Bơ không những giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất , quả bơ còn cung cấp omega-3, hỗ trợ bé yêu phát triển trí não khỏe mạnh từ những tháng đầu đời. Từ nguyên liệu này, mẹ có thể chế biến nhiều món ăn từ bơ cho bé ăn dặm đơn giản nhưng ngon miệng. Cùng nhà mình tìm hiểu cách chế biến và bảo quản cho bé từ quả bơ mẹ nhé!
Mục lục
1. Khi nào nên cho bé ăn bơ ăn dặm được?
Quả bơ được xếp vào danh sách những thức ăn dặm đầu đời của bé. Có thể cho bé ăn bơ khi bé được 4 – 6 tháng tuổi vì bơ giàu carbonhydrat và chất béo cần thiết cho sự phát triển của bé.
2. Cách chọn bơ cho bé ăn dặm
Để chọn được trái bơ ngon, chín tự nhiên, các mẹ hãy quan sát phần vỏ bơ xem có căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi không? Các mẹ đừng lấy những quả bơ đã mềm nhũn nhé vì dễ là quả bơ nẫu. Bơ ngon là khi ta bóp nhẹ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp. Nếu không, hãy thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần.
Nếu các mẹ muốn bé được thưởng thức những trái bơ thật béo, thật ngậy hãy lựa chọn những trái bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng. Muốn biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống, cuống to thì quả bơ đó là non.
3. Lợi ích khi làm bơ cho bé ăn dặm là gì?
Bơ đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, trước khi làm bơ cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến với bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để chắc chắn rằng bé không bị dị ứng, trong vài ngày đầu bạn nên cho bé ăn ít. Dưới đây là một số lợi ích về sức khỏe của trái bơ:
3.1. Bơ cho bé ăn dặm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
Bơ chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, C, E, K và vitamin B6, folate, thiamin, niacin. Ngoài ra, nó còn rất giàu khoáng chất như sắt, magiê, canxi, kali, natri và kẽm. Tất cả các khoáng chất và vitamin này đều giúp sự tăng trưởng và phát triển của bé.
3.2. Công dụng của quả bơ trong việc giúp trẻ dễ tiêu hóa
Bơ rất dễ tiêu hóa dù bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Ngoài ra, bơ còn giúp kiểm soát các dấu hiệu khó tiêu mà bé có thể bị ảnh hưởng trong vài tháng đầu khi mới tiếp xúc với các loại thức ăn đặc. Quả bơ còn giúp ngăn ngừa đau dạ dày và đầy hơi. Đây sẽ là một lựa chọn tốt nếu bé bị đau bụng.
3.3. Bơ cho bé ăn dặm giúp bảo vệ gan
Bơ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của gan. Khi bạn cho bé ăn thường xuyên, bơ sẽ giúp ngăn ngừa gan bị tổn thương và giữ nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Đây là cách tuyệt vời để bảo vệ bé khỏi các bệnh như vàng da và viêm gan.
3.4. Quả bơ giàu chất chống oxy hóa
Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường.
3.5. Bơ giàu chất béo không bão hòa
Bơ rất giàu chất béo không bão hòa. Điều này rất tốt cho sự phát triển của não và thị lực của bé.
3.6. Ăn bơ giúp hạn chế bị viêm nhiễm
Ăn bơ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân khiến bé bị viêm có thể là do tổn thương mô, kích thích và mầm bệnh. Da của bé sẽ rất mềm và nhạy cảm, ngay cả những vết xước nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến viêm nặng. Ăn bơ sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
4. Cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm
Mẹ có thể tham khảo những cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm tự chỉ huy dưới đây bé yêu thích như:
4.1. Salad bơ hoa quả/ trái cây
Nguyên liệu:
- 3 quả bơ chín
- 3 quả lê hấp
- 3 trái chuối chín
- Sữa chua
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ hạt bơ và lê, gọt vỏ và cắt thành từng miếng lớn.
- Cho tất cả vào máy và xay nhuyễn cho đến khi mịn.
- Thêm 1 thìa sữa chua và trộn đều.
- Nếu bé đang tập nhai thì bạn không cần phải xay mà chỉ cần cắt thành từng miếng nhỏ và cho sữa chua vào là có thể cho bé dùng.
4.2. Sinh tố bơ và chuối
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín
- 1 quả bơ nhỏ chín mềm.
Cách làm:
- Chuối và bơ, bỏ vỏ và cắt miếng.
- Lấy phần thịt bơ và chuối cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Vậy là mẹ sẽ có ngay món sinh tố bơ chuối ngon lành cho bé.
4.3. Sinh tố bơ bí đỏ
Nguyên liệu:
- 1 phần bí đỏ được hấp chín, nghiền nhuyễn;
- 1 phần thịt bơ chín mềm.
Cách làm:
- Bí đỏ thái miếng, hấp chín, nghiền nhuyễn.
- Bơ cho vào bát nghiền nhuyễn.
- Trộn bơ, bí đỏ cho đến khi chúng nhuyễn mịn là có thể cho bé thưởng thức.
4.4. Gà nghiền bơ cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- Ức gà
- Nửa trái bơ
- Dầu ô liu (nếu có)
Cách thực hiện:
- Cắt ức gà thành những miếng nhỏ và luộc.
- Để nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Thêm bơ và dầu ô liu, sau đó xay nhuyễn để hỗn hợp mềm và mịn.
Xem thêm:
- Bột ăn dặm cho bé
- Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm
- Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé – Những ưu đãi đầy bất ngờ
5. Cách bảo quản bơ cho bé ăn dặm
5.1. Bảo quản bơ nghiền
Đây là cách bảo quản bơ tối ưu nếu mẹ muốn tiết kiệm tối đa không gian tủ lạnh. Đầu tiên, hãy dùng muỗng múc hết phần thịt bơ vào hộp hoặc túi zip, sau đó vắt 1 ít nước cốt chanh vào. Dầm nát bơ để nước cốt chanh trộn đều vào thịt bơ. Cuối cùng chỉ cần đậy kín nắp hộp hoặc túi zip và để trong ngăn đá tủ lạnh.
Tuỳ vào lượng bơ nhiều hay ít để cân bằng lượng nước cốt chanh cho phù hợp. Mẹ biết không, nước cốt chanh có tác dụng giữ được màu sắc và các chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất. Bên cạnh đó nước cốt chanh cũng không làm mất vị của bơ sau khi rã đông.
5.2. Bảo quản bơ nguyên trái
Nếu như mẹ không muốn nghiền nát bơ để bảo quản. Mẹ có thể cắt đôi quả bơ, loại bỏ hạt rồi bảo quản trong tủ lạnh. Cách bảo quản bơ này cũng tương tự bảo quản bơ nghiền. Hãy dùng nước cốt chanh như một công cụ bảo vệ để phần bơ không bị hỏng. Lưu ý, khi bạn xếp bơ vào túi zip, nếu có thể hãy hút hết không khí trong túi trước khi khóa kéo lại. Vì không khí sẽ làm tăng quá trình oxy hóa, làm cho bơ nhanh hỏng dù có bảo quản trong tủ lạnh.
Xem thêm: