6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cho bé yêu bắt đầu ăn dặm. Theo các chuyên gia, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp hơn, phản xạ nhận, nhai nuốt thức ăn cũng đã bắt đầu hình thành. Đây là thời gian hợp lí để mẹ bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé và hoàn thiện vị giác của trẻ. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn còn bối rối trong việc tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân và ngon miệng. Thậm chí mẹ còn chưa biết cho bé ăn gì, làm đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào tốt nhất. Vậy thì mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết cách cho bé 6 tháng ăn dặm nhé!
Mục lục
1. 5 Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tháng nên bắt dầu ăn dặm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khuyên các mẹ khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên nên bắt đầu tập cho trẻ ăn các đồ ăn dặm phù hợp để tăng cường phát triển và bổ sung đầy đủ thêm các dinh dưỡng thiết yếu khác hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vậy khi nào biết trẻ 6 tháng tuổi đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tập ăn dặm? Khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bé có thể tự giữ đầu ở tư thế thẳng đứng một cách cứng cáp, không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người bố mẹ
- Bé đã bắt đầu biết tém và nhai thức ăn bằng nướu
- Nhu cầu ăn của bé tăng lên, dù mẹ đã cho bú 8 – 10 cữ/ngày
- Bé thích thú mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và luôn đòi được ăn
- Bé bắt đầu biết dung tay để nắm và cho bất cứ thứ gì vào miệng để nhai
2. 7 Nguyên tắc khi cho bé 6 tháng ăn dặm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để cho trẻ ăn dặm. Tiêu biểu nhất là 3 phương pháp sau đây:
- Ăn dặm theo cách truyền thống: đây là cách ăn dặm được nhiều bà mẹ Việt Nam vẫn luôn tin tưởng và áp dụng nhiều năm nay.
- Ăn dặm kiểu Nhật: phương pháp này chú trọng tới nhu cầu dinh dưỡng của bé, đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển toàn diện.
- Ăn dặm blw cho bé tự chỉ huy: đây là một kiểu ăn dặm mới có ở phương Tây. Phương pháp này giúp bé tự lập trong việc ăn uống, bé sẽ được tự chọn thức ăn, tự nhai nuốt và kiểm soát thức ăn.
Tuy nhiên, dùng áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho bé thì mẹ cũng không nên quá vội vàng vì bé mới bắt đầu học ăn. Thay vào đó mẹ nên tìm hiểu kỹ các đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có thể ăn và tuân thủ một số nguyên tắc hay công thức ăn dặm cho bé 6 tháng cần thiết dưới đây.
- Số bữa ăn dặm: 1 – 2 bữa/ngày.
- Số bữa bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức: 3 – 4 cữ/ngày, tùy theo nhu cầu ăn của bé
- Không thêm gia vị vào đồ ăn dặm của bé
- Nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn.
- Các món ăn dặm cho bé 6 tháng cần nghiền nhuyễn và mịn, nấu chín. Với cháo mẹ nên nấu tỉ lệ gạo nước 1:10 và rây kĩ.
- Chú ý chế biến đa dạng món để bé được cung cấp đủ chất.
- Tránh các thực phẩm bé bị dị ứng hoặc dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng, hải sản,…
3. Các thực phẩm bé 6 tháng có thể ăn dặm
Mẹ nên chú ý cho bé ăn theo nhóm dinh dưỡng. Trẻ 6 tháng cần bổ sung gì là một điều mà các mẹ băn khoăn. Lúc này trẻ cần được cung cấp các chất vitamin, tinh bột, chất đạm… Từ đó mẹ có thể lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với bé. Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây để giải đáp thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn được những gì nhé!
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngoài cung cấp chất xơ, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đến từ 4 nhóm sau để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh toàn diện từ trí não đến thể chất.
- Chất đạm: Thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa,… Với các bé mới ăn dặm, mẹ dùng nước luộc thịt để nấu cháo cho bé. Sau khi đã quen ăn, bé có thể ăn thịt xay nhuyễn cùng cháo. Các loại thịt, cá, trứng là nguồn bổ sung sắt và kẽm rất tốt.
- Chất béo: Các loại hạt, dầu thực vật như dầu hạt vừng, dầu đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh,…
- Bột đường: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì,…
- Vitamin (Vitamin C, A, D) và khoáng chất (sắt, canxi và Axit béo omega 3): cà chua, cà rốt, táo,…
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm chất sắt (có nhiều ở các loại đậu như: đậu tây, đậu đen, đậu lăng, các loại rau có màu xanh đậm), DHA có nhiều trong sữa mẹ. Và chất xơ có nhiều rau củ quả là một phần không thể thiếu để nấu ăn dặm cho trẻ 6 tháng.
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
4.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo ngày
Mẹ có tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng blw theo ngày của Viện dinh dưỡng dưới đây để có thêm thông tin thiết kế bữa ăn cho bé. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trở lên mẹ cũng có thể áp dụng chỉ khác về cách nấu, thay vì nấu loãng thì đặc hơn một chút theo khả năng nhai của bé.
Các món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo ngày mẹ có thể thay đổi linh hoạt theo sở thích của con, không nhất phải áp dụng 100% như gợi ý. Mỗi ngày bé sẽ ăn dặm 2 bữa chính và thêm 2 bữa phụ ăn hoa quả.
Thứ 2 + Thứ 4:
- Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
- Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
- Chuối tiêu: ~ 1/3 quả (hoặc quả khác theo mùa)
- Nước cam ngọt (hoặc nước hoa quả khác theo mùa)
Thứ 3 + Thứ 5:
- Bột thịt gà (cháo thịt gà) gồm: 10g thịt gà, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, 1 chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
- Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh
- Đu đủ chín ~ 50g (hoặc quả khác theo mùa)
- Nước cam ngọt (hoặc nước hoa quả khác theo mùa)
Thứ 6 + Chủ nhật:
- Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
- Hồng xiêm (~ 1/3 quả) (hoặc quả khác theo mùa)
- Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Thứ 7:
- Bột trứng gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 thìa cà phê dầu gấc, một chút rau tùy thích.
- Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
- Xoài chín (~ 50g)
- Nước cam (hoặc nước hoa quả khác theo mùa)
4.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần (1 tháng)
Ngoài thực đơn ăn dặm theo ngày ở trên, mẹ cũng có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần dưới đây. Các món cho bé 6 tháng ăn dặm này mẹ hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt theo từng sở thích của bé để tăng thêm niềm vui, hứng thú khi ăn của bé nha.
- Tuần 1: Cháo trắng, rau ngót, đậu phụ, bắp cải, rau cải, sữa chua nguyên chất không đường.
- Tuần 2: Cháo trắng, cà rốt, đậu phụ, bí đỏ, trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua, sữa chua nguyên chất không đường.
- Tuần 3: Cháo trắng, rau ngót, su hào, rau cải bó xôi, đậu phụ, sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
- Tuần 4: Cháo trắng, rau ngót, sữa chua nguyên chất, rau ngót, trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải, rau cải, đậu phụ.
Xem thêm: Cách chọn bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
5. Cách làm 15 món ăn dặm cho trẻfThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần 6 tháng tuổi
5.1. Cháo cà rốt nghiền
Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách làm:
- Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
- Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
- Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
Nguồn: Vũ Diệu Thúy Channel – Youtube
5.2. Súp bí đỏ sữa
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 20g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách nấu:
- Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
- Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
- Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
5.3. Cháo rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, giàu sắt, kali, canxi và magie. Đây là thực phẩm tốt cho sự phát triển của não bộ và tuần hoàn máu. Ngoài ra hệ xương của bé cũng được phát triển cứng cáp hơn nhờ loại rau này. Cách nấu cháo rau chân vịt Mamamy cũng gợi ý tương tự như cách nấu cháo cà rốt nghiền. Chỉ cần 2 – 3 lá rau nấu chính nghiền nhuyễn là có thể trộn chung với cháo loãng cho bé ăn là được.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
- Rau chân vịt: 2-3 lá
Cách thực hiện:
- Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
- Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.
Xem thêm: Trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì? Cách chế biến và sai lầm thường gặp
5.4. Súp khoai tây sữa
Nguyên liệu:
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
- Khoai tây: ½ củ
Cách làm:
- Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
- Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
- Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.
5.5. Khoai lang nghiền
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 củ nhỏ
- Sữa hoặc nước: 60ml
Cách làm:
- Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm
- Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
- Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.
5.6. Đậu hà lan nghiền
Nguyên liệu:
- Đậu Hà Lan: 30g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
- Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn
- Sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có ngay bát đậu Hà Lan trộn sữa thơm ngon.
5.7. Bơ trộn sữa mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân
Nguyên liệu:
- Bơ chín: ¼ quả
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml
Cách làm:
- Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn
- Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.
5.8. Cháo trắng – Hạt sen nghiền
Nguyên liệu:
- Hạt sen: 30g
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
- Bơ chín + sữa mẹ: vừa đủ
Cách làm:
- Hạt sen đem bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn.
- Sữa bột pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen nghiền.
- Mẹ có thể tận dụng nước hầm hạt sen để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng được nhé.
- Bơ nghiền mịn cùng với sữa cho bé ăn tráng miệng.
5.9. Cháo trắng – Cải bó xôi – Kiwi hấp
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
- Cải bó xôi: 3-4 lá
- Kiwi vàng : ¼ quả
Cách làm:
- Cháo nấu theo tỷ lệ 1 :10 rồi rây qua lưới cho mịn
- Cải bó xôi rửa sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn
- Kiwi gọt nhỏ và nghiền nhuyễn.
- Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé
5.10. Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấp
Nguyên liệu:
- Cháo trắng : 2 thìa cà phê
- Ngô ngọt: 1 thìa cà phê
- Cà rốt: 1 thìa cà phê
Cách làm:
- Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn
- Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn
- Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.
5.11. Cháo đậu que – Táo hấp nghiền
Nguyên liệu:
- Đậu que: 2-3 quả
- Cháo trắng : 2 thìa cà phê
- Táo tươi: 1/8 quả
Cách làm:
- Cháo nấu theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
- Đậu que đem rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới
- Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn. Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.
5.12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 -3 thìa cà phê
- Măng tây: 2 ngọn
- Bơ tươi: 1/8 quả
- Sữa mẹ : 60ml
Cách làm:
- Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn
- Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới
- Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
- Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn
- Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.
5.13. Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản
Nguyên liệu:
- Chuối chín: nửa quả
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
- Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
- Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.
6. 3 Lưu ý quan trọng khi nấu cháo ăn dặm cho bé
- Không dùng nước lạnh: Mẹ nên dùng nước nóng để có thể giữ được dinh dưỡng trong gạo, không bị trương hay bị nở và cũng để tiết kiệm thời gian hơn.
- Không nên đun (hâm) lại cháo quá nhiều lần 1 ngày: Tốt nhất mẹ nên nấu cháo cho bé ăn dặm vừa đủ, tránh để lâu hâm lại sẽ vừa làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc cho bé. Nếu chuẩn bị nguyên liệu quá nhiều thì mẹ nên bảo quản ngăn mát chứ không nên nấu cả
- Nên sử dụng các loại rau, củ, quả theo mùa để bảo quản chất lượng ngon nhất và không lo sử dụng chất bảo quản.
- Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hoặc nhiệt độ phòng: Vì cách rã đông này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ngộc độc, tiêu chảy ở bé. Tốt nhất là mẹ bỏ thực phẩm xuống ngăn mát để nó rã đông từ từ, tuy nhiên cách này cần khá nhiều thời gian nên mẹ cần chuẩn bị trước khá lâu.
7. Các câu hỏi thường gặp
Câu 1: Trẻ 6 tháng tuổi có ăn được trứng không?
Ở độ tuổi này bé hoàn toàn có thể ăn được cả lòng trắng trứng và lòng đỏ, tuy nhiên mẹ cần đánh nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn, đặc biệt là lòng trắng trứng. Vì thế để tránh bé chưa thể nhai được nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chỉ dùng lòng đỏ trứng.
Câu 2: Trẻ 6 tháng tuổi có ăn được sữa chua không?
Bé 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua và các loại kem vì lúc này bé có thể nhai thức ăn bằng nướu. Nhưng mẹ không nên cho bé ăn sữa chua hoặc kem vừa lấy trong tủ lạnh ra, nên để ngoài một lúc cho bớt lạnh mới cho bé ăn.
Câu 3: Trẻ 6 tháng tuổi có uống nước trái cây được không?
Trường hợp này, các bác sĩ nhi khoa không khuyến khích cho trẻ uống nước trái cây thường xuyên, bởi nó bổ sung thêm calo mà không có dinh dưỡng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ. Tuy nhiên, thi thoảng mẹ cũng có thể cho bé uống nước trái cây để kích thích vị giác của bé.
Đừng biến ăn dặm thành một cuộc chiến. Hãy để nó thật dễ dàng với cả mẹ và bé. Nếu mẹ chịu khó tìm hiểu các phương pháp ăn dặm và kiên nhẫn, bé sẽ thấy ăn dặm chỉ như chơi đùa. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng là điều mà mẹ cần nghiên cứu kĩ càng. Chỉ như vậy bé mới có thể ngon miệng và được phát triển toàn diện. Chúc mẹ thành công!