Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ nghe báo đài, tivi, những mẹ khác “mách nước” các loại bột gạo cho bé ăn dặm như bột gạo nếp trộn gạo tẻ hay bột gạo lứt rất tốt cho con yêu nhưng vẫn còn loay hoay, chưa có kinh nghiệm, sợ làm không đúng cách hoặc mua ngoài hàng lại lo chất lượng không được đảm bảo Bài viết dưới đây chính là dành cho mẹ rồi. Bật mí 2 cách làm bột gạo “dễ như ăn kẹo” mà mẹ nào cũng làm được ngay dưới đây!

Bột gạo cho bé ăn dặm
2 cách làm bột gạo cho bé ăn dặm hết bay chỉ trong 5 phút

1. Cách làm bột gạo nếp trộn gạo tẻ cho bé ăn dặm

1.1. Vì sao lại lựa chọn bột gạo nếp trộn gạo tẻ mẹ nhỉ? 

khi bé bước vào tháng thứ 8, mẹ có thể bổ sung bột gạo nếp trộn gạo tẻ vào khẩu phần ăn dặm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện, khả năng đảo trộn thức ăn cũng tốt hơn. Bột gạo nếp trộn gạo tẻ dễ ăn, có mùi vị thơm dịu, kích thích vị giác, làm bé thích thú khi tiếp xúc với món ăn mới. Cấu trúc bột nhuyễn mịn, dễ tán, mẹ không lo ngại bé bị hóc nghẹn hay đầy hơi, khó tiêu đâu ạ.

Bột gạo nếp trộn gạo tẻ cho bé ăn dặm
Vì sao lại lựa chọn bột gạo nếp trộn gạo tẻ mẹ nhỉ?

Bổ sung gạo nếp, gạo tẻ vào thực đơn ăn dặm sẽ cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cho bé yêu, cụ thể là chất xơ, canxi, kali, magie, protein, vitamin A, B, C, D,… giúp bé cao lớn, khỏe mạnh, cải thiện chức năng trao đổi chất, bảo vệ tim mạch và củng cố hệ miễn dịch.

Bé hào hứng ăn dặm cùng mẹ
Hàm lượng dinh dưỡng của bột gạo nếp trộn bột gạo tẻ cho bé ăn dặm rất cao

1.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu dưới đây trước khi thực hiện mẹ nhé:

  • 1 kg gạo tẻ
  • 300gr gạo nếp
  • 1 muỗng cà phê muối tinh
  • 1 máy xay sinh tố
  • Rây lọc bằng vải
Xay bột gạo cho bé ăn dặm
Gạo là nguyên liệu không thể thiếu để làm món bột gạo cho bé ăn dặm

1.3. Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

Nguyên liệu đã “đâu vào đấy”, xắn tay vào bếp và chế biến ngay thôi nào mẹ ơi. Mẹ lưu ý để làm thành công bột gạo nếp trộn gạo tẻ mẹ ít nhất là 2 ngày. Để tiện công, mẹ nên ngâm gạo hôm trước để hôm sau có thể làm được ngay, cụ thể mẹ xem hướng dẫn bên dưới nhé:

  • Bước 1: Gạo tẻ, gạo nếp mua về mẹ sàng sạch, loại bỏ trấu, sạn, thóc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bột, cuối cùng trộn đều hai loại gạo lại với nhau
  • Bước 2: Mẹ cho 1 muỗng cà phê muối vào chậu nước sạch và trút gạo vào vò khoảng 1-2 phút.
  • Bước 3: Ở bước này, mẹ vớt gạo ra và rửa lại với nước sạch rồi đổ vào nồi nước mới, ngâm qua đêm đến khi hạt gạo nở to.
  • Bước 4: Gạo nở mẹ lại tiếp tục vớt ra rửa với nước sạch, cho vào chậu, đổ nước ngập mặt
  • Bước 5: Mẹ múc khoảng 1 bát con gạo, cho vào máy xay trong khoảng 2-4 phút đến khi thu được hỗn hợp bột nhuyễn mịn. Lặp lại quá trình này đến khi hết lượng bột mẹ nhé.
  • Bước 6: Sau đó, mẹ lọc qua rây và xay lại lần nữa để bột mịn, nhuyễn hơn
Gạo xay nhuyễn
Thành phẩm bột gạo cho bé ăn dặm cần nhuyễn mịn, thơm dịu

1.4. Mẹo nhỏ cho mẹ

Mẹ nên chọn mua những loại gạo nếp, gạo tẻ có mùi thơm tự nhiên, hạt chắc mẩy, còn nguyên phôi trắng, ít ngả vàng, ít vỡ; tránh mua phải gạo có mùi thơm nồng, hạt gạo to bất thường hoặc quá ọp ẹp vì có thể những sản phẩm này không đảm bảo chất lượng hoặc đã bị tẩm thuốc hóa học.

2. Cách làm bột gạo lứt cho bé ăn dặm 

2.1. Vì sao lại lựa chọn bột gạo lứt mẹ nhỉ? 

Điểm khác biệt giữa bột gạo lứt với bột gạo nếp trộn gạo tẻ là mẹ bổ sung được ngay khi con bước vào tháng thứ 6, có nghĩa là khi con chập chững ăn dặm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa non nớt của con đã tiếp nhận được bột gạo lứt mà không gây hiện tượng xung đột dẫn đến tiêu chảy hay trướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, gạo lứt có nguồn gốc hữu cơ, mẹ không phải lo con nổi mẩn ngứa hay những vấn đề liên quan đến dị ứng.

Bột gạo lứt xay nhuyễn
Vì sao lại lựa chọn bột gạo lứt mẹ nhỉ?

Trong gạo lứt có nguồn dinh dưỡng dồi dào các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột, canxi, magie, photpho, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6,…), chất xơ,… Những vitamin, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển hệ cơ, xương, cung cấp năng lượng, hạn chế tình trạng táo bón, giúp bé nhuận tràng, đi tiêu dễ dàng, tác động tốt đến quá trình phát triển trí não và thể chất của bé yêu.

Giá trị của gạo lứt
Ngoài bột gạo cho bé ăn dặm thì giá trị của gạo lứt cũng vô cùng cao

Bột gạo lứt có mùi thơm nhẹ đặc trưng không lẫn vào đâu được, mùi vị thơm ngon khó cưỡng cũng là điểm cộng giúp bé thích mê, mẹ an tâm cho bé măm măm. Cấu trúc bột gạo lứt cũng tương tự bột gạo nếp trộn gạo tẻ, đều nhuyễn mịn, dễ tán mịn, mẹ cho bé ăn cực đơn giản mà không lo bé nôn trớ hay nhè ra.

Hệ tiêu hóa của bé dễ tiêu hóa gạo lứt
Gạo lứt phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé

2.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Để cho ra lò mẻ bột gạo lứt bổ dưỡng, phù hợp với bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 chén gạo lứt
  • 1 cái rổ
  • 1 máy xay sinh tố
  • Rây lọc bằng vải
Gạo lứt
Mẹ chuẩn bị 1 chén gạo lứt bên cạnh bột gạo cho bé ăn dặm

2.3. Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

Nguyên liệu đã sẵn sàng, tươm tất”, giờ chỉ chờ mẹ rửa tay sạch sẽ và vào bếp trổ tài thôi:

  • Bước 1: Gạo lứt mua về mẹ đãi sạch, loại bỏ trấu, sạn, thóc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bột
  • Bước 2: Mẹ ngâm gạo lứt với nước ấm trong 45 phút để gạo nở mềm
  • Bước 3: Bước tiếp theo mẹ vớt gạo lứt ra ngoài để ráo, cho vào chảo rang với lửa vừa để hạt gạo không bị cháy xém
  • Bước 4: Gạo dậy mùi mẹ tắt bếp và đổ ra rổ để nguội, sau đó cho gạo vào máy xay sinh tố quay 3-4 phút
  • Bước 5: Sau đó, mẹ lọc qua rây và xay lại lần nữa để bột mịn, nhuyễn hơn
Bột gạo lứt trắng xay
Gạo lứt có nhiều loại, gạo lứt trắng là một trong số đó

2.4. Mẹo nhỏ cho mẹ

Mẹ chọn mua gạo lứt còn nguyên hạt, không bị vỡ hạt, có mùi thơm đặc trưng của gạo mới, không quá nồng gắt. Mẹ lưu ý tránh mua phải gạo cũ (dậy mùi ẩm mốc) hoặc bị mối mọt đục khoét (hạt gạo vỡ nhiều, kết cấu nát), bởi gạo cũ để lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Lưu ý: Trước khi cho bột gạo vào bình/lọ thủy tinh, đặc biệt với những bình/lọ lâu không dùng, mẹ nên cọ rửa bình/lọ để làm sạch, lấy đi vi khuẩn, bụi bẩn bám đọng trên thành bình/lọ. Mách mẹ tận dụng luôn nước rửa bình sữa và rau quả của bé cưng để vệ sinh nhé! 

Những vết bẩn, ố vàng cứng đầu hoặc những vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy sẽ được đánh bay nhờ chiết xuất từ hỗn hợp chiết xuất từ ngô và rượu dừa cao cấp, được kiểm chứng phù hợp làm sạch thực phẩm, đảm bảo bình/lọ không còn mùi hôi, ẩm mốc khó chịu. Thành phần 3 không: không chứa hóa chất bảo quản Paraben, không chất tạo màu, không hóa chất tạo bọt, cực an toàn cho bé đó mẹ. 

Nước rửa bình sữa rau quả Mamamy cho bé
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy

3. Cách bảo quản bột gạo cho bé ăn dặm đảm bảo chất lượng 

Chế biến bột gạo tưởng khó mà lại đơn giản vô cùng mẹ nhỉ? Chỉ cần vài bước mẹ đã có thể cho ra lọ bột gạo thơm ngon, giàu dinh dưỡng để “phục vụ” cho các cô, cậu bé nhà mình. Bột đã có, giờ mẹ chỉ cần vào bếp và chế biến vô vàn món ăn dặm độc đáo, khiến các bé mê tít và bảo quản bột để bé dùng dần. Cùng Góc của mẹ điểm lại những cách bảo quản bột gạo “chuẩn chỉnh” mẹ nhé.

Bảo quản bột gạo cho bé ăn dặm
Cách bảo quản bột gạo cho bé ăn dặm đảm bảo chất lượng

1 -Thường xuyên kiểm tra chất lượng bột: Mẹ nên làm lượng vừa đủ cho bé ăn, không làm quá nhiều ăn không hết, để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bột, thường xuyên kiểm tra xem bột có ẩm mốc hay không, nếu có mùi lạ, màu sắc khác thường mẹ nên bỏ đi và làm lại bột mới.

2 – Đừng quên phơi nắng bột gạo: Để bảo quản bột gạo được lâu và tốt hơn, mẹ nên đem bột phơi 2 lần nắng, đây là mẹo nhỏ hữu ích không phải ai cũng biết đâu ạ!

3 – Cho bột bột gạo vào lọ thủy tinh/túi zip: Sau khi chế biến, mẹ nên đổ bột vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp. Trong trường hợp nhà đã hết chai lọ mà mẹ chưa sắm kịp thì có thể tận dụng những chiếc túi zip nhỏ xinh, mẹ lấy lượng vừa đủ và khóa kĩ túi là được.

Bảo quản bột gạo đúng cách
Bảo quản đúng cách sẽ “tăng tuổi thọ” của bột gạo

4 – Mẹ bảo quản bột gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát: Bảo quản bột ở nơi khô ráo như trên nóc tủ, trong tủ lạnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí, ánh nắng vì bột dễ bị oxy hóa.

5 – Tận dụng tủ đông nhà mình: Mẹ muốn bảo quản bột lâu hơn, cụ thể là 5 – 6 tháng, mẹ nên cho bột vào tủ cấp đông để dùng dần. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bảo quản bột trong khoảng thời gian tối đa 6 tháng vì để quá lâu bột sẽ mất dần chất dinh dưỡng, không còn ngon miệng nữa đâu mẹ.

Nhắc đến việc chế biến bột gạo cho bé ăn dặm, nhiều mẹ nghĩ sẽ vô cùng khó khăn, cồng kềnh, nào là dùng cối xay bột, nào là lược rây bao nhiêu lần mới có được thành phẩm. Nhưng sau bài viết này, chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản mẹ đã có thể hô biến ra 2 loại bột gạo thơm ngon, hấp dẫn, giúp bé măm măm nhiều hơn. Nếu muốn thêm công thức nào cho bé ăn dặm, mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mẹ nhé!

Bé sơ sinh cần được bổ sung các cữ sữa đêm để không bị đói và hấp thu đủ chất. Thế nhưng, khi lớn hơn mà con cứ duy trì uống sữa đêm sẽ gây ra nhiều tác hại xấu như sâu răng, táo bón, việc thức đêm cho bé bú cũng khiến mẹ mệt mỏi và uể oải. Vì thế, mẹ nên thực hiện cai sữa đêm đúng thời điểm, đúng cách để dứt điểm bú đêm hiệu quả, con không quấy khóc. Sau đây là 4 cách cai sữa đêm cho bé được nhiều mẹ bỉm thực hiện thành công, mẹ tham khảo và áp dụng cho bé yêu nhé!

Cách cai sữa đêm cho bé
4 cách cai sữa đêm cho bé hiệu quả và đơn giản

1. Thời điểm thích hợp để cai sữa đêm cho bé 

Thời điểm thích hợp để mẹ cai sữa đêm cho bé phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: độ tuổi và thể trạng của bé, tùy thuộc vào từng bé sẽ có thời gian cai phù hợp riêng:

1 – Đối với bé ti sữa mẹ

Giai đoạn bé được 12 tháng tuổi trở lên sẽ là thời điểm “vàng” để mẹ cai sữa đêm cho bé. Lúc này, bé đã chuyển sang ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, dạ dày bé tích trữ năng lượng tốt hơn nên con có thể ngủ giấc dài 4 – 6 giờ mà không bị đói.

Quá trình cai sữa đêm sẽ kéo dài từ 7 – 20 ngày, mẹ cần đảm bảo con khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn, con không bị ốm, cảm sốt trong lúc cai sữa nhé. Nếu thể trạng con không tốt, mẹ tránh tiến hành cai sữa đêm vì dễ làm con bị sốc, ốm nặng hơn.

Thời điểm bé nên cai sữa đêm
Bé ti sữa mẹ nên cai sữa đêm khi được 12 tháng tuổi

Ngoài ra, việc cai sữa đêm cho bé còn phụ thuộc vào mẹ nữa. Nếu mẹ hết sữa, mẹ chuẩn bị đi làm trở lại thì có thể cai sữa đêm cho con sớm hơn, vào độ tuổi 10 – 11 tháng. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo cân nặng con đạt chuẩn, thể trạng khỏe mạnh và bổ sung thêm cữ sữa, đồ ăn đầy đủ vào ban ngày, tránh để con bị đó về đêm mẹ nhé.

2 – Đối với bé ti sữa công thức

Bé ti sữa công thức có thời gian cai sữa đêm sớm hơn, khi bé được từ 6 tháng tuổi là mẹ bắt đầu tập cai sữa đêm cho bé được rồi. Sữa công thức có hàm lượng casein cao giúp no lâu, cộng thêm dinh dưỡng từ các món ăn dặm được mẹ tẩm bổ, đảm bảo bé ngủ được giấc dài mà không cần bú đêm. Cũng như bé bú sữa mẹ, mẹ vẫn chú ý xem con có đang khỏe mạnh, thể trạng tốt không, có bị ốm hay không. Nếu con đang mệt mỏi, cảm lạnh, mẹ tránh không cai sữa đêm, đợi con khỏe trở lại rồi mới cai mẹ nhé.

Thời điểm cai sữa đêm khi bé ti sữa công thức
Bé ti sữa công thức từ 6 tháng tuổi là nên cai sữa đêm

Ngoài phụ thuộc vào tháng tuổi, khi thấy con có các dấu hiệu này, mẹ nên cân nhắc tập cai sữa đêm cho con:

  • Bé ăn rất ít vào ban ngày nhưng ti sữa nhiều vào ban đêm
  • Bé không ti nhiều sữa vào ban đêm nhưng vẫn đòi ti, rồi thức dậy để chơi thay vì ngủ lại
  • Bé bắt đầu ăn được thức ăn thô

Những dấu hiệu này cho thấy các cữ ăn của con đang chưa cân đối, con tỉnh giấc giữa đêm là theo thói quen. Mẹ nên tăng thêm lượng thức ăn và cữ sữa vào ban ngày để con no, ngủ giấc dài. Nếu con thức giấc, mẹ trò chuyện, hát ru, vỗ lưng để con chìm vào giấc ngủ chứ không cho bú sữa đêm nữa, dễ làm con bị sâu răng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đó ạ.

Dấu hiệu khi nào mẹ nên cai sữa đêm cho bé
3 dấu hiệu mẹ nên cai cữ bú đêm cho con

2. Mách mẹ 4 cách cai sữa đêm cho bé ti mẹ và ti bình

Mẹ bỉm mới lên chức lần đầu nghe đến việc cai sữa đêm sẽ thấy hơi bỡ ngỡ một chút, sợ bé chưa quen quấy khóc. Mách mẹ 4 cách cai sữa đêm thông dụng, áp dụng được cho cả bé ti mẹ lẫn bé ti bình cực hiệu quá, lưu lại để áp dụng mẹ nha.

2.1. Đảm bảo con ăn đủ no vào ban ngày

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc con bú sữa đêm nhiều là do con bị đói đó mẹ. Khi chiếc bụng của con no căng, con mới thoải mái ngủ được một giấc thật ngon. Vì thế, lúc tiến hành cai sữa đêm, mẹ cần đảm bảo cho con ăn đủ no vào ban ngày. Nếu được bổ sung đủ chất và năng lượng trong ngày, đặc biệt là cữ tối, con sẽ không bị đói và ít tỉnh dậy giữa đêm.

Lưu ý cách cai sữa đêm cho
Đảm bảo con ăn đủ no vào ban ngày để không bị đói giữa đêm mẹ nhé

Mẹ cho bé uống sữa đúng cữ kèm theo việc đa dạng các món ăn vào ban ngày như bột, cháo, sinh tố, súp,… xen kẽ nhiều loại rau và thịt mỗi ngày, tránh cho bé ăn một loại rau hoặc thịt liên tục trong 3 – 4 ngày, con sẽ mau ngán và biếng ăn đó ạ. Mẹ tham khảo 5 biểu đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, bé nào cũng ưng để lên lịch ăn uống cho bé yêu, giúp con khỏe mạnh và cai sữa đêm nhanh hơn mẹ nhé.

1 – Biểu đồ ăn dặm trong ngày cho bé theo phương pháp truyền thống

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp truyền thống

2 – Biểu đồ ăn dặm trong ngày cho bé theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp BLW

3 – Biểu đồ ăn dặm trong ngày cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp kiểu Nhật

4 – Biểu đồ ăn dặm trong ngày cho bé theo phương pháp 3 trong 1

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp 3 trong 1

2.2. Tạo thói quen mới cho con trước khi ngủ

Việc bú sữa đêm đã trở thành thói quen vì con ti sữa đêm từ lúc mới chào đời. Mẹ thay thế thói quen này bằng những thói quen hoặc hành động khác để con không bú đêm nữa nhé. Ví dụ, trước khi con đi ngủ, mẹ kể cho con nghe vài câu chuyện cổ tích hấp dẫn, hoặc tập một bài vận động nhẹ như mẹ đặt bé nằm ngửa, giữ hai chân bé chuyển động tròn từ bụng sang 2 bên và kéo xuống dưới.

Khoảng 5 – 7 ngày, con sẽ quen dần với những câu chuyện cổ tích và bài tập nhẹ. Chỉ cần mẹ kể chuyện hoặc cho bé vận động nhẹ, bé sẽ hiểu đó là dấu hiệu đã đến giờ ngủ và say giấc nồng. Dần dần, bé bỏ được thói quen uống sữa đêm, chuyển sang các thói quen lành mạnh, có ích cho sức khỏe trong giai đoạn đó hơn.

