Ăn dặm luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé sơ sinh. Ăn dặm không chỉ rèn cho con làm quen kĩ năng nhai mà còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Chắc hẳn với lần đầu làm mẹ, mẹ luôn đong đầy những thắc mắc. Rằng liệu bao giờ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm? Sao để cho bé ăn dặm đúng cách? Và làm sao để có thể lên được thực đơn ăn dặm cho bé chuẩn khoa học nhất để tốt cho bé? Nay hãy để Góc của mẹ lên ngay một thực đơn ăn dặm cho bé một cách thật tỉ mỉ mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm từ khi nào?
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Khi bé 6 tháng tuổi cần rất nhiều năng lượng để phát triển và khám phá thế giới. Do đó, nếu bé chỉ dùng sữa mẹ thì sẽ không đủ dưỡng chất cho bé. Bé có những biểu hiện dưới đây cũng là lúc mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé rồi đó:
- Bé chảy nhiều nước dãi
- Bé chăm chú quan sát người lớn ăn
- Bé với tay đòi thức ăn
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thực đơn ăn dặm cho bé vì giờ đây sữa mẹ đã ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ không nên tập cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Cho bé bắt đầu ăn dặm sớm:
- Tăng nguy cơ béo phì lên gấp 3 lần.
- Xuất hiện khả năng thận bị tổn thương.
- Mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, sặc, nghẹn, khó hấp thu dưỡng chất…
- Thực phẩm được đưa ra ngoài đường tiêu hóa do các cơ quan chưa biết cách kiểm soát và điều hướng.
- Làm trẻ bú ít sữa mẹ, bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ.
- Giảm bú mẹ sẽ dẫn tới giảm phản xạ tiết sữa, mẹ có nguy cơ mất sữa sớm.
- Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
- Tăng nguy cơ dị ứng.
- Tăng nguy cơ mang thai sớm của người mẹ nếu không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Cho bé bắt đầu ăn dặm trễ:
- Cơ thể không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
- Gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Hình thành “ngầm” tâm lý phản kháng tự nhiên với các loại thực phẩm dạng rắn.
Đồng thời khi bé được 24 tháng tuổi, mẹ cùng nên cho bé dừng ăn dặm. Bởi nếu cứ tiếp tục cho bé ăn dặm sẽ khiến bé không biết nhai và rất khó khăn trong việc ăn uống khi đi nhà trẻ.
2. Thực đơn ăn dặm cần có những gì để đảm bảo cần bằng dinh dưỡng cho bé?
Điều quan trọng nhất khi lên thực đơn ăn dặm cho bé là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tất cả các loại đồ ăn dặm cho bé dinh dưỡng tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà ba mẹ ăn được đều có thể cho bé ăn. Trừ rượu, bia và các loại gia vị chua cay mẹ nhé.
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn trong thực đơn ăn dặm cần có đầy đủ thành phần của 4 nhóm thức ăn. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn thường xuyên để mỗi bữa ăn của bé ngon lành và hấp dẫn hơn. Nhưng hãy luôn nhớ thực đơn ăn dặm cho bé nên được nghiền nhuyễn ra để bé có thể làm quen với ăn dặm mẹ nhé!
2.1. Nhóm cung cấp đường bột trong thực đơn ăn dặm
Đây là nhóm cơ bản cung cấp cho bé các chất gluxit hay còn gọi là đường bột. Có thể kể đến: gạo, ngô, mỳ, kê, nếp,… Bé sẽ được cung cấp năng lượng chủ yếu thông qua nhóm này. Chúng chiếm đến 70% năng lượng trong thực đơn của bé đấy mẹ ạ. Lương thực còn cung cấp nhiều vitamin, nhất là các vitamin nhóm B.
2.2. Nhóm giàu chất đạm trong thực đơn cho bé ăn dặm
Chất đạm (protein) đến từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Mẹ dùng các nguyên liệu như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua hay đậu, lạc, vừng đều được. Nhóm thức này giá cả mắc hơn một xíu mà ăn nhiều dễ khiến bé đầy bụng. Mẹ nên cho bé ăn kèm cùng lương thực. Tùy từng bữa trong thực đơn ăn dặm mà mẹ tăng giảm lượng thức ăn từng nhóm cho hợp lý.
2.3. Nhóm thức ăn cung cấp chất béo
Mỡ động vật, bơ, dầu là các nguồn thực phẩm mẹ tham khảo để đưa vào các công thức nấu ăn dặm. Nhóm này có 2 chức năng chính:
- Cung cấp chất béo và phòng chống hiện tượng thiếu vitamin cho bé. Điều này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển mạnh khỏe của con.
- Nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Với mỗi bữa ăn có chất béo sẽ giảm được khối lượng mà năng lượng vẫn được đảm bảo.
Thiếu chất béo, sức đề kháng của bé sẽ giảm đi. Sự tiêu hóa và hấp thụ các chất cũng bị ảnh hưởng. Mẹ đặc biệt lưu ý nhé.
2.4. Nhóm cung cấp Vitamin, chất xơ và chất khoáng
Nhóm này còn có tên là nhóm thức ăn bảo vệ sức khỏe. Gồm các loại rau xanh và hoa quả tươi, chín. Vì vậy trong thực đơn ăn dặm cho bé cần thường xuyên có rau quả tươi.
3. Liều lượng trong thực đơn ăn dặm cho bé
3.1. 6 tháng đầu
Đối với bé sơ sinh trước 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé bú đủ sữa mẹ. Mẹ hãy tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn này mẹ nhé!
3.2. Tháng thứ 6
Đối với bé giai đoạn cuối tháng 5 và tháng thứ 6, mẹ nên lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng và để bé bắt đầu ăn dặm. Đây là giai đoạn giúp bé làm quen với các món ăn mới. Vậy nên mẹ hãy ghi lại những lưu ý sau mẹ nhé:
- Vẫn để bé bú sữa mẹ: Vì sữa mẹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh mẹ nhé!
- Hãy nhớ nghiền nhuyễn thức ăn: Để bé có thể làm quen dễ dàng hơn mẹ nhé!
- Bắt đầu cho bé ăn một lượng nhỏ đến lớn dần: Lượng nhỏ từ 5 – 10 ml (1 – 2 muỗng cà phê) rồi tăng dần. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất thì những ngày đầu bé có thể ăn 30 – 40 ml trong một ngày đó! Tuy nhiên, mỗi đứa bé sẽ là một số liệu riêng nên mẹ hãy để bé quyết định lượng thức ăn bé tiêu thụ. Đừng ép con ăn mẹ nhé!
- Các loại thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng: rau, ngũ cốc, thịt hoặc thịt thay thế, trái cây mềm 45 – 75 ml, 60 – 125 ml (1/4 cốc) ngũ cốc nóng hoặc lạnh, 30 ml (2 muỗng canh) phô mai hoặc sữa chua.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chỉ nên ở mức 2 bữa 1 ngày: Hãy xếp các bữa xa nhau để bé tiêu hóa hết mẹ nhé!
3.3. Tháng thứ 7 đến tháng thứ 12
Về lượng, mỗi bé sẽ có một lượng ăn khác nhau. Vậy nên mẹ hãy chú ý quan sát bé, xem các biểu hiện, dấu hiệu bé muốn ăn dặm để có thể nắm được lượng ăn phù hợp với bé mẹ nhé! Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé nhưng đừng nhỏ quá. Nếu thấy bé ăn ít thì sau mỗi cữ bột mẹ hãy cho bé bú thêm. Sữa mẹ giai đoạn này vẫn đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của bé đó mẹ!
Xem thêm: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng
Về chất, mẹ hãy nhớ tuân thủ lên thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ 4 dưỡng chất mà phần trên đã nhắc bên trên. Đó là chất bột đường, chất đạm, vitamin và chất xơ, chất béo. Hãy cùng tạo điều kiện tuyệt vời nhất cho bé yêu mẹ nha!
4. 5 Lưu ý mẹ cần biết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
4.1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thực ăn cho bé
Khi nấu mẹ nên kết hợp bổ sung bột với các loại rau, củ, quả mẹ nhé!
Việc nghiền nhỏ thức ăn cho bé giai đoạn 6 – 8 tháng là điều thiết yếu. Giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm nên rất dễ bị nghẹn.
Đối với bé từ 10 – 12 tháng tuổi, mẹ không cần nghiền, xay nhỏ nữa. Giai đoạn này bé đã có thể ăn các thực ăn mềm, thực ăn nấu nhuyễn, cháo bột. Mẹ có thể thêm chút “cái” cho bé để kích thích nướu răng phát triển cho bé mẹ nhé!
4.2. Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau
Điều quan trọng nhất khi lên thực đơn ăn dặm cho bé là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà ba mẹ ăn được đều có thể cho bé ăn. Trừ rượu, bia và các loại gia vị chua cay mẹ nhé.
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé cần có đầy đủ thành phần của 4 nhóm thức ăn. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn thường xuyên để mỗi bữa ăn của bé ngon lành và hấp dẫn hơn.
4.3. Tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm
Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.
Thịt, cá, rau củ đều phải là thực phẩm sạch, tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng.
Các loại nước ép trái cây cũng là lựa chọn bổ sung vô cùng tốt cho bé yêu mẹ nhé!
