Ăn dặm là một hành trình đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị rất kỹ từ phương pháp, dụng cụ đến thời gian biểu ăn dặm. Bên cạnh phương pháp ăn dặm, thời gian cho bé ăn dặm lúc nào là phù hợp, ăn dặm ngày mấy bữa là điều các mẹ trăn trở khi chuẩn bị hành trình bước vào hành trình này cùng bé. Mamamy sẽ giúp mẹ giải đáp thời gian cho bé ăn dặm đúng cách để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh và thông minh
Mục lục
1. Bữa ăn dặm đầu tiên cho bé
Trước khi tìm hiểu về thời gian cho bé ăn dặm đúng cách trong ngày, các mẹ phải chú ý về thời gian cho bé ăn dặm bữa đầu tiên của bé. Sự thật là cơ thể của bé đang trong giai đoạn phát triển, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt. Lựa chọn thời điểm để cho bé ăn dặm rất quan trọng. Các bác sĩ khuyên rằng, bé ăn dặm 5 – 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất.
Mẹ nóng lòng muốn con có thể nạp nhiều chất dinh dưỡng hơn nên thường cho bé ăn dặm sớm. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Trẻ ăn dặm bị táo bón, trẻ ăn dặm bị tiêu chảy, nôn ói, khó tiêu, bỏ bú,… là những hiện tượng dễ xảy ra nếu chúng ta “đốt cháy giai đoạn”. Thời gian cho trẻ ăn dặm là khi cơ thể bé thực sự sẵn sàng. Hơn hết, các mẹ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho “hành trình” đầy khó khăn này nhé!
2. Ăn dặm ngày mấy bữa là đủ?
Thể trạng của em bé không giống với người lớn. Bởi vậy, thời gian cho trẻ ăn dặm đúng cách ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng được hấp thu như thế nào. Khi nhận thấy dấu hiệu của việc bé thèm ăn, vận động nhiều, đó là lúc dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu hụt, bé cần bổ sung dinh dưỡng từ bên ngoài. Trước khi vội vàng cho bé nạp nhiều chất vào cơ thể, mẹ cần có một thời gian cho trẻ ăn dặm hợp lý. Thời gian biểu cần chi tiết cho bé ăn dặm sẽ giúp cha mẹ lên kế hoạch cho lượng thức ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Việc phân chia hàm lượng thức ăn, số bữa ăn dặm trong một ngày cho các bé theo các tháng tuổi là cần thiết. Mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần một lượng dinh dưỡng khác nhau và một chế độ ăn phù hợp. Thời gian biểu cho bé ăn dặm được tổng hợp dưới đây, tham khảo ngay để biết được thời gian cho bé ăn dặm đúng cách nhé!
Xem thêm: Mẹ thường “hiểu lầm” điều gì khi cho bé ăn dặm?
2.1. Trẻ ăn dặm 6 tháng
Đây là thời gian để mẹ chuẩn bị bữa ăn dặm đầu tiên cho bé, cũng là giai đoạn khó khăn nhất khi bé bắt đầu tiếp nhận một nguồn dinh dưỡng khác. Hệ tiêu hóa của bé vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sữa mẹ vẫn là thực phẩm chủ yếu. Mẹ chỉ nên cho bé ăn thêm những loại thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, bột dinh dưỡng.
Bé vẫn phải đảm bảo 3 bữa chính là sáng, trưa, tối, kèm theo đó là các bữa ăn giữa buổi. Cháo loãng và bột ăn dặm nhật có thể cho bé ăn vào bữa trưa, không làm cho bé bị đầy bụng. Sang đến những tuần tiếp theo, mẹ có thể bổ sung thêm các bữa vào giữa buổi. Các mẹ cần lên một thời gian cho bé ăn dặm đúng cách nhưng cũng tùy theo thể trạng của bé.
2.2. Ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng
Từ tháng thứ 7 trở đi, cơ thể bé dần có sự thay đổi lớn. Sữa mẹ sẽ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Lúc này, mẹ có thể thêm những món có dưỡng chất cơ bản. Như chất xơ, tinh bột, protein hay vitamin. Tuy nhiên, các mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Hãy dần dần cho bé ăn các loại thực phẩm vào các bữa chính như bữa trưa và bữa tối. Thời gian cho bé ăn dặm giữa buổi bằng những loại thức ăn nhẹ nhàng, nhiều chất xơ.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất đa dạng. Nhưng với cơ thể của bé, mẹ nên lưu ý đồ ăn dặm cho bé chống ngán nên nhẹ nhàng. Như hoa quả xay, súp, bột dinh dưỡng….Các đồ ăn dạng lỏng và dạng sệt vẫn phải được ưu tiên. Bên cạnh đó, sữa mẹ/sữa công thức cũng cần phải cung cấp đầy đủ trong thời gian cho trẻ ăn dặm.
Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm – Gợi ý cho các bé theo từng tháng
2.3. Trẻ 9 – 10 tháng tuổi
Bé đã có thể hấp thu những đồ ăn “lợn cợn” như cơm xay, cháo đặc, hoa quả mềm. Các bữa ăn thay thế sữa cần được tăng lên. Thời gian cho trẻ ăn dặm là hai bữa chính: trưa và tối. Kèm theo đó, các bữa ăn giữa buổi sẽ để các bé ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Các bữa ăn còn lại có thể tiếp tục cho bé uống sữa mẹ.
Sau 10 tháng tuổi trở đi, thực đơn của bé sẽ không thay đổi quá nhiều. Mẹ chỉ cần tăng khẩu phần lên để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Tăng khẩu phần lên phải phù hợp với trẻ. Không được để bé ăn quá no, dẫn đến tiêu hóa kém, nôn trớ,v.v… Như vậy là mẹ đã hoàn thành thời gian cho trẻ ăn dặm đầy vất vả rồi đấy!
2.4. Ăn dặm không phải là cuộc chiến
Dù hành trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ có nhiều khó khăn và mẹ cần lưu ý rất nhiều điều để bé ăn dặm đúng cách, nhưng mẹ hoàn toàn có thể tham khảo những phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách để giúp con phát triển khoẻ mạnh. Những chia sẻ trên đây của Góc của mẹ về thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hy vọng đã mang lại cho các mẹ những thông tin hữu ích. Góc của mẹ sẽ luôn đồng hành cùng mẹ trên chặng đường nuôi con. Dù vất vả nhưng cũng kỳ diệu đến nhường nào!