Giữa vô vàn mẫu biểu đồ ăn dặm trên mạng xã hội, không ít mẹ bỉm trở nên bối rối, không biết bé nhà mình hợp với biểu đồ nào. Mẹ muốn tự tay lên biểu đồ ăn dặm cho bé nhưng chưa có kinh nghiệm, sợ sắp xếp không hợp ý khiến con thiếu chất, không chịu ăn. Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ tự tay lên biểu đồ ăn dặm cực khoa học và gợi ý 5 mẫu biểu đồ cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Mẹ nhớ đọc kỹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên tắc lập biểu đồ ăn dặm cho bé
Dù cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chung để tự cân bằng dinh dưỡng, tự lên được một mẫu biểu đồ hợp với tháng tuổi và sở thích của bé yêu, từ đó tạo dựng thói quen ăn uống tốt cho bé. Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý mẹ xây dựng nguyên tắc ăn dặm theo những nguyên tắc chung sau:
1 – Nguyên tắc thứ nhất: Nhiều hay ít không quan trọng, con thoải mái là được!
Ăn dặm là thời gian bé làm quen với nguồn thực phẩm mới, đừng quá lo lắng về lượng thức ăn bé nạp vào bởi bé vẫn nhận dưỡng chất từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các loại bánh ăn dặm. Tuỳ vào khẩu vị của mỗi bé mà nhu cầu ăn khác nhau. Mẹ tạo không khí vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bé hợp tác trong những bữa ăn dặm sau, gò ép bé ngược lại không giúp bé ăn nhiều hơn mà còn khiến bé biếng ăn, sợ hãi với thức ăn.
2 – Nguyên tắc thứ 2: Tạo thói quen ăn uống theo giờ giấc và lượng phù hợp
Tạo dựng, rèn luyện cho con một lịch sinh hoạt, ăn uống phù hợp theo từng khung giờ. Thời gian đầu, mẹ cân nhắc chia bữa nhỏ nhưng cho con ăn theo cữ và theo thời gian cố định để rèn cho bé thói quen cứ đúng giờ sẽ ăn, không đòi ăn tuỳ ý, mẹ cũng nhàn hơn khi chăm bé trong giai đoạn vất vả này.
3 – Nguyên tắc thứ 3: Mẹ cho bé ăn dặm theo nguyên tắc loãng đến đặc
Thức ăn nên chuyển dần từ loãng đến đặc để bé dễ dàng làm quen, không gây hóc, trớ và bảo vệ hệ tiêu hoá, tránh tình trạng khó tiêu. Mẹ chia tỉ lệ gạo và nước giai đoạn 6 – 7 tháng khoảng 1:10 vì con chưa quen ăn đồ ăn lợn cợn. Với bé 7 – 8 tháng, tỉ lệ gạo:nước thường là 1:7, để con quen dần với việc nhai thức ăn. Khi bé được 9 – 11 tháng, tiêu hóa tốt hơn, tỉ lệ gạo nước được khuyên dùng là 1:4. Bé trên 1 tuổi đã làm quen với ăn thô thì mẹ cho con ăn tỉ lệ theo tỉ lệ 1:2.
4 – Nguyên tắc thứ 4: Tinh bột – rau củ – thịt
Mẹ ưu tiên cho bé ăn dặm lần đầu tập ăn các món giàu tinh bột trước bởi bột đường có trong gạo, bột mì… là nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với hệ tiêu hóa của bé, dạ dày của bé cũng có men amylase, tiêu hóa chất bột hiệu quả. Sau đó, mẹ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất từ rau củ cùng các loại trái cây tươi để bé học cách nhận biết các hương vị mới.
Khi bé đã ăn dặm tốt hơn, mẹ cho bé ăn cháo nấu với các loại protein (thịt, cá, trứng), tạo nền tảng cho giai đoạn ăn thô nhiều dưỡng chất sau này. Mẹ tham khảo bài viết Trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì và bài viết Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì để tìm trái cây và loại thịt phù hợp với bé, mẹ nhé.
5 – Nguyên tắc thứ 5: Hạn chế gia vị
Mẹ hạn chế sử dụng gia vị (đường, muối) khi chế biến các món ăn dặm cho bé bởi chức năng lọc của thận con lúc này chưa hoàn thiện, dễ khiến bé bị sỏi thận đó mẹ. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 gam muối mỗi ngày và 1 – 2 giọt dầu ăn dinh dưỡng cho bé mỗi bữa ăn thôi nhé.
6 – Nguyên tắc thứ 6: Tiếp tục cho bé ti sữa
Ngoài chế độ ăn dặm, mẹ nên tiếp tục cho bé bú và cung cấp khoảng 600 – 800ml sữa mỗi ngày bởi khoảng thời gian này bé chưa thể ăn được quá nhiều thực phẩm mới. Đồng thời thường xuyên theo dõi sự lớn lên từng ngày của bé con theo tháng tuổi để cho bé ti lượng sữa phù hợp. Cùng tham khảo lượng sữa cho bé ăn dặm trong bảng dưới đây mẹ nhé:
Tháng tuổi | Lượng sữa mỗi cữ | Cữ bú/ngày |
6 | 120 – 180ml | 5 |
7 | 180 – 220ml | 3 – 4 |
8 | 200 – 240ml | 4 |
9 – 12 | 240ml | 4 |
7 – Nguyên tắc thứ 7: Tôn trọng con
Trong quá trình tập ăn dặm, không tránh khỏi việc bé quấy khóc, khó chịu, tỏ ra phản đối với việc ăn dặm. Mẹ nào cũng lo lắng con măm không đủ, còi xương, chậm lớn nên đôi khi cũng vì thương, vì xót con mà ép buộc con ăn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn phản tác dụng đó mẹ. Những lúc như vậy, mẹ nên tạm ngưng việc ăn dặm và thử lại sau khoảng 5 – 7 ngày tránh khiến bé căng thẳng “sợ ăn”, cho con có thời gian thích ứng với thực phẩm mới mẹ nhé.
8 – Nguyên tắc 8: Chia nhỏ lượng thức ăn
Mẹ chia lượng thức ăn vừa đủ cho mỗi bữa ăn dặm vì hệ tiêu hoá của bé cần thời gian thích ứng với thói quen ăn uống mới. Cân bằng lượng tinh bột, protein và rau củ giúp mẹ an tâm trổ tài nấu nướng lại an toàn, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp từng bữa cho bé. Mẹ tham khảo nhé!
2. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo phương pháp truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp thân thuộc với các mẹ vì được đúc kết qua nhiều thế hệ và được lưu truyền rộng rãi. Với phương pháp này, mẹ xay nhuyễn cháo/bột với thịt cá, rau củ trong thời gian đầu bé tập ăn dặm. Khi bé đến tuổi mọc răng, độ nhuyễn của thức ăn sẽ giảm dần, mẹ băm nhỏ thức ăn và xay nhuyễn cháo. 6- 7 tháng tuổi là độ tuổi phù hợp để mẹ bắt đầu áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé.
Phương pháp có những ưu điểm mẹ dễ dàng nhận thấy như:
- Dễ hấp thu: Thức ăn xay nhuyễn giúp cung cấp dưỡng chất đầy đủ, bé dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hoá.
- Dễ dàng chuẩn bị: Các món ăn đơn giản, mẹ không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn.
- Dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn: Khẩu phần ăn điều chỉnh linh hoạt theo khả năng ăn dặm của bé.
Mẹ tập ăn dặm theo phương pháp truyền thống khi bé khoảng 6 – 7 tháng tuổi và tham khảo bảng sau để hiểu biểu đồ ăn dặm theo phương pháp truyền thống gồm những gì nhé:
Lưu ý cho mẹ: Dù cho bé ăn dặm bằng phương pháp nào, mẹ cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ cho bé bằng bọt rửa tay hoặc nước rửa tay nhẹ dịu trước khi ăn. Sau khi ăn, mẹ lau miệng và lau tay cho con bằng khăn ướt dành cho bé sơ sinh vì bé thường bốc tay trong quá trình ăn dặm. Khăn ướt với thành phần kháng khuẩn vượt trội, không chứa huỳnh quang, phụ gia… sẽ lau sạch sẽ thức ăn thừa mà không hề gây dị ứng, mẩn ngứa, cực an toàn với làn da mỏng manh của bé.
3. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo phương pháp tự chỉ huy BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW khá phổ biến, quen thuộc ở châu Âu, châu Mỹ, nhận được nhiều sự quan tâm từ mẹ Việt khi tập ăn dặm cho bé, phương pháp khuyến khích bé tự lựa chọn món ăn cùng cách ăn phù hợp. Trái ngược với phương pháp truyền thống, bé được tự do quyết định ăn hay không ăn, lựa chọn thức ăn và cảm nhận theo cách của bé. Phương pháp này giúp bé tha hồ thưởng thức và khám phá đồ ăn một cách tự nhiên nhất, bé không sợ hãi, gò bó hay bị ép buộc phải ăn cái này cái kia.
Tìm hiểu một số lợi ích mang lại từ phương pháp này mẹ nhé:
- Khéo léo sử dụng ngón cái và ngón trỏ: Việc khuyến khích bé bốc tay tăng sự khéo léo, hài hoà giữa ngón trỏ và ngón cái, giúp các ngón tay của con linh hoạt hơn.
- Sự kết nối tinh nhạy giữa các cơ quan: Với phương pháp này, bé cần phối hợp nhiều động tác và kết hợp nhiều giác quan. Để bốc thức ăn, bé cần quan sát thức ăn, sử dụng nhuần nhuyễn khả năng bốc, tự đưa thức ăn lên miệng và nhai.
- Tạo dựng sự tự lập từ nhỏ cho bé: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nằm ở việc bé được làm mọi thứ theo ý mình, cảm thấy thoải mái trước mỗi bữa ăn dặm.
- Xây dựng thói quen từ sớm: Bé tham gia ăn uống cùng với gia đình sẽ mang lại cảm giác ấm áp, tạo cơ hội cho bé học hỏi thói quen, hành động cử chỉ của bố mẹ.
Với những ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW, rất đáng để thử áp dụng cho bé mẹ nhỉ. Dưới đây là bảng thời gian ăn dặm trong ngày cực phù hợp cho bé:
Lưu ý: Phương pháp BLW có nhiều ưu điểm tuy nhiên mẹ nên chọn thực phẩm phù hợp, dễ hấp thu như bông cải xanh, su su, bí, táo, lê, chuối, thịt lợn, thịt gà, cá… và cắt nhỏ để con dễ dàng cầm nắm.
4. Biểu đồ ăn dặm cho bé kiểu Nhật
Phương pháp tạo ra từ kinh nghiệm cho bé ăn dặm của mẹ Nhật Bản và hiện đang được rất nhiều mẹ Việt quan tâm bởi hiệu quả chăm sóc bé vượt trội. Với mục đích tạo ra sự thoải mái, món ăn ngon và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, các món ăn sẽ được mẹ chuẩn bị riêng biệt và đặt trên cùng mâm ăn giúp bé tự do, thỏa thích lựa chọn thức ăn cho bản thân.
Liệu phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật có thật sự ưu việt? Hãy cùng Góc của mẹ điểm qua ưu điểm của phương pháp ăn dặm này nhé!
- Độ mịn thô phù hợp: Khác với chế biến thức ăn truyền thống, phương pháp không làm nhuyễn hoàn toàn mà dùng cối giã và rây tạo độ thô hợp lý, điều chỉnh độ đặc, lỏng phù hợp, bé dễ hấp thu mà vẫn cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn.
- Cảm nhận vị giác: Bé cảm nhận được mùi vị từng loại thực phẩm bằng việc tách rời từng món ăn ngoài, từ đó kích thích vị giác, tăng khả năng nhận biết thức ăn.
- Nói không với thừa cân, béo phì: Mẹ Nhật chăm sóc bé bằng những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo thấp, lượng canxi cao (cá khô, rong biển…) giúp bé khỏe mạnh và tránh tình trạng béo phì.
- Thói quen độc lập: Bé tự ngồi ăn sẽ kích thích tư duy vận động cũng như tạo cơ hội cho bé được ngồi bàn ăn và tự do chọn những món mình thích.
Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi với lượng thức ăn cần cho bé theo từng ngày như sau:
Xem thêm:
5. Biểu đồ ăn dặm theo phương pháp 3 trong 1
Phương pháp 3 trong 1 là kiểu ăn dặm mới kết tinh từ ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Theo phương pháp tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật, bé không thể ăn được nhiều, dễ thiếu cân và chậm lớn nhưng lại tạo dựng nhiều thói quen tốt cho bé.
Phương pháp ăn dặm truyền thống thì khác, bé hấp thụ đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng khiến bé thụ động, khó phân biệt vị của món ăn. Phương pháp 3 trong 1 đã ra đời bằng cách cách hoà trộn, đan xen các bữa ăn dặm theo 3 phương pháp khác nhau, giúp bé phát triển toàn diện.
Góc của mẹ sẽ bật mí ngay sau đây những ưu điểm của phương pháp này:
- Đa dạng phương pháp ăn uống: Mẹ đan xen vào những bữa ăn dặm truyền thống những bữa ăn dặm tự chỉ huy để nâng cao khả năng cảm nhận thức ăn, tập thói quen nhai và chủ động khi ăn uống.
- Giảm thời gian chuẩn bị: Phương pháp tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật khiến mẹ tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé, không phù hợp với mẹ bỉm bận rộn, đã đi làm. Với phương pháp 3 trong 1, mẹ có thể dành thời gian cuối tuần để chuẩn bị bữa ăn dặm kiểu Nhật và tự chỉ huy, còn trong tuần thì cho bé ăn dặm truyền thống.
- Giảm áp lực cho mẹ: Ông bà khi thấy bé ăn kiểu Nhật hay ăn BLW thường kêu ca vì con chậm lớn, không ăn được nhiều, không tăng cân. Vì vậy, sự kết hợp giữa các phương pháp này là sự lựa chọn phù hợp với mẹ bởi bé vừa bụ bẫm lại rèn luyện được thói quen và kỹ năng nhai tốt.
Góc của mẹ chia sẻ thêm về biểu đồ ăn dặm theo phương pháp 3 trong 1 trong bảng dưới đây:
6. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi
Biểu đồ ăn dặm dưới đây được xây dựng dựa trên khả năng hấp thu theo độ tuổi và cân bằng năng lượng, tạo bữa ăn dặm hoàn hảo cho bé.
Nguyên tắc này rất đơn giản nhưng lại được phát triển dựa trên nhu cầu ăn uống theo tuổi của bé, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:
- Chế độ ăn lành mạnh: Độ tuổi tăng dần, đặc điểm thể chất và nhu cầu năng lượng sẽ càng cao. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi sẽ giúp bé có chế độ và khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất theo từng giai đoạn phát triển.
- Tránh dị ứng: Khi bé sơ sinh chưa phát triển toàn diện về hệ tiêu hoá, xây dựng một chế độ ăn theo độ tuổi là cách hạn chế nguy cơ dị ứng nghiêm trọng xảy ra với bé.
Cùng tìm hiểu về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp theo độ tuổi sau đây mẹ nhé!
Đọc đến đây mẹ đã tự xây dựng được biểu đồ ăn dặm cho bé yêu nhà mình chưa ạ? Việc xây dựng biểu đồ ăn dặm của con không hề khó nếu mẹ nắm rõ các nguyên tắc quan trọng, hiểu các phương pháp ăn dặm và tham khảo mẫu biểu đồ ăn dặm được gợi ý. Nếu có thắc mắc, mẹ đừng ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé. Góc của mẹ luôn mong muốn đồng hành cùng mẹ để quá trình ăn dặm của bé trở nên thật đơn giản và ý nghĩa.