Trẻ ăn dặm là giai đoạn mẹ sẽ bận rộn hơn rất nhiều khi bắt đầu phải quay trở lại với công việc. Trước khi trẻ ăn dặm, mẹ còn cần lựa chọn phương pháp và dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé. Làm thế nào để chế biến, bảo quản đồ ăn dặm cho bé một cách khoa học. Phương pháp nào mới là hiệu quả? Cùng Góc của mẹ đọc bài viết sau đây mẹ nhé!
Góc của mẹ muốn giới thiệu đến các mẹ 11 phương pháp chế biến và 12 dụng cụ ăn dặm cho bé. Hiểu được phương pháp và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, mẹ sẽ chủ động nấu bữa ăn dặm ngon hơn và hiệu quả hơn.
Mục lục
1. Các phương pháp chế biến bữa ăn dặm cho bé
1.1. Phương pháp 1: Xé, tách thực phẩm ăn dặm
Với thực phẩm như thịt gà, cá, mẹ cần tách bỏ phần xương, luộc lên rồi tách và xe ra thành miếng nhỏ hơn. Với phương pháp này, mẹ có thể dùng dĩa, thìa để tách hoặc nếu dùng tay mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ.
1.2. Phương pháp 2: Giã, nghiền thực phẩm ăn dặm
Mẹ có thể dùng cối để giã hoặc nghiền bằng thìa dĩa. Với nguyên liệu như rau (cải bỏ xôi), sau khi giã, mẹ có thể nghiền nhuyễn để bé dễ ăn hơn.
1.3. Phương pháp 3: Mài
Phương pháp này phù hợp với các loại rau củ quả cứng như: táo, cà rốt,… giúp mẹ nghiền nhỏ các loại rau củ hiệu quả hơn, nhằm cung cấp cho bé yêu những thực phẩm giàu dưỡng chất.
1.4. Phương pháp 4: Rây
Với những thực phẩm có hạt và vỏ như cà chua, chanh leo,… mẹ có thể dùng phương pháp rây này để loại bỏ phần bé khó tiêu hóa.
1.5. Phương pháp 5: Vắt
Phương pháp này dùng để vắt trái cây thành nước ép cho bé. Mẹ có thể lọc bằng giấy lọc sau khi vắt, dùng đĩa xoáy hoặc dùng dụng cụ chuyên biệt để vắt.
1.6. Phương pháp 6: Làm sánh
Làm sánh là phương pháp mẹ dùng khi để trộn món ăn dặm nào đó cho bé. Chẳng hạn mẹ trộn sữa chua với chuối đã nghiền.
1.7. Phương pháp 7: Làm nhuyễn
Bên cạnh phương pháp làm sánh, mẹ có thể làm nhuyễn bữa ăn dặm. Chẳng hạn sau khi cơm chín, mẹ cho cơm và thêm súp vào để làm nhuyễn cơm.
Xem thêm:
1.8. Phương pháp 8: Nấu
Khi nấu lên giúp món ăn ngon hơn, có mùi vị hơn. Bên cạnh đó, nấu cũng đảm bảo được thực phẩm chín, an toàn cho trẻ.
1.9. Phương pháp 9: Cắt
Có 3 kiểu cắt:
- Băm nhỏ, miếng khoảng 2-3mm
- Thái nhỏ, miếng khoảng 5-6 mm
- Cắt miếng to
Tuỳ vào từng giai đoạn ăn dặm và độ tuổi của trẻ, mẹ lựa chọn cách cắt thực phẩm phù hợp cho bé nhé.
1.10. Phương pháp 10: Nướng
Mẹ có thể nướng thực phẩm bằng chảo hoặc bằng lò nướng.
Xem thêm:
1.11. Phương pháp 11: Luộc
Đây là phương pháp phổ biến mà các mẹ thường dùng. Mẹ có thể luộc thực phẩm bằng nước nguội (trứng, cà rốt,…) hoặc luộc bằng nước sôi (cải bó xôi, đậu cô ve,…)
2. Bảng tổng hợp 12 dụng cụ ăn dặm cho bé
Sau đây là bảng dụng cụ ăn dặm cơ bản cho bé, mẹ hãy tham khảo và chuẩn bị nhé
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mẹ cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn món ăn và cách làm phù hợp cho bé. Từ đó giúp bé ăn ngon miệng, phát triển toàn diện. Hy vọng qua bài viết, Góc của mẹ đã cung cấp phần nào kiến thức hữu ích giúp mẹ tự tin hơn khi chế biến các món ăn dặm.
Mẹ cũng nên lưu ý phối hợp dinh dưỡng cân bằng và cung cấp đủ vitamin thiết yếu để bé phát triển toàn diện nữa nhé, tham khảo 7 lưu ý xây dựng thực đơn cho trẻ của Mamamy nhé!