mẹ nhé.
  • Bước 3: Vậy là chỉ với 30 phút mẹ đã hoàn thành xong món cháo thơm ngon, đầy dưỡng chất cho bé. Nhân lúc cháo còn ấm, mẹ đổ cháo ra bát để bé ăn luôn cho ngon và dậy vị nhất nhé.
Cách nấu cháo thịt gà rau lang cho bé
Cháo rau lang cho bé với thịt gà bắt mắt và ngon tuyệt

2.5. Rau khoai lang nấu cháo cà rốt cho bé

Bé sơ sinh dưới 1 tuổi thường hay bị ốm vặt vì hệ miễn dịch của con còn yếu. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch cho bé là rất quan trọng đó mẹ. Trong cà rốt chứa nhiều beta-carotene (mỗi 100g cà rốt có chứa 9mg β-carotene), không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, bé khỏe mạnh hơn trước các tác nhân bên ngoài mà còn có vị ngon ngọt, màu sắc bắt mắt khiến bé thích mê.  Xem ngay cách làm cháo cà rốt rau khoai lang thơm ngon để bắt tay vào nấu cho bé yêu ăn dặm thun thút thôi mẹ ơi.

Sơ chế cà rốt
Rau khoai lang nấu cháo cho bé kết hợp với Cà rốt giúp tăng cường miễn dịch cho bé yêu

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 35gr gạo
  • 1/4 củ cà rốt (khoảng 30gr)
  • 1/3 nắm rau khoai lang (khoảng 20gr)
  • 0,5 lít nước
  • 10ml dầu ăn dặm

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Rau lang mẹ lặt lấy lá, bỏ phần cuống và mang đi rửa với nước muối cho sạch. Cà rốt thì mẹ gọt vỏ, cắt lấy ¼ củ, phần còn lại mẹ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín rồi cho vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản nhé.
  • Bước 2: Mẹ cắt cà rốt thành từng miếng nhỏ 1 – 2 cm cho dễ xay. Kế đến, mẹ mở nắp máy xay, cho đồng thời cả cà rốt và rau lang đã rửa sạch vào, thêm 2ml nước, bật chế độ xay vừa trong 2 – 3 phút cho nhuyễn mẹ nhé.
  • Bước 3: Gạo mẹ ninh với 0.5 lít nước trong 25 – 30 phút cho nhừ. Sau đó, mẹ cho hỗn hợp rau vừa xay vào nồi, dùng muôi khuấy đều tay, nấu thêm khoảng 3 phút nữa, thấy cháo sôi là mẹ tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ đổ cháo vừa nấu ra bát, thêm 10ml dầu ăn dặm rồi trộn đều lên. Đợi thêm 2 phút cho cháo nguội bớt, mẹ sờ bát thấy ấm là cho bé măm măm luôn mẹ nhé. Cháo có vị ngọt tự nhiên từ rau củ, gạo mềm thơm phức, bé sẽ ăn hết sạch luôn đó ạ.
Cách nấu cháo cà rốt khoai lang cho bé ăn dặm
Bé thích mê và ăn hết sạch món cháo cà rốt rau lang

3. 4 sai lầm mẹ nên tránh khi cho bé ăn cháo từ rau khoai lang

Rau khoai lang tươi ngon, dễ tìm và dễ chế biến. Tuy nhiên, khi cho bé ăn cháo từ rau khoai lang, mẹ cần tránh 4 sai lầm thường gặp dưới đây để đạt hiệu quả tốt và hạn chế làm sai gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé yêu mẹ nhé.

3.1. Cho bé ăn rau khoai lang lúc đói

Trong lá rau khoai lang có insulin giúp hạ đường huyết nhưng sẽ là đại kỵ nếu mẹ cho bé ăn lúc đói. Bởi vì khi con đói, lượng đường trong cơ thể sẽ giảm đi, mẹ lại cho ăn thêm rau khoai lang sẽ làm con bị tụt đường huyết nghiêm trọng, tăng tiết dịch vị, con bị nóng ruột và ợ chua. Việc thiếu đường cũng làm con dễ bị mệt mỏi và uể oải. Thế nên, mẹ tránh cho con ăn rau khoai lang lúc đói bụng mẹ nhé.

Mẹ không nên nấu rau khoai lang khi bé đói
Mẹ tránh cho bé ăn rau khoai lang lúc đói nhé

3.2. Cho bé ăn rau lang quá nhiều

Một nắm rau khoai lang (khoảng 100gr) có chứa đến 180 mg canxi, lượng canxi này hỗ trợ xương bé ngày càng chắc khỏe và cứng cáp. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn rau lang quá nhiều, bé không tiêu hóa hết canxi, phần canxi dư thừa đọng lại trong ruột sẽ làm bé bị sỏi thận. Vì thế, mẹ cho bé ăn rau khoai lang với hàm lượng vừa phải, một tuần nên cho bé ăn 2 – 3 bữa xen kẽ với các loại rau khác để cân bằng dinh dưỡng, bé không bị chán ăn mẹ nhé.

Lưu ý lượng rau lang cho bé ăn không nên quá nhiều
Ăn quá nhiều rau khoai lang cũng không tốt cho bé đâu mẹ

3.3. Nấu cháo cho bé bằng nước luộc rau khoai lang lần đầu

Nước luộc rau lang lần đầu thường có vị chát và hăng do nhiệt độ cao làm các chất cặn, bụi bẩn còn sót lại trong lá bị đẩy ra ngoài. Do đó, mẹ đừng dùng nước luộc rau lần đầu để nấu cháo cho bé nhé. Thay vào đó, mẹ dùng phần nước luộc lần 2 để nấu cháo cho thơm ngon, bé ăn giỏi hơn.

Lưu ý khi nấu cháo rau khoai lang cho bé
Để nấu cháo thì mẹ dùng nước luộc rau lang lần 2 nhé

3.4. Không vệ sinh miệng bé sau khi ăn

Cháo rau khoai lang là hỗn hợp mịn, loãng nên khi ăn, bé dễ làm dính cháo ra miệng, ra tay. Nếu mẹ vệ sinh không kỹ, hại khuẩn sẽ từ các vết bẩn này đi vào cơ thể, gây bệnh cho bé. Do đó, mỗi lần bé măm cháo xong, mẹ nhớ lau miệng và tay bé thật kỹ nhé.

Gợi ý mẹ sử dụng khăn ướt Mamamy để lau sạch cặn cháo, bụi bẩn còn sót lại trên da bé, giúp con luôn sạch sẽ, không bị nổi mẩn đỏ sau khi măm măm. Không những lau sạch bụi bẩn, khăn ướt với kết cấu mềm mịn còn giúp để lại một lớp màng khử khuẩn trên da bé, giúp con luôn tự tin để khám phá xung quanh, mẹ không lo con bị vi khuẩn tấn công nữa rồi.

Khăn ướt Mamamy khử khuẩn cực kỳ tốt cho bé
Khăn ướt lành tính & khử khuẩn cực tốt cho bé sơ sinh

Đặc biệt, loại khăn ướt cho bé sơ sinh từ thương hiệu Mamamy còn được chứng nhận không kích từ Allergy Anh Quốc, đảm bảo an toàn, nhẹ dịu với làn da, kể cả bé có làn da nhạy cảm. Gói khăn ướt thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa tay, mẹ dễ dàng đem theo mọi nơi, vệ sinh cho bé mọi lúc rất tiện lợi luôn ạ.

Như vậy thông qua bài viết này, mẹ đã biết cách chế biến rau khoai lang nấu cháo cho bé vừa ngon vừa bổ dưỡng rồi. Mẹ lưu ý tránh các sai lầm ở trên để bé ăn giỏi và lớn khỏe hơn mỗi ngày nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Khoai lang là loại thực phẩm thân thuộc với mẹ Việt, có kết cấu mềm dẻo lại dễ tìm mua. Mẹ muốn thêm khoai lang vào thực đơn của bé nhưng chưa biết trẻ mấy tháng ăn được khoai lang, mẹ sợ cho ăn sớm con khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn đúng cách, khoai lang vẫn mang đến những lợi ích rất tốt cho bé đó. Đọc ngay bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những lưu ý quan trọng về loại thực phẩm này mẹ nhé!

Trẻ mấy tháng tuổi ăn được khoai lang
Trẻ mấy tháng ăn được khoai lang là tốt nhất

1. Thời điểm thích hợp để bé tập ăn khoai lang 

Từ tháng thứ 6, bé yêu dần quen với đa dạng các loại thức ăn như rau củ quả, thịt thay vì chỉ uống mỗi sữa. Lúc này, mẹ nên bổ sung khoai lang vào thực đơn để con có cơ hội thưởng thức thêm hương vị mới. Sau khi nấu chín, khoai lang rất mềm, bé dễ ăn và hạn chế tối đa tình trạng nghẹn hóc nên được khuyến khích cho bé sơ sinh mới tập ăn dặm, giúp cải thiện hệ tiêu hoá và cung cấp dưỡng chất, bé thêm khỏe mạnh.

Thời điểm thích hợp mẹ nên cho bé ăn khoai lang
Mẹ nên cho bé ăn khoai lang khi bé được từ 6 tháng tuổi trở lên

2. 4 lợi ích tuyệt vời từ khoai lang giúp mẹ chăm bé nhàn tênh

Mẹ đừng bỏ qua khoai lang trong thực đơn ăn uống của con nhé, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ loại củ này sẽ đem đến 4 lợi ích tuyệt vời cho bé, giúp mẹ chăm bé nhàn tênh luôn đó ạ.

