Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không? 6 nguy cơ nhãn tiền!

Mẹ chưa có kinh nghiệm, lỡ cho con ăn dặm muộn hơn giai đoạn 6 tháng tuổi nên lo lắng và muốn tìm hiểu xem cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không, từ đó cân nhắc điều chỉnh cho bé yêu. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ không nên cho bé ăn dặm muộn vì dễ dẫn đến 6 nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết để có giải pháp phù hợp mẹ nhé!

Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không?
Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không? Câu trả lời cho mẹ!

1. Giúp mẹ hiểu thế nào là ăn dặm muộn?

Để bé yêu tập ăn giỏi và khỏe mạnh, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm. Sau khoảng 1 – 2 tháng kể từ thời điểm bé có thể ăn dặm mà mẹ chưa cho bé ăn thì được coi là ăn dặm muộn đó ạ. Cụ thể:

  • Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mẹ tập cho bé ăn dặm. Lúc này, con đã dần mọc răng và nhai, nuốt được thức ăn. Nếu sau khoảng thời gian này, bé đã 7 – 8 tháng mà mẹ chưa tập cho ăn sẽ được coi là ăn dặm muộn.
  • Sau khi bé có dấu hiệu sẵn sàng để ăn dặm khoảng 1 tháng mà mẹ chưa cho con ăn dặm cũng có thể coi là ăn dặm muộn. Mẹ để ý một chút, khi con có những biểu hiện như này: cân nặng tăng gấp đôi so với giai đoạn sơ sinh, thích thú và cố gắng lấy thức ăn từ tay mẹ, cổ cứng cáp và ngồi được không cần mẹ đỡ,… (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ), con đã sẵn sàng “măm măm” rồi đó mẹ.
Mẹ nên hiểu rõ về tác hại của trẻ ăn dặm muộn
Con cứ đòi với lấy thức ăn mẹ đang cầm chính là dấu hiệu để tập ăn dặm cho bé đó ạ

2. Cho trẻ ăn dặm muộn không tốt

Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay gửi về cho chúng tôi. Và câu trả lời là cho bé ăn dặm muộn không tốt, thậm chí còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như chậm lớn, nhẹ cân, biếng ăn. Khi lớn hơn, hàm lượng dưỡng chất trong sữa mẹ (sữa công thức) sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Con cần nhiều năng lượng và khoáng chất đến từ các loại thực phẩm ngoài sữa để khám phá thế giới xung quanh, tập ngồi, tập đi.

Nếu mẹ cố gắng tăng khẩu phần sữa, tăng cữ bú vào ban ngày, ban đêm nhưng không ăn dặm cũng không thể bổ sung đủ dưỡng chất cho bé, dễ khiến con bị sâu răng, tè dầm nhiều, còn tiềm ẩn nguy cơ con “chán ngấy” sữa, nôn ói chẳng chịu ăn uống gì nữa.

Đồng thời, bé sau 6 tháng tuổi sẽ có tư duy nhanh nhạy hơn hẳn lúc còn sơ sinh, nếu mẹ không tập ăn dặm cho con thì sau này sẽ rất khó, con bướng và không chịu tập nhai nuốt đâu mẹ ơi.

Cho bé ăn dặm không tốt cho trẻ

3. 6 Nguy cơ khôn lường khi cho trẻ ăn dặm muộn

Sau đây là 6 nguy cơ khôn lường từ việc ăn dặm muộn đối với bé yêu. Đọc kỹ để nắm được thông tin mẹ nhé!

3.1. Khó làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ

Nhiều mẹ bỉm nghĩ rằng chỉ cho bé ăn dặm muộn 1 – 2 tháng thôi thì không ảnh hưởng gì đến con cả, nhưng bé sơ sinh phát triển nhanh hơn mẹ nghĩ nhiều đó ạ. Con phát triển từng ngày, cả về thể chất lẫn tư duy. Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi bé đã có nhận thức rõ ràng, con nhận biết được mùi vị, cấu trúc thức ăn và tinh anh hơn hẳn những bé 5 – 6 tháng.

