Theo các chuyên gia, thời điểm bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất là từ tháng tuổi thứ 6. Tuy nhiên, mốc thời gian này hoàn toàn có thể có sự xê dịch tùy theo thể trạng của mỗi trẻ. Do vậy để giúp nhà mình có “cái nhìn” rõ nét hơn về chủ đề này, Góc của mẹ xin mời gia đình cùng tham khảo bài viết sau.
Mục lục
1. Thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi nào?
“Thời điểm nào cho bé bắt đầu ăn dặm là tốt nhất?” luôn là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hiện nay có hai tiêu chí khá phổ biến để bố mẹ có thể dễ dàng chọn lựa chính xác cột mốc cho hành trình bé bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cụ thể như sau.
1.1. Xác định thời điểm vàng cho bé bắt đầu ăn dặm dựa vào sự thay đổi của cơ thể
Khi cơ thể đã sẵn sàng để bé bắt đầu ăn dặm, con sẽ tự khắc cho bố mẹ biết thông qua các biểu hiện không khó để nhận thấy như:
- Số cân nặng tăng gấp đôi lúc mới sinh.
- Trẻ tự ngồi và kiểm soát cổ mà không cần có sự giúp đỡ.
- Thường xuyên dùng tay cầm nắm các đồ vật xung quanh cho vào miệng.
- Quan tâm và tỏ ra thèm thuồng khi thấy người lớn dùng bữa.
- Liên tục cảm thấy đói hoặc uống sữa nhiều hơn thường ngày.
- Xuất hiện thói quen mút tay và hay giật mình, quấy khóc vào nửa đêm.
- Hình thành các phản xạ tự nhiên với thức ăn. Cụ thể như: Từ chối đồ ăn không thích bằng cách xoay đầu, lưỡi không còn nhè đồ ăn lạ, đưa môi dưới ra trước để tiếp nhận thìa thức ăn…
Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được thịt? Hiểu đúng để làm đúng mẹ nhé!
1.2. Lựa chọn thời điểm bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất cho trẻ theo tháng tuổi
Nhà mình không nên vội vàng cho bé bắt đầu ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Bởi khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu để tiếp nhận những loại thực phẩm lạ ngoài sữa mẹ. Đặc biệt, việc sử dụng sữa mẹ trong lúc này hoàn toàn đủ để đảm bảo hoạt động cung cấp dưỡng chất cho cơ thể của trẻ.
Khi bé được 6 tháng tuổi là lúc tốt nhất để các bậc cha mẹ bắt đầu cân nhắc đến việc bắt đầu ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, nhà mình cũng cần lưu ý tránh bắt đầu giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm với thực phẩm quá đặc. Hãy cho trẻ tiếp xúc dần một liều lượng phù hợp thức ăn từ dạng lỏng đến dạng đặc.
2. Thời điểm bé ăn dặm tốt nhất trong ngày mà mẹ nên biết
Xem thêm: THỜI GIAN TRẺ ĂN DẶM: NHỮNG LƯU Ý VÀNG MẸ PHẢI NHỚ
Các chia sẻ về chủ đề “Nên ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày?” sau đây chắc chắn sẽ rất hữu ích dành cho các mẹ bỉm lần đầu sinh con.
- Giữa bữa sáng và bữa trưa. Đây là lúc cơ thể của trẻ không quá no hay quá đói. Yếu tố này giúp tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của con.
- Sau từ 1 – 2 tiếng kể từ lúc uống sữa.
- Khi trẻ đang trong trạng thái tỉnh táo và hoàn toàn tập trung vào việc ăn uống. Tiêu chí này rất cần để rèn luyện thói quen ăn uống nghiêm túc cho trẻ. Ngoài ra cũng hạn chế được trường hợp nôn mửa do quấy khóc vì buồn ngủ.
- Trước 7 giờ tối. Bởi sau mốc thời gian này, các cơ quan tiêu hóa hoạt động rất yếu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ.
Liều lượng phù hợp theo từng tháng tuổi mà các mẹ có thể tham khảo và ứng dụng.
- 6 – 7 tháng tuổi: Thức ăn dạng lỏng khoảng 100 – 200ml/ngày.
- 8 – 9 tháng tuổi: Thức ăn dạng đặc khoảng 200ml chia làm 2 buổi.
- 10 – 12 tháng tuổi: Thức ăn dạng đặc khoảng 300ml chia làm 3 buổi.
- 12 – 24: 3 bữa cháo khoảng 250 – 300ml.
3. Tác hai của việc lựa chọn sai mốc thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm
Lựa chọn được thời điểm vàng cho bé ăn dặm là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Bởi nếu cho trẻ ăn sớm hoặc trễ thì đều có khả năng gây ra các vấn đề không mong muốn. Cụ thể như:
Cho bé bắt đầu trẻ ăn dặm sớm:
- Tăng nguy cơ béo phì lên gấp 3 lần.
- Xuất hiện khả năng thận bị tổn thương.
- Mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, sặc, nghẹn, khó hấp thu dưỡng chất…
- Thực phẩm được đưa ra ngoài đường tiêu hóa do các cơ quan chưa biết cách kiểm soát và điều hướng.
- Làm trẻ bú ít sữa mẹ, bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ.
- Giảm bú mẹ sẽ dẫn tới giảm phản xạ tiết sữa, mẹ có nguy cơ mất sữa sớm.
- Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
- Tăng nguy cơ dị ứng.
- Tăng nguy cơ mang thai sớm của người mẹ nếu không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Cho bé bắt đầu ăn dặm trễ:
- Cơ thể không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
- Gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Hình thành “ngầm” tâm lý phản kháng tự nhiên với các loại thực phẩm dạng rắn.
4. Kết luận
Bên cạnh việc tham khảo thông tin qua sách báo, nhà mình cũng nên tìm hiểu thêm một số chia sẻ từ trải nghiệm của các mẹ bỉm khác. Bởi dù sao, những thông tin này cũng hữu hiệu và sát với thực tế hơn.
Hy vọng qua bài viết này, nhà mình đã phần nào bớt lo lắng hơn trong việc chọn thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Để biết thêm chi tiết về các hoạt động khác xoay quanh chủ đề này, gia đình có thể truy cập ngay mục dinh dưỡng cho bé tại Góc của Mẹ nhé!