Mẹ tạo thói quen lành mạnh cho bé trước khi ngủ
Mẹ có thể áp dụng cách cai sữa đêm cho bé đó là thay sữa đêm bằng các thói quen lành mạnh cho con

2.3. Dỗ dành khi con tỉnh giấc giữa đêm khóc đòi sữa

Có đôi lúc, vì thiếu vắng sự quan tâm, vỗ về của mẹ nên con bất an, ngủ không sâu giấc, con mới thường hay thức dậy giữa đêm đòi sữa. Tình yêu thương và sự ấm áp đến từ cái ôm, cái vuốt lưng của mẹ khiến con cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và an tâm chìm vào giấc ngủ. Khi con tỉnh giấc và đòi sữa, mẹ vỗ lưng, hát ru cho con nghe để con quên chuyện đòi sữa, mẹ cai sữa đêm hiệu quả, chẳng sợ bé quấy khóc và quấy mẹ mỗi đêm nữa rồi.

Vỗ về bé thường xuyên
Mẹ vỗ về để con an tâm và chìm vào giấc ngủ sâu cũng là một cách cai sữa đêm cho bé rất hiệu quả

2.4. Giãn thời gian giữa các cữ bú đêm

Đến thời điểm thích hợp để cai sữa đêm, lượng thức ăn mẹ nạp vào ban ngày đã đủ để bé no mà không cần thêm cữ bú đêm nữa rồi. Con tỉnh dậy giữa đêm thì thường là do con quen giấc chứ không phải vì đói đâu ạ. Nếu mẹ cứ cho con bú đêm liên tục, con sẽ hình thành thói quen khó bỏ. Do đó, để cai sữa đêm, mẹ giãn thời gian giữa các cữ bú đêm và tiến đến cắt hoàn toàn cữ đêm cho bé nhé.

Ví dụ bình thường mẹ cho con bú đêm 2 cữ lúc 11 giờ đêm và 3 giờ sáng thì mẹ giãn thời gian ra thành 11 giờ đêm và 4 giờ sáng ở những đêm đầu, sau đó là 10 giờ đêm và 5 giờ sáng. Mẹ cứ tăng thời gian giữa các cữ bú như thế, con sẽ tập làm quen và thích ứng dần, cuối cùng mẹ có thể bỏ hẳn sữa đêm mà không sợ bé quấy khóc.

Bé ti sửa bình
Mẹ giãn dần thời gian giữa các cữ sữa đêm để tập cai cho bé

3. Bí quyết cai sữa đêm cho bé ti mẹ siêu đơn giản

Ngoài các cách cai sữa đêm cho bé phổ biến ở trên, mẹ áp dụng ngay bí quyết cai sữa đêm dành riêng cho bé ti mẹ siêu đơn giản sau đây để cai dứt điểm, tránh các tác hại xấu do bú đêm nhiều gây ra mẹ nhé.

3.1. Giảm thời gian cho bé ti mẹ

Nhiều mẹ bỉm cho con ti sữa mẹ cho rằng việc giảm thời gian cho bé ti mỗi đêm rất hiệu quả trong hành trình cai sữa đêm cho bé. Ví dụ, mỗi lần ti mẹ bé thường bú trong 10 phút thì ở hai đêm đầu tiên của thời kỳ cai sữa, mẹ cho con ti 8 phút rồi ngưng, không cho con ti nữa nhé. Hai đêm tiếp theo mẹ tiếp tục giảm thời gian xuống còn 6 phút, sau đó là 4 phút, 2 phút và cuối cùng là dừng hẳn, không cho con ti đêm nữa.

Lưu ý khi cho bé cai ti sữa mẹ
Cai sữa đêm cho bé ti mẹ không hề khó như mẹ nghĩ

Do thời gian giảm xuống ít dần, không giảm đột ngột nên con chưa kịp nhận ra sự khác biệt, con không quấy khóc đâu mẹ ạ. Mẹ thực hiện giảm dần dần cũng tạo điều kiện cho con làm quen và thích ứng, con dễ chấp nhận và ngưng sữa đêm nhẹ nhàng. Nhờ thế mà mẹ đỡ mất công và có những giấc ngủ thật ngon mỗi đêm cùng bé yêu.

3.2. Đặt bé nằm cách xa mẹ khi ngủ

Nếu bé quấn mẹ đòi sữa, mẹ tập cho bé nằm cách xa mẹ khi ngủ, không nhìn thấy mẹ và núm vú, không ngửi thấy mùi sữa bé sẽ quên và ít đòi ti sữa hơn. Mẹ nhờ bố bế con lúc thức giấc hoặc đặt con nằm trên nôi, cách mẹ tầm 1 – 2m mẹ nhé. Bằng cách cai sữa đêm cho bé này, mẹ cũng tập cho con thói quen tự đi ngủ, ít bám mẹ, sau này mẹ đi làm trở lại cũng đỡ cực hơn đó ạ.

Mẹ lưu ý khi cho bé cai sữa đêm
Nằm cách mẹ khi ngủ giúp con cai sữa đêm nhanh và hiệu quả

3.3. Cho bé xuống ở nhà ông bà

Nếu nhà ông bà ở gần, đi lại thuận tiện, bé cũng rất thân và thích chơi với ông bà thì mẹ để bé qua nhà ông bà vài hôm (2 – 3 ngày). Ban ngày mẹ vẫn qua để cho bú cữ sữa sáng nhằm đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, con bụ bẫm và khỏe mạnh. Đến gần tối, đợi con chuẩn bị đi ngủ thì mẹ về, bé ở lại chơi với ông bà thỏa thích rồi chìm vào giấc ngủ.

Vì không thấy mẹ ở đó nên đôi lúc tỉnh dậy giữa đêm bé sẽ “oe oe” khóc đòi mẹ, nhưng có ông bà ở bên cạnh vỗ về, kể chuyện con sẽ quên và ngủ ngoan. Sau khi ở nhà ông bà vài hôm, bé không đòi bú đêm nữa, mẹ đón bé về, chăm sóc con bằng các bữa ăn ngon lành vào ban ngày và dứt điểm cữ sữa đêm luôn nhé. Biết là cả mẹ cả con cùng vất vả, nhưng mẹ làm thế cũng chỉ vì tốt cho con chứ không hề muốn con xa mẹ. Hai mẹ con cùng cố gắng mẹ nhé!

Bé ngủ cùng ông bà khi cai sữa đêm
Mẹ thử cho bé qua với ông bà để cai sữa đêm nhẹ nhàng, con không quấy khóc nhé

3.4. Mẹ dán miếng dán silicon vào đầu ti

Thay vì cách cai sữa đêm cho bé bằng bôi các loại thuốc xanh đỏ không rõ nguồn gốc lên ti rồi cho con bú, mẹ sử dụng miếng dán đầu ti để hạn chế tình trạng dị ứng và tránh tác hại xấu đến hệ tiêu hóa của con yêu nhé. Mẹ mua miếng dán về, dán lên đầu ti rồi bảo với con là thiên thần đã mang ti đi rồi, bé nhìn mãi không thấy ti đâu nên tưởng thật. Mấy lần sau con đòi vạch lên xem, không thấy thì lại thôi, bé không đòi ti đêm nữa.

Bé thường quấn lấy mẹ để ti sữa rồi mới đi ngủ nên vào buổi tối, mẹ dán đầu ti khoảng 25 – 30 phút, đợi bé ngủ thì tháo ra mẹ nhé. Sau khi bỏ miếng dán ra, mẹ dùng khăn ướt với thành phần kháng khuẩn cao cấp để vệ sinh vùng ngực thật sạch, không lo bị mẩn đỏ hay để lại mùi gì hết, đảm bảo sáng hôm sau bé ti vẫn an toàn.

Bên cạnh đó, mẹ chọn miếng dán chất liệu an toàn, không chứa phụ gia, không keo dính, kích cỡ vừa với ti mẹ như miếng dán RH Radiant, Nipple chất lượng vượt trội, cả con cả mẹ đều thoải mái mẹ nhé.

Mẹ quan tam và chơi cùng bé
Mẹ chọn miếng dán an toàn, chất lượng cao và thoải mái nhất để sử dụng

3.5. Dán băng dính đen lên đầu ti

Nếu áp dụng tất cả các phương pháp trên mà bé vẫn bám mẹ đòi ti, mẹ lấy băng dính màu đen, dán kín đầu ti và cho con xem, khéo léo giải thích cho con rằng ti đi vắng rồi, không cho con bú đêm được nữa. Mẹ dán liên tục 2 – 3 đêm, mỗi lần con đòi ti là mẹ lại vạch cho con xem và đọc câu thần chú ti “vắng nhà” rồi, không còn ở đây nữa.

Mới đầu bé sẽ chưa tin lắm nhưng qua vài đêm, không thấy ti đâu thật nên con sẽ nhận thức được rằng, à, buổi sáng ti mẹ mới về nên buổi tối mình sẽ không được ti nữa, dần dần con sẽ tự cai bú đêm. Mẹ lưu ý chỉ dán ti trước khi con ngủ khoảng nửa tiếng, đợi cho con say giấc là tháo ra ngay nhé. Sau khi tháo băng dính, mẹ dùng khăn ướt chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng lau vòng quanh vùng ti 2 – 3 lần. Như vậy sẽ đảm bảo ti sạch, không lo ảnh hưởng đến sức khỏe con, mẹ cũng không sợ bị nổi mẩn khó chịu hay ti có mùi đâu ạ.

Mẹo giúp mẹ cai sữa đêm cho bé dễ dàng
Ti “đi vắng rồi”, con không được bú đêm nữa nhé

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi tiến hành cai sữa đêm cho bé cưng, mẹ ưu tiên áp dụng hai phương pháp đầu tiên là giảm thời gian cho bé ti mẹ và đặt bé nằm cách xa mẹ khi ngủ. Nếu không hiệu quả và con vẫn cứ quấy khóc đòi ti đêm, mẹ mới cân nhắc dùng 3 biện pháp sau. Đồng thời, mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng, tránh việc chưa hiểu rõ, làm sai và lạm dụng gây ra ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé, mẹ nhé.

4. Mẹo cai sữa đêm nhanh chóng cho bé ti bình

Bé ti bình sẽ có sự khác biệt về thời gian và phương pháp cai sữa đêm so với bé ti mẹ vì sữa công thức tiêu hóa chậm, bé lâu đói và ngủ được giấc dài hơn. Ngoài ra, do bé ti bình nên phần lớn việc cai sữa sẽ phụ thuộc vào bé, ít ảnh hưởng đến mẹ. Khi bé được từ 6 tháng tuổi, giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu tập cai bú đêm cho bé. Dưới đây là 6 mẹo cai sữa đêm nhanh chóng dành riêng cho bé ti bình, mẹ tham khảo nhé.

1- Mẹ giảm dần lượng sữa bé bú mỗi đêm

Vài ngày đầu trong giai đoạn cai sữa, mỗi đêm mẹ giảm khoảng 10 – 20ml sữa và vẫn cho bé bú như bình thường. Mẹ cứ giảm từ từ lượng sữa để con làm quen, sau đó dừng hẳn, không cho con bú đêm nữa và tăng cường dinh dưỡng vào buổi sáng để đảm bảo con no căng, ngủ sâu mẹ nhé.

Mẹ lưu ý khi cho bé cai ti sữa bình ban đêm
Cai sữa đêm cho bé ti bình thật ra rất đơn giản mẹ ơi

2- Mẹ pha loãng sữa với nước

Khi muốn cai sữa đêm, mẹ pha loãng sữa với nước, chẳng hạn bình thường 60ml nước mẹ pha 1 muỗng sữa thì giảm còn ½ muỗng sữa, rồi ⅓, ¼ muỗng thôi. Mới đầu con chưa cảm nhận được gì nhưng sau đó bé sẽ thấy sữa nhạt hẳn, vị không ngon như ban đầu nên tự động bỏ, không thèm bú sữa đêm nữa.

3- Mẹ cho con ngậm núm ti giả

Hầu như bé ti sữa công thức bước qua tháng thứ 6 là sẽ bú đêm không nhiều nữa, nhưng con vẫn cứ đòi bú, nhiều khả năng là do con quen ngậm núm ti bình sữa mỗi đêm rồi đó mẹ. Mẹ thay bình bú bằng núm ti giả, lúc nào bé đòi là mẹ đút núm giả vào cho bé, ngậm đã đời là con tự nhả ra, ngủ trở lại, thế là mẹ cai sữa đêm cho con thành công rồi đó ạ.

Gợi ý mẹ sử dụng núm ti giả UPIS, Dr Brown’s, NUK làm từ chất liệu silicone mềm mại không mùi, cực an toàn với bé sơ sinh.

Sử dụng núm ti giả cai sữa đêm cho bé
Con mà đòi bú đêm mẹ đưa núm giả vào cho bé ngậm nhé

4- Đặt bình sữa ở chỗ bé không thấy được 

Đôi khi con tỉnh giấc giữa đêm là do quen thôi, chứ con không hề đói. Thế nhưng nhìn thấy bình bú ở gần là con sẽ đòi bú ngay, mẹ không cho thì con khóc, quậy phá. Do đó, trước khi đi ngủ, mẹ đặt bình sữa ở kệ đầu giường, trong tủ kín khuất mắt con, không nhìn thấy bé sẽ quên đi và không đòi sữa đêm nữa.

5- Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé

Bé sơ sinh chưa nói được nhưng con có thể hiểu những gì mẹ truyền đạt. Trước khi con ngủ, mẹ ngồi bên cạnh, nhẹ nhàng nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé, uống sữa đêm sâu răng tấn công, “thần răng” sẽ buồn lắm đấy, con không muốn thần răng buồn đâu đúng không. Nghe mẹ nói, con sẽ ý thức được là mình không được đòi sữa đêm nữa, mình cần phải lớn hơn và tự chủ động bỏ sữa đêm, không đợi ai phải nhắc nhở.

Mẹ tâm sự cùng bé
Trò chuyện, tâm sự cùng con mang đến hiệu quả bất ngờ

6- Thay bình bú bằng một món quà

Mẹ cùng con bỏ bình bú đêm vào hộp quà, nói với con là để bình bú lại, ông già Noel và thiên thần sẽ ban phép màu và đền đáp cho con một phần quà bất ngờ. Sau đó, khi con ngủ thì bố và mẹ đặt món quà con yêu thích vào hộp, cất bình sữa đi. Lúc ngủ dậy con nhìn thấy món đồ mình thích, sẽ nhận thức được là bình bú không còn nữa và không đòi sữa mỗi đêm.

Mẹo nhỏ: Ngoài các phương pháp trên, mẹ cân nhắc cho bé ăn trong mơ ở những đêm đầu tiên, rồi giảm tần suất từ từ, cuối cùng là bỏ hẳn để cai sữa đêm cho bé. Nhưng mẹ lưu ý cần thực hiện đúng và chọn loại bình bú có ống chống sặc, chống đầy hơi để hạn chế bé bị nôn trớ khi ăn trong mơ mẹ nhé. 

Tăng món quà ý nghĩa cho bé
Những món quà làm con vui thích và dễ chấp nhận việc cai sữa đêm hơn

Mẹ tham khảo bài Cách cai sữa đêm cho bé bú bình để hiểu rõ hơn về các phương pháp này, áp dụng cho đúng cách để cai sữa nhanh chóng và hiệu quả, tránh làm sai ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu nhé.

5. 6 sai lầm mẹ thường mắc phải khi cai sữa đêm cho bé

Cai sữa đêm cho bé là một hành trình, cần có thời gian để con làm quen. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm vì muốn cai sữa đêm nhanh chóng mà thực hiện vội vàng, làm bé bị ngợp và nảy sinh tâm lý chống đối. Mẹ tham khảo 6 sai lầm sau đây để tránh mắc lỗi, làm sai ảnh hưởng đến con yêu, mẹ nhé.

Sai lầm mẹ cần tránh khi cho bé cai sữa đêm
6 sai lầm thường gặp khi cai sữa đêm cho bé

1- Cai sữa đêm khi bé đang ốm

Khi bé đang ốm, bé dễ mệt mỏi, uể oải và cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để mau khỏe trở lại. Nếu bé đang trong giai đoạn ốm yếu này mà mẹ thực hiện cai sữa, con dễ bị thiếu hụt chất và ốm lâu hơn đó ạ. Tâm lý bé cũng rất nhạy cảm khi ốm nên mẹ cai sữa đêm dễ làm bé nhầm tưởng rằng mẹ không thương bé nên mới cắt sữa đêm, con buồn và khó khỏi bệnh. Chỉ cai sữa đêm khi con thực sự sẵn sàng, khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị cảm lạnh, sốt, ho khan mẹ nhé.

2- Dừng sữa đêm đột ngột

Nhiều mẹ bỉm dừng cho con bú đêm đột ngột, cắt hẳn sữa làm bé bị sốc, biếng ăn, con rơi vào trạng thái hụt hẫng, sợ hãi và buồn bã. Cai sữa đêm cũng cần có thời gian để con tiếp nhận, nên dù có gấp thế nào thì mẹ vẫn cai từ từ, không dừng sữa đêm bất chợt làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của con.

Không nên cai sữa đêm đột ngột
Không dừng sữa đêm đột ngột kẻo con bị sốc mẹ nhé

3- Lớn tiếng, la mắng để con cai sữa đêm

Một số bé dễ tính, mẹ chỉ mất 7 – 10 ngày là đã có thể cai sữa đêm cho bé, nhưng cũng có không ít bé cần có thời gian làm quen lâu hơn, 2 – 3 tuần mà bé vẫn chưa ngưng bú đêm được. Điều này là bình thường, tùy thuộc vào cơ địa và cá tính của bé mà thời gian cai có thể dài hoặc ngắn, nên mẹ đừng lớn tiếng, la mắng khi con cai sữa đêm chậm hơn các bạn khác. Con và mẹ đã rất cố gắng rồi, mẹ cứ duy trì thực hiện các cách cai sữa cho đúng và chờ đợi con thích nghi, mẹ nhé.

4- Bôi thuốc không rõ nguồn gốc lên đầu ti rồi cho con bú

Mẹ tuyệt đối không tìm cách cai sữa đêm cho bé bằng sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc lên ti rồi cho con bú vì việc này gây ra nhiều tác hại cho cả mẹ và bé đó ạ. Mẹ không biết thuốc có thành phần gì, lỡ có chất gây dị ứng sẽ làm đầu ti của mẹ nổi mẩn, đau rát, mẹ không cho bé ti được nữa. Bé ngậm ti bú cũng đồng thời nuốt vào các chất không rõ nguồn gốc đó, dạ dày và đường tiêu hóa của con sẽ bị ảnh hưởng và nguy cơ mang mầm bệnh cho bé nữa.

Lưu ý cần tránh để bé cai sữa đêm thành công
Mẹ tuyệt đối không bôi các loại thuốc lạ, không có nguồn gốc lên đầu ti rồi cho con bú

5- Mẹ mở quá nhiều đèn sáng vào buổi tối

Reena Mehra, MD – chuyên gia về rối loạn giấc ngủ cho biết việc tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng vào ban đêm sẽ khiến bé ngủ không ngon. Bé tỉnh dậy thường xuyên, dễ quấy khóc vì khó chịu và muốn uống sữa đêm để ngủ ngon hơn. Vì thế mẹ tránh mở nhiều đèn sáng vào buổi tối, chỉ sử dụng duy nhất ánh đèn vàng dịu nhẹ của đèn ngủ để con dễ ngủ, hạn chế thức giấc, đòi bú đêm mẹ nhé.

6- Mẹ không theo sát các chỉ số về cân nặng, chiều cao của con

Mặc dù thể trạng của từng bé không giống nhau nhưng theo từng giai đoạn phát triển, các chỉ số về chiều cao và cân nặng của con cũng được WHO đặt ra để mẹ dễ dàng theo sát chỉ số sức khỏe, tình hình phát triển của con, tránh tình trạng bổ sung thiếu hoặc thừa chất, con thấp còi hoặc tăng cân mất kiểm soát.

Kiểm tra cân nặng và chiều cao cho bé
Mẹ lưu ý theo dõi các chỉ số về cân nặng và chiều cao của con khi cai sữa đêm

Trước khi thực hiện các giải pháp cai sữa đêm, mẹ cần đảm bảo con đang có thể trạng đạt chuẩn, nếu con quá gầy ốm, chỉ số cân nặng, chiều cao không tốt, mẹ tạm thời chưa cai sữa vì dễ khiến con bị sốc, khó cải thiện thể chất cho con khi trưởng thành. Trong lúc cai sữa đêm, mẹ cũng liên tục theo dõi các chỉ số này để phát hiện sớm các dấu hiệu không tốt ở bé, điều chỉnh lịch trình cai sữa phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Vậy là mẹ đã biết cách cai sữa đêm cho bé hiệu quả và nhanh chóng rồi. Mẹ nhớ thực hiện đúng và tránh mắc 6 sai lầm thường gặp ở trên để con không quấy khóc khi cai bú đêm nhé. Để lại bình luận ngay bên dưới để chia sẻ hành trình cai sữa cho Góc của mẹ và các mẹ bỉm khác nhé. Chúc mẹ cai sữa đêm cho bé thành công!

Khi bé bước sang tháng thứ 5, mẹ muốn tập cho con ăn trái cây để bổ sung đa dạng các loại chất dinh dưỡng nhưng lại lúng túng không biết loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi nào là tốt nhất? Bé đã đủ điều kiện ăn dặm chưa và thời điểm ăn thích hợp như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mẹ tham khảo nhé!

Trái cây cho trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi
5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

1. Bé 5 tháng tuổi có nên cho ăn dặm trái cây không?

Ngay khi bé tròn 5 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm với trái cây bằng phương pháp nghiền nhuyễn để bé vừa làm quen với thức ăn đặc, vừa được bổ sung các loại Vitamin, chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

1 – Mẹ quan sát những dấu hiệu bé 5 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn dặm trái cây:

  • Bé ngồi khá vững trên ghế ăn dặm: Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã đủ cứng cáp để làm quen được với các món ăn đặc hơn sữa mẹ.
  • Bé kiểm soát đầu và cổ tốt: Khi kiểm soát được đầu và cổ tốt, bé mới có thể nhai nuốt được nhịp nhàng và quay mặt đi khi muốn từ chối ăn một món nào đó.
  • Miệng hay chóp chép, nuốt nước bọt khi thấy thức ăn: Nếu bé có biểu hiện này, mẹ có thể cho bé đ ăn thử trái cây nhé, bé đang hào hứng muốn ăn lắm rồi đó ạ.
Bé ăn dặm trái cây
Bé ngồi vững trên ghế ăn dặm, kiểm soát đầu và cổ tốt

2 – Trái cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé mà mẹ không nên bỏ lỡ:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Do nhiều loại trái cây có chứa vitamin C – thành phần quan trọng giúp khởi động hệ thống miễn dịch, cho con có sức đề kháng khỏe mạnh, chống lại được nhiều tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ phát triển não bộ: Một số hoa quả giàu kẽm và kali như bơ, chuối,… giúp bé hoàn thiện trí não ngay từ giai đoạn đầu đời.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Bởi đa số các loại trái cây đều giàu chất xơ nên rất thân thiện với đường ruột của bé, giúp bé tiêu hoá tốt các thực phẩm khác và ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
  • Tăng cường thị lực, giúp mắt sáng: Hàm lượng cao Vitamin A trong táo, đu đủ,… sẽ giúp bé có đôi mắt tinh anh, hạn chế tối đa được các tật thị giác đó mẹ ạ.
Lợi ích khi bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái
Trái cây giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phát triển não bộ

Như vậy, mẹ nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây nhưng cần chú ý chọn loại trái cây phù hợp mẹ nhé!

2. 5 yếu tố khi lựa chọn trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

hệ tiêu hoá của bé 5 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non yếu nên mẹ cần lưu ý 5 yếu tố khi chọn lựa trái cây cho con để tránh những tác động không tốt đến đường ruột của bé:

1 – Lựa chọn trái cây chín, mềm: Trái cây chín mềm như chuối, bơ,… giúp bé dễ nuốt và tiêu hoá hơn do trước đó bé chỉ bú sữa mẹ, đường ruột của bé chưa được làm quen với các món ăn đặc. Nếu trái cây cứng hoặc khó nghiền nát bằng lưỡi như ổi, mít,… sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy đó ạ!

Lựa chọn trái cây chín mềm cho trẻ ăn dặm
Nên chọn các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi chín mềm giúp bé dễ dàng nhai nuốt và tiêu hoá

2 – Lựa chọn trái cây có hương vị ngọt như bơ, chuối,…: Do niêm mạc dạ dày của bé mỏng hơn người lớn nên khi ăn các trái cây có vị chua chứa nhiều acid dễ gây bào mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm dạ dày. Ngoài ra, đa số các bé đều hào hứng với trái cây có vị ngọt hơn là vị chua rất nhiều.

3 – Lựa chọn trái cây dễ tiêu hóa: Với các loại trái cây có chứa nhiều fructose như dưa hấu, mận,… khi tiêu hoá sinh ra nhiều khí trong đường ruột làm bé bị đầy hơi, ì ạch. Vì thế, mẹ nên lựa các loại quả thân thiện với hệ tiêu hoá còn non yếu của bé như đủ đủ, táo,.. .

4 – Lựa chọn trái cây có tính mát: Những trái cây mang tính nóng dễ gây tình trạng bé bị nóng trong người, lên rôm sảy, mụn nhọt làm bé khó chịu quấy khóc. Vì vậy, mẹ chỉ chọn những trái cây có tính mát như bơ, đu đủ,… đặc biệt trong mùa hè để giải nhiệt cơ thể, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm trái cây từ sớm
Các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi giúp thanh nhiệt giải độc, bé hết rôm sảy

5 – Chọn trái cây “sạch”, có nguồn gốc rõ ràng: Trái cây không có nguồn gốc rõ ràng có thể chứa nhiều thuốc bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khi bé ăn phải gây rối loạn tiêu hoá, thậm chí là ngộ độc rất nguy hiểm. Mẹ chú ý chọn trái cây nhà trồng hoặc mua tại những địa chỉ uy tín như: Cửa hàng trái cây tươi Klever Fruits, Cửa hàng trái cây nhập khẩu DP Fruits,… để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bé.

3. Mách mẹ 5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

3.1. Quả chuối – giàu chất xơ, bé tiêu hóa tốt

Chuối là một loại quả lành tính vô cùng quen thuộc với mọi gia đình mẹ nhỉ! Với hương thơm ngậy béo, màu vàng xuộm bắt mắt, vị ngọt mềm dễ nhai nên các bé 5 tháng tuổi hào hứng măm măm lắm đó ạ.

Chuối đảm bảo hệ tiêu hoá của bé hoạt động hợp lý, ngăn ngừa được tình trạng táo bón hiệu quả bởi nó chứa tới 2.6 gam chất xơ/100 gam chuối. Chưa dừng lại ở đó, trong chuối còn cực giàu các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não cho bé như: kali, sắt, canxi, Vitamin C, D, B6, B12,…

Chuối tốt cho trẻ ăn dặm
Chuối rất giàu chất xơ giúp bé tiêu hoá tốt

Gợi ý cho mẹ các món ăn ngon cho bé chế biến từ chuối: Chuối nghiền nhuyễn, chuối xay, chuối cắt lát mỏng,… Tham khảo ngay 12 cách chế biến chuối bổ dưỡng nhất cho bé ăn dặm mê mẩn để đa dạng thực đơn hàng ngày cho con mẹ nhé!  

3.2. Quả bơ – giàu acid folic giúp bé thông minh

Khi có con trong độ tuổi ăn dặm chắc chắn mẹ bỉm không còn xa lạ gì với quả bơ – một loại trái cây lý tưởng vừa ngon lành dễ ăn vừa đem lại nhiều công dụng tuyệt đỉnh. Bơ không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn cung cấp hàm lượng cao Acid folic (90mcg/100 gam bơ) và Omega – 3 giúp hỗ trợ bé yêu phát triển trí não thông minh nhanh nhạy ngay từ những tháng năm đầu đời.

Một số món ăn thơm ngon từ bơ cho bé 5 tháng tuổi: Bơ nghiền nhuyễn, hỗn hợp bơ chuối xay, bơ cắt lát,…

Lợi ích của trái bơ với trẻ ăn dặm
Quả bơ là trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi khuyến dùng vì giàu acid folic và omega 3 giúp bé phát triển trí thông minh

Để làm ra món bơ ngon tuyệt cho bé thì không thể thiếu những công thức “chuẩn đầu bếp” rồi mẹ nhỉ? Tham khảo ngay bài viết: Bơ cho bé ăn dặm được chế biến và bảo quản thế nào? để việc vào bếp dễ dàng hơn bao giờ hết mẹ nhé!

3.3. Quả đu đủ chín – giàu vitamin A, bé sáng mắt

Hiện nay, bé được tiếp xúc sớm với ánh sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính bảng,… dẫn đến tỉ lệ các bé mắc các tật về mắt tăng cao. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung trái cây giàu Vitamin A như đu đủ vào chế độ dinh dưỡng của bé từ sớm để tăng cường thị lực, giúp bé mắt sáng tinh anh. Quả có màu cam đỏ sặc sỡ, phần thịt quả mềm mọng nước, vị ngọt thanh phù hợp với các bé 5 tháng tuổi dễ dàng nhai nuốt. Ngoài ra, đu đủ chứa rất nhiều chất xơ giúp bé êm bụng, ngừa táo bón, hấp thu tốt các dưỡng chất từ thực phẩm khác.

Mẹ nên cho bé tháng ăn dặm đu đủ
Quả đu đủ là loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi giàu Vitamin A giúp bé mắt sáng tinh anh

Các món ngon từ đu đủ cho bé yêu măm măm: Đu đủ cắt miếng nhỏ, đu đủ nghiền, đu đủ và chuối xay nhuyễn,…

3.4. Quả táo – giàu vitamin C, bé đề kháng tốt

Táo là một loại trái cây được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng lựa chọn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, giòn ngọt đặc trưng khiến các bé thích mê, mà nó còn mang lại cực kỳ nhiều lợi ích tuyệt vời.

Trong 100 gam táo chứa tới 4.6 mg Vitamin C giúp khởi động hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng,,, từ đó hạn chế được tối đa các nguy cơ bé bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Ngoài ra, trong táo còn có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa được các nhà khoa học chỉ ra giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh mãn tính.

Lợi ích của trái táo với trẻ ăn dặm
Táo rất giàu Vitamin C giúp bé có sức đề kháng khoẻ mạnh

Một số gợi ý cho mẹ cách chế biến món ăn từ táo: táo hấp nghiền, táo xay nhuyễn, hỗn hợp táo và lê xay nhuyễn,…

3.5. Quả lê – có tính mát, bé hết rôm sảy

Trái cây mọng nước như quả lê chắc chắn sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” của mẹ khi phải “đối phó” các bé lười uống nước đây ạ! Không chỉ vậy, quả lê còn bổ sung nhiều chất xơ, các loại Vitamin C, D, B6, B12 và khoáng chất thiết yếu giúp thanh nhiệt, giải độc, bé hết rôm sảy và giảm được nguy cơ mắc các bệnh về gan và tim mạch.

Các món ngon từ lê cho bé 5 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo: lê hấp nghiền nhuyễn, lê xay cùng táo, hỗn hợp chuối và lê xay, nước ép lê hoà loãng 1/10,…

Lợi ích của trái lê với trẻ ăn dặm
Quả lê có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, bé hết rôm sảy

Tham khảo ngay 4 cách chế biến lê hấp cho bé ăn dặm đảm bảo sức khỏe để bé luôn thích mê với món lê hấp của mẹ nào mẹ ơi! 

4. Lưu ý khi chế biến trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

Khi bổ sung trái cây cho bé, mẹ cần lưu ý khi chế biến để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con nhé!

4.1. Lưu ý khi làm trái cây nghiền cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

Với các món trái cây nghiền, mẹ lưu lại nguyên tắc chế biến cho bé dưới đây nhé::

  • Với trái cây cứng: Các loại quả như lê, táo thường khá cứng khi chế biến, mẹ nên hấp cách thủy khoảng 5 phút để quả mềm giúp xay nghiền dễ dàng hơn.
  • Với trái cây mềm: Với bơ, chuối, đu đủ đã có độ mềm sẵn, mẹ chỉ cần cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó nghiền bằng thìa hoặc máy xay sinh tố rồi cho bé ăn.

Mẹo nhỏ: Để bé dễ làm quen với món trái cây nghiền, thời gian đầu, mẹ xay trái cây cùng với sữa công thức để món ăn loãng, bé vừa dễ nuốt, vừa không bị lạ vị do có mùi sữa quen thuộc. Sau đó, khi bé đã quen dần, mẹ giảm lượng sữa để món ăn đặc hơn, bé được bổ sung nhiều trái cây hơn.

Lưu ý khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm
Khi bé mới tập ăn trái cây, mẹ nên nghiền loãng để bé dễ làm quen

Nếu mẹ muốn tìm hiểu kỹ hơn về các cách chế biến trái cây đặc biệt thơm ngon cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng

4.2. Lưu ý khi làm nước ép trái cây cho bé 5 tháng tuổi

Mẹ lưu ý không nên cho bé 5 tháng tuổi uống nước ép trái cây nguyên chất, bởi:

  • Dễ làm bé sâu răng: Khi so sánh cùng một lượng, nước ép nguyên chất chứa hàm lượng đường tự nhiên cao hơn trái cây nghiền, từ đó dễ gây sâu răng cho bé.
  • Gây táo bón: Nước ép trái cây không có nhiều chất xơ bằng trái cây nghiền nên khi tiêu hoá rất dễ gây táo bón cho bé.
  • Bé uống nhiều gây đầy bụng, lười bú mẹ: Nước ép có vị ngọt hấp dẫn nên nhiều bé rất thích uống dẫn đến no bụng, bé lười bú mẹ hoặc không chịu uống sữa công thức. Trong khi đó, bé 5 tháng tuổi, sữa mẹ/sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, quan trọng nhất cho sự phát triển của bé.

Nếu muốn bổ sung nước ép trái cây cho bé, mẹ nên pha loãng nước ép theo tỷ lệ 1/10 (1 phần nước ép nguyên chất và 10 phần nước sôi để nguội). Để bé làm quen hương vị, mẹ nên cho bé uống lần đầu tiên 1 – 2 thìa rồi tăng dần và nên chia đều 4 – 5 lần uống để bé dễ tiêu hoá, tránh gây đầy bụng mẹ nhé!

Bé 5 tháng tuổi không nên uống nước ép trái cây nguyên chất
Mẹ không nên cho bé 5 tháng tuổi uống nước ép trái cây nguyên chất

5. 3 lưu ý quan trọng khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây

Nắm chắc 3 lưu ý quan trọng sau khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con, mẹ nhé:

1 – Rửa sạch trái cây trước khi chế biến bằng nước rửa chuyên dụng: Để đảm bảo trái cây được sạch sẽ trước khi chế biến món ăn cho bé, mẹ nên ưu tiên sử dụng nước rửa rau quả chuyên dụng bởi nước trắng thông thường không thể sạch bẩn, sạch vi khuẩn, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột của con.

Mẹo cho mẹ: Bé vẫn đang sử dụng bình sữa để tu ti, cần sử dụng nước rửa chuyên dụng. Thay vì mua 2 loại nước rửa cho bình sữa và rau củ, mẹ có thể mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng cho bé để tiện hơn, vừa vệ sinh sạch sẽ bình sữa, vừa làm sạch và tiệt khuẩn rau củ rau củ nhờ thành phần Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật mà không để lại mùi khó chịu, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của con.

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy
Sử dụng nước rửa bình sữa và rau củ để vệ sinh trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

2 – Không nên cho bé ăn dặm trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, việt quất,… Bản chất của Vitamin C là acid ascorbic, bé 5 tháng tuổi hệ tiêu hoá còn non yếu khi ăn vào dễ gây đau bụng, dị ứng, phát ban,…

3 – Theo dõi phản ứng của bé sau ăn: Thời gian đầu, với mỗi loại quả, mẹ nên cho bé ăn lượng nhỏ trước (khoảng 1 – 3 thìa trái cây nghiền) và quan sát xem bé có các dấu hiệu: tiêu chảy, táo bón hay dị ứng không. Nếu bé không có các biểu hiện này, mẹ yên tâm tiếp tục cho bé ăn bình thường.

Trẻ 5 tháng tuổi hạn chế ăn dặm
Mẹ không nên cho bé ăn dặm trái cây chứa nhiều Vitamin C

6. Giải đáp những thắc mắc thường gặp về trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

6.1. Nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây vào thời gian nào? 

Ngoài bổ sung đúng cách, việc cho bé 5 tháng ăn dặm trái cây đúng thời điểm cũng có nhiều lợi ích đó ạ!

  • Sau bữa chính 30 – 45 phút: Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả sau bữa chính khoảng 30 – 45 phút vừa để tráng miệng, vừa để bổ sung dưỡng chất cho bé.
  • Bữa phụ cách bữa chính 2 -3 tiếng: Mẹ cũng có thể tách trái cây thành một bữa phụ, cho bé ăn cách bữa chính khoảng  2 – 3 tiếng để bé được tiêu hoá và hấp thu tốt nhất.
Thời gian nên ăn dặm trái cây trong ngày với bé 5 tháng tuổi
Chú ý đến thời điểm cho bé 5 tháng ăn trái cây mẹ nhé

6.2. Có nên kết hợp nhiều trái cây cho bé ăn dặm cùng lúc?

Mẹ nên kết hợp nhiều trái cây cho bé ăn dặm để đem lại hương vị hòa quyện thơm ngon và bổ sung cùng lúc cho bé nhiều loại dưỡng chất khác nhau trong từng loại quả. Tuy nhiên trước khi kết hợp, mẹ cần tìm hiểu xem có xảy ra tương kỵ giữa các loại trái cây không để tránh gây đau bụng, dị ứng cho bé.

Mẹ nên cho bé ăn dặm trái cây yêu thích
Mẹ nên kết hợp các loại trái cây theo khẩu vị yêu thích của bé

Một số gợi ý kết hợp trái cây mẹ có thể tham khảo: Chuối và bơ, chuối và táo, chuối và lê, chuối và đu đủ, lê và táo,…

6.3. Bé 5 tháng tuổi ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với bé 5 tháng tuổi là khoảng 50 – 60g trái cây nghiền/ngày. Mẹ cho bé ăn 1 bữa/ngày hoặc chia nhỏ thành 2 bữa/ngày đều được. Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều vì sẽ gây rối loạn tiêu hoá như: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… đó ạ!

Theo dõi bài viết tới đây hẳn là mẹ đã nắm chắc được các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi rồi đúng không ạ. Nếu trong quá trình cho bé ăn dặm trái cây có bất kỳ khó khăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận phía dưới để được Góc của mẹ hỗ trợ nhé!

Mẹ chưa có kinh nghiệm, lỡ cho con ăn dặm muộn hơn giai đoạn 6 tháng tuổi nên lo lắng và muốn tìm hiểu xem cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không, từ đó cân nhắc điều chỉnh cho bé yêu. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ không nên cho bé ăn dặm muộn vì dễ dẫn đến 6 nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết để có giải pháp phù hợp mẹ nhé!

Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không?
Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không? Câu trả lời cho mẹ!

1. Giúp mẹ hiểu thế nào là ăn dặm muộn?

Để bé yêu tập ăn giỏi và khỏe mạnh, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm. Sau khoảng 1 – 2 tháng kể từ thời điểm bé có thể ăn dặm mà mẹ chưa cho bé ăn thì được coi là ăn dặm muộn đó ạ. Cụ thể:

  • Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mẹ tập cho bé ăn dặm. Lúc này, con đã dần mọc răng và nhai, nuốt được thức ăn. Nếu sau khoảng thời gian này, bé đã 7 – 8 tháng mà mẹ chưa tập cho ăn sẽ được coi là ăn dặm muộn.
  • Sau khi bé có dấu hiệu sẵn sàng để ăn dặm khoảng 1 tháng mà mẹ chưa cho con ăn dặm cũng có thể coi là ăn dặm muộn. Mẹ để ý một chút, khi con có những biểu hiện như này: cân nặng tăng gấp đôi so với giai đoạn sơ sinh, thích thú và cố gắng lấy thức ăn từ tay mẹ, cổ cứng cáp và ngồi được không cần mẹ đỡ,… (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ), con đã sẵn sàng “măm măm” rồi đó mẹ.
Mẹ nên hiểu rõ về tác hại của trẻ ăn dặm muộn
Con cứ đòi với lấy thức ăn mẹ đang cầm chính là dấu hiệu để tập ăn dặm cho bé đó ạ

2. Cho trẻ ăn dặm muộn không tốt

Cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay gửi về cho chúng tôi. Và câu trả lời là cho bé ăn dặm muộn không tốt, thậm chí còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như chậm lớn, nhẹ cân, biếng ăn. Khi lớn hơn, hàm lượng dưỡng chất trong sữa mẹ (sữa công thức) sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Con cần nhiều năng lượng và khoáng chất đến từ các loại thực phẩm ngoài sữa để khám phá thế giới xung quanh, tập ngồi, tập đi.

Nếu mẹ cố gắng tăng khẩu phần sữa, tăng cữ bú vào ban ngày, ban đêm nhưng không ăn dặm cũng không thể bổ sung đủ dưỡng chất cho bé, dễ khiến con bị sâu răng, tè dầm nhiều, còn tiềm ẩn nguy cơ con “chán ngấy” sữa, nôn ói chẳng chịu ăn uống gì nữa.

Đồng thời, bé sau 6 tháng tuổi sẽ có tư duy nhanh nhạy hơn hẳn lúc còn sơ sinh, nếu mẹ không tập ăn dặm cho con thì sau này sẽ rất khó, con bướng và không chịu tập nhai nuốt đâu mẹ ơi.

Cho bé ăn dặm không tốt cho trẻ

3. 6 Nguy cơ khôn lường khi cho trẻ ăn dặm muộn

Sau đây là 6 nguy cơ khôn lường từ việc ăn dặm muộn đối với bé yêu. Đọc kỹ để nắm được thông tin mẹ nhé!

3.1. Khó làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ

Nhiều mẹ bỉm nghĩ rằng chỉ cho bé ăn dặm muộn 1 – 2 tháng thôi thì không ảnh hưởng gì đến con cả, nhưng bé sơ sinh phát triển nhanh hơn mẹ nghĩ nhiều đó ạ. Con phát triển từng ngày, cả về thể chất lẫn tư duy. Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi bé đã có nhận thức rõ ràng, con nhận biết được mùi vị, cấu trúc thức ăn và tinh anh hơn hẳn những bé 5 – 6 tháng.

Trẻ ăn dặm muộn khó làm quen thực phẩm khác ngoài sữa
Bé khó làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ

Nếu cho ăn dặm muộn, bé sẽ quen với sữa mẹ và không muốn làm quen với thức ăn vì khác hương vị, màu sắc và cấu trúc. Con còn phải cử động cơ hàm liên tục để nhai, nuốt thức ăn, dễ bị mỏi và nảy sinh tâm lý chán ghét ăn dặm, chỉ muốn uống sữa cho dễ nuốt và “lười” nhai. Con cũng thường thể hiện “chính kiến” của mình lúc mẹ cho con ăn dặm, không ăn là không ăn, mẹ đưa thức ăn là nhè ra, rồi quay ngoắt đầu đi không chịu cho mẹ đút. Mẹ sẽ rất khó để tập ăn dặm cho con đó ạ.

3.2. Kỹ năng nhai nuốt kém 

Điều này khá dễ hiểu, bởi vì tập nhai muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa nên việc vận động cơ hàm, dùng lưỡi đẩy và nuốt thức ăn sẽ chậm hơn. Kỹ năng nhai nuốt của bé không thuần thục, việc cử động hàm và răng rất khó, hay bị hóc, nôn trớ thức ăn và đau bụng, khó tiêu. Cũng do đó mà con lại càng “chán ghét”, không muốn ăn dặm.

Trẻ nên ăn dặm sớm
Cho trẻ ăn dặm muộn không tốt cho sự phát triển kỹ năng nhai của bé. 

3.3. Dễ gây dị ứng thức ăn

Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2010 cho thấy việc ăn dặm muộn (sau 7 tháng) thực sự có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn ở bé. Dấu hiệu dị ứng như là nổi mẩn đỏ, sưng môi, phát ban làm con khó chịu, nguy hiểm hơn là tình trạng chóng mặt, ngất xỉu và khó thở ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu đó ạ.

Bé dễ bị dị ứng thức ăn khi ăn dặm muộn
Bé dễ bị dị ứng thức ăn nếu ăn dặm muộn

3.4. Ảnh hưởng đến tâm lý con

Khi phát hiện đang cho con ăn dặm muộn hơn so với thời điểm thích hợp, mẹ thường có tâm lý lo lắng, vội vàng thúc ép con ăn để cho bằng các bạn cùng tuổi, mong muốn cân nặng sẽ tăng và con cứng cáp hơn. Nhiều khi mẹ còn ép bé ăn những món con không thích, la mắng, lớn tiếng khi con chưa nhai được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và suy nghĩ của bé cưng đó ạ.

Con sẽ cảm thấy mẹ không thương con, tủi thân và càng sinh ra tâm lý chống cự không chịu ăn dặm. Đôi khi con còn quấy khóc, đập phá đồ đạc xung quanh để thể hiện sự khó chịu của mình. Mẹ tốn nhiều thời gian để đút bé măm măm và mất công dọn dẹp thức ăn rơi vãi, rồi lại đi nấu món ăn dặm mới cho con.

Ăn dặm muộn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tâm lý con dễ bị dao động, con tủi thân và buồn bã, chán ghét việc ăn dặm

3.5. Con chậm lớn, kém phát triển

Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ (sữa công thức) sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống và vận động của bé yêu nữa. Đến 7 – 8 tháng, nếu mẹ vẫn cứ cho con ti sữa thì dù ti nhiều cữ với lượng sữa nhiều hơn, con chỉ có cảm giác no thôi nhưng thực chất vẫn không được nạp đủ dinh dưỡng con cần tại độ tuổi đó đâu ạ.

Để con phát triển về cân nặng và nhận thức, ngoài các thành phần có trong sữa mẹ, con cần được bổ sung thêm chất sắt (từ thịt, cá), vitamin A (trong cà rốt, cải xanh), vitamin B (trong cải bó xôi, măng tây),… Nếu thiếu các chất này, con sẽ chậm lớn, thiếu máu và kém phát triển hệ thần kinh đó ạ. Vì thế, mẹ nên cho con làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau để con hấp thụ đủ chất, lớn khỏe toàn diện mẹ nhé.

Hậu quả của việc mẹ cho bé ăn dặm muộn
Nguy cơ của việc cho trẻ ăn dặm muộn không tốt khiến bé chậm lớn, kém phát triển

3.6. Con chuyển sang ăn thô chậm

Từ ăn dặm đến ăn thô cần từng bước một và có thời gian cho bé làm quen, mẹ nên chuyển sang thức ăn thô cho bé dần dần chứ không “nhảy cóc” được đâu ạ. Giai đoạn ăn dặm sẽ giúp con tập nhai, tập cử động cơ hàm và cầm, nắm thức ăn. Nếu bé đang quen uống mỗi sữa rồi đột nhiên mẹ bắt con nhai thức ăn thô, con sẽ không biết cử động miệng, lưỡi như thế nào mà cứ nuốt xuống thôi, rất dễ bị nghẹn, hóc thức ăn đó mẹ.

Con cần có thời gian để làm quen dần, và tập từng bước một, từ nuốt chửng cháo loãng – nuốt thức ăn nghiền nhuyễn – nhai thức ăn lợn cợn – nhai giỏi, rồi con mới ăn thô được. Do đó, mẹ cho bé ăn dặm muộn cũng đồng nghĩa với ăn thô muộn.

Hệ quả là làm con chậm hấp thu các dưỡng chất cần thiết ở những năm đầu đời, hệ đề kháng yếu khiến con dễ bị ốm, thấp còi, nhẹ cân và mắc các bệnh như vàng da, tệ hơn là suy dinh dưỡng và thiếu máu. Lượng máu cung cấp lên não nếu bị thiếu hụt sẽ làm con chậm tư duy, kém thông minh, khi lớn con cũng học tập chậm hơn các bạn đó mẹ. Mẹ nhớ cho con ăn dặm đúng thời điểm để tránh các tác hại xấu này nhé!

Trẻ ăn dặm muộn có thể gây nhiều hậu quả xấu
Cho trẻ ăn dặm muộn đồng nghĩa với việc ăn thô muộn đó ạ

4. 4 Lời khuyên cho mẹ bỉm lỡ cho con ăn dặm muộn

Mẹ lỡ cho bé ăn dặm muộn rồi, làm theo 4 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây, giúp con quen và không bị hoảng sợ khi tập ăn dặm mẹ nhé.

4.1. Cho con ăn đúng lộ trình

Dù bé bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi nào, mẹ cũng cần cho con măm măm theo đúng lộ trình tập ăn dặm từ những bước đầu tiên, không được “nhảy cóc” đâu mẹ nhé. Như vậy con mới dễ làm quen và tiếp thu việc nhai, nuốt thức ăn dần dần, tránh việc con bị nghẹn hóc, nôn ói khi ăn, tệ hơn là khiến con sợ hãi, không dám tập ăn nữa. Vì vậy, dù 7 hay 8 tháng mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng nên cho bé ăn theo nguyên tắc từ loãng tới đặc, từ nhạt đến mặn, từ ít đến nhiều. Mẹ tham khảo chi tiết Lộ trình cho bé ăn dặm lần đầu và các lưu ý quan trọng để cho con ăn đúng, giúp bé măm giỏi và theo kịp bạn đồng tuổi nhé.

Mẹ cho con ăn đúng lộ trình
Lỡ cho con ăn dặm muộn, mẹ phải làm sao?

4.2. Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé

Khi tập ăn dặm muộn, các kỹ năng của con sẽ rất yếu, mẹ nên chọn phương pháp ăn dặm phù hợp để cải thiện khả năng nhai nuốt, cầm nắm cho con. Phương pháp 3in1 chính là giải pháp tốt nhất trong trường hợp bé ăn dặm muộn đó mẹ. Đây là sự kết hợp giữa 3 phương pháp ăn dặm truyền thống, bé tự chỉ huy và ăn dặm kiểu nhật. Theo đó, con sẽ được làm quen với rau củ quả, đồng thời vừa luyện kỹ năng nhai nuốt vừa cải thiện phản xạ cầm nắm, không bị chậm phát triển quá so với các bạn.

Mẹ nên lựa chọn cho bé phương pháp ăn dặm phù hợp
Áp dụng ăn dặm 3in1 để con luyện cầm nắm, nhai nuốt thức ăn mẹ nhé

Tuy nhiên, mẹ cần áp dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao. Ưu tiên cho bé ăn thức ăn mềm, nghiền nhuyễn, sau đó mới tăng dần độ thô với thức ăn dạng thanh dài, cắt hạt lựu mẹ nhé. Chẳng hạn, mẹ kết hợp cho bé ăn phương pháp truyền thống trong 1 – 2 tuần đầu với thức ăn nghiền nhuyễn để bé tập nhai và nuốt tốt, xen lẫn 1 bữa kiểu Nhật với thức ăn dạng khối nhỏ giúp con tập cầm, luyện cử động cơ hàm, thêm 1 bữa BLW để con thao tác tay nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Những tuần tiếp theo mẹ tăng dần BLW và ăn kiểu Nhật để bé phát triển song song kỹ năng nhai nuốt và cầm nắm. Bé sẽ tăng cân đều, chắc khỏe xương, bụ bẫm đáng yêu hơn, mẹ cực nhàn đó ạ.

4.3. Xây dựng thời gian biểu ăn uống khoa học

Cho trẻ ăn dặm muộn là không nên mẹ cần chú trọng trong xây dựng một thời gian biểu ăn uống khoa học dựa trên thể trạng của con. Vì con tập ăn muộn nên việc có một biểu đồ ăn uống phù hợp, khoa học, kết hợp giữa các cữ sữa và thức ăn dặm sẽ giúp con dễ tiếp cận, không bị ngợp hay khó chịu. Mẹ nên xay nhuyễn cháo/bột với thịt cá, rau củ trong thời gian đầu bé tập ăn dặm, nhớ xen kẽ với các cữ sữa để con hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Khi bé mọc răng, độ nhuyễn của thức ăn sẽ giảm dần, mẹ băm nhỏ thức ăn và xay nhuyễn cháo cho bé măm giỏi hơn. Tham khảo biểu đồ ăn dặm chuẩn chỉnh cho bé để áp dụng ngay cho con yêu mẹ nhé!

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp 3 trong 1
Biểu đồ ăn uống khoa học giúp trẻ ăn dặm muộn làm quen dễ hơn, không bị ngợp và chán ăn

4.4. Bình tĩnh, bình tĩnh, thật bình tĩnh

Đúng là ăn dặm muộn sẽ không tốt bằng việc mẹ cho bé yêu ăn dặm đúng thời điểm. Tuy nhiên, việc ăn dặm muộn không nguy hiểm đến bé đâu ạ, con chỉ muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa thôi, còn lộ trình ăn dặm thì không gặp vấn đề gì cả. Mẹ cứ từ từ cho con tập nhai, tập nuốt và cầm nắm nhé, qua 1 – 2 tháng con sẽ quen rồi ăn giỏi, không bị chậm phát triển quá đâu ạ.

Chẳng hạn như trường hợp của mẹ Chích Bông, mặc dù cho con ăn dặm muộn, đến khi con được 7 tháng mới bắt đầu nhưng nhờ cho con ăn đúng lộ trình, luôn quan tâm và thấu hiểu con, mẹ Chích Bông đã thành công giúp con ăn dặm cực giỏi, con siêu phối hợp và ít bị nôn ói, trào ngược dạ dày khi măm măm. Vì thế, nếu lỡ cho bé măm măm muộn, mẹ vẫn nên bình tĩnh để đồng hành cùng con, tạo cảm giác an tâm cho bé, đưa bé trở lại chu kỳ phát triển ổn định và khoa học mẹ nhé!

Mẹ phải thật bình tĩnh khi lỡ cho bé cưng ăn dặm muộn
Mẹ phải thật bình tĩnh khi lỡ cho bé cưng ăn dặm muộn

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu, không cần tìm kiếm thêm về vấn đề cho trẻ ăn dặm muộn có tốt không nữa rồi. Vào những cột mốc phát triển của con, mẹ chú ý theo dõi con một chút để biết được con cần gì, muốn gì, không chỉ riêng việc ăn dặm mẹ nhé.. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng!

Cá hồi là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon bé nào cũng ưng. Mẹ muốn chuẩn bị món cháo cá hồi ngon lành, phù hợp với nhu cầu, thể trạng của bé yêu nhưng chưa rõ cách nấu, không biết kết hợp nguyên liệu ra sao. Mẹ xem ngay 8 công thức cháo cá hồi cho bé ngon như đầu bếp 5 sao sau đây nhé. Đảm bảo bé măm xong sẽ thích mê và ăn thật giỏi luôn mẹ ơi.

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm
8 cách nấu cháo cá hồi cho bé ngon như đầu bếp 5 sao

1. Cháo cá hồi – món ăn dinh dưỡng cho bé yêu

Cháo cá hồi là món ăn thơm ngon và cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của bé yêu. Trong cá hồi có hàm lượng protein dồi dào, nhiều omega – 3, vitamin D, B12, selenium và các khoáng chất thiết yếu, là món ăn nên có trong thực đơn của bé 7 tháng tuổi vì kết cấu mềm mại, bé dễ măm măm và không sợ bị nghẹn hóc. Nếu mẹ cho ăn đúng cách, món ăn này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bé như:

Thành phần dinh dưỡng Tác dụng với bé
Protein Cung cấp năng lượng để bé trao đổi chất, cơ bắp săn chắc hơn
Vitamin D Tăng cường hấp thụ canxi để con cao lớn
Omega – 3 Cải thiện thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt cho con
Selenium Bảo vệ vệ thần kinh của bé, chống lại các tác nhân xấu bên ngoài
Vitamin B12 Giữ cho các tế bào máu và thần kinh hoạt động tốt, trí nhớ của con nhanh nhạy hơn

Với nhiều công dụng đáng nể, cháo cá hồi phù hợp với bé biếng ăn, chậm lớn, thấp còi, giúp bé ăn giỏi và bụ bẫm hơn, ai nhìn cũng yêu. Xem ngay 8 cách nấu cháo cá hồi cực ngon, đầy dinh dưỡng này để vào bếp trổ tài nấu cho bé cưng mẹ nhé!

Cá hồi giàu dinh dưỡng nấu cháo cho bé ăn dặm
Cá hồi là món ăn đầy dinh dưỡng, giúp bé yêu khỏe mạnh hơn

2. 4 công thức nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm ngon miệng

Cá hồi là thực phẩm lành tính, kết hợp được trong nhiều món ăn, mẹ tha hồ đổi vị cho bé. Tạm biệt biếng ăn ngay với 4 công thức nấu cháo cá hồi ngon miệng, bé măm măm dễ dàng mẹ ơi.

2.1. Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bé 7 tháng tuổi

Bí đỏ chứa hàm lượng beta-carotene cực cao, khi vào cơ thể bé sẽ chuyển hóa thành vitamin A hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp bé sáng mắt hơn. Ngoài ra, kết cấu của bí đỏ mềm mịn, hương vị bùi bùi, dễ ăn nên bé rất thích. Cộng thêm protein dồi dào từ cá hồi, món cháo cá hồi bí đỏ chắc chắn sẽ giúp bé măm măm giỏi, ngày càng bụ bẫm, cứng cáp. Mẹ nên cho bé ăn món cháo này từ 7 tháng tuổi, giai đoạn bé đã tiêu hóa tốt và con không bị sợ khi ngửi thấy mùi tanh của cá.

Nấu cháo cá hồi kết hợp cùng bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi bí đỏ “đánh bay” tình trạng biếng ăn ở bé

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 100g bí đỏ
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 200ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn
  • 10ml dầu ăn dặm
Cháo cá hồi bí đỏ
Cách nấu cháo cá hồi kết hợp bí đỏ cực đơn giản cho mẹ

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Bí đỏ mua về mẹ rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khối nhỏ cỡ 2 – 3 cm. Mẹ cho bí đỏ vào nồi, luộc trong 20 phút cho nhừ, sau đó dùng rây để nghiền mịn ra mẹ nhé.
  • Bước 2: Trong lúc chờ bí đỏ chín, mẹ cạo vảy, lột vỏ, ngâm cá hồi với nước cốt chanh pha loãng trong 4 – 5 phút để khử tanh nhé. Kế đến, mẹ cho cá hồi vào một chiếc nồi khác, thêm 200ml nước, luộc với lửa nhỏ trong 20 phút. Cá chín mẹ vớt ra để nguội, rồi tiến hành tách kỹ thịt và xương cá, dùng nĩa nghiền tơi thịt cá ra cho bé dễ măm măm hơn.
  • Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, cho 10ml dầu ăn dặm và ½ muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn, đảo sơ cho thơm rồi cho phần thịt cá vừa đánh tơi vào, đảo đều trong 2 phút.
  • Bước 4: Tiếp theo, mẹ cho ¼ chén gạo tẻ vào phần nước luộc cá hồi ban nãy, đậy nắp, ninh trong 30 phút cho gạo mềm nhừ ra. Mẹ cho bí đỏ đã nghiền vào nồi, nấu trong 3 phút và liên tục dùng muôi khuấy đều để cháo thấm vị.
  • Bước 5: Thấy cháo sôi lăn tăn mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát, thêm cá hồi và dầu ăn dặm vào, trộn đều lên, để nguội một chút là cho bé thưởng thức được rồi.
Cháo cá hồi kết hợp bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi cho bé kết hợp bí đỏ thơm nức, vị bùi bùi bé nào cũng thích mê

2.2. Cách nấu cháo cá hồi cà chua cho bé 8 tháng ăn dặm

Cà chua là loại quả quen thuộc với mẹ Việt, dễ tìm mua và đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết cho bé cưng. Trung bình cứ 100g cà chua chín sẽ cung cấp 13% nhu cầu vitamin A mỗi ngày, 8% nhu cầu vitamin B6 và từ 33 – 50% nhu cầu vitamin C cho bé. Loại quả này có vị chua ngọt nhẹ cực dễ ăn, hàm lượng đạm cao nhưng cực ít calories, giúp mẹ kiểm soát cân nặng cho bé hiệu quả, tránh tăng cân vượt mức và béo phì.

Khi bé yêu được 8 tháng tuổi mẹ mới nên cho bé măm măm món cháo cá hồi cà chua mẹ nhé. Vì ở độ tuổi 6 – 7 tháng, bé mới làm quen với mùi vị mà mẹ cho ăn chua ngay, bé sẽ khó chấp nhận, đôi khi còn làm bé sợ và từ chối ăn dặm đó ạ. Cách nấu cháo thì rất đơn giản luôn, xem ngay mẹ ơi.

Cháo cà hồi kết hợp cho bé ăn dặm 8 tháng
Cà chua đáp ứng lượng vitamin cần thiết cho bé mỗi ngày

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 80g cà chua
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 400ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn
  • 10ml dầu ăn dặm
Cháo cá hồi kết hợp cùng đa dạng nguyên liệu làm món ăn dặm cho bé
Mẹ nấu cháo cá hồi cà chua chỉ với 2 nguyên liệu chính

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Cá hồi mẹ sơ chế thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Cà chua mẹ cắt thành từng khối nhỏ cỡ 2 – 3cm, cho vào máy xay bật chế độ vừa, xay trong 3 phút rồi lọc qua rây 1 – 2 lần để cà chua nhuyễn mịn, không còn lợn cợn.
  • Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 200ml nước, đun trong 3 – 4 phút thấy nước sôi lăn tăn mẹ thả cá hồi vào. Luộc khoảng 20 phút rồi gắp cá hồi ra một chiếc bát nhỏ. Kế đến, mẹ dùng nĩa nghiền nhuyễn thịt cá, nhẹ nhàng lấy nhíp gắp hết xương ra, rồi lọc qua rây 1 lần để đảm bảo không còn xương mắc lại mẹ nhé.
  • Bước 3: Gạo tẻ mẹ cho vào nồi cùng 200ml nước, đậy nắp và ninh trong 30 phút cho nhừ ra. Trong lúc đợi cháo chín, mẹ bắc một chiếc chảo, thêm 10ml dầu ăn dặm cùng ½ muỗng hành tím băm, đảo sơ 1 – 2 phút, ngửi thấy mùi thơm, mẹ cho cá hồi vào, đảo đều lên để thịt cá thấm trọn vị.
  • Bước 4: Sau khi cháo chín nhừ, mẹ cho phần cà chua đã nghiền mịn vào, dùng muôi khuấy đều 2 – 3 lần để hỗn hợp trộn đều hơn. Nấu trong 3 phút cháo sôi lăn tăn là được.
  • Bước 5: Phần cháo cà chua ngon tuyệt đã hoàn thành rồi đó ạ. Thành phẩm mẹ đổ ra bát, cho phần thịt cá hồi lên trên, trộn đều và thế là đã có món cháo hồi cho bé yêu măm măm thôi ạ.
Công thức nấu cháo cá hồi, cà chua cho bé ăn dặm
Công thức cháo cá hồi kết hợp cà chua để mẹ đổi vị cho bé cưng

2.3. Công thức nấu cháo cá hồi cà rốt cho bé 9 tháng

Nếu bé nhà mình đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẹ nhớ bổ sung ngay món cháo cá hồi cà rốt này vào thực đơn cho con nhé. Cà rốt có hàm lượng chất xơ cao (100g cà rốt chứa tới 2,8g chất xơ) giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, mẹ khỏi lo con bị tiêu chảy hay táo bón nữa rồi.

Ngoài ra, thành phần của cà rốt còn bao gồm vitamin A. vitamin C, beta-carotene, lutein,… giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt, thúc đẩy bé phát triển khỏe mạnh hơn đó ạ. Món cháo cá hồi cho bé này thích hợp nhất cho bé yêu từ 9 tháng tuổi trở lên, bé đã có kỹ năng nhai và ăn được thức ăn lợn cợn, mẹ không sợ bé bị nghẹn hóc khi ăn. Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé!

Cà rốt hỗ trợ cải thiện thị lực cho bé rất tốt
Cà rốt hỗ trợ cải thiện thị lực cho bé rất tốt

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 80g cà rốt
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 400ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn
  • 10ml dầu ăn dặm
Cháo cá hồi kết hợp cà rốt cho bé ăn
Cháo cá hồi cho bé kết hợp cà rốt dồi dào dinh dưỡng

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ cho 200ml và ¼ bát gạo tẻ vào nồi, đậy nắp và ninh trong 30 phút cho nhừ. Tiếp theo, mẹ cạo vảy cá hồi, rửa thật sạch, ngâm trong bát nước cốt chanh pha loãng khoảng 4 – 5 phút để khử tanh. Cà rốt mẹ gọt vỏ, cắt thành từng khối vuông lớn 3 – 4cm để hấp nhanh chín hơn nhé.
  • Bước 2: Cá hồi và cà rốt sau khi sơ chế mẹ cho vào nồi hấp, hấp trong 20 phút. Sau khi chín mẹ gắp cá hồi ra bát riêng, dùng nĩa nghiền mịn thịt cá ra, rồi lấy nhíp gắp xương thật kỹ. Cà rốt mẹ cho vào máy xay, mở chế độ vừa xay trong 2 – 3 phút cho nhuyễn.
  • Bước 3: Mẹ nghiền nhuyễn nguyên liệu xong là cũng vừa đến lúc cháo sôi. Mẹ mở nắp nồi, dùng muôi khuấy đều cháo lên rồi cho cà rốt vào. Đun thêm 3 phút nữa thấy cháo sôi lăn tăn là mẹ tắt bếp.
  • Bước 4: Cá hồi tách xương xong mẹ cho vào chảo cùng với 10ml dầu ăn dặm và hành tím băm nhuyễn, đảo sơ trong 2 – 3 phút, ngửi thấy mùi thơm phức là hoàn thành mẹ nhé.
  • Bước 5: Cháo mới nấu xong còn ấm mẹ đổ ra bát ngay, thêm thịt cá hồi vừa đảo lên trên, dùng muỗng trộn đều là xong. Cuối cùng là cho bé yêu thưởng thức món cháo ngon tuyệt này thôi mẹ ơi.
Cháo kết hợp cà rốt và cá hồi cho bé ăn dặm
Cháo cà rốt nấu cá hồi bắt mắt, bé nhìn là thích ngay đó ạ

2.4. Cách nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé ăn dặm 10 tháng tuổi

Hàm lượng protein, magie, kali và phospho trong hạt sen rất cao nhưng lượng chất béo và cholesterol lại cực thấp. Vì thế, hạt sen là loại hạt “thần kỳ” giúp giảm tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon, mệt mỏi rất tốt mà không lo tích tụ chất béo xấu. Nếu mẹ đang lo lắng không biết làm sao để con yêu đỡ mệt mỏi và ngủ sâu giấc hơn, tham khảo ngay công thức cháo cá hồi hạt sen bổ dưỡng này mẹ nhé.

Cháo cá hồi hạt sen cho bé ăn dặm
Món cháo cá hồi hạt sen cho bé 10 tháng

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 80g hạt sen
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 400ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn
  • 10ml dầu ăn dặm
Cháo hạt sen cho bé ăn dặm
Cháo hạt sen cho bé 10 tháng tuổi ngủ ngon, giảm mệt mỏi

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Hạt sen tươi mua về mẹ tách vỏ, bẻ đôi hạt sen ra để bỏ tim sen đi, tránh vị đắng của tim sen làm bé khó ăn. Sau đó, mẹ rửa hạt sen qua 1 – 2 lần nước để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại. Cá hồi mẹ cạo hết vảy, khử tanh với nước cốt chanh thật kỹ trong 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ra rổ cho ráo.
  • Bước 2: Mẹ hấp hạt sen và cá hồi bằng nồi/xửng hấp trong 15 – 20 phút, sau đó cho ra 2 bát khác nhau. Đối với cá hồi, mẹ dùng nĩa nghiền kỹ, lọc hết xương và chỉ giữ lại phần thịt. Còn hạt sen mẹ cho vào máy xay ở chế độ xay vừa trong 3 phút, rồi lọc qua rây 1 lần cho nhuyễn mịn để bé đỡ bị nghẹn, nôn ói khi măm măm nhé.
  • Bước 3: Kế đến, mẹ đun ¼ bát gạo tẻ và 200ml nước trong 30 phút, nhớ khuấy đều tay 1 – 2 lần trong khi ninh để gạo mềm đều, không bị dính vào đáy. Cháo sôi lăn tăn mẹ cho đồng thời cá hồi và hạt sen mới nghiền vào, khuấy bằng muôi để hỗn hợp trộn đều vào với nhau. Nấu thêm 3 – 4 phút, thấy cháo sôi lần nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ múc cháo ra bát, cho vào 10ml dầu ăn dặm, dùng muỗng trộn đều. Cháo mới nấu xong còn nóng, mẹ đợi khoảng 3 phút cho cháo nguội bớt, sờ bát thấy hơi ấm là cho bé măm ngay để món ăn dậy vị và thơm ngon nhất nhé.
Cháo cá hồi hạt sen bổ dưỡng cho
Thành phẩm cháo mẹ đổ ra bát, còn hơi ấm là cho bé măm măm luôn nhé

3. 4 công thức nấu cháo cá hồi cho bé ăn thô cực hợp tác

Sau giai đoạn ăn dặm là lúc bé bắt đầu tập tành chuyển sang ăn thức ăn dạng thô. Bé cưng thường bất hợp tác khi ăn thô do việc cử động cơ hàm liên tục để nhai thức ăn khiến con mỏi đó mẹ. Để bé ăn thô siêu hơn, mẹ đừng bỏ qua 4 công thức nấu cháo vị ngon khó cưỡng này nhé, đảm bảo bé ăn thô cực hợp tác, nói không với việc bỏ bữa, chán ăn mẹ ơi.

3.1. Tuyệt chiêu nấu cháo cá hồi đậu xanh cho bé 11 tháng

Đậu xanh có chứa tới 14% hàm lượng nước, 23.4% protein, 2.4% lipid, 53.1% glucose, 4.7% cellulose cùng nhiều khoáng chất giá trị khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể rất tốt.

Cháo cá hồi kết hợp đậu xanh cho bé ăn dặm
Đậu xanh được khuyến khích cho bé yêu từ 11 tháng tuổi

Vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên đậu xanh được khuyến khích nên dùng cho bé từ 11 tháng tuổi trở lên. Bé nhỏ hơn mẹ nên cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước nhé, do gan và thận con phát triển chưa vững vàng, bé sẽ khó tiêu hóa hết toàn bộ lượng dưỡng chất có trong đậu xanh, dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tệ hơn là nôn ói khi ăn.

Sau đây là tuyệt chiêu nấu cháo cá hồi đậu xanh ngon “đỉnh của chóp”, mẹ tham khảo để làm cho đúng, giúp bé cưng ăn ngon và hợp tác hơn nhé.

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 1/4 bát đậu xanh
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 500ml nước
  • 10ml dầu ăn dặm
Cách chọn đậu xanh chế biến cho bé ăn dặm
Mẹ chuẩn bị nguyên liệu và bắt tay vào nấu cùng Góc của mẹ nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Đậu xanh mua về mẹ rửa sạch, đem ngâm trong nước cùng với gạo tẻ để nấu nhanh chín hơn. Ngâm khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng mẹ chắt nước đi, cho gạo và đậu vào rổ, để ráo.
  • Bước 2: Cá hồi mẹ đem cạo vảy, khử tanh với nước cốt chanh trong 4 – 5 phút. Sau đó, mẹ cho cá vào nồi, thêm 200ml nước và luộc trong 15 – 17 phút.
  • Bước 3: Mẹ bắc thêm một chiếc nồi nữa, cho đồng thời gạo tẻ và đậu xanh mới ngâm vào, thêm 300ml nước, ninh trong 15 – 20 phút để cháo chín nhừ mẹ nhé.
  • Bước 4: Thịt cá hồi sau khi luộc mẹ cho ra bát, dùng nĩa nghiền nhuyễn và tách xương thật kỹ. Tiếp theo, mẹ cho thịt cá vào nồi cháo, dùng muôi khuấy đều, đun thêm 3 – 4 phút cho hỗn hợp hòa quyện và dậy vị.
  • Bước 5: Món cháo thơm ngon đã hoàn thành rồi đó ạ. Mẹ múc cháo ra bát, thêm 10ml dầu ăn dặm, trộn đều lên và cho bé yêu ăn thôi.
Cháo cá hồi kết hợp đậu xanh cho bé ăn dặm
Cháo đậu xanh cá hồi thật đơn giản và nhiều dưỡng chất cho bé yêu

3.2. Công thức cháo cá hồi phô mai cho bé 1 tuổi

Bé nào thấp còi, thiếu cân thì tuyệt đối không thể bỏ qua món cháo cá hồi phô mai thơm nức mũi và béo ngậy này mẹ ơi. Phô mai có hàm lượng chất đạm cực cao, phù hợp cho bé từ 1 tuổi, giúp bé tăng cân lành mạnh và chứa lượng canxi cao gấp 6 lần so với sữa, đảm bảo bé bụ bẫm, cao lớn, ai nhìn cũng mê nếu mẹ chế biến đúng cách đó ạ. Cùng tham khảo cách làm ngay mẹ nhé!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 15g phô mai
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 400ml nước
  • 10ml dầu ăn dặm
Mẹo chọn phô mai cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi cho bé kết hợp phô mai béo ngậy, ngon cực giúp bé ăn giỏi và bụ bẫm hơn

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ ngâm gạo tẻ với nước sạch trong 30 phút để gạo nở nhanh hơn, khi nấu nhanh chín hơn đó mẹ. Cá hồi thì mẹ cạo vảy thật sạch, ngâm với nước cốt chanh để khử tanh, rồi rửa lại với nước sạch mẹ nhé.
  • Bước 2: Cá hồi mẹ cho vào xửng hấp trong 15 phút cho chín, sau đó gắp cá ra bát, dùng nĩa nghiền nhỏ thịt cá, rồi lọc hết xương cá, tránh bé bị hóc khi măm măm. Gạo tẻ  mẹ cho vào nồi cùng với 200ml nước, ninh trong 15 – 20 phút cho nhừ.
  • Bước 3: Thấy cháo sôi lăn tăn mẹ cho cá hồi vào, dùng muôi khuấy đều lên. Đun thêm 3 phút rồi cho 15gr phô mai vào, tiếp tục khuấy đều 1 – 2 lần để cháo chín đều và thơm là tắt bếp luôn mẹ nhé.
  • Bước 4: Sau khi cháo chín, mẹ múc ra bát, thêm dầu ăn dặm, đợi tầm 3 – 4 phút cho cháo nguội bớt là đưa cho bé cưng thưởng thức nhé. Cháo cá hồi phô mai beo béo, đảm bảo bé nào cũng mê, mẹ hết lo con không hợp tác khi ăn nữa rồi.
Cháo cá hồi phô mai cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi phô mai cho bé ăn thô cực hợp tác

3.3. Cách nấu cháo cá hồi tổ yến cho bé 2 tuổi

2 tuổi đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của bé, con ăn được hầu hết các loại thức ăn và khả năng nhai cũng đã hoàn thiện. Tổ yến có chứa nhiều tế bào B – tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, bảo vệ bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn rất tốt đó ạ. Mẹ cho con ăn cháo cá hồi tổ yến để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp con măm măm giỏi và giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp nhé, nhất là trong thời điểm giao mùa.

Tuy nhiên, tổ yến chứa nhiều dinh dưỡng nên nếu mẹ cho bé ăn quá sớm, con sẽ bị quá tải do hệ tiêu hóa phải làm việc hết công suất, dẫn đến tình trạng nặng bụng, khó tiêu, bé sẽ rất khó chịu. Mẹ đợi đến khi con được 2 tuổi mới bổ sung thêm món cháo này để có hiệu quả tốt nhất, giúp bé yêu khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé.

Bé 2 tuổi ăn dặm
Đợi con 2 tuổi mới bổ sung món cháo cá hồi tổ yến mẹ nhé

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 20g tổ yến tinh chế
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 3g gừng
  • 400ml nước
  • 10ml dầu ăn dặm
Sử dụng tổ yến chế biến ăn dặm cho bé
Đừng quên chế biến tổ yến để cải thiện hệ miễn dịch cho bé cưng mẹ nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ ngâm tổ yến với nước sạch tầm 15 phút để yến nở ra. Kế tiếp, mẹ xé tơi yến rồi cho vào chén sứ, thêm 2 – 3 lát gừng thái mỏng vào rồi đậy nắp, chưng cách thủy trong 25 – 30 phút. Cá hồi mẹ sơ chế sạch sẽ rồi hấp trong khoảng 15 phút, sau đó bỏ hết xương và nghiền nhuyễn thịt ra bằng nĩa.
  • Bước 2: Gạo tẻ mẹ cho vào nồi cùng với 200ml nước, đậy nắp, ninh trong 20 – 25 phút cho nhừ. Thấy cháo sôi lên, mẹ cho đồng thời cá hồi đã nghiền và tổ yến vừa mới chưng vào, nấu ở lửa nhỏ thêm 5 phút nữa là tắt bếp.
  • Bước 3: Cháo vừa mới nấu xong còn nóng, mẹ múc ra bát ngay, thêm 10ml dầu ăn dặm vào, trộn đều lên, chờ khoảng 2 – 3 phút cho cháo nguội bớt, mẹ đưa cho bé yêu măm măm luôn nhé. Cháo thơm, có vị ngọt tự nhiên từ tổ yến sẽ kích thích vị giác, khiến bé ăn ngon hơn hẳn đó ạ.
Cháo tổ yến cho bé ăn dặm
Cháo tổ yến cá hồi dễ nấu, cùng mẹ “đánh bay” tình trạng chán ăn ở bé

3.4. Cách nấu cháo cá hồi đậu phộng cho bé 3 tuổi

Mẹ thấy dạo gần đây con tăng cân nhiều, băn khoăn không biết con có đang bị béo phì hay không. Mẹ nên kiểm chứng qua bảng chiều cao và cân nặng chuẩn WHO, nếu đúng là bé đang có mức cân nặng cao so với độ tuổi và chiều cao thì mẹ thêm cháo cá hồi đậu phộng vào thực đơn ngay để con no lâu hơn và giảm cân lành mạnh mẹ nhé.

Đậu phộng là nguồn cung cấp chất xơ không tan dồi dào, làm tăng cảm giác no nên bé không thấy đói, giảm thiểu nguy cơ ăn quá nhiều, tăng cân vượt mức đó ạ. Tuy nhiên, theo ông Stephen Tilles, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Dị ứng Mỹ, cho biết rằng tỷ lệ dị ứng đậu phộng ở bé sơ sinh cao, nên bé được 3 tuổi, hệ tiêu hóa vững vàng mẹ mới bắt đầu cho bé làm quen với đậu phộng. Công thức nấu cháo cá hồi đậu phộng thì cực dễ luôn mẹ ơi, chỉ 30 phút là có ngay bát cháo nóng hổi ngon tuyệt cho bé, mẹ tham khảo và trổ tài vào bếp nhé.

Cháo cá hồi kết hợp đậu phộng cho bé ăn dặm
Đậu phộng giúp mẹ kiểm soát cân nặng cho bé hiệu quả

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g cá hồi
  • 20g đậu phộng
  • 1/2 bát gạo tẻ
  • 1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn
  • 400ml nước
  • 10ml dầu ăn dặm
Trẻ 3 tuổi ăn dặm thế nào
Cháo cá hồi cho bé kết hợp đậu phộng mẹ chỉ áp dụng cho trẻ 3 tuổi trở lên thôi nhé

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Đậu phộng mua về mẹ tách vỏ, rửa sạch rồi để ráo. Cá hồi mẹ cạo vảy, ngâm với nước cốt chanh pha loãng trong 5 phút để khử hết mùi tanh. Sau đó, mẹ rửa cá lại 1 – 2 lần với nước sạch, cho vào nồi/xửng hấp khoảng 15 phút cho chín nhé.
  • Bước 2: Trong lúc đợi cá chín, mẹ cho đồng thời ½  bát gạo tẻ và 20g đậu phộng vào nồi, thêm 200ml nước rồi đun trong 20 phút cho nhừ.
  • Bước 3: Cá vừa chín tới mẹ gắp ra khỏi lồng hấp, cho vào bát, dùng muỗng nghiền thịt ra rồi tách hết xương. Kế đến, mẹ bắc chảo lên bếp, cho 10ml dầu ăn dặm cùng một muỗng hành tím băm, đảo sơ 1 – 2 phút cho thơm, rồi thêm thịt cá vào đảo qua 2 – 3 lần là tắt bếp.
  • Bước 4: Thấy cháo sôi lăn tăn, mẹ cũng tắt bếp luôn rồi múc cháo ra bát, thêm cá hồi vừa đảo thơm lên trên, trang trí thêm một ít hành lá rồi cho bé cưng ăn thô luôn mẹ nhé. Món cháo này rất vừa miệng, con sẽ ăn ngon và no lâu, mẹ khỏi lo bé tăng cân quá mức rồi.
Cháo cá hồi kết hợp đậu phộng cho bé ăn
Cháo cá hồi đậu phộng cho bé 3 tuổi ăn giỏi, khỏi lo tăng cân vượt mức

4. 6 Lưu ý khi chế biến và cho bé ăn cháo cá hồi

4.1. Cách chọn cá hồi ngon

Nguyên liệu chính để nấu món cháo cá hồi đúng vị là cá hồi, vậy nên mẹ lựa chọn cá thật kỹ, đảm bảo tươi ngon để thành phẩm bắt mắt và đầy ắp dinh dưỡng nhé.

1 – Mách mẹ cách chọn cá hồi sống

Mẹ nhìn kỹ mắt cá, nếu mắt hơi phồng lên, không bị lõm thì cá hồi còn tươi mẹ nhé. Cá ngon phải có phần da cá áp sát vào thân, không bị trầy xước hoặc bong tróc. Mang cá màu đỏ tươi, có mùi tanh đặc trưng, đuôi cá cầm chắc tay là con cá mẹ nên mua.

Mẹ tuyệt đối không chọn cá hồi có mắt bị đục, ngả vàng, da cá tróc vảy, mang cá tụ máu bầm, ngửi thấy mùi hóa chất, mùi hôi nồng nặc khi để gần mũi vì đây đều là cá đã hư, thịt không ngon và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách lựa chọn các hồi cho bé ăn dặm
Bật mí cách chọn cá hồi chuẩn chỉnh cho mẹ

2 – Mẹo chọn cá hồi phi lê chuẩn chỉnh cho mẹ

Nhiều mẹ bỉm chọn mua cá hồi phi lê sẵn cho tiện lợi, đỡ mất công bảo quản vì thường mỗi bữa bé ăn rất ít. Khi lựa cá hồi phi lê, mẹ chọn những miếng cá có thịt màu hồng tươi, hơi cam, vân mỡ trên thịt đều màu và có mùi tanh nhẹ. Đồng thời, mẹ ấn nhẹ vào phần thịt thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu thì đó là miếng cá tươi, nên mua mẹ nhé.

Những miếng cá có màu cam sẫm, ẩm ướt và chảy ra dịch lạ, mùi tanh nồng và hơi hôi thì mẹ không nên mua. Đây là dấu hiệu cá đã bị ươn, sắp chuyển sang giai đoạn phân hủy, ăn vào sẽ dễ gây bệnh cho bé yêu đó ạ.

Cách chọn cá hồi phi lê
Cá hồi phi lê màu cam, vân mỡ đều màu, mùi tanh nhẹ là miếng cá mẹ nên mua

4.2. Cách sơ chế cá hồi nhanh gọn

Hầu hết các loại cá đều có mùi tanh, nếu không khử tanh đúng cách, bé sẽ rất khó ăn, nhiều khi còn bỏ bữa nữa. Do vậy, mẹ cần sơ chế cá thật kỹ trước khi nấu cháo cho bé. Mẹ pha loãng 2 muỗng nước cốt chanh với 100ml nước rồi cho cá vào ngâm trong 5 phút, sau đó rửa 1 – 2 lần cho sạch, rồi vớt ra để ráo nhé. Hoặc mẹ giã nát 2 – 3 gr gừng, trộn cùng giấm trắng, lăn cá hồi qua lại 5 – 6 lần. Cách này giúp sơ chế nhanh chọn và đảm bảo khử hết mùi tanh, đồng thời không làm mất mùi vị vốn có của cá.

Cách khử tanh cá hồi với chanh - gừng
Cách khử tanh cá hồi với chanh – gừng được nhiều mẹ bỉm lựa chọn

Sau khi khử tanh, mẹ dùng dụng cụ đánh vảy cá để làm sạch vảy, rồi mới cho vào nồi luộc nhé. Cá chín mẹ bỏ ra bát, dùng nhíp nhổ hết xương cá ra, tiếp đến dùng nĩa nghiền nhuyễn thịt cá, lọc lại một lần xem đã hết xương chưa rồi mới thực hiện các bước nấu cháo cá hồi cho bé mẹ nhé.

4.3. Tránh nấu cá hồi với các thực phẩm kỵ nhau

Mẹ không nên nấu cá hồi với sữa, sữa chua vì những thực phẩm này kỵ nhau. Khi kết hợp trong cùng món ăn sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tệ hơn là tình trạng phát ban, nổi mẩn, sưng môi, bé sẽ rất khó chịu đó mẹ.

Không chế biến chung giữa cá hồi và sữa
Không kết hợp cá hồi với sữa kẻo làm bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nhé

4.4. Vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi ăn

Cháo cá hồi là món ăn có kết cấu hơi đặc sệt, sau khi bé măm măm xong dễ dính ra miệng và tay. Nếu vệ sinh không đúng, vi khuẩn sẽ lần theo các vết bẩn này để tấn công bé yêu, đừng quên vệ sinh sạch sẽ cho bé ngay khi ăn xong mẹ nhé.

Gợi ý mẹ dùng khăn ướt Mamamy cho bé sơ sinh để đảm bảo vệ sinh cho con nhé. Bạn khăn này được mẹ bỉm đánh giá chất khăn siêu mềm, lành tính, giúp lấy đi hết cặn cháo còn sót lại trên miệng, trên tay bé và khử khuẩn cực tốt, chắc chắn không con vi khuẩn nào dám “bén mảng” lại gần bé.

Với tôn chỉ “Chủ động ngừa hăm, chăm từng kẽ ngách”, sản phẩm nhà Mamamy sở hữu  tinh chất chống hăm cao cấp có tác dụng khử khuẩn (nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm) mà không hề gây kích ứng, lại còn đánh bay các tác nhân gây ngứa, rôm sảy. Sau mỗi lần lau, khăn sẽ để lại một lớp màng bảo vệ, dưỡng ẩm trên da, bé vui chơi cả ngày khỏi lo bụi bẩn, làn da luôn hồng hào, mềm mịn, nói không với các vấn đề về da, kể cả với bé có làn da nhạy cảm.

Vệ sinh miệng và tay cho trẻ sau khi
Mẹ đừng quên vệ sinh miệng – tay bé thật kỹ sau khi măm măm bằng khăn ướt Mamamy

4.5. Cho bé ăn với tần suất hợp lý

Cá hồi là loại cá bổ dưỡng, giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nếu cho bé ăn với tần suất hợp lý. Cho ăn quá nhiều sẽ khiến con dễ bị chán ăn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể bé tích tụ nhiều kim loại nặng do tiêu hóa không kịp. Tùy theo độ tuổi của bé cưng mà mẹ cho bé ăn với tần suất phù hợp, cụ thể:

  • Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: Mẹ cho bé măm măm cá hồi 1 bữa/ngày và 3 bữa/tuần, mỗi lần khoảng 20 – 30gr nhé.
  • Bé từ 1 – 3 tuổi: Bé đã tiêu hóa tốt hơn, mỗi ngày mẹ cho bé ăn một bữa, mỗi lần khoảng 30 – 40gr cá hồi.
  • Bé từ 3 tuổi trở lên: Mỗi lần bé ăn được 50 – 60gr cá hồi, mỗi ngày ăn 1 – 2 bữa mẹ nhé.
Bé nên ăn dặm các món cá hồi với 1 lượng phù hợp
Nên cho bé ăn cá hồi với tần suất hợp lý, tránh ăn quá nhiều

4.6. Kết hợp nguyên liệu đúng độ tuổi

Tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng của con mà mẹ kết hợp nguyên liệu cho phù hợp, bé lớn hơn có thể ăn món cháo của bé nhỏ hơn, nhưng bé nhỏ không nên ăn món cháo của bé lớn mẹ nhé. Ví dụ, bé 9 tháng ăn được cháo cá hồi bí đỏ, cháo cá hồi cà chua của bé 7 – 8 tháng, nhưng bé 7 tháng mẹ không nên cho ăn cháo cá hồi cà rốt của bé 9 tháng. Đó là vì con còn nhỏ, gan và thận chưa hoạt động tốt như khi được 9 tháng nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu, tệ hơn là nôn ói, dị ứng và mất sức đó ạ.

Bố mẹ quan tâm, theo dõi trẻ ăn dặm
Khi chế biến cá hồi, mẹ nên kết hợp nguyên liệu theo từng độ tuổi phù hợp nhé

Mong là 8 công thức nấu cháo cá hồi cho bé phía trên sẽ là gợi ý tuyệt vời để mẹ vào bếp trổ tài nấu món ngon cho bé yêu. Mẹ đừng quên 6 lưu ý trên để bé măm măm ngon miệng và tránh các tác hại xấu nhé. Nếu vẫn chưa thực hiện được, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Chúc mẹ thành công!

bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Mamamy thấu hiểu mối quan tâm của nhiều mẹ đến câu hỏi này vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Mẹ có biết ngoài những thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai như rau ngót, thịt tái, cafe,…thì đặc biệt trong 3 tháng đầu, mẹ cần lưu tâm việc ăn trứng vịt lộn đúng cách không? Hãy để Mamamy giúp mẹ giải đáp thắc mắc này mẹ nhé.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?

Nhiều mẹ thắc mắc liệu Mang thai 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Và nếu được thì bà bầu ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ? Câu trả lời là mẹ có thể ăn được với lượng ít và đúng cách đó ạ! 

Trong trứng vịt lộn chứa nhiều photpho, canxi, protein và các nhóm vitamin B, C, PP,… cung cấp năng lượng, giúp mẹ giảm chứng suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt, thiếu máu. Với nhiều công dụng cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trứng vịt lộn là thực phẩm mẹ có thể dùng để bồi bổ cho cả mẹ và bé.

Bầu 3 tháng đầu có ăn được trứng vịt lộn không?
Bầu 3 tháng đầu có ăn được trứng vịt lộn không?

2. Trứng vịt lộn có tác dụng gì đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Ăn trứng vịt lộn với lượng vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ và bé trong khoảng thời gian này. Vậy tác dụng cụ thể của trứng vịt lộn là gì? Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo ngay thôi mẹ ơi!

2.1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn giúp tăng cường sức đề kháng

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể của mẹ bị yếu đi do chất đề kháng bị suy giảm khi nồng độ hormone Estrogen và Progesterone thay đổi. Việc bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng sẽ giúp sức khỏe mẹ và bé được đảm bảo. 

Với mỗi 100g trứng vịt lộn là mẹ đã bổ sung vào 182 kcal năng lượng, 82mg canxi, 13,6g protein, 212mg photpho, 12,4g lipit, 600mg cholesterol. Đây sẽ là nguồn năng lượng dồi dào giúp mẹ giảm mệt mỏi, căng thẳng do ốm nghén. 

Trứng vịt lộn bổ sung năng lượng cho mẹ tránh mệt mỏi
Trứng vịt lộn bổ sung năng lượng cho mẹ tránh mệt mỏi

2.2. Trứng vịt lộn giúp mẹ bầu 3 tháng đầu phòng ngừa thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai là vấn đề mà không ít mẹ bầu gặp phải. Để tăng cường chất tạo máu cho cơ thể, mẹ có thể bổ sung thêm trứng vịt lộn vào khẩu phần ăn. Lượng sắt có trong loại thực phẩm này giúp mẹ bổ máu, phòng ngừa được tình trạng thiếu máu bên cạnh các chất có trong trứng vịt lộn có hiệu quả tạo máu như: photpho, canxi, protein,…

Trứng vịt lộn có hiệu quả tốt trong việc tạo máu cho mẹ bầu 3 tháng
Trứng vịt lộn có hiệu quả tốt trong việc tạo máu cho mẹ bầu 3 tháng

2.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn giúp xương khớp thai nhi phát triển

Quá trình thai nhi hình thành và bước đầu phát triển xương khớp kể từ 3 tháng đầu thai kỳ có ý nghĩa lớn trong việc phát triển của bé sau này. Bổ sung 100g trứng vịt lộn chứa 82mg canxi sẽ giúp bé tăng cân nhanh và hệ xương phát triển ổn định.

 

Trứng vịt lộn hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi trong 3 tháng đầu
Trứng vịt lộn hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi trong 3 tháng đầu

2.4. Cơ quan của thai nhi phát triển toàn diện nhờ dưỡng chất có trong trứng vịt lộn

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ các cơ quan như tim, gan, phổi,… 911 mcg vitamin A có trong 100g trứng vịt lộn sẽ giúp các cơ quan của thai nhi phát triển toàn diện. Bé sẽ có đủ dưỡng chất để hoàn thiện hình thái cơ thể và từ đó tránh hiện tượng phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Vitamin A có trong trứng vịt lộn hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi
Vitamin A có trong trứng vịt lộn hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi

2.5. Bổ sung dưỡng chất thiết yếu và năng lượng cho mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ có cảm thấy cơ thể bị suy nhược, hay đau đầu chóng mặt không? Đó có thể là những biểu hiện cho thấy cơ thể mẹ đang thiếu năng lượng đấy. Thành phần photpho, canxi, protein,.. trong trứng vịt lộn giúp mẹ bồi bổ cơ thể, duy trì năng lượng, tránh mệt mỏi. 

 

Trứng vịt lộn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng
Trứng vịt lộn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng

3. Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt mẹ, khỏe bé?

Ngoài việc mẹ bầu 3 tháng ăn được trứng vịt lộn không, bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không, việc ăn như thế nào là đúng cách để đảm bảo tốt mẹ, khỏe bé cũng là một vấn đề mẹ cần quan tâm. 

  • Mẹ nhớ chỉ nên ăn 2 quả/tuần, chia làm 2 bữa, mỗi bữa 1 quả. Buổi sáng khi hệ tiêu hóa hoạt động tích cực là thời điểm mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn. Mẹ nên tránh ăn vào buổi tối vì trứng vịt lộn nhiều đạm và cholesterol có thể dễ làm cho mẹ đầy bụng, khó tiêu. 
  • Mẹ cần đặc biệt lưu ý là tránh ăn trứng vịt lộn với rau răm mặc dù đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Rau răm chứa chất kích thích tử cung, dễ khiến tử cung co bóp mạnh, có thể dẫn đến thai nhi sinh non hoặc chết lưu. Cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ mới có thể ăn gừng với rau răm nhé.
Trứng vịt lộn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng
Trứng vịt lộn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng

4. Ăn trứng vịt lộn quá nhiều dẫn đến rủi ro gì?

Trứng vịt lộn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Nếu lỡ ăn quá nhiều, có thể dẫn đến những rủi ro gì? . 

  • Mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ: Cứ 100g trứng vịt lộn chứa tới 600 mg Cholesterol. Lượng lớn Cholesterol này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tiểu đường, cao huyết áp,… Nếu mẹ đã có tiền sử bị những bệnh này thì càng cần tránh ăn món ăn này nhé.
  • Thừa cân, béo phì: 182 kcal năng lượng và 12.4 g chất béo trong 100g trứng vịt lộn sẽ tích tụ và tạo mỡ thừa cho mẹ trong 3 tháng đầu mà không vào bé vì giai đoạn này bé chưa phát triển về cân nặng.
  • Dư thừa vitamin A: Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu vitamin A. Cứ 100g trứng có đến 875 mcg vitamin A. Chất này rất tốt cho quá trình phát triển của bé nhưng nếu bổ sung quá nhiều có thể gây ra dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mẹ bầu 3 tháng có ăn được trứng vịt lộn không? Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Hoàn toàn có thể nhưng mẹ cần lưu ý là ăn lượng vừa phải để tráng được những rủi ro kể trên, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

 

Mẹ không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ

5. Lưu ý cho mẹ khi ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Có bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Đọc tới đây, mẹ chắc hẳn đã có câu trả lời rồi phải không nào? Để món ăn quen thuộc này thực sự tốt cho mẹ, khỏe cho bé Góc của mẹ sẽ chia sẻ những lưu ý sau đây, hy vọng sẽ giúp được mẹ. 

  • Tránh ăn cùng các gia vị nóng: Ăn trứng vịt lộn cùng với các gia vị nóng như ớt, tỏi hoặc cho quá nhiều muối,… có thể làm mẹ bị nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu. 
  • Không nên ăn cùng lúc với những thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Trứng vịt lộn vốn đã chứa nhiều vitamin A nên mẹ nếu bổ sung vào cơ thể cùng những thực phẩm như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin… sẽ gây phản tác dụng. 
  • Không ăn trứng luộc sẵn: Trứng vịt lộn luộc sẵn ngoài hàng không được đảm bảo vệ sinh dễ khiến mẹ bầu khi ăn vào bị tiêu chảy, đầy bụng và khó tiêu.
Mẹ bầu 3 tháng không nên ăn trứng với các gia vị cay nóng
Mẹ bầu 3 tháng không nên ăn trứng với các gia vị cay nóng

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là biệt danh hay cho bé trai, bé gái nhà mình. Để chọn được tên độc lạ, đáng yêu cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé. Bố mẹ có con họ Nguyễn có thể tham khảo bài viết cách đặt tên con họ Nguyễn để chọn tên cho bé yêu nha.

Vậy chắc hẳn qua bài viết trên, mẹ đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Góc Của Mẹ tin rằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ hãy đón chờ nhiều bài chia sẻ kiến thức hữu ích về dinh dưỡng mẹ bầu của Mamamy trong thời gian tới mẹ nhé! 

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì? 

Bầu 3 tháng đầu có được ăn yến không? 

Mẹ để ý có nhiều bé ăn súp rau củ cực “bon mồm” và lớn nhanh nên cũng muốn bổ sung thêm món súp vào thực đơn cho bé nhà mình nhưng chưa biết kết hợp nguyên liệu sao cho phù hợp với nhu cầu, thể trạng của con. Xem ngay 8 công thức súp rau củ cho bé cực ngon, đầy đủ dinh dưỡng này nhé, đảm bảo con măm giỏi và lớn nhanh như thổi ngay dưới đây mẹ nhé!

Súp rau củ cho bé ăn dặm
8 công thức súp rau củ cực bổ dưỡng để chào “tạm biệt” biếng ăn ở bé

1. Thời điểm thích hợp mẹ cho bé “măm” súp rau củ

Bé yêu được từ 6 tháng tuổi, mới tập ăn dặm, mẹ có thể thêm súp rau củ vào thực đơn vì kết cấu súp lỏng, dễ nuốt, bé chưa cần nhai cũng măm được. Súp rau củ còn có nhiều hương vị đa dạng đảm bảo con thích mê. Ngoài ra, bé nào biếng ăn, khó tiêu, hay bị đầy bụng, mẹ cũng nên thêm món ăn này để đổi vị, kích thích giác quan, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, giúp đẩy lùi táo bón cho bé cưng nhé.

Súp canh rau củ
Bắt tay vào nấu súp rau củ cho bé thôi mẹ ơi!

2. 5 công thức súp rau củ ngọt mát cho bé yêu ăn dặm thun thút

Ở giai đoạn ăn dặm, con yêu thường gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu do chưa quen với các thực phẩm mới. Lúc này, việc bổ sung chất xơ để cải thiện sức khỏe đường ruột cho con là rất quan trọng. Cùng Góc của mẹ điểm mặt gọi tên 8 món súp rau củ ngon “trứ danh” với hàm lượng chất xơ dồi dào giúp bé yêu ăn dặm thun thút và ngày càng bụ bẫm mẹ nhé.

1.1. Công thức súp gà rau củ cho bé 6 tháng tuổi

Thịt gà là thực phẩm được khuyến khích cho bé cưng mới tập ăn dặm nhờ kết cấu thịt mềm, dễ nhai. Thịt cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các chất như protein, canxi, vitamin B, D hỗ trợ cải thiện cân nặng, giúp xương bé chắc khỏe. Từ những nguyên liệu có sẵn trong bếp như cà rốt, đậu que, bí ngòi,… hãy cùng bắt tay vào nấu món súp gà rau củ cho bé ăn giỏi chỉ với vài bước đơn giản mẹ nhé.