2.1. Bé sáng mắt hơn

Vitamin A được chứng minh là đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đôi mắt (theo M I Dawson). Để tạo ra loại vitamin này, cơ thể bé cần được cung cấp đủ hàm lượng beta-carotene cần thiết mỗi ngày. Bằng cách cho bé ăn khoai lang, chất beta-carotene tự nhiên sẽ đi vào cơ thể, chuyển hóa thành vitamin A giúp tạo ra các thụ thể ánh sáng, bé sáng mắt hơn và ngăn ngừa các bệnh về mắt cho bé yêu đó mẹ.

Công dụng của khoai lang đối với trẻ
Ăn khoai lang đúng cách giúp cải thiện chức năng mắt cho bé

2.2. Bé tiêu hóa tốt hơn

Khoai lang rất giàu chất xơ (trung bình 100g khoai lang chứa 3,4g chất xơ). Khi đi vào cơ thế, chất xơ hấp thụ nước và làm mềm phân, bé đi ngoài nhanh hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón (theo Huawei Zeng). Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong khoai lang còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột như BifidobacteriumLactobacillus, hỗ trợ tăng sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa cho bé như tiêu chảy, nhiễm trùng, ung thư đường ruột.

2.3. Tăng cường chức năng não cho bé

Nghiên cứu của Xian Jiang vào năm 2017 thông qua dịch tễ học đã chứng minh rằng việc bổ sung khoai lang giúp cải thiện khả năng học tập và tăng cường trí nhớ. Trước đó, vào năm 2009, nghiên cứu của Qun Shan cũng đã đưa kết luận về việc khoai lang làm giảm đến 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ. Tăng cường chức năng não cho bé ở giai đoạn sơ sinh là rất cần thiết, thế nên mẹ nhớ thêm khoai lang vào thực đơn của bé, mẹ nhé.

Lợi ích từ khoai lang đối với trẻ nhỏ
Khoai lang bổ dưỡng, mềm dẻo dễ ăn giúp mẹ chăm bé nhàn tênh

2.4. Hệ miễn dịch của bé vững chắc hơn

Nếu không được bổ sung đủ β-carotene và vitamin A, bé sẽ dễ bị viêm ruột, nôn ói và suy giảm chức năng miễn dịch (theo J. Rodrigo Mora). Mỗi 100g khoai lang cung cấp đến 385% nhu cầu vitamin A hàng ngày, nhờ thế mà hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn đó ạ.

Khoai lang có khả năng tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Beta-carotene trong khoai lang hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé

3. Mách mẹ cho bé ăn khoai lang chuẩn khoa học 

Trẻ mấy tháng ăn được khoai lang đã vừa được trả lời bên trên. Mặc dù khoai lang rất tốt nhưng mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thôi nhé. Mỗi ngày bé ăn khoảng 100gr (tương ứng ½ củ khoai) là đủ rồi, tránh cho con ăn quá nhiều sẽ dễ làm bé bị đau dạ dày, tiểu đường và sỏi thận. Đồng thời, mẹ chế biến khoai lang phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con để mang lại lợi ích tốt nhất.

3.1. Bé từ 6 – 9 tháng (giai đoạn bé ăn dặm)

Ở giai đoạn này, bé chỉ mới làm quen với thức ăn, chưa nhai được miếng lớn. Mẹ gọt vỏ khoai lang, luộc hoặc hấp khoai cho chín mềm, sau đó dùng nĩa hoặc máy xay nhuyễn khoai ra rồi mới cho bé măm măm nhé. Để món ăn thêm ngon, mẹ thêm một ít sữa mẹ vào khoai hoặc nấu khoai cùng bột ăn dặm.

Khoai lang là thực phẩm lành tính, mẹ kết hợp khoai lang cùng các loại rau củ như rau cải, súp lơ và thịt heo, cá hồi,… để món ăn thêm phần đa dạng hương vị, bé ăn ngon miệng hơn. Gợi ý cho mẹ nấu súp khoai lang, cháo khoai lang ngon tuyệt, vị ngọt tự nhiên bé siêu thích.

Cách chế biến khoai lang trong giai đoạn bé từ 6-9 tháng tuổi
Mẹ nghiền nhuyễn khoai để tránh bé bị nghẹn hóc khi mới tập ăn dặm

3.2. Bé từ 9 – 12 tháng (giai đoạn bé tập ăn thô)

Từ 9 tháng tuổi, kỹ năng nhai của bé đã tốt hơn, bé cũng tập cầm nắm thức ăn nên mẹ luộc/hấp khoai chín mềm, cắt thành hạt lựu cỡ 1 – 2cm để bé ăn nhé. Việc cắt hạt lựu này giúp bé luyện khả năng nhai và cảm nhận hương vị tốt hơn đó mẹ. Khi nấu khoai lang với cháo, mẹ nghiền khoai lang lợn cợn, thêm một ít dầu ăn dặm để bé dễ nuốt, ăn ngon và bụ bẫm hơn. Mẹ tham khảo 12 cách nấu cháo khoai lang bé nào cũng mê này để chế biến cho con, khỏi lo bé biếng ăn nữa mẹ nhé.

Cách chế biến khoai lang phù hợp với bé từ 9-12 tháng tuổi
Bé từ 9 – 12 tháng tuổi mẹ nên cắt khoai lang thành hình hạt lựu

3.3. Bé từ 1 tuổi trở lên (giai đoạn bé ăn thô giỏi)

Từ 12 tháng tuổi trở lên, bé đã dần mọc đủ răng rồi, bé cũng quen ăn thô nên nhai rất giỏi. Lúc này, mẹ nấu chín khoai lang và cắt thành từng thanh dài 3 – 5 cm để bé bốc được bằng tay dễ dàng, luyện khả năng cầm nắm và cử động cơ hàm thuần thục hơn. Để đa dạng cách thức chế biến, mẹ tham khảo 4 món ăn từ khoai lang siêu hấp dẫn nhé. Đảm bảo bé thích mê và ăn hết sạch luôn đó mẹ.

Cách chế biến khoai lang phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên
Cắt khoai thành từng thanh dài để bé 1 tuổi luyện nhai giỏi hơn mẹ nhé

4. Lưu ý khi cho bé ăn khoai lang 

Khoai lang là loại thực phẩm dễ nấu, thơm ngon và bổ dưỡng nên được nhiều mẹ bỉm lựa chọn cho thực đơn của bé. Thế nhưng, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh làm sai ảnh hưởng đến con, mẹ đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng khi cho bé ăn khoai lang này nhé.

4.1. Mẹ chọn khoai lang thật tươi và ngon 

Khoai có tươi thì món ăn nấu ra mới thơm ngon được, thế nên mẹ chọn khoai thật kỹ trước khi mua nhé. Củ khoai có vỏ đều màu, không bị sâu ăn, không bị nứt và cầm lên chắc tay là củ khoai mẹ nên mua. Mẹ tuyệt đối không chọn củ khoai bị rỗ, có màu đen, có mùi mốc nhẹ khi đặt gần mũi và những củ đã mọc mầm ở đầu. Đây là dấu hiệu khoai đã bị sâu, chất dinh dưỡng không còn và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho bé.

Cách lựa chọn khoai lang tươi
Mách mẹ cách chọn khoai lang tươi ngon

Mẹ có thể lựa mua khoai lang ở chợ, siêu thị hoặc đặt online tại các cửa hàng uy tín như Winmart, Aeon, Bách hóa xanh,… để có khoai ngon, giá cả bình ổn mẹ nhé.

4.2. Tránh kết hợp với thực phẩm kỵ khoai lang

Khoai lang lành tính nhưng vẫn có một số thực phẩm chuyên gia khuyên không nên kết hợp cùng khoai lang kẻo gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu như sau:

1- Cà chua

Trong cà chua có chứa gelatin, khi đi vào cơ thể nếu gặp đường (mỗi 100g khoai lang chứa 4.2g đường) sẽ dễ làm kết tủa đường ở dạ dày và đường ruột, gây tắc nghẽn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài sẽ làm lượng đường, canxi tích tụ ngày càng lớn, gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, mẹ tránh cho bé ăn cà chua trước, trong và sau khi ăn khoai lang mẹ nhé.

Không kết hợp khoai lang với cà chua khi chế biến đồ ăn cho bé
Không nên cho bé ăn khoai lang cùng với cà chua kẻo ảnh hưởng sức khỏe

2- Chuối

Chuối và khoai lang đều là thực phẩm chứa nhiều calories, ăn cùng với nhau sẽ rất mau no nhưng ăn liên tục dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu và tệ hơn là gây trào ngược axit dạ dày. Nếu kéo dài nhiều khả năng còn làm bé bị ngộ độc mãn tính do thức ăn bị ức chế lại trong dạ dày, không thể tiêu hóa được. Mẹ cho bé ăn khoai lang và chuối cách nhau ra nhé, chẳng hạn hôm nay ăn khoai lang thì 2 – 3 ngày sau đó mẹ mới cho con ăn chuối để đảm bảo sức khỏe.

Không kết hợp khoai lang cùng chuối
Khoai lang kết hợp chuối dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu

3- Quả hồng

Khi bé ăn khoai lang, sẽ có một lượng đường đi vào dạ dày. Nếu mẹ cho bé ăn thêm quả hồng sẽ làm phát sinh phản ứng hóa học của tannin và pectin và gây ra hiện tượng cô đặc, kết tủa axit trong dạ dày. Trường hợp nặng còn gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, ít nhất 1- 2 ngày sau khi ăn khoai lang thì mẹ mới cho bé ăn quả hồng mẹ nhé.

