Con yêu bước vào độ tuổi ăn dặm đồng nghĩa nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Nhờ sự phát triển của khứu giác, vị giác mà con nhạy với mùi thơm, hương vị hơn so với giai đoạn trước. Biết con thích thú nhiều món mới lạ, mẹ muốn biến tấu nhiều công thức để con măm măm thật ngon miệng. Thế nhưng mẹ vẫn còn nhiều băn khoăn, chẳng biết học hỏi cách nấu món ăn dặm ở đâu. Đừng lo mẹ nhé, Góc của mẹ bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán ngay đây ạ. Lưu lại để chế biến cho bé cưng ngay thôi mẹ ơi!
Mục lục
1. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường khuyến cáo 6 tháng là độ tuổi lý tưởng nhất để con làm quen với quá trình ăn dặm. Mẹ có thắc mắc tại sao không ạ? Do hệ tiêu hóa của bé cưng đã dần hoàn thiện, dung nạp được thực phẩm mới và nghiền nhuyễn, đảo trộn thức ăn trơn tru hơn đó ạ. Nhờ vậy, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành dưỡng chất có lợi như protein, vitamin, khoáng chất,… nuôi cơ thể.
Ngoài việc bổ sung sữa mẹ/sữa công thức, mẹ cũng có thể thêm thắt nhiều món ngon từ trái cây có kết cấu mềm (chuối, bơ,..) và những loại thịt (thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…) để đa dạng thực đơn, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp bé cưng tràn trề sức sống, hoạt động suốt ngày dài.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về những loại thịt bé cưng 6 tháng tuổi măm măm được, mẹ nhấn ngay vào link Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? 5 loại thịt giàu protein – kích thích vị giác cho bé yêu để áp dụng đúng thực phẩm cho bé, giúp con ăn ngoan, lớn nhanh mẹ ơi.
1.1. Bơ nghiền sữa mẹ/sữa công thức bắt miệng
Nghe đến bơ mẹ nghĩ ngay đến thực phẩm giàu chất béo, có vị béo béo bùi bùi, mẹ sợ bé cưng ăn vào dễ bị ngán. Sự thật không phải thế đâu ạ, ngược lại, bơ có vị rất bắt miệng, dễ ăn, kết cấu mềm mịn phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của con. Chẳng những kích thích vị giác, quyến luyến nơi đầu lưỡi mà bơ nghiền sữa còn hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện, cao khỏe mỗi ngày.
Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa hàm lượng lớn những dưỡng chất như vitamin C, E, K, kali, chất xơ,… giúp bé tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và tránh xa khỏi những tác nhân gây hại. Bơ nghiền sữa mẹ/sữa công thức chắc chắn sẽ là món khoái khẩu cho các cô cậu bé nhà mẹ. Cùng bắt tay làm ngay thôi ạ:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1/4 quả bơ chín
- 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Bơ chín mua về mẹ bỏ vỏ và hạt, giữ lại phần thịt bơ thái lát mỏng rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Tiếp đến mẹ đem trộn bơ với 60ml sữa mẹ/sữa công thức, đánh đều đến khi thu được hỗn hợp mềm mịn, có độ sánh nhất định.
- Bước 3: Giờ thì cho bé măm măm thôi mẹ, chắc chắn bé sẽ thích mê đó ạ!
3 – Lưu ý cho mẹ: Quả bơ là “linh hồn” của món ăn, do đó mẹ ưu tiên chọn lựa những quả có cuống nhỏ, cầm nặng tay, vỏ xanh lấm tấm vàng, khi lắc nghe tiếng hạt lục cục.
1.2. Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon
Bí đỏ lúc chưa nấu thường có độ cứng nhất định nhưng lúc nấu lên lại mềm mịn và tan nhanh trong miệng bé. Một bát cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon sẽ kích thích vị giác của con, giúp con ăn uống ngon miệng hơn đó ạ.
Không những vậy, món bí đỏ thịt heo chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin A, B, C, canxi, magie, sắt,… cực tốt cho mắt và xương, củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa giun sán hiệu quả. Còn chần chờ gì mà không vào bếp làm ngay thôi mẹ ơi:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g bí đỏ
- 50g thịt heo xay nhuyễn
- 25g gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Bí đỏ mua về mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3 cm.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Phương pháp này không chỉ giúp con ăn dặm dễ dàng mà còn rút ngắn thời gian chế biến.
- Bước 3: Với thịt heo xay nhuyễn, mẹ xào sơ qua với dầu ăn dặm để thịt săn lại.
- Bước 4: Tiếp đến, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho bí đỏ, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong và thơm ngon hơn.
- Bước 5: Cuối cùng, mẹ đổ thịt đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp, múc ra bát cho con măm măm thôi ạ.
3 – Lưu ý cho mẹ: Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon bổ dưỡng sẽ giúp bé cưng đổi vị và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, dùng mãi thịt heo cũng ngấy và chưa tạo được thực đơn mới mẻ đúng không mẹ ơi. Nếu vậy, mẹ đừng bỏ qua bài viết Cháo bí đỏ cho bé ăn dặm – 4 cách nấu đơn giản, nhanh chóng nhé!
1.3. Súp khoai tây thịt bò chống ngán
Thịt bò cũng là thực phẩm giàu protein và calo, hỗ trợ bé ăn uống ngon miệng và thúc đẩy cân nặng phát triển an toàn. Kết cấu món súp khoai tây thịt bò tương đối sánh mịn, không quá cứng cũng không quá lỏng, phù hợp với những bé mới tập tành ăn dặm. Chưa kể, thịt bò còn là nguồn cung creatine tự nhiên tuyệt vời, đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein giúp hệ cơ của bé yêu phát triển lành mạnh.
Nguồn sắt dồi dào trong thịt bò cũng giúp bé bổ máu, cung cấp năng lượng suốt ngày dài đó mẹ. Vị ngon của thịt bò kết hợp với mùi thơm đặc trưng của khoai tây sẽ là điểm cộng “to đùng” giúp con ăn nhiều hơn mà không bị ngán.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 củ khoai tây
- 100g thịt bò
- 1 củ cà rốt
- Dầu ăn dặm
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ mua thịt bò tươi về và rửa sạch với nước, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn.
- Bước 2: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch với nước muối loãng rồi xả nước sạch; đem khoai đi hấp hoặc luộc chín rồi mới nghiền nhuyễn mẹ nhé.
- Bước 3: Tiếp đến, mẹ gọt vỏ cà rốt, rửa sạch tương tự khoai tây rồi thái hạt lựu vừa ăn.
- Bước 4: Mẹ cho một ít dầu ăn dặm vào nồi, lần lượt cho thịt bò, cà rốt vào đảo đều đến khi chín mềm.
- Bước 5: Sau đó, mẹ cho khoảng 400 – 500ml nước và khoai tây vào nồi, dùng vá/muôi khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
- Bước 6: Múc súp ra bát nhỏ và cho bé măm măm được rồi mẹ ơi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Để đảm chọn mua được thịt ngon, mẹ chọn những miếng có màu đỏ tươi xen lẫn những đường gân màu trắng, đàn hồi tốt, chạm vào có độ nảy nhất nhất định, không chọn những miếng thịt có màu nhợt nhạt hoặc mùi khó chịu nhé.
2. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 7 đến 9 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn ăn dặm thứ hai, con đã làm quen dần với thực phẩm mới nên dễ dàng tiếp nhận thêm các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua…. Mẹ quan sát biểu hiện của con, tùy vào nhu cầu (con chán ngán món cũ, thấy thịt heo, thịt bò là lắc đầu nguầy nguậy) và thể trạng (con thấp còi, thiếu chất do ăn mãi 1-2 loại thực phẩm), từ đó áp dụng những công thức bên dưới để đa dạng thực đơn, giúp ngon ăn dặm chống ngán hiệu quả.
2.1. Cháo tôm tươi nấu mồng tơi bổ dưỡng
Rau mồng tơi và tôm là hai thực phẩm dinh dưỡng, hỗ trợ bé 7 – 9 tháng tuổi phát triển toàn diện. Mùi thơm đặc trưng hòa quyện cùng kết cấu món ăn mềm mịn sẽ kích thích vị giác của bé, khiến bé ăn tù tì cả bát to mẹ ạ.
Đồng thời, cháo tôm tươi nấu mồng tơi còn chứa nhiều chất nhầy pectin hỗ trợ nhuận tràng, bé đi tiêu dễ dàng, tạm biệt chứng táo bón “trời ơi đất hỡi” và cung cấp vitamin A giúp đôi mắt bé sáng khỏe, tinh anh. Có món ăn này rồi, con yêu chẳng những măm măm ngon miệng mà còn khỏe trong khỏe ngoài đó ạ!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 30g cháo hạt vỡ
- 3 con tôm sú tươi ngon
- 25g rau mồng tơi
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ mua tôm về nhớ cắt đầu, bỏ chân, bỏ vỏ, lấy chỉ lưng và rửa sạch với nước. Sau đó mẹ băm nhuyễn thịt tôm để con dễ ăn.
- Bước 2: Rau mồng tơi mẹ rửa sạch rau rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, cho thêm 500ml, 30g cháo hạt vỡ vào nấu khoảng 15-20 phút đến khi cháo chín đều, nở bung ra.
- Bước 4: Ở bước này, mẹ cho tôm băm nhuyễn vào nấu khoảng phút. Tiếp đến, mẹ cho mồng tơi vào nấu thêm 2-3 phút rồi tắt bếp
- Bước 5: Múc cháo ra bát và mang ra cho con măm măm mẹ nhé!
3 – Lưu ý cho mẹ: Chọn tôm sao cho chuẩn tưởng dễ mà lại chẳng dễ chút nào đâu ạ, mẹ nên chọn những chú tôm có phần thân hơi cong, sờ vào thấy thịt căng chắc, vỏ tôm có màu tươi, bóng, trơn. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ tôm ngon, an toàn đó mẹ ơi!
2.2. Súp cua đơn giản mà lại cực thơm ngon
Súp cua là món ăn không mấy xa lạ, mỗi khi nhắc đến súp là mẹ nghĩ ngay đến món này. Khi con bước vào tháng thứ 7, mẹ đã có thể bổ sung thịt cua để cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bé như canxi, photpho, vitamin B1, B2,… Nhờ hàm lượng dinh dưỡng “đáng gờm”, con yêu lớn nhanh như thổi, phát triển hệ xương tốt, củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả. Kết cấu cấu đặc sánh, mùi hương lưu luyến nơi cánh mũi sẽ giúp con măm măm thật ngon mà không lo bị ngán. Mẹ cùng vào bếp nấu ngay món súp này nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 500g xương gà
- 200g thịt gà
- 300g cua
- 1 quả trứng gà
- 1 muỗng canh bột năng
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ ưu tiên chọn xương gà ở phần ức để món ăn có vị ngọt thanh. Sau khi chọn được xương ngon, ưng ý, mẹ đem về rửa sạch, ngâm với hỗn hợp nước muối loãng + nước cốt chanh để khử mùi tanh. Mẹ rửa lại với nước sạch và cho vào nồi ninh từ 2 đến 3 giờ để thu được nước dùng.
- Bước 2: Thịt gà mua về mẹ cũng rửa sạch và cho vào nồi ninh xương ở bước 1. Đợi đến khi thịt chín thì vớt ra, xẻ thành từng sợi thịt nhỏ để con ăn mà không bị hóc.
- Bước 3: Ở bước này, mẹ rửa cua sạch sẽ rồi cho vào nồi nhỏ hấp chín. Mẹ vớt cua ra, loại bỏ mai và vỏ, tách lấy phần thịt. Mẹ chú ý thao tác kĩ bước này để vụn của vỏ cua không lẫn vào phần thịt nhé.
- Bước 4: Sau 2 – 3 giờ, mẹ quay lại vớt xương gà ra, tiến hành lọc lại nước dùng 2 lần để được trong, loại bỏ cặn thừa. Mẹ hòa tan 1 muỗng canh bột năng với nước rồi cho vào nồi nước dùng, nấu ở lửa liu riu.
- Bước 5: Để món ăn thêm phần bắt mắt, mẹ đừng quên đập một quả trứng rồi cho vào từ từ, khuấy đều tay đến khi có vân mây.
- Bước 6: Mẹ khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt thì cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào, nấu khoảng 5-6 phút rồi tắt bếp.
- Bước 7: Giờ thì múc ra bát và cho con ăn thôi ạ!
3 – Lưu ý cho mẹ: Để chọn được những con cua dày thịt, không bị bở, mẹ ưu tiên những con có phần yếm chắc chắn, bóp vào cảm nhận được độ cứng. Ngược lại, những con có phần mai mềm sụp, lỏng lẻo thì thường ít thịt, phần gạch cũng không chất lượng đâu ạ.
2.3. Cháo cá hồi khoai lang giúp con đổi vị
Giữa muôn vàn loại cá dinh dưỡng, cá hồi luôn được “điểm mặt đặt tên” là thực phẩm lành mạnh, bổ trợ nhiều chất dinh dưỡng cho bé cưng đang “tuổi ăn tuổi lớn”. Cụ thể, cá hồi chứa rất nhiều omega-3, protein,… thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, giúp con phát triển cá về thể chất lẫn trí não. Món cháo cá hồi khoai lang thơm ngon, béo ngậy sẽ là lựa chọn vô cùng mới mẻ mà mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay để làm phong phú thêm thực đơn của con.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 50g cá hồi phi lê có da
- 1 củ khoai lang
- 30g gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Cá hồi mua về mẹ rửa sạch cùng hỗn hợp nước muối loãng + nước cốt chanh để khử mùi tanh rồi xả lại với nước sạch. Sau đó, mẹ cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Khoai lang mua về mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước để loại bỏ bùn đất và cắt thành từng miếng khoanh khoảng 2-3 cm.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Bước 2 rất quan trọng đó ạ, bởi cách làm này sẽ giúp bé ăn dặm dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian chế biến.
- Bước 3: Muốn cá hồi thơm ngon hơn thì đừng quên bật chảo rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn dặm vào và áp chảo hai mặt cá, mỗi mặt 1 phút mẹ nhé.
- Bước 4: Ở bước này, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho khoai lang, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong, thơm ngon.
- Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho cá hồi đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.
3 – Lưu ý cho mẹ: Lúc ra chợ, mẹ nhớ ấn vào thịt cá để kiểm tra độ ngon, nếu thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu chứng tỏ đây là cá tươi đó ạ! Ngoài ra mẹ cũng chọn những miếng phi lê cá hồi khô ráo, vân mỡ màu sáng và không chảy dịch bất thường.
3. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn trên 9 tháng tuổi, bé đã làm quen với chuyện mọc răng và đã có khoảng 3 – 4 chiếc răng sữa. Nhờ vậy, bé có thể cắn, nhai trơn tru hơn những tháng trước đó. Do vậy, mẹ cứ mạnh dạng bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng để đa dạng thực, giúp con chống ngán hiệu quả như nấm rơm, yến sào, bánh quy,… Chẳng để mẹ chờ lâu, Góc của mẹ “mách nhỏ” ngay 3 công thức cho bé trên 9 tháng ăn dặm chống ngán liền:
3.1. Cháo nấm rơm cà rốt cho bé ăn dặm
Chất xơ luôn là một trong những chất quan trọng, hỗ trợ con nhuận tràng, điều trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể con yêu hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất đó mẹ ơi. Món cháo nấm rơm cà rốt sẽ là một trong những lựa chọn lý tưởng trong những ngày con bị táo bón mà mẹ vẫn muốn con ăn uống ngon miệng, không bị ngán và bỏ bữa. Kết cấu món ăn đặc sánh quyện cùng chút dai giòn của nấm rơm, cà rốt chắc chắn sẽ kích thích vị giác của con, khiến con “yêu từ cái nhìn đầu tiên”.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g gạo tẻ
- 200g nấm rơm
- 1 củ cà rốt
- Dầu ăn dặm
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Nấm rơm mua về mẹ cắt bỏ phần chân, phần bị dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bùn đất, tạp chất. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch, để ráo rồi cắt làm đôi.
- Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ cà rốt, rửa với nước và cắt thành từng miếng khoanh nhỏ khoảng 2 – 3 cm.
- Bước 2: Tiếp đến, mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Cách làm này sẽ giúp cháo nhanh nhừ và bé cũng măm măm ngon miệng hơn.
- Bước 3: Ở bước này, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho nấm rơm, cà rốt và gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong và thơm ngon hơn.
- Bước 4: Nấu khoảng 20 – 25 phút, mẹ tắt bếp, đổ ra bát và cho con thưởng thức thôi ạ!
3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ ưu tiên chọn nấm có màu tươi sáng, mùi nấm thoang thoảng trực trăng, không quá nồng gắt, kích thước nấm đồng đều, tránh chọn nấm xỉn màu, có mùi lạ, sờ vào thấy mềm nhũn. Lưu lại ngay mẹo này để chọn được nấm ngon mẹ nhé!
