Mẹ băn khoăn về đồ ăn dặm cho bé bởi thực phẩm của bé thì có nhiều nhưng không phải loại nào cũng phù hợp để ăn dặm. Thấu hiểu những lo lắng của mẹ, bài viết sẽ giải đáp và mách mẹ danh sách đồ ăn dặm vừa dễ ăn lại giàu dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình ngay đây ạ.
Mục lục
1. Mách mẹ 6 loại đồ ăn dặm bổ dưỡng cho bé yêu
Chắc chắn mẹ nào cũng muốn lựa món ăn dặm bổ dưỡng, lên được thực đơn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với bé yêu rồi. Tuy nhiên, giữa rất nhiều loại thực phẩm và cách chế biến khác nhau có lẽ khiến mẹ khó lựa chọn một chút, đặc biệt với mẹ bỉm tập đầu. 6 loại đồ ăn dặm dưới đây không chỉ giúp bé hứng thú mà còn giúp mẹ yên tâm về dinh dưỡng mỗi ngày cho bé yêu đó!
1.1. Bột ăn dặm
1 – Bột ăn dặm là gì nhỉ?
Bột ăn dặm được chế biến từ bột gạo hoặc các loại hạt đập nát cùng một số rau, củ, quả và thịt cá xay nhuyễn bổ sung dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất hỗ trợ cho quá trình phát triển của bé. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có những sản phẩm bột ăn dặm cho bé sơ sinh với thành phần chính là sữa tăng trưởng. Bột ăn dặm mềm, dễ ăn giúp bé dễ dàng làm quen với thực phẩm bên ngoài.
2 – Khi nào nên cho bé thử bột ăn dặm?
Bột ăn dặm phù hợp với bé đã 6 tháng tuổi khi bé đang bắt đầu tập ăn dặm, cơ nhai và hệ tiêu hóa, thần kinh phát triển cho phép bé nhai và cắn thức ăn.
3 – Đặc điểm của bột ăn dặm cho bé sơ sinh
Bột ăn dặm được ưu dùng cho bé bởi những đặc điểm sau:
- Kết cấu: Bột ăn dặm cho bé mới tập ăn thường sẽ mềm, tơi mịn, không lợn cợn và chỉ đặc hơn sữa một chút. Bột sẽ dần đặc sánh hơn theo độ tuổi và khả năng ăn dặm của bé.
- Thành phần chính: Bột ăn dặm có thành phần chính từ rau củ quả tươi và thịt cá. Lộ trình ăn dặm lý tưởng khởi đầu với bột ăn dặm có vị ngọt (trái cây, rau củ) rồi tới bột ăn dặm vị mặn (thịt, cá, hải sản,…).
- Mùi vị phổ biến: Nhờ trái cây, rau củ, bột ăn dặm của bé trở nên thơm ngon lại đa dạng mùi vị. Hương vị ngọt thơm, béo ngậy láng mịn gần như sữa mẹ, bé sẽ cực thích thú và dễ làm quen với bột ăn dặm hơn.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn bột ăn dặm cho bé?
- Cung cấp năng lượng: 6 tháng là thời điểm bé bắt đầu tập lẫy, lật, trườn, bò,… vì vậy bé sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Bột ăn dặm cùng với sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cần thiết hàng ngày cho bé.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Bột ăn dặm bổ sung những dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện: chất xơ, khoáng chất (sắt, canxi, magie,…), vitamin (A, B, C, D,…) cùng các chất phát triển trí não và thị giác (DHA, Cholin, Lutein,…).
5 – Gợi ý một số món bột ăn dặm cho bé
Bột yến mạch rau củ:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g Yến mạch, 20g Đậu hà lan, 1/2 củ cà rốt, 10g súp lơ, 1/2 muỗng cà phê dầu oliu.
- Cùng chế biến thôi nào: Mẹ xay yến mạch thành bột mịn sau đó tiến hành rửa sạch, thái hạt lựu tất cả rau củ rồi cho vào nồi, đổ ngập nước và đun nhừ với lửa vừa trong khoảng 20 phút. Khi bột đã nhừ, mẹ nghiền nhuyễn và rây mịn hỗn hợp rồi trộn một chút dầu oliu, múc ra bát là bé đã thưởng thức được ngay rồi.
5.2 – Bột rau củ
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g rau cải, 50g bí đỏ, 30g bí xanh, 30g cà rốt (1/2 củ cà rốt).
- Cùng chế biến thôi nào: Mẹ cần rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, thái vụn/cắt hạt lựu rồi cho tất cả vào nồi, đổ sấp nước và đun chín mềm trong lửa to trong khoảng 7 – 10 phút. Khi rau quả đã chín, mẹ đem xay nhuyễn và lọc bỏ xơ, cho ra bát và trộn thêm nửa thìa cà phê dầu oliu là bột rau củ đã hoàn tất rồi.
5.3 – Bột gạo ăn dặm
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g gạo tẻ, 5g gạo nếp.
- Cùng chế biến thôi nào: Gạo đã nhặt sạn được trộn đều và xay nhuyễn thành bột mịn khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, mẹ say một lần nữa để bột được mịn hơn rồi cho vào nồi, thêm 500ml nước và nấu lửa vừa trong 10 – 15 phút.
