Bé sơ sinh có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Vì vậy, việc mẹ bắt đầu xây dựng kế hoặc ăn dặm dinh dưỡng cho con là rất quan trọng. Hãy cùng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để giúp bé luôn vui tươi và khỏe mạnh nhé.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé với hơn 100 món mẹ tha hồ chọn
Mục lục
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Bên cạnh việc duy trì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Con cũng cần một nguồn thực phẩm khác với sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng hơn. Vì lúc này bé đã có sự phát triển, đòi hỏi việc bổ sung nhiều thành phần hơn. Và nếu bé lớn nhanh, đã có thể bắt đầu mọc răng. Vì vậy, mẹ nên biết lên thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày 2 bữa và ăn khoảng 500-700ml sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Mẹ nên có sự kết hợp, thay đổi món ăn để tránh con bị chán ăn. Bằng việc kết hợp một bữa ăn bột ngọt và một bữa bột mặn để kích thích bé ăn. Trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi mẹ đã có thể bổ sung chất đạm từ thịt, trứng,…. Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cũng như lượng Vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé.
Nguyên tắc thời gian: không nên cho bé ăn quá 30 phút cho một buổi ăn dặm.
2. Cần lưu ý gì khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi?
- Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng
- Thực hiện theo nguyên tắc ăn dặm từ món ăn loãng đến đặc,từ ít đến nhiều để dạ dày của bé có thể thích nghi khỏe mạnh
- Không ép bé ăn
- Không cắt ngang giấc ngủ của con. Mẹ không nên bắt trẻ phải thức dậy ăn khi bé đang ngủ ngon giấc.
- Không cho con vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn nằm.
- Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa…để tránh thận của bé làm việc quá tải và có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Không dùng quá nhiều gia vị cho món ăn dặm của con.
- Nên thêm các loại dầu béo, dầu cá khi chế biến món ăn cho bé.
3. Dinh dưỡng ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Xem thêm:
Lưu ý khi trẻ ăn dặm sớm- Nhật ký ăn dặm của con!
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật khoa học
3.1. Bé 7 tháng tuổi đã ăn được thịt gì?
Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt (chất đạm nói chung khi bé mới bắt đầu ăn dặm). Chỉ nên bổ sung một vài loại thịt đơn giản để bổ sung đủ phần đạm cho con. Giai đoạn này, mẹ có thể cho trẻ làm quen với đạm từ động vật từ các loại thịt trắng. Vì thịt trắng dễ tiêu hóa hơn và dễ hấp thụ hơn so với thịt đỏ. Các loại thịt trắng mà trẻ có thể ăn như: thịt vịt, thịt ngan, chim bồ câu, thịt gà…
Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt bò chưa? Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn khoảng 50g loại thịt này là được. Lượng đạm và sắt từ thịt đỏ sẽ giúp trẻ nạp thêm nhiều năng lượng để hoạt động trong ngày, bổ sung sắt cho cơ thể.
Bé 7 tháng tuổi ăn được tôm chưa? Đối với thịt tôm cá, mỗi bữa mẹ có thể cho con ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ). Nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
3.2. Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì?
Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ 7 tháng ăn được hoa quả gì thì hãy nghĩ ngay đến chuối. Chuối là loại quả chứa hầu hết thành phần vi chất cần thiết cho cơ thể. ½ quả chuối mỗi ngày sẽ là thực đơn bữa phụ lý tưởng cho trẻ 7 tháng tuổi. Nên cho bé ăn nhiều trái cây nhà họ cam quýt để bổ sung vitamin C tốt nhất cho con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh cho bé ăn các loại quả khó tiêu như mít, sầu riêng,…
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng và những lưu ý khi ăn dặm sớm
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Để sắp xếp thực đơn cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất, mẹ cần nắm được thời gian các loại thực phẩm tiêu hóa hết.Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có thể áp dụng như sau:
4.1. Thực đơn ăn dặm 1
4.1.1. Buổi sáng
- 5-6 giờ: Bú sữa mẹ.
