Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, không mất chất

Hầu hết các món ăn dặm của trẻ là cháo, súp được chế biến kết hợp nhiều loại thực phẩm. Công đoạn chế biến đồ ăn dặm thường khá cầu kì khiến nhiều mẹ không có thời gian để chuẩn bị, nhất là với những mẹ bận rộn khi quay trở lại làm việc sau nghỉ phép. Mẹ thường chọn cách chế biến một lần và trữ đông trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian bảo quản đồ ăn dặm cho bé. Mẹ hãy cùng tìm hiểu các cách bảo quản sao cho an toàn và không mất chất nhé!

1. Bảo quản đồ ăn dặm cho bé ở ngăn mát tủ lạnh

Tủ lạnh chính là vật dụng hữu hiệu nhất để bảo quản đồ ăn dặm cho bé
Tủ lạnh chính là vật dụng hữu hiệu nhất để bảo quản đồ ăn dặm cho bé

Tủ lạnh chính là vật dụng hữu hiệu nhất để bảo quản đồ ăn dặm cho bé. Việc bảo quản thức ăn ở ngăn mát tủ lạnh hẳn đã quá quen thuộc với mẹ phải không nào? Trong quá trình cho bé ăn dặm đúng cách tốt nhất là mẹ nên ăn bữa nào nấu cho bé bữa đó tuy nhiên với nếu bảo quản đúng quy chuẩn mẹ hoàn toàn có thể nấu nhiều để trong tủ lạnh.

Hầu hết các món ăn dặm của bé đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể nấu nhiều gấp đôi, gấp ba để bảo quản trong tủ lạnh. Sau đó cho vào các hộp thủy tinh có nắp kín rồi bỏ tủ lạnh ngăn mát. Như vậy khi cho bé ăn mẹ chỉ cần hâm lại cho nóng lên là được. Mẹ nên nhớ hãy để đồ ăn nguội bớt rồi mới cho trẻ ăn để tránh bị bỏng.

  • Bảo quản trong ngăn mát: Mẹ chia thức ăn vào các lọ thuỷ tinh sạch và đậy nắp, sử dụng càng sớm càng tốt, tối đa 1 ngày phải sử dụng hết.
  • Bảo quản trên ngăn đá: mẹ nên sử dụng các khay đá nhựa có nhiều ô bằng chất liệu tốt, làm đông thức ăn trong ô nhỏ với lượng thức ăn vừa phải đủ 1 bữa ăn hoặc 1 ngày ăn tùy ý. Sau đó, mẹ bịt kín khay lại, dán nhãn thời gian cũng như tên thức ăn lên hộp. Cách này có thể giúp mẹ bảo quản tốt nhất các thực phẩm đã nấu chín khoảng 3 tháng và thực phẩm chưa nấu chín khoảng 2 tháng. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý: sử dụng càng sớm càng tốt mẹ nhen!

2. Thời hạn bảo quản các món ăn dặm cho bé

2.1. Thịt lợn, thịt bò

  • Khi bảo quản trong ngăn mát: nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn sử dụng là trong vòng 2 ngày.
  • Khi bảo quản trong ngăn đá: nên bảo quản thịt ở nhiệt độ dưới -18 độ C. Điều kiện giữ lạnh này có thể bảo quản thịt trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh khuyến cáo mẹ chỉ nên để bé dùng thịt trữ ngăn đá trong vòng 7 ngày.

2.2. Cá, hải sản, thịt gia cầm

  • Khi bảo quản trong ngăn mát: nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn sử dụng là trong vòng 1 ngày.
  • Khi bảo quản trong ngăn đá: có thể để trong 3 tháng. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm này bảo quản đông đá từ 4 – 5 ngày.
Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm này bảo quản đông đá từ 4 - 5 ngày
Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm này bảo quản đông đá từ 4 – 5 ngày