3.2. Súp yến chưng đường phèn
Từ xa xưa, món yến chưng đường phèn đã được biết đến với công dụng giải nhiệt bổ phế, long đờm, giảm ho hiệu quả. Ngoài ra đây cũng là món ăn chứa nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B, C, D, E, phốt pho, sắt,… Bổ sung yến chưng đường phèn không chỉ giúp bé ăn uống ngon miệng, thòm thèm không thôi mà còn bảo vệ bé khỏi bệnh tật, tăng cường sức đề kháng. Kết cấu món ăn tương đối mềm mịn, không khó nuốt hay khó nhai, mùi thơm dịu nhẹ cũng kích thích vị giác của con.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 60g tổ yến nguyên tổ tươi hoặc 10g yến sào khô
- 20g đường phèn
- 20g lá dứa
- 500ml nước lọc
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Tổ yến mua về mẹ ngâm nước khoảng 1-2 tiếng đến khi tơi ra, dùng nhíp nhổ từng cọng lông, tạp chất bám trên tổ yến. Mẹ tiếp tục ngâm nước thêm lần nữa đến khi yến nở mềm thì vớt ra để ráo. Nếu mẹ muốn tiết kiệm chi phí, hoặc thích tự tay làm thì nên mua tổ yến thô về tự sơ chế. Mẹ nào bận rộn thì có thể mua tổ yến đã sơ chế về (đã được làm sạch lông, tạp chất), chỉ cần ngâm nước như tổ yến thô đến khi nở hết ra.
- Bước 2: Sau khi có mẻ tổ yến đã được sơ chế chỉn chu thì mẹ bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào cùng 1 bó lá dứa, nấu trong khoảng 20 phút. Đến khi nước sôi, mẹ tắt bếp, nhấc nồi xuống, bỏ lá dứa ngoài và chỉ giữ lại phần nước.
- Bước 3: Ở bước này, mẹ cho nước lá dứa ra 1 thố sứ và đổ 10g tổ yến vào cùng. Mẹ đặt thố sứ vào nồi rồi chưng cách thủy khoảng 25 phút đến khi tổ yến nở đều.
- Bước 4: Mẹ cho 20g đường phèn vào thố yến chưng, để lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ để nguội một lúc rồi hẳn nhấc thố ra kẻo bỏng nhé!
3 – Lưu ý cho mẹ: Hiện nay trên thị trường thật giả lẫn lộn, mẹ nên “chọn mặt gửi vàng” những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, mẹ nên cân nhắc những thương hiệu tổ yến có tiếng như: Yến sào Khánh Hòa, Yến Sào NUTRI NEST,…
3.3. Bánh quy giòn tan giúp bé chống ngán
Mẹ vừa muốn ăn dặm chống ngán vừa muốn giữ gìn sức khỏe nên không muốn con ăn quá nhiều bánh quy công nghiệp bởi chúng chứa hàm lượng đường, chất béo cao làm con dễ béo phì. Nan giải quá mẹ nhỉ? Nhưng mẹ đừng lo, Góc của mẹ sẽ gửi ngay công thức làm bánh quy khoai lang giòn tan cực bổ dưỡng cho bé yêu đây mẹ.
Loại bánh này có kết cấu giòn tan với vị ngọt bùi, béo thơm chắc chắn sẽ chinh phục vị giác của những bé khó tính nhất. Mẹ lưu ý chỉ cho con ăn khi đã đủ 9 tháng tuổi trở lên nhé do giai đoạn này còn đã phát triển khả năng cầm nắm, nhai nuốt tốt mà không lo hóc nghẹn. Hàm lượng vitamin A, D, chất xơ,… có trong chất chẳng những hỗ trợ bé ăn dặm chống ngán mà còn bổ sung dinh dưỡng vô cùng tốt.
Để biết thêm về nhiều loại bánh ăn dặm dặm từ “loại củ vàng” khoai lang thì mẹ chỉ cần một thao tác nhỏ là nhấn nhẹ vào đường link đính kèm để mở ra vô vàn kiến thức thú vị: 11 món bánh khoai lang cho bé ăn dặm càng ăn càng nghiền.
1- Chuẩn bị nguyên liệu:
- 60g khoai lang
- 100g bột mì hữu cơ
- 10gr bột bắp hữu cơ
- 2gr bột nở hữu cơ
- 10ml dầu ăn dặm
- 20ml sữa mẹ/sữa công thức
- 1 lòng đỏ trứng gà
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện:
- Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước muối để loại bỏ bùn đất và xả lại lần nữa với nước sạch. Tiếp đến mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 2-3 cm.
- Bước 2: Ở bước này, mẹ đem hấp khoai trong 15 phút để khoai chín đều rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn ấm nóng.
- Bước 3: Lòng đỏ trứng gà mẹ đánh tan rồi trộn với dầu ăn dặm đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 4: Mẹ rây mịn bột bắp và bột mì và mang trộn đều với phần khoai đã sơ chế + hỗn hợp trứng vừa đánh.
- Bước 5: Tiếp đến mẹ đổ vào 20ml sữa công thức, 2gr bột nở vào nhào liên tục đến khi thu được khối bột dẻo mịn.