Không kết hợp khoai lang cùng quả hồng trong chế biến
Quả hồng là một loại thực phẩm kỵ với khoai lang, mẹ tránh kết hợp

4.3. Hạn chế nêm gia vị khi chế biến khoai lang cho bé

Cho bé ăn gia vị quá sớm hoặc dùng gia vị không đúng dễ khiến bé bị rối loạn vị giác, biếng ăn, làm chậm hoạt động của gan thận. Khoai lang nấu chín tự nhiên đã có vị ngọt và hơi mặn rồi, vì thế bé dưới 12 tháng tuổi, bé đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ không nên thêm gia vị vào nhé.

Đến khi bé được 1 tuổi thì mẹ có thể nêm nước mắm, hạt nêm, muối nhưng với một lượng rất ít. Bé trên 3 tuổi thì ăn theo khẩu vị gia đình nhưng vẫn nên hạn chế, vì bé dễ tập thói quen ăn mặn, mẹ khó cho bé làm quen với lịch trình ăn uống khoa học. Để biết cách nêm gia vị cho con đúng hàm lượng, đúng độ tuổi và lưu ý cụ thể, mẹ tham khảo bài viết Hướng dẫn nêm gia vị cho bé nhé.

Hạn chế nêm gia vị cùng khoai lang khi nấu cho bé
Nêm gia vị đúng cách để con ăn ngon, lớn khỏe mẹ nhé

4.4. Mẹ bảo quản khoai lang đúng cách

Khoai lang mua về nếu mẹ bảo quản không đúng cách thì rất dễ mọc mầm, hàm lượng dinh dưỡng bị mất đi hoặc chuyển hóa thành các chất độc gây hại cho cơ thể. Thời hạn sử dụng cũng không được lâu, tốn kém chi phí nữa, vì thế, bảo quản khoai lang là vấn đề mẹ cần lưu tâm đó ạ.

1- Mẹo bảo quản khoai lang sống

Khi vừa mua về, mẹ rửa sạch bụi bẩn trên khoai lang, ngâm với nước muối rồi để ra rổ khoảng 15 – 20 phút cho ráo. Tiếp đó, mẹ để khoai lang ở những nơi thoáng mát, cao ráo như kệ bếp, kệ tủ và sử dụng hết trong 5 – 7 ngày mẹ nhé. Quá thời hạn này mẹ không nên cho bé ăn nữa vì chất lượng khoai không còn đảm bảo.

Cách bảo quản khoai lang tươi
Cách bảo quản khoai lang khoa học, trọn vẹn dưỡng chất và lâu hư hỏng

Trong trường hợp mẹ muốn để khoai lang được lâu hơn dùng dần, mẹ không cần rửa lớp đất, cứ để nguyên vậy, dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh thân khoai 2 – 3 lớp, sau đó đặt khoai trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ 15 độ C). Như vậy thì khoai sẽ giữ được dưỡng chất từ 15 – 30 ngày. Nhưng quá 1 tháng, mẹ cần bỏ khoai đi, không sử dụng nữa do khoai đã chảy dầu ra, mọc mầm và mất hết dinh dưỡng rồi.

2- Cách bảo quản khoai lang sau khi nấu chín

Khoai lang đã chế biến rồi thì thời gian sử dụng thấp hơn. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, từ 24 giờ trở đi là khoai đã có dấu hiệu hư hỏng, cụ thể là chảy ra lớp nhựa vàng, hơi nhớt và mùi chua rất khó chịu.

Cách bảo quản khoai lang sau khi đã nấu chín
Khoai lang đã nấu chín nên được bọc kín và để vào tủ lạnh

Sau khi luộc/hấp xong mà bé ăn không hết, mẹ dùng màng bọc thực phẩm bao thật kỹ rồi để khoai vào ngăn mát tủ lạnh, sẽ giữ khoai được 2 – 3 ngày không hư hỏng. Lúc muốn cho bé ăn mẹ rã đông khoai ở nhiệt độ phòng 10 – 15 phút rồi hấp/luộc lại, tuy nhiên khoai sẽ hơi bở, độ ngọt không còn nên mẹ ưu tiên nấu lượng khoai vừa đủ, cho bé ăn hết trong một lần luôn nhé.

Như vậy qua bài viết này, mẹ đã biết trẻ mấy tháng ăn được khoai lang rồi. Mẹ chế biến khoai cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bé và tránh mắc phải sai lầm để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng nhé. Chúc mẹ và bé có thời gian ăn uống thật vui bên nhau!

Mỗi lần mẹ mua hay làm bánh flan bé thường không ăn hết trong một lần, để lâu lại sợ bánh mất dinh dưỡng, giảm chất lượng, mẹ không dám cho con ăn vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mách mẹ cách bảo quản bánh flan cho bé hơn 7 ngày không bị hỏng, hương vị nguyên vẹn cũng như cách nhận biết khi nào bánh không còn ăn được nữa cực đơn giản. Áp dụng ngay mẹ ơi!

Cách bảo quản bánh flan cho bé dài ngày
Bí quyết bảo quản bánh flan cho bé hơn 7 ngày không hư

1. Bánh flan cho bé để được mấy ngày mẹ nhỉ? 

Tùy thuộc vào từng loại bánh flan sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Ở nhiệt độ phòng, bánh sẽ để được trong số ngày như sau:

  • Bánh flan tự làm: Mẹ để được 1 – 2 ngày, riêng bánh flan làm từ sữa mẹ thì nên cho bé dùng hết ngay trong ngày, nếu để qua ngày hôm sau thì dưỡng chất sẽ hao hụt và bánh dễ bị chua đó ạ.
  • Bánh flan đóng hộp: Dùng được trong 2 – 3 tháng tùy nhà sản xuất.
Mẹ lưu ý để bảo quản bánh flan tốt hơn
Ở điều kiện bình thường, bánh flan thường để được không lâu

Với thời gian ngắn ngủi này, mẹ thường khó cho bé ăn hết bánh trước hạn, bỏ bánh đi thì tiếc lắm, mà cho con ăn khi không biết cách bảo quản bánh thì không yên tâm. Lưu lại cách bảo quản bánh flan chuẩn khoa học ngay dưới đây, ăn không hết trong lần đầu vẫn “cất đi” để dùng lần sau thoải mái mẹ nhé..

2. 2 Mẹo cách bảo quản bánh flan cho bé cực lâu, giữ nguyên mùi vị 

Việc bảo quản bánh flan thực chất không hề khó đâu ạ. Nhờ bảo quản đúng cách, mẹ sẽ để bánh được lâu hơn, hạn chế mất dinh dưỡng trong bánh, vị bánh vẫn ngon khiến bé thích mê.

Mẹo bảo quản bánh flan cho bé dài ngày
Mẹo bảo quản bánh flan cực lâu từ mẹ bỉm thông thái 

2.1. Cách giữ bánh flan tự làm béo ngậy thật lâu

Khi có thời gian rảnh, mẹ tự làm bánh flan để đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng, bé ăn ngon miệng và bụ bẫm hơn. Nhưng mẹ để vài hôm là đã thấy bánh chua, rồi có vết đen trên bánh, mẹ vội bỏ đi không dám cho bé ăn nữa. Để tránh tình trạng này, mẹ áp dụng 2 cách bảo quản bánh flan tự làm dưới đây để giữ bánh lâu không hỏng, cho bé ăn dần mẹ nhé.

1- Cách 1: Bảo quản bánh flan trong ngăn mát tủ lạnh

Bánh flan sau khi nấu xong, mẹ đổ bánh vào hộp đựng hoặc khuôn bánh, đậy nắp thật kỹ, đợi bánh nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, giữ nhiệt độ 3 – 8 độ C để bánh không bị khô và cấu trúc rời rạc nhé. Cách bảo quản này giúp mẹ để bánh được hơn 7 ngày mà không bị hỏng, dinh dưỡng nguyên vẹn cho bé ăn dặm thích mê.

Cách bảo quản bánh flan trong ngăn mát tủ lạnh
2 mẹo bảo quản bánh flan tự làm hơn một tuần chưa hỏng

Nếu mẹ nấu bánh flan bằng sữa mẹ thì nên cho bé ăn hết ngay trong ngày. Trong trường hợp bé ăn không hết, mẹ bận việc chưa cho bé ăn kịp thì mẹ để bánh trong ngăn mát, bao bọc kỹ sẽ giữ được từ 1 – 2 hôm đó ạ.

2- Cách 2: Mẹ trữ đông bánh flan

Để trữ đông bánh flan, mẹ sử dụng khay đá viên hoặc túi trữ đông để bánh giữ được độ mềm mại. Đầu tiên, khi nấu bánh flan xong, mẹ đổ bánh vào túi trữ đông, để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút để bánh nguội hoàn toàn. Sau đó, mẹ đậy kín túi và xếp các túi bánh flan gọn gàng vào ngăn đông tủ lạnh, ở nhiệt độ -10°C nhé.

Bánh flan sau trữ đông vẫn mềm mịn
Bánh flan trữ đông đúng cách vẫn mềm mại và mọng nước, ăn cực ngon

Với cách trữ đông bánh flan này, mẹ có thể giữ bánh được đến 2 – 3 tháng luôn đó ạ. Lúc nào muốn cho bé ăn thì mẹ lấy túi trữ đông ra, đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 3 – 4 giờ để bánh rã đông, sau đó sử dụng nồi hấp để bánh có độ mềm và ấm, bé ăn ngon hơn mẹ nhé.

2.2. Bí quyết bảo quản bánh flan đóng hộp luôn ngon lành

Hiện nay nhiều thương hiệu đã tung ra sản phẩm bánh flan đóng hộp để mẹ tiện lợi hơn khi cho bé ăn, đỡ mất công chế biến. Hương vị bánh ngọt nhẹ, bùi bùi, ngon không kém bánh flan tự làm đâu ạ. Mẹ đảm bảo bánh trọn vị, giữ được lâu, rồi cho bé ăn dần với 2 bí quyết cực hiệu quả này nhé.

Bảo quản bánh flan đóng hộp hiệu quả
Bảo quản bánh flan đóng hộp với 2 cách nhàn tênh cho mẹ bỉm

1 – Cách 1: Mẹ để hộp bánh ở nơi thoáng mát 

Đối với bánh flan đóng hộp, việc bảo quản đơn giản hơn nhiều so với bánh flan tự làm. Mẹ chỉ cần để bánh ở nơi thoáng mát chẳng hạn kệ chén, tủ đựng đồ khô,… tránh những nơi có nhiệt độ cao và ẩm thấp như phòng tắm, nhà bếp là bánh sẽ giữ được từ 2 – 3 tháng rồi.

2 – Cách 2: Mẹ làm lạnh bánh trong ngăn mát tủ lạnh 

Bé thường thích ăn bánh flan có độ lạnh vì phần thạch sẽ “núng nính” hơn, khi cắn vào mềm tan trong miệng. Vì thế, mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ở nhiệt độ khoảng 3 – 8 độ C để bánh mát lạnh và giữ được lâu đến 3 tháng nhé. Bánh flan đã có hộp đựng sẵn và kín rồi nên mẹ cứ đặt gọn gàng trong tủ, khi nào cần dùng thì lấy ra và cho bé yêu măm măm thôi.

Gợi ý mẹ mua Bánh flan Doremi, Bánh Flan Nestle Pháp nhiều hương vị, bổ dưỡng mà cực an toàn, bé ăn dặm cực giỏi, ngày càng bụ bẫm.

Cách bảo quản bánh Flan đúng cách
Giữ bánh flan cực lâu, siêu dễ dàng nếu mẹ biết đến các mẹo này

Lưu ý cho mẹ: Với bánh flan đóng hộp, nhà sản xuất đã cân đo và quy ước thời hạn của bánh rồi. Nếu mẹ để bánh ở ngăn đông với mục đích gia tăng hạn sử dụng thì không đảm bảo được chất lượng bánh đâu ạ. Việc đông lạnh bánh quá thời gian rồi rã đông dễ làm bánh bị đắng, kết cấu rời rạc ăn không ngon, còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bánh do hết hạn sử dụng nữa. 

3. Mách mẹ cách nhận biết bánh flan bị hỏng

Bé sơ sinh còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển ổn định nên con rất nhạy cảm với đồ ăn. Nếu con ăn trúng đồ ăn bị hư hỏng, con dễ bị tiêu chảy và mệt mỏi đó mẹ. Vì thế, mẹ cần đảm bảo bánh flan có chất lượng tốt trước khi cho con ăn.

Dấu hiệu nhận biết bánh flan bị hỏng
Các dấu hiệu cho thấy bánh flan đã hư, không ăn được nữa

Mách mẹ 3 cách nhận biết bánh flan bị hỏng để loại bỏ sớm, tránh cho bé ăn không tốt cho sức khỏe nhé.

  • Bánh flan chảy ra nhiều nước, chuyển màu vàng đậm
  • Bánh có mốc xanh đen trên bề mặt
  • Mẹ ngửi thấy mùi hôi nhẹ khi để bánh gần mũi

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, mẹ bỏ bánh đi, không cho con ăn nữa bởi vì con sẽ dễ bị đau bụng, nôn ói, tệ hơn là tiêu chảy kéo dài, khiến con mất sức đó ạ.

Lưu ý cho mẹ: Trong trường hợp các dấu hiệu trên không rõ ràng, mẹ có cảm giác bánh flan không đảm bảo chất lượng, mẹ nếm thử bánh một chút trước khi cho bé ăn. Mẹ chỉ lấy một lượng bánh rất ít, nếm nhẹ nếu có vị đắng ngắt hoặc hơi chua thì bánh đã hỏng, cần loại bỏ mẹ nhé.

Lưu ý nhận biết bánh flan khi bị hỏng
Khi nhận thấy các dấu hiệu này, mẹ bỏ bánh đi, không cho bé ăn nữa nhé

4. 6 lưu ý quan trọng trong cách bảo quản bánh flan cho bé

Để đảm bảo chất lượng bánh tuyệt hảo sau khi bảo quản, mẹ đừng bỏ qua 6 lưu ý quan trọng này nhé. Đảm bảo giữ bánh cực lâu và mùi vị bùi bùi hệt như lúc vừa chế biến xong luôn.

1- Lựa chọn dụng cụ trữ đông an toàn cho bé 

Mẹ nên chọn những dụng cụ trữ đông an toàn, không chứa phụ gia, không BPA, có nắp đậy kín, thiết kế gọn nhẹ và bền chắc để trữ đông bánh flan cho bé.

Dụng cụ trữ đông, bảo quản bánh flan
Mẹ lưu ý chọn dụng cụ trữ đông an toàn, chất liệu tốt để sử dụng nhé

2- Đậy túi/khay trữ đông thật kín, không để hở

Nếu hộp đựng hở ra, không khí đi vào dễ làm bánh mất nước, cấu trúc không còn mềm mại, bánh vừa khô và khó ăn lắm, lại còn dễ tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập vào bánh, gây hại cho bé yêu nữa. Do vậy, mẹ hãy chắc chắn rằng túi, khay đựng bánh flan đã được đậy kín trước khi thực hiện các bước bảo quản nhé.

Lưu ý sử dụng dụng cụ trữ đông bánh flan
Đậy nắp khay trữ đông thật kỹ để giữ bảo quản bánh flan cho bé được lâu hơn mẹ nhé

3- Tránh để bánh chung với các thực phẩm sống (thịt cá, rau củ)

Trong tủ lạnh mẹ thường đựng khá nhiều đồ ăn và thực phẩm, mẹ nên phân tách những thực phẩm sống riêng ra, tránh để bánh flan chung vì bánh sẽ dễ bị ám mùi, nhanh bị chua do vi khuẩn trong thịt, cá bám vào bánh.

Chẳng hạn, tủ lạnh nhà mình có 3 ngăn thì ngăn đầu mẹ để bánh flan và các thực phẩm không có mùi như nước ngọt, hộp váng sữa, ngăn thứ 2 để các thực phẩm khô, ngăn cuối cùng mới để rau củ và thịt cá, như vậy thì bánh flan sẽ để được lâu hơn, không bị ám mùi tanh mẹ nhé.

Lưu ý khi bảo quản bánh flan trong tủ lạnh
Mẹ tránh bảo quản bánh flan cho bé chung với các thực phẩm sống kẻo bị bám mùi nhé

4- Đợi bánh flan nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh

Nhiều mẹ bỉm vừa mới nấu bánh xong đã cho ngay vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng không nên làm thế đâu mẹ ạ. Bánh còn nóng mà tủ lại lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm bánh khô nhanh, mất nước và khó giữ được kết cấu mềm mại vốn có. Do đó, mẹ đợi khoảng 20 – 30 phút cho bánh nguội hẳn rồi mới bảo quản trong tủ lạnh nhé.

5- Nên hút chân không túi bánh flan trước khi bảo quản

Nếu có điều kiện, mẹ vẫn nên tiến hành hút chân không túi bánh flan trước khi bảo quản giúp chống lại sự oxi hóa và sự tấn công của nấm mốc, bánh flan sẽ giữ được rất lâu. Mẹ có thể dùng máy hút chân không chuyên dụng hoặc bơm hút thủ công đều được, vừa dùng để bảo quản flan vừa sử dụng để hút chân không rau củ, thịt cá luôn rất tiện lợi mẹ ơi.

Hút chân không để bảo quản bánh flan tốt hơn
Hút chân không là cách bảo quản bánh flan cho bé luôn có độ mềm và lâu hư hơn

6- Tăng nhiệt độ bảo quản khi vào mùa lạnh 

Khi vào mùa lạnh, nhiệt độ xung quanh giảm xuống, bánh flan gặp nhiệt độ thấp quá dễ bị khô và mất nước. Do vậy, mẹ nhớ tăng nhiệt độ bảo quản bánh flan khi bước vào mùa lạnh nhé. Cụ thể, mùa hè mẹ để nhiệt độ tủ khoảng 2 – 6 độ C thì vào mùa đông, mẹ tăng lên thành 5 – 8 độ C để bánh giữ được sự mềm mịn, béo thơm, bé ăn ngon hơn hẳn nhé.

Mẹo chỉnh nhiệt độ bảo quản bánh flan hiệu quả
Khi trời chuyển lạnh, mẹ tăng nhiệt độ bảo quản để bánh không bị khô

Cách bảo quản bánh flan cho bé đơn giản và dễ thực hiện quá mẹ nhỉ. Mẹ cứ áp dụng đúng và lưu ý 6 vấn đề quan trọng ở trên là đảm bảo bánh béo ngậy, vị thơm thật lâu luôn đó ạ. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời nhé. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm rất giàu chất dinh dưỡng, được mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn cho bé ăn dặm nhằm giúp con sáng mắt, bổ máu. Tuy nhiên, mẹ lại đang lúng túng không biết cách chế biến như thế nào để hấp dẫn? Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ 14 công thức làm bánh bí đỏ siêu thơm ngon, mới lạ, phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo các bé thích mê ngay dưới đây!

Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm
14 công thức làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm ngon tuyệt

1. 2 loại bánh bí đỏ cho bé ăn dặm 6 – 7 tháng tuổi

Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi, bé chỉ mới bắt đầu tập ăn dặm nên mẹ sẽ cần ưu tiên chế biến các món ăn mềm, thơm mùi sữa để bé dễ làm quen hơn. Dưới đây là 2 món bánh bí đỏ hấp dẫn phù hợp cho bé 6 – 7 tháng tuổi, mẹ tham khảo nhé:

1.1. Bánh bao sữa bí đỏ mềm xốp cho bé măm măm

Còn gì hào hứng hơn khi bé được ăn một chiếc bánh bao mềm xốp có hình quả bí đỏ xinh xinh mà lại thơm nức mùi sữa béo ngậy. Mẹ hãy áp dụng công thức làm bánh bao sữa bí đỏ dưới đây cho bé luôn nhé!