6 – Gợi ý một số bột chế biến sẵn cho bé:
Bột ăn dặm Wakodo: Wakodo từ lâu đã nổi tiếng và nằm trong top thương hiệu sản xuất đồ dùng, thực phẩm chăm sóc mẹ và bé hàng đầu tại Nhật Bản. Wakodo phân ra 2 nhóm cho sản phẩm bột ăn dặm, một nhóm cho bé 5 tháng tuổi với vị rau củ, cá tuyết và kết hợp 3 vị rau củ, một nhóm cho bé từ 7 tháng tuổi có vị gan gà rau củ và cá gà rau củ. Giá tham khảo: 80.000 đồng/hộp 8 gói – mức giá không quá cao, chất lượng sản phẩm lại tốt, rất đáng để thử đó mẹ!
Bột ăn dặm Pigeon: Bột ăn dặm Pigeon (Nhật Bản) cũng là sản phẩm nổi bật và nhận được nhiều quan tâm từ các mẹ bởi chất lượng sản phẩm tốt, quy trình sản xuất hiện đại hợp vệ sinh. Pigeon có bột súp rau, bột súp ngô cho các bé 5 tháng tuổi và bột súp vị cá rau củ, bột súp kem cá hồi rau củ cho các bé từ 7 tháng tuổi. Giá tham khảo: 70.000 – 90.000 đồng/6 gói
Bột ăn dặm Kewpie: Kewpie là thương hiệu thực phẩm lâu đời và có tiếng tại Nhật Bản. Bột ăn dặm Kewpie mùi vị đa dạng, một số vị được nhiều bé yêu thích như: Bột pudding kewpie chuối, bột ăn dặm trái cây, bột ăn dặm táo chuối cam và bột ăn dặm bí đỏ khoai lang,… Giá tham khảo: khoảng 55.000 đồng/hũ 70g.
1.2. Cháo ăn dặm
1 – Cháo ăn dặm là gì mẹ nhỉ?
Cháo là món ăn dặm phổ biến mà nhiều mẹ thường dành thời gian chế biến cho bé. Với sự kết hợp và xay nhuyễn của cháo trắng cùng một số rau củ quả, thịt cá,… cháo sẽ khiến bé yêu cảm thấy ngon miệng mà vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất phù hợp cho sự phát triển của bé.
2 – Khi nào nên cho bé thử cháo ăn dặm?
Từ tháng thứ 7 khi bé đã có thời gian làm quen với bột, mẹ có thể cho bé ăn cháo ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần điều chỉnh từ từ độ loãng đặc và độ mịn thực phẩm. cho bé ăn cháo xay nhuyễn trước rồi dần chuyển sang cháo loãng, cháo nguyên hạt.
3 – Đặc điểm của cháo ăn dặm cho bé sơ sinh
- Kết cấu: Cháo được mẹ ninh nhừ và lọc mềm mịn qua rây. Độ sánh đặc và độ thô của bé tăng dần tùy vào khả năng ăn dặm và độ tuổi của con.
- Thành phần chính: Tương tự như bột, thành phần chính của cháo là gạo kết hợp cùng rau củ quả tươi ngon và thịt cá xay/băm nhỏ tuân theo nguyên tắc đơn giản, bắt đầu từ rau quả tới thịt và cuối cùng là hải sản.
- Mùi vị phổ biến: Mùi vị thơm ngon từ rau củ quả hòa cùng sự béo ngậy của thịt cá tạo nên món cháo khiến bé thích thú.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn cháo ăn dặm cho bé?
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất: Lượng lớn protein, vitamin (A, B, C, D, E,…), khoáng chất (sắt, kali, canxi,…) mà cháo cung cấp sẽ cùng với sữa mẹ là nguồn bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Dễ hấp thu: Cháo được xay nhuyễn và tăng dần độ đặc là cách bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt cũng như cho bé thời gian làm quen với thực phẩm.
5 – Gợi ý một số món cháo ăn dặm cho bé:
Cháo thịt bò xào chua ngọt
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 80g gạo (4 muỗng gạo), 10g thịt thăn bò, 20g cà chua (khoảng 1 quả cà chua), 1/4 quả dứa.
- Cùng chế biến thôi nào: Đong 80g gạo với 600 – 800ml nước đun đến khi gạo nở bung trong khoảng 1 – 2 tiếng. Tiếp theo, mẹ thái thịt bò thành lát mỏng, cắt nhỏ cà chua và dứa. Mẹ xào cà chua và dứa đến khi mềm rồi cho thịt bò vào đảo đều, xào chín trên lửa lớn khoảng 5 phút rồi đem xay/băm nhỏ hỗn hợp. Khi cháo đã được ninh nhừ, cho phần hỗn hợp đã xay vào và đảo đều. Cuối cùng, mẹ thêm 1 muỗng cà phê dầu oliu rồi tắt bếp, múc ra bát cho bé thưởng thức ngay thôi.
Cháo trứng gà cho bé:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g gạo (2 – 3 muỗng gạo), 1/2 lòng đỏ trứng gà , 500 – 600ml nước lọc (khoảng 3 cốc nước), 5ml dầu oliu (1 thìa cà phê dầu).
- Cùng chế biến thôi nào: Nấu nhừ 50g gạo cùng 500ml nước trong nồi áp suất/nồi cơm tới khi hạt gạo nở bung khoảng 1 – 2 giờ. Khi cháo đã chín, cho lòng đỏ trứng vào nồi rồi khuấy đều tay tới khi trứng chín. Sau đó, mẹ đem xay nhuyễn cháo rồi thêm một chút dầu oliu để giúp bé hấp thu vitamin tốt hơn mẹ nhé!
Cháo gà cà rốt cho bé ăn dặm:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g gạo, 15g thịt ức gà, 20g cà rốt (khoảng 1/2 củ cà rốt nhỏ), 10g hành tây (khoảng 1/4 củ hành tây), 5ml dầu oliu (1 muỗng cà phê dầu).
- Cùng chế biến thôi nào: Nấu nhừ 50g gạo cùng 500ml nước trong nồi áp suất/nồi cơm tới khi hạt gạo nở bung. Sau đó thái mỏng thịt gà, còn cà rốt và hành tây cắt hạt lựu/băm nhỏ. Mẹ làm nóng chảo, đợi dầu sôi, cho hành tây và cà rốt vào đảo đều đến khi săn lại, cho gà vào xào chín rồi đem xay nhuyễn/băm nhỏ hỗn hợp. Cuối cùng, mẹ trộn đều hỗn hợp vào cháo và múc ra bát, để nguội 3 phút là có thể cho bé thưởng thức món cháo đặc biệt này rồi.
6 – Gợi ý một số cháo chế biến sẵn cho bé
Cháo ăn dặm Wakodo: Cháo ăn dặm Wakodo đa dạng mùi vị lại thơm ngon. Mẹ tham khảo: cháo trứng, cháo cá hồi rau xanh, cháo cá ngừ,… cho bé 7 tháng và cháo cá khoai tây, cháo bò hầm khoai tây,… cho bé từ 9 tháng tuổi. Giá tham khảo: 50.000 đồng/gói 80g, là mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm, mẹ nên cho bé dùng thử nhé!
Cháo ăn dặm Beanstalk: Beanstalk là thương hiệu có những sản phẩm về sữa và đồ ăn dặm nổi tiếng cho bé. Beanstalk đã tạo ra nhiều vị cháo ăn dặm theo từng độ tuổi tiêu biểu như: cháo ăn dặm vị rau kiểu Trung hoa, cháo rau cá mòi trắng, cháo cá hồi,… Giá tham khảo: khoảng 53.000 đồng/gói 80g.
Cháo ăn dặm Kewpie: Cháo ăn dặm Kewpie là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng bởi chất lượng cũng như mùi vị đa dạng phong phú khiến bé yêu thích thú, có thể kể đến như: cháo thịt gà rau củ, cháo ăn dặm vị rau xanh cho bé 7 tháng tuổi và cháo cá hồi rau củ cho bé 9 tháng tuổi. Giá tham khảo: 55.000 đồng/hũ 70g.
1.3. Súp ăn dặm
1 – Súp ăn dặm là gì mẹ nhỉ?
Súp ăn dặm là một trong những món không thể thiếu trong thực đơn của bé. Được chế biến từ rau củ quả và thịt cá tươi, súp không chỉ thơm ngon mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, nhưng sẽ khiến bé thích mê đấy nhé!
2 – Khi nào nên cho bé thử súp ăn dặm?
Mẹ có thể cho bé thử những món súp khi bé đã được 6 tháng tuổi khi bé đã có khả năng ăn và tiêu hóa các loại thức ăn mới.
3 – Đặc điểm của súp ăn dặm cho bé sơ sinh
- Kết cấu: Mẹ dễ dàng điều chỉnh và thêm nước phù hợp cân bằng độ loãng đặc tạo nên món súp sánh mịn, dễ nuốt cho bé.
- Thành phần chính: Thành phần món súp trở nên phong phú bởi có thể kết hợp từ nhiều loại rau củ quả, thịt cá.
- Mùi vị phổ biến: Món súp thơm ngon được tạo nên bởi sự hòa quyện giữa mùi vị ngọt thanh mát của rau củ quả cùng vị béo ngậy từ thịt cá.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn súp ăn dặm cho bé
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất: Lượng lớn protein, vitamin (A, B, C, D, E,…), khoáng chất (sắt, kali, canxi,…) sẽ là nguồn năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Dễ hấp thu: Cháo được xay nhuyễn và từ từ tăng dần độ đặc là cách bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt cũng như cho bé thời gian làm quen với thực phẩm.
- Làm quen với rau xanh: Bé được thử và cảm nhận nhiều loại rau từ khi còn nhỏ giúp hạn chế việc bé biếng ăn rau sau này.
5 – Gợi ý một số món súp ăn dặm cho bé
Súp khoai lang thơm ngon cho bé:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300g khoai lang, 30g cà rốt, 20g súp lơ xanh, 200ml sữa đậu nành, 1 muỗng cà phê bột gừng, 10ml dầu oliu (2 muỗng cà phê).
- Cùng chế biến thôi nào: Cho vào nồi khoảng 300ml nước để luộc cà rốt và súp lơ xanh trong 7 – 10 phút khi rau củ đã chín mềm, vớt ra, để ráo rồi băm nhuyễn. Sau đó, làm nóng chảo, đợi dầu sôi xào đều phần rau củ đã sơ chế tới khi hỗn hợp mềm. Tiếp đến mẹ hấp chín 300g khoai lang, xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ khoai rồi cho hỗn hợp khoai lên bếp khuấy đều cùng 200ml sữa đậu nành trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút và cho phần rau củ vào đảo đến tới khi súp sôi. Cuối cùng, cho súp nóng ra tô, thêm bột gừng, để nguội 3 – 5 phút và cho bé thưởng thức.
Súp khoai tây phô mai:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300g khoai tây, 30g đậu hà lan, 30g bắp ngọt (đã tách hạt), 200ml sữa hạt, 15g phô mai bào, 5g bột tỏi.
- Cùng chế biến thôi nào: Hấp cách thủy khoai lang trong 30 phút, xay nhuyễn, lọc mịn hỗn hợp khoai. Sau đó, đun sôi 300 – 400ml nước cho đậu hà lan, bắp ngọt luộc kĩ trong 20 – 30 phút. Khi chín, mẹ vớt đậu và bắp ra xay, lọc bỏ vỏ ngô, vỏ đậu. Tiếp đến, mẹ khuấy đều hỗn hợp khoai cùng 200ml sữa hạt trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút rồi cho phần đậu, bắp vào đảo đến tới khi súp sôi. Cuối cùng, mẹ thêm 1 muỗng cà phê tỏi và 15g phô mai bào, đảo đều tay tới khi hỗn hợp sôi lại là món súp thơm ngon đã được hoàn tất.
Súp cải bó xôi:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g cải bó xôi (lấy phần lá, bỏ cọng), 20g bột mì đa dụng (khoảng 1 muỗng canh), 2 nhánh lá bạc hà, 240ml sữa, 15g bơ lạt (1 muỗng canh), 10ml dầu oliu (khoảng 2 muỗng cà phê), 5g bột tỏi, bột gừng (khoảng 1 thìa cà phê).
- Cùng chế biến thôi nào: Bắc một nồi nước lên bếp, khi nước sôi luộc cải ở lửa vừa trong 3 – 4 phút, cải chín mềm, tắt bếp, vớt rau ra đĩa rồi xay nhuyễn cải bó xôi cùng bột tỏi và bột gừng. Sau đó, mẹ làm tan chảy bơ lạt và cho bột mì vào đảo đều trên lửa nhỏ rồi thêm 240ml sữa khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại và sôi lăn tăn thì cho cải bó xôi vào và đun khoảng 3 – 5 phút là có món súp ngon lành cho bé rồi.
6 – Gợi ý một số súp chế biến sẵn cho bé
Súp ăn dặm Wakodo: Wakodo kết hợp cháo ăn dặm cùng súp với mong muốn cùng lúc bổ sung tinh bột, vitamin, chất xơ cho bé. Một số sản phẩm súp tiêu biểu như: cháo gà súp rau củ,… Giá tham khảo: 105.000 đồng/hộp.
Súp ăn dặm Beanstalk: Beanstalk có nhiều vị cháo ăn dặm theo từng độ tuổi có thể kể đến như: súp rau cá hồi, súp cá hồi rau củ, súp đậu tương rau củ, súp cá ngừ đậu phụ, súp bí đỏ phô mai,… Giá tham khảo: khoảng 53.000 đồng/gói 80g, mẹ nên cho bé thử ngay thôi.
6.3 – Súp ăn dặm Pigeon: Pigeon có nhiều vị cho mẹ lựa chọn như: bột chế biến súp ngô, bột súp rau, bột súp vị cá rau củ,… Giá tham khảo: 75.000 đồng/5 gói, rất phải chăng đó ạ!
1.4. Mì ăn dặm
1 – Mì ăn dặm là gì nhỉ?
Mì ăn dặm là đồ ăn hình sợi có kích thước phù hợp với bé. Bên cạnh những thực phẩm quen thuộc, mì ăn dặm cũng chính là một gợi ý để mẹ làm phong phú thực đơn bữa ăn. Không chỉ mềm thơm mà mì còn chứa nhiều dưỡng chất tốt từ tinh bột, rau củ quả tươi giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện.
2 – Khi nào nên cho bé thử mì ăn dặm?
Tuy mì ăn dặm của bé thường mềm nhưng đối với bé, mì sẽ thường dai và khó nuốt hơn, vì vậy mẹ có thể cho bé nếm thử mì ăn dặm vào cuối tháng thứ 6 khi bé đã có những bước làm quen thực phẩm bên ngoài như bột/súp.
3 – Đặc điểm của mì ăn dặm cho bé sơ sinh
- Kết cấu: Mì ăn dặm thường có hình sợi mềm, tròn nhỏ với độ dài và kích thước phù hợp cho bé ăn dặm, sợi mì trơn mềm giúp bé dễ nhai, dễ nuốt.
- Thành phần chính: Mì ăn dặm được chế biến từ bột gạo, có thể kết hợp với nước ép rau củ quả tươi làm nên màu sắc và mùi vị cho món mì đặc biệt của bé.
- Mùi vị phổ biến: Mì ăn dặm có mùi vị từ thiên nhiên, sự thanh mát, thơm ngọt từ gạo và rau củ sẽ làm bé thích thú.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn mì ăn dặm cho bé?
- Cung cấp năng lượng, bổ sung dưỡng chất: Mì ăn dặm sẽ giúp mẹ cung cấp Vitamin (A, B, C, D, E,…), một số khoáng chất có lợi (sắt, magie, kali,…), chất xơ,… giúp bé phát triển toàn diện.
- Kích thích vận động: Với dạng hình sợi dễ bốc dễ cầm nắm giúp bé rèn luyện đôi tay linh hoạt, khéo léo hơn. Không những thế, sợi mì dai mềm còn giúp kích thích phát triển khả năng nhai của bé.
5 – Gợi ý một số món mì ăn dặm cho bé
Mì somen rau củ xào:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g Mì somen khô, 40g Rau củ, 40g Ức gà, 80g Cà chua (1 quả), 10g Tinh bột khoai tây (1/2 muỗng canh), 2ml Dầu ăn (1/2 muỗng cà phê).
- Cùng chế biến thôi nào: Rửa sạch cà chua và rau củ rồi cắt nhỏ thành hình hạt lựu còn ức gà sẽ ngâm muối, để ráo băm nhuyễn. Sau đó, mẹ xào mềm rau củ đã sơ chế cùng bột khoai tây pha trong 50ml nước. Mẹ tắt bếp và chuẩn bị đun 500ml nước sôi rồi thả mì somen vào và chần sơ khoảng 2 phút, để ráo. Cuối cùng, lấy mì somen ra bát và trộn đều cùng sốt rau củ thơm ngon.
Mì Ý ăn dặm cho bé:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g mì Ý, 10g thịt heo/bò, 1ml dầu thực vật, 20g sốt cà chua (ketchup).
- Cùng chế biến thôi nào: Mẹ đun sôi nước, cho mì vào từ từ luộc, đảo đều khoảng 8 – 10 phút để mì chín. Sau khi vớt ra, mẹ nhớ trần qua nước lạnh để mì không nát và dai ngon hơn nhé, Tiếp đến, mẹ băm nhuyễn thịt và đem xào săn, thêm sốt cà chua, một ít nước và bột năng tạo độ sánh của nước sốt. Cuối cùng, mẹ xếp mì Ý lên đĩa, và trộn đều cùng sốt thịt thơm ngon.
Mì bí ngò phô mai:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g Mì ăn dặm Men No Sato, 15g bí ngòi, 10g hành tây, 2 muỗng cà phê dầu oliu.
- Cùng chế biến thôi nào: Luộc mì chín mềm, vớt ra, để ráo rồi cắt đoạn vừa ăn cho bé. Sau đó, mẹ rửa sạch, xắt miếng mỏng bí ngò. Mẹ làm nóng chảo, đợi khi dầu sôi, cho bí vào xào chín. Cuối cùng mẹ xào mì cùng bí trong 5 phút, tắt bếp, mẹ đổ mì ra đĩa, đợi nguội 5 phủ là có thể cho bé ăn rồi.
6 – Gợi ý một số mì chế biến sẵn cho bé
Mì ăn dặm Wakodo: Các sản phẩm mì ăn dặm Wakodo có thể kể đến như: mì somen và mì udon rau củ. Giá tham khảo: 83.000 đồng/gói 130g. Với mức giá phải chăng, mẹ yên tâm sử dụng nhé!
Mì ăn dặm Beanstalk: Mì Udon thịt gà và nấm Beanstalk sẽ là món yêu thích của bé với hương vị thơm ngon, kích thích vị giác lại vô cùng giàu dinh dưỡng. Giá tham khảo: 53.000 đồng/gói 80g.
Mì ăn dặm Menno Sato: Menno Sato là thương hiệu quen thuộc với các gia đình có bé đến tuổi ăn dặm bởi chất lượng sản phẩm tốt, quy trình sản xuất an toàn. Menno Sato có hơn 10 vị mì cho bé ăn dặm: mì sợi hữu cơ hỗn hợp rau củ, mì sợi hữu cơ vị ngô/vị củ dền/cà rốt/cải bó xôi/cà chua… Giá tham khảo: 70.000 đồng/gói 200g.
1.5. Bánh ăn dặm
1 – Bánh ăn dặm là gì nhỉ?
Bánh ăn dặm là sản phẩm được tạo ra dành riêng cho bé yêu. Chỉ với bột và rau củ quả tươi, mẹ đã làm ra những chiếc bánh thơm ngon cho bữa ăn dặm của bé rồi. Món bánh không chỉ giúp bé bổ sung dinh dưỡng mà còn hỗ trợ quá trình tập nhai cho bé.
2 – Khi nào nên cho bé thử bánh ăn dặm?
Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ cho bé nếm thử bánh ăn dặm với thành phần chính là tinh bột và 1 chút rau củ bởi thời điểm này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, thực phẩm chứa quá nhiều đạm, chất béo hay quá nhiều rau quả có thể khiến khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cho bé dùng bánh ăn dặm chứa chất béo và đạm chỉ khi bé đã được 7 – 9 tháng tuổi mẹ nhé!