- Bước 6: Mẹ lót giấy nến hoặc rải bột lên bề mặt phẳng, cán mỏng rồi cắt thành miếng bánh vừa ăn và dùng nĩa xăm đều mặt bánh.
- Bước 7: Nếu nhà không có lò nướng thì mẹ có thể làm nóng nồi chiên không dầu ở 170 độ trong 15 phút. Sau đó mẹ phủ giấy nến lên vỉ nướng rồi xếp bánh cẩn thận vào nồi, nướng ở 170 độ trong 18-20 phút.
- Bước 8: Bánh chín mẹ xấp ra đĩa và mang ra cho con yêu mum mum!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ muốn bánh giòn ngon hơn, đừng quên trở mặt bánh và nướng thêm khoảng 4-5 phút mẹ nhé. Bánh quy khoai lang có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong 1 tuần nếu mẹ đựng trong hũ kín gió đó ạ!
4. 4 lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ nên “nằm lòng”
Ăn dặm đánh dấu quá trình phát triển của bé cưng nên mẹ cẩn thận từng chút một, sợ bất kì sai sót nào cũng sẽ khiến con chậm phát triển, chẳng bằng bạn bằng bè. Hiểu được nỗi lòng đó, Góc của mẹ mách mẹ 4 lưu ý “vàng” dưới đây để quá trình ăn dặm của con diễn ra trơn tru nhất nhé:
1 – Vệ sinh tay và miệng của bé thật sạch sẽ:
Những món ăn dặm ngoài sữa mẹ/sữa công thức thường thơm ngon, kích thích vị giác, giúp con chống ngán hiệu quả. Thế nhưng do con mới tập tành ăn dặm nên không tránh khỏi lóng ngóng, ăn uống vương vãi khắp nơi và dây ra tay miệng, quần áo. Những lúc thế này mẹ lại “đau đầu” tìm cách giúp con vừa ăn dặm thỏa thích vừa đảm bảo vệ sinh vì sợ lau bằng khăn giấy hay khăn xô không sạch, thức ăn thừa vương lại gây các vấn đề về da như mẩn ngứa, tay chân miệng.
Theo đó, mẹ dễ dàng đánh bay đánh bay vết lem nhem trên khuôn mặt, tay miệng của con bằng cách dùng khăn ướt Mamamy. Với thành phần chống hăm, rôm sảy được cấp bằng sáng chế Mỹ, hoạt chất kháng khuẩn an toàn đến mức dùng vệ sinh răng miệng, giúp mẹ vừa lau sạch cặn thức ăn, vừa tạo lớp màng bảo vệ trên da, con không lo gặp các vấn đề liên quan đến tay chân miệng hay nổi mẩn đỏ ngứa ngáy nữa rồi mẹ ạ!
Mamamy hiện còn đang có ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt cực hời, số lượng có hạn, mẹ mua tích về dùng dần chăm sóc toàn diện cho bé yêu nha!
2- Mẹ mua nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín
Khi cho con ăn dặm, mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, có kiểm định, thời hạn sử dụng rõ ràng bởi hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nào dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến con bị tiêu chảy, nôn trớ. Tốt nhất, mẹ nên mua thực phẩm ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị như VinMart, Co.opMart, Bách Hóa Xanh,…
3 – Không thúc ép con ăn quá nhiều mẹ nhé
Mẹ thấy con đã bước sang giai đoạn mới nên muốn thúc con ăn nhiều để đảm bảo đủ năng lượng hoạt động suốt ngày dài và không bị sụt cân, hụt ký so với bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng mẹ đâu biết rằng mẹ càng ép con lại càng nảy sinh cảm giác chán ghét, dẫn đến biếng ăn sinh lý, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển và lớn khôn của bé.
Thay vì suốt ngày ép con ăn nhiều thật nhiều, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, quan sát biểu hiện, thái độ của con với món ăn đó để có sự điều chỉnh, thay thế phù hợp. Mẹ cũng đừng la mắng con nhé mà nên động viên, khen ngợi để con nhận thức quá trình ăn dặm vô cùng vui vẻ, chẳng đáng sợ tí nào!
Với sự “mách nước”, bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán trên đây, chắc chắn mẹ đã có thể xây dựng thực đơn cho con yêu theo từng nhóm tuổi khác nhau mà không còn phải lăn tăn, nghĩ ngợi nhiều. Bên cạnh đó, mẹ đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về những lưu ý khi cho con ăn dặm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật!