Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng cường sức mạnh cho “bộ nhá” của con. Vậy em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách. Cùng Mamamy theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!
Mục lục
1. Thời điểm vàng cho em bé tập ăn cơm
Một bước tiến lớn trong chế độ dinh dưỡng của con là bé tập ăn cơm. Giai đoạn này chứng tỏ trẻ đang phát triển và dần dần lớn khôn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bắt đầu rục rịch chuẩn bị cơm vào khẩu phần ăn cho bé từ sớm. Không chỉ làm tổn thương đến khả năng nghiền nát thức ăn mà con khiến hệ tiêu hóa suy yếu.
Nhưng nếu mẹ cho em bé tập ăn cơm quá muộn cũng khiến con khó khăn trong quá trình nhai. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, mẹ bỉm sẽ tốn nhiều thời gian và vất vả hơn.
Thế nên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tập cho bé ăn cơm tốt nhất là từ sau 19 tháng tuổi trở đi. Mẹ bắt đầu tập làm quen cho bé ăn cơm nhão tán nhuyễn rồi tăng dần độ khô theo thời gian. 24 tháng tuổi trẻ sở hữu khoảng 20 răng sữa thì ăn cơm mềm. Sau 30 tháng, mẹ bỉm có thể cho bé ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn cơm mềm dễ giúp trẻ dễ nhai nuốt.
Việc lựa chọn đúng thời điểm cho tập cho bé ăn cơm sẽ giúp con thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Đồng thời rèn cho con thói quen ăn uống khoa học.
2. Tập cho bé ăn cơm như nào là đúng cách?
2.1. Chế độ ăn cho em bé tập cơm
Để phát triển thói quen ăn cơm một cách hiệu quả, bé thường trải qua các giai đoạn sau:
– Bắt đầu uống sữa mẹ hoàn toàn
– Ăn dặm:
- Giai đoạn đầu bé vừa bú sữa mẹ vừa kết hợp với ăn cháo bột
- Sau đó, chuyển sang ăn cháo xay nhuyễn dần dần tăng độ thô lên cháo đặc, cháo đặc nguyên hạt.
– Ăn cơm: Để bảo vệ hiệu tiêu hóa cũng như cơ hàm của con mẹ bắt đầu cho bé tiếp xúc với cơm nát. Sau khi quen dần thì chuyển sang ăn cơm bình thường.
2.2. Các bước tập cho em bé ăn cơm chi tiết
Dưới đây là 3 bước mà Mamamy chia sẻ đến mẹ cách cho em bé tập ăn cơm:
– Bước 1: Chuẩn bị cơm mềm
Mẹ có thể chuẩn bị một bát nhỏ bỏ gạo và nước vào chung cùng nồi nấu cơm của gia đình. Chú ý, nước trong bát phải nhiều hơn để cơm nát, nhão, giúp bé ăn dễ dàng hơn.
– Bước 2: Cho bé ăn
Khi bắt đầu tập cho bé ăn cơm, mẹ chỉ ăn cho bé ăn từ 3-4 thìa cơm mềm. Sau đó tăng dần từng chút một. Tuyệt đối không nên ép bé ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng “bài xích” sợ sệt khi ăn sau này. Trong quá trình ăn, mẹ nên hướng dẫn bé cách nhai và nuốt.
Lưu ý, bé có thể ăn 1 bữa cơm một ngày, các bữa khác có thể tiếp tục ăn cháo.
– Bước 3: Lựa chọn thức ăn kèm phù hợp
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần lựa chọn rau, thịt, cá, tôm,… phù hợp. Điều này không chỉ giúp bé hạn chế dị ứng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, mẹ cần chế biến kỹ thức ăn “ăn chín uống sôi” và xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn.
Đặc biệt, điều quan trọng để quá trình em bé tập ăn cơm diễn ra thành công là mẹ cần kiên nhẫn, không quá vội vàng. Đồng thời cần tạo niềm vui hứng thú cho bé khi ăn.
Trong trường hợp, nếu bé ngậm thức ăn không chịu nuốt thì mẹ không nên ép. Mà hãy khuyến khích bé tự ăn và chỉ giữ khoảng thời gian ăn dưới 30 phút.
3. Những điều cần note khi cho em bé tập ăn cơm
– Thời gian ăn: Trước bữa ăn khoảng 1,5 – 2 giờ, tránh cho bé ăn đồ ngọt như bánh kẹo, sữa… Vì chúng sẽ khiến bé có cảm thấy no giả và không muốn ăn cơm sau đó.
– Chế độ dinh dưỡng: Một khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Bao gồm tinh bột (cơm), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm…), vitamin (rau xanh, củ) và chất béo.
– Khâu chuẩn bị đồ ăn: Mẹ nên cắt nhỏ các thực phẩm chứa đạm. Đồng thời, tạo những hình thù dễ thương từ rau củ để bé thích thú. Ngoài ra, cần chọn cách chế biến thức ăn phù hợp với khả năng nhai của bé.
– Đổi món thường xuyên: Việc đa dạng món ăn giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều thực phẩm mới. Hãy thường xuyên bổ sung hoa quả, sữa vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng.
– Không gây áp lực cho con: Mẹ cần tạo không khí vui vẻ khi bé ăn. Không áp đặt ép buộc bé mà hãy để con tự lựa chọn những món bé thích.
– Rèn thói quen ăn cùng gia đình: Điều này giúp nhìn và tự học cách ăn cơm.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề em bé tập ăn cơm. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp mẹ bỉm biết chọn thời gian cho bé ăn cơm tốt nhất. Chúc các mẹ bỉm thành công trên quá trình nuôi dưỡng con trưởng thành.
Xem thêm: Bé ăn bột bao lâu chuyển sang ăn cháo? 6+ lời khuyên từ chuyên gia