Khi con bước vào thời kỳ ăn dặm, không ít cha mẹ còn bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm thế nào phải không? Cả nhà mình đừng lo! Những nguyên tắc ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được cách cho con ăn dặm ngay thôi!
Mục lục
1. Con bắt đầu thời kỳ ăn dặm là khi nào?
1.2. Thế nào là “Ăn dặm” bố mẹ nhỉ?
Ăn dặm chính là giai đoạn các bé yêu nhà mình làm quen với những loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trong thời kỳ này, cha mẹ sẽ cho con ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,… để con mau lớn khôn. Nhà mình biết không, giai đoạn này cực kỳ quan trọng với cả cha mẹ và các con đấy! Đây là bước chuyển đánh dấu sự phát triển của con, khi bé bắt đầu biết nhận biết những thứ xung quanh. Và bên cạnh việc thời điểm bé ăn dặm, bé ăn dặm như nào, bảo quản đồ ăn dặm cho bé, … có những nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải ghi nhớ!
Quá trình ăn dặm còn giúp bé bổ sung kịp thời và đủ năng lượng hàng ngày nữa. Cơ thể bé ngày càng lớn lên, đồng nghĩa với việc bé cũng cần một lượng dinh dưỡng lớn hơn. Chỉ ăn sữa mẹ thì không đảm bảo được sức khỏe cho con. Từ khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Trong khi đó, giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Chính vì thế, ăn dặm là rất cần thiết đó mẹ ơi!
1.3. Thời kỳ ăn dặm của bé yêu là khi nào?
Thông thường, theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 tháng tuổi trở lên là khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm. Lý do là vì, 6 tháng tuổi trở lên là khi con phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Thời điểm này con bắt đầu cần ăn nhiều hơn trước. Cơ thể con cũng cần được bổ sung sắt, canxi,… Vì thế, cha mẹ nên ghi nhớ nguyên tắc ăn dặm cho bé đầu tiên: Ăn dặm tốt nhất là từ khi bé đủ 6 tháng nhé!
Tuy nhiên, có không ít bé 6 tháng tuổi rồi nhưng chưa tiếp nhận được việc ăn dặm. Cha mẹ có thể “du di” thời gian của thời kỳ ăn dặm đi một chút nha! Nhưng, mẹ nên nhớ: Cho con ăn dặm quá muộn hay quá sớm không tốt cho con chút nào. Vì sao ư? Mẹ hãy đọc tiếp nhé!
2. Có nên cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá không?
Liệu không theo nguyên tắc ăn dặm cho bé từ giai đoạn 6 tháng có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé không?
Trước 4 tháng tuổi, cơ thể bé còn non nớt và các cơ quan khác trong cơ thể cũng vậy. Cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Nếu cha mẹ cho con ăn dặm trước 4 tháng tuổi, sẽ khiến bé dễ chán sữa mẹ, bú ít đi. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Hơn nữa, nếu không bú mẹ, bé có thể sẽ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển đấy!
4 tháng tuổi là độ tuổi hệ tiêu hóa của bé cùng đã dần hoàn thiện. Dạ dày bé đã có thể tiết ra enzyme amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên, bé có khả năng bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa lúc này vẫn chưa hoàn thiện hẳn. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt, chưa đủ khỏe để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.
Nhưng, nếu cha mẹ cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi quá lâu, khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm là rất cao, thậm chí đối mặt với suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,… Bởi vì sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển, bé không được cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Sau này, trẻ còn có thể biếng ăn và chậm lớn vì thời gian làm quen với ăn dặm quá muộn. Chính vì thế, thời kỳ ăn dặm lý tưởng nhất của bé là từ sau 6 tháng tuổi, mẹ nhé!
Xem thêm:
3. Bật mí những nguyên tắc ăn dặm cho bé mà mẹ cần ghi nhớ
3.1. Nguyên tắc 01: Mẹ hãy cho con ăn từ ít rồi tăng dần lên nha!
Khi mới bắt đầu thời kỳ ăn dặm, cha mẹ chỉ nên tập cho bé ăn ít, từng chút một. Trong một vài bữa ăn đầu tiên, mẹ có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Sau đó, cha mẹ có thể tăng lượng ăn dần dần lên nhé! Nhà mình hãy để dạ dày và hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Gia đình nên cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần, nhà mình có thể tăng lên 2 bữa/ngày và bắt đầu thêm bữa phụ như hoa quả mềm, sữa chua, váng sữa…
3.2. Nguyên tắc 02: Bắt đầu với lỏng rồi mới đến đặc
Gia đình nên cho con ăn bột loãng trong những ngày đầu thời kỳ ăn dặm. Sau đó, mẹ hãy tăng dần độ đặc trong những bữa sau lên. Dần dần, mẹ cho bé ăn từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên, mẹ đừng quá vội vàng, vì trẻ cần được làm quen với những đồ ăn ngon mới lạ mà!
Mẹ hãy lưu ý nè: Hãy cho con ăn đồ ăn mềm, dễ nhai, nuốt và tiêu hóa nhé! Vì lúc này trẻ chưa mọc răng, hoặc đang “nhú lên” rất ít răng!
Đây là nguyên tắc quan trọng giúp bé không bị “sốc” khi bắt đầu ăn những đồ ăn “lạ”. Điều này cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thể quen dần với việc tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
3.3. Nguyên tắc 03: “Măm măm” sao cho con đủ chất, mẹ an tâm?
Trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé nhé! 4 nhóm chất cực kỳ cần thiết cho con là:
- Nhóm chất đạm: Các loại thực phẩm từ động vật như thịt bò, gà, cá, trứng, sữa, tôm,…; hoặc thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.
- Nhóm chất bột đường: gạo tẻ, gạo nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, khoai, bắp.
- Nhóm các vitamin và chất khoáng: rau củ như cải bó xôi, bắp cải,bí đỏ,…; trái cây các loại.
Ngoài ra, các mẹ nên nhớ ngay nè: Khi chế biến thức ăn cho con, tuyệt đối không cho mắm muối, gia vị vào nhé! Vì con còn nhỏ, gan thận có thể phải làm việc quá sức nếu bé ăn mặn đấy! Mẹ hãy thật tỉnh táo và lựa chọn các thực phẩm sạch, chế biến cẩn thận để đảm bảo con có sức khỏe tốt, ăn ngoan và chóng lớn!
Xem thêm:
3.4. Nguyên tắc 04: Mẹ ơi đừng ép con ăn!
Đây là nguyên tắc bố mẹ phải nhớ trong thời kỳ ăn dặm. Gia đình mình hãy quan sát, để ý xem con có đang đói, hay muốn ăn món này không? Con có thoải mái không? Nếu con khóc, quay mặt đi hay phản ứng mạnh, cha mẹ đừng ép con ăn nhé! Thời điểm này vẫn là thời gian làm quen dần của con, nên cha mẹ hãy chú ý nhé! Ngoài ra, các phản ứng của con có thể giúp cha mẹ nhận biết con có dị ứng với loại thực phẩm nào không. Từ đó, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm hiệu quả hơn.
3.5. Nguyên tắc 05: Cho bé ăn từ ngọt đến mặn
Giai đoạn tập cho bé ăn dặm có một công thức mẹ cần nhớ đó là chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo,bột yến mạch, …nấu cùng rau, củ quả trước, sau đó mới cho bé ăn các bữa ăn có cá, thịt…dần. Bởi 6 tháng trước đó, hệ tiêu hóa của bé chỉ quen với sữa mẹ. Do đó, lúc ăn dặm ban đầu, bé sẽ dễ quen hơn với việc ăn các loại bột ngọt có vị gần như sữa mẹ hơn là thức ăn mặn.
Xem thêm: Gia vị cho bé ăn dặm: mẹ cần biết 6 loại hạt nêm này
3.6. Nguyên tắc 06: Thời điểm “bắt đầu” và thời điểm “kết thúc” phải chuẩn
Điểm đặc biệt của phương pháp ăn dặm kểu Nhật chính là muốn tập cho bé thói quen ăn uống tự lập, khoa học. Do đó, mẹ nên nhớ thời điểm “bắt đầu” và “kết thúc” ăn của bé phải chuẩn để thiết lập cho đồng hồ sinh học trong bé hoạt động đúng và đều đặn cũng như giúp bé không “mè nheo”, không có tình trạng ăn cơm cả tiếng đồng hồ và biến cả nhà thành “gánh xiếc”
3.7. Nguyên tắc 07: Để bé làm quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày
Việc này có nhiều cái “lợi” mà mẹ dễ dàng nhận thấy:
- Thứ nhất, khoảng thời gian 3-5 ngày sẽ giúp mẹ phát hiện những trường hợp bé “không may” bị dị ứng với thực phẩm.
- Thứ hai, nếu món ăn hợp với bé thì việc thay đổi sang món ăn khác sau thời gian trên sẽ giúp bé không bị nhàm chán với món ăn cũ và luôn cảm thấy hứng thú với mỗi khi giờ ăn tới.
Cha mẹ đã nắm bắt được các nguyên tắc ăn dặm cho bé chưa? Ăn dặm không có gì là khó khăn, chỉ cần gia đình hiểu đúng, đủ về nó thôi!
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?