4.4. Hình thành thói quen ăn đúng giờ cho bé
Tập cho bé ăn dặm đúng giờ là cần thiết cho quá trình bé bắt đầu ăn dặm. Điều này cũng rất tốt cho việc phát triển tính cách, thói quen của bé sau này. Ngoài ra, điều nãy cũng sẽ giúp bé làm quen với thức ăn, để dạ dày có thể tiêu hóa được.
- Tập ăn dặm có thể 2 bữa/ngày.
- Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày với lượng ít. Sau đó giảm dần đến 5 bữa và 3 bữa. Lưu ý các bữa ăn dặm của bé phải cách ít nhau 2 giờ
4.5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn
Lựa chọn các loại bát, chén và thìa có màu sắc bắt mắt và hình thù ngộ nghĩnh kích thích bé.
Không gian ăn uống thoải mái, nhà đông vui. Tránh nơi ồn ào khi cho bé ăn mẹ nhé!
Xem thêm:
- Cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm
- 12 món súp ăn dặm mới nhất bé ăn là mê đây rồi mẹ ơi!!! – Mamamy
- Hướng dẫn nấu súp ngô cho bé ăn dặm bổ dưỡng và hấp dẫn không thể bỏ qua
5. 5 Điều nên tránh khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
- Mẹ quá nóng vội trong việc bé ăn dặm: Quá trình ăn dặm của con phải đi từ từ chứ không thể nhanh được.
- Thực đơn ăn dặm cho bé có những món ăn làm bé dị ứng: Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, trứng chưa chín hẳn, lạc, tôm và cua … Những món trên mẹ hãy làm thật kĩ trước khi nấu cho bé ăn mẹ nhé. Đặc biệt là tôm và cua.
- Thức ăn quá nóng: Mẹ tuyệt đối không để bé ăn thức ăn quá nóng. Điều nãy sẽ làm bé bị bỏng lưỡi, gây sợ ăn, chán ăn, ăn không ăn, mất cảm giác thức ăn. Do da bé còn mỏng, nhạy cảm hơn nên mẹ hãy cẩn thận mẹ nhé!
- Nêm thức ăn của bé bằng khẩu vị của mẹ: Mẹ không nên nêm gia vị cho bé ăn dặm mẹ nhé. Bé giai đoạn này không thể ăn mùi vị người lớn được do số lượng chồi giác của bé lớn hơn mẹ rất nhiều. Nếu mẹ nêm theo khẩu vị của mẹ thì với bé sẽ là rất mặn đó. Nếu mẹ muốn nêm cho bé thì có thể thử 6 gia vị cho bé ăn dặm này mẹ nhé!
- Dừng cho con bú sữa mẹ: Mẹ không nên cho bé dừng bú sữa mẹ. Hãy kết hợp giữa ăn dặm và sữa mẹ nhé. Vì sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé đó. Mẹ hãy tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhé!
6. Bảng thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng
Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mỗi giai đoạn của bé lại có lượng thức ăn khác nhau. Mẹ hãy tham khảo bảng sau:
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé trong 1 tuần của Viện Dinh dưỡng Trung Ương. Thực đơn ăn dặm sẽ có 2 bữa ăn dặm chính và các bữa phụ kèm với sữa mẹ. Mẹ có thể thay đổi khung thời gian và các món ăn sao cho bé không bị chán ăn. Nhưng lưu ý hãy cho dạ dày bé có thời gian tiêu hóa mẹ nhé!
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, Chủ Nhật | Thứ 7 |
6:00 | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài |
9:00 | Bột thịt lợn
10g Thịt lợn nạc 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột thịt gà
10g Thịt gà 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột sữa
3 thìa sữa bột 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột trứng
1/2 Quả trứng (lòng đỏ) 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
10:00 | 1/3 Quả chuối | 50g Đu đủ chín | 1/3 Quả hồng xiêm | 50g Xoài |
11:00 | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài |
14:00 | Bột trứng
1/2 Quả trứng (lòng đỏ) 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột thịt lợn
10g Thịt lợn nạc 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột thịt gà
10g Thịt gà 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
Bột sữa
3 thìa sữa bột 10g Bột gạo 5g Dầu ăn Lá rau xanh |
16:00 | Nước cam ép | Nước cam ép | Nước cam ép | Nước cam ép |
19:00 | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài |
7. Lên chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé với 100+ món
Với mỗi món, mẹ có thể bấm vô link để có thể nắm được các cách chế biến khác với món đó nha mẹ yêu. Có tất cả hơn 100 món cho bé yêu lựa chọn đó!
Hy vọng với các thực đơn ăn dặm cho bé trên đã gợi ý được chọn mẹ các món ăn dặm phù hợp. Chúc mẹ thực hiện thành công các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bé nhé!
Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!