Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vì sao trẻ biếng ăn dặm? 9 Giải pháp hữu ích cho mẹ bỉm

Bé biếng ăn dặm khiến mẹ lo lắng nếu tình trạng này kéo dài con có thể bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng để sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vậy vì sao trẻ biếng ăn dặm? Mẹ nên làm gì khi con liên tục “từ chối” thức ăn? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây, mẹ tham khảo nhé!

Vì sao bé biếng ăn dặm?
Vì sao bé biếng ăn dặm?

1. Trẻ biếng ăn dặm – Nguyên nhân do đâu?

Mẹ không nên quá lo lắng vì biếng ăn dặm là tình trạng có thể xảy ra ở nhiều bé chứ không riêng gì bé nhà mình đâu ạ. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn dặm, mẹ cùng tìm hiểu nhé:

1.1. Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Chắc hẳn mẹ bỉm nào cũng có tâm lý muốn con mập mạp lớn nhanh, nếu thấy bé nhà mình lên cân chậm hơn các bé cùng độ tuổi khác, mặc dù bé chưa đến thời điểm ăn dặm phù hợp nhưng mẹ vẫn sẽ cuống cuồng tìm cách bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng các món ăn dặm đúng không ạ? 

Tuy nhiên, việc ăn dặm quá sớm khi mà bé còn chưa ngồi vững trên ghế ăn dặm, không kiểm soát tốt được đầu và cổ sẽ làm quá trình nhai nuốt thức ăn của bé trở nên khó khăn. Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện làm bé gặp phải các tình trạng khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá. Từ đó khiến cho bé không hào hứng với bữa ăn dặm, dần dần trở thành biếng ăn.

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi
Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh. Bé hoàn toàn có thể hấp thu các loại thức ăn đặc và phức tạp hơn so với nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. 

1.2. Bé chưa quen thức ăn mới

Việc chuyển từ bú hoàn toàn sữa mẹ sang ăn dặm các món có mùi vị khác lạ, kết cấu đặc hơn (cháo, bột,…) hoặc thậm chí cứng hơn (bánh ăn dặm, rau củ hấp,…) là sự thay đổi không hề nhỏ nên bé cần thời gian để làm quen và thích nghi dần dần. Khi bé chưa quen với thức ăn mới mà mẹ đã cho bé ăn quá nhiều có thể khiến bé bị lạ vị, buồn nôn hoặc nôn, từ đó vô tình làm bé sợ hãi món ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Nếu chưa quen với thức ăn mới, con sẽ từ chối đồ ăn đó ạ!
Nếu chưa quen với thức ăn mới, con sẽ từ chối đồ ăn đó ạ!

1.3. Mẹ cho bé ăn sai cách

1 – Mẹ nhồi nhét, thúc ép con ăn: Bé đã no hoặc đã ngán món ăn nhưng vì chưa biết nói nên chỉ có thể dùng cử chỉ (quay mặt đi, ngậm chặt miệng, không chịu há,…) để thể hiện rằng không muốn ăn nữa, mẹ lại hiểu rằng bé biếng ăn nên cố thúc ép bé ăn dẫn đến bé bị no quá mức, chướng bụng, ì ạch, chậm tiêu. Việc này lặp đi lặp lại làm bé ngày càng sợ hãi khi mẹ đút cho ăn, tìm mọi cách để trốn tránh.

Mẹ không nên nhồi nhét, thúc ép con ăn làm con thấy sợ hãi khi đến bữa 
Mẹ không nên nhồi nhét, thúc ép con ăn làm con thấy sợ hãi khi đến bữa

2 – Khoảng cách giữa các bữa ăn dặm gần nhau, chỉ cách 1 – 2 tiếng: Bình thường sau khi ăn no, người lớn cần ít nhất 2 – 3 tiếng để tiêu hoá thức ăn và có thể ăn bữa tiếp theo, tuy nhiên hệ tiêu hoá của bé còn non yếu hơn rất nhiều nên quá trình này phải cần đến 3 – 4 tiếng. Bữa tiếp theo quá gần, chỉ cách 1 – 2 tiếng làm bé chưa đói bụng mà vẫn phải ăn thêm, bé không những không ăn được nhiều mà còn chán ăn không chịu hợp tác đó mẹ ạ.

3 – Mẹ cho bé xem tivi hoặc nghịch đồ chơi trong trong giờ ăn: Tình trạng này rất phổ biến hiện nay, làm như vậy sẽ khiến bé ăn trong vô thức, không cảm nhận được thức ăn đó là gì, vị ngon ra sao dẫn đến tình trạng biếng ăn. Việc cũng làm bé hình thành thói quen xấu là chỉ ăn khi được xem tivi hoặc nghịch đồ chơi, khi không có những thứ này bé nhất định không ăn, thậm chí là quấy khóc, ném đồ ăn.

Vừa xem tivi vừa ăn dặm là 1 trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn
Vừa xem tivi vừa ăn dặm là 1 trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn

1.4. Thực đơn ăn dặm nhàm chán, không đa dạng

Nếu trong một tuần mẹ chỉ cho bé ăn xoay quanh 3 – 4 món và sang tuần tiếp theo vẫn lặp lại thực đơn đó, kể cả có là món bé thích ăn đi nữa, dần dần con cũng bị ngán dẫn đến biếng ăn đó mẹ…

Thực đơn ăn dặm không đa dạng khiến bé biếng ăn
Thực đơn ăn dặm không đa dạng khiến bé biếng ăn

1.5. Bé bị rối loạn chức năng tiêu hóa

3 biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp khiến bé biếng ăn dặm:

  • Kém hấp thu: Đây là tình trạng hệ tiêu hoá của bé không hấp thu được hoặc hấp thu rất ít và chậm các chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến thức ăn bị ứ đọng tại đường ruột gây đầy bụng, bé mất cảm giác đói bụng, từ đó làm bé bị biếng ăn.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, chắc chắn lúc này bé sẽ không thể nào ăn ngon miệng được, thậm chí nhiều bé còn bị nôn dẫn đến tình trạng sợ ăn, biếng ăn.
  • Táo bón: Chế độ ăn dặm thiếu nước hoặc chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, phân bị ứ đọng trong ruột già không thải ra ngoài được làm bé bị chướng bụng, đầy hơi, ì ạch khiến bé ăn không ngon, chán ăn.
Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân khiến bé mệt mỏi chán ăn
Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân khiến bé mệt mỏi chán ăn

1.6. Bé gặp các vấn đề về sức khỏe

2 tình trạng sức khỏe có thể khiến bé biếng ăn dặm có thể kể đến như: 

  • Bé bị ốm, sốt: khi ốm mẹ sẽ cảm thấy người uể oải, miệng đắng ngắt không muốn ăn gì. Bé cũng vậy đó mẹ, thể trạng của bé còn yếu ớt hơn người lớn nên cảm giác mệt mỏi chán ăn cũng ở mức độ nặng hơn.
  • Bé mọc răng sữa: Mọc răng sữa khiến bé bị sốt và sưng lợi rất khó chịu. Bé thường chán ăn, bỏ bữa, hay quấy khóc khiến mẹ lo lắng. Tình trạng này thường diễn ra khoảng 3 – 5 ngày, sau đó bé sẽ ăn uống như trước đó thôi ạ.

2. Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn dặm

Bé ở độ tuổi ăn dặm chưa thể biểu hiện cảm xúc qua lời nói, mẹ chú ý quan sát một chút để nhận biết dấu hiệu biếng ăn của bé nhé:

1 – Ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nuốt: Đây là biểu hiện điển hình khi các bé không chịu hợp tác ăn dặm, bé ngậm thức ăn rất lâu, không chịu nhai hay nuốt khiến mẹ không thể nào đút được miếng tiếp theo cho bé.

Bé ngậm lâu thức ăn trong miệng không chịu nuốt là dấu hiệu của biếng ăn
Bé ngậm lâu thức ăn trong miệng không chịu nuốt là dấu hiệu của biếng ăn

2 – Phun, nhè thức ăn: Đây là dấu hiệu bé thể hiện phản đối ăn dặm ở mức độ mạnh mẽ hơn việc ngậm thức ăn đó mẹ ạ.

3 – Quấy khóc khi thấy đồ ăn: Bởi vì bé sợ hãi việc ăn dặm nên thường xuyên quấy khóc khi thấy đồ ăn.

4 – Mải chơi nghịch trong giờ ăn, không tập trung ăn: Bé thường xuyên mất tập trung, chỉ chăm chú chơi đồ chơi hoặc xem tivi mà không chịu chú ý gì vào bữa ăn, để mẹ phải đút/dỗ ăn liên tục.

5 – Bé chỉ ăn hết một nửa hoặc ít hơn một nửa khẩu phần ăn: Nếu mẹ thấy ở các bữa ăn dặm, bé chỉ ăn được một nửa hoặc ít hơn một nửa khẩu phần ăn đã được tính toán phù hợp theo độ tuổi thì có khả năng là bé đang bị biếng ăn đó ạ.

Bé chỉ ăn hết một nửa hoặc ít hơn một nửa khẩu phần ăn cho thấy bé đang bị biếng ăn
Bé chỉ ăn hết một nửa hoặc ít hơn một nửa khẩu phần ăn cho thấy bé đang bị biếng ăn

6 – Giờ ăn kéo dài hơn bình thường: Một bữa ăn dặm thông thường mất khoảng 20 – 30 phút, với các bé biếng ăn sẽ kéo dài tới hơn 1 tiếng mỗi bữa. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Bé biếng ăn dặm thường phun, nhè, nôn ói thức ăn. Mẹ cần lau sạch thức ăn dây ra miệng, tay cho bé bằng khăn ướt chuyên dụng để tránh các vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây mẩn đỏ, kích ứng cho con mẹ nhé!

3. Bé biếng ăn dặm có đáng lo?

Thời gian đầu, khi mẹ tập cho bé ăn dặm với nhiều món ăn mới khiến bé chưa quen vị, dẫn đến lười ăn hoặc không chịu hợp tác ăn. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ sau khoảng 4 – 7 ngày, bé sẽ thích nghi dần, ăn ngoan và hứng thú ăn trở lại. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn dặm kéo dài trên 3 tuần có thể dẫn đến:

  • Sút cân: Biếng ăn dặm làm bé thiếu hụt chất dinh dưỡng bởi sau 6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ là không đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của bé. Do đó cơ thể bé cần huy động các năng lượng dự trữ tại các cơ quan (gan, mô mỡ,…) để duy trì hoạt động sống dẫn đến bé bị sụt cân. Về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan gây ra các bệnh lý, mẹ không nên chủ quan.
  • Thiếu dinh dưỡng: Biếng ăn kéo dài (trên 2 – 3 tháng) có thể khiến bé bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, thường xuyên mệt mỏi, ốm yếu thậm chí dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng khá nguy hiểm.
  • Phát triển chậm, còi xương: Bé không chịu ăn làm cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đây cũng chính là yếu tố quan trọng để hệ xương của bé phát triển nhanh chóng và chắc khỏe.
Biếng ăn có thể khiến bé phát triển chậm, còi xương, suy dinh dưỡng
Biếng ăn có thể khiến bé phát triển chậm, còi xương, suy dinh dưỡng

4. Bé biếng ăn dặm – Làm sao để khắc phục?

4.1. Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé

Mẹ bỉm tập đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con đừng bỏ qua các chia sẻ về ưu nhược điểm của từng phương pháp dưới đây:

1 – Ăn dặm truyền thống: Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm quen thuộc được hình thành từ kinh nghiệm chăm sóc con của các mẹ Việt Nam. Với chế độ này, mẹ cho bé ăn cháo hoặc bột xay nhuyễn cùng với thức ăn như: thịt, cá, rau củ (hoặc có thể băm nhỏ khi bé đã mọc răng).

  • Ưu điểm: 
    • Chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm chất, dễ tiêu hoá và hấp thu. 
    • Thời gian chuẩn bị món ăn dặm nhanh chóng, phù hợp với các mẹ bận rộn. 
    • Điều chỉnh lượng thức ăn dễ dàng.
  • Nhược điểm: 
    • Bé không được tự chọn món ăn mình thích bởi mẹ đã xay nhuyễn trộn đều với nhau. 
    • Có nguy cơ thừa cân/béo phì nếu mẹ không tính toán lượng ăn hợp lý.
    • Cháo/bột được xay nhuyễn hoàn toàn làm giảm khả năng phân biệt hương vị và phản xạ nhai của bé.
Phương pháp ăn dặm truyền thống tốn ít thời gian chuẩn bị phù hợp với mẹ bận rộn
Phương pháp ăn dặm truyền thống tốn ít thời gian chuẩn bị phù hợp với mẹ bận rộn

2 – Ăn dặm kiểu Nhật: Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp xây dựng chế độ ăn dặm được đúc kết từ quá trình chăm sóc các bé sơ sinh của mẹ bỉm Nhật Bản. Điểm đặc biệt của phương pháp này là thức ăn ở nhiều nhóm chất đa dạng được chia riêng biệt ra đĩa, không trộn lẫn, không chế biến với gia vị. Ở những tuần đầu, mẹ tập cho bé ăn cháo loãng được rây mịn theo tỉ lệ 1:10, đến tuần thứ 3 hoặc 4, mẹ có thể tăng dần độ đặc của món ăn bằng rau củ nghiền, cháo đặc hơn,…

