Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng hay còn được gọi là thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi ngày càng được các bố mẹ ưu ái. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp ăn dặm BLW, mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên tắc và cách thức thực hiện để đem đến lợi ích lớn nhất cho bé yêu.
Mục lục
1. Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng
Nhờ sự khác biệt trong cách thức thực hiện, khi mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng thì trẻ sẽ nhận được những lợi ích như:
- Khi tiếp xúc hay xử lý món ăn, bé sẽ được rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp hoạt động của mắt, tay và miệng.
- Bé được hình thành khả năng phân biệt thức ăn thông qua các giác quan như thị giác, vị giác và khứu giác.
- Bên cạnh đó, vì được ngồi ăn cùng gia đình, phương pháp ăn dặm này cũng giúp trẻ gia tăng sự thân thiết với các thành viên khác. Đồng thời tiếp thu văn hóa ăn uống, thói quen ăn uống của mọi người.
- Có thể giảm nguy cơ béo phí ở trẻ nhỏ vì toàn bộ lượng thức ăn được nạp vào theo khả năng ăn uống của từng bé
2. Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng
Với những mẹ lần đầu chăm con, đặc biệt lại còn áp dụng ăn dặm blw cho bé mới bắt đầu thì không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và lúng túng không biết nên làm gì. Vì thế mẹ cần nắm được một số nguyên tắc nhất định dưới đây để lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu.
Về thực đơn:
- Việc tự chọn món ăn của bé nên được hình thành trên một thực đơn khoa học. Vì đây là cơ sở để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
- Tùy theo độ tuổi và thể trạng của trẻ, mẹ cần lựa chọn những món ăn phù hợp, dễ hấp thu.
- Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Do đó, mẹ không nên lựa chọn các món ăn gây khó tiêu hóa như đường, mật, muối, đồ ăn sẵn…
- Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ nên cắt hay tạo hình thức ăn thành dạng que, dạng sợi để bé có thể dễ cầm nắm hơn.
- Trong thực ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi cần tránh các thức ăn dễ gây mặc nghẹn, hóc như: các loại hạt nho, rau sống, trái cây xấy khô,…
- Tránh các món ăn bé bị dị ứng hoặc dễ bị dị ứng. Nếu mẹ chưa biết con bị dị ứng với những món nào thì cần quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé trong quá trình thưởng thức từng món để dễ dàng nhận ra điểm khác thường.
Về cách ăn:
- Mẹ nên đặt bé ngồi vào ghế tập ăn và quay mặt về phía bàn ăn chung.
- Khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW, mẹ chỉ là người đầu bếp – nấu và cung cấp thức ăn chứ không phải người phục vụ – người bón trẻ ăn.
- Không thúc ép bé ăn.
- Không buộc bé ăn thêm.
- Không ép bé ăn những món bé không muốn.
- Và đặc biệt, không áp dụng ăn dặm BLW nếu bé đang quấy khóc.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi – Mamamy
3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày “hay ăn chóng lớn”
Dưới đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho trẻ 6 tháng tuổi được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích nên áp dụng khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Các thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi này có ưu điểm là có công thức nấu đơn giản, dễ chế biến trong thời gian ngắn, đặc biệt là vẫn giữ được nguyên các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sau khi chế biến, tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Trong những ngày đầu tiên bé tập ăn dặm, mẹ nên áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu (thực đơn ngày 1 đến ngày 15) giúp trẻ làm quen dần với đồ ăn và sự thay đổi trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
3.1. Thực đơn ăn dặm ngày 1: Súp lơ, bí ngòi, ớt chuông
Nguyên liệu:
- Súp lơ: 100g
- Bí ngòi (nên chọn quả non, chưa có hạt lớn): 100g
- Ớt chuông: 50g
Chế biến:
- Súp lơ mẹ chỉ lấy phần bông, bỏ phần cuống. Ngâm bông súp lơ trong nước muối khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Cắt bông súp lơ thành những miếng bé vừa ăn, phù hợp với khả năng cầm của bé nữa.
- Bí ngòi xanh rửa sạch, để ráo nước. Cắt thành các miếng bé vừa ăn. Nếu bên trong ruột bí ngòi có hạt lớn mẹ nên bỏ ruột để tránh bé bị hóc.
- Ớt chuông rửa sạch, loại sạch hạt. Cắt ớt chuông thành các miếng dài hoặc vuông bản lớn cho bé dễ cầm nắm.
- Đem bí ngòi, bông cải, ớt chuông sau khi đã cắt khúc vào nồi hấp chín hoặc luộc chín. Nếu được mẹ nên hấp thì sẽ giữ được độ ngọt của rau củ tốt hơn.
3.2. Thực đơn ăn dặm ngày 2: Cà rốt, bí hương, mướp hương
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1/2 củ
- Bí hương: 150g
- Mướp hương: 200g
Chế biến:
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch. Cà rốt cắt thành các khúc dài nhỏ vừa ăn với bé.
- Bí hương gọt sạch vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Sau đó cắt thành các miếng dài vừa cầm và vừa ăn cho dễ với bé.
- Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành các miếng vừa ăn.
- Đem cà rốt, bí hương và mướp hương đem luộc chín mềm hoặc hấp chín.
Lưu ý: Mướp hương và bí hương là những lại quả nhanh chín nên mẹ cần chú ý thời gian luộc tránh bị chín quá làm mất hết chất dinh dưỡng.
3.3. Thực đơn ăn dặm ngày 3: Táo, đỗ xanh, khoai lang
Nguyên liệu:
- Táo xanh hoặc táo đỏ: 1/2 quả
- Đỗ xanh: 100g
- Khoai lang: 100g
Chế biến:
- Táo xanh mẹ đem ngâm với nước muối khoảng 10-15 phút, sau đó đem rửa sạch với nước. Cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn để ra đĩa
- Đỗ xanh mẹ nhặt bỏ toàn xơ hai bên và hai đầu. Rửa sạch với nước và bẻ thành các khúc vừa phải, sau đó luộc chín.
- Khoai lang rửa sạch bụi bẩn bên ngoài vỏ. Cắt thành khúc vừa phải đem vào hồi hấp chín mềm. Sau khi khoai loang chín mềm, mẹ đợi nguội rồi lột bỏ vỏ, đặt ra đĩa cho bé.
3.4. Thực đơn ăn dặm ngày 4: Cà rốt, su su, bí đỏ, măng tây
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1/2 củ
- Su su: 1 củ nhỏ
- Bí đỏ: 100g
- Măng tây: 50g
Chế biến:
- Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài bé vừa ăn
- Su su gọt sạch bỏ, loại bỏ hạt, mẹ cần làm sạch vỏ ở các phần khứa/rãnh trên su su vì nó khá là cứng. Cắt su su thành các khúc dài nhỏ.
- Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc vừa ăn
- Măng tây rửa sạch, có thể cắt thành các khúc ngắn vừa phải hoặc để nguyên cây cho bé dễ cầm nắm.
- Đem cà rốt, su su, bí đỏ và măng tây luộc chín mềm hoặc đem hấp chín.
3.5. Thực đơn ăn dặm ngày 5: Đậu đũa, bí đỏ, su su, thanh long
Nguyên liệu:
- Đậu đũa: 100g
- Bí đỏ: 100g
- Su su: 50g
- Thanh long: 1/3 quả
Chế biến:
- Thanh long bỏ vỏ, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn, đặt ra đĩa cho bé
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn
- Su su gọt sạch vỏ và loại bỏ hạt, rửa sạch. Sau đó, su su cách thành các miếng vừa ăn
- Đậu đũa bỏ sạch sơ hai đầu, rửa sạch với nước. Bẻ đậu đũa thành khúc vừa phải sao cho bé dễ cầm nắm khi ăn.
- Đem bí đỏ, su su và đậu đũa luộc/hấp chín mềm.
3.6. Thực đơn ăn dặm ngày 6: Măng tây, cà rốt, đậu đũa, dưa chuột
Nguyên liệu:
- Măng tây: 100g
- Cà rốt: 1/2 củ lớn (hoặc 1 củ bé)
- Đậu đũa: 100g
- Dưa chuột: 1/2 quả
Chế biến:
- Măng tây rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn hoặc để nguyên cây
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài vừa ăn với bé
- Đậu đũa bỏ sơ hai đầu, bẻ thành các khúc dài vừa phải, đem rửa sạch.
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ. Cắt thành các khúc dài vừa tay cầm với bé, đặt ra đĩa. Nếu dưa chuột có hạt lớn mẹ nên cắt bỏ ruột và hạt tránh để bé hóc.
- Đem măng tây, cà rốt, đậu đũa đem luộc/hấp chín mềm sau đó đợi nguội đem cho bé thưởng thức.
3.7. Thực đơn ăn dặm ngày 7: Mướp, bí đỏ, măng tây, bí đao
Nguyên liệu:
- Mướp: 100g
- Bí đỏ: 50g
- Măng tây: 100g
- Bí đao: 50g
Chế biến:
- Mướp mẹ nên chọn những quả non, tránh những quả mướp có hạt lớn. Sau khi mua về mẹ đem mướp gọt vỏ, rửa sạch với nước. Cắt thành miếng dài hoặc khoanh tròn theo quả đều được.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch với nước, loại bỏ hạt (nếu có)
- Măng tây rửa sạch, có thể cắt thành khúc dài hoặc để nguyên cây
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài vừa ăn hoặc khoanh tròn theo quả.
- Đem mướp, bí đỏ, măng tây, bí đao luộc/hấp chín mềm.
3.8. Thực đơn ăn dặm ngày 8: Bí ngô, đỗ xanh, nho
Nguyên liệu:
- Bí ngô: 100g
- Đỗ xanh: 100g
- Nho tươi (nho xanh, nho tím): 4-5 quả
Chế biến:
- Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn với bé, đem luộc/hấp chín mềm, bày ra đĩa ăn của bé.
- Đỗ xanh bỏ xơ hai đầu và hai bên, rửa sạch, bẻ thành các khúc vừa ăn hoặc mẹ có thể nguyên quả đem luộc/hấp chín mềm.
- Nho tươi ngâm với nước muốn pha loãng 10-15 phút, sau đó rửa sạch lại nước thường 1 lần nữa.
3.9. Thực đơn ăn dặm ngày 9: Bí xanh, mướp, hành tây, măng tây
Nguyên liệu:
- Bí xanh: 100g
- Mướp: 100g
- Hành tây: 1/2 củ nhỏ
- Măng tây: 100g
Chế biến:
- Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành các khúc dài hoặc cắt thành miếng tròn theo quả. Đem hấp/luộc 2-3 phút là bí xanh đã chín mềm rồi.
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh tròn hoặc khúc dài, sau đó luộc/hấp chín trong khoảng 2-3 phút. Nếu ruột mướp có các hạt to/già thì mẹ cần bỏ sạch chúng tránh để bé bị hóng trong quá trình ăn vì nó khá cứng.
- Hành tây lọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ theo chiều dọc hoặc cắt thành các ô vuông vừa ăn, sau đó đem hấp/luộc chín. Mẹ nên luộc hành tây chín hơn so với người lớn dùng vì hành tây có vị cay và hăng, rất dễ làm bé sợ.
3.10. Thực đơn ăn dặm ngày 10: Su su, cà rốt, cà chua, măng tây, đu đủ
Nguyên liệu:
- Su su: 1/2 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Cà chua: 1/2 quả (hoặc 1 quả nhỏ)
- Măng tây: 100g
- Đủ đủ chín: 50g
Chế biến:
- Su su gọt sạch vỏ, bỏ hạt, bỏ các khía cứng, rửa sạch với nước. Sau đó, cắt su su thành các miếng nhỏ vừa ăn, đem luộc/hấp chín khoảng 5-6 phút.
- Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành các khúc nhỏ dài hoặc khoanh tròn mỏng để tạo thành các hình thù khác nhau, tăng thêm hứng thú cho bé ăn. Đem cà rốt luộc/hấp chín mềm trong 5-7 phút.
- Măng tây cắt bỏ phần cứng, rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành khúc ngắn cho bé dễ cầm hoặc để nguyên cây đem hấp/luộc chín khoảng 3-4 phút.
- Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành các miếng vuông vừa ăn.
- Mẹ trình bày tất cả các món ăn ra khai ăn dặm cho bé và bữa ăn của bé đã sẵn sàng.
3.11. Thực đơn ăn dặm ngày 11: Mướp, cà rốt, đậu đũa, xoài
Nguyên liệu:
- Mướp: 1 quả nhỏ (hoặc 1/2 quả vừa)
- Cà rốt: 1/2 củ
- Đậu đũa: 100g
- Xoài chín: 100g
Chế biến:
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khoanh tròn hoặc thanh dài đem luộc/hấp chín trong khoảng 2-3 phút. Mẹ nên chọn những quả mướp non, hạt nhỏ để bé dễ ăn hơn và cũng ngọt hơn.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khoanh tròn mỏng hoặc thanh nhỏ dài cho bé dễ cầm, mẹ có thể linh hoạt cắt thành các hình thù khác nhau để bé cảm thấy thích hơn hơn. Sau đó, đem cà rốt đi luộc/hấp chín trong khoảng 5-7 phút
- Đậu đũa nhặt sạch sơ, rửa sạch, cắt thành các khúc vừa phải từ 3-4 cm. Mang đậu đũa đi luộc/hấp chín mềm trong khoảng 4-6 phút.
- Xoài gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Mẹ nên chọn những quả xoài ngọt, chín mềm cho bé dễ nhai hơn.
3.12. Thực đơn ăn dặm ngày 12: Đủ đủ, cà chua, bí xanh, su su, măng tây
Nguyên liệu:
- Cà chua chín: 1 quả (khoảng 50g) hoặc cà chua bi: 2-3 quả
- Bí xanh: 100g
- Su su: 1/2 quả
- Măng tây: 100g
- Đu đủ chín: 3-4 miếng vuông nhỏ
Chế biến:
- Mẹ có thể làm muốn cà chua hấp hoặc thay bằng cà chua bi cho bé luôn. Với cà chua bi mẹ rửa sạch, cắt làm đôi, bày ra đĩa. Với cà chua hấp, mẹ rửa sạch cà chua cho vào nồi hấp chín trong khoảng 3-4 phút, sau đó lột vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn.
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn. Sau đó, đem bí xanh hấp/luộc chín mềm trong 2-3 phút.
- Su su gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, sau đó đem su su hấp/luộc chín mềm khoảng 4-6 phút
- Măng tây rửa sạch, cắt khúc ngắn, đem rửa sạch. Sau đó, luộc/hấp chín măng tây khoảng 3-5 phút.
- Đu đủ bỏ vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.
3.13. Thực đơn ăn dặm ngày 13: Hành tây, mướp, đậu đũa, cà rốt, bầu trắng, xoài
Nguyên liệu:
- Mướp: 100g
- Hành tây: 20g
- Đậu đũa: 100g
- Bầu trắng: 50g
- Cà rốt: 50g
- Xoài chín: 3 – 4 miếng vuông nhỏ
Chế biến:
- Mướp, bầu trắng, đậu đũa, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn sao cho bé dễ cầm nắm. Sau đó đem toàn bộ luộc chín mềm
- Hành tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng dài theo chiều củ hành. Sau đó hấp chín mềm trong khoảng 2-3 phút, để tránh hành bị hăng
- Xoài chín cắt thành các miếng vuông vừa ăn, bày ra đĩa.
3.14. Thực đơn ăn dặm ngày 14: Bầu trắng, cà chua, cơm cuộn, đậu đũa, hành tây, su su
Nguyên liệu:
- Cà chua: 50g (1 quả nhỏ)
- Bí xanh: 50g
- Su su: 1/2 quả
- Măng tây: 100g
- Đu đủ chín: 50g
- Cơm nát: 2-3 thìa nhỏ
- Rong biển
Chế biến:
- Vì bé 6 tháng mới học ăn dặm nên khi cho bé ăn cơm mẹ nên nấu hơi nát một chút. Sau đó chọn cơm với một chút rong biển dạng vụn. Nắm cơm thành các miếng nhỏ cuộn với lá rong biển.
- Cà chua rửa sạch, đem hấp chín mềm sau đó lột vỏ. Cà chua sau khi hấp chín, mẹ có thể cho bé cầm ăn cả quả hoặc cắt thành các miếng cho bé dễ cầm.
- Măng tây rửa sạch. Mẹ có thể cắt khúc hoặc để nguyên cây đem hấp/luộc chín mềm, bày ra đĩa.
- Su su gọt bỏ vỏ, hạt và các khía đem rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ. Đem su su luộc/hấp chín mềm, bày ra đĩa
- Đu đủ gọt vỏ, căt thành miếng vừa phải, bày ra đĩa.
3.15. Thực đơn ăn dặm ngày 15: Bí xanh, đậu đũa, cà rốt, su su, xoài chín
Nguyên liệu:
- Bí xanh: 100g
- Đậu đũa: 100g
- Su su: 1/2 quả
- Xoài chín: 1/2 quả vừa
Chế biến:
- Bí xanh, su su gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt bí xanh và su su thành các miếng dài hoặc khúc theo hình quả để thêm hình dáng ngộ nghĩnh. Tiếp theo, mang chúng đi luộc/hấp chín mền trong khoảng 3-5 phút.
- Đậu đũa nhặt bỏ sơ, rửa sạch, bẻ thành các khúc dài 2-3 cm. Sau đó, luộc chín mềm trong khoảng 3-4 phút.
- Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn, bày ra đĩa
Xem thêm: Trẻ em 6 tháng ăn được trái cây gì?