Súp gà rau củ cho bé ăn dặm
Súp gà rau củ thanh mát, giúp bé thêm chắc khỏe xương

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g thịt gà
  • 30g bí ngòi
  • 30g đậu que
  • 1/4 củ cà rốt
  • 2gr bột năng
  • 300ml nước

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Thịt gà mua về mẹ rửa sạch, bỏ da chỉ giữ lại phần thịt thôi nhé. Mẹ cho thịt gà cùng 100ml nước vào nồi, đậy nắp, đun lửa vừa trong 15 phút. Kế đến, mẹ vớt thịt gà ra ngoài, cho vào máy xay khoảng 5 phút cho nhuyễn.
  • Bước 2: Bí ngòi, đậu que và cà rốt mẹ rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành từng khoanh nhỏ, sau đó cho đồng thời vào máy xay, mở chế độ vừa xay trong 3 – 5 phút cho nhuyễn mịn ra.
  • Bước 3: Phần nước luộc gà ban nãy đừng bỏ đi mẹ nhé, mẹ sử dụng để làm nước súp luôn cho đậm vị. Rau củ quả sau khi xay nhuyễn, mẹ đổ vào nồi, bật bếp ở lửa vừa và dùng muôi khuấy đều liên tục.
  • Bước 4: Tầm 3 – 4 phút sau là rau củ chín mềm, mẹ đổ tiếp phần thịt gà vào. Bột năng mẹ pha cùng 10ml nước lọc, đánh đều cho tan, rồi nhẹ tay đổ dần dần vào nồi súp nhé.
  • Bước 5: Mẹ khuấy hỗn hợp thật đều tay, đun thêm 2 phút là tắt bếp. Thành phẩm súp thơm ngon, nóng hổi đã hoàn thành, mẹ đổ ra bát, đợi 4 phút cho nguội bớt rồi đưa bé yêu măm măm được rồi!.
Bé ăn dặm súp rau củ
Bé ăn dặm thun thút nhờ mẹ nấu súp gà rau củ ngon đúng điệu

1.2. Cách nấu súp tôm rau củ cho bé 7 tháng ăn dặm

Tôm được biết đến là loại thủy hải sản cực giàu dinh dưỡng như omega – 3, vitamin A, D giúp bé phát triển trí não và tăng cường thị lực. Tôm cũng rất dồi dào chất đạm và canxi nên bé được 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn chỉnh hơn mẹ mới bắt đầu cho bé làm quen, tránh cho ăn quá sớm con sẽ dễ bị đầy bụng và dị ứng mẹ nhé. Cùng kết hợp tôm và các loại rau củ tươi có sẵn trong ngăn bếp để “ra đời” món súp ngon mê ly cho bé mẹ ơi.

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • Tôm tươi: 100 gr
  • Đậu Hà Lan: 30 gr
  • Cà rốt: 30 gr (1/3 củ)
  • Ngô Mỹ: 30 gr
  • Bột bắp: 5 gr
  • Nước sạch: 300ml
  • Dầu ăn dặm: 10ml
Súp tôm rau củ cho bé ăn dặm
Bé thích mê món súp tôm kết hợp rau củ cực bắt miệng

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Tôm tươi mua về mẹ cắt bỏ đầu, lột vỏ và chỉ tôm đi, chỉ giữ lại phần thịt tôm. Cà rốt thì gọt vỏ, cắt thành từng khối vuông 2 – 3cm, ngô Mỹ và đậu Hà Lan mẹ tách lấy hạt nhé.
  • Bước 2: Mẹ cho cà rốt, ngô, đậu vào máy, bật chế độ vừa xay trong 3 – 4 phút cho nhuyễn mịn ra, sau đó đổ ra bát. Mẹ rửa lồng máy xay qua 2 – 3 lần nước cho sạch, rồi thêm thịt tôm vào, xay trong 6 – 7 phút để thịt tôm nhuyễn, không còn lợn cợn nữa thì tắt máy.
  • Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 300ml nước vào, mở lửa vừa đun trong 3 phút. Thấy nước sôi lăn tăn mẹ cho thịt tôm vào, đảo đều lên. Đun thêm cỡ 3 – 4 phút nữa là tôm chín, thịt chuyển sang màu đỏ, lúc này mẹ nhanh tay cho phần rau củ đã xay nhuyễn vào, dùng muôi khuấy đều.
  • Bước 4: Hòa bột bắp cùng 15ml nước, trộn đều cho bột tan ra mẹ nhé. Kế đến, mẹ nhẹ tay đổ phần bột mới hòa vào nồi súp, khuấy đều liên tục để bột không bị vón cục.
  • Bước 5: Đun thêm khoảng 5 – 6 phút nữa là súp tôm rau củ đã chín rồi đó ạ. Mẹ đổ ra bát ngay, thêm 10ml dầu ăn dặm vào, trộn lên, đợi một chút súp nguội bớt là cho bé măm măm luôn để dậy vị nhất.
Súp tôm rau củ cho bé ăn dặm
Món súp ngon và bắt mắt thế này, bé nào mà không thích cơ chứ

1.3. Tuyệt chiêu nấu súp trứng rau củ cho bé 8 tháng

Trứng gà rất quen thuộc với mẹ bỉm Việt, cực dễ tìm mua và chứa đầy dinh dưỡng, rất có lợi cho sự phát triển của bé cưng đó ạ. Nhờ hàm lượng DHA và lecithin dồi dào, mẹ cho bé ăn trứng đúng cách sẽ tăng cường trí nhớ, bé tiếp thu nhanh và thông minh hơn. Trứng cũng chứa một lượng chất béo vừa phải nên có vị béo ngậy, mềm tan trong miệng, bé nào cũng thích hết.

Khi bé cưng được 8 tháng tuổi, mẹ bắt đầu thêm trứng vào thực đơn nhưng chỉ cho bé măm lòng đỏ thôi, tuyệt đối không ăn lòng trắng vì con sẽ dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khó chịu lắm đó ạ. Đến khi bé được khoảng 1 tuổi mẹ mới cho bé ăn cả quả trứng nhé. Trứng và rau củ kết hợp với nhau trong món súp dậy vị, thanh mát hỗ trợ mẹ chào tạm biệt biếng ăn ở bé, con ăn ngon và lớn nhanh như Thánh Gióng mẹ ơi.

Súp trứng rau củ
Dễ măm măm và ngon tuyệt chính là súp trứng rau củ đây ạ

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1/2củ cà rốt
  • 1/2 bắp ngô
  • 1 muỗng cà phê bột bắp
  • 300ml nước
  • 10ml dầu ăn dặm
Súp trứng gà kết hợp cùng cà rốt cho bé ăn dặm
Món súp trứng gà cà rốt thơm ngon bổ dưỡng

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Cà rốt mẹ đem đi gọt vỏ, rửa sạch, rồi thái thành từng miếng vuông cỡ 2 – 3cm, ngô thì tách lấy hạt. Sau đó, mẹ cho đồng thời cà rốt và ngô vào máy, mở chế độ vừa xay trong 2 – 3 phút.
  • Bước 2: Kế đến, mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 300ml nước, đậy nắp đun trong 3 phút. Nước sôi lăn tăn mẹ cho rau củ mới xay xong vào, dùng muôi khuấy đều. Mẹ tiếp tục đun trong 4 – 5 phút để rau củ chín mềm, bé sẽ dễ măm hơn.
  • Bước 3: Trứng gà mẹ tách lấy lòng đỏ, cho vào bát, dùng nĩa đánh cho tan ra, rồi đổ nhẹ vào nồi súp. Bột bắp pha cùng 15ml nước sạch, lấy đũa đánh đều lên mẹ nhé.
  • Bước 4: Khi súp sôi lục bục, mẹ nhanh chóng cho phần bột bắp vừa hòa tan vào, khuấy đều liên tục trong 30 giây để bột tan vào súp, không bị vón cục lại.
  • Bước 5: Đun súp trên bếp thêm 3 phút nữa là mẹ tắt, múc ngay ra bát, thêm 10ml dầu ăn dặm vào rồi trộn đều lên. Đợi tầm 3 – 4 phút cho súp nguội bớt, mẹ đút cho bé yêu măm măm nhé.
Súp trứng rau củ cho bé ăn dặm
Súp ngon thế này, chẳng còn bé nào kén ăn nữa đâu mẹ ơi

1.4. Bí quyết chế biến súp cá hồi rau củ cho bé ăn dặm 9 tháng

Cá hồi được mẹ bỉm đánh giá là “siêu thực phẩm” giúp bé thêm cao lớn và ngăn ngừa vấn đề mắt như cận thị, mỏi mắt nhờ dưỡng chất Omega – 3 phong phú. Đặc biệt, thịt cá hồi cực mềm, vị bùi bùi ăn rất bắt miệng, mẹ chẳng sợ bé yêu biếng ăn nữa. Công thức nấu súp cá hồi rau củ rất đơn giản, mẹ sử dụng ngay những thực phẩm, dụng cụ có sẵn ở nhà bếp cũng đủ để chế biến ra món ăn ngon lành, bé mê tít rồi đó ạ.

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr cá hồi (đã phi lê sẵn)
  • 1/2 củ cà rốt
  • 30gr Đậu Hà Lan
  • 30gr hạt sen tươi
  • 3gr bột năng
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 300ml nước
  • 1 bịch sữa tươi không đường
Súp cá hồi cho bé ăn dặm
Súp cá hồi đơn giản, dễ nấu từ rau củ có sẵn trong gian bếp

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Cá hồi mua về mẹ rửa sạch, ngâm với sữa tươi không đường trong 5 phút để khử tanh và giữ miếng cá được tươi. Sau đó, mẹ cho cá vào nồi cùng 200ml nước, đậy nắp đun trong 15 phút cho chín nhé.
  • Bước 2: Cà rốt mẹ gọt vỏ, cắt thành từng khối vuông cỡ 2 – 3 cm, đậu Hà Lan và hạt sen mẹ tách vỏ và đem đi rửa sạch. Tiếp đó, mẹ cho rau củ đã sơ chế vào máy, xay trong 2 phút cho nhuyễn ra.
  • Bước 3: Kế đến, mẹ gắp cá hồi ra bát, dũng nĩa nghiền cho thật nhuyễn. Phần rau củ vừa xay xong mẹ cho vào nồi cùng 300ml nước, khuấy đều lên, đun trong 4 phút cho sôi, rồi cho cá hồi vào cùng luôn nhé.
  • Bước 4: Để súp quyện lại và dậy vị hơn, mẹ sử dụng 3gr bột năng hòa cùng 15ml nước, đổ từ từ vào nồi súp rồi dùng muôi khuấy lên. Đun thêm 3 phút cho hỗn hợp thấm vị, chín mềm là tắt bếp được rồi.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ chỉ việc đổ thành quả súp thơm ngon ra bát, thêm dầu ăn dặm, trộn đều và cho bé yêu thưởng thức thôi.
Súp cá hồi rau củ cho bé ăn dặm
Bé bụ bẫm, đáng yêu ai nhìn cũng mê nhờ súp rau củ cá hồi siêu bổ dưỡng

1.5. Cách nấu súp thịt heo rau củ cho bé 10 tháng tuổi

Khi đã tập ăn dặm được một thời gian, bé cưng thường có xu hướng chán và lười ăn. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm món ngon mới để kích thích vị giác, khiến con thèm ăn hơn. Súp thịt heo rau củ chính là “cứu tinh” cho mẹ đó ạ. Món này cung cấp lượng calories đủ và đúng theo nhu cầu của bé, giúp con khỏe mạnh và tha hồ khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, thịt heo còn có vị ngọt tự nhiên, cộng thêm vị thanh mát đến từ rau củ, con sẽ cực thích món này và ăn hết sạch bát luôn mẹ ơi.

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr thịt heo
  • 1 củ khoai tây
  • 3gr bột năng
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 300ml nước
Súp thịt heo rau củ cho bé ăn dặm
Súp thịt heo rau củ – món ăn đơn giản mà vị lại ngon khó cưỡng

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Thịt heo mua về mẹ rửa sạch, cho vào nồi cùng 300ml nước, đun sôi trong 15 phút. Thịt chín mẹ vớt ra bát, để nguội, cắt thành từng khối nhỏ rồi cho vào máy, xay trong 2 – 3 phút để thịt tơi ra nhé.
  • Bước 2: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành 4 khối, rồi cho vào máy xay trong 2 phút, thấy khoai còn hơi lợn cợn là tắt máy. Bột năng mẹ hòa tan cùng 15ml nước để lát đổ vào súp cho quyện và thơm ngon hơn.
  • Bước 3: Mẹ thêm khoai tây vào nồi nước luộc thịt ban nãy, đun trong 4 phút cho chín. Kế đến, cho thịt heo vào, dùng muôi khuấy lên cho đều mẹ nhé. Nước sôi lăn tăn là mẹ cho bột năng vào, tiếp tục khuấy thêm 30 giây nữa, rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Như vậy món súp thịt heo rau củ đã hoàn thành rồi đó mẹ. Giờ chỉ việc đổ ra bát, thêm dầu ăn dặm rồi trộn lên cho bé ăn dặm thật giỏi thôi mẹ ơi.
Súp thịt heo rau củ cho bé ăn dặm
Đút túi ngay cách nấu súp thịt heo – rau củ nhanh siêu tốc, chỉ mất 20 phút này mẹ nhé

2. 3 cách nấu súp rau củ cho bé ăn thô lớn nhanh “như thổi”

Sau thời gian ăn dặm và có “kinh nghiệm” nhai chóp chép, bé đã sẵn sàng để tập ăn thô rồi mẹ ơi. Để con ăn giỏi và đẩy lùi tình trạng chán, lười ăn, bỏ bữa, mẹ tham khảo 3 cách nấu súp rau củ ngon – bổ – rẻ này để chế biến cho bé yêu nhé!

2.1. Bí quyết chế biến súp ếch rau củ cho bé 11 tháng

Mẹ thấy dạo gần đây con thường chán ăn, gầy đi nhiều nên rất lo lắng. Thêm thịt ếch ngay vào thực đơn của con yêu để “đánh bay” nỗi lo con thấp còi mẹ nhé. Thịt ếch cực dồi dào protein, chất béo cùng nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, photpho, kali,… giúp bổ sung dinh dưỡng, con khỏe mạnh và tăng cân đều đều. Bé được 11 tháng tuổi là thời điểm “vàng” để mẹ cho con măm thịt ếch, bởi lẽ hệ tiêu hóa đã khá hoàn thiện, con cũng tập nhai giỏi rồi, không sợ bị nghẹn, hóc lúc măm măm nữa.

Súp ếch rau củ cho bé ăn dặm
Bé 11 tháng nên ăn món súp ếch rau củ để bổ sung dưỡng chất, “đánh bay” nỗi lo thấp còi, chậm lớn

Có nhiều cách để mẹ chế biến thịt ếch cho con nhưng món súp ếch rau củ sẽ là gợi ý đầu tiên, vì món này cực dễ ăn, lại còn đậm vị, đảm bảo con ăn xong là đòi ăn tiếp cho mà xem. Tham khảo cách làm ngay mẹ nhé!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr thịt ếch (thịt đùi)
  • 1 củ khoai tây
  • 1/2 củ cà rốt
  • 1/2 miếng phô mai con bò cười
  • 3gr bột năng
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 300ml nước
Canh súp ếch rau củ cho bé ăn dặm
Lý do con ăn dặm giỏi? Nhờ món súp ếch này chứ tìm đâu xa!

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Đùi ếch mẹ rửa sạch, hấp cách thủy trong 15 phút cho chín, sau đó tách thịt ra khỏi xương rồi bằm nhuyễn. Cà rốt và khoai tây mẹ gọt vỏ, cắt thành hình hạt lựu cỡ 5mm để bé luyện nhai tốt hơn. Phần phô mai thì mẹ dùng nĩa nghiền mịn, tránh bé bị hóc khi măm măm.
  • Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 300ml nước và cà rốt, khoai tây, đậy nắp đun trong 5 phút. Kế tiếp, mẹ hòa bột năng cùng 15ml nước nhé.
  • Bước 3: Mẹ tiếp tục cho thịt ếch đã băm và phô mai vào nồi, đun thêm 3 phút rồi cho bột năng vào. Dùng muôi khuấy đều liên tục trong 30 – 40 giây để súp hòa quyện, không bị vón cục.
  • Bước 4: Súp sôi lục bục mẹ tắt bếp, múc ra bát, thêm dầu ăn dặm trộn đều lên. Chờ khoảng 3 phút súp nguội bớt, mẹ liền đưa bé ăn luôn cho ấm và ngon miệng nhất nhé.
Bé ăn dặm ngoan và ngon miệng
Con măm măm giỏi và bụ bẫm, đáng yêu quá mẹ ơi

2.3. Cách nấu súp thịt bò rau củ cho bé 1 tuổi

12 tháng tuổi là giai đoạn con nhanh nhạy, măm măm giỏi và dần chuyển sang ăn thô chứ không ăn bột mịn như hồi bé xíu nữa. Mẹ nên chế biến món ăn lợn cợn, không nghiền hay xay nhuyễn để con cảm nhận hương vị và nhai tốt hơn. Gợi ý mẹ nấu súp thịt bò rau củ đậm vị, bắt miệng, có lượng protein cao từ thịt bò và chất xơ dồi dào từ rau củ giúp bé ăn giỏi, hấp thu nhanh và ngày càng bụ bẫm hơn. Cách làm thì cực đơn giản, chỉ mất hơn 20 phút thôi, xem ngay mẹ nhé!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr thịt bò
  • 1 củ khoai tây
  • 1/2 củ cà rốt
  • 1 quả cà chua
  • 3gr bột năng
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 1/4 muỗng cà phê hạt nêm
  • 300ml nước
Thịt bò cho bé ăn dặm
Thịt bò có hàm lượng protein cao, hỗ trợ bé chắc khỏe xương và lớn nhanh

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Thịt bò mua về mẹ rửa sạch, băm nhuyễn trên thớt để con dễ nhai. Khoai tây, cà rốt, cà chua thì rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt hình hạt lựu cỡ 7 – 8mm mẹ nhé.
  • Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 300ml nước, đậy nắp đun trong 3 phút cho sôi. Kế đến, mẹ cho đồng thời khoai tây, cà rốt và cà chua đã cắt hạt lựu vào, để lửa vừa nấu tiếp 3 – 4 phút nữa cho chín mềm.
  • Bước 3: Bột năng mẹ đem đi hòa tan cùng 15ml nước. Thấy nước trong nồi sôi lên, mẹ nhanh tay cho thịt bò, rồi đổ từ từ phần nước bột năng vào, dùng muôi khuấy đều để tránh bột bị vón cục lại mẹ nhé.
  • Bước 4: Đun thêm cỡ 3 phút nữa là súp đã chín, mẹ thêm 1/4 muỗng cà phê hạt nêm vào, khuấy thêm 2 – 3 lần nữa là tắt bếp. Cuối cùng là múc súp ra bát, rưới thêm dầu ăn dặm, trộn đều và cho bé ăn thô thật giỏi thôi.
Súp thịt bò rau củ cho bé ăn dặm
Siêu phẩm súp thịt bò rau củ cho bé 1 tuổi lớn như Thánh Gióng

2.3. Công thức súp cua rau củ cho bé 2 tuổi

Bé sơ sinh thường dễ bị dị ứng khi ăn các loại hải sản, trong đó có cua. Tuy nhiên, khi lên 2 tuổi, con đã sẵn sàng để khám phá thêm nhiều hương vị mới, hệ tiêu hóa cũng hoàn chỉnh rồi nên mẹ đừng quên bổ sung món súp cua rau củ vào thực đơn cho con nhé. Nhờ hàm lượng vitamin B2, selen và axit béo omega-3 phong phú, món ăn này sẽ giúp tăng cường trí nhớ, con phản ứng nhanh nhạy hơn và học cực giỏi. Cùng Góc của mẹ trổ tài vào bếp nấu món này cho bé yêu nhé mẹ!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr thịt cua
  • 1/2 củ cà rốt
  • 30gr bí đỏ
  • 1/4 bắp ngô
  • 3gr bột năng
  • 10ml dầu ăn
  • 1/4 muỗng cà phê hạt nêm
  • 300ml nước
Thịt cua nấu súp rau củ
Bé thông minh và nhanh nhạy hơn nhờ mẹ cho ăn thịt cua đúng cách

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Cua biển mẹ rửa sạch rồi đem đi hấp cách thủy trong 20 phút cho chín. Sau đó, mẹ tách vỏ, lấy phần thịt cua ra rồi xé nhỏ cho bé dễ măm.
  • Bước 2: Bí đỏ, cà rốt mẹ gọt vỏ, thái hình hạt lựu cỡ 10mm, ngô tách lấy hạt mẹ nhé. Mẹ lấy phần rau củ vừa sơ chế này cho vào nồi, thêm 300ml nước, bật bếp đun trong 3 – 4 phút.
  • Bước 3: Thấy nước sôi lên mẹ cho thịt cua vào, thêm bột năng pha loãng, khuấy đều trong 1 – 2 phút rồi tắt bếp. Nêm ¼ muỗng cà phê hạt nêm, dùng muôi khuấy lên để súp thêm bắt vị.
  • Bước 4: Mẹ cho thành phẩm súp nóng hổi ra bát, trộn với 10ml dầu ăn, đợi tầm 2 phút cháo bớt nóng là đưa bé yêu ăn được rồi đó ạ.
Súp thịt cua rau củ
Thịt cua kết hợp rau củ trong món súp siêu thơm ngon

3. 4 lưu ý quan trọng khi chế biến và cho bé ăn súp rau củ

Súp rau củ là món ăn dễ làm, dễ kết hợp nguyên liệu từ những thực phẩm có sẵn trong gian bếp nhà mình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt khi cho bé măm măm, mẹ đừng quên 4 lưu ý quan trọng sau.

