Với nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con, chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ về thực phẩm ăn dặm cho bé. Rằng thực phẩm nào là nên, thực phẩm nào là không nên và những dinh dưỡng mà bố mẹ cần biết từ các thực phẩm ăn dặm cho bé. Nay mọi điều bố mẹ thắc mắc sẽ được giải quyết trong Góc của mẹ. Bố mẹ hãy đọc và chuẩn bị cho bé những bữa ăn dặm chuẩn khoa học nhất nhé!
Mục lục
1. Bảng thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Thực phẩm ngày nay rất dồi dào, phong phú cho mẹ sử dụng. Tuy nhiên, chính điều đó lại mang đến những “cơn đau đầu” khi mẹ không biết phải lựa chọn thực phẩm ra sao. Ăn dặm là thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Giai đoạn này sẽ quyết định phần lớn, là nền tảng cho sự phát triển của bé sau này.
Hãy đọc bảng thực phẩm cho bé ăn dặm mà Góc của mẹ đã tổng hợp để xoa dịu chứng “nhức đầu” này.
Đây là bảng thực phẩm ăn dặm cho bé mà hàm lượng cần cung cấp là trong một ngày. Mẹ cũng cần có sự điều chỉnh tùy theo nhu cầu của bé. Thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân rất nhanh, phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều, dẫn đến nôn trớ, béo phì. Xen kẽ các nhóm sẽ giúp thay đổi mùi vị, bé ăn ngon hơn.
1.1. Bảng ăn dặm cho bé 6-7 tháng
Bú mẹ là chính, thêm bột ăn dặm cho bé đặc dần lên và 1 chút nước quả. Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
- Bột gạo: 20g (4 thìa cà phê, mỗi bữa 2 thìa – tương đương 200ml, tức 1 bát ăn cơm)
- Thịt (cá, tôm): 20-30g (2-3 thìa cà phê)
- Rau xanh: 20g
- Dầu mỡ: 1-2 thìa cà phê
- Bú mẹ/ sữa: 600-700ml
1.2. Bảng ăn dặm cho bé 8-9 tháng
Bú mẹ, 2-3 bữa bột đặc (10%), nước quả, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramel…
Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
- Bột gạo: 40-60g (mỗi bữa 3-4 thìa cà phê)
- Thịt (cá, tôm): 40-50g
- Rau xanh: 40g hoặc hơn
- Dầu mỡ: 5-6 thìa cà phê
- Bú mẹ/ sữa: 500-600ml
1.3. Bảng ăn dặm cho bé 10-12 tháng
Bú mẹ, 3-4 bữa bột đặc (12-15%)/ cháo nấu nhừ, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen…
Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
- Bột gạo: 60-80g
- Thịt (cá, tôm): 60-80g
- Rau xanh: 60g hoặc hơn
- Dầu mỡ: 7-8 thìa cà phê
- Bú mẹ/ sữa: 500-600ml
Lưu ý: Theo khuyến cáo mới nhất của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm. Vậy nên bảng thực phẩm ăn dặm cho bé sẽ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc ở tháng thứ 12.
Tuy nhiên việc cho bé kết thúc hoàn toàn việc ăn dặm ở tháng 12 là hoàn toàn nằm ở bé và mẹ. Mẹ cần phụ thuộc vào số lượng răng và khả năng ăn của bé. Việc kết hợp giữa ăn dặm, sữa mẹ và ăn cơm đã qua chế biến sẽ là lựa chọn thông minh cho bé!
2. 10 loại thực phẩm ăn dặm cho bé tốt nhất
Ngoài bảng thực phẩm ăn dặm cho bé ở trên, mẹ cũng nên tham khảo nên 10 loại thực phẩm sau đây. Mẹ sẽ có thể nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn dặm của bé. Từ đó tránh được tình trạng bé chán ăn và nhàm chán với các món quen thuộc. Sau đây là 10 loại thực phẩm tốt nhất cho bé bắt đầu ăn dặm mẹ nhé!
2.1. Bơ
Bơ là một loại thực phẩm rất giàu chất béo không bão hòa lành mạnh giúp tăng cường sự phát triển của não bộ. Có thể mẹ chưa biết, thực tế thành phần chất béo của bơ có phần giống với thành phần của sữa mẹ. Đây là lựa chọn sáng suốt trong thực phẩm ăn dặm cho bé!
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Mẹ có thể nghiền bơ bằng nĩa hoặc làm bánh guacamole cho bé mẹ nhé. Biết đâu đây sẽ là món yêu thích của bé mẹ nha!
2.2. Chuối
Chuối được biết đến như một nguồn cung cấp kali dồi dào. Loại trái cây này cũng chứa vitamin B6 và C, canxi và sắt. Một món ăn đơn giản lại chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho bé như vậy. Mẹ cũng nên lưu ý thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ nhé!
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Làm nhuyễn chuối và xoài. Hoặc đối với món sinh tố đầu tiên của con, mẹ hãy xay nhuyễn chuối và đào với sữa chua nguyên kem.
2.3. Quả việt quất
Quả việt quất đang bùng nổ trong quá trình lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho chế độ ăn. Bởi vì loại quả này được biết có hàm lượng khá cao các chất chống oxy hóa. Màu xanh đậm và rực rỡ của những quả mọng này là những hợp chất flavonoid có lợi cho mắt, não và thậm chí cả đường tiết niệu của bé. Điều này sẽ có lợi cho trong quá trình làm quen với thực phẩm ăn dặm cho bé!
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn quả việt quất và cho một thìa hỗn hợp nhuyễn màu tím ngon ngọt vào sữa chua. Hoặc bánh pudding nước cốt dừa mềm mịn với nước cốt việt quất sẽ là một lựa chọn không tồi cho bé mẹ nhé!
2.4. Bông cải xanh
Loại rau họ cải này là nguồn thực phẩm có chứa chất xơ, folate và canxi, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Mẹ hãy sớm cho bé làm quen với hương vị đậm đà của bông cải xanh. Và mẹ có thể sẽ mở rộng khẩu vị của bé và khuyến khích bé yêu thích rau xanh này. Thêm món này vào bảng thực phẩm ăn dặm cho bé sớm để bé làm quen, tránh được việc chán ăn của bé mẹ nhé!
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Hấp bông cải xanh cho đến khi mềm, cắt thành từng miếng nhỏ vừa đủ cho bé ăn một cách an toàn, sau đó ướp lạnh. Khi sử dụng, mẹ hấp bông cải xanh được ướp lạnh, và một số bé sẽ rất thích kết cấu và hương vị khi món rau này nguội.
2.5. Đậu lăng
Đậu và các loại đậu khác là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ. Nhưng không giống như các loại đậu lớn, đậu lăng nhỏ nấu thành một hỗn hợp sệt vừa đủ cho trẻ cắn. Chúng cũng là một trong những thực phẩm lành mạnh rẻ nhất mà bạn có thể sử dụng vào trong khẩu phần ăn của trẻ.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Nấu chín cà rốt thái hạt lựu cùng với đậu lăng. Khi bé lớn hơn, hãy tăng gấp đôi các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bằng cách hầm đậu lăng và rau bina. Là bữa ăn không thể trong bảng thực phẩm ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi.
2.6. Thịt
Thiếu sắt là nguy cơ có thể gây thiếu máu. Vì vậy, trong bảng thực phẩm ăn dặm cho bé không thể thiếu thịt. Thịt chính là một trong những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung. Bởi vì, đây chính là thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị thịt là thực phẩm đầu tiên vì đây là nguồn cung cấp protein, kẽm và sắt tuyệt vời, đặc biệt là thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu. Ngoài ra, trẻ sơ sinh hấp thụ sắt từ thịt dễ dàng hơn từ ngũ cốc tăng cường chất sắt, một loại thực phẩm thông thường khác.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Nếu bé chưa quen với thức ăn đặc, hãy thử chế độ ăn của trẻ với công thức xay nhuyễn gà tây hoặc gà. Khi trẻ lớn hơn, hãy giới thiệu hương vị mới với cà ri gà với đậu xanh và bí xanh.
