Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO

Cân nặng của trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn khoa học? Vì sao cha mẹ cần nắm rõ cân nặng của trẻ? Để giải đáp cho những câu hỏi này, hãy cùng Mamamy tìm hiểu qua bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất chuẩn WHO nhé!

1. Vì sao cha mẹ cần nắm rõ chỉ số cân nặng của trẻ?

Vì sao cha mẹ cần nắm rõ chỉ số cân nặng của trẻ?
Việc nắm được chỉ số cân nặng cũng giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Đối với trẻ sơ sinh thì chiều cao, cân nặng là những chỉ số phản ánh rõ rệt sự phát triển của trẻ trong những tháng thai kỳ. Đặc biệt, cân nặng của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Có thể dự đoán bệnh tật hoặc nguy cơ bệnh tật trẻ có thể mắc phải. Ví dụ như trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4kg người ta có thể suy đoán trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Nếu trẻ nhẹ cân thì sau này quá trình chăm sóc cha mẹ sẽ phải chú ý kỹ lưỡng hơn. Bởi trẻ có khả năng bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy yếu hay ốm vặt. Việc nắm được chỉ số cân nặng cũng giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp trẻ phát triển tốt về sau. Ngoài ra, dựa vào cân nặng của trẻ người ta có thể phần nào tiên lượng lần sinh tiếp theo của người mẹ. 

2. Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh

Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh
Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh

Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh của Bộ Y tế, cân nặng của trẻ sinh đủ tháng dao động trong khoảng từ 2,9 – 3.8kg. Trẻ lớn lên từng ngày và cân nặng theo tuổi được các chuyên gia đánh giá là phù hợp như sau: 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi trung bình mỗi tháng cần tăng ít nhất 600gr.
  • Từ 6 tháng tuổi lên, trẻ tăng trung bình mỗi tháng 500gr. 
  • Trẻ sơ sinh bị coi là nhẹ cân khi cân nặng chỉ dưới 2,5kg và thừa cân khi có trọng lượng lớn hơn 4kg.

3. Lưu ý khi tiến hành đo cân nặng ở trẻ sơ sinh 

Lưu ý khi tiến hành đo cân nặng ở trẻ sơ sinh
Nên kiểm tra cân nặng của bé hàng tháng và cố định vào 1 ngày

Nên kiểm tra chỉ số cân nặng của bé vào buổi sáng. Khi cân mẹ nên bỏ bớt quần áo, tã bỉm,… Cho bé nằm ngửa vào thùng giấy hoặc cân trẻ sơ sinh. Nên kiểm tra cân nặng của bé hàng tháng và cố định vào 1 ngày. Thông thường, cân nặng của bé trai nhỉnh hơn bé gái một chút nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé!

4. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất hiện nay 

4.1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO 

Ngoài cân nặng của trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo thêm bảng chiều cao để cải thiện cho trẻ nếu chưa đạt chuẩn.

4.2. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 

4.3. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 

5. Những yếu tố tác động, ảnh hưởng cân nặng của trẻ sơ sinh

5.1. Gen di truyền 

Gen di truyền 
Theo các nhà khoa học, trẻ sinh ra được thừa hưởng gen di truyền từ cha và mẹ

Theo các nhà khoa học, trẻ sinh ra được thừa hưởng gen di truyền từ cha và mẹ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nhóm máu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của cha mẹ cũng là yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ. 

5.2. Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú 

Tâm lý và sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú là những yếu tố quan trọng tác động đến cân nặng của trẻ. Nếu cơ thể người mẹ được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng để tạo ra một nguồn sữa chất lượng. Bé sẽ hấp thu tốt, tăng cường đề kháng, phát triển đều đặn cân nặng và chiều cao. 

5.3. Nhiễm trùng thai kỳ 

Nhiễm trùng thai kỳ 
Nhiễm trùng thai kỳ nếu không được các mẹ phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng 

Nhiễm trùng thai kỳ nếu không được các mẹ phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, có tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. 

5.4. Hội chứng chậm phát triển trong tử cung 

Đây là hội chứng bào thai không phát triển bình thường trong tử cung. Dẫn đến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, cân nặng giảm so với trẻ khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này như thiếu dinh dưỡng, mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu,… 

Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ như mang bầu đa thai, sinh non, tiền sản giật, người mẹ trong quá trình mang thai sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… 

Hiểu rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ điều chỉnh và theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ. Đảm bảo trẻ sinh ra đạt tiêu chuẩn về các chỉ số phát triển.

Xem thêm: 

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm bé tốt hơn 

6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh cân nặng không đạt chuẩn

6.1. Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì 

Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì 
Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì
  • Cho trẻ bú sữa mẹ:

Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hấp thụ nhiều thức ăn hơn so với bú sữa mẹ. Nếu cho trẻ sơ sinh bú đủ đến tháng thứ 9, sẽ giảm được 4% nguy cơ béo phì. 

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị thiếu ngủ sẽ có nguy cơ cao bị béo phì. Chính vì vậy, cha mẹ hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Ngoài ra, có thể xoa bóp, massage giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

  • Tập thể dục cho bé:

Khi trẻ thức giấc hãy đặt trẻ nằm sấp vài lần. Để trẻ có dịp sử dụng cơ cổ, cơ cánh tay và cơ vai.

6.2. Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng

Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng
Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng
  • Trường hợp mẹ có sữa:

Nếu trẻ bị thiếu cân sau, mẹ hãy cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày. Bởi sữa mẹ là thứ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa chứa các kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật. 

  • Trường hợp mẹ không có sữa:

Có thể cho trẻ sử dụng sữa công thức để bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nên kiểm tra kỹ thành phần của sữa trước khi cho trẻ dùng. Ngoài ra, người mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Để lượng sữa tiết về nhiều hơn, đủ cho trẻ bú.

Lời kết 

Trên đây là bài viết về bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh được cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hy vọng sau khi xem bảng số liệu này cha mẹ sẽ biết con mình đang có cân nặng ở mức độ nào. Để từ đó có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo tương lai bé phát triển toàn diện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc inbox trực tiếp về fanpage Mamamy để được tư vấn cụ thể nhé! 

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/can-nang-khi-sinh-cua-tre-so-sinh/

https://suabottot.com/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cho-tre-tu-0-den-10-tuoi/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0