Bánh bao sữa bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh bao sữa bí đỏ mềm xốp thơm ngon khiến bé thích mê

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 70g bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ để hấp nhanh chín hơn.
  • 80ml sữa công thức.
  • 200g bột mì.
  • 3g men nở hữu cơ.

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Mẹ đem bí đỏ đi hấp chín bằng nồi hấp cách thuỷ lửa vừa trong khoảng 6 – 8 phút.
  • Bước 2: Bí đỏ sau khi hấp chín, mẹ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng khoảng 40ml sữa mẹ hoặc sữa công thức (80ml sữa đã chuẩn bị mẹ chia làm đôi nhé).
  • Bước 3: Hỗn hợp vừa xay nhuyễn được chuyển vào bát tô lớn chứa sẵn bột mì và men nở, mẹ dùng muỗng/thìa trộn đều. Sau đó mẹ cho nốt phần sữa còn lại (40ml) vào bát rồi dùng tay để nhồi bột trong tô khoảng 2 phút.
  • Bước 4: Mẹ lấy khối bột ra thớt, nhồi đều tay trong 20 phút để các thành phần được hoà trộn đều vào nhau và tạo độ tơi xốp.
  • Bước 5: Sau khi đã nhồi bột xong, mẹ đặt khối bột trở lại bát tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát, để bột nghỉ trong 30 phút.
  • Bước 6: Khi bột đã nở đủ, ấn lõm, mẹ lấy khối bột ra chia thành 4 – 5 miếng nhỏ hơn, tạo hình tròn hơi dẹt, sau đó dùng dây chỉ sạch buộc xung quanh tạo các đường gân như quả bí đỏ (mẹ chú ý buộc nhẹ bởi khi hấp bánh còn nở ra).
  • Bước 7: Cuối cùng, mẹ đem bánh đi hấp cách thuỷ lửa vừa trong 15 phút là đã có những chiếc bánh bao sữa bí đỏ thơm ngon cho bé măm măm.
Chú ý không cho bé ăn bánh khi chưa nguội
Mẹ cần kiểm tra kỹ bánh đã nguội mới cho bé ăn nhé!

1.2. Bánh flan bí đỏ “núng nính” mềm tan cho bé

Bánh flan bí đỏ “núng nính” mềm tan trong miệng đảm bảo khiến bé thích mê ngay từ miếng đầu đầu tiên. Mẹ còn chần chừ gì mà không áp dụng công thức làm bánh cực đơn giản dưới đây để bé được thưởng thức món ăn mới lạ này luôn thôi!

Bánh flan bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh flan bí đỏ – bữa phụ lý tưởng khiến bé thích thú

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 60ml sữa công thức.
  • 1 lòng đỏ trứng gà (không sử dụng lòng trắng trứng).
  • 60g bí đỏ đã được mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ vừa phải để hấp nhanh chín.

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Mẹ cho bí đỏ lên nồi hấp cách thuỷ lửa vừa trong khoảng 5 – 7 phút đến chín.
  • Bước 2: Sau khi bí đỏ chín, mẹ sử dụng thìa nghiền bí đỏ trên rây lọc để hỗn hợp được nhuyễn mịn, mẹ có thể cho thêm 1 – 2 thìa canh nước để hỗn hợp giảm bớt độ đặc.
  • Bước 3: Mẹ dùng thìa đánh tan lòng đỏ trứng sau đó đổ 60ml sữa công thức vào tiếp tục đánh đều tay 3 – 5 phút.
  • Bước 4: Hỗn hợp trứng sữa mẹ nên cho qua rây lọc 2 lần để loại bỏ các cặn chưa tan rồi cho vào khuôn bánh flan hoặc các hũ thuỷ tinh có hình dáng tương tự.
  • Bước 5: Mẹ đặt bánh vào nồi hấp cách thuỷ nhỏ lửa trong 25 phút.
  • Bước 6: Sau khi bánh chín, mẹ lấy ra chờ nguội hẳn rồi cho bánh ra đĩa, dùng thìa xúc hỗn hợp bí đỏ đã chuẩn bị trước đó rải lên bề mặt bánh và xung quanh. Vậy là đã hoàn thành món bánh flan bí đỏ thơm ngon, mềm mịn cho bé yêu rồi đó mẹ ạ!
Hướng dẫn mẹ làm bánh cho bé ăn dặm
Mẹ nên cho hỗn hợp trứng sữa qua rây lọc 2 lần để thành phẩm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm thu được mịn hơn

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Để bánh mịn màng không bị rỗ, mẹ nên cho bánh vào nồi hấp cách thuỷ ngay từ khi nước lạnh vừa đặt lên bếp chứ không chờ nước sôi mới cho bánh vào, và sử dụng đĩa để che kín miệng khuôn bánh, tránh các giọt nước chấp hơi trên nắp nồi nhỏ xuống làm xấu bánh.

2. Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm 8 – 10 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn 8 – 10 tháng tuổi, bé đã làm quen được với ăn dặm, bé bắt đầu thích nhai, cắn những món ăn có kết cấu dai hơn. Vì vậy, mẹ nên đổi mới thực đơn ăn dặm cho bé bằng các món ăn phù hợp hơn, khác với giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi. Dưới đây là 6 món bánh bí đỏ thơm ngon dành cho bé 8 – 10 tháng, mẹ tham khảo nhé:

2.1. Bánh hồ lô bí đỏ phô mai béo ngậy cho bé

Bí đỏ được khoa học chứng minh rất giàu Vitamin A nhưng sẽ thật nhàm chán cho bé nếu để bé ăn mỗi bí ngô hấp chín mẹ nhỉ. Bánh hồ lô bí đỏ phô mai với sự kết hợp hoàn hảo giữa bí đỏ ngọt thanh và phô mai ngậy béo chắc chắn sẽ làm bé mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức đó ạ. Mẹ hãy trổ tài vào bếp với công thức làm bánh đơn giản dưới đây ngay nhé!

Bánh hồ lô bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh hồ lô bí đỏ phô mai ngậy béo cùng với lớp vụn dừa thơm ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150g bí đỏ
  • 80g bột nếp
  • 30g bột bắp
  • 30ml sữa công thức
  • 6 miếng phô mai loại vuông
  • 1 muỗng canh vụn dừa
Cách lựa chọn phô mai làm bánh cho bé
Mẹ chọn miếng phô mai loại vuông nhé

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi được gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, mẹ cho vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra bát tô nghiền nhuyễn bằng dĩa sau đó trộn đều cùng 30ml sữa công thức thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ cho dần dần hỗn hợp bột nếp và bắp vào bát tô phía trên, nhào bột đến khi khối bột không còn dính tay là đạt.
  • Bước 3: Mẹ chia khối bột thành 6 viên bột tròn nhỏ, cán dẹt từng viên, đặt phô mai vào giữa sau đó vo tròn lại. Để bánh hấp dẫn, bé ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể tạo hình như quả bí đỏ nhé.
  • Bước 4: Bánh sau khi tạo hình xong, mẹ nên lót giấy nến dưới đáy bánh trước khi đem hấp cách thuỷ trong 25 phút để khi bánh chín không bị dính vào khay hấp.
  • Bước 5: Cuối cùng, khi bánh đã chín, mẹ lấy ra rắc vụn dừa xung quanh bánh rồi chờ nguội là đã hoàn thành xong món bánh hồ lô bí đỏ phô mai ngon khó cưỡng cho bé yêu ăn dặm!
Vụn dừa tươi làm bánh ăn dặm cho bé
Cuối cùng, mẹ rắc vụn dừa tươi lên bánh là xong món bánh bí ngô cho bé rồi

2.2. Bánh mochi bí đỏ phô mai giàu dinh dưỡng cho bé

Bánh mochi bí đỏ phô mai không chỉ có màu sắc bắt mắt khiến các bé thích thú mà nó còn mang hương vị phô mai béo ngậy được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài mềm dai thơm nức mùi bột nếp. Mẹ hãy áp dụng luôn công thức dưới đây để chế biến cho bé ăn thử nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150g bí đỏ
  • 80g bột nếp
  • 6 miếng phô mai loại vuông
  • 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn
Mochi bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh mochi bí đỏ phô mai cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi gọt vỏ rửa sạch, thái thành các miếng nhỏ vừa phải, mẹ cho vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra bát nghiền nhuyễn bằng dĩa/thìa thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ chuyển bí đỏ ra bát to hơn rồi thêm từ từ bột nếp vào trộn đều (mẹ chia phần bột nếp đã chuẩn bị thành 3 – 4 lần rồi cho vào lần lượt để dễ trộn hơn). Mẹ nhào hỗn hợp bí đỏ và bột nếp tới khi khối bột không dính tay.
  • Bước 3: Mẹ chia khối bột thành 6 viên bột tròn nhỏ. Sau đó, mẹ cán dẹt từng viên bột, đặt miếng phô mai vào giữa rồi vo tròn lại. Để bánh  hấp dẫn bé hơn, mẹ sử dụng dao khía các cạnh của bánh tạo hình như quả bí đỏ.
  • Bước 4: Tiếp theo, mẹ dùng chổi quét dầu quét bao trùm vỏ ngoài bánh một lớp dầu mỏng rồi đem bánh đi hấp trên nồi cách thuỷ trong 15 – 20 phút.
  • Bước 5: Sau khi bánh chín, mẹ lấy bánh ra đĩa chờ nguội rồi cho bé thưởng thức.

2.3. Bánh bao bí đỏ nhân phô mai thơm ngon cho bé

Bánh bao bí đỏ nhân phô mai có vỏ ngoài mềm xốp dậy mùi sữa hòa quyện với phần nhân phô mai ngậy béo chắc chắn sẽ làm bé không cưỡng lại nổi. Mẹ hãy áp dụng luôn công thức làm bánh dưới đây để bé được thưởng thức món bánh hấp dẫn này y nhé!

Bánh bao bí đỏ nhân phô mai cho bé ăn dặm
Bánh bao bí đỏ nhân phô mai khiến bé ăn dặm hào hứng hơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 80g bí đỏ
  • 150g bột bắp/bột mì
  • 60ml sữa công thức
  • 6 miếng phô mai loại vuông
  • 3g men nở hữu cơ

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi gọt vỏ rửa sạch, mẹ cho vào nồi hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 40ml sữa công thức thu được hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ cho bột mì và men nở vào hỗn hợp phía trên trộn đều rồi nhào đến khi mẹ thấy khối bột không dính tay là đạt.
  • Bước 3: Mẹ chia đều khối bột thành 6 viên bột nhỏ hơn, cán dẹt từng viên, đặt viên phô mai vào giữa rồi vo tròn lại. Để bé ăn ngon miệng hơn, mẹ sử dụng dao khía bề mặt bánh hình các đường gân để tạo hình như quả bí đỏ nhé.
  • Bước 4: Tiếp theo, mẹ cho bánh vào nồi hấp cách thuỷ trong khoảng 25 phút trên lửa vừa. Sau khi bánh chín, mẹ lấy bánh ra đĩa chờ bánh nguội là có thể cho bé măm măm rồi ạ!
Bánh bí đỏ ăn dặm cho bé
Chỉ vài bước đơn giản là đã xong món bánh bí đỏ ngon tuyệt cho bé rồi

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Để bánh bao hấp xong căng mịn, khi lấy ra để phần đáy bánh không bị nham nhở do bánh bị dính khay hấp, mẹ có thể sử dụng giấy nến để lót phía dưới bánh nhé.

2.4. Bánh bao bí đỏ nhân sữa chảy thơm ngậy cho bé

Chiếc bánh bao bí đỏ núng nính mềm xốp cùng với phần nhân sữa chảy mới lạ luôn được các bé yêu thích ngay từ lần đầu tiên thử bánh đó ạ. Công thức làm bánh cực đơn giản có ở phía dưới, mẹ tham khảo nhé!

Bánh bao bí đỏ nhân sữa cho bé ăn dặm
Bánh bao bí đỏ nhân sữa chảy mới lạ, thơm ngậy hấp dẫn bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g bột mì
  • 1 thìa bột bắp
  • 1 chút muối tương đương khoảng 1 hạt ngô
  • 180ml sữa công thức
  • 3g men nở hữu cơ
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 80g bí đỏ đã được mẹ gọt vỏ, rửa sạch, chia thành 7 – 8 miếng nhỏ.
Lượng muối sử dụng khi chế biến đồ ăn cho trẻ dưới 12 tháng tuối
Chú ý đến lượng muối sử dụng khi làm món bánh bí đỏ cho bé ăn dặm mẹ nhé!

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho bí đỏ vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra nghiền nhuyễn trên rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Mẹ cho men nở và 1 chút muối hoà tan cùng 80ml sữa công thức, sau đó, mẹ cho vào bát tô hỗn hợp bí đỏ nghiền nhuyễn,  200g bột mì, trộn đều, nhồi bột đều tay trong 10 phút rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Trong khi đợi bột nghỉ, mẹ chuẩn bị nhân sữa chảy cho bánh nhé. Mẹ đánh tan 2 lòng đỏ trứng rồi cho nốt 100ml sữa công thức còn lại và 1 thìa bột bắp vào khuấy đều.
  • Bước 4: Mẹ cho hỗn hợp lòng đỏ, sữa công thức, bột bắp đã hoà tan phía trên lên chảo vừa đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt lại, vừa đảo đều tay để tránh bị cháy và vón cục.
  • Bước 5: Hết thời gian bột nghỉ, mẹ lấy khối bột ra thớt chia nhỏ thành các viên tròn, cán dẹt, đặt phần nhân sữa chảy vào giữa rồi gấp nếp phần vỏ bao kín xung quanh nhân. Mẹ có thể sử dụng dao khía đường gân tạo hình như quả bí đỏ để bé thích thú khi ăn hơn.
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ đem bánh đi hấp cách thuỷ trong 25 – 30 phút là đã hoàn thành món bánh bao bí đỏ sữa chảy lạ miệng cho bé rồi, đơn giản mẹ nhỉ!
Hấp bánh bí đỏ cách thủy
Đi hấp cách thuỷ vài phút là đã hoàn thành món bánh bao bí đỏ sữa chảy thơm ngon cho bé ăn dặm rồi!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Món bánh bao bí đỏ nhân sữa chảy có sử dụng muối nên phù hợp với bé lớn hơn 8 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ tìm hiểu kỹ hơn bài viết Cách nêm gia vị cho bé để biết sử dụng bao nhiêu muối sẽ an toàn nhất cho thận của con mẹ nhé! 

2.5. Bánh pudding bí đỏ yến mạch mềm mịn cho bé

Yến mạch cung cấp dồi dào chất xơ hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hoá và đầy đủ các loại vitamin nhóm B giúp phát triển trí não thông minh cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Sự kết hợp hoàn hảo của công thức bánh pudding bí đỏ yến mạc nhanh chóng trở thành món ăn dặm yêu thích của các bé, mẹ tham khảo để làm cho con nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 250g yến mạch cán dẹt
  • 50ml sữa công thức
  • 30g bí đỏ
Pudding bí đỏ ăn dặm cho bé
Bánh pudding bí đỏ yến mạch mềm mịn giàu chất dinh dưỡng cho bé

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, mẹ cho vào nồi hấp cách thuỷ trong 10 phút đến chín mềm.
  • Bước 2: Trong khi đợi hấp bí đỏ, mẹ cho nước sạch vào bát đựng yến mạch, rửa sạch rồi vớt yến mạch ra bằng rây lọc.
  • Bước 3: Sau khi bí đỏ chín, mẹ cho hỗn hợp bí đỏ, yến mạch, sữa công thức vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bước 4: Mẹ cho hỗn hợp đã xay vào khuôn có nắp đậy (hoặc mẹ có thể lấy đĩa úp lên khuôn).
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ đem bánh đi hấp trên nồi cách thuỷ lửa nhỏ trong 25 phút. Khi bánh đã chín, mẹ chờ bánh nguội hẳn sau đó mới lấy bánh ra đĩa cho bé thưởng thức nhé!
Pudding bí đỏ yến mạch ăn dặm cho bé
Bánh pudding bí đỏ yến mạch ngộ nghĩnh đáng yêu cho bé

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu trong nhà không có sẵn khuôn chuyên dụng để hấp bánh,mẹ có thể mua hộp nhựa nhỏ thay thế được bán nhiều ở quán tạp hoá.

2.6. Bánh bí đỏ hấp dẻo cực đơn giản cho bé ăn dặm

Bữa phụ ăn dặm sẽ thật vui vẻ, thích thú khi bé được nhâm nhi món bánh bí đỏ hấp dẻo mềm mềm, dai dai, lại còn dậy mùi thơm hấp dẫn cùng màu sắc bắt mắt. Mẹ hãy áp dụng công thức dưới đây luôn nhé!

Bánh bí đỏ hấp dẻo cho bé ăn dặm
Bánh bí đỏ hấp dẻo cực đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon hấp dẫn bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g bí đỏ
  • 150ml sữa công thức
  • 60g bột nếp (khoảng 4 – 5 thìa canh)
  • 20g bột mì (khoảng 1 – 2 thìa canh)
  • 5g bột bắp (khoảng 1 – 2 thìa cà phê)
  • 1 thìa cà phê dầu ăn
Lựa chọn dầu ăn chuyên dụng làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm
Đừng quên chọn dầu ăn chuyên dụng khi làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm mẹ nhé!

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Trước tiên, mẹ cho bí đỏ vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra nghiền nhuyễn trên rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Mẹ cho hỗn hợp bí đỏ nghiền nhuyễn ra bát lớn rồi thêm hết tất cả các loại bột đã chuẩn bị phía trên (bột mì, bột nếp, bột bắp) vào trộn đều.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ thêm từ từ sữa công thức vào hỗn hợp bột, dùng thìa khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn. Mẹ có thể cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ những hạt bột nhỏ vón cục.
  • Bước 4: Trước khi cho hỗn hợp sánh mịn phía trên vào khuôn, mẹ nên quét một lớp dầu ăn mỏng trong lòng khuôn để khi lấy bánh ra được dễ dàng.
  • Bước 5: Mẹ đặt khuôn bánh vào nồi hấp cách thuỷ lửa nhỏ trong khoảng 25 – 30 phút. Để kiểm tra bánh, mẹ lấy 1 que tăm chọc sâu vào bánh, khi rút ra không thấy bánh dính lên que tăm là bánh đã chín. Mẹ nhớ chờ bánh nguội hẳn mới lấy bánh ra khỏi khuôn để tránh bánh bị nát, xấu nhé.
Nghiền nhuyễn bí đỏ trước khi làm bánh
Mẹ nhớ nghiền bí đỏ thật nhuyễn để bánh bí đỏ cho bé ăn dặm được mềm mịn hơn nhé

3. Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm 11 – 12 tháng tuổi

Khi bước sang 11 – 12 tháng tuổi, hoạt động cơ hàm của bé đã phát triển khá hoàn thiện, bé cũng mọc được nhiều răng hơn nên sẽ hào hứng với các loại bánh cứng và đa dạng mùi vị hơn các giai đoạn trước. Mẹ tham khảo 6 món bánh bí đỏ ngon tuyệt phù hợp cho bé 11 – 12 tháng tuổi dưới đây nhé.

3.1. Bánh muffin bí đỏ rắc vụn dừa cực hấp dẫn cho bé

Còn gì tuyệt vời hơn khi bé được thưởng thức món bánh muffin bí đỏ rắc vụn dừa mềm dai, hương vị béo ngậy, dậy mùi thơm ngọt ngào của sữa và dừa. Mẹ còn chần chừ gì mà không chế biến món bánh hấp dẫn này cho bé nếm thử luôn nào!

Bánh Muffin bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh muffin bí đỏ rắc vụn dừa cực hấp dẫn cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g bí đỏ đã được mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ để hấp nhanh chín.
  • 80ml sữa công thức
  • 50g bơ thực vật đun chảy
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 2 – 3 thìa cà phê dầu ăn
  • 150g bột mì
  • 3g men nở hữu cơ
  • 80g nho khô hoặc việt quất khô (nếu có)
  • 70g dừa xay nhuyễn (vụn dừa)
Dừa me xay nhuyễn
Dừa mẹ xay nhuyễn trước khi làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho bí đỏ vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra nghiền nhuyễn trên rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Trong một bát tô lớn, mẹ cho bí đỏ nghiền nhuyễn, sữa công thức, dầu ăn, bơ đun chảy và 2 lòng đỏ trứng đã đánh tan vào trộn đều bằng phới lồng đến khi hỗn hợp hoà quyện hết với nhau.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ đổ từ từ hỗn hợp vừa trộn vào một bát tô khác có chứa bột mì và men nở, trong quá trình đổ vào, mẹ cần khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục. Mẹ có thể cho thêm nho khô hoặc việt quất khô để tạo thêm hương vị cho món bánh.
  • Bước 4: Vì bánh sẽ đem đi nướng lò/nồi chiên không dầu nên mẹ cần sử dụng khuôn cupcake chuyên dụng, mẹ chú ý chỉ đổ hỗn hợp bánh đến ⅔ khuôn.
  • Bước 5: Trước khi cho bánh vào lò/nồi chiên, mẹ cần làm nóng lò 200 độ C trong 5 phút. Sau đó mẹ đặt bánh vào nướng với nhiệt độ 210 độ C trong 15 – 20 phút.
  • Bước 6: Khi bánh đã chín, mẹ lấy bánh ra khỏi lò chờ nguội rồi rắc vụn dừa lên bề mặt bánh là đã hoàn thành món bánh cho bé măm măm nhé!
Chuản bị thiết bị, lò nướng bánh
Trước khi cho bánh vào lò, mẹ nên làm nóng lò 200 độ C trong 5 phút

3.2. Bánh cuộn bí đỏ sữa công thức ngon “khó cưỡng” cho bé

Với vị sữa ngậy béo, bí đỏ ngọt thanh, bánh cuộn bí đỏ sữa công thức hẳn sẽ là món bánh “tủ” dành cho mẹ bỉm thường xuyên bận bịu nhưng vẫn muốn tự tay chuẩn bị bánh ăn dặm cho bé yêu đây ạ. Nguyên liệu làm bánh cực đơn giản, mẹ không cần phải cầu kỳ chế biến chút nào nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 120g bí đỏ
  • 80ml sữa công thức
  • 30g bột mì
  • 1 thìa cà phê dầu ăn
Bánh cuộc bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh cuộn bí đỏ cuộn sữa thơm ngon – bữa phụ yêu thích của bé

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ khi đã gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ xong, mẹ đặt lên nồi hấp cách thuỷ 10 phút đến chín mềm. Sau đó, mẹ lấy ra bát dùng dĩa/thìa nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Mẹ trộn đều hỗn hợp sữa công thức và bột mì bằng phới lồng, rồi cho qua rây lọc để loại bỏ các cặn bột chưa tan hết.
  • Bước 3: Mẹ sử dụng chổi quét dầu quét một lớp dầu mỏng khắp lòng chảo, chờ 3 phút cho chảo nóng rồi cho hỗn hợp sữa và bột mì phía trên vào tráng thành lớp bánh mỏng.
  • Bước 4: Mẹ lấy bánh ra đĩa lớn, phết bí đỏ nghiền nhuyễn khắp bề mặt bánh rồi cuộn lại. Để bé dễ ăn hơn, mẹ cắt thành các miếng nhỏ nhé!

3.3. Bánh pancake bí đỏ yến mạch cho bé ăn ngon

Một chiếc bánh pancake bí đỏ yến mạch vào bữa phụ ăn dặm không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn cung cấp dồi dào chất xơ giúp bé tiêu hoá tốt, ăn bữa chính ngon miệng hơn, mẹ không còn lo lắng bé biếng ăn nữa. Công thức làm bánh lại cực đơn giản, mẹ nào cũng làm được.

Bánh pancake bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh pancake bí đỏ yến mạch thơm ngon tốt cho hệ tiêu hoá của bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50g bí đỏ
  • 150g yến mạch cán dẹt
  •  150 ml sữa công thức
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  •  1/4 thìa cà phê bột quế
  •  1 thìa cà phê men nở hữu cơ
  •  1 thìa cà phê hạt chia
  •  3 – 4 thìa cà phê dầu ăn
Sơ chế yến mạch
Trước khi chế biến bánh bí đỏ, mẹ ngâm yến mạch 5 phút với nước sạch để mềm hơn và sạch bẩn

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho bí đỏ đã gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút.
  • Bước 2: Yến mạch mẹ ngâm trong nước sạch khoảng 5 phút rồi vớt ra bằng rây lọc.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ cho hỗn hợp bí đỏ, yến mạch, 1 lòng đỏ trứng và sữa công thức vào xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Bước 4: Sau khi xay xong, mẹ cho hỗn hợp ra bát tô lớn rồi cho bột quế, hạt chia, men nở vào khuấy đều bằng phới lồng đến khi các thành phần hoà quyện hết vào nhau.
  • Bước 5: Mẹ quét một lớp dầu mỏng lên lòng chảo, chờ 3 phút để chảo nóng sau đó dùng muỗng múc từng thìa hỗn hợp đã hoà trộn phía trên vào rán bằng lửa nhỏ thành những chiếc bánh hình tròn dẹt có đường kính khoảng 4 – 5cm. Trước khi cho bé ăn mẹ chú ý để bánh nguội hẳn tránh bé bị bỏng nhé.
Pancake bí đỏ yến mạch thích hợp cho bé ăn dặm
Quét 1 lớp dầu là đã xong món bánh pancake bí đỏ yến mạch thơm lừng hấp dẫn cho bé yêu rồi

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Công thức bánh có chứa hạt chia giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên chỉ phù hợp cho các bé 11 – 12 tháng tuổi bởi trước đó hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn thiện nên có thể sẽ bị đầy bụng, khó tiêu.

3.4. Bánh cupcake bí đỏ phủ kem tươi cho bé mê mẩn

Bánh cupcake bí đỏ phủ kem tươi mang sự kết hợp độc đáo giữa phần kem ngậy mềm tan trong miệng và phần bánh xốp mịn thơm nức chắc chắn sẽ trở thành món phụ lý tưởng cho bé đó mẹ ạ. Mẹ hãy áp dụng luôn công thức dưới đây để chế biến cho bé ăn thử nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 160g bí ngô
  • 2 quả trứng gà
  • 160g bột mì đa dụng
  • 3g men nở hữu cơ (1 thìa cà phê)
  • 2 thìa cà phê bột quế
  • 1 thìa cà phê chiết xuất vani
  • 60g bơ lạt
  • 2 thìa canh kem tươi
Cupcake bí đỏ phủ kem tươi cho bé ăn dặm
Bánh cupcake bí đỏ phủ kem tươi ngậy béo, ngon khó cưỡng cho bé yêu ăn dặm

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho bí đỏ vào nồi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong 15 phút. Khi bí đỏ đã chín mềm, mẹ lấy ra nghiền nhuyễn trên rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Mẹ đánh tan 2 quả trứng gà bằng phới lồng rồi cho hỗn hợp bí đỏ nghiền nhuyễn, bột mì, men nở, bột quế, vani, bơ lạt đun chảy vào khuấy đều tay khoảng 5 – 7 phút đến khi hỗn hợp sánh mịn, hoà quyện.
  • Bước 3: Vì bánh sẽ đem đi nướng lò nên mẹ cần sử dụng khuôn cupcake chuyên dụng, mẹ chú ý chỉ đổ hỗn hợp bánh đến ⅔ khuôn.
  • Bước 4: Trước khi cho bánh vào lò, mẹ cần làm nóng lò 160 độ C trong 5 phút. Sau đó mẹ đặt bánh vào nướng với nhiệt độ 160 độ C trong 20 – 25 phút.
  • Bước 5: Cuối cùng mẹ lấy bánh ra lò, chờ nguội hẳn, trang trí kem tươi phía trên rồi cho bé thưởng thức món bánh cupcake bí đỏ phủ kem tươi mềm xốp ngậy béo luôn nhé! Chắc chắn bé yêu sẽ thích mê đó ạ!
Cupcake bí đỏ phủ kem cho bé ăn dặm
Phủ 1 lớp kem là đã xong bánh cupcake bí đỏ phủ kem cho bé yêu rồi

3.5. Bánh bao bí đỏ nhân thịt bò băm cho bé thích mê

Sự mềm mịn thơm ngậy từ bí đỏ của vỏ bánh hoà quyện với phần nhân dai ngọt của thịt bò, nấm mộc nhĩ và hành tây. Món bánh bao bí đỏ nhân thịt bò băm giúp kích thích vị giác,bé cảm nhận được đa dạng các hương vị mới lạ, hấp dẫn. Công thức làm bánh lại rất đơn giản, không hề khó chút nào, mẹ hãy tự tin trổ tài làm cho bé yêu luôn nhé! Đảm bảo bé thích mê luôn đấy ạ!

