Hâm sữa trong bao lâu? Hâm sữa mẹ bằng mát hâm sữa trong bao lâu? Hâm sữa lâu có sao không? Hâm sữa bằng nước nóng trong bao lâu? Những câu hỏi trên chắc hẳn luôn là chủ đề được hội mẹ bỉm rất quan tâm và thường xuyên đưa ra bàn luận. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một câu trả lời cụ thể, mẹ bỉm tham khảo để hâm sữa cho bé nhà mình nhé!
Mục lục
1. Thời gian hâm sữa mẹ bằng nước ấm
Hâm sữa bằng nước ấm là phương pháp hâm sữa mà trước nay hay được mẹ bỉm sử dụng. Nhưng rất ít mẹ biết hâm sữa bằng nước nóng trong bao lâu là hợp lý nhất.
Để thực hiện phương pháp này cần thời gian trung bình từ 5 – 7 phút ở nhiệt độ nước từ 40 – 70 độ C.
- Thời gian hâm sữa bằng nước ấm rơi vào khoảng 5 – 7 phút. Đây là khoảng thời gian để nhiệt độ sữa tăng lên tương đương với nhiệt độ khi sữa vẫn còn ở trong bầu ngực mẹ (khoảng 37 độ C), vừa đảm bảo được chất lượng, thành phần sữa không bị biến đổi, vừa giúp bé có cảm giác thân quen như khi được bú mẹ trực tiếp.
- Chỉ nên hâm sữa ở nhiệt độ từ 40 – 70 độ C mẹ nhé, không được quá nóng cũng không được quá lạnh. Nhiệt độ thấp quá không đủ nhiệt lượng để nâng nhiệt độ sữa lên tương đương với nhiệt độ sữa khi ở trong bầu ngực mẹ. Nhiệt độ sữa quá cao dù sẽ tiết kiệm thời gian hâm sữa nhưng đồng thời sẽ làm bay hơi chất dinh dưỡng trong sữa.
Lưu ý:
- Với bịch sữa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ lấy sữa để ra ngoài nhiệt độ phòng 5 phút trước khi hâm sữa.
- Với bịch sữa được bảo quản ở ngăn đá, mẹ cần rã đông bằng cách để sữa xuống ngăn mát trước ít nhất 8 tiếng hoặc xả liên tục dưới vòi nước cho sữa tan hết thành dạng lỏng rồi mới hâm sữa.
Xem thêm: Nếu mẹ cần tìm bình thủy tinh “xịn sò” chịu nhiệt tốt, thoải mái hâm sữa mà không lo bình bị bóp méo hay giải phóng bất kỳ chất độc hại nào ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Lựa chọn ngay Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy mẹ nhé!
2. Thời gian và nhiệt độ hâm khi sử dụng máy hâm sữa mẹ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hâm sữa khác nhau rất tiện dụng cho mẹ. Cơ chế làm ấm sữa bằng máy cùng tương tự như hâm sữa bằng nước ấm.
Vậy, hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa trong bao lâu?
Máy hâm sữa dùng 2 cách để nâng nhiệt độ của sữa là dùng nước ấm và hơi nước. Những loại máy hâm sữa khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, thời gian, nhiệt độ trung bình như sau:
- Thời gian: trung bình khoảng 6 – 10 phút tính từ lúc đặt bình sữa vào máy hâm, sữa sẽ đạt yêu cầu.
- Nhiệt độ: hâm sữa ở nhiệt độ 40 – 45 độ C đối với sữa mới vắt và chưa bảo quản, 45 – 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ lạnh.
Lưu ý: Tương tự như phương pháp hâm bằng nước ấm, với sữa bảo quản ở ngăn lạnh, mẹ hãy để sữa ra ngoài 5 phút trước và nhớ rã đông sữa với sữa đã đông đá mẹ nhé.