  • Ưu điểm: 
    • Rèn luyện cho bé tính tự lập khi cho con tự do lựa chọn thức ăn. 
    • Thực đơn đa dạng, kích thích vị giác của con với nhiều loại thức ăn phong phú màu sắc bắt mắt trên đĩa.
    • Kích thích khả năng vận động tay của bé khi bốc hoặc cầm thìa.
  • Nhược điểm:
    • Thời gian đầu khi chưa làm quen với phương pháp, bé sẽ không tự giác ăn được nhiều,chỉ chọn món mình thích và bỏ thừa các món còn lại.
    • Mẹ cần tốn nhiều thời gian chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu và chế biến nhiều món riêng biệt.
Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến đa dạng món ăn cho bé
Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến đa dạng món ăn cho bé

3 – Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp chăm sóc con phổ biến của các nước châu Âu và châu Mỹ. Chế độ ăn dặm này sẽ để bé thỏa thích lựa chọn và bốc các món ăn mình yêu thích. Thực đơn ưu tiên nhiều thực phẩm phong phú, thường xuyên sử dụng món ăn dạng luộc, chiên, hấp thành miếng nhỏ vừa tay bé, giúp bé làm quen với thức ăn bằng cả 5 giác quan.

  • Ưu điểm: 
    • Giúp bé hình thành tính cách và tư duy độc lập khi được tự chọn và ăn món ăn yêu thích.
    • Kích thích bé tạo gắn kết giữa các giác quan khi bé được tự cầm nắm thức ăn đưa lên mũi ngửi hoặc cho vào miệng.
    • Giảm nguy cơ thừa cân/béo phì bởi bé được ăn theo nhu cầu.
  • Nhược điểm:
    • Có nguy cơ bé sẽ bị hóc bởi có thể bé chưa thành thạo việc nhai nhuyễn thức ăn.
    • Nếu bé chưa quen với phương pháp có thể ăn rất ít.
    • Phương pháp này khuyến khích bé xem ăn dặm như một giờ vui chơi nên việc dọn dẹp “chiến trường” sẽ khá vất vả cho mẹ.
Ăn dặm tự chỉ huy kích thích bé phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan
Ăn dặm tự chỉ huy kích thích bé phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan

4 – Kết hợp cả 3 phương pháp ăn dặm trên: Ăn dặm 3 trong 1 là sự kết hợp giữa việc đút ăn và tập ăn bốc cho bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật, nhằm khuyến khích mẹ nuôi con thông thái, không gò bó theo quy chuẩn, mẹ có thể thoải mái điều chỉnh các món ăn dặm dựa theo sở thích của con.

  • Ưu điểm:
    • Khung giờ ăn dặm linh hoạt dựa theo giờ giấc sinh hoạt của con.
    • Các món ăn dặm được thiết kế dựa trên sở thích ăn uống của con.
    • Thực đơn ăn dặm đa dạng, kích thích bé ăn ngon miệng.
  • Nhược điểm: Mẹ cần tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về các phương pháp. 
Phương pháp ăn dặm 3 trong 1 kết tinh ưu điểm của 3 phương pháp ăn dặm nổi tiếng
Phương pháp ăn dặm 3 trong 1 kết tinh ưu điểm của 3 phương pháp ăn dặm nổi tiếng

4.2. Thực hiện đúng 3 nguyên tắc “vàng” tập ăn dặm cho bé

Mẹ ghi nhớ thực hiện 3 nguyên tắc “vàng” tập ăn dặm cho bé để khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn của con:

  • Bắt đầu cho bé ăn dặm thức ăn gần giống sữa mẹ: Ở giai đoạn đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé thích nghi với việc ăn dặm. Tốt nhất, mẹ bắt đầu cho bé măm măm Bột loãng với vị ngọt dịu trước, sau đó mới dần thay thế bằng cháo, cơm, các món bánh ăn dặm,… 
  • Ăn từ ít đến nhiều: Khi mới tập ăn dặm, dạ dày của bé còn nhỏ nên không chứa được quá nhiều thức ăn, mẹ nên cho bé ăn từ một lượng ít trước, vừa để làm quen với mùi vị thức ăn, vừa để bé dễ tiêu hoá, hấp thu tốt. 
  • Ăn từ loãng đến đặc: Bởi hệ tiêu hoá còn non yếu chưa hoàn thiện nên khi chuyển từ sữa sang bột, mẹ nên thay đổi kết cấu dần dần (từ bột loãng đến bột đặc, rồi cháo, bánh ăn dặm, cơm,…) để con có thời gian làm quen. Ăn ngay món đặc ở những lần đầu khiến bé dễ bị bé rối loạn tiêu hoá: đầy hơi, tiêu chảy, phân sống,… đó ạ!
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc để bé dần thích nghi
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc để bé dần thích nghi

4.3. 7 mẹo bổ ích giúp mẹ bỉm cải thiện tình trạng bé biếng ăn dặm

Mách mẹ 7 mẹo bổ ích giúp cải thiện cực hiệu quả tình trạng biếng ăn dặm cho bé!

  • Cho bé ăn dặm trước khi bú mẹ: Bú trước khi ăn sẽ khiến con “lửng bụng”, không có cảm giác đói và hào hứng với đồ ăn. Tốt nhất, mẹ cho bé ăn dặm trước khi bú hoặc sau khi bú 2 tiếng mẹ nhé!
  • Thay đổi đa dạng thực đơn ăn dặm cho trẻ: Việc lên một thực đơn ăn dặm đa dạng là vô cùng quan trọng vừa để bé được bổ sung phong phú các loại dưỡng chất, vừa lạ miệng kích thích bé măm ngon hơn.
  • Cổ vũ, hoan hô bé khi bé ăn tốt: Các bé rất thích được khen thưởng và cổ vũ, mẹ hãy hoan hô và khen ngợi khi con hoàn thành tốt bữa ăn hôm đó nhé.
  • Không ép bé ăn nhiều theo mong muốn của mẹ: Mẹ không nên ép bé ăn nhiều vì “lỡ nấu hơi nhiều bột” hay sợ con đói, bé có thể bị nôn ói, sau đó hình thành nỗi sợ khi đến bữa ăn đó ạ!
  • Chia nhỏ lượng thức ăn mỗi bữa cho bé: Chia nhỏ thức ăn mỗi bữa để bé không bị quá no mỗi khi ăn xong, tránh gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là sợ hãi ở những lần ăn tiếp theo.
  • Sử dụng bát ăn có màu sắc để thu hút bé: Bé đang ở độ tuổi khám phá thế giới, luôn chú ý tới những đồ vật nổi bật khác lạ, nổi bật. 1 chiếc bát ăn dặm có hình các con thú ngộ nghĩnh với đa dạng sắc màu chắc chắn sẽ khiến bé vui vẻ hào hứng với thức ăn lắm đó!
  • Không nên cho bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi: Nếu mẹ cho bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi, bé sẽ không tập trung vào ăn, mỗi bữa ăn dặm bị kéo dài thời gian và mẹ phải dỗ bé ăn từng miếng một.
Mẹ nhớ cổ vũ, hoan hô bé khi bé hoàn thành tốt bữa ăn dặm
Mẹ nhớ cổ vũ, hoan hô bé khi bé hoàn thành tốt bữa ăn dặm

5. Các câu hỏi thường gặp về tình trạng bé biếng ăn dặm

5.1. Bé biếng ăn dặm có nên bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa?

Bé biếng ăn dặm nên được bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá. Đặc biệt trong trường hợp bé biếng ăn do gặp các vấn đề về rối loạn đường ruột: táo bón, tiêu chảy, sống phân, kém hấp thụ, ăn không tăng cân… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe của con, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng men vi sinh cho bé.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé biếng ăn uống men vi sinh
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé biếng ăn uống men vi sinh

5.2. Bé biếng ăn dặm có nên uống siro không? Loại nào tốt nhất cho bé?

Khi đã áp dụng hầu hết các phương pháp khắc phục biếng ăn dặm cho bé nhưng không thành công, bác sĩ khuyên mẹ sử dụng các thực phẩm chức năng để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn. Lúc này, các loại siro ăn ngon là sự lựa chọn ưu tiên giúp bé ăn ngon hơn, phát triển tốt hơn.

Vậy loại siro ăn ngon cho bé dưới 1 tuổi nào là tốt nhất? Mẹ tham khảo 4 loại đang được đánh giá có hiệu quả nhất hiện nay:

  • Siro ăn ngon Pediakid
  • Siro ăn ngon Navikid
  • Siro ăn ngon Appetito
  • Siro Colosmulti MumMum
Siro trị biếng ăn giúp bé ăn ngon miệng hơn
Siro trị biếng ăn giúp bé ăn ngon miệng hơn

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn vì sao bé biếng ăn dặm và nắm chắc được các giải pháp khi con biếng ăn rồi đúng không ạ. Nếu trong quá trình thực hiện, có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây. Góc của mẹ luôn đồng hành và sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Vì sao trẻ biếng ăn dặm? 9 Giải pháp hữu ích cho mẹ bỉm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0