Hầu hết nghiên cứu đều chỉ ra rằng. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt. Như bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn, bé không đủ dưỡng chất phát triển… Thì mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm. Với các cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mà Mamamy chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng. Thời điểm tốt nhất để trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Để xây dựng các nền tảng vững chắc cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé.
Tuy nhiên mẹ cũng không nên để bé ăn dặm quá muộn. Từ tháng thứ 7 trở đi, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn dặm. Vì đã phụ thuộc quá nhiều vào việc bú sữa mẹ. Bé đã quá quen thuộc với hương vị của sữa mẹ. Và sẽ khó chấp nhận những thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác nhau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt. Như bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn, bé không đủ dưỡng chất phát triển… Thì mẹ có thể cân nhắc cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Để cơ thể con yêu phát triển toàn diện.
2. Nhu cầu dinh dưỡng khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Ngoài sữa mẹ, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên tốt nhất nên là những loại cháo, bột. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em. Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đủ 4 nhóm chất sau:
- Nhóm tinh bột: Bao gồm gạo, khoai tây, khoai sọ… Các mẹ nên lựa chọn những loại tinh bột thuần túy. Không nên bổ sung nhiều thực phẩm khác. Như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… Nếu trẻ ăn quá nhiều các loại ngũ cốc này. Thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới biếng ăn.
- Nhóm các chất đạm: Hệ tiêu hóa của trẻ 5 tháng tuổi còn non yếu. Nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, hải sản…Tuy nhiên, bé có thể dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản nên. Nên khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Các mẹ chỉ nên dùng thịt nạc và trứng thôi nhé!
- Nhóm chất béo: Các chất béo gồm cả động vật và thực vật. Khi nấu bột cho con yêu, các mẹ nên sử dụng đan xen hai loại chất béo này. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm cung cấp các chất này bao gồm rau xanh, các loại củ và hoa quả.
3. Bé 5 tháng tuổi ăn dặm một ngày mấy bữa?
Trong giai đoạn này, trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu. Lượng sữa vẫn chiếm ¾ khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các chuyên gia. Trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp 500ml sữa và hai bữa bột mỗi ngày. Các mẹ nên cho bé ăn xen kẽ với các cữ sữa hàng ngày.
Trẻ nên ăn 2 bữa ăn dặm một ngày xen với sữa. Bữa đầu tiên vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Bữa thứ 2 khoảng 4 – 5 giờ chiều. Từ 8 giờ tối, các mẹ không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài mà chỉ bú sữa mẹ.
4. Cách nấu nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Bột ăn dặm cho bé có thể được chế biến từ bột gạo. Hoặc các loại bột tổng hợp được đóng gói sẵn. Những loại bột đóng gói sẵn thường là bột tổng hợp các nhóm chất cần thiết cho trẻ. Nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ bột tổng hợp sẽ dễ hơn là bột tự làm. Các mẹ có thể mua bột và nấu theo đúng hướng dẫn. Mà không phải mất công chuẩn bị nhiều loại thực phẩm.
Tuy nhiên, theo truyền thống. Nhiều mẹ vẫn thường tự làm bột bằng gạo cho trẻ ăn. Tuy nhiên, các mẹ không nên trộn lẫn thêm đậu xanh, hạt sen hay hạt nếp vào bột của trẻ. Bởi các loại hạt này thường gây đầy bụng, khó tiêu cho bé yêu.
Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng: Mách mẹ 9 món “Siêu Ngon”
- Bánh ăn dặm cho bé 5 tháng thơm ngon, dễ ăn
- 6 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được mẹ bỉm tin dùng
5. Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
- Trẻ 5 tháng tuổi vẫn được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, các mẹ không nên lạm dụng bột ăn dặm. Gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Các mẹ cần tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm. Hay cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kỹ lưỡng. Để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa của con yêu.
- Không nên trộn cả rau và củ trong bột ăn dặm của bé 5 tháng tuổi. Điều này có thể làm khiến món ăn bị biến chất, gây rối loạn đường ruột khiến trẻ.
- Nên chọn phần lá rau xay nhuyễn để nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Việc làm này có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
- Khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới. Các mẹ cần quan sát biểu hiểu xem trẻ có thích không hay có bị dị ứng không.
- Trong giai đoạn này, các mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị. Vì các loại rau củ quả tươi đều có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên cho nhiều muối và gia vị vào món bột của trẻ.
- Trong quá trình đổi chế độ ăn, mẹ cần theo dõi cân nặng bé 5 tháng tuổi để có những điều chỉnh thay đổi phù hợp tránh bé rơi vào tình trạng thừa cân béo phì hay thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra, nếu bé không chịu ăn bột. Mẹ cần tìm hiểu lại cách nấu bột của mình đã phù hợp chưa. Hy vọng những chia sẻ trên của Mamamy. Sẽ giúp quá trình ăn dặm của mẹ và bé thêm dễ dàng hơn.