2.3. Rau củ, trái cây

  • Đối với các loại rau cho lá: Mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ rửa khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Thời gian sử dụng từ 2 – 4 ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng. Các loại củ có thời gian bảo quản lâu hơn, thời gian mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh lên đến 10 ngày.
  • Khi đã nấu chín và nghiền nát rau củ: Mẹ cần lưu ý làm lạnh ngay sau khi nấu xong. Tiếp đến, để riêng các loại rau củ rồi chia nhỏ vào từng ngăn ô rồi cho trẻ dùng dần. Thức ăn dặm đã nấu chín, mẹ có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh dưới -18 độ C và sử dụng từ 2 – 3 tuần.
  • Khi chế biến các món ăn dặm từ nấm: Mẹ có thể cho vào túi giấy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 5 ngày. Trước khi nấu, mẹ cần rửa thật sạch.
  • Trái cây: Mẹ nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh theo thời gian nhất định. Cụ thể với 1 số loại trái cây thông dụng cho bé ăn dặm như sau:
    • Chuối: 1 – 2 ngày
    • Dâu tây: 2 ngày
    • Bơ: 3 ngày
    • Mãng cầu: 3 ngày
    • Nho: 5 ngày
    • Kiwi: 7 ngày
    • Táo: 2 tuần – 1 tháng
Mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ rửa khi chế biến thức ăn dặm cho bé
Mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ rửa khi chế biến thức ăn dặm cho bé

3. Bảo quản đồ ăn dặm cho bé ở ngăn đông đá

3.1. Vì sao nên bảo quản trong ngăn đông?

Đồ ăn được bảo quản ở ngăn đá có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị ảnh hưởng
Đồ ăn được bảo quản ở ngăn đá có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị ảnh hưởng

Cách bảo quản đồ ăn dặm này có thể giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Đồ ăn được bảo quản ở ngăn đá có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị ảnh hưởng. Bằng cách này mẹ có thể chế biến và bảo quản đồ ăn dặm cho bé với số lượng lớn. Sau đó mẹ có thể để đồ ăn trong khay đá, túi kín khí và rã đông khi cần cho bé ăn. Mẹ có thể yên tâm rằng thức ăn trong ngăn đá không bị mất chất dinh dưỡng. Lúc này nhiệt độ thấp sẽ làm quá trình chuyển đổi chất ngưng đọng lại. Hơn nữa độ lạnh cũng khiến các loại vi khuẩn và nấm mốc không thể sinh sôi nảy nở, không gây hại cho sức khỏe của bé.

Xem thêm: 

3.2. Cách cấp đông thực phẩm cho bé ăn dặm

3.2.1. Cách thực hiện cấp đông

Sau khi đông đá, mẹ hãy tách những viên thực phẩm ra và cho vào túi kín khí
Sau khi đông đá, mẹ hãy tách những viên thực phẩm ra và cho vào túi kín khí
  • Bước 1: Mẹ chế biến đồ ăn dặm như bình thường. đồ ăn dặm của bé thường là dạng lỏng hoặc hơi sệt như cháo, súp, bột… Mẹ nên nấu đa dạng món ăn để có thể thay đổi món cho bé. Như vậy sẽ không làm bé chán ăn và thích thú hơn.
  • Bước 2: Để nguội rồi cho vào khay đá dạng lớn, chất liệu nhựa an toàn. Mẹ nên chọn loại khay nhựa dẻo để dễ lấy hơn khi đông lạnh. Lưu ý cho mẹ là không nên dùng đồ thủy tinh để cho vào tủ đông. Thủy tinh rất dễ vỡ nếu ở nhiệt độ quá thấp. Khay nhựa có thể lấy loại dung tích 300 – 400ml mỗi phần. Như vậy sẽ dễ chia khẩu phần ăn hơn, mỗi viên thực phẩm được cấp đông là một phần ăn của bé.
  • Bước 3: Sau khi đông đá, mẹ hãy tách những viên thực phẩm ra và cho vào túi kín khí. Loại bỏ không khí trong túi hoặc dùng hút chân không. Như vậy vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào đồ ăn dặm của bé. Sau đó mẹ nên dán nhãn tên và ngày tháng để cho bé ăn uống hợp lí.

    Khi bé ăn dặm, mẹ chỉ việc lấy đồ ăn ra và rã đông cho bé
    Khi bé ăn dặm, mẹ chỉ việc lấy đồ ăn ra và rã đông cho bé

Khi bé ăn dặm, mẹ chỉ việc lấy đồ ăn ra và rã đông cho bé. Có thể để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc ngâm nước nóng, dùng lò vi sóng, hấp cách thủy để làm nóng đồ ăn. Như vậy đồ ăn dặm sẽ trở lại dạng lỏng như ban đầu. Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé này rất hữu hiệu và được nhiều mẹ sử dụng.

3.2.2. Thời gian bảo quản đồ ăn dặm cho bé

Đồ ăn dặm trữ đông có thể bảo quản trong vòng 3 – 6 tháng
Đồ ăn dặm trữ đông có thể bảo quản trong vòng 3 – 6 tháng

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm đơn giản dễ làm mà bé nào cũng thích

Đồ ăn dặm trữ đông có thể bảo quản trong vòng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên mẹ nên dùng càng sớm càng tốt. Nên dùng trong vòng 2 tháng là tối đa để đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị trong thức ăn. Tốt nhất là nấu cho cả tuần và mỗi tuần lại thay mới đồ ăn. Mẹ cần đặc biệt ghi nhớ là đồ ăn đã ra đông không nên trữ đông trở lại. Lặp lại nhiều lần có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy cho bé.

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn nhiều
Bảo quản đồ ăn dặm cho bé giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn nhiều

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Biết cách bảo quản đúng, an toàn, mẹ vừa đỡ tốn thời gian lại vừa đảm bảo được nguồn thức ăn cho bé. Mẹ hãy luôn đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản để hạn chế các nguy cơ gây bệnh cho trẻ. Chúc mẹ thành công!

4. Ba cách rã đông thức ăn cho bé chuẩn khoa học

  • Mẹ lấy những phần ăn trong khay đá ra & chờ rã đông tự nhiên.
  • Hoặc mẹ lấy phần ăn ra chén/đĩa/…, nhớ bọc kín lại và để vào ngăn mát qua đêm.
  • Mẹ đặt túi thức ăn đông lạnh đã dán kín miệng vào nước ấm và thay nước nếu cần. Lưu ý thức ăn đã rã đông thì nên sử dụng sớm, hoặc để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không cho bé dùng sau thời gian đó mẹ nhé.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể rã đông bằng lò vi sóng. Với cách này, mẹ nhớ khuấy đều thường xuyên, đảm bảo thức ăn được rã đông hoàn toàn trước khi dùng.

5. Một số lưu ý khi bảo quản thức ăn dặm cho bé

Thức ăn khi đã rã đông phải được phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa
Thức ăn khi đã rã đông phải được phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa
  • Thức ăn khi đã rã đông phải được phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa.
  • Mẹ không nên để thức ăn trong hộp thuỷ tinh rồi đặt ngăn dá vì có thể sẽ bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.
  • Tủ lạnh phải được duy trì nhiệt độ ổn định và vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bớt vi khẩn, đồng thời hạn chế việc mở ra đóng vào tủ lạnh liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, không mất chất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng và 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất
Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng và 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất
Khi bé bắt đầu học ăn dặm, nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ mấy tháng ăn được gia vị, nên dùng gia vị cho trẻ ăn dặm 6 – 7 tháng tuổi nào tốt nhất, bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá non nớt. Và mong muốn tìm được […]
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng Thực Phẩm Chuẩn Nhất
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng Thực Phẩm Chuẩn Nhất
Với nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con, chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ về thực phẩm ăn dặm cho bé. Rằng thực phẩm nào là nên, thực phẩm nào là không nên và những dinh dưỡng mà bố mẹ cần biết từ các thực phẩm ăn dặm cho bé. Nay mọi điều bố mẹ […]
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch
Cho bé ăn dặm đúng cách là một việc khá khó khăn đối với các mẹ lần đầu có con. Bởi mẹ cần nắm rõ thực đơn cho trẻ ăn dặm đúng cách và cả thời gian, dụng cụ,…  Hiểu được điều này, ở phần nội dung tiếp theo Góc của mẹ sẽ chia sẻ […]
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ăn dặm còn giúp bé hoàn thiện khả năng ăn uống, làm quen với những thức ăn mới. Vậy, khi nào con có thể ăn dặm? Nên cho trẻ ăn dặm thế nào? Những “bí kíp” nào dành cho […]
Bé ăn dặm: 10 Luật Bất Thành Văn Mẹ Không Thể Bỏ Qua
Bé ăn dặm: 10 Luật Bất Thành Văn Mẹ Không Thể Bỏ Qua
Ăn dặm là khoảng thời gian cha mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng cho con, em bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nhiều người nghĩ rằng cho bé ăn dặm đúng cách rất dễ. Nhưng mẹ ơi, có rất nhiều hiểu lầm mà có thể mẹ cũng đang mắc phải đấy! Hãy […]
Giỏ hàng 0