Bé không chịu ăn dặm luôn là một trong những vấn đề khó đối với các gia đình. Đặc biệt là khi bố mẹ lần đầu có con. Để giải quyết triệt để tình trạng đó, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân và lựa chọn giải pháp phù hợp.
Mục lục
1. 6 nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm
Để giải quyết triệt để vấn đề bé không chịu ăn dặm. Mẹ cần phải xác định được nguyên nhân vì sao bé nhà mình không chịu ăn dặm.
1.1. Thời điểm ăn dặm không phù hợp
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, giai đoạn 5-6 tháng là thời điểm thích hợp để bé có thể ăn dặm. Thế nhưng trẻ lại chưa được cai sữa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa hay thích thú với các chế phẩm từ sữa.
1.2. Thức ăn dặm không phù hợp
Một nguyên nhân phổ biến khiến bé không chịu ăn dặm chính là do mẹ lựa chọn các món không phù hợp với độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé. Điều này thường xảy ra ở các bà mẹ trẻ, lần đầu có con. Cụ thể:
- Ở tháng thứ 5-6, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ việc pha loãng bột ăn dặm kết hợp rau củ nghiền. Đồng thời tăng dần khẩu phần để tạo thói quen cho bé. Trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm ăn dặm giàu đạm động vật như thịt, cá…
- Sang giai đoạn 7-8 tháng, bé đã có thể ăn các loại thức ăn thô hơn. Do đó, Chọn đồ ăn dặm cho bé mẹ có thể cho bé ăn cháo thay vì bột ăn dặm. Đồng thời mẹ cũng có thể cho trẻ tập làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn. Ví dụ như gà, đậu, các loại cá, các loại trái cây…
- Khi được từ 9-11 tháng, nhiều trẻ sẽ ăn được cháo hạt vỡ hoặc cơm nát và tự nhai nuốt được các loại thức ăn mềm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé làm quen với thịt lợn, thịt bò, các loại hải sản như sò, tôm… để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Cuối cùng, từ 12-18 tháng, bé đã cai sữa và có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm. Lúc này mẹ cần quan sát kĩ phản ứng khi trẻ ăn để thay đổi món ăn phù hợp khẩu vị của bé.
1.3. Thực đơn ăn dặm không đa dạng
Khi phát triển đến độ tuổi nhất định, vị giác của trẻ cũng tương tự người lớn. Do đó, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn một món nhất định, bé sẽ cảm thấy chán ăn, lười ăn. Có thể cho bé ăn dặm hoa quả, bơ cho bé ăn dặm… Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu ăn dặm.
1.4. Thức ăn được nêm nếm quá mức khiến bé không chịu ăn dặm
Với các bé, đặc biệt là các bé dưới 9 tháng tuổi, thận vẫn còn yếu. Nó không thể tự lọc nhiều loại gia vị nặng như đường, muối… Vì vậy để giải quyết vấn đề bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ cũng như bảo vệ sức khỏe trẻ, mẹ nên hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị.
1.5. Bé mải chơi hoặc chưa đói
Thời gian tiêu hao năng lượng phụ thuộc nhiều vào các hoạt động diễn ra và khoảng cách giữa các món. Do đó, giờ giấc ăn uống của bé sẽ rất thất thường. Mà khi không thấy đói thì trẻ sẽ chẳng ngóng chờ việc ăn uống đâu. Đặc biệt hơn, nếu đang mải chơi, bé cũng chẳng thích thú gì với việc ăn dặm đâu.
1.6. Mẹ pha bột ăn dặm không đúng cách khiến bé không chịu ăn dặm
Như đã trình bày ở phần trên, để bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cho bé tập làm quen bằng bột ăn dặm. Vì vậy, nếu mẹ pha bột sai cách thì hiển nhiên là bé không chịu ăn dặm. Điều mẹ nên làm là cho trẻ tiếp xúc với bột ngọt có hương vị tương tự sữa mẹ trước. Đồng thời mẹ cũng nên tham khảo các cách pha bột ăn dặm tiêu chuẩn để tạo độ mịn thích hợp.
2. 6 giải pháp cho vấn đề bé không chịu ăn dặm
Để giải quyết vấn đề “ Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?”, mẹ yêu có thể tham khảo 6 giải pháp sau:
2.1. Giới hạn lượng sữa
Trước khi ăn dặm, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ. Do đó, trong giai đoạn đầu, nhiều bé không chịu ăn dặm mà chỉ uống sữa. Đặc biệt, sữa còn chứa nhiều calories nên việc tiêu thụ nhiều sữa sẽ khiến bé no và từ chối hợp tác khi mẹ cho ăn dặm. Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể giới hạn lượng sữa tiêu thụ của trẻ.
2.2. Hạn chế các bữa nhẹ
Việc ăn nhẹ quá nhiều thường khiến trẻ không đói khi đến bữa ăn chính. Do đó, mẹ không nên cho bé tiêu thụ quá 2 bữa ăn nhẹ/ ngày. Đặc biệt mẹ chỉ nên cho bé ăn bằng ⅓ lượng bé nên ăn vào bữa chính. Đồng thời giới hạn lượng nước hoa quả dưới 180ml/ ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo bé ngồi vào bàn ăn với một chiếc bụng rỗng.
2.3. Chuẩn bị lượng thức ăn ít hơn lượng mẹ nghĩ bé sẽ ăn hết
Đây là một mẹo tâm lý rất hay được nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Thông thường, trẻ sẽ có xu hướng lười ăn nếu thấy lượng thức ăn trên bàn vượt quá lượng tiêu thụ của bé. Nếu mẹ chỉ đặt một vài món với lượng vừa phải lên đĩa của trẻ. Rất có thể, bé sẽ nhanh chóng “đánh chén” xong suất ăn đó. Đồng thời thích thú với việc mình vừa làm được. Nếu bé muốn ăn thêm, mẹ không nên hỏi mà chờ bé tỏ ý xin thêm. Điều này không chỉ khiến bữa ăn diễn ra thoải mái. Mà còn rèn luyện cho trẻ tính chủ động nữa đó.
Xem thêm: Bật mí cách làm bột ăn dặm cho bé yêu: Mẹ đã biết?
2.4. Để trẻ tập ăn với thức ăn bốc nhón (Finger foods)
Nếu bé yêu nhà mình đang trong giai đoạn 6-8 tháng tuổi (Khi bé chưa thể tự mình dùng thìa, đũa). Mẹ có thể chế biến thức ăn bốc nhón để bé tự bốc ăn. Điều này giúp trẻ luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân. Đồng thời làm việc ăn dặm trở nên thú vị hơn.
2.5. Để bé tự ăn
Rất nhiều gia đình có trẻ biếng ăn thường xuyên ẵm bế, làm trò và bón cho bé, dỗ bé ăn dặm. Nhưng thực chất lại càng khiến bé lười ăn hơn. Bố mẹ nên để bé tự ăn. Nếu trẻ không ăn, đừng dỗ dành. Cứ như vậy, khi nào bé đói, bé sẽ tự đòi ăn.
2.6. Giới hạn thời gian bữa ăn giải quyết vấn đề bé không chịu ăn dặm
Nếu mẹ để bé ăn cùng gia đình thì hãy kết thúc bữa ăn của trẻ khi các thành viên trong gia đình dùng xong bữa. Còn nếu bé ăn riêng thì mẹ cần giới hạn thời gian bữa ăn một cách phù hợp. Việc kéo dài bữa ăn và cố thúc ép trẻ ăn hết suất không phải lựa chọn tốt cho “Làm gì khi bé không hợp tác ăn dặm?”. Mà còn khiến bé có ấn tượng xấu với việc ăn dặm.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm:
7 vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm và cách giải quyết.
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Giải quyết tình trạng bé không chịu ăn dặm không quá khó khăn. Nhưng mẹ cần “bốc đúng thuốc, bắt đúng bệnh”. Hy vọng qua bài viết, bé yêu nhà mình sẽ không còn biếng ăn nữa!