Bé nhà mình được 1 tuổi ăn không được ngon miệng, lười ăn, chán ăn, biện pháp mẹ nghĩ đến đầu tiên chính là nêm gia vị kích thích thích vị giác cho bé, nhưng mẹ còn băn khoăn không biết bé ăn được loại gia vị nào, có loại gia vị nào cần tránh không, nêm gia vị ăn dặm như thế nào? Đừng lo mẹ nhé, qua bài viết này góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ một số bí quyết chọn và nêm gia vị cho bé 1 tuổi phù hợp, giúp bé ăn ngon miệng và cải thiện vị giác của bé một cách hiệu quả!
Mục lục
1. Bé 1 tuổi ăn được – không ăn được gia vị gì
Trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là giai đoạn bé 1 tuổi, vị giác của bé chưa phát triển hoàn toàn nên bé chưa thể phân biệt rõ các vị chua, cay, mặn, ngọt; thận, gan của bé cũng chưa phát triển hoàn toàn để bài tiết các nhóm gia vị trên. Vì vậy khi nêm gia vị cho bé cần tuân thủ những nguyên tắc của từng nhóm gia vị để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
1.1 Gia vị mẹ có thể nêm
1.1.1. Dầu ăn
Dầu ăn là một gia vị không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bé, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp cho cơ thể bé hấp thu các vitamin dễ dàng dàng và nhanh chóng hơn. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai còn cho biết chất béo còn giúp bé “ xây dựng” não bộ trong 3 năm đầu đời vì đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển nhanh nhất.
Trong 3 năm đầu đời, nhu cầu chất béo của bé khá lớn, dao động trong khoảng từ 35 – 40%. Thiếu chất béo sẽ khiến cho cơ thể bé khó hấp thụ vitamin, gây ra một số vấn đề sức khỏe như: còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng và nhiều trường hợp có thể dẫn tới suy giảm miễn dịch ở trẻ. Bác sĩ còn cho biết lượng chất béo tự nhiên có trong thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, vì vậy trong mỗi bữa ăn hằng ngày mẹ nên thêm vào một chút dầu ăn dinh dưỡng cho bé mẹ nhé!
Mẹ tham khảo một số loại dầu dành riêng cho bé trong bài viết 8 loại dầu ăn dặm cho bé phát triển toàn diện, mẹ yên tâm nhé.
1.1.2. Nước mắm
Nước mắm là loại gia vị được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng khi nấu món ăn cho bé. Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối vừa phải, hàm lượng canxi nhất định giúp xương chắc khỏe và đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
Tuy nhiên khi chọn nước mắm, mẹ nên chọn những loại nước mắm dành riêng cho bé như : Nước mắm Tĩn, nước mắm ngư nhi, nước mắm Lê Gia …
1.1.3. Mật ong
Đối với bé từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể thêm mật ong vào khẩu phần ăn của bé. Mật ong có tính an toàn cao, bé có thể hấp thụ tốt, có lợi cho tiêu hóa, giúp cho bé ăn ngon miệng và tăng cảm giác thèm ăn hơn. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng an thần, nếu bé bị mất ngủ mẹ có thể pha mật ong với nước cho bé uống trước khi ngủ để bé được ngon giấc hơn.
1.1.4. Hạt nêm
Mẹ cho rằng thêm hạt nêm vào thức ăn dặm cho bé 1 tuổi giúp bé ăn ngon miệng hơn, cung cấp thêm dinh dưỡng từ thịt, cá, rau, củ cho bé. Tuy nhiên đối với bé 1 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ dùng loại hạt nêm được chế biến 100% từ thịt gà, thịt heo, rau củ dành riêng cho bé. Mẹ tham khảo một số loại hạt nêm như: Hạt nêm hữu cơ dmBio từ rau rau củ, Hạt nêm rau củ Origanic,… để nêm vào món ăn của con nhé.
Tuy mật ong tuy có nhiều tác dụng nhưng mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 thìa nhỏ mỗi lần ăn do trong mật ong chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều dễ khiến bé bị sâu răng và gây ra hiện tượng dậy thì sớm đó ạ.
1.2 Gia vị mẹ không nên nêm
1.2.1. Đường
Với những bé dưới 2 tuổi, đặc biệt là bé 1 tuổi, mẹ không nên thêm đường vào thực đơn của bé. Bởi đường không phải là thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng, chỉ cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi chất dinh dưỡng cần thiết cho bé như vitamin, chất xơ và chất khoáng. Không chỉ vậy, ăn nhiều đường còn tạo cho bé cảm giác ngang dạ, chán ăn, bỏ bữa, không muốn ăn vào bữa chính.
Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, nếu mẹ lạm dụng cho bé ăn đường có thể gây ra tình trạng sâu răng khi răng bé mới nhú và tăng tỉ lệ béo phì, mắc các bệnh về tim nữa đấy ạ. Vì vậy khi bé dưới 2 tuổi mẹ nên hạn chế tối đa việc nêm nếm đường vào bữa ăn của bé mẹ nhé!
1.2.2. Bột ngọt
Nhiều mẹ cho rằng bột ngọt (mì chính) giúp món ăn đậm đà hương vị, con ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, phó trưởng Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết tuyệt đối không nên cho bột ngọt vào khẩu phần của bé dưới 2 tuổi.
Trong loại gia vị này có chứa Glutamate gây ức chế thần kinh, co giật, đau đầu,.. ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Thậm chí, nếu mẹ cho bé sử dụng thường xuyên, bột ngọt còn khiến cho cơ thể bé hấp thu canxi yếu, lâu dần dẫn tới tình trạng loãng xương. Vì thế khi nấu thức ăn dặm cho bé trong độ tuổi này mẹ tuyệt đối không nêm bột ngọt (mì chính) vào thức ăn của con mẹ nhé!
1.2.3. Muối
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – tim mạch – lão học cho biết, việc muối vào thực đơn ăn dặm dành cho bé 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Ở độ tuổi này chức năng thận của bé còn khá non nớt, lượng muối quá mức cần thiết (quá 1g/ngày) không chỉ tạo thành thói quen ăn mặn, gây ảnh hưởng đến thận mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây một số bệnh như: tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương,…
Theo bác sĩ, mỗi ngày mẹ chỉ cần cung cấp nhiều nhất 1g muối vào khẩu phần ăn của bé, nhưng khi bé uống sữa, ăn cháo hoặc ăn bột ăn dặm, lượng muối có trong một số nguyên liệu đã đáp ứng đủ nhu cầu muối hằng ngày của bé rồi. Do đó mẹ không cần nêm muối khi nấu ăn cho bé đâu ạ!
Khi bé lớn hơn một tuổi, thỉnh thoảng mẹ có thể nêm phô mai vào món ăn của bé thay vì nêm muối vì trong phô mai có hàm lượng muối đủ theo nhu cầu của con, còn giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé đấy mẹ ạ!
Mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại hạt nêm bữa ăn thường ngày của gia đình trong bữa ăn của bé, tránh tạo cho bé thành thói quen ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng tới vị giác của bé.
1.2.4. Đồ ăn cay nóng
Mẹ không nên cho bé làm quen với gia vị cay quá sớm, nhất là giai đoạn bé 1 tuổi. Gia vị cay gây kích ứng hệ tiêu hóa của bé, thậm chí nếu mẹ cho bé ăn nhiều còn có nguy cơ gây tổn thương đến dạ dày, mất ngủ, chán ăn,… nguy hiểm hơn còn gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc họng, đường ruột. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên cho bé ăn cay khi bé chuyển sang ăn thô như người lớn, vì khi đó hệ tiêu hóa của bé đã phát triển toàn diện.
2. Lượng gia vị phù hợp cho bé 1 tuổi
Gia vị chính là cách giúp cho món ăn thêm đậm đà, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn, kích thích khẩu vị của bé. Tuy nhiên khi nấu bữa ăn cho bé, mẹ không nên nêm nếm gia vị như khẩu phần ăn của người lớn, tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con. Mẹ tham khảo liều lượng gia vị nêm nếm cho trẻ 1 tuổi trong một ngày qua bảng dưới đây ạ!
Gia vị | Liều lượng |
Muối | ½ muỗng cafe |
Hạt nêm | ½ muỗng cà phê |
Hành, tỏi | ½ muỗng cà phê mỗi loại |
Nước mắm | ¼ muỗng cà phê |
Mật ong | 1 muỗng cà phê |
Dầu ăn | 3 – 5 muỗng cà phê |
3. Mách mẹ mẹo nêm gia vị cho bé 1 tuổi thành công 100%
Lưu lại những mẹo sau đây để nêm gia vị cho bé chuẩn khoa học, bé măm măm ngon miệng, lại an toàn với hệ tiêu hóa của con nhé:
1- Nêm gia vị từng chút một: Trong giai đoạn làm quen, mẹ nên giảm lượng gia vị cần nêm xuống 1 nửa, bởi vì hệ tiêu hóa của bé 1 tuổi vẫn còn non nớt, mẹ cần cho bé thời gian làm quen với cái mới, tránh gây kích ứng cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ theo dõi phản ứng của bé trong khoảng 3 – 5 ngày, sau thời gian này nếu cơ thể bé không có phản ứng lạ, mẹ yên tâm cho bé dùng loại gia vị mới này với liều lượng bình thường.
2- Cho bé thử từng loại gia vị: Mẹ nên nêm vào món ăn của bé từng gia vị, giúp cho bé cảm nhận hương vị trọn vẹn hơn. Trường hợp bé không thích một loại gia vị trong lần đầu tiên ăn hoặc có biểu hiệu dị ứng, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc loại gia vị đó ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé.
3- Sử dụng gia vị ăn dặm riêng cho bé (áp dụng đối với dầu ăn, hạt nêm, nước mắm) : Với bé 1 năm tuổi, hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa hoàn toàn, cơ thể bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong những loại gia vị dành cho người lớn. Vì vậy khi chọn gia vị nêm, mẹ chú ý nên chọn những loại gia vị dành riêng cho con như Góc của mẹ đã gợi ý nhé!
4- Tránh dùng loại gia vị hỗn hợp: Khi chọn gia vị cho bé, mẹ tránh chọn những loại gia vị hỗn hợp như: bột cà ri, bột ngũ vị hương, … rất dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa của bé. Mẹ nên ưu tiên chọn những loại gia vị chuyên biệt như nước mắm, dầu ăn dành riêng cho bé để lên thực đơn mẹ nhé!
5- Cho bé cùng ăn với gia đình (áp dụng khi bé ăn gia vị lạ, không chịu ăn): Tương tự như khi tập cho bé ăn đồ ăn dặm hay rau củ quả, mẹ nên cho bé ngồi cùng bàn ăn với gia đình, bé vừa ăn vừa “hóng” chuyện để bé ăn được nhiều hơn. Mẹ lưu ý không nên vừa cho bé ăn vừa đi dong, xem tivi hoặc chơi đồ chơi, tránh tạo thói quen ăn dặm không tốt cho bé.
Trong thời gian đầu bé măm măm đồ ăn dặm với gia vị, có thể bé chưa quen, chống đối không ăn khiến thức ăn vương vãi ra ngoài, mẹ sử dụng khăn ướt chuyên dụng Mamamy để vệ sinh cho bé, tránh cho con yêu rôm sảy mẩn ngứa khiến bé khó chịu mẹ nhé!
Ngoài những lưu ý trên, mẹ cũng nên sáng tạo trong việc lên thực đơn và gia vị cho bé. Mẹ đừng ngại khi cho bé khám phá càng nhiều hương vị càng tốt. Điều này sẽ giúp bé cải thiện và nâng cao khẩu vị, giúp bé nhận được nhiều dinh dưỡng hơn đấy ạ!
4. Hướng dẫn mẹ chọn các loại gia vị phù hợp cho bé 1 tuổi
Không phải tất cả các loại gia vị đều có thể được sử dụng cho bé 1 tuổi, một số loại gia vị có không phù hợp có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như khả năng phát triển của bé. Vì vậy trước khi lên thực đơn cho bé mẹ cần chọn gia vị một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng phát triển của bé. Dưới đây, góc của mẹ sẽ chia sẻ một số tiêu chí giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn gia vị cho bé, mẹ theo dõi nhé!
Đối với những loại gia vị dùng chung được với gia đình được như: hành, tỏi, mật ong,… mẹ nên lưu ý cẩn thận khi chọn, vừa để đảm bảo sức khỏe cho bé cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Với gia vị hành tỏi, mẹ tự trồng được tại nhà là đảm bảo an toàn nhất, không lo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp gia đình không tiện để trồng hành tỏi tại nhà, mẹ nên mua ở những địa chỉ đáng cậy, rõ ràng nguồn gốc như:Bách hóa xanh, Vinmart, BigC,… Trước khi mua mẹ nên kiểm tra xem hành tỏi có đang bị lên mộng không, hay có bị mốc không…đảm bảo thực phẩm chất lượng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cũng như gia đình.
