Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho trẻ mà mẹ cần bổ sung trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Chế độ dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé ăn dặm. Không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ cho quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ. Đặc biệt đây là nguồn cung cấp dưỡng chất an toàn, chế biến dễ dàng, giá cả hợp lý.
Một chế độ ăn khoa học lành mạnh đa dạng thực phẩm ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Protein từ thịt, cá và đậu giúp xây dựng cơ xương, tăng cường sức khỏe. Vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng khỏe mạnh.
Tuy nhiên khi bổ sung một thực phẩm mới hoàn toàn mẹ cần theo dõi sau khi ăn để xem bé có bị dị ứng hay không.
2. Thực phẩm bổ sung cho bé ăn dặm tốt nhất
2.1. Bơ
Bơ thường là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm khi bé ăn dặm. Bởi loại quả này chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Dưỡng chất này giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ. Đặc biệt, trong bơ chứa thành phần chất béo tương tự như sữa mẹ, hình thành nên nguồn dưỡng chất quý giá.
Mẹ có thể nghiền nhuyễn bơ hoặc làm bánh guacamole cho bé thưởng thức.
2.2. Chuối
Đây là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất kali. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều Vitamin B6, Vitamin C, Canxi, Sắt giúp hình thành hỗn hợp dinh dưỡng phong phú tốt cho sức khỏe.
Chuối có thể kết hợp với xoài tạo ra một món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, mẹ có thể xay nhuyễn chuối, đào sữa chua thành món sinh tố bổ dưỡng.
2.3. Bông cải xanh
Rau họ cải là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, axit folic và canxi. Theo nhiều nghiên cứu, nó còn có khả năng ngăn ngừa ung thư. Với hương vị đậm đà của bông cải xanh sẽ kích thích vị giác giúp con hứng thú với loại rau xanh này.
Mẹ có thể cắt các bông cải xanh thành các miếng vừa ăn. Sau đó đem đi hấp, một món ăn ngon mà dễ làm cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
2.4. Thịt
Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu là do thiếu sắt. Trong khi đó, sắt là có nhiều ở trọng thịt. Vì vậy, đây là nguồn bổ sung dưỡng chất không thể thiếu khi bé ăn dặm. Đặc biệt, thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu là những nguồn chứa sắt dồi dào. Trẻ nhỏ hấp thụ sắt từ thịt tốt dễ dàng hơn so với từ ngũ cốc bổ sung sắt.
Đối với những bé bắt đầu tập ăn dặm chưa làm quen với đồ ăn đặc, mẹ có thể xay nhuyễn thịt gà. Khi lớn hơn, có thể thay đổi hương vị thành món cà ri gà kết hợp với đậu xanh, bí xanh. Điều này giúp bé khám phá những hương vị mới lạ.
2.5. Khoai lang
Đa số trẻ sẽ thích sự ngọt dịu của khoai lang. Vì vậy, nó chính là loại thực phẩm bé ăn dặm được nhiều mẹ bỉm sử dụng. Không chỉ giàu beta-carotene, Vitamin C, Sắt mà khoai lang còn là một ý tưởng giúp mẹ đa dạng chế đồ ăn dặm cho bé.
Mẹ có thể sử dụng khoai lang nghiền trộn cùng thịt gà tạo ra những món ăn phong phú giàu chất dinh dưỡng.
2.6. Bí đỏ
Vỏ cứng kết hợp cùng màu cam vàng của bí đỏ đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bé. Bởi nguồn dưỡng chất dồi dào như beta-carotene, vitamin C tuyệt vời. Đồng thời vị ngọt tự nhiên cùng kết cấu kem của bí tạo nên sự hấp dẫn mỗi khi chế biến đồ ăn.
2.7. Sữa chua
Đây là nguồn thực phẩm rất giàu canxi và vitamin D. Hai dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển của xương răng khỏe mạnh. Đồng thời, nó còn giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua từ 4-6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục ăn trong thời gian dài trước khi chuyển sang sử dụng sữa bò.
Mẹ nên tập cho bé dùng sữa chua không đường giúp bảo vệ sức khỏe con ngay từ khi còn nhỏ.
Việc bé ăn dặm bổ sung những loại thực phẩm tốt không chỉ đảm bảo dưỡng chất cần thiết mà còn giúp ngăn ngừa thừa cân béo phì. Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé phát triển toàn diện. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đúng đủ để con không bị thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Xem thêm: Cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW? Hướng dẫn 4 bước chi tiết.
5 Cách làm sinh tố kiwi cho bé ăn dặm càng ăn càng mê
10 Loại rau cho bé ăn dặm không thể thiếu trong thực đơn của con