Dấu hiệu bé muốn ăn dặm thường xuất hiện từ tháng tuổi thứ 6. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm chậm hơn hoặc sớm hơn. Do vậy, mẹ cần lưu ý các biểu hiện sau để kiểm tra toàn diện, nhằm đảm bảo con đã thực sự sẵn sàng cho hành trình mới. Hãy cùng Góc của mẹ giải đáp thắc mắc của mẹ ngay dưới đây nhé!
Mục lục
1. Độ tuổi thích hợp cho bé bắt đầu ăn dặm
Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, độ tuổi ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi trở lên. Một số trường hợp đặc biệt bé đòi ăn dặm sớm mẹ nên đến bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có nên cho bé bắt đầu ăn dặm hay không. Bởi:
- Cho bé ăn dặm sớm có thể khiến bé thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ, gồm: năng lượng, vitamin và các khoáng chất giúp bé phát triển
- Cho bé ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày bởi sau 6 tháng tuổi các cơ quan tiêu hóa mới cơ bản hoàn thiện, dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
- Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển cả về thể chất và trí não vì thế không nhất phải cho bé ăn dặm sớm
- Sau 6 tháng, các cơ quan cũng hoàn thiện và phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn nên khi bé ăm dặm dễ dàng nhai, nuốt, tránh được nguy cơ bị nghẹn.
2. Top 8 dấu hiệu bé muốn ăn dặm mà bố mẹ nên lưu tâm
Không phải biểu hiện vô thức nào của trẻ cũng được xem là dấu hiệu bé muốn ăn dặm. Chẳng hạn như việc mút tay, đòi uống thêm sữa, ngủ không ngon giấc… đang được rất nhiều mẹ nhận định là cột mốc cho hành trình ăn dặm của con. Tuy nhiên, đây đều là các biểu hiện rất bình thường.
Các dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm ba mẹ cần chú ý như:
- Cân nặng đặt tăng gấp đôi khi mới sinh
- Bé thường xuyên cảm thấy đói dù đã bú đủ sữa mẹ hoặc đủ 8 đến 10 cữ bú hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày
- Lưỡi bé không còn phản xạ đẩy vật lạ ra tự động như trước nữa, bé có xu hướng nuốt thức ăn vào trong
- Trẻ tự biết lấy thức ăn và cho vào miệng cảm nhận đồ ăn
- Thích thú với những đồ ăn của người lớn, luôn đòi ăn hay háo hức, chờ đợi bố mẹ đút cho ăn.
- Bé biết chủ động quay đầu khi nơi khác khi không muốn bú sữa hay không muốn ăn
- Bé có phản xạ đưa môi dưới ra ngoài trước để nhận thức ăn, đây là một phản xạ khi ba mẹ dùng thìa đút thức ăn cho bé ăn dặm.
- Bé có thể tự ngồi vững, giữa thăng bằng một mình mà không cần trợ giúp của bố mẹ.
Những lầm tưởng dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm, bố mẹ thường gặp phải:
- Bé ngủ không yên giấc vào ban đêm và nghĩ rằng con cần ăn dặm để ngủ ngon giấc hơn. Không có khẳng định nào cho rằng đây là dấu hiệu bé đòi ăn dặm, ở trường hợp này mẹ chỉ cần cho con bú thêm sữa là được
- Bé thường xuyên ngậm tay, đòi thêm sữa là biểu hiện bình thường, không phải là dấu hiệu bé muốn ăn dặm
Nếu bé nhà bạn chưa có các dấu hiệu bé muốn ăn dặm ở trên thì cũng đừng quá lo lắng, hãy quan sát bé thêm một khoảng thời gian nữa. Mẹ cũng có thể thử cho bé ăn dặm với những thức ăn đơn giản để luyện phản xả và theo dõi xem bé có xu hướng đẩy thức ăn ra khỏi miệng hay nuốt vào. Nếu bé vẫn có phản xạ đẩy thức ăn ra thì chứng tỏ bé chưa sẵn sàng để tập ăn dặm.
Lưu ý: Không nên cho bé ăn dặm muộn quá 8 tháng tuổi, bởi nếu cho bé ăn dặm quá muộn sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và cơ thể trẻ có thể bị chậm phát triển hơn so với độ tuổi.
Xem thêm:
- Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
- Có nên cho bé ăn bánh ăn dặm không? 6 lưu ý mẹ cần nhớ
- Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO
3. 7 Lưu ý khi mẹ cho con bắt đầu ăn dặm
Thời điểm bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, mọi thứ đều rất mới mẻ. Do vậy, nhà mình không nên vội vàng mà phải kiên nhẫn đồng hành cùng con. Dưới đây là một số lưu ý từ các trải nghiệm thực tiễn của cộng đồng mẹ bỉm mà gia đình nên tham khảo.
- Thời điểm vàng cho bé ăn dặm là sau tháng tuổi thứ 6.
- Ngưng tập ăn dặm khi cơ thể của bé đang yếu, cụ thể như: Đang bị cảm, vừa mới tiêm chủng, trong quá trình mọc răng…
- Mỗi lần tập ăn chỉ nên cho con làm quen với một món mới. Và món mới này cần phải liên tục được bé sử dụng trong vòng ít nhất 5 ngày.
- Cho bé dùng lại sau khoảng 2 tuần kể từ lần bé từ chối món mới.
- Tiếp tục cho con bú song song với quá trình ăn dặm.
- Bắt đầu với các món ăn dặm như rau củ và tăng dần độ đặc theo từng giai đoạn.
- Liều lượng ăn dặm phải được xây dựng một cách khoa học.
- Từ tháng thứ 6 – 7: Cho bé ăn dặm dạng loảng khoảng 100ml/ngày.
- Từ tháng thứ 8 – 9: Tăng dần độ đặc liều lượng lên 200ml/ngày.
- Từ tháng thứ 10 – 12: Phân bổ 250ml đồ ăn dặm dạng đặc cho 3 bữa/ngày.
- Từ tháng thứ 12 – 24: Cho trẻ ăn cháo khoảng 300ml/ngày.
- Tìm hiểu và chọn lọc loại hình ăn dặm phù hợp nhất cho con. Hiện nay có 3 kiểu ăn dặm phổ biến nhất mà nhà mình có thể tham khảo như: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW.
4. 5 Nguyên tắc mẹ cần biết khi cho bé bắt đầu ăn dặm
Xem thêm: Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch
- Không ăn dặm trước 4 tháng tuổi và phải kết thúc ở tháng thứ 24: Theo chuyên gia dinh dưỡng, bé nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn dặm từ trước 4 tháng tuổi nhé, vì có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn, gây ngạt. Hơn nữa, hệ men tiêu hóa của bé lúc này chưa đầy đủ, không thể tiêu hóa được các thức ăn dặm. Cũng không cho trẻ ăn dặm quá muộn: sau 6 tháng tuổi vì có thể làm giảm sự phát triển của bé do thiếu hụt năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Sau 24 tháng tuổi, mẹ nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé để bé rèn luyện khả năng nhai, giúp bé dễ hòa nhập hơn ở trường lớp.
- Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc: Để bé làm quen với những thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn bắt đầu từ lượng thức ăn nhỏ rồi tăng dần khẩu phần. Thức ăn đặc cung cấp nhiều năng lượng, dinh dưỡng hơn thức ăn loãng. Do đó, cũng theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, mẹ hãy tập cho bé ăn bột ăn dặm từ loãng đến đặc.
- Cho bé ăn từ thực phẩm thực vật đến động vật: Hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa có khả năng tiêu hóa quá nhiều chất đạm từ động vật đâu mẹ nhé. Ở giai đoạn tập ăn dặm, mẹ chỉ nên chế biến thức ăn dặm hoàn toàn từ thực vật. Từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung đạm động vật bằng cách cho bé ăn thịt với lượng khoảng 1 thìa canh/bữa.
- Cho bé ăn từ ngọt đến mặn: Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng các loại bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch,… nấu cùng rau, củ, quả và không nêm gia vị. Mẹ cần lưu ý: không thêm mắm, muối vào đồ ăn dặm cho bé vì sẽ khiến thận của bé hoạt động quá sức.
- Chỉ cho bé thử một loại thực phẩm mỗi lần, trong 3 – 5 ngày: Đây là cách để bé làm quen mới từng mùi vị thực phẩm mới và để phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không.
Giai đoạn đầu trong các cuộc hành trình mới bao giờ cũng khó khăn. Thế nhưng, nhà mình đừng vội nản. Thay vào đó, bố mẹ nên dành thời gian tìm hiểu và tham khảo thêm cách để cột mốc này trở nên đơn giản hơn với cả bố mẹ và con.
Hy vọng với các chia sẻ này, nhà mình đã có thể nhận biết dấu hiệu bé muốn ăn dặm. Từ đó tìm ra được khoảng thời gian và cách thức tập ăn phù hợp và an toàn nhất cho con.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!