Đối với những loại gia vị ăn dặm dành riêng cho bé như: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm mẹ cần lưu ý nhiều hơn một chút.
1 – Hạt nêm ăn dặm
Khi lựa chọn hạt nêm cho bé, mẹ cần lưu ý đến thành phần chiết xuất của gia vị này. Mẹ nên ưu tiên loại được được sản xuất từ thực vật hữu cơ, không dùng thực phẩm biến đổi gen (GMO), không chứa chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo ngọt, gluten, chất béo chuyển hóa,… để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Để tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm phù hợp, mẹ xem chi tiết tại bài viết gia vị cho bé ăn dặm nhé.
2 – Nước mắm ăn dặm
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa 1 – Trần Thị Minh Nguyệt khi lên thực đơn cho bé với nước mắm, mẹ nên chọn những loại được sản xuất dành riêng cho bé, tránh chọn những loại mắm dành cho gia đình. Nước mắm cho bé được chế biến theo công thức riêng “ nhiều cá, ít muối”, độ đạm sẽ được tăng với chỉ số phù hợp, độ mặn được giảm đi, hỗ trợ hệ tiêu hóa và thận của bé phát triển tốt. Ngoài ra, loại nước mắm này còn chứa rất nhiều các axit amin tự nhiên, nguyên chất được phân hủy từ cá rất tốt cho phát triển của bé đấy mẹ ạ!
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết nên chọn nước mắm ăn dặm nào, sau đây Góc của mẹ chia sẻ một số tiêu chí giúp mẹ chọn mắm dễ dàng hơn :
- Màu sắc: mẹ nên chọn nước mắm có màu vàng nhạt, hoặc màu cánh gián đặc trưng, không chọn nước mắm có cặn hoặc vẩn đục ở đáy chai nhé.
- Mùi vị: mẹ chọn loại nước mắm có mùi thơm nhẹ của cá, không có mùi gắt, đắng, chát hoặc ngọt hậu.
- Chất lượng: Nước mắm của bé thường có độ đạm thấp, không chứa chất bảo quản hay chất phụ gia.
Ngoài ra khi mua mẹ kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm nhé. Mẹ có thể tham khảo một số loại nước mắm sau đây: nước mắm Hạnh Phúc, Nước mắm Ngư nhi, Nước mắm Lê Gia… Đọc bài viết gia vị cho bé ăn dặm để chọn mua được loại nước mắm phù hợp cho con, mẹ nhé!
Ngoài ra, mẹ có thể tìm mua tại một số cửa hàng lớn chuyên bán sản phẩm cho bé như: Cửa hàng Bibomart, Kids Plaza,..
3 – Dầu ăn dặm
Khi mua dầu ăn dặm, mẹ chọn những loại dầu được sản xuất dành riêng cho bé. Chai dầu đảm bảo độ vàng tươi, không bị đục hoặc có lắng cặn ở đáy chai, tránh chọn những loại dầu có mùi hôi hoặc mùi lạ. Mẹ nên chọn những loại dầu không qua xử lý hóa chất, có chứa hàm lượng Omega 3 tự nhiên, sẽ đảm bảo cho sức khỏe và phát triển của bé hơn.
Mẹ tham khảo một số loại dầu ăn dặm như: Dầu Oliu cho bé ăn dặm, Dầu ăn Kiddy cho bé, Dầu macca cho bé ăn dặm,… Để đảm bảo mua được dầu ăn uy tín chất lượng, mẹ có thể tìm mua sản phẩm ở một số địa chỉ sau đây: Bách hóa xanh, Cửa hàng Bibomart, Kids Plaza,…
Qua bài viết này chắc hẳn mẹ đã hiểu rõ hơn về các loại gia vị cho bé 1 tuổi, những loại nào bé có thể và không thể ăn trong bữa ăn hằng ngày cũng như cách nêm nếm và liều lượng sử dụng. Nếu mẹ còn có thắc mắc hay có chỗ nào không hiểu, mẹ bình luận ở dưới bài viết để góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!