3.16. Thực đơn ăn dặm ngày 16: Cơm cuộn rong biển, đậu đũa, su su, dưa chuột, đu đủ
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 2-3 nắm nhỏ xinh
- Rong biển (vụn, miếng): 10-20g
- Đậu đũa: 50g
- Su su: 50g
- Dưa chuột: 1/2 quả
- Đu đủ: 4-5 miếng vuông nhỏ xinh
Chế biến:
- Cơm nấu nát hơn so với nấu với người lớn. Trộn cơm với một chút rong biển vụn, tiếp theo nắm thành các nắm cơm nhỏ cuộn lá rong biển bên ngoài.
- Đậu đũa nhặt bỏ sơ, rửa sạch, bẻ thành khúc 2-3cm. Sau đó, luộc chín mềm trong 3-4 phút.
- Su su gọt sạch vỏ, các khía cứng và hạt, rửa sạch. Sau đó cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn, đem luộc chín mềm trong 3-4 phút.
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt thành các miếng dài 2-3 cm vừa ăn.
- Đu đủ gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn với bé.
3.17. Thực đơn ăn dặm ngày 17: Trứng, ngô ngọt, măng tây, cà rốt, bí ngòi, ớt chuông
Nguyên liệu:
- Lòng đỏ trứng: 1 quả
- Ngô ngọt: 1/2 bắp
- Măng tây: 50g
- Bí ngòi: 100g
- Ớt chuông: 1/2 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Dầu oliu
Chế biến:
- Lòng quả trứng chiên với chút dầu oliu
- Ngô ngọt tỉa lấy hạt, loại bỏ sạch dâu ngô, sau đó đem rửa sạch. Ngô ngọt mang đi hấp chín mềm khoảng 7-10 phút. Hoặc mẹ có thể chế biến theo cách khác như: cắt thành các khúc, luộc chín, sau đó bé gập ăn.
- Măng tây cắt bỏ phần cứng, rửa sạch với nước. Sau đó cắt khúc hoặc để nguyên cây đem luộc chín mềm khoảng 5-7 phút
- Bí ngòi rửa sạch, cắt khúc bé vừa ăn. Sau đó mang luộc/hấp chín mềm khoảng 3-4 phút.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc dài hoặc khoanh nhỏ theo hình củ cà rốt, tiếp theo mang luộc/hấp chín mềm trong 5-7 phút
- Ớt chuông rửa sạch, cắt thành miếng dài theo chiều của quả, sau đó hấp chín mềm trong khoảng 3-5 phút.
3.18. Thực đơn ăn dặm ngày 18: Cơm cuộn, mướp, ớt chuông, bí xanh, đậu đũa, xoài chín
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 2-3 thìa con cơm
- Mướp: 100g
- Ớt chuông: 50g
- Bí xanh: 30g
- Đậu đũa: 70g
- Xoài chín: 3-4 miếng vuông nhỏ
Chế biến:
- Cơm nát mẹ trộn với một chút rong biển vụn, dầu oliu, sau đó nắm thành các miếng nhỏ cuộn với lá rong biển. Để dễ hơn mẹ có thể sử dụng các khuôn cuốn cơm chuyên dành cho bé ăn dặm tạo các hình thù rất ngộ ngĩnh.
- Mướp, bí xanh gọt vỏ, rửa sạch với nước, cắt thành các miếng sao cho bé vừa ăn. Sau đó, đem mướp và bí xanh đi luộc/hấp chín mềm khoảng 3-5 phút
- Đậu đũa nhặt sạch sơ, rửa sạch, bẻ thành các khúc dài khoảng 2-3cm. Cuối cùng là đem đậu đũa luộc chín mềm khoảng 4-6 phút
- Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ xinh.
3.19. Thực đơn ăn dặm ngày 19: Trứng áp chảo, mướp, su su, đậu đũa
Nguyên liệu:
- Lòng đỏ trứng: 1 quả
- Mướp: 100g
- Su su: 1/2 quả
- Đậu đũa: 100g
- Dầu oliu
Chế biến:
- Mẹ lấy lòng đỏ trứng áp chảo với một chút dầu oliu khoảng 1-2 phút là trứng chín.
- Mướp, su su gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn với bé. Tiếp theo đem chúng đi luộc/hấp chín mềm khoảng 3-5 phút, thường mướp sẽ thành chín hơn su su nên mẹ chú ý vớt chúng ra trước nếu luộc chung.
- Đậu đũa nhặt bỏ xơ, rửa sạch, bẻ khúc dài 2-3 cm. Mang đậu đua đi luộc chín mềm khoảng 3-5 phút
3.20. Thực đơn ăn dặm ngày 20: Cơm hạt chia, mướp, ớt chuông, hành tây, bí xanh, xoài chín
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 2-3 thìa con
- Hạt chia: 1/3 thìa cà phê
- Mướp: 100g
- Ớt chuông: 1/2 quả
- Hành tây: 1/3 củ nhỏ
- Bí xanh: 100g
- Xoài chín: 3-4 miếng vuông nhỏ
Chế biến:
- Hạt chia ngâm với nước khoảng 15 phút cho hạt chia nở. Sau khi hạt chia nở xong, vớt sạch để ráo nước. Sau đó chọn cơm với hạt chia, nắm thành các miếng nhỏ cho bé dễ cầm.
- Mướp, bí xanh gọt sạch vỏ, rửa sạch. Cắt mướp, bí xanh thành các miếng sao cho bé vừa ăn, sau đó đem hấp/luộc chín mềm trong 3-5 phút.
- Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ theo chiều quả, sau đó mang hấp/luộc mềm trong 2-3 phút
- Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ, bày ra đĩa.
3.21. Thực đơn ăn dặm ngày 21: Chả tôm hạt sen, bí xanh, mì spaghetti bí đỏ, xoài.
Nguyên liệu:
- Chả tôm hạt sen: 2-3 miếng
- Bí xanh: 100g
- Mì spaghetti theo mức nhu cầu ăn của bé
- Bí đỏ: 100g
- Xoài chín: 3-5 miếng vuông nhỏ
Chế biến:
- Chả tôm hạt sen mẹ có thể mua làm sẵn ở các siêu thị, sau đó về hấp chín, cắt thành các miếng vừa ăn.
- Bí đỏ gọt bỏ, cắt thành các miếng nhỏ, hấp chín mềm, nghiền nhuyễn. Sau đó, thêm một chút nước lọc với bí ngô nghiền, đun sền sệt lại.
- Mì spaghetti luộc chín trong 9-10 phút. Vớt mì spaghetti để ráo nước sau đó bỏ mì vào đu chung với bí ngô vừa đun khoảng 2-3 phút.
- Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn.
3.22. Thực đơn ăn dặm ngày 22: Ớt chuông, bông cải trắng, thanh long đỏ
Nguyên liệu:
- Ớt chuông: 50g
- Bông cải trắng: 100g
- Thanh long đỏ: 100g
Chế biến:
- Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng dài, hấp chín mền trong 2-3 phút
- Bông cải trắng ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, cắt bông cải trắng thành các miếng nhỏ, rồi đem hấp/luộc chín mềm khoảng 3-5 phút.
- Thanh long đỏ bỏ vỏ, cắt thành các miếng vuông sao cho bé vừa ăn, bày ra đĩa.
3.23. Thực đơn ăn dặm ngày 23: Bò xào ớt chuông hành tây, dưa chuột, bơ
Nguyên liệu:
- Thịt bò thăn mềm: 100g
- Ớt chuông: 1/2 quả
- Hành tây: 1/3 củ
- Dưa chuột: 1/2 quả (hoặc 1 quả nhỏ)
- Bơ chín: 1/3 quả
- Dầu oliu
Chế biến:
- Thịt bò thái thành các miếng nhỏ, nếu mẹ muốn thịt mềm hơn có thể dùng búa đập thịt đập sơ qua.
- Ớt chuông cắt bỏ hạt, thái thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn
- Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các vuông vừa ăn
- Bắc chảo lên bếp cho thêm một chút dầu oliu, đợi đến khi nóng bỏ hành tây và ớt chuông xào chín xơ, sau đó cho thịt bò vào đảo đều. Đến khi thịt bò, ớt chuông, hành tây vừa chín thì tắt bếp, bày ra đĩa.
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các khúc dài, bày ra đĩa
- Bơ lọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành các miếng vuông nhỏ, bày ra đĩa ăn của bé.
3.24. Thực đơn ăn dặm ngày 24: Ớt chuông hấp, khoai lang hấp, chuối, kiwi, bò xào tỏi.
Nguyên liệu:
- Ớt chuông: 50g
- Khoai lang: 1/2 củ
- Chuối: 1/2 quả
- Kiwi: 1 quả
- Thịt bò thăn: 100g
- Vài nhánh tỏi
- Dầu oliu
Chế biến:
- Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập thịt sơ qua cho mềm.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Phi tỏi thơm với một chút dầu oliu, sau đó cho thịt bò vào xào chung đến khi chín
- Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn, hấp/chín trong khoảng 3-4 phút
- Khoai lang rửa sạch phần vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, sau đó hấp chín mềm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi khoai lang chín, mẹ bắc ra để nguội và lọt bỏ vỏ với cho bé ăn.
- Các loại quả: kiwi, chuối gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa
3.25. Thực đơn ăn dặm ngày 25: Su su luộc, củ cải luộc, táo nướng quế.
Nguyên liệu:
- Su su: 1/2 quả
- Củ cải: 70g
- Táo xanh: 1/2 quả
- Quế
Chế biến:
- Su su gọt sạch vỏ, bỏ hạt và các phần khía cứng, rửa sạch. Sau đó, mẹ cắt su su thành các miếng vừa ăn với bé, đem luộc/hấp chín mềm trong khoảng 3-5 phút.
- Củ cải gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng tròn vừa ăn. Hấp/luộc chín mềm củ cải trong 3-5 phút. Với củ cải mẹ nên hấp để giữ được vị ngọt tốt nhất.
- Táo xanh rửa sạch, mẹ cắt làm đôi sau đó đặt một chút quế lên bề mặt, mẹ chỉ cho 1 chút cho thơm thôi ạ tránh quá nhiều làm cay bé khi ăn. Sau đó, mẹ nướng táo trong lò vi sóng khoảng 3-5 phút trong nhiệt độ 370 độ C hoặc sử dụng nồi chiên không dầu.
3.26. Thực đơn ăn dặm ngày 26: Măng tây nướng, cà tím nướng, dưa lưới.
Nguyên liệu:
- Măng tây: 100g
- Cà tím: 1 quả vừa hoặc 1/2 quả lớn
- Dưa lưới: 50-70g
Chế biến:
- Măng tây cắt bỏ các phần cứng già, rửa sạch. Măng tây mẹ có thể cắt khúc dài 2-3cm hoặc để nguyên cây. Hấp/luộc chín mềm trong 3-4 phút.
- Cà tím mẹ có thể chọn loại quả cà tím tròn hoặc dài. Mẹ rửa sạch cà tím, để ráo nước. Nướng cà tím bằng nồi chiên không dầu hoặc trong lò nướng trong 3-5 phút ở nhiệt độ 370 độ C.
- Dưa lưới gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ sao cho bé dễ ăn.
3.27. Thực đơn ăn dặm ngày 27: Cơm ruốc cá hồi, đỗ xào thịt bò, đậu bắp luộc, chuối.
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 2-3 thìa con
- Ruốc cá hồi: tùy chỉnh
- Đậu Hà Lan: 3-4 quả
- Thịt bò thăn: 50g
- Đậu bắp: 1-2 quả
- Chuối: 1/2 quả
- Dầu oliu
Chế biến:
- Ruốc cá hồi mẹ có thể mua sẵn ở các siêu thị hoặc tự làm. Cách làm ruốc cá hồi cũng khá đơn giản gần giống làm ruốc thịt, mẹ không nên dùng gia vị khi làm ruốc.
- Trộn đều cơm với ruốc cá hồi.
- Đậu Hà Lan bỏ xơ, rửa sạch, cắt thành vát chéo thành các miếng nhỏ.
- Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
- Xào đậu Hà Lan gần chín với chút dầu oliu, sau đó thêm thịt bò vào. Đảo đều thịt bò và đậu Hà Lan đến khi chín.
- Đậu bắp cắt bỏ đầu, rửa sạch. Hấp/luộc chín mềm trong 2-3 phút.
- Chuối cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.
3.28. Thực đơn ăn dặm ngày 28: Bánh mì sandwich, dưa hấu, ngô bao tử hấp, bò cháy tỏi.
Nguyên liệu:
- Bánh mì Sandwich
- Dưa hấu: 2 miếng nhỏ
- Ngô bao tử: 1-2 bắp nhỏ
- Thịt bò thăn mềm: 100g
Chế biến:
- Bánh mì Sandwich bỏ áp chảo nóng đều hai mặt hoặc cho vào lò vi sóng làm nóng trong 30s. Sau đó, cắt miếng bánh mì ra làm hai theo hình tam giác.
- Ngô bao tử rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành các khúc ngắn hoặc để nguyên cả bắp cho vào luộc/hấp chín cho bé
- Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
- Tỏi mẹ bóc một phần vỏ ngoài, cắt làm đôi củ tỏi. Sau đó đặt lên chảo nóng nướng vừa xém cháy, tiếp theo là bỏ thịt bò vào chung đến khi chín. Cho thịt bò ra đĩa, không lấy tỏi.
- Dưa hấu cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.
3.29. Thực đơn ăn dặm ngày 29: Bí xanh cuộn tôm, kiwi, cà rốt hấp, bí đỏ hấp.
Nguyên liệu:
- Bí xanh: 50g
- Tôm: 200g
- Kiwi: 1 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Bí đỏ: 50g
Chế biến:
- Tôm sau khi làm sạch, bỏ vỏ và sợi chỉ đen, để ráo nước. Sau đó băm hoặc xay nhuyễn.
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch. Mẹ cắt thành các khoanh tròn, mỏng vừa phải. Sau đó nhồi thịt tôm vào bên trong bí xanh. Hấp chín trong khoảng 15 – 20 phút.
- Cà rốt và bí đỏ gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn. Hấp/luộc chín mềm trong 3-5 phút. Mẹ lưu ý, bí đỏ lâu chín hơn cà rốt nên thời gian làm chín có thể kéo tới 7 – 10 phút.
- Kiwi gọt vỏ, cắt thành các miếng mỏng bé vừa ăn.
3.30. Thực đơn ăn dặm ngày 30: Khoai lang luộc, chuối, thịt bò xào ngô bao tử.
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 củ nhỏ
- Thịt bò thăn: 100g
- Ngô bao tử: 2-3 bắp
- Chuối: 1 quả
- Dầu oliu
Chế biến:
- Khoai lang làm sạch. Hấp/luộc chín mềm trong 15 – 20 phút. Sau khi để nguội, mẹ lọt vỏ khoai và cắt thành các miếng vừa ăn.
- Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
- Ngô bao tử rửa sạch, cắt thành các miếng bé vừa ăn.
- Xào ngô tử với một chút dầu oliu đến gần chín, sau đó thêm thịt bò vào xào chung đến khi hỗn hợp chín đều.
- Chuối bỏ vỏ, cắt thành các khoan tròn mỏng, bày ra đĩa.
4. Các nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng ở 4 nhóm thực phẩm chính dưới đây để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.
- Nhóm rau củ: bông cải xanh, đậu đũa, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ.
- Nhóm quả trái cây: táo, bơ, chuối, xoài, lê
- Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, thịt bò hoặc heo
- Nhóm Carbodrate: gạo, nui, mì
5. Thực đơn ăn dặm BLW không áp dụng cho bé như nào?
Theo thông tin nghiên cứu từ viện dinh dưỡng Interior – Anh, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sử dụng chủ yếu là thực phẩm chế biến dạng thô nên với những bé thường xuyên gặp vấn đề về đường tiêu hóa (khó tiêu, hấp thụ kém), suy dinh dưỡng,… thì không nên áp dụng thực đơn ăn dặm BLW.
Lúc này, mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra được phương pháp và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất và thúc đẩy phát triển hiệu quả hơn.
6. Một số câu hỏi thường gặp khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi.
Câu 1: Bé 6 tháng có cho ăn trứng hay lòng trắng trứng được không?
Có. Bé từ 6 tuổi trở lên hoàn toàn có thể ăn được lòng trắng trứng (hay nguyên quả) tuy nhiên mẹ cần đánh nhuyễn hoặc xay nhuyễn với một chút nước để bé dễ ăn hơn. Vì thế, nếu mẹ không thể làm nhuyễn thì có thể chỉ sử dụng lòng đỏ trứng
Câu 2: Bé 6 tháng ăn được sữa chua không?
Ở độ tuổi này, bé cũng đã có thể ăn được các loại sữa chua và kem. Mẹ chỉ cần lưu ý không sử dụng các loại kem hay sữa chua có phần nhân (cái) bên trong dễ làm bé bị hóc.
Câu 3: Trẻ 6 tháng tuổi uống được nước trái cây không?
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể uống được nước trái cây, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa nhi không khuyến khích bố mẹ cho bé uống nhiều và thường xuyên trong thực đơn ăn blw cho bé 6 tháng. Bởi nước trái cây bổ sung khá nhiều calo mà không có các chất dinh duỗng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ, dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng.
Việc cho bé ăn dặm không quá khó. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng có thể cho bé ăn dễ dàng, hiệu quả. Hy vọng với gợi ý thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng, bé yêu nhà mình có thể ăn dặm nhẹ nhàng và đạt hiệu quả tối ưu.