3. Các yếu tố làm thay đổi về thời gian và nhiệt độ khi hâm sữa
Không phải lúc nào thời gian và nhiệt độ hâm sữa cũng như nhau đâu mẹ ạ, đặc biệt khi mẹ hâm sữa bằng nước ấm. Có các yếu tố tác động đến hâm sữa trong bao lâu như:
- Lượng sữa: khi mẹ hâm lượng sữa nhiều thì thời gian hâm sẽ lâu hơn. Tùy vào lượng sữa thời gian có thể chênh lệch 1-2 phút. Khi hâm sữa bằng nước ấm với 1 bịch 200ml cần 5-7 phút, bịch 400ml cần 7-10 phút. Phụ thuộc lượng sữa mỗi lần bé bú, mẹ cần tăng giảm thời gian cho hợp lý nhé.
- Nhiệt độ của sữa trước khi bỏ vào hâm: sữa mẹ vừa vắt xong thì sẽ đạt nhiệt độ nhanh hơn so với sữa mới trong ngăn mát hoặc vừa rã đông ra nên thời gian để hâm sữa mẹ mới vắt xong cũng ít hơn sữa mẹ đã bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá.
4. Hướng dẫn mẹ bảo quản và rã đông sữa đúng cách
Sữa mẹ sau khi vắt cần được bảo quản và rã đông đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng trong sữa.
Bảo quản sữa sau khi vắt:
- Sau khi vắt sữa, mẹ chứa sữa vào bình nhựa, bình thủy tinh hoặc túi trữ sữa (đã luộc vô khuẩn). Mẹ nhớ ghi chú ngày, giờ vắt sữa lên từng bình.
- Sữa sử dụng trong vòng 48 giờ: bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Sữa sử dụng trong vòng 2 tuần: bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
- Sữa sử dụng trong vòng 3 tháng: bảo quản trong tủ đông (nhiệt độ -18 độ C)
Rã đông sữa đúng cách:
- Sữa ở ngăn mát tủ lạnh mẹ cần để sữa ra ngoài 5 phút rồi mới hâm sữa nhé.
- Sữa đóng đá mẹ cần bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước để cho sữa chuyển từ dạng đá sang dạng lỏng.
- Khi hâm sữa, mẹ chuyển lượng sữa đã được rã đông sang bình sữa bé bú. Mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ bình sữa giữa mỗi cữ bú để vi khuẩn không có cơ hội phát triển trong thành bình sữa mẹ nhé! Mẹ có thể tham khảo thêm Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo an toàn cho cho bé yêu trong bài viết này!
5. 3 KHÔNG cần ghi nhớ khi hâm và sử dụng sữa cho bé
Hâm sữa trong bao lâu cho bé để giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng? Để sữa vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng và vị ngon của dòng sữa mẹ, mẹ cần tránh những sai lầm hay gặp sau đây:
- Không hâm sữa bằng nước quá nóng/nước sôi (Nhiệt độ trên 75-100 độ C): việc hâm sữa bằng nước quá nóng sẽ khiến chất dinh dưỡng trong sữa bay hơi làm giảm chất lượng của sữa. Đồng thời, mẹ sử dụng bình đựng sữa có chất lượng tốt, chịu được nhiệt, không giải phóng các chất độc hại khi hâm sữa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
- Không sử dụng lại sữa thừa sau khi hâm khoảng 1 giờ: Do khí hậu nước ta nóng ẩm, sau khoảng 1 giờ các vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập khiến các vitamin, khoáng chất trong sữa bị biến đổi. Nếu mẹ để bé uống vào sẽ rất dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa sau này. Chính vì vậy, mẹ đừng giữ lại sữa thừa sau khi hâm và cho bé uống lại
- Không hâm sữa bằng lò vi sóng: hâm sữa bằng lò vi sóng với nhiệt độ cao sẽ làm các vitamin trong sữa bay hơi, sữa mất đi dưỡng chất, kháng thể. Bên cạnh đó, nguyên lý hoạt động của lò vi sóng khiến sữa không được làm nóng đều, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ đừng dùng lò vi sóng để hâm sữa cho bé nhé.
Hâm sữa đúng cách là việc rất quan trọng trong quá trình nuôi con của mẹ bỉm. Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ biết được nhiệt độ hâm sữa bao nhiêu là phù hợp và hâm sữa trong bao lâu để đảm bảo chất dinh dưỡng của sữa tốt nhất cho con. Mẹ để lại bình luận dưới bài viết nếu còn thắc mắc để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé!