Các phương pháp ăn dặm truyền thống đã không còn quá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng vẫn được rất nhiều chị em tin tưởng và sử dụng để lên thực đơn ăn dặm cho trẻ. Sự thật là mẹ thường gặp khó khăn để trẻ thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới ở những tuần đầu ăn dặm. Hãy cùng mamamy tìm hiểu về những phương pháp ăn dặm truyền thống để chuẩn bị cho những tuần đầu ăn dặm của bé thật đúng cách qua bài viết này nhé.
Mục lục
1. Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé cần được bổ sung các dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ hay sữa pha sẵn,… Vì vậy, cha mẹ cần phải sử dụng những thực đơn ăn dặm phù hợp để trẻ có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tuần đầu ăn dặm là thời gian quan trọng để bé làm quen cũng như thích nghi với ăn dặm kiểu truyền thống.
Bên cạnh những phương pháp ADKN (ăn dặm kiểu Nhật), BTW (baby lead weaning), ăn dặm kiểu blw phương pháp ăn dặm truyền thống là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao.
2. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm:
Trẻ không thể thích ứng với một thực đơn ăn dặm tùy tiện. Việc xác định thời gian ăn dặm cho trẻ vô cùng quan trọng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá trễ cũng sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng ăn thô, chuyển đổi thành phần thức ăn của trẻ sau này.
Nhiều bậc cha mẹ thường quá vội vàng vì mong muốn trẻ có thể ăn thô sớm. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ăn dặm đúng cách là bắt đầu tuần đầu ăn dặm truyền thống bằng cách để trẻ làm quen với nguồn thức ăn mới, phối kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa pha sẵn. Sau đó, mẹ tăng dần cường độ ăn dặm và xây dựng thực đơn ăn dặm thích hợp nhất với nhu cầu của bé.
Tương tự với cường độ, độ cứng của thức ăn cũng cần được các mẹ chú trọng. Khi sử dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ hãy cho bé ăn từ loãng cho đến đặc dần. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng nguyên tắc, hiệu quả phương pháp này mang lại vô cùng ấn tượng nhờ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
3. Áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé như thế nào?
Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng qua nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình của rất nhiều chị em.
Đối với phương pháp này, trẻ sẽ được ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn và trộn chung với nhau thành hỗn hợp cháo. Điển hình như bí đỏ, thịt bò, cua, cá, rau củ quả,…
Bé sẽ được ăn với khẩu phần tương đối lớn thường là một bát hay một đĩa.
Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ cần chú ý đến giải đoạn phát triển của trẻ để chuẩn bị các nguồn thức ăn hợp lý, cụ thể:
3.1. Giai đoạn 1:
- Thời gian: ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng
- Ở giai đoạn tuần đầu ăn dặm, mẹ nên giảm dần sữa mẹ, thay vào đó là bột tự xay hoặc bột pha sẵn. Tất cả nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm cho bé đều có thể dễ dàng tìm thấy ở các tiệm tạp hóa, siêu thị,… và dễ chế biến. Đồ ăn dặm cho bé 6 tháng có mùi, hương vị khác nhau để các mẹ có thể tùy ý lựa chọn.
- Mẹ có thể xay nhuyễn thêm thịt, lòng đỏ trứng gà, rau củ để bổ sung dinh dưỡng cho bé
- Cần tránh ăn lòng trắng trứng vì dễ gây táo bón cho trẻ ăn dặm, tránh dùng quá nhiều thức ăn nhiều gia vị,…
- Khi bé lớn hơn, mẹ có thể thay đổi độ thô trong thức ăn.
3.2. Giai đoạn 2:
- Thời gian: ăn dặm cho bé 7 – 9 tháng
- Ở thời gian này, mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn dặm tập ăn cháo với mật độ ăn nhiều hơn. Thực đơn ăn dặm nên bắt đầu bằng 2 bữa bột và một bữa cháo và dần chuyển sang ăn cháo hẳn khi trẻ đã đủ lớn.
- Mẹ không nhất thiết phải xay nhuyễn thức ăn như ở giai đoạn 1. Mẹ có thể băm nhỏ thức ăn để trẻ ăn dặm tập làm quen dần với thức ăn thô.
3.3. Giai đoạn 3:
- Thời gian: ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 9-12 tháng tuổi
- Không như giai đoạn 2, trẻ bây giờ đã có thể dùng cháo nguyên hạt. Mẹ thậm chí có thể bổ sung cơm vào thực đơn ăn dặm nếu trẻ đã đủ lớn.
- Cho trẻ ăn cơm với gia đình nhưng chú ý cắt nhỏ để phù hợp với khuôn miệng của bé.
- Hãy tạo niềm vui trong quá trình ăn để bé không cảm thấy chán hay biếng ăn nhé.
Mẹ nên tham khảo thêm:
- Phương pháp và dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé
- Ăn dặm kiểu truyền thống – Mẹ cần lưu ý điều gì? – Mamamy
4. Lợi ích của phương pháp ăn dặm truyền thống:
Vì được áp dụng từ nhiều thế hệ, ăn dặm truyền thống được sự ủng hộ của nhiều người.
Bé ăn dặm đúng cách sẽ tăng cân tốt vì phải tập ăn một khẩu phần khá lớn ngay từ nhỏ.
Thực đơn ăn dặm đơn giản, dễ làm, dễ chuẩn bị, không tốn quá nhiều công sức. Phương pháp này giúp chị em tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Đảm bảo được các chất dinh dưỡng cho trẻ hấp thu và phát triển.
5. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm của nó:
Trẻ dễ bị béo phì, tăng cân nhanh nếu mẹ không kiểm soát được khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ cần chú ý không nên bổ sung quá nhiều đạm, hạn chế khẩu phần ăn quá lớn, dẫn đến thừa thãi.
Trẻ bị ép ăn sẽ khó có thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt ở những tuần đầu ăn dặm, thậm chí một thời gian dài khi bị ép, trẻ dễ mắc hiện tượng chán ăn, biếng ăn, cha mẹ cần lưu ý để tránh điều này.
Ngày nay, nhiều chị em có quan điểm sai lầm về phương pháp ăn dặm truyền thống. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng. Mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tối ưu hóa chất dinh dưỡng trẻ có thể hấp thu. Trên đây là những kiến thức mà mẹ nên biết để áp dụng phương pháp này trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ. Hy vọng Mamay đã giúp các mẹ hiểu thêm về ăn dặm truyền thống. Hãy áp dụng một cách hợp lý để trẻ ăn dặm đúng cách và phát triển tốt nhất mẹ nhé!