Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu? Câu trả lời chính xác là 1 giờ mẹ nhé! Sau khoảng thời này, mẹ bắt buộc phải bỏ sữa đi, không nên cho bé uống hay tận dụng làm sữa chua đâu ạ. Mẹ hãy đọc bài viết chia sẻ về sữa hâm nóng để được bao lâu để hiểu rõ lý do, tránh những sai lầm trong cách bảo quản và hâm sữa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con mẹ nhé!
Mục lục
1. Tại sao sữa mẹ hâm nóng chỉ để được trong 1 giờ?
Vi khuẩn hoàn toàn sinh sôi và phát triển được ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, đặc biệt trong điều kiện ấm và môi trường giàu protein. Qua 1 giờ đầu sau khi hâm sữa, các thành phần trong sữa mẹ như protein, mỡ, đường, vitamin sẽ rất dễ bị biến chất, tạo môi trường hoàn hảo cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nếu mẹ cho bé dùng sữa này sẽ khiến bé gặp những vấn đề về tiêu hóa như:
- Tiêu chảy: khi uống sữa bị hỏng có chứa vi khuẩn gây hại, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ tự động kích hoạt cơ chế tự đào thải, gây nên tình trạng đi ngoài phân lỏng. Mẹ tiết kiệm được một ít sữa nhưng lại khiến con mệt mỏi, cáu gắt do mất quá nhiều nước thì tội con lắm mẹ ạ!
- Nôn mửa: tương tự tình trạng tiêu chảy, hệ tiêu hóa của bé không tổng hợp được sữa bị biến chất, dẫn đến tình trạng nôn mửa. Tình trạng này sẽ tiếp diễn đến khi bé nôn hết lượng sữa tích tụ trong cơ thể, làm tình trạng mất nước của bé nặng hơn.
- Co thắt dạ dày: khi tiếp nhận lượng sữa hỏng, dạ dày bé sẽ chuyển sang trạng thái báo động bằng cách tăng cường co bóp để đẩy chất độc hại ra ngoài. Những cơn đau bụng sẽ khiến dạ dày con hoạt động quá sức và làm bé rất khó chịu.
- Ngộ độc thực phẩm: trong sữa hỏng các vi khuẩn gây hại hoạt động rất mạnh, những vi khuẩn này khi vào đường tiêu hóa sẽ sinh ra độc tố. Những độc tố này xâm nhập vào máu dẫn đến ngộ độc thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe bé nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc quan tâm sữa hâm nóng để được bao lâu mẹ cũng cần lưu ý chỉ hâm sữa mẹ 1 lần duy nhất cho bé uống, nếu quá 1 giờ sau khi sữa hâm nóng mà bé ti không hết thì nên bỏ đi. Tuyệt đối mẹ không bỏ tủ lạnh, không hâm lại và không cho bé dùng tiếp nhé.
2. Cách bảo quản sữa đã hâm nóng trong 1 giờ
Chắc chắn mẹ đã từng ít nhất một lần vì quá nhiều việc mà quên không cho bé ti ngay sau khi hâm sữa. Thậm chí nhiều bé được mẹ cho ti ngay nhưng vì lượng sữa nhiều nên con không ti hết. Vậy mẹ cần bảo quản sữa trong hai trường hợp này như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe bé?
- Sữa đã hâm nóng mà bé chưa ti ngay: mẹ đang bận bịu công việc, chưa cho bé ti được hay bé chưa chịu ti nên bảo quản sữa ở nhiệt độ thường, nơi khô ráo, thoáng mát và mẹ nhớ chỉ cho bé bú 1 lần trong 1 giờ thôi nhé. Ngoài ra mẹ cũng nên sắp xếp lại thời gian biểu để đảm bảo con ăn đúng cữ bú cho trẻ sơ sinh.
- Sữa đã hâm bé ti không hết: khi bé ti, các vi khuẩn trong nước bọt của bé kết hợp với môi trường giàu dinh dưỡng, chất béo, protein trong sữa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, sữa không thể dùng tiếp được. Mẹ đừng tiết kiệm giữ lại cho bé ti tiếp mà hãy bỏ luôn, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
3. Nguyên tắc khi hâm nóng sữa mẹ
Hâm nóng sữa mẹ không chỉ đơn thuần làm nóng sữa mẹ lên rồi cho con bú mà còn cần tuân theo các nguyên tắc về nhiệt độ và đảm bảo sữa được hâm một lần duy nhất để con được ti dòng sữa ấm áp, dinh dưỡng. Lưu lại 3 nguyên tắc hâm nóng sữa mẹ chuẩn xác dưới đây mẹ nhé:
- Không hâm sữa ở nhiệt độ cao: Nếu mẹ hâm sữa ở nhiệt độ trên 75 độ C, các vitamin, kháng thể trong sữa mẹ bị bay hơi, biến chất, làm giảm chất lượng sữa. Lỗi này thường xảy ra khi mẹ hâm sữa bằng nước nóng và không căn được nhiệt độ. Mẹ hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi hâm sữa cho con nhé.