- 7 giờ: Bột trứng: 20g bột gạo, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau ngót. Hoặc bột thịt lợn: 20g bột gạo, 20g thịt nạc vai, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh (ví dụ như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…).
- 8 giờ: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn ½ quả chuối tiêu hoặc 50g đu đủ chín.
- 9 giờ: Bú sữa mẹ.
- 11 giờ: Tiếp tục cho bé ăn dặm một trong các món sau:
- Bột trứng: 20g bột gạo, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau ngót.
- Bột thịt lợn: 20g bột gạo, 20g thịt nạc vai, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh (ví dụ như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…).
4.1.2. Buổi chiều
- 14 giờ: Bú mẹ (hoặc uống sữa công thức).
- 15 giờ: Uống nước cam (vắt 1 quả cam ngọt, thêm 5ml nước lọc vào).
- 17 giờ: Các loại bột ăn dặm như:
- Bột cua: 50ml nước lọc cua, 20g bột gạo, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
- Bột đậu xanh, bí đỏ: 10g bột đậu xanh, 10g bí đỏ, 20g bột gạo, 1 thìa cà phê dầu ăn.
- 20 giờ: Bú sữa mẹ.
4.2. Thực đơn ăn dặm 2
4.2.1. Buổi sáng
- 5-6 giờ: Bú sữa mẹ. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi không thể thiếu sữa mẹ.
- 7 giờ: Bột thịt gà: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh. Hoặc bột sườn rau củ: 20g bột gạo, 4-5 miếng sườn non, ngô, cà rốt, đậu Hà lan, 1 thìa cà phê dầu ăn.
- 8 giờ: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn trái cây (xoài, chuối,…)
- 9 giờ: Bú sữa mẹ.
- 11 giờ: Tiếp tục cho bé ăn dặm một trong các món sau: Bột thịt gà: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh. Hoặc bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh..
4.2.2. Buổi chiều
- 14 giờ: Bú mẹ (hoặc uống sữa công thức).
- 15 giờ: Uống nước cam (vắt 1 quả cam ngọt, thêm 5ml nước lọc vào). Hoặc ăn bổ sung trái cây
- 17 giờ: Các loại bột ăn dặm như: Bột tôm khoai mỡ: 20g bột gạo, 5 con tôm thịt đã làm sạch, 25g khoai mỡ, 1 thìa cà phê dầu ăn. Hoặc bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
- 20 giờ: Bú sữa mẹ.
Lưu ý: Vì thể trạng và sở thích mỗi bé mỗi khác nên các mẹ có thể thay đổi phù hợp với con. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tổng lượng ăn trong một ngày của bé phải đạt khoảng 1200ml.
5. Các món mẹ nên thử trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
5.1. Cháo thịt bò
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 30g
- Cháo trắng: vừa đủ
- Ớt chuông: vừa đủ
- Nấm rơm, ngô bào tử, dầu oliu, phô mai
Cách làm:
- Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước, thái lát nhỏ
- Ớt chuông, nấm rơm, ngô bào tử đem rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu
- Cho nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu oiu vào và cho thịt bò vào đảo. Sau đó cho thứ tự các loại ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều và xào chín.
- Cháo nấu chín rồi cho hỗn hợp vừa xào lên đảo đều. Tắt bếp và cho phomai vào.
- Múc cháo ra bát để bớt hơi nóng rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.
5.2. Tôm, bắp, đậu cô ve, cà rốt, nho
Nguyên liệu:
- Tôm thịt: 3 con
- Ngô bào tử, đậu cove: 3-4 quả
- Cà rốt: ¼ củ nhỏ
- Nhỏ: 3 quả
Cách làm:
- Tôm mua về bóc sạch vỏ, rửa sạch, lấy phần chỉ lưng và bụng rồi băm nhỏ
- Bắp nón, đậu cove, cà rốt băm nhỏ và trộn đều
- Cho chút bột vào hỗn hợp trên, trộn đầu và vò thành các lát mỏng rồi đem chiên
- Nho rửa sạch, ngâm nước muối loãng, bóc vỏ, bỏ hạt rồi cho bé ăn.
