Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ ăn khoa học là động lực to lớn cho sức khỏe toàn diện của trẻ sau này. Vậy nên đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nhóm dưỡng chất chính cần bổ sung cho bé ăn dặm
Hệ tiêu hóa của bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm đã gần như hoàn chỉnh. Bé sẵn sàng tiếp nhận những đồ ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều để bé có thể tiếp xúc làm quen. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất sau.
1.1. Tinh bột
Gạo, ngô, khoai, hay các loại đậu,… là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Ba mẹ có thể linh hoạt lựa chọn những loại thực phẩm trên để thêm vào thực đơn hàng ngày cho bé ăn dặm. Điều này hạn chế tình trạng nhàm chán nghèo nàn đồ ăn khiến trẻ giảm mức độ hứng thú khi vào bữa ăn. Đồng thời việc cho bé tiếp xúc nhiều với những đồ ăn mới giúp con đa dạng sở thích, tránh kén ăn.
Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý hạn chế nấu chung các loại thức ăn dặm cùng nhau. Bởi sẽ khiến trẻ khó tiêu, nguy hiểm hơn là bị dị ứng. Khi trẻ lên 1 tuổi, mẹ bỉm có thể bổ sung thêm bún, phở vào chế độ ăn hàng ngày của con.
1.2. Chất béo
Loại chất này được tìm thấy nhiều trong các bơ, dầu mỡ,… Đặc biệt đây là dưỡng chất không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của con. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên luân phiên sử dụng chất béo ở các dạng khác nhau (từ nguyên chất đến qua chế biến). Điều này giúp giá trị dinh dưỡng khi hấp thu vào cơ thể không bị mất đi quá nhiều.
Một số loại dầu mẹ có thể sử dụng cho bé ăn dặm như: dầu mè, dầu gấc, dầu đậu nành, dầu oliu,…
1.3. Chất đạm
Trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên ưu tiên bổ sung chất đạm bằng thịt nạc và trứng. Sau đó, thêm dần cá, các loại hải sản vào chế độ ăn của con. Một điều lưu ý, các mẹ không nên quá lạm dụng bổ sung đạm quá nhiều cùng một lúc. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Từ đó tăng nguy cơ táo bón, tiêu chảy. Đồng thời vị giác của con giảm, xuất hiện tình trạng biếng ăn.
1.4. Chất xơ, vitamin và khoáng chất
Rau củ quả là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho bé ăn dặm. Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên thêm một chút rau xanh vào bát cháo. Sau đó tăng dần lên từ 2-3 thìa rau xanh. Việc thêm rau xanh vào chế độ ăn giúp hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Đồng thời đối với các bé thừa cân, bổ sung chất xơ để hạn chế năng lượng dư thừa, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
2. Bổ sung cho bé ăn dặm các nhóm dưỡng chất thiết yếu khác
2.1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt
Sắt là dưỡng chất góp phần quan trọng trong quá trình phát triển hình thành não bộ của con. Vì vậy việc bổ sung sắt qua chế độ ăn từ thực phẩm là điều vô cùng cần thiết.
Một số loại thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung cho bé ăn dặm như:
– Trứng gà: Thực phẩm này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều protein và chất béo. Đặc biệt, rất dễ chế biến thành nhiều món khác nhau giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
– Thịt gà: Với hàm lượng cao chất đạm, sắt, canxi, việc bổ sung thịt gà vào chế độ ăn giúp bé dễ tiêu hóa.
– Nhóm thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò chứa hàm lượng dồi dào sắt cùng các dưỡng chất quan trọng như protein chất béo. Vì vậy đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn cho bé ăn dặm.
– Các loại ngũ cốc: Mẹ có thể cung cấp ngũ cốc vào bữa ăn sáng để bé hấp thu sắt. Ngoài ra, mẹ có thể làm các loại bánh liên đến ngũ cốc để đa dạng các món giúp bé thích thú hơn khi ăn.
2.2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Việc bổ sung những loại trái cây rau củ quả chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch đề kháng. Đồng thời giúp cho quá trình hấp thu sắt trở nên nhanh chóng dễ dàng hơn.
Thực phẩm cho bé ăn dặm dồi dào Vitamin C:
– Rau chân vịt, cải bó xôi: Thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ phát triển toàn diện cho bé.
– Rau súp lơ: Không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn giàu chất xơ. Công dụng chính là hỗ trợ thị lực, giảm rối loạn tiêu hóa, và đề kháng con khỏe mạnh.
– Một số thực phẩm khác: củ cải trắng, chuối, sữa chua,….
2.3. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3
Đây là dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh não bộ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu Omega 3 mẹ bỉm có thể tham khảo:
– Cá hồi: Thực phẩm nổi tiếng chứa nhiều DHA thường được sử dụng cho bé ăn dặm.
– Cá thu: Thành phần Omega 3 trong loại cá này hỗ trợ lưu thông mạch máu, cải thiện trí thông minh, giúp não bộ phát triển toàn diện.
– Tôm: Omega 3, axit béo và các loại vitamin được tìm thấy nhiều trong tôm. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe thành mạch hiệu quả.
2.4. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin nhóm B
– Thịt bò: Bên cạnh các dưỡng chất khác thì Vitamin nhóm B được tìm thấy nhiều trong thịt bò. Trong đó, Vitamin B12 và Vitamin B6 là có hàm lượng cao nhất.
– Đỗ đậu xanh: Thành phần của loại thực phẩm này rất giàu Vitamin B1, B2, B5, B6, B9.
-Nội tạng động vật: Tuy không khuyến khích bổ sung vào chế độ cho bé ăn dặm nhưng Vitamin B lại chứa nhiều trong nhóm thực phẩm này.
Để trẻ phát triển bình thường, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng thì ba mẹ cần bổ sung đầy đủ những nhóm dưỡng chất trên. Ngoài ra, trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ nên lưu ý một vài nguyên tắc ăn dặm để hạn chế ảnh hưởng sức khỏe của con sau này.
Xem thêm: Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng và 6 loại hạt nêm tốt nhất cho bé
Ăn dặm hoa quả cho bé và “tất tần tất” những điều mẹ cần nhớ