3 – Đặc điểm của bánh ăn dặm cho bé sơ sinh
- Kết cấu: Bánh ăn dặm thường có nhiều tạo hình thú vị kích thích bé hứng thú ăn uống. Bánh thường mềm mịn, tơi xốp, dễ ăn và thường tan ngay trong miệng.
- Thành phần chính: Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm như bột gạo/bột mì và một số rau củ quả, thịt cá, mẹ đã chế biến được thành những chiếc bánh thơm ngon cho bé rồi.
- Mùi vị phổ biến: Bé nhất định sẽ thích thú khi được nếm thử những món bánh ăn dặm thơm ngon đây. Sự hòa quyện giữa các nguyên liệu tạo nên mùi vị đặc trưng, hấp dẫn, đa dạng của từng loại bánh.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn bánh ăn dặm cho bé?
- Cung cấp năng lượng, bổ sung dưỡng chất: Cung cấp năng lượng và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé như: Vitamin (A, B, C, D, E,…), một số khoáng chất có lợi (sắt, magie, kali,…), chất xơ,…
- Bánh dễ tan, an toàn cho bé: Với chất bánh mềm mịn, tơi xốp, bánh dễ dàng tan ngay trong miệng và an toàn khi bé mới tập ăn dặm.
- Xây dựng thói quen tự lập từ nhỏ: Bởi bánh ăn dặm có hình dáng đẹp mắt lại dễ cầm nắm, mẹ không cần bón đút mà có thể cho bé tự bốc ăn, từ đó dần hình thành thói quen tự lập từ khi bé còn nhỏ.
5 – Gợi ý một số món bánh ăn dặm cho bé
5.1 – Bánh chuối yến mạch:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g bột yến mạch, 1 quả chuối.
- Cùng chế biến thôi nào: Tách vỏ chuối, xay nhuyễn chuối. Sau đó cho bột yến mạch vào và trộn đều 2 nguyên liệu trên. Thêm nước từ từ vào hỗn hợp để giữ bột bánh không bị khô. Tạo hình cho bánh, cho vào lò và nướng trong khoảng 15 đến 20 phút tại 170 độ C. Khi bánh chín vàng đều 2 mặt, nhanh chóng lấy ra và cho bé thưởng thức được rồi đó mẹ!
Bánh bí ngô:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 thìa nhỏ Bột mì, 1 miếng Bí ngô, ½ Lòng đỏ trứng gà.
- Cùng chế biến thôi nào: Bí ngô hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cho bột mì đã rây mịn cùng bí ngô và lòng đỏ trứng gà vào bát, trộn đều. Mẹ thêm một chút nước để tạo độ ẩm cho bánh. Tạo hình cho bánh rồi phết một lớp dầu oliu lên chảo, rán đến khi bánh chín vàng 2 mặt là đã có thể cho bé thưởng thức.
Bánh trứng:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lòng đỏ trứng gà và 100g bột mì.
- Cùng chế biến thôi nào: Mẹ rây bột thật mịn rồi trộn đều với lòng đỏ trứng đến khi được hỗn hợp sánh mịn. Phết một lớp dầu oliu và bắt đầu rán bánh đến khi 2 mặt bánh chín vàng đều và cho ra đĩa.
6 – Gợi ý một số bánh chế biến sẵn cho bé
6.1 – Bánh ăn dặm Ginbis: Ginbis là thương hiệu chuyên sản xuất bánh cho bé nổi tiếng tại Nhật Bản. Ginbis chiếm lấy thiện cảm từ mẹ và bé nhờ chất bánh mềm xốp, hình dạng thú vị mang tới cho bé sự thích thú khi ăn. Các sản phẩm bánh ăn dặm Ginbis điển hình như: Bánh quy socola ăn dặm hình động vật, bánh hình thú ginbis DHA, bánh quy vị muối,… Giá tham khảo: 40.000 – 90.000 đồng.
Bánh ăn dặm Kewpie: Bánh ăn dặm Kewpie có nhiều mùi vị đa dạng, một số vị được nhiều bé yêu thích như: bánh ăn dặm vị trứng, bánh ăn dặm vị rau củ,… Giá tham khảo: 85.000 đồng/gói 20g.
Bánh ăn dặm Pigeon: Pigeon có nhiều loại bánh với nhiều vị cho bé như: bánh ăn dặm canxi cá mòi rong biển, bánh ăn dặm canxi bí đỏ khoai lang, bánh ăn dặm vị rau, bánh ăn dặm canxi ngô rau bina,… Giá tham khảo: 65.000 đồng/gói 60g.
1.6. Cơm ăn dặm
1 – Cơm ăn dặm là gì nhỉ?
Cơm ăn dặm là bước chuyển mình sang giai đoạn ăn thô của bé. Vẫn được chế biến từ gạo, rau củ và thịt cá tuy nhiên thực phẩm không còn được xay nhuyễn, bé ăn cơm ăn dặm để học cách nhai và dần làm quen với đồ ăn thô.
2 – Khi nào nên cho bé thử cơm ăn dặm?
Theo các chuyên gia y tế, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn cơm ở tháng thứ 6 nếu thực phẩm này được chế biến cẩn thận và an toàn nhằm hạn chế nguy cơ hóc/mắc dị vật. Tuy nhiên tùy từng bé, 11 – 19 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất khi bé đã mọc ít nhất 16 răng sữa, bắt đầu làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Vào tháng thứ 20, bé đã mọc 20 chiếc răng có thể cho bé tập ăn cơm mềm. Sau 30 tháng tuổi, bé sẽ có thể ăn cơm bình thường như người lớn.
3 – Đặc điểm của cơm ăn dặm cho bé sơ sinh
- Kết cấu: Bé mới làm quen với cơm, mẹ nên chuẩn bị cơm nhão tán nhuyễn để giúp bé nhai nuốt dễ dàng hơn, khi bé đã ăn được tốt hơn mẹ có thể tăng dần độ đặc và dần cho bé ăn cơm như người lớn.
- Thành phần chính: Với cơm ăn dặm, bé sẽ ăn cơm cùng các món ăn kèm (rau, thịt cá,…) như người lớn. Tuy nhiên, mẹ cân nhắc tỉ lệ gạo:nước phù hợp theo độ tuổi của bé, với bé mới tập ăn dặm mẹ nên nấu nhão theo tỉ lệ 1:2.
- Mùi vị phổ biến: Khác với cháo bột đã xay nhuyễn và pha trộn, khi ăn cơm bé sẽ cảm nhận từng mùi vị của món ăn, được nếm vị ngọt từ hạt cơm, sự thanh mát ngọt ngào của trái cây, rau củ cùng sự béo ngậy của thịt cá.
4 – Điều gì khiến mẹ nên chọn cơm ăn dặm cho bé?
- Cung cấp năng lượng, bổ sung dưỡng chất: Cơm ăn dặm sẽ giúp mẹ cung cấp năng lượng và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé. Vitamin (A, B, C, D, E,…), một số khoáng chất có lợi (sắt, magie, kali,…) nguồn chất xơ dồi dào từ rau củ cùng hàm lượng chất béo, chất đạm trong thịt cá sẽ giúp bé lớn khôn.
- Kích thích phát triển giác quan: Làm quen với thực phẩm thô giúp bé vừa phát triển khả năng nhai cũng như cảm nhận được mùi vị, hương thơm và hình dáng, màu sắc thực phẩm.
5 – Gợi ý một số cơm ăn dặm cho bé
Cơm đậu hũ hấp trứng:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/4 miếng đậu hũ non, 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa cà phê dầu oliu.
- Cùng chế biến thôi nào: Vo gạo và nấu cơm nát theo tỷ lệ gạo:nước (1:2). Sau đó rửa sạch đậu hũ, nghiền mịn rồi đập trứng gà, thêm một chút dầu oliu và trộn đều cùng đậu hũ. Khi hỗn hợp đã đều, cho vào lò vi sóng và quay trong 5 phút là đã hoàn thành món đậu hũ hấp trứng ngon tuyệt.
Cơm nát cùng tôm và bí đỏ:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g bí đỏ, 20g tôm (3 con tôm nhỏ), 5ml dầu ăn, 5g bơ lạt.
- Cùng chế biến thôi nào: Vo gạo và nấu cơm nát theo tỷ lệ gạo:nước (1:2). Sau đó, mẹ rửa sạch bí đỏ và thái miếng nhỏ rồi đem hấp cách thủy trong 20 phút, còn tôm mẹ rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn. Khi sơ chế xong, mẹ đun chảy bơ lạt, dầu ăn rồi cho tôm vào xào săn là xong rồi.
Cơm cá nướng tán nhuyễn:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300g phi lê cá, 5ml dầu ăn.
- Cùng chế biến thôi nào: Vo gạo và nấu cơm nát theo tỷ lệ gạo:nước (1:2). Sau đó, mẹ bọc cá bằng giấy bạc và đem nướng trong lò vi sóng ở 190 độ C trong 20 phút. Khi cá đã chín, mẹ xịt một chút dầu oliu và lột da, bỏ xương nếu cần, tán nhuyễn thịt cá rồi cho bé ăn cùng cơm.
2. Mẹo lựa chọn đồ ăn dặm cho bé cực chuẩn
Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn non nớt khiến mẹ băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm. một số mẹo lựa chọn đồ ăn dặm cực chuẩn cho bé ngay đây sẽ giúp mẹ tự tin lựa đồ cho con đó ạ:
1 – Lựa chọn thực phẩm theo độ tuổi phù hợp: Các loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc nhưng chưa chắc đã phù hợp với bé đâu mẹ nhé. Ví dụ như trong hải sản chứa rất nhiều canxi và dưỡng chất, tuy nhiên chỉ nên cho bé từ 7 tháng sử dụng và ăn với lượng nhỏ thôi bởi hàm lượng protein quá cao trong hải sản có thể khiến bé bị dị ứng. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm theo độ tuổi phù hợp cho bé.
2 – Thực đơn ăn dặm phong phú: Mẹ cố gắng chế biến làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé (bột, cháo, bánh,…) và linh hoạt đổi bữa tạo hứng thú ăn uống cho bé.
