Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bắt đầu tập làm quen với đồ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Bởi từ sau 6 tháng trở đi, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của con. Tuy nhiên, trước khi bước vào giai đoạn vàng mẹ bỉm nên trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về ăn dặm cho bé 6 tháng. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con mà còn hạn chế những nguy hiểm tiềm tàng đến sức khỏe bé sau này. Vì vậy, mẹ bỉm hãy bỏ túi ngay 7 nguyên tắc ăn dặm sau.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết ăn dặm cho bé 6 tháng
6 tháng tuổi là dấu mốc mới trong giai đoạn phát triển của con. Khi này các cơ quan trong cơ thể dần hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa giúp bé sẵn sàng tiếp xúc với thức ăn mới. Tuy nhiên, nhiều bé trong giai đoạn này lại chưa sẵn sàng tiếp nhận.
Vì vậy, ba mẹ cần quan sát những biểu hiện để xem bé đã đến đúng thời điểm ăn dặm cho bé 6 tháng chưa. Cùng điểm qua một vài dấu hiệu điển hình:
– Số cân tăng gấp 2 lần so với cân nặng khi bé chào đời
– Trẻ đã tự ngồi và giữ được thằng đầu, mẹ bỉm dễ dàng đút đồ ăn cho con
– Khi cho con ăn, trẻ chủ động đưa môi ra để nhận thức ăn
– Đối với những món không thích ăn trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác
– Lưỡi trẻ không còn có phản xạ đẩy vật thể lạ trừ núm vú
– Trẻ thích thú với đồ ăn khi cha mẹ cho ăn
2. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng
2.1. Tập cho bé ăn dặm gần giống sữa mẹ
Để dần thích nghi và làm quen với ăn dặm dễ dàng, mẹ nên cho con ăn những món gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp sự thay đổi không quá đột ngột, trẻ tiếp nhận từ từ.
2.2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc
Điều đầu tiên, mẹ bỉm cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng là ăn từ loãng đến đặc. Bởi cơ thể con vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nếu thức ăn đặc đi vào cơ thể sẽ khiến con dễ bị phản ứng khi tiếp xúc với đồ ăn lạ.
2.3. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Một nguyên tắc quan trọng mẹ bỉm cần nắm khi ăn dặm cho bé 6 tháng là cho bé ăn từ ít đến nhiều. Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, vì vậy không nên để hoạt động quá mức. Những bữa đầu mẹ tập cho bé ăn bột từ 1-2 muỗng, từ từ tăng dần lên nửa bát ăn cơm bột. Một ngày ăn từ 2-3 cữ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý cho con ăn quá nhiều mặc dù trẻ ăn rất ngon miệng và nhanh chóng. Điều này rất dễ khiến hệ tiêu hóa của con bị rối loạn.
2.4. Ăn dặm cho bé 6 tháng từ ngọt đến mặn
Sữa mẹ có vị ngọt nhẹ nên khi bắt đầu cho trẻ ăn với các món có hương vị gần giống bé sẽ dễ tiếp nhận. Nếu bé ăn mặn từ sớm sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị sau này. Đặc biệt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Mẹ có thể cho bé ăn mặn từ khoảng sau 2-4 tuần từ nhiều nguồn khác nhau được chế biến như thịt, cá,…
2.5. Xây dựng chế độ ăn dặm đủ chất
Để bé phát triển tốt, mẹ cần cung cấp ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:
– Nhóm tinh bột: gạo, bột mì, ngô khoai, bún, phở,…
– Nhóm đạm: thịt, trứng, cá, sữa, tôm,…
– Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai, các loại hạt
– Nhóm vitamin và khoáng chất: rau xanh, củ quả, trái cây.
2.6. Hạn chế dùng mắm, muối chế biến đồ ăn dặm
Việc thêm mắm, muối chút gia vị vào món ăn của con sẽ giúp gia tăng khẩu vị bé trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, những suy nghĩ này của các mẹ bỉm sữa hoàn toàn không tốt. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc con ăn quá mặn sẽ khiến thận của con yếu. Vì thận sẽ hoạt động quá nhiều trong việc lọc đào thải ra ngoài. Điều này khiến sức khỏe con bị giảm sút ảnh hưởng đến sau này.
Ngoài ra, ba mẹ nên thêm chút dầu ăn vào các món ăn dặm cho bé 6 tháng hàng ngày. Vì dầu ăn rất dễ tiêu hóa mà lại giàu năng lượng. Đây là chất dung môi hòa tan các chất khác rất tốt. Chính vì vậy, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hỗ trợ hoạt động trơn tru. Không những thế, dầu mỡ còn là mắt xích không thể thiếu giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và vitamin D.
2.7. Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi con không thích
Tâm lý tinh thần ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ rất lớn. Nó sẽ gây ra ám ảnh tâm lý, sợ ăn của con. Vì vậy ba mẹ nên tôn trọng quyết định của con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé từ chối không ăn hoặc tỏ ra kháng cự thì mẹ nên tạm ngưng món đó. Sau khoảng từ 5-7 ngày, mẹ có thể tiếp tục tập luyện cho trẻ ăn lại món con không thích.
Bên cạnh đó, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, ba mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo. Đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết để con có sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Ăn dặm chính là giai đoạn vàng quyết định đến quá trình trưởng thành của con. Vì vậy, ba mẹ cần nên chú ý xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng cẩn thận. Bên cạnh đó, cũng đừng quên 7 nguyên tắc không thể thiếu giúp ba mẹ đắc lực trong quá trình ăn dặm chăm con vất vả này.
Xem thêm: Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất
Các loại thịt cá tốt nhất cho bé ăn dặm 7 tháng, đọc ngay mẹ ơi!