Mì ăn dặm cho bé là sự lựa chọn khoa học cho mẹ. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, mì ăn dặm còn giúp bé làm quen với những thực phẩm mới.
Mục lục
1. Các món mì cho trẻ ăn dặm
Mì ăn dặm cho bé rất đa dạng. Mẹ có thể mua một số loại mì như Mennosato; mì udon cắt nhỏ không muối Wadoko; mì ăn dặm cho bé Ryohin vị bí đỏ và rau cải,… tại các siêu thị hoặc hoặc cửa hàng Nhật để thay đổi khẩu vị cho bé.
Mẹ có thể tham khảo thêm tại: organicbanme.com
2. Các cách nấu mì cho bé ăn dặm
2.1. Cách nấu mì Ý cho bé ăn dặm
1- Nguyên liệu
- 40g mì Ý.
- 10g thịt heo/bò.
- 1ml dầu thực vật; 1g muối; 2g đường; 3ml mật ong; 20g sốt cà chua (ketchup); 5ml xì dầu; 5ml rượu nấu ăn; 5g gừng băm; 5g tỏi băm; 1 thìa cà phê bột năng.
- Húng quế, hương thảo, phô mai bào
2- Cách chế biến
- Bước 1: Mẹ băm nhỏ thịt, trộn cùng với dầu thực vật, muối, đường, mật ong, xì dầu, rượu nấu ăn, gừng băm, tỏi băm.
- Bước 2: Mẹ cho đun sôi nước, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn để giúp cọng mì không bị dính lại với nhau.
- Bước 3: Mẹ cho mì vào từ từ, chờ khoảng 1 phút để các sợi mì mềm và ngập hết trong nước. Tiếp tục luộc khoảng 8-10 phút để mì chín hết. Trong quá trình nấu, mẹ nhớ dùng đũa đảo đều để mì tơi và không dính vào nhau. Khi mì chín, mẹ nhớ trụng sơ qua nước lạnh để mì không nát và dai ngon hơn nhé.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu, chờ dầu sôi thì cho tỏi băm, gừng băm vào phi thơm. Sau đó, mẹ cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào săn, thêm sốt cà chua, một ít nước và bột năng để tăng độ sánh của nước sốt.
- Bước 5: Mẹ xếp mì Ý lên đĩa, cho hỗn hợp sốt bò lên trên rồi rắc ít húng quê,hương thảo thái nhỏ, phô mai bào sợi. Mẹ trộn đều trước khi cho bé ăn.
2.2. Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai
1- Nguyên liệu
- Mì ăn dặm Men No Sato: 20g
- 15g bí ngòi; 10g hành tây; 1g tỏi băm; 50g phô mai bào; 2 muỗng cà phê dầu oliu.
2- Cách chế biến
- Bước 1: Đun sôi nước, cho mì vào luộc chín mềm, vớt ra để ráo rồi cắt đoạn dài vừa ăn cho bé.
- Bước 2: Bí ngòi cắt miếng mỏng. Cho dầu vào chảo,cho tỏi, hành tây phi thơm rồi cho bí ngòi vào xào cùng.
- Bước 3: Cho mì vào xào cùng trong 5 phút. Tắt bếp, mẹ đổ mì ra đĩa, rắc phô mai, chờ nguội là có thể cho bé ăn.
2.3. Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi
1- Nguyên liệu
- Mì ăn dặm Men No Sato : 20g.
- Đậu cô ve: 1 quả; thịt gà: 15g; nước Dashi: 100ml; nước tương tách muối: 2 muỗng cà phê.
2- Cách chế biến
- Bước 1: Mì luộc cho sợi mềm, vớt ra, trộn với chút dầu ăn cho sợi mỳ không bị dính, sau đó, mẹ cắt sợi vừa ăn với bé.
- Bước 2: Đậu cô ve luộc chín mềm cắt nhỏ. Thịt gà băm nhỏ, xào chín với một chút nước và xì dầu.
- Bước 3: Bày sẵn mì, đậu, thịt gà đã nấu chín vào bát cho bé. Chế nước Dashi cùng một ít xì dầu vào nồi, đun đến khi sôi thì để vào bát cho bé
2.4. Chế biến bánh mì cho bé ăn dặm với mì Men No Sato
1- Nguyên liệu:
- Mì ăn dặm : 15g
- 1 muỗng cà rốt; 1 muỗng dưa leo; 30g thịt gà; 1 quả trứng: 1 quả; 2 muỗng dầu hoa cải.
2- Cách chế biến:
- Bước 1: Cho mì vào nước, sau đó luộc chín mềm, vớt ra, để ráo, cắt vừa ăn cho bé. Dưa leo, cà rốt nạo vỏ, cắt hạt lựu rồi luộc chín. Thịt gà luộc chín rồi xé nhỏ.
- Bước 2: Mẹ trộn mì, trứng, dưa leo, cà rốt, thịt gà cùng với nhau, trộn đều rồi đổ lên chảo nóng dầu, chiên chín đều 2 mặt. Mẹ nhớ lưu ý để bánh không bị cháy.
Những cách chế biến này có thể áp dụng tương tự với các loại mì, miến, bún ăn dặm cho bé.
3. Một số lưu ý khi nấu mì ăn dặm cho bé
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đã 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên lưu ý xem bé đã có khả năng ngồi vững (với sự hỗ trợ của người lớn), quay đầu đi nơi khác và có khả năng nhai nuốt thức ăn.
Bên cạnh đó khi nấu mì ăn dặm cho bé, mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, bé mới tập ăn dặm, chưa hoàn toàn quen với các thức ăn rắn. Nếu cần, mẹ có thể trộn chung thức ăn dặm với sữa mẹ hoặc sữa bột để bé làm quen.
Khi nấu mì cho bé ăn dặm, mẹ có thể kết hợp với trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại thịt xay nhuyễn, hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, các thực phẩm khó tiêu hoặc dễ gây dị ứng, ngộ độc. Mẹ cố gắng cho bé ăn đủ chất, lưu ý cách sơ chế và nấu thực phẩm để tránh hao hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé ăn dần dần, để bé làm quen với các thức ăn rắn.
Mẹ có thể tham khảo thêm một số cách nấu đồ ăn dặm khác tại:
Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi
Mách mẹ Tip nhỏ về cách nấu ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Trên đây là một số hướng dẫn và cách nấu mì ăn dặm cho bé. Mẹ nhớ theo dõi những bài viết khác của Mamamy để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!