Xem thêm: Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không?
2.7. Mận khô
Loại thực phẩm ăn dặm cho bé tiếp theo được gọi là “mận khô”. Những loại trái cây khiêm tốn này nghe có vẻ không hấp dẫn, nhưng chúng mềm, ngọt và đầy chất xơ. Em bé có thể bị táo bón khi chuyển sang thức ăn đặc. Vì đó là một thay đổi lớn đối với hệ thống của bé. Thêm mận khô xay nhuyễn vào chế độ ăn uống của trẻ để hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho mọi thứ vận động.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Dùng riêng mận khô xay nhuyễn hoặc trộn với các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như bột yến mạch, ngũ cốc hoặc nước sốt táo, để có món ngọt tự nhiên.
2.8. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm đầu tiên phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ có xu hướng thích cả vị ngọt và kết cấu của khoai lang. Những loại rau củ nhiều màu sắc này chứa nhiều beta-carotene, vitamin C và khoáng chất, bao gồm cả sắt và đồng.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Sử dụng khoai lang nghiền riêng biệt hoặc trộn vào thịt gà hoặc gà tây xay nhuyễn.
2.9. Bí đỏ
Quả bí đỏ cứng có vỏ màu cam hoặc màu vàng và chúng đều mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Một trong số đó là chúng đặc biệt giàu beta-carotene, được công nhận là rất tốt cho mắt. Bí cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của vitamin C. Vị ngọt tự nhiên và kết cấu kem làm tăng thêm sự hấp dẫn của các loại quả thường có vào mùa đông.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Rang một loại bí đỏ như hạt bơ, lấy phần thịt và xay nhuyễn để làm món ăn đầu tiên dễ dàng. Khi bé lớn hơn, hãy giới thiệu hương vị và kết cấu mới với các món ăn như đậu gà đập dập và ớt bơ.
2.10. Sữa chua
Sữa chua là nguồn thực phẩm rất giàu canxi và vitamin D, cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Con bạn có thể ăn sữa chua khi được 4 đến 6 tháng và có thể kéo dài hơn trước khi trẻ sẵn sàng dùng sữa bò.
Ba mẹ nên chọn sữa chua nguyên chất không thêm đường. Ngoài ra, hãy tìm một thương hiệu có nhiều men vi sinh sống, sẽ giúp điều hòa các vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa của bé. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn sữa chua nguyên kem trẻ sơ sinh cần calo từ chất béo.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn: Mẹ có thể sử dụng riêng sữa chua là được, hoặc trộn với quả mọng xay nhuyễn hoặc trái cây tươi khác, sốt táo hoặc bơ nghiền.
Xem thêm:
3. Thứ tự thực phẩm ăn dặm cho bé
Mỗi thời điểm, quá trình ăn dặm của bé lại có thay đổi một chút. Bám sát trình tự ăn dặm của bé sẽ giúp bé có một sự phát triển tốt hơn mẹ nhé!
3.1. Tuần ăn dặm đầu tiên – Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé cho phép bé tiêu hóa được những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Mẹ nên bắt đầu lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để làm quen mẹ nhé!
Trong đó bảng thực phẩm ăn dặm cho bé tuần đầu tiên được khuyến khích nên cho trẻ ăn là rau củ quả.
Mẹ có thể giới thiệu các loại củ như bí đỏ, cà rốt, củ cải, củ dền, khoai lang; các loại quả như chuối, bơ,rau như rau bina, rau dền, rau muống, rau cải…
Mẹ linh hoạt và cho trẻ ăn 1 bữa/ngày để trẻ làm quen.
3.2. Tuần thứ 2 ăn dặm
Sang tuần thứ 2, mẹ có thể giới thiệu tới trẻ các loại thực phẩm ăn dặm mặn cho bé như thịt heo, bò. Nếu mẹ lo lắng trẻ khó tiêu hóa thì có thể giới thiệu các loại thịt này vào tuần thứ 3 ăn dặm.
Ở tuần này, mỗi bữa mẹ chỉ cho bé ăn khoảng 50g thịt và nên ăn 1 bữa/ngày đạm. Bữa còn lại có thể ăn rau củ hoặc nếu cho bé bú nhiều, mẹ chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày, kết hợp thịt với rau củ.
3.3. Tuần thứ 3 ăn dặm
Tuần này, thực phẩm ăn dặm cho bé làm quen sẽ là chất đạm động vật và thịt heo, thịt bò. Thực phẩm ăn dặm cho bé nhiều sắt trong giai đoạn đầu bé làm quen với ăn dặm.
Kết hợp cùng rau củ quả sẽ là lựa chọn hợp lí để bé tránh việc chán ăn mẹ nhé!
3.4. Tuần thứ 4, thứ 5 ăn dặm
Ngoài những thực phẩm ăn dặm cho bé bên trên với cữ ăn tăng lên 2 bữa/ngày, mẹ có thể thử cho bé ăn đậu hũ hoặc nước ép trái cây. Mẹ có thể cho bé uống 25ml/ngày mẹ nhé!
Tuy nhiên, uống nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể bé. Điều này không tốt khi sẽ hạn chế việc dung nạp các thực phẩm khác mẹ nhé!
3.5. Tuần thứ 6, thứ 7 ăn dặm
Bước sang tuần thứ 6, thứ 7, bé cũng được hơn 7 tháng tuổi và có thể ăn thêm các loại thực phẩm mới như tôm, cá, lòng đỏ trứng, phô mai, thịt gà. Đó sẽ là những lựa chọn thông minh cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ nhé!
Trong đó, thịt gà mẹ có thể giới thiệu sang tuần thứ 7 để bé làm quen vì thịt gà cũng có nguy cơ gây dị ứng, mẹ cần kiểm tra xem khả năng dị ứng của trẻ là thế nào.
Phương pháp kiểm tra dị ứng như sau, ngày đầu mẹ cho bé ăn khoảng 1 thìa thịt gà, ngày hai 2 thìa, ngày thứ ba 3 thìa thịt gà. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nổi đỏ nào nên ngưng để kiểm tra, nếu không có nghĩa là bé không bị dị ứng thực phẩm này.
3.6. Từ tuần thứ 8 trở đi
Ở tuần này, bé đã được ăn rất nhiều thực phẩm và có thể ăn đa dạng hơn các loại thực phẩm. Mẹ có thể thay đổi món ăn liên tục để giúp bé hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn.
4. Những lưu ý khi chế biến thực phẩm ăn dặm
Vì cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện nên chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé cũng có những nguyên tắc riêng. Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý những điều dưới đây:
- Chế biến thức ăn “không muối” cho bé. Hãy để bé được cảm nhận hương vị tự nhiên nhất của món ăn. Thận của bé chưa thể xử lý hết lượng muối nạp vào cơ thể, nếu cho bé ăn đồ ăn nhiều muối sẽ rất có hại.
- Nhất định phải nấu chín thức ăn. Thức ăn còn sống hay chưa chín kỹ sẽ khiến bé bị tiêu chảy, phân sống,…
- Không để cho bé ăn đồ ăn để lâu. Vi khuẩn xâm nhập sẽ có hại cho đường ruột của trẻ, mất đi hương vị của đồ ăn.
Vậy là Góc của mẹ đã chia sẻ cho mẹ những loại thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng. Hy vọng rằng nhờ những kiến thức này, mẹ có thể yên tâm chăm con và bé sẽ có sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện! Đừng lo lắng, hãy học cách cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. Hãy để Góc của mẹ đồng hành cùng bạn và bé yêu trên những chặng đường sắp tới nhé!