Trẻ sơ sinh là đối tượng đang hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, nên khác non nớt và dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi mới tập cho con ăn dặm, thậm chí là đã khi đã hình thành thói quen thì một vấn đề mà chúng ta vẫn thường gặp phải đó chính là trẻ bị sôi bụng. Trẻ ăn dặm bị sôi bụng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng của con. Tuy nhiên, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của bé. Nguyên nhân của hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh này là gì và cách giải quyết ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Mục lục
1. Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Khi ăn, đường ruột của con sẽ phải làm việc một cách liên tục để tiêu hóa thức ăn và đảo thải chất bẩn ra bên ngoài. Từ đó sẽ gây ra tiếng ùng ục trong bụng của trẻ. Bên cạnh đó, đường ruột có nhiều nếp gấp khiến cho lượng khí sẽ bị giữ lại một phần trong bụng của bé. Những điều này khiến cho em bé bị sôi bụng.
Hiện tượng trẻ ăn dặm bị sôi bụng là hết sức bình thường cũng giống như đối với người lớn. Nhưng bụng bé bị sôi sẽ khiến con có cảm giác khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Nếu bị nặng có thể vừa bị sôi bụng vừa bị đi ngoài.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Một vài nguyên nhân khiến cho trẻ ăn dặm bị sôi bụng như sau:
2.1. Nhiễm khuẩn virus và vi khuẩn
Nguyên nhân lớn nhất khiến con bị sôi bụng đó là do các loại vi trùng, vi khuẩn có hại xâm nhập.
- Các loại vi rút khiến cho trẻ bị sôi bụng là: Adenovirus, Rotavirus, Astrovirus…
- Một số loại vi khuẩn gây nên hiện tượng sôi bụng như: salmonella, shigella, E.coli, vi khuẩn tả Vibrio cholerae…
2.2. Trẻ ăn dặm bị sôi bụng do uống quá nhiều nước ép
Tiếp theo là do trẻ uống quá nhiều nước ép. Cha mẹ thường có thói quen là ép con phải uống nhiều nước ép hoa quả vì nghĩ rằng sẽ tốt cho con. Đặc biệt là cho con sử dụng nước ép đóng chai để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các loại nước ép này chứa nhiều đường nhân tạo cũng như đường fructose sẽ khiến em bé bị sôi bụng.
Vì vậy, tốt nhất là mẹ hãy làm cho con uống với một lượng vừa phải. Như thế con có thể làm quen được với vị của trái cây tự nhiên, không khiến em bé bị sôi bụng.
2.3. Chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp
Đối với những trẻ vẫn còn đang bú mẹ mà chưa ăn dặm hoàn toàn thì việc mẹ cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Khi mẹ ăn thức ăn có nhiễm độc, đồ ăn lạ, con bú mẹ cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm khó tiêu, thực phẩm sinh nhiều hơi cũng khiến em bé bị sôi bụng.
2.4. Sữa công thức không phù hợp khiến trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Mỗi loại sữa công thức có hàm lượng cũng như thành phần khác nhau. Vì vậy, cơ thể của trẻ cũng cần phải có thời gian thích nghi. Bên cạnh đó, không phải sữa nào cũng hợp với cơ địa của con.
3. Cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng, mẹ hãy áp dụng các cách sau đây để giúp con giải quyết dứt điểm hiện tượng này.
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Đây là cách đầu tiên mà mẹ cần phải làm ngay khi thấy con bị sôi bụng khi ăn dặm. Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn, hãy xây dựng cho con một thực đơn phù hợp. Xen kẽ bột ngọt và bột mặn để giúp hệ tiêu hóa của con thích nghi. Đồng thời, con sẽ không cảm thấy mùi vị thức ăn thay đổi đột ngột.
Mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn các loại thức ăn khiến gia tăng lượng khí trong bụng trẻ như: đậu nành, cam quýt, cà chua, súp lơ, các món cay nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ… Duy trì uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
3.2. Tránh một số loại thực phẩm
Mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm làm từ sữa và đồ ngọt… Đổi sữa công thức mới phù hợp hơn với con. Cần chứa nhiều chất xơ, ít đạm, có protein giống như với sữa mẹ. Như vậy sẽ tốt cho con.
3.3. Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh theo cách dân gian
Một số mẹo dân gian mà mẹ cũng có thể áp dụng để giúp con tiêu hóa tốt, không bị khó chịu vì sôi bụng như:
- Đặt lại tư thế ti tu cho con thoải mái.
- Cho em bé bị sôi bụng thư giãn khi tắm.
- Khuyến khích để cho con ợ hơi một cách tự nhiên là vắt phần đầu của con qua vai.
- Thay đổi cữ bú cho phù hợp.
- Massage vùng bụng cho trẻ.
- Cho con cử động đạp chân.
- Đặt một củ hành hoặc củ tỏi đã đập dập bọc trong vải lên rốn của trẻ.
- Cho con uống nước vở cam, quýt sắt nhỏ hoặc nước gừng, nước lá tía tô.
- Vuốt bụng bé bị sôi bụng bằng lá trầu không ấm.
Xem thêm:
3.4. Đưa trẻ đến bệnh viện
Trong trường hợp bạn đã áp dụng đủ mọi cách để giúp trẻ không còn bị sôi bụng nhưng không hiệu quả, hãy ngay lập tức đưa con đến bệnh viện. Hoặc con bị sôi bụng kèm theo hiện tượng sốt, mất nước, quấy khóc, sút cân, sôi bụng tiêu chảy, sôi bụng đầy hơi… Cũng cần phải được gặp bác sĩ ngay.
Khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng mẹ không nên quá lo lắng mà cần phải theo dõi để có phương án phù hợp. Như vậy sẽ giúp con trị hiện tượng này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên, Mamamy có thể phần nào giúp mẹ giải quyết triệu chứng sôi bụng ở bé khi ăn dặm!