- Sữa mẹ nên được giữ ở mức 37 độ C: là nhiệt độ tương đương với nhiệt độ sữa trong bầu ngực mẹ, giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng trong sữa. Khi sử dụng máy hâm sữa, mẹ nên cài đặt nhiệt độ chuẩn là 37 độ C mẹ nhé. Đối với cách hâm sữa bằng nước ấm, mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa bằng nhiệt kế, hoặc nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay để kiểm tra. Nếu mẹ thấy sữa hơi ấm, tay không bị lạnh hoặc bỏng rát là được.
- Không được hâm đi hâm lại sữa: Bình sữa nhựa có khả năng giữ nhiệt kém, sữa nhanh bị nguội nên mẹ thường hâm lại sữa trong quá trình con ti. Tuy nhiên, việc hâm lại sữa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho bé.
Mách mẹ: Nếu mẹ còn đang băn khoăn tìm bình sữa thay thế bình nhựa, đừng ngại thử bình sữa thủy tinh Mamamy nhé. Đây là thương hiệu bình sữa đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, có khả năng giữ nhiệt lên đến 1 tiếng (gấp 2-3 lần bình nhựa). Nhờ đó, con luôn được ti những dòng sữa ấm áp thơm ngon, mẹ không còn lo lắng con bị lạnh bụng, khó tiêu đâu ạ.
4. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng đơn giản nhất
Mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con, muốn con được ti dòng sữa thơm ngon, ngọt lành. Thế nhưng, trong quá trình bảo quản sữa, nếu mẹ chưa có kinh nghiệm thì không tránh khỏi những sơ suất khiến sữa bị hỏng. Nếu thấy sữa có những biểu hiện sau đây, mẹ không nên cho bé sử dụng nữa nhé:
1 – Sữa có màu lạ: Sữa non tiêu chuẩn có màu vàng nhạt còn sữa công thức thông thường có màu trắng ngà. Nếu phát hiện sữa bị sậm màu, chuyển hẳn sang màu xám chứng tỏ sữa đã bị hỏng, mẹ đừng cho bé uống kẻo tội bụng.
2 – Sữa bị biến đổi mùi vị: Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nặng mùi như ớt, tỏi, tiêu, hoặc đang sử dụng thuốc thì sữa sẽ nặng mùi gia vị hoặc mùi kháng sinh. Sau khi hâm, nếu sữa vẫn sẽ có mùi như vậy là điều bình thường mẹ nhé.
Tuy nhiên, nếu sữa mẹ lúc chưa hâm có mùi thơm dễ chịu, sau quá trình bảo quản thấy sữa có mùi chua, mùi hôi khó chịu, mùi tanh… nghĩa là sữa đã hỏng. Mẹ bỉm cần bỏ sữa đi ngay chứ đừng tiếc công, tiếc của mà cho bé dùng nhé, vừa tội bé, vừa tốn thêm nhiều chi phí để loại bỏ tình trạng rối loạn tiêu hóa nữa đó.
3 – Sữa mẹ nổi váng: hàm lượng chất béo cao trong sữa mẹ gây nên hiện tượng sữa nổi váng màu trắng đục. Nếu khi mẹ lắc đều bình thấy lớp váng mất đi thì sữa còn dùng được. Ngược lại, nếu mẹ thấy lớp váng dày màu vàng, có kết tủa cứng không chịu tan khi lắc, kèm theo mùi chua, hôi khó chịu và bọt khí, mẹ cần loại bỏ sữa đó ngay.
Vậy là Góc của mẹ đã giải đáp câu hỏi: “Sữa hâm nóng để được bao lâu?” rồi. Nhiệm vụ của mẹ là nhớ mốc thời gian 1 tiếng sau khi hâm để tránh các vấn đề tiêu hóa của bé như tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm… Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề hâm sữa cho con, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để lắng nghe ý kiến từ các mẹ bỉm khác nhé!