Trẻ ăn dặm muộn khó làm quen thực phẩm khác ngoài sữa
Bé khó làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ

Nếu cho ăn dặm muộn, bé sẽ quen với sữa mẹ và không muốn làm quen với thức ăn vì khác hương vị, màu sắc và cấu trúc. Con còn phải cử động cơ hàm liên tục để nhai, nuốt thức ăn, dễ bị mỏi và nảy sinh tâm lý chán ghét ăn dặm, chỉ muốn uống sữa cho dễ nuốt và “lười” nhai. Con cũng thường thể hiện “chính kiến” của mình lúc mẹ cho con ăn dặm, không ăn là không ăn, mẹ đưa thức ăn là nhè ra, rồi quay ngoắt đầu đi không chịu cho mẹ đút. Mẹ sẽ rất khó để tập ăn dặm cho con đó ạ.

3.2. Kỹ năng nhai nuốt kém 

Điều này khá dễ hiểu, bởi vì tập nhai muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa nên việc vận động cơ hàm, dùng lưỡi đẩy và nuốt thức ăn sẽ chậm hơn. Kỹ năng nhai nuốt của bé không thuần thục, việc cử động hàm và răng rất khó, hay bị hóc, nôn trớ thức ăn và đau bụng, khó tiêu. Cũng do đó mà con lại càng “chán ghét”, không muốn ăn dặm.

Trẻ nên ăn dặm sớm
Cho trẻ ăn dặm muộn không tốt cho sự phát triển kỹ năng nhai của bé. 

3.3. Dễ gây dị ứng thức ăn

Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2010 cho thấy việc ăn dặm muộn (sau 7 tháng) thực sự có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn ở bé. Dấu hiệu dị ứng như là nổi mẩn đỏ, sưng môi, phát ban làm con khó chịu, nguy hiểm hơn là tình trạng chóng mặt, ngất xỉu và khó thở ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu đó ạ.

Bé dễ bị dị ứng thức ăn khi ăn dặm muộn
Bé dễ bị dị ứng thức ăn nếu ăn dặm muộn

3.4. Ảnh hưởng đến tâm lý con

Khi phát hiện đang cho con ăn dặm muộn hơn so với thời điểm thích hợp, mẹ thường có tâm lý lo lắng, vội vàng thúc ép con ăn để cho bằng các bạn cùng tuổi, mong muốn cân nặng sẽ tăng và con cứng cáp hơn. Nhiều khi mẹ còn ép bé ăn những món con không thích, la mắng, lớn tiếng khi con chưa nhai được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và suy nghĩ của bé cưng đó ạ.

Con sẽ cảm thấy mẹ không thương con, tủi thân và càng sinh ra tâm lý chống cự không chịu ăn dặm. Đôi khi con còn quấy khóc, đập phá đồ đạc xung quanh để thể hiện sự khó chịu của mình. Mẹ tốn nhiều thời gian để đút bé măm măm và mất công dọn dẹp thức ăn rơi vãi, rồi lại đi nấu món ăn dặm mới cho con.

Ăn dặm muộn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tâm lý con dễ bị dao động, con tủi thân và buồn bã, chán ghét việc ăn dặm

3.5. Con chậm lớn, kém phát triển

Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ (sữa công thức) sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống và vận động của bé yêu nữa. Đến 7 – 8 tháng, nếu mẹ vẫn cứ cho con ti sữa thì dù ti nhiều cữ với lượng sữa nhiều hơn, con chỉ có cảm giác no thôi nhưng thực chất vẫn không được nạp đủ dinh dưỡng con cần tại độ tuổi đó đâu ạ.

Để con phát triển về cân nặng và nhận thức, ngoài các thành phần có trong sữa mẹ, con cần được bổ sung thêm chất sắt (từ thịt, cá), vitamin A (trong cà rốt, cải xanh), vitamin B (trong cải bó xôi, măng tây),… Nếu thiếu các chất này, con sẽ chậm lớn, thiếu máu và kém phát triển hệ thần kinh đó ạ. Vì thế, mẹ nên cho con làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau để con hấp thụ đủ chất, lớn khỏe toàn diện mẹ nhé.

Hậu quả của việc mẹ cho bé ăn dặm muộn
Nguy cơ của việc cho trẻ ăn dặm muộn không tốt khiến bé chậm lớn, kém phát triển

3.6. Con chuyển sang ăn thô chậm

Từ ăn dặm đến ăn thô cần từng bước một và có thời gian cho bé làm quen, mẹ nên chuyển sang thức ăn thô cho bé dần dần chứ không “nhảy cóc” được đâu ạ. Giai đoạn ăn dặm sẽ giúp con tập nhai, tập cử động cơ hàm và cầm, nắm thức ăn. Nếu bé đang quen uống mỗi sữa rồi đột nhiên mẹ bắt con nhai thức ăn thô, con sẽ không biết cử động miệng, lưỡi như thế nào mà cứ nuốt xuống thôi, rất dễ bị nghẹn, hóc thức ăn đó mẹ.

Con cần có thời gian để làm quen dần, và tập từng bước một, từ nuốt chửng cháo loãng – nuốt thức ăn nghiền nhuyễn – nhai thức ăn lợn cợn – nhai giỏi, rồi con mới ăn thô được. Do đó, mẹ cho bé ăn dặm muộn cũng đồng nghĩa với ăn thô muộn.

Hệ quả là làm con chậm hấp thu các dưỡng chất cần thiết ở những năm đầu đời, hệ đề kháng yếu khiến con dễ bị ốm, thấp còi, nhẹ cân và mắc các bệnh như vàng da, tệ hơn là suy dinh dưỡng và thiếu máu. Lượng máu cung cấp lên não nếu bị thiếu hụt sẽ làm con chậm tư duy, kém thông minh, khi lớn con cũng học tập chậm hơn các bạn đó mẹ. Mẹ nhớ cho con ăn dặm đúng thời điểm để tránh các tác hại xấu này nhé!

Trẻ ăn dặm muộn có thể gây nhiều hậu quả xấu
Cho trẻ ăn dặm muộn đồng nghĩa với việc ăn thô muộn đó ạ

4. 4 Lời khuyên cho mẹ bỉm lỡ cho con ăn dặm muộn

Mẹ lỡ cho bé ăn dặm muộn rồi, làm theo 4 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây, giúp con quen và không bị hoảng sợ khi tập ăn dặm mẹ nhé.

4.1. Cho con ăn đúng lộ trình

Dù bé bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi nào, mẹ cũng cần cho con măm măm theo đúng lộ trình tập ăn dặm từ những bước đầu tiên, không được “nhảy cóc” đâu mẹ nhé. Như vậy con mới dễ làm quen và tiếp thu việc nhai, nuốt thức ăn dần dần, tránh việc con bị nghẹn hóc, nôn ói khi ăn, tệ hơn là khiến con sợ hãi, không dám tập ăn nữa. Vì vậy, dù 7 hay 8 tháng mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng nên cho bé ăn theo nguyên tắc từ loãng tới đặc, từ nhạt đến mặn, từ ít đến nhiều. Mẹ tham khảo chi tiết Lộ trình cho bé ăn dặm lần đầu và các lưu ý quan trọng để cho con ăn đúng, giúp bé măm giỏi và theo kịp bạn đồng tuổi nhé.

Mẹ cho con ăn đúng lộ trình
Lỡ cho con ăn dặm muộn, mẹ phải làm sao?

4.2. Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé

Khi tập ăn dặm muộn, các kỹ năng của con sẽ rất yếu, mẹ nên chọn phương pháp ăn dặm phù hợp để cải thiện khả năng nhai nuốt, cầm nắm cho con. Phương pháp 3in1 chính là giải pháp tốt nhất trong trường hợp bé ăn dặm muộn đó mẹ. Đây là sự kết hợp giữa 3 phương pháp ăn dặm truyền thống, bé tự chỉ huy và ăn dặm kiểu nhật. Theo đó, con sẽ được làm quen với rau củ quả, đồng thời vừa luyện kỹ năng nhai nuốt vừa cải thiện phản xạ cầm nắm, không bị chậm phát triển quá so với các bạn.

Mẹ nên lựa chọn cho bé phương pháp ăn dặm phù hợp
Áp dụng ăn dặm 3in1 để con luyện cầm nắm, nhai nuốt thức ăn mẹ nhé

Tuy nhiên, mẹ cần áp dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao. Ưu tiên cho bé ăn thức ăn mềm, nghiền nhuyễn, sau đó mới tăng dần độ thô với thức ăn dạng thanh dài, cắt hạt lựu mẹ nhé. Chẳng hạn, mẹ kết hợp cho bé ăn phương pháp truyền thống trong 1 – 2 tuần đầu với thức ăn nghiền nhuyễn để bé tập nhai và nuốt tốt, xen lẫn 1 bữa kiểu Nhật với thức ăn dạng khối nhỏ giúp con tập cầm, luyện cử động cơ hàm, thêm 1 bữa BLW để con thao tác tay nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Những tuần tiếp theo mẹ tăng dần BLW và ăn kiểu Nhật để bé phát triển song song kỹ năng nhai nuốt và cầm nắm. Bé sẽ tăng cân đều, chắc khỏe xương, bụ bẫm đáng yêu hơn, mẹ cực nhàn đó ạ.

4.3. Xây dựng thời gian biểu ăn uống khoa học

Cho trẻ ăn dặm muộn là không nên mẹ cần chú trọng trong xây dựng một thời gian biểu ăn uống khoa học dựa trên thể trạng của con. Vì con tập ăn muộn nên việc có một biểu đồ ăn uống phù hợp, khoa học, kết hợp giữa các cữ sữa và thức ăn dặm sẽ giúp con dễ tiếp cận, không bị ngợp hay khó chịu. Mẹ nên xay nhuyễn cháo/bột với thịt cá, rau củ trong thời gian đầu bé tập ăn dặm, nhớ xen kẽ với các cữ sữa để con hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Khi bé mọc răng, độ nhuyễn của thức ăn sẽ giảm dần, mẹ băm nhỏ thức ăn và xay nhuyễn cháo cho bé măm giỏi hơn. Tham khảo biểu đồ ăn dặm chuẩn chỉnh cho bé để áp dụng ngay cho con yêu mẹ nhé!

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp 3 trong 1
Biểu đồ ăn uống khoa học giúp trẻ ăn dặm muộn làm quen dễ hơn, không bị ngợp và chán ăn

4.4. Bình tĩnh, bình tĩnh, thật bình tĩnh

Đúng là ăn dặm muộn sẽ không tốt bằng việc mẹ cho bé yêu ăn dặm đúng thời điểm. Tuy nhiên, việc ăn dặm muộn không nguy hiểm đến bé đâu ạ, con chỉ muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa thôi, còn lộ trình ăn dặm thì không gặp vấn đề gì cả. Mẹ cứ từ từ cho con tập nhai, tập nuốt và cầm nắm nhé, qua 1 – 2 tháng con sẽ quen rồi ăn giỏi, không bị chậm phát triển quá đâu ạ.

Chẳng hạn như trường hợp của mẹ Chích Bông, mặc dù cho con ăn dặm muộn, đến khi con được 7 tháng mới bắt đầu nhưng nhờ cho con ăn đúng lộ trình, luôn quan tâm và thấu hiểu con, mẹ Chích Bông đã thành công giúp con ăn dặm cực giỏi, con siêu phối hợp và ít bị nôn ói, trào ngược dạ dày khi măm măm. Vì thế, nếu lỡ cho bé măm măm muộn, mẹ vẫn nên bình tĩnh để đồng hành cùng con, tạo cảm giác an tâm cho bé, đưa bé trở lại chu kỳ phát triển ổn định và khoa học mẹ nhé!

Mẹ phải thật bình tĩnh khi lỡ cho bé cưng ăn dặm muộn
Mẹ phải thật bình tĩnh khi lỡ cho bé cưng ăn dặm muộn

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu, không cần tìm kiếm thêm về vấn đề cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không nữa rồi. Vào những cột mốc phát triển của con, mẹ chú ý theo dõi con một chút để biết được con cần gì, muốn gì, không chỉ riêng việc ăn dặm mẹ nhé.. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không? 6 nguy cơ nhãn tiền!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[GIẢI ĐÁP] Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không?
[GIẢI ĐÁP] Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không?
Đến tuổi ăn dặm rồi mà bé chưa mọc răng, mẹ băn khoăn không biết trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không? Việc nhai bằng lợi có ảnh hưởng xấu đến kết cấu hàm của bé sau này không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất tần tật băn khoăn […]
“Điểm danh” những loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn dặm
“Điểm danh” những loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn dặm
Cho trẻ ăn dặm là một trong những vấn đề bố mẹ cần quan tâm khi trẻ đủ tuổi ăn dặm. Cha mẹ cần cho con ăn một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngon, đủ, dinh dưỡng. Song, có một số thực phẩm mà các mẹ bỉm sữa nên “từ chối” khi cho trẻ […]
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
Khi con bước vào thời kỳ ăn dặm, không ít cha mẹ còn bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm thế nào phải không? Cả nhà mình đừng lo! Những nguyên tắc ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được cách cho con ăn dặm ngay thôi! 1. Con […]
Giỏ hàng 0