5.3. Bột tôm khoai mỡ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ: 25g
- Tôm thịt: 5 con
- Khoai mỡ: 25g
- Dầu ăn trẻ em: 1 thìa cà phê
Cách làm:
- Tôm bóc vỏ, làm sạch gân lưng và bụng rồi bằm nhuyễn.
- Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm qua chút nước cho hết nhựa, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cho nước vào bột gạo khuấy đều rồi cho lên bếp
5.4. Mì sợi, thịt nạc, rau cải bó xôi và bơ chín
Nguyên liệu:
- Mỳ sợi: 25g
- Thịt nạc lợn: 20g
- Rau cải bó xôi: 4-5 ngọn
- Bơ chín: 1/6 quả
Cách làm:
- Mỳ sợi đem rửa sạch và luộc cho chín mềm
- Thịt nạc đem dập lát mỏng và hấp chín
- Rau lấy phần lá đem rửa sạch và hấp chín
- Bơ chín bỏ vỏ thái miếng
- Bỏ tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn
5.5. Cháo sườn rau củ – Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Nguyên liệu:
- Bột Gạo tẻ: 25g
- Sườn non: 4-5 miếng
- Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan
- Dầu ăn trẻ em
Cách làm:
- Sườn non mua về đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó mẹ đem gỡ lấy thịt rồi xay nhỏ cho mịn.
- Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Pha nước và bột gạo và đun lên bếp. Mẹ lưu ý khuấy đều tay để bột không đứng đáy nồi.
- Sau khi bột chín cho thịt và hỗn hợp rau củ đã nghiền nhỏ vào đảo đều rồi sôi thêm vài phút. Sau đó tắt bếp và cho thêm chút dầu ăn để nguội là bé có ngay bát bột thơm ngon, giàu dưỡng chất.
Nguồn: Bếp Của Vợ – Youtube
5.6. Bánh mỳ Sandwich, thịt bò, dưa leo
Nguyên liệu:
- Bánh sandwich: 3 lát
- Thịt bò, dưa leo: vừa đủ
- Pho mai
Cách làm:
- Bánh mỳ chọn lát mềm rồi đem cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài
- Thịt bò chọn loại mềm, không có gân đem rửa sạch, thái lát mỏng và chiên với pho mai.
- Dưa leo rửa sạch, ngâm nước và cắt thành thanh vừa cầm
- Bày tất cả lên bàn cho bé tự chọn và ăn.
5.7. Cháo cá quả
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ: 20g
- Cá quả: 20g
- Dầu ăn, rau ngót
Cách làm:
- Cá quả mua về mẹ làm sạch thịt, đem hấp chín rồi lọc bỏ xương. Sau đó đem nghiền nhỏ
- Rau ngót mẹ có thể xay rồi lấy nước để hòa với bột gạo và khuấy cho chín cả bột và rau.
- Sau khi bột chín cho cá quả nghiền vào đảo thêm 2 phút rồi tắt bếp và cho dầu ăn vào là được.
- Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm kiểu nhật theo phương pháp ăn chỉ huy
5.8. Thịt cua, măng tây, su su thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng lạ miệng
Nguyên liệu:
- Càng ghẹ (cua): 2-3 càng nhỏ
- Măng tây: 2-3 ngọn
- Susu: ¼ quả, cắt thanh
Cách làm:
- Càng cua (ghẹ) đem rửa sạch, hấp chín rồi bóc vỏ lấy mỗi phần thịt bên trong
- Măng tây và su su đem luộc chín mềm
- Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự bốc ăn.
5.9. Cá hồi, cà rốt, đậu cô ve, khoai tây
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 25g
- Cà rốt: ½ củ
- Đậu cove: 2-3 quả
- Khoai tây: ½ củ
Cách làm:
- Cá hồi rửa sạch, bỏ da, bỏ xương và cắt thành khúc nhỏ rồi chiên sơ với chút gừng.
- Cà rốt, đậu cove, khoai tây làm sạch vỏ, cắt thanh dài khoảng 2cm rồi mang luộc hoặc hấp cho chín mềm.
- Bày lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn.
5.10. Trứng gà luộc, nui, bí ngòi xanh
Nguyên liệu:
- Trứng gà sạch: 1 quả
- Nui, bí ngòi xanh
Cách làm:
- Trứng gà đem chiên chín
- Nui và bí ngòi đem rửa sạch rồi luộc chín tới độ mềm bé ăn được
- Bày tất cả lên bàn cho bé tự chọn và bốc ăn.
5.11. Cơm, tôm, súp lơ xanh, chuối
Nguyên liệu:
- Cơm: 2-3 nắm nhỏ dạng thanh hoặc vo tròn
- Tôm: 3 con
- Bông cải xanh: 3g
- Chuối chín: ½ quả
Cách làm:
- Cơm nấu chín vo tròn hoặc dạng thanh
- Tôm làm sạch đem hấp chín mềm
- Bông cải xanh rửa sạch, ngâm qua muối và hấp chín mềm
- Chuối cắt khoanh nhỏ
- Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn
5.12. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng món thịt gà, nấm mộc nhĩ, khoai tây, bí đỏ
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 2 – 3g
- Nấm mộc nhĩ: 1 tai
- Khoai tây, bí đỏ: mỗi thứ vài khoanh
Cách làm:
- Thịt gà làm sạch, rửa nước muối để ráo nước rồi xay nhỏ cùng với nấm mộc nhĩ. Đem vo từng viên rồi chiên qua dầu cho chín.
- Khoai tây, bí đỏ cắt dạng khúc rồi hấp hoặc luộc cho chín mềm.
- Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn.
5.13. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu:
- Bột gạo
- Nấm rơm
- Thịt lợn nạc
- Dầu ăn
- Nước
Cách làm:
- Cho bột gạo vào với nước và trộn đều đến khi không còn vón cục
- Nấm rơm, thịt heo rửa sạch, băm thật nhỏ và xào chín
- Cho nồi bột lên bếp đun lửa vừa, quấy bột chín thì cho hỗn hợp thịt và nấm rơm vừa xào vào và đun thêm 3 phút nữa.
- Múc bột ra bát, để nguội cho bé ăn.
Nguồn: Kimi Food TV – Youtube
5.14. Cháo thịt gà nấm hương
Nguyên liệu:
- Đùi gà
- Nấm hương
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước
Cách làm:
- Ninh đùi gà lấy nước để nấu cháo, thịt gà băm hoặc xay nhuyễn để riêng.
- Nấm hương làm sạch thái nhuyễn.
- Khi cháo sôi, cho nấm hương vào đun cho đến khi cháo chín rồi cho thịt gà vào.
5.15. Cháo tôm rau dền
Nguyên liệu:
- Nõn tôm
- Rau dền
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước
Cách làm:
- Tôm giã nhuyễn, rau dền băm nhuyễn.
- Cháo nấu nhừ.
- Cho tôm, rau dền vào nồi nước nấu sôi bùng lên, nêm nếm, trút vào cháo không đun lại.
Nguồn: Thanh Tâm Food – Youtube
6. Phần kết
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: 20 Món Vừa Dễ Vừa Ngon
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng: 23 Món Ngon Ơi Là Ngon
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng: 5 Món Siêu Ngon Cho Bé
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi tăng cân “Vùn vụt”
Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi: 12 Món Ngon Dễ Làm
Nuôi dưỡng cho con một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, một sức khỏe tốt luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Và là nền tảng cho sự phát triển về sau của trẻ. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng sẽ là cẩm nang không thể thiếu để nuôi con.
Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?