Cho bé ăn dặm đúng cách là một việc khá khó khăn đối với các mẹ lần đầu có con. Bởi mẹ cần nắm rõ thực đơn cho trẻ ăn dặm đúng cách và cả thời gian, dụng cụ,… Hiểu được điều này, ở phần nội dung tiếp theo Góc của mẹ sẽ chia sẻ “tất tần tật” các bí quyết cũng như kinh nghiệm cho các mẹ về việc ăn dặm của trẻ.
Mục lục
1. Ăn dặm là gì?
Để có thể cho bé ăn dặm đúng cách, mẹ cần hiểu rõ được ăn dặm là gì.
Ăn dặm là bổ sung cho bé các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả và sữa … Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, giúp bé yêu phát triển toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Để có thể cho bé ăn dặm đúng cách, trước hết mẹ cần lưu ý đó là ăn dặm không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp bé tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh
Vì vậy, mẹ hãy luôn giúp bé bú đầy đủ, tăng lượng thức ăn và giảm lượng sữa dần sao cho phù hợp với độ tuổi của bé mẹ nhé! Mẹ hãy tham khảo qua bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!
2. Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Theo khuyến cáo mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau 6 tháng tuổi là thời gian phù hợp nhất cho bé để bắt đầu ăn dặm. 6 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên theo đó. Khi đó, sữa mẹ không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ. Và ở giai đoạn này, sữa mẹ cũng đã loãng dần và ít dần đi. Vì vậy, ăn dặm sẽ là cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất giúp bé có thể phát triển toàn diện mẹ nhé!
3. Ảnh hưởng của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Nhiều bậc cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới 3 – 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa của bé do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa thích nghi được với một số thức ăn
- Thức ăn không đảm bảo dễ làm bé bị tiêu chảy, táo bón
- Bé ăn dặm sớm đồng nghĩa với việc bé bú mẹ ít đi, thiếu đi các chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ. Đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng cho trẻ.
Bên cạnh đó, nếu để bé ăn dặm muộn quá (sau 9 tháng) sẽ khiến bé bị thiếu các chất dinh dưỡng khác khi sữa mẹ đã giảm đi. Điều này dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu ….
4. 3 Nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm đúng cách
Hoạt động ăn dặm của trẻ sẽ dễ dàng hơn nếu các mẹ nắm rõ 3 nguyên tắc ăn dặm sau đây.
4.1. Cho bé ăn dặm đúng cách từ liều lượng ít đến nhiều
Để cho bé ăn dặm đúng cách, nhà mình cần lưu ý điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp. Trong giai đoạn đầu chỉ nên cho con ăn khoảng 5ml – 10ml/bữa. Khi đã thấy trẻ bắt đầu thích nghi và hệ tiêu hóa đã dần quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ thì gia đình có thể bắt đầu tăng liều lượng.
Dưới đây là chế độ ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo:
- Hai ngày đầu của tháng ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 1 thìa cháo 5ml/bữa/ngày.
- Ba ngày tiếp theo, mẹ cho trẻ ăn khoảng 10ml/bữa/ngày.
- Các ngày tiếp theo, mẹ cho trẻ tăng dần liều lượng đồ ăn dặm lên trong các bữa. Đồng thời tăng từ 1 bữa lên 2 bữa mỗi ngày. Song song đó là các bữa ăn phụ đi kèm.
4.2. Cho bé ăn dặm đúng cách dựa trên độ đặc lỏng của món ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ cần có thời gian để làm quen với các dạng thức ăn đặc cứng. Bởi cơ thể của trẻ vốn đã quen với độ lỏng của sữa mẹ ngay từ khi mới sinh. Do vậy, thời gian đầu mẹ nên nấu cháo loãng khi cho con ăn. Và bắt đầu tăng độ đặc tùy theo độ tuổi của trẻ.
4.3. Chế độ dinh dưỡng và cách chế biến
Mẹ nên sử dụng các thiết bị và đồ chuyên dụng cần thiết cho việc chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Ngoài ra, trong quá trình chế biến cũng nên giữ gìn vệ sinh một cách tối đa. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nhà mình cần thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm. Đây là một trong các cách cho trẻ ăn dặm đúng cách. Bởi như vậy thì cơ thể của bé mới dần có thể làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, hàm lượng dưỡng chất được bổ sung cũng đầy đủ và đa dạng hơn.
5. 4 Nhóm thực phẩm cần thiết để cho bé ăn dặm đúng cách
Tuy nhiên, để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé, mẹ cần phải luôn có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm cung cấp bột đường: gạo, bột, khoai. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp (gây đặc khó ăn), không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vì dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ.Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn.
- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn đa dạng thịt bò, cá, tôm, cua… (khi sang tháng tuổi thứ 7).
- Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 6:4, do đó nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
- Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột, cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân.Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên chọn phần lá rau xanh mềm và bỏ phần cuống rau để tránh gây lợn cợn. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều.
6. Thực đơn ăn dặm phù hợp với độ tuổi
6.1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn, vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của cháo.
Trẻ từ 9 – 11 tháng: Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 3 – 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày.
6.2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 – 23 tháng
Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ.
6.3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 – 36 tháng
Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.
Từ 2 tuổi trở đi, nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Vì thế bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.
Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.
Lưu ý: dù ở độ tuổi nào bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều các loại đồ ăn vặt như bánh, kẹo, bim bim, khoai tây chiên… vì sẽ làm cho trẻ đầy bụng, bỏ bữa.
7. Những lưu ý sau đây để mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách
Theo thống kê các trải nghiệm thực tiễn thì 8 lưu ý dưới đây là các lưu ý mà mẹ bỉm cần ghi nhớ trong quá trình tập cho bé ăn dặm đúng cách.
- Sử dụng quá nhiều muối và đường khi chế biến đồ ăn cho bé: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.
- Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải…
- Không ép trẻ ăn những món trẻ không thích và cảm thấy khó chịu: Cho trẻ ăn khi trẻ đang mọc răng hoặc bệnh.
- Cần xay nhuyễn các loại thực phẩm khi chế biến món ăn dặm
- Bữa ăn dặm không có đầy đủ tinh bột, chất đạm, vitamin: Điều nãy dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ: Liều lượng đồ ăn dặm quá nhiều khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt nếu ép trẻ ăn dặm sớm. Ngược lại, bé sẽ thiếu hụt các dinh dưỡng cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt, loãng dần của sữa mẹ.
Xem thêm: Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch
Kết luận
Có rất nhiều phương pháp để mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các bài viết chia sẻ của những người có kinh nghiệm, đặc biệt là các mẹ bỉm trước khi áp dụng chế độ ăn dặm cho con. Chúc các mẹ sẽ thành công trong việc đồng hành cùng bé trên trải nghiệm mới.