Chắc hẳn mẹ nào cũng cảm thấy rất khó khăn trong việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng cho bé. Làm thế nào để có thể bổ sung đầy đủ cho bé yêu những dinh dưỡng cần thiết? Thật khó khăn đúng không nào các mẹ? Vậy mẹ hãy tham khảo bài viết về thực đơn bao gồm những thực phẩm ăn dặm nào dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Bé bắt đầu ăn dặm khi nào ?
Ăn dặm là lúc bé yêu của mẹ được tiếp xúc với các loại thức ăn đặc dần. Từ cháo loãng cho đến khi bé có thể ăn được cơm hạt. Ngoài sữa mẹ, giờ đây bé đã có thể trực tiếp được bổ sung các chất dinh dưỡng để phát triển.
Thời gian bé yêu có thể ăn dặm được là vào khoảng bé được từ 4 đến 5 tháng tuổi. Tuy nhiên theo một số chuyên gia thì thời gian cho bé yêu ăn dặm tốt nhất là từ khoảng tháng thứ 6 trở ra. Trước 6 tháng bé chỉ cần bú mẹ là đủ.
2. Thực đơn gồm những thực phẩm ăn dặm nào?
Khi bước vào quãng thời gian bé yêu ăn dặm mẹ nên bổ sung đầy đủ cho bé các dinh dưỡng cần thiết. Mẹ hãy bổ sung cho bé nhóm 4 các dưỡng chất đó là Vitamin và khoáng chất, chất đạm, chất béo và bột đường. Nhóm chất này rất cần thiết cho sự phát triển của bé yêu mẹ nhé.
2.1. Hãy bổ sung Vitamin và khoáng chất vào thực đơn ăn dặm
Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các thực phẩm ăn dặm như các loại rau củ và trái cây. Các loại này rất giàu các Vitamin muối khoáng và cung cấp một lượng chất xơ vô cùng quan trọng cho bé. Mẹ có thể bổ sung các loại trái cây vào bữa phụ cho bé. Còn rau củ mẹ hãy bổ sung vào bữa chính cho bé mẹ nhé. Nhớ cách bảo quản trái cây nghiền cho bé mẹ nhé!
Một số thực phẩm ăn dặm được gợi ý đến mẹ đó là cải bó xôi, khoai lang, trái bơ, táo, chuối, bí ngô… Đây là những thực phẩm rất phù hợp với bé trong khoảng thời gian này mẹ nhé. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý là bé chưa thể ăn các thực phẩm này ở dạng cứng được. Mẹ nên xay nhuyễn từng loại ra và cho bé ăn nhé. Hoặc mẹ có thể nấu thành các món súp như súp khoai lang và thịt bò, súp bí ngô thịt gà, súp bí đỏ, …
2.2. Chất đạm cũng rất quan trọng trong thực đơn ăn dặm
Chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé. Có chứa thành phần của các mô cấu tạo nên giúp bé phát triển não bộ, tăng cường thể chất và phát triển cân nặng. Nếu thiếu chất này bé yêu dễ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng và sức đề kháng không tốt…
Chất đạm động vật có trong các loại thực phẩm ăn dặm như thịt, hải sản, sữa, các sản phẩm từ sữa và trứng … Bên cạnh đó chất đạm thực vật có trong các loại Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh… Mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất đạm cho bé bằng cách thêm các thực phẩm ăn dặm trên để bé có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nhé.
2.3. Chất béo có vai trò rất quan trọng
Chất béo cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé yêu. Trong 3 năm đầu đời của bé, chất béo chiếm đến hơn 50% chất để cấu thành não bộ của bé. Bên cạnh đó chất béo còn đóng vai trò giúp bé hấp thụ tối đa các dưỡng chất và vitamin.
Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé các chất béo lành mạnh để giúp bé phát triển. Một số thực phẩm ăn dặm được gợi ý đến cho mẹ đó là:
- Chất béo có trong nguồn gốc động vật như: lươn, cá hồi, các thu, cá chép…
- Chất béo có trong nguồn gốc thực vật như: bơ, súp lơ, dầu gạo, dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại hạt,…
2.4. Tinh bột – Không thể thiếu trong thực phẩm ăn dặm
Tinh bột cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bé đấy mẹ nhé. Chất đường bột có vai trò cung cấp các năng lượng cho bé hoạt động. Bên cạnh đó giúp hệ thần kinh bé phát triển toàn diện hơn, và cung cấp cả các chất xơ cần thiết cho những năm đầu đời của bé.
Mẹ hãy tham khảo số chất bột đường được gợi ý trong thực đơn ăn dặm của bé để bổ sung cho bé nhé. Một số thực phẩm ăn dặm có chứa tinh bột mẹ có thể bổ sung cho bé là: trái cây, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, khoai môn, cà rốt …
Xem thêm:
- Ăn dặm truyền thống kết hợp blw
- Phô mai cho bé ăn dặm
- Nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ để đảm bảo sức khỏe con yêu?
3. Một số lưu ý khi chọn cho bé thực phẩm ăn dặm
Theo nghiên cứu thì bước vào tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé của mẹ tập ăn dặm. Và từ tháng thứ 7 trở đi mẹ hãy hoàn toàn yên tâm cho bé ăn dặm. Thời điểm này, sữa của mẹ rất ít protein và nhiều kháng thể so với 6 tháng đầu. Do vậy mẹ cần phải bổ sung các dưỡng chất cho bé yêu để bé phát triển toàn diện.
Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho bé từ sau 6 tháng trở đi đó là protein, canxi ,Sắt , DHA, chất đạm và chất béo… Những dưỡng chất này sau giai đoạn bé sơ sinh cần phải bổ sung qua các chế độ dinh dưỡng.
Thời điểm trẻ từ 5,5 tháng trở ra bé yêu của mẹ hoạt động nhiều hơn. Bé yêu sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên lượng dưỡng chất cần bổ sung cho bé sẽ nhiều hơn. Chỉ cho bé ăn sữa mẹ lúc này là không đủ, thiếu các dưỡng chất quan trọng.
Mẹ bầu cần lưu ý là trẻ dưới 6 tháng tuổi không cho ăn dặm bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất non. Bé rất mắc phải chứng đau dạ dày bên cạnh đó là dễ bị còi xương và chậm lớn.
4. Phần kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về thực đơn ăn dặm được gửi đến mẹ . Chúc mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích mới. Bên cạnh đó cũng chúc cho bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn nhé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!