Ăn dặm là bước đệm cho sự phát triển thể chất trí tuệ cũng như rèn luyện thói quen sinh hoạt sau này. Vì vậy, việc nắm vững cách cho bé ăn dặm đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những cách ăn dặm tốt nhất cho bé nhé!
Mục lục
1. Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo thực đơn từng độ tuổi
1.1. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập làm quen với thức ăn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang phát triển và dần hoàn thiện. Vì vậy, mẹ bỉm cần cung cấp thức ăn mềm giúp dễ dàng tiêu hóa.
Ngoài ra, lượng thức ăn cũng tăng dần đều theo từng tuần. Từ 1 bữa/ngày, sau đó tăng lên 2 bữa/ngày. Đồng thời, mẹ cũng điều chỉnh thêm độ đặc của cháo. Lưu ý mẹ nên cho bé bú nhiều, cân nhắc lượng thức ăn sao cho vừa đủ để bé không quá no mà từ chối bú.
Từ tháng thứ 7 trở đi, cách ăn dặm cho bé là bổ sung thêm các loại hoa quả như bơ, đu đủ, chuối, hồng, xoài để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Đến giai đoạn từ 9-11 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 3-4 bữa bột đặc mỗi ngày. Ngoài rau củ, quả, nên thêm thực phẩm như trứng, thịt, cá, hải sản. Đặc biệt thêm dầu mỡ vào chế độ ăn hàng ngày của con. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục duy trì cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
1.2. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 12-23 tháng
Khi trẻ đạt 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu đa dạng hóa chế độ ăn với 4 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa ăn cần bao gồm các nhóm thực phẩm chính sau:
– Tinh bột: Cung cấp năng lượng cho bé, có thể là cơm, bún, hoặc ngũ cốc.
– Thức ăn giàu protein: Bao gồm trứng, thịt, cá để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và não bộ của bé.
– Rau củ: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm như rau xanh như cải bắp cải, cà chua, hoặc cà rốt.
– Dầu mỡ: Dầu olive, dầu hạt lanh, hoặc mỡ động vật,… giúp hấp thụ vitamin và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cách cho bé ăn dặm đảm bảo đầy đủ những nhóm dưỡng chất giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh.
1.3. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 24-36 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thực phẩm tương tự như người lớn. Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm quá cứng và dai có thể gây nguy cơ nghẹn, hóc.
Bước sang tuổi thứ 2, nhiều trẻ đã dần ngừng việc bú mẹ. Do đó, việc cung cấp bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Điều này hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài 3-4 bữa ăn chính hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm 1-2 bữa ăn phụ.
Việc cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình giúp trẻ học cách ăn uống. Bên cạnh thói quen sử dụng đũa và nhai thức ăn kỹ.
Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, hay những đồ chiên nhiều dầu mỡ,…. Vì có thể sẽ khiến trẻ no bụng và từ chối ăn bữa chính.
2. Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm
2.1. Ăn dặm theo phương pháp truyền thống
Hiện nay cách cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống vẫn được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Bởi sự tiện lợi cùng việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên thay đổi linh hoạt các món ăn cho bé. Đồng thời không tạo áp lực khi ăn cho bé.
Khi sử dụng phương pháp này, mẹ nên lưu ý thực đơn ăn dặm thường chia thành bột ngọt và bột mặn. Bột ngọt nấu với nước hầm từ rau, củ, quả trong 30 ngày đầu. Sau đó, bé chuyển sang bột mặn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.
Đặc biệt, khi chế biến không nêm gia vị, muối vào thức ăn của bé. Trong khi bé ăn bột mặn, mẹ cần đáp ứng đủ lượng muối trong đạm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vào thời điểm này.
2.2. Ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này khuyến khích vị giác trẻ phân biệt hương vị của từng loại thực phẩm. Bằng cách đưa cho bé từng món riêng biệt để thưởng thức như cháo trắng, rau của quả xay nhuyễn, hay canh,… Điều này giúp tạo hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn.
Việc đa dạng và chăm chút trong cách cho bé ăn dặm đòi hỏi mẹ bỉm bận rộn chuẩn bị chế độ ăn khoa học và tâm lý sẵn sàng. Giúp bé có những trải nghiệm bữa ăn thú vị nhất.
2.3. Ăn dặm tự chỉ huy
Đây là phương pháp cho bé tự có quyền lựa chọn và tự ăn. Ba mẹ nên tôn trọng quyết định của trẻ, giúp con làm quen với ăn uống tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ theo phương pháp này thường tăng cân chậm. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn thức ăn và lượng ăn phù hợp để đảm bảo sự phát triển của bé.
3. Những sai lầm khi cho bé ăn dặm mẹ thường xuyên mắc phải
Để đảm bảo cách cho bé ăn dặm an toàn, mẹ nên lưu ý tránh một vài sai lầm thường gặp dưới đây:
3.1. Đối những trẻ dưới 1 tuổi
Khi này thận của con vẫn còn rất yếu ớt. Vì vậy, khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ không nên vượt quá 1g mỗi ngày. Đồng thời, không nêm thêm bất kỳ gia vị nào cho trẻ. Bởi thực phẩm tự nhiên đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
3.2. Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Mẹ có thể thêm chút muối hoặc mắm vào đồ ăn của con. Tuy nhiên không nên thêm quá nhiều, rèn cho bé thói quen ăn nhạt. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ sau này.
– Trong trường hợp mẹ nấu cháo ngọt thì nên hạn chế lượng đường cho vào. Với người lớn, lượng đường tối đa được phép hấp thụ một ngày là 20g. Vì thế không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Chỉ nên cho trẻ ăn cháo với nước thịt. Đồng thời nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên. Băm nhỏ thịt cá vào cháo giúp bữa ăn của trẻ phong phú hơn.
– Không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ khi nấu thức ăn cho trẻ. Thay vào đó, trẻ cần được bổ sung phù hợp với cơ thể. Có thể sử dụng dầu thực vật như dầu óc chó, dầu hạt cải…
– Tránh cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng. Vì việc nuốt cơm nguyên sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày của trẻ.
Việc biết được cách cho bé ăn dặm khoa học phù hợp sẽ giúp cho sự phát triển của bé không bị gián đoạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ phía trên, ba mẹ sẽ biết cách áp dụng đúng và chính xác. Chúc ba mẹ thành công.
Xem thêm: Thực đơn cho bé 6 tháng chuẩn organic mẹ nên nằm lòng.
9 Công thức ăn dặm cho bé chống ngán – Xem ngay kẻo lỡ mẹ ơi!
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi.