Bé đã đến tuổi ăn dặm. mẹ cũng quyết định cho bé măm măm theo phương pháp truyền thống nhưng không biết ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì, kiến thức ra sao, sợ chuẩn bị không chu đáo, không hợp ý con.Thấu hiểu tâm lý đó, Góc của mẹ đã “cho ra lò” tất tần tật những đồ dùng, kiến thức mẹ và bé cần. Mẹ còn chần chờ gì mà không xem ngay thôi ạ!
Mục lục
1. Mẹ cần sắm đồ dùng ăn dặm cho bé
Ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị đồ dùng ăn dặm là một trong những bước quan trọng đầu tiên. Có mẹ không để ý khâu này lắm, mẹ nghĩ chỉ cần cho bé dùng chung muỗng, bát có sẵn ở nhà là được. Tuy nhiên, kích cỡ miệng của bé khác với người lớn, mẹ nên sắm những đồ dùng chuyên dụng để quá trình ăn dặm diễn ra trơn tru, con “dễ thở” hơn nhé:
1.1. Bộ xoong nồi chảo chế biến đồ ăn dặm
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Bộ xoong nồi chảo chuyên dụng sẽ giúp mẹ chế biến món ăn cho bé yêu dễ dàng hơn, bởi những sản phẩm dạng này thường có dung tích nhỏ gọn, kiểm soát được thức ăn bé cần măm măm. Sử dụng bộ xoong nồi chảo riêng cũng là cách bảo vệ sức khỏe con, bởi nồi chảo của gia đình được dùng để chế biến biết bao nhiêu món, rất dễ ám mùi, làm biến đổi vị nguyên bản món ăn của bé; dùng dụng cụ nấu ăn riêng sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng này, món ăn dặm truyền thống sẽ dinh dưỡng và an toàn hơn.
Sản phẩm đầu tiên trong bộ dụng cụ ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị phải kể đến là nồi hấp dùng để hấp các loại thực phẩm như rau, củ, quả, các loại thịt,…giữ trọn độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Mẹ nên lựa chọn những bộ xoong nồi chảo có thiết kế chống dính, có dung tích nhỏ gọn 0.7 -1.2 lít từ những thương hiệu uy tín, đạt chuẩn, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến bữa ăn của bé. Khi sử dụng xong, mẹ cần rửa sạch và để ráo nước giúp kéo dài tuổi thọ của nồi.
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Nồi Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm SEKA GT68 có giá tham khảo: 342.000đ, Bộ Nồi Chảo Chống Dính Cho Bé Ăn Dặm Cao Cấp có giá tham khảo: 490.000đ.
1.2. Bộ bát đĩa thìa ăn dặm
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Đây là bộ sản phẩm có cũng được mà không có thì… không được đâu mẹ ơi! Mẹ nên sắm cho bé nhà mình bộ bát đĩa thìa riêng, không nên cho bé sử dụng chung với người lớn trong gia đình. Việc dùng chung có thể lây lan một số bệnh từ người lớn sang bé, đặc biệt là những bệnh về dạ dày, đường ruột, răng miệng do tiếp xúc gần. Hệ miễn dịch của người lớn sẽ chống chọi với bệnh tật tốt hơn, còn cơ thể bé thì lại non nớt, dễ ốm vặt, khiến mẹ lo âu nhiều hơn đó ạ. Bên cạnh đó, bộ bát đĩa thìa có kết cấu nhỏ gọn sẽ phù hợp với chiếc miệng nhỏ xinh của bé yêu, quá trình ăn dặm truyền thống sẽ diễn ra trơn tru, hạn chế tình trạng con nôn trớ do dồn nén nhiều thức ăn cùng lúc đó mẹ ạ.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Ngoài tìm hiểm ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì mẹ cũng cần đảm bảo an toàn cho con, mẹ ưu tiên những loại thìa làm từ chất liệu silicon mềm dẻo, kích thước thìa vừa với miệng bé, tránh chọn sản phẩm có kích thước to làm tổn thương lưỡi và nướu răng con. Mẹ cũng nên chọn bát đĩa bằng chất liệu nhựa không chứa BPA, hoặc thiết kế cảm biến nhiệt để tránh tình trạng con bị bỏng hoặc lây nhiễm mầm bệnh. muốn tăng sự thích thú cho con khi ăn, mẹ sắm thêm những loại bát, thìa, đĩa có hình thù ngộ nghĩnh như động vật, hoa lá,… Chắc chắn với mẹ, càng nhiều màu sắc bé sẽ càng thích mê đó ạ!
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Bộ dụng cụ ăn dặm trẻ em Amori có giá tham khảo 149.000đ, Bộ khay ăn dặm từ sợi tre Bamboo Life cho bé BL002 có giá tham khảo 149.000đ
1.3. Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Bộ dụng cụ này bao gồm: cốc nghiền, chày nghiền (dùng để nghiền và giã nát thức ăn), lưới rây (lọc bỏ phần bã hoặc lọc lại thức ăn), nắp đậy (bảo quản thức ăn, côn trùng không thể xâm nhập), đồ mài rau củ, bát trộn. Những dụng cụ này sẽ hỗ trợ mẹ trong khâu chuẩn bị, giúp kết cấu món ăn mịn màng, hạn chế tình trạng nổ bong bóng, bé dễ dàng đưa thức ăn vào bên miệng mà không lo hóc, chớ.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Mẹ cần lựa chọn những sản phẩm uy tín, được làm từ chất liệu cao cấp, không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe của bé, được cấp phép trên thị trường. Hiện nay có 2 thương hiệu uy tín đến từ Nhật mà mẹ có thể tham khảo là Pigeon và RiChell
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Bộ chế biến ăn dặm Pigeon có giá tham khảo: 480.000đ, Bát chế biến ăn dặm đa năng cho bé CX02 có giá tham khảo 258.500đ
1.4. Máy xay sinh tố
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Máy xay là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong quá trình ăn dặm truyền thống của bé. Bởi thức ăn cần được nghiền nhuyễn, tán mịn để bé không bị nghẹn, giúp hệ tiêu hóa hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời, máy xay sinh tố cũng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp mẹ đa dạng nhiều món thức uống thơm ngon, đổi vị cho con mà không sợ mất thời gian băm chặt lỉnh kỉnh. Mẹ ưu tiên máy xay có dung tích nhỏ, cối xay vừa tầm để dễ dàng cân đo đong đếm thức ăn, tránh sử dụng máy có dung tích lớn khó nắm bắt lượng thức ăn hoặc xay nhiều bị thừa.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Nếu có ý định chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần cân nhắc đầu tư máy xay của các thương hiệu nổi tiếng như HappyCook, Philips, Panasonic, Bosch… loại dành riêng cho thức ăn trẻ em. Bởi việc sử dụng mỗi ngày có thể khiến động cơ của các phụ kiện nhỏ hơn bị nổ, việc sử dụng sản phẩm chất lượng sẽ giúp mẹ an tâm hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn máy xay có nhiều lưỡi, độ bền cao và dung tích vừa phải.
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Máy xay cầm tay Bosch MSM64110 có giá tham khảo: 1.880.000đ, Máy Xay Ăn Dặm Xay Thực Phẩm BEAR QSJ-B01P1 có giá tham khảo 549.000đ
Lưu ý: Nếu có máy xay của gia đình, loại có dung tích nhỏ (khoảng 300ml) thì mẹ không cần mua loại mới mà có thể tận dụng để chế biến đồ ăn dặm cho con
1.5. Ghế ăn dặm
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Ghế ăn dặm sẽ giúp bé tự chủ và tập trung hơn khi ăn uống. Việc ngồi trên ghế ăn cũng giúp đường đi của thức ăn thẳng một mạch, mẹ không lo con khó tiêu hay đau dạ dày nữa. Hơn nữa, khi đi du lịch, dã ngoại mẹ cũng có thể mang ghế ăn theo cho con măm măm mà không cần bế. Sắm ngay sản phẩm này sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng con bò, trườn, đồ ăn rơi vãi khắp nơi.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế ăn. Về chất liệu sẽ có 3 loại: ghế bằng gỗ (vững chắc, không đổ ngã nhưng mức giá khá đắt đỏ), ghế bằng nhựa (dễ dàng gấp gọn nhưng chiều cao hạn chế), ghế rung đa năng (loại này dùng cho bé mới tập ăn bởi phần lưng và cổ chưa vững nên ăn ở tư thế nằm).
Về kiểu dáng sẽ có 3 dạng: ghế cao, ghế nhỏ và ghế ngả về phía sau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, mẹ nên cân nhắc nhu cầu, thể trạng của bé để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Ghế ăn dặm đa năng CHILUX GROW S có giá tham khảo: 1.490.000đ, Ghế ngồi ăn dặm cho bé nâng hạ độ cao Mastela 07110 có giá tham khảo 499.000đ.
1.6. Yếm ăn dặm
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Do bé còn nhỏ nên không thể ăn uống gọn gàng, sạch sẽ như người lớn, trong quá trình ăn, bé sẽ làm rơi vãi, làm thức ăn bắn lên quần áo, mũi miệng. Chiếc phao cứu sinh trong trường hợp này chính là yếm ăn, giúp thức ăn đỡ dây vào cơ thể bé yêu, mẹ vệ sinh cho bé cũng dễ dàng hơn.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường cũng đa dạng chất liệu như: yếm ăn bằng vải, yếm máng bằng nhựa, yếm nhựa,… Đối với những bé nhỏ tuổi (tầm 6-8 tháng) mới ăn dặm, mẹ nên ưu tiên yếm làm bằng vải cotton mềm mịn, tránh cọ xát làm đau con.
Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Yếm máng Royalcare TH601 có giá tham khảo: 79.000đ, Yếm ăn dặm cho bé Bamboo Life BL068 có giá tham khảo 49.000đ
1.7. Khăn khô đa năng và khăn ướt sơ sinh
1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ?
Khăn khô đa năng và khăn ướt là những sản phẩm cần thiết từ lúc bé chào đời cho đến khi bước vào quá trình ăn dặm. Khăn ướt dùng để lau đi vết bẩn dây ra quần áo, tay và miệng của bé sạch sẽ mà không cần rửa lại với nước. Khăn khô được dùng trong trường hợp mẹ muốn lau khô tay hoặc miệng bé, cực tiện lợi mẹ nhỉ.
Mẹ bỉm hiện nay thường hạn chế sử dụng khăn xô, vì việc giặt đi giặt lại nhiều lần sẽ khiến chất lượng khăn suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, nặng hơn có thể khiến bé nổi mẩn ngứa. Từ một công cụ làm sạch cho trẻ, các loại khăn này lại trở thành nơi cư trú và có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho trẻ.
Sử dụng khăn khô, khăn ướt mẹ dễ dàng vứt ngay sau đó, vừa tiện công cho mẹ, vừa bảo vệ sức khỏe của bé. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm phù hợp, an toàn với làn da bé. Nếu mẹ lựa chọn đúng thì chắc chắn sẽ khắc phục được vô vàn vấn đề.
2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm
Mẹ ưu tiên lựa chọn sản phẩm khăn khô, khăn ướt của Mamamy trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Đầu tiên là khăn ướt hỗ trợ mẹ lấy đi những cặn thức ăn bám trên miệng, tay của bé. Chất đường nho thiên nhiên với thành phần lành tính, dưỡng ẩm tự nhiên giúp mẹ nhẹ nhàng lấy đi vết bẩn. Không những vậy dưỡng chất này còn được cấp bằng sáng chế Mỹ, nhờ vậy mà làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé được nâng niu, không gây tình trạng kích ứng, mẩn đỏ.
Ngoài ra, khăn ướt Mamamy còn đạt chứng nhận không kích ứng của Allergy UK, 92% mẹ hài lòng khi cho con dùng sản phẩm. Đây là những con số thống kê trong nghiên cứu của Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO).
Bên cạnh khăn ướt, khăn khô đa năng cũng sẽ giúp mẹ lau sạch tay miệng của bé, mẹ dễ dàng phủi hết những thức khô, có dạng hạt li ti như vụn bánh bám trên miệng bé. Đặc biệt sau khi dùng khăn ướt, mẹ cũng dùng khăn khô lau lại lần nữa để tay, miệng bé được khô thoáng.
Sản phẩm khăn vải đa năng không giặt lại, tiệt trùng từng tờ, giúp mẹ chăm sóc con an toàn nhất mà không cần vất vả giặt, phơi hàng tá khăn khi khi sử dụng khăn xô. Ngoài ra khăn khô đa năng Mamamy còn được làm từ vải không dệt có độ thấm hút tốt, dày dặn, không khô xơ, khi lau không hề để lại xơ vải, đảm bảo không tổn hại làn da nhạy cảm của bé yêu đâu ạ.
Giá tham khảo: 65.000đ
2. Trang bị cho mình đầy đủ kiến thức mẹ nhé
Bên cạnh việc sắm dụng cụ ăn uống, mẹ cần nắm vững kiến thức về ăn dặm truyền thống. Ăn dặm là quá trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả mẹ và bé. Bất kỳ sai lầm nào, dù nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con đấy mẹ ạ! Ông bà ta có câu: Sai một li đi một dặm, mẹ nên đi từng bước một, trau dồi thêm những kiến thức thiết yếu trước khi bắt tay vào “thực hành” nhé:
2.1. Nguyên tắc và cách áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống
1 – Nguyên tắc
Một trong những nguyên tắc bất thành văn của phương pháp ăn dặm truyền thống là mẹ cần cho con ăn từ ít đến nhiều. Những ngày đầu tiên, mẹ nên dùng thìa cà phê bón từng muỗng để dạ dày của con làm quen với thức ăn lạ, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn thực phẩm từ loãng đến đặc, bổ sung những món ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, sinh tố,… rồi mới cho bé yêu làm quen với chất đạm sau (thịt gà, thịt bò,… xay nhuyễn) mẹ nhé.
Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp thực phẩm với sữa công thức/sữa mẹ. Ví dụ để làm món sinh tố bơ, chuối,… thơm ngon mẹ nên cho thêm vào 50-100ml sữa. Đến lúc con đã quen thuộc với việc ăn dặm mẹ bổ sung thêm thực phẩm mới lạ hơn cũng chưa muộn đâu ạ! Mẹ nghe nhiều người mách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống sẽ giúp bé ngon miệng, thích thú hơn thì tham khảo ngay bài viết sau nhé: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút
2 – Cách áp dụng
Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, bé sẽ được ăn thức ăn xay nhuyễn và trộn với nhau thành hỗn hợp nhuyễn mịn hoặc đặc sánh. Mẹ cần lưu ý chuẩn bị nguồn thức ăn hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của bé nhé:
- Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi: Bổ sung cho bé những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, bơ, chuối,… kết hợp cùng sữa mẹ/sữa công thức và thịt bò, thịt lợn, đậu phụ xay nhuyễn. Mẹ chọn lựa những thực phẩm có màu sắc bắt mắt, mùi vị đa dạng, không thêm thắt gia vị hoặc hạn chế nêm gia vị vào món ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé yêu.
- Bé từ 7 đến 9 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, ăn được nhiều hơn so với giai đoạn trước. Bé đã có thể cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng, không còn nghẹn ở cổ, mẹ bổ sung thêm trái cây, rau củ nghiền, những miếng thịt, đậu phụ cắt nhỏ vào thực đơn của con để…..
- Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi: Bước vào giai đoạn 3, bé đã có thể ăn cháo nguyên hạt, hoặc tập cho con ăn cơm mềm nếu bé đã nhai được tốt. Răng của bé cũng mọc nhiều hơn, có thể dùng lưỡi đảo thức ăn và dùng răng để nghiền nhuyễn thức ăn. Một số thực phẩm mẹ cần bổ sung cho bé giai đoạn này thường là miếng phô mai nhỏ, rau củ nghiền, chín mềm, thịt cắt nhỏ,…
Để hiểu rõ hơn mẹ cần tham khảo bài viết: Phương pháp ăn dặm truyền thống – Những điều mẹ cần biết nhé.
2.2. Giai đoạn đầu nên bổ sung thực phẩm gì và cách thức ra sao?
Trong giai đoạn đầu (6 tháng) mẹ cần bổ sung cho bé yêu những thực phẩm dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày của bé khá dễ mẫn cảm, một tác động nhỏ cũng sẽ dẫn đến táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, uể oải. Bên cạnh sữa mẹ/sữa công thức, mẹ kết hợp cùng những thực phẩm khác như rau củ xay nhuyễn (đậu Hà Lan, bí), trái cây xay nhuyễn (táo, chuối, đào), thịt xay nhuyễn (gà, lợn, bò), ngũ cốc lỏng (tránh ngũ cốc gạo; thay vào đó hãy chọn ngũ cốc làm từ yến mạch hoặc lúa mạch), một lượng nhỏ sữa chua không đường.
Theo BabyCenter, một số bác sĩ khuyên mẹ nên cho bé thử lần lượt từng loại thức ăn, đợi từ ba đến năm ngày rồi mới cho bé làm quen với món mới. Mẹ cũng cần quan sát trong quá trình ăn dặm bé có dị ứng với thực phẩm nào không hoặc gia đình có tiền sử dị ứng gì. Để đa dạng bữa ăn của bé cũng như nắm rõ những thực phẩm thiết yếu bé ăn được, mẹ tham khảo những bài viết sau nhé:
Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? 5 loại thịt giàu protein – kích thích vị giác cho bé yêu
Trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì? Cách chế biến và sai lầm thường gặp
6 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được mẹ bỉm tin dùng
2.3. Mẹ lên biểu đồ, thực đơn ăn dặm cho con
Trước khi cho bé làm quen với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ cần nắm được cách lên biểu đồ, thực đơn ăn dặm. Mẹ tránh chế biến theo cảm tính, “thích gì nấu đó”, vô tình ảnh hưởng đến vị giác cũng như hệ tiêu hóa của con. Ví dụ bé 6 tháng tuổi sẽ có chế độ riêng biệt với bé 9 tháng tuổi, bởi lúc này bé chưa thể cầm nắm, ăn thức ăn thô nhiều.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho bé: tinh bột (cháo, cơm,…), đạm (thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…), chất béo (bơ, phô mai, trứng, dầu ô liu,…), chất xơ và vitamin (rau bina, đậu hà lan, táo, dâu tây,…). Thay đổi thực đơn ăn thường xuyên (3-5 ngày thay đổi 1 lần) sẽ giúp bé yêu thích thú với việc ăn dặm, vô hình chung quá trình ăn dặm sẽ diễn ra “nhẹ tựa lông hồng”
Nếu mẹ vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý thì có thể tham khảo 2 bài viết dưới đây nhé:
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhẹ cân lớn nhanh như thổi
6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút
Làm mẹ cũng cần “học” đó ạ, mới đầu có thể thật nhiều thông tin bỡ ngỡ, nhưng cứ bình tĩnh mẹ nhé, Góc của mẹ sẽ luôn cập nhật những hướng dẫn chi tiết để đồng hành cùng mẹ và bé.
3. Chắc chắn rằng bé yêu đã sẵn sàng
6 tháng tuổi là khoảng thời gian hợp lý nhất để bé bắt đầu ăn dặm. Nhu cầu dinh dưỡng của bé đã vượt xa việc chỉ cần bổ sung sữa mẹ vào những năm tháng đầu đời. Để quá trình ăn dặm diễn ra trơn tru, mẹ cần lắng nghe “tiếng lòng” của con, nắm bắt được những dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn nữa mẹ nhé:
1 – Sự thay đổi về cân nặng
Khi số cân của bé yêu đạt được gấp đôi so với lúc mới sinh, bé thường xuyên thấy đói là những dấu hiệu rõ rệt nhất chứng tỏ con muốn ăn dặm. Nếu phát hiện con có biểu hiện này, mẹ hoàn toàn yên tâm con đã sẵn sàng ăn rồi nhé!
2 – Tư thế
Bé có thể ngẩng cao đầu tốt, giữ được tư thế cân bằng là những dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng ăn dặm. Mẹ cho bé ăn vào giai đoạn này sẽ giúp bé tiếp nhận thức ăn đặc hơn, bé ăn không bị nghẹn ở cổ họng.
3 – Phản ứng đối với thức ăn
Phản ứng tự động nhè thức ăn lạ ra khỏi miệng biến mất cũng là lúc bé có thể ăn dặm. Để thử nghiệm, mẹ cho thực phẩm xay nhuyễn pha loãng cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi từ từ đưa vào miệng bé. Nếu bé tiếp nhận thức ăn, không nhè ra có nghĩa là bé đã sẵn sàng ăn được bằng thìa rồi.
Ngoài ra, bé thích thú với những món ăn trên bàn, hò reo hoặc nhìn chằm chằm; ngoảnh đầu đi nơi khác khi thấy món ăn nào đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm đó ạ!
Trên đây là những chia sẻ xung quanh câu hỏi ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì. Hi vọng qua bài viết, Mẹ đã tự tin áp dụng phương pháp ăn dặm này cho con rồi. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp nhé!