3 – Đa dạng mùi vị món ăn: Với mỗi loại đồ ăn dặm, bất kể chế biến tại nhà hay mua đồ chế biến sẵn, mẹ nên chọn đa dạng mùi vị để chống ngán cho bé, đồng thời, kích thích phát triển vị giác của con.
4 – Lựa chọn đồ ăn dặm theo từng giai đoạn ăn dặm của bé:
- Bé mới tập ăn dặm: Bé đang bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, mẹ nên chọn thức ăn như rau củ quả và dạng loãng để bé dễ tiêu nhé!
- Bé đã ăn dặm được 2 – 3 tuần: Khi bé đã quen với thực phẩm, mẹ dần dần cho bé làm quen với mì, bánh ăn dặm cũng như các thực phẩm chứa đạm (thịt, cá, trứng,…) từng ít một để hệ tiêu hóa của bé làm quen cũng như bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm một cách tốt nhất.
3. Lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho con ăn dặm
1 – Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập cho bé ăn dặm: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để cho bé tập ăn dặm bởi giai đoạn này sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng bé cần và thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển có thể hấp thu thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
2 – Nhóm chất dinh dưỡng khi bé ăn dặm: Mẹ bé cần ghi nhớ bổ sung cho bé 4 nhóm chất cơ bản: tinh bột (gạo, ngũ cốc,…), đạm (thịt, cá,…), chất béo (dầu thực vật, chất béo từ thịt,…), chất xơ và vitamin (rau củ,…) để đáp ứng nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng đảm bảo bé yêu khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
3 – Số bữa ăn dặm trong ngày của bé:
- Bé mới ăn dặm (5 – 6 tháng tuổi): Mẹ nên bắt đầu với lượng thức ăn nhỏ, khoảng 1 bữa/ngày xen kẽ với bú sữa mẹ/sữa công thức. Sau đó tăng dần lượng thức ăn sau 2 – 3 tuần. Thời điểm này, sữa vẫn là thức ăn chính của bé, ăn dặm chỉ là phụ. Bên cạnh việc chăm chút cho bữa ăn dặm của bé, mẹ chú ý cho con bú đủ lượng sữa cần thiết. Chú ý chọn bình sữa phù hợp và an toàn giúp con tu ti ngon lành, ngoan ngoãn mẹ nhé. Với chất liệu thủy tinh an toàn cùng thiết kế cổ rộng thông minh và thống ống chống sặc, đầy hơi siêu dài, bình sữa Mamamy nhận được rất nhiều ưu ái của mẹ bỉm trong thời gian gần đây. Con vừa ti khỏe, vừa tập ăn dặm thuận lợi, mẹ cũng vui lây đúng không ạ!
- Bé trên 6 tháng – 1 tuổi: Khi bé đã có thời gian làm quen với thực phẩm, tùy theo khả năng ăn dặm của từng bé mà mẹ có thể bổ sung cho bé khoảng 3 bữa/ngày xen kẽ với 1 – 2 bữa phụ để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cần thiết mỗi ngày.
4 – Nguyên tắc ăn dặm mẹ cần biết:
- Ăn lỏng đến đặc: Dạ dày của bé vốn chỉ quen với sữa nên thật khó để bắt chúng làm quen với đồ ăn đặc. Vì vậy, mẹ cho bé ăn lỏng trước sau đó tăng dần độ đặc cho phù hợp mẹ nhé.
- Ăn từ ngọt đến mặn: Bộ máy tiêu hóa từ lâu đã quen với vị ngọt của sữa mẹ, vì vậy mẹ nên cho bé ăn từ ngọt tới mặn để bộ máy tiêu hóa kịp thích ứng với sự thay đổi.
- Ăn từ ít đến nhiều: Ăn từ ít tới nhiều giúp bộ máy tiêu hóa non nớt của bé có thời gian thích nghi, không làm việc quá sức, không quá tải để hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Ăn từ 1 nhóm đến nhiều nhóm thực phẩm: Khai phá dần dần từng loại thực phẩm là cách giúp bé khám phá mùi vị cũng như cho bé thời gian làm quen, mẹ cũng dễ dàng biết con không hợp với loại thực phẩm nào để loại bỏ khỏi thực đơn kịp thời. Sau giai đoạn nhận biết, mẹ kết hợp nhiều nhóm thực phẩm để tăng cường bổ sung dưỡng chất, làm phong phú vị giác của bé.
- Không ép con ăn: Mẹ nên từ từ giúp bé làm quen với thực phẩm mới, bắt ép bé không khiến bé ăn được nhiều hơn mà ngược lại còn làm bé sợ hãi với đồ ăn, bé biếng ăn.
Chắc hẳn, đọc đến đây mẹ đã có thêm một số hiểu biết về đồ ăn dặm cho bé cũng như có thêm rất nhiều ý tưởng nấu ăn rồi mẹ nhỉ. Góc của mẹ luôn đồng hành và thấu hiểu để hành trình làm mẹ trở nên dễ dàng hơn, đừng ngại chia sẻ những băn khoăn trong quá trình chăm sóc bé để được giải đáp nhanh nhất, mẹ nhé!