Bánh bao bí đỏ cho bé ăn dặm
Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm nhân thịt bò băm – món bánh bao ngon tuyệt khiến bé thích mê

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phần vỏ bánh:
    • 250g bột mì đa dụng
    • 90g bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín
    • 130ml nước đun sôi để nguội 50 – 60 độ C
    • 3g men nở hữu cơ (1 thìa cà phê)
  • Phần nhân bánh:
    • 100g thịt lợn xay
    • 1/3 củ hành tây băm nhỏ
    • 3 nấm mộc nhĩ thái nhỏ
    • 10 quả trứng cút luộc bóc vỏ
    • 1 nhánh hành lá thái nhỏ
Cách sơ chế chuẩn bị hành lá
Hành lá mẹ thái thật nhỏ cho bé dễ ăn mẹ nhé!

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi hấp cách thuỷ chín mềm, mẹ nghiền nhuyễn qua rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ trộn bí đỏ nghiền nhuyễn vào bát tô lớn chứa sẵn bột mì và men nở. Sau đó, mẹ vừa thêm từ từ nước ấm vào hỗn hợp vừa nhồi bột đều tay đến khi khối bột không dính tay là đạt. Trong lúc chờ bột nghỉ 30 phút, mẹ tiến hành chế biến phần nhân bánh.
  • Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu của phần nhân bánh, mẹ trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi chia thành 6 phần, mỗi phần mẹ vo tròn để lát nữa gói bánh dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Mẹ chia khối bột đã nhào phía trên chia thành 6 viên bột nhỏ, cán dẹt từng viên, đặt phần nhân bánh vào giữa rồi vo tròn vỏ bánh lại. Mẹ sử dụng dao khía các đường gân tạo hình quả bí đỏ để kích thích bé hào hứng ăn hơn.
  • Bước 5: Mẹ mang bánh đi hấp cách thuỷ trên bếp lửa nhỏ trong thời gian khoảng 30 – 35 phút. Trước khi hấp, mẹ nên lót giấy nến dưới lòng khay hấp để khi lấy bánh ra, bánh không bị dính vào khay.
  • Bước 6: Sau khi bánh ra khỏi nồi hấp, mẹ chú ý chờ bánh nguội hẳn mới cho bé măm măm nhé!

3.6. Bánh bao bí đỏ nhân tôm cà rốt cho bé ăn mê tít

Bánh bao bí đỏ nhân tôm cà rốt là sự kết hợp hoàn hảo các thành phần tạo nên hương vị tuyệt vời mà chắc chắn bé yêu sẽ thích thú. Không chỉ vậy bánh còn cung cấp dồi dào protein, Vitamin A, B… và đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ tham khảo và áp dụng công thức làm bánh dưới luôn đây nhé!

Bánh bao bí đỏ nhân tôm, cà rốt cho bé ăn dặm
Bánh bao bí đỏ nhân tôm cà rốt cho bé ăn mê tít

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phần vỏ bánh:
    • 250g bột mì đa dụng
    • 90g bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín
    • 130ml nước đun sôi để nguội 50 – 60 độ C
    • 3g men nở hữu cơ (1 thìa cà phê)
  • Phần nhân bánh:
    • 100g tôm bóc vỏ xay nhuyễn
    • 50g thịt lợn xay nhuyễn
    • 1/3 củ hành tây băm nhỏ
    • 50g cà rốt băm nhỏ
    • 1 nhánh hành lá thái nhỏ
Sơ chế, thái nhỏ cà rốt
Mẹ băm thật nhỏ cà rốt để bé dễ ăn mẹ nhé

Cùng bắt tay vào làm bánh cho bé mẹ nhé!

  • Bước 1: Bí đỏ sau khi hấp cách thuỷ trên lửa vừa trong khoảng 5 – 7 phút đến chín mềm, mẹ nghiền nhuyễn qua rây lọc để thu được hỗn hợp sệt mịn.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ trộn bí đỏ nghiền nhuyễn vào bát tô lớn chứa sẵn bột mì và men nở. Sau đó, mẹ vừa thêm từ từ nước ấm vào hỗn hợp vừa nhồi bột đều tay đến khi khối bột không dính tay là đạt. Trong lúc chờ bột nghỉ 30 – 45 phút, tiến hành chế biến phần nhân bánh mẹ nhé.
  • Bước 3: Các nguyên liệu của phần nhân bánh khi mẹ đã chuẩn bị xong, mẹ trộn đều chúng với nhau rồi chia thành 6 phần, mỗi phần mẹ vo tròn thành viên để trong lúc gói bánh dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Sau khi chờ bột nghỉ xong, mẹ chia khối bột đã nhào phía trên chia thành 6 viên bột nhỏ, cán dẹt từng viên, đặt phần nhân bánh vào giữa rồi vo tròn vỏ bánh lại. Để bé ăn ngon miệng hơn, mẹ sử dụng dao khía bề mặt bánh hình các đường gân để tạo hình như quả bí đỏ nhé.
  • Bước 5: Mẹ mang bánh đi hấp cách thuỷ trên bếp lửa nhỏ trong thời gian khoảng 30 – 35 phút. Trước khi hấp, mẹ có thể lót giấy nến dưới lòng khay hấp để khi lấy bánh ra không bị dính khay.
  • Bước 6: Khi bánh đã chín, mẹ chờ bánh nguội hẳn sau đó mới lấy bánh ra đĩa cho bé thưởng thức để tránh bé bị bỏng nhé!
Nhào bột bánh
Mẹ nhào bột đều tay đến khi khối bột không còn dính tay là đạt

4. 6 Lưu ý quan trọng cho mẹ khi cho bé ăn dặm bánh bí đỏ

Trong quá trình cho bé ăn dặm bánh bí đỏ, mẹ để ý 6 điều sau đây để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con nhé:

1 – Lựa chọn công thức bánh bí đỏ phù hợp với độ tuổi bé: Mỗi một công thức bánh bí đỏ đã được tính toán kỹ lưỡng phối hợp các loại thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi của bé giúp bé vừa dễ ăn vừa hấp thu tốt nhất dưỡng chất. Nếu mẹ cho bé ăn công thức bánh không đúng độ tuổi có thể khiến bé bị đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, hoặc thiếu chất dinh dưỡng gây các ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển toàn diện của con.

2 – Cho gia vị phù hợp với độ tuổi của bé: Với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên nêm nếm gia vị (đường, muối, mì chính) vào món ăn của bé tránh gây gánh nặng lên chức năng thận vốn đang yếu ớt dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài ra, để món ăn dặm bớt “nhạt nhẽo”, mẹ có thể thêm một số thực phẩm tăng hương vị như: phô mai, sữa công thức, rong biển,…

Lưu ý nêm gia vị với bé dưới 12 tháng tuổi
Với bé dưới 12 tháng tuổi mẹ không nên nêm nếm gia vị vào món ăn dặm của bé

3 – Dùng các loại bột hữu cơ để làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm: Các sản phẩm bột hữu cơ không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nuôi trồng và quy trình sản xuất hạn chế tối đa chất bảo quản. Vì vậy mẹ nên sử dụng các loại bột hữu cơ (ví dụ: bột mì hữu cơ, bột yến mạch hữu cơ, bột men nở,…) khi chế biến cho bé để mang lại hương vị tự nhiên nhất cho món bánh bí đỏ cũng như đảm bảo sức khoẻ của con.

4 – Cho bé ăn dặm bánh bí đỏ vào bữa phụ trong ngày, trước bữa ăn chính 1 – 2 giờ: Mẹ nên làm vậy để bé có thời gian tiêu hoá hết món bánh bí đỏ, tránh khi ăn quá gần bữa chính bé bị no bụng, không chịu ăn món ăn bữa chính đó mẹ ạ.

5 – Luôn theo dõi bé trong suốt quá trình ăn: Các món bánh bao, bánh pancake, bánh muffin có cấu trúc hơi khô một chút, nếu bé nhai không kỹ có thể gây hóc/nghẹn nên mẹ cần luôn theo dõi bé trong suốt quá trình ăn để phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ.

Quan sát quá trình bé ăn dặm
Mẹ cần theo dõi bé trong suốt quá trình ăn để xử lý kịp thời các tình huống hóc/nghẹn

6 – Lau sạch miệng, tay bé trước và sau khi ăn bánh: Khi ăn bé thường thích thú dùng tay cầm nắm thức ăn đưa lên miệng để tăng vị giác ngon miệng hơn. Vì vậy, sau khi ăn, mẹ vệ sinh sạch sẽ tay và miệng bé với khăn ướt dành cho bé sơ sinh để làm sạch hết đồ ăn trên miệng và tay bé, tránh vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng da con mẹ nhé!

Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ cho bé sau khi ăn
Lau miệng cho bé sau khi ăn bằng khăn ướt Mamamy chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé

Theo dõi bài viết tới đây, chắc hẳn là mẹ đã biết 14 công thức làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm ngon tuyệt rồi đúng không ạ? Thật hạnh phúc khi nhìn thấy bé ăn ngon lành những chiếc bánh cực giàu chất dinh dưỡng do chính tay mẹ chuẩn bị mẹ nhỉ! Nếu trong quá trình thực hiện, mẹ có bất kỳ băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Giỏ hàng 0