3.1. Chọn rau củ tươi ngon

Rau củ có tươi, có ngon thì món súp làm ra mới bắt miệng, bé mới thích ăn nên việc lựa chọn rau củ thật kỹ trước khi mua rất quan trọng đó ạ. Mẹ ưu tiên chọn rau củ tự nhiên, không thuốc trừ sâu, rau củ còn xanh mơn mởn, cầm vào chắc tay. Tuyệt đối không mua nếu thấy rau củ có mùi lạ, chảy nước, lớp vỏ sần sùi và nhiều đốm đen mẹ nhé.

Chọn rau củ nấu súp cho bé
Mẹ đừng quên chọn rau củ thật tươi ngon để tăng hương vị cho món súp nhé

Để đảm bảo chọn mua rau củ tươi ngon, chất lượng cao cấp, mẹ tham khảo các địa chỉ uy tín như Vinmart, Aeon Mall,… giá vừa rẻ vừa tiện lợi, ngồi ở nhà đặt online cũng được luôn mẹ ơi.

3.2. Sơ chế sạch rau củ trước khi chế biến

Trước khi chế biến súp, mẹ cần rửa rau củ thật sạch để loại bỏ đi lớp cặn bẩn còn sót lại cũng như dư lượng hóa chất. Chỉ rửa với nước sạch thông thường sẽ không thể gột hết lớp bụi bẩn trên bề mặt và sâu bên trong các lớp rau. Mẹ nên chọn nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy để làm sạch, tiêu diệt hết mọi vi khuẩn bám trên rau củ nhé.

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy
Nước rửa bình sữa và rau củ lành tính, khử khuẩn cực nhanh và sạch

Tại sao nước rửa bình sữa mà lại rửa được cả rau củ? Nghe lạ quá mẹ nhỉ! Đó là vì Mamamy lựa chọn AHS – một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản. AHS có khả năng tiêu diệt hết những mầm bệnh, đánh bay vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, lại còn an toàn và lành tính đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả – thực phẩm mẹ cho bé măm hàng ngày. Mẹ dùng rửa từ a đến z mọi thứ đảm bảo hệ tiêu hóa của con được bảo vệ tốt nhất.

Nước rửa bình sữa Mamamy
Sản phẩm 2 trong 1 – vừa rửa bình sữa vừa rửa được rau củ nhà Mamamy

3.3. Tránh kết hợp các nguyên liệu kỵ nhau

Trước khi chọn nguyên liệu để kết hợp, mẹ nên tìm hiểu trước xem có bị kỵ nhau hoặc tác động xấu đến bé không, sau đó mới kết hợp chung trong món súp rau củ nhé. Ví dụ, trong món súp trứng rau củ, mẹ đừng thêm khoai tây vì loại củ này kỵ với trứng, khi kết hợp với nhau dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu ở bé. Hoặc, nếu đã có cà rốt trong công thức rồi thì mẹ không cho củ cải nữa, bởi lẽ hai loại củ này khi nấu chung sẽ làm phân hủy vitamin C, không còn dưỡng chất mà lại tiềm ẩn nguy cơ sản sinh ra chất độc có hại cho bé nữa đó ạ.

Lưu ý kết hợp nguyên liệu ăn dặm súp rau củ cho bé
Tránh kết hợp nguyên liệu kỵ nhau kẻo gây ảnh hưởng đến bé yêu

3.4. Không nấu súp quá lâu trên bếp

Nhiệt độ cao dễ làm bay hơi chất dinh dưỡng có trong súp nên sau khi chín, mẹ tắt bếp ngay, để nguội bớt và cho bé cưng thưởng thức liền nhé. Mẹ tránh để súp trên bếp quá lâu vì hơi nóng còn lại sẽ làm rau củ bị oxy hóa và nhanh chóng mất đi đến 60% dưỡng chất vốn có. Con ăn không ngon và cũng chẳng bổ dưỡng gì đâu ạ.

Mẹ lưu ý khi nấu món súp cho bé
Không nấu súp trên bếp quá lâu vì dễ làm mất chất dinh dưỡng vốn có

Vậy là mẹ đã biết cách nấu súp rau củ cho bé chuẩn chỉnh, áp dụng cho bé từ 6 tháng đến hơn 2 tuổi rồi. Mẹ đừng quên các lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, giúp bé măm giỏi và lớn nhanh “như thổi” nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Những tháng đầu có con thật hạnh phúc mẹ nhỉ, nhưng có lẽ, đi kèm đó là những lo lắng làm thế nào để giữ thai, bảo vệ con tốt nhất. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng là một trong những điều khiến mẹ bỉm tập đầu đau đầu nhất. Sợ ăn không đúng lại ảnh hưởng con. Vậy bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Hạn chế 6 loại trái cây, rau củ này!

Trái cây, rau củ là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho mẹ mang thai. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng mang đến tác dụng tích cực cho mẹ bầu 3 tháng đầu đâu. 6 loại dưới đây mẹ nên hạn chế trong thực đơn thai kỳ của mình nhé!.

1.1. Quả nhãn

Nhãn là một loại quả được rất nhiều người yêu thích trong những ngày hè bởi hương vị ngọt thanh và mọng nước. Nhưng mẹ biết không? Ngoài những công dụng tốt, nhãn cũng đi kèm rất nhiều tác dụng phụ với mẹ đang mang bầu 3 tháng đầu. Loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và mẹ, thậm chí dẫn đến sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng hãy kiêng tuyệt đối nhãn và chỉ nên ăn lượng nhỏ một vài quả trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ thôi nhé.

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn Nhãn nhé

1.2. Dứa

Dứa là là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ vì ăn rất ngọt và tươi mát, giúp cung cấp nước, bổ sung rất nhiều vitamin C và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, vì hàm lượng axit có trong dứa ở mức cao, cho nên trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ cần kiêng ăn dứa để tránh bị ợ nóng hoặc trào ngược trong giai đoạn ốm nghén. Đặc biệt, dứa có thể kích thích gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế ăn loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu thèm quá cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải khoảng 1-2 miếng 1 tuần thôi mẹ nhé.

Dứa cũng là loại trái cây mẹ bầu 3 tháng đầu phải kiêng
Dứa cũng là loại trái cây mẹ bầu 3 tháng đầu phải kiêng

1.3. Đu đủ xanh

Đu đủ xanh được biết đến với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, B1,… Thế nhưng đây lại là một loại thực phẩm không tốt cho mẹ khi mang bầu 3 tháng đầu bởi những thành phần có hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Enzym và mủ trong đu đủ xanh có thể gây co thắt tử cung khiến mẹ dễ sảy thai, rối loạn tiêu hóa, gây chứng ợ chua, chướng bụng. Papain hoạt động như một hormon prostaglandin và oxytocin cũng có thể khiến mẹ bị co thắt cử cung, xuất huyết nhau thai. Vì vậy mẹ bầu 3 tháng kiêng ăn đu đủ xanh trong giai đoạn này nhé.

Mang thai 3 tháng đầu mẹ cũng phải kiêng đu đủ xanh
Mang thai 3 tháng đầu mẹ cũng phải kiêng đu đủ xanh

1.4. Chùm ngây

Rau chùm ngây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, mẹ dùng nấu canh ăn rất ngậy và ngon. Tuy vậy, rau chứa chất alpha-sitosterol có thể gây co cơ trơn tử cung và dễ làm mẹ đang mang thai 3 tháng đầu sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở mẹ hạn chếc ăn rau chùm ngây trong giai đoạn này nhé.

Bầu 3 tháng đầu cần kiêng ăn chùm ngây
Bầu 3 tháng đầu cần kiêng ăn chùm ngây

1.5. Rau ngót

Rau ngót chắc hẳn không còn xa lạ với mẹ rồi, thường được dùng nấu canh ăn rất ngon. Tuy nhiên, mẹ đang bầu 3 tháng đầu phải kiêng ăn rau ngót bởi trong rau ngót chứa hàm lượng papaverin lớn. Đây là một chất kích thích được tìm thấy trong thuốc phiện có nguy cơ dẫn đến việc sảy thai do kích thích tử cung co bóp. Rau ngót cũng gây mất ngủ và ăn uống kém đi nếu mẹ ăn quá nhiều. .

Mẹ bầu 3 tháng đầu phải kiêng rau ngót
Mẹ bầu 3 tháng đầu phải kiêng rau ngót

1.6. Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi vị đắng nhẹ cùng công dụng tốt cho người tiểu đường hoặc bị táo bón. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ tuyệt đối không được ăn mướp đắng vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai khi thai làm tổ chưa vững chắc. Ăn nhiều mướp đắng cũng sẽ gây hại cho tiêu hóa, khiến mẹ bị đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, gây ngộ độc, nhức đầu, nôn mửa… và  có nguy cơ chuyển dạ sớm khi sắp sinh.

Hãy kiêng mướp đắng trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất
Hãy kiêng mướp đắng trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất

2. Các loại hải sản mẹ bầu 3 tháng đầu cần kiêng

Hải sản vẫn được biết là thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, D, protein, Omega 3,… rất tốt cho sức khỏe. Tuy  nhiên, mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ vẫn còn nhạy cảm. Vì vậy khi ăn hải sản cần chú ý loại bỏ các loại hải sản chứa thủy ngân, cua và hải sản chưa được chế biến kỹ ra khỏi thực đơn ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

2.1. Hải sản chứa thủy ngân

Hải sản có thể hấp thụ thủy ngân ở môi trường bị ô nhiễm. Khi chúng ta ăn phải những hải sản này, thủy ngân cũng sẽ được đưa vào cơ thể. Theo thời gian, dạng hữu cơ của thủy ngân – methylmercury sẽ gây độc tính và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Đặc biệt là khi đang mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu phải kiêng ăn tuyệt đối các loại cá dễ nhiễm thủy ngân lượng cao như cá mập, cá ngừ,… để tránh truyền nó tới nhau thai. Khi thủy ngân tích tụ đủ nhiều trong thai kỳ, chúng có khả năng làm suy yếu nghiêm trọng sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh thai nhi. Thậm chí, bé sau khi sinh còn có thể gặp các biến chứng xấu như kém phát triển tư duy, chậm nói,…

Hải sản chứa thủy ngân là thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng
Hải sản chứa thủy ngân là thực phẩm không tốt cho mẹ bầu 3 tháng

2.2. Hải sản tươi sống chưa được chế biến kĩ hoặc bị ô nhiễm

Các loại hải sản chưa được chế biến kĩ hoặc bị ô nhiễm, đặc biệt là hải sản sống và đông lạnh như hàu sống, ngao, sò điệp, Sushi, Sashimi,… có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng có hại mà mắt thường khó thấy được như Toxoplasmosis, Listeriosis, Salmonella. Các loại vi khuẩn này cực kì có hại cho mẹ bầu 3 tháng đầu, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc làm thai nhi bị dị tật. mẹ tuyệt đối không nên ăn những loại hải sản này dù chỉ với một lượng nhỏ mẹ nhé.

Hải sản tươi sống chưa qua chế biến kĩ hoặc bị ô nhiễm là thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên kiêng
Hải sản tươi sống chưa qua chế biến kĩ hoặc bị ô nhiễm là thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên kiêng

2.3. Cua và sản phẩm từ cua

Loại hải sản cuối cùng mà mẹ bầu 3 tháng đầu cần kiêng là cua và sản phẩm từ cua. Với người bình thường, cua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhưng với mẹ đang mang bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất, thịt cua có thể làm xuất huyết trong, làm co thắt tử cung và thậm chí gây lưu thai. Bên cạnh đó, hàm lượng Cholesterol trong cua rất cao có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu trong thời kì 3 tháng đầu nhạy cảm.

Cua và sản phẩm từ cua là thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên kiêng
Cua và sản phẩm từ cua có hàm lượng Cholesteron cao, là thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên kiêng

3. Các loại đồ uống mẹ bầu 3 tháng cần hạn chế

3.1. Đồ uống chứa caffein

Thức uống chứa caffeine giúp tăng thêm năng lượng cho ngày làm việc mới. Tuy vậy, nếu hàm lượng caffeine quá cao có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra tâm trạng hồi hộp và căng thẳng, điều mà mẹ bầu 3 tháng nào cũng không muốn gặp phải. Ngoài ra, việc caffeine đi qua nhau thai sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ sảy thai, cực kỳ không tốt cho mẹ đang mang bầu 3 tháng đầu. Vì thế, mẹ hãy hạn chế uống loại đồ uống này để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Đồ uống chứa caffein là thức uống mẹ bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu
Đồ uống chứa caffein là thức uống mẹ bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu

3.2. Bia rượu, đồ uống có cồn

Bia rượu và đồ uống có cồn là những loại đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc, liên hoan hay các buổi gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, mẹ bầu trong thời kì mang thai 3 tháng đầu cần kiêng hoàn toàn loại đồ uống này bởi cồn trong bia rượu có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh của thai nhi cũng như sự phát triển sau này của trẻ.

mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng uống rượu bia
Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng uống rượu bia và đồ có còn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

4. Các loại thực phẩm khác

4.1. Vitamin A có nguồn gốc động vật 

Vitamin A có nguồn gốc động vật như gan lợn, gan gà, gan bò… các sản phẩm nội tạng là những món ăn không xa lạ với mỗi bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, trong thực đơn của mẹ bầu 3 tháng, tuyệt đối không được có những loại thực phẩm trên vì thành phần vitamin A trong thực phẩm từ động vật khi gia tăng trong máu có thể khiến mẹ bị sảy thai và làm thai nhi có nguy cơ bị di tật, mẹ lưu ý nhé.

 

Mang thai 3 tháng đầu kiêng ngay Vitamin A có nguồn gốc động vật
Mang thai 3 tháng đầu kiêng ngay Vitamin A có nguồn gốc động vật

4.2. Đồ ngọt quá, mặn quá, hay nhiều dầu mỡ 

Đây là là nhóm thực phẩm nằm ở tầng tháp trên cùng – nhóm thực phẩm cần ăn ít nhất  trong tháp dinh dưỡng dành cho mẹ đang mang bầu 3 tháng đầu tiên. Theo khuyến cáo của viên dinh dưỡng quốc gia, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 25 g đường và 25 g muối, 25 g dầu ăn. ăn mặn quá có thể sẽ làm tăng nguy cơ phù nề, ứ nước và tăng huyết áp, còn quá ngọt lại khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường. Chưa hết, mẹ bầu còn có nguy cơ béo phì, bé tăng cân quá mức trong khi lại thiếu các chất dinh dưỡng khác cho thai nhi.

Tam ca nguyệt thứ nhất mẹ bầu kiêng ăn đồ ngọt quá, mặn quá, hay nhiều dầu mỡ
Tam ca nguyệt thứ nhất mẹ bầu kiêng ăn đồ ngọt quá, mặn quá, hay nhiều dầu mỡ

4.3. Đồ tái sống

Nem chua, gỏi sushi, tiết canh hay thịt tái, trứng lòng đào,… là những món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên đây đều là những loại thực phẩm tái sống, không được chế biến kĩ và rất dễ ẩn chứa các nguy cơ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm. Một số loại vi khuẩn trong những loại đồ ăn này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe thai nhi. Thế nên những tháng đầu mang thai, mẹ hãy kiêng những đồ ăn này nhé.

3 tháng đầu thai kì mẹ kiêng ăn đồ tái sống
Đồ tái sống chứa vi khuẩn tăng nguy cơ ngộ độc cho mẹ bầu 3 tháng đầu

4.4. Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn 

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn ngoài siêu thị có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Loại vi khuẩn này có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa cho mẹ và làm sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn các loại đồ ăn tươi và tự chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm, yên tâm cho thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn là thực phẩm bầu 3 tháng đầu nên kiêng
Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn là thực phẩm bầu 3 tháng đầu nên kiêng

5. Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh 15 thực phẩm mẹ nên kiêng, Góc của mẹ cũng gợi ý cho mẹ một vài lưu ý dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng đầu. Lưu lại ngay để có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp “mầm sống nhỏ” trong bụng phát triển khỏe mạnh, mẹ nhé!

1- Vitamin B6: Trong thời kỳ mang thai 3 tháng, việc ốm nghén có thể đạt đỉnh vào tuần 9 và bắt đầu giảm vào cuối tuần 12. Thời gian này, Vitamin B6 sẽ giúp mẹ chống lại cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Các thực phẩm giàu vitamin B6 cho mẹ bầu tham khảo: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, trái cây cam quýt, cây họ đậu, đậu nành, các loại hạt, hạt và bơ.

Thực phẩm bổ sung vitamin B6
Thực phẩm bổ sung vitamin B6

2- Folic Axit: Axit Folic rất quan trọng đối với sự phát triển của não và tủy sống của thai nhi, đặc biệt là thời gian 3 tháng đầu. Ngay cả khi mẹ đã dùng các loại thực phẩm chức năng chứa axit folic, việc bổ sung các nguồn thực phẩm giàu folate trong chế độ ăn uống của mẹ vẫn rất quan trọng. Các thực phẩm giàu folate: bông cải xanh, trái cây cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bơ, mầm Brussels, đậu bắp, măng tây và rau lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn.

3- Omega 3: Axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của mắt và não bộ thai nhi. Mẹ có thể tìm thấy được  axit béo omega-3 tự nhiên trong đậu nành, dầu canola, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá thu, cá mòi và gạo hoang dã.

Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Thực phẩm chứa nhiều Omega 3

4- Carbohydrates: Carbohydrate cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt với mẹ bầu  3 tháng đầu, nhu cầu năng lượng nhiều hơn. Nó có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, và các loại rau có tinh bột như khoai tây và khoai lang rất tốt cho cơ thể và cung cấp lượng năng lượng ổn định. Carbohydrate đơn giản từ các nguồn tự nhiên như trái cây và rau quả có chứa chất xơ cũng tốt cho thai nhi đang phát triển. 

5- Proteins: Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzyme trong cơ thể chúng ta. Do đó, protein rất cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của thai nhi trong những tháng đầu. Ví dụ về thực phẩm giàu protein bao gồm các loại đậu, quinoa, hạt, đậu lăng, thịt gà, hạt, bơ hạt, thịt và đậu nành.

6- Vitamin D: Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch, giúp răng khỏe mạnh và phát triển xương và phân chia tế bào tốt hơn ở thai nhi và em bé. Ví dụ về thực phẩm giàu vitamin D là cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết và sữa hoặc ngũ cốc tăng cường vitamin D.

 

Các thực phẩm chứa Vitamin D
Các thực phẩm chứa Vitamin D

Mẹ tham khảo bài viết Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh để  có ngay list thực phẩm tốt nhất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!

Tổng kết lại 15 món ăn mẹ bầu 3 tháng phải kiêng ăn
Tổng kết lại 15 món ăn mẹ bầu 3 tháng phải kiêng ăn

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến thai kì là băn khoăn của nhiều mẹ khi đang ở giai đoạn vô cùng quan trọng và nhạy cảm này. Mong rằng thông qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ và biết nên tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mẹ để lại bình luận để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ nhé!. 

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay Southeast Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. . 

Và năm nay, Việt Nam chính là nước đăng cai tổ chức đại hội thể thao SeaGame lần thứ 31. Để chào mừng SEA Games 31, khơi gợi tinh thần thể thao và ủng hộ đội tuyển Việt Nam trong kì Seagame năm nay, bố mẹ hãy cùng Góc của mẹ khám phá những cái tên cho bé theo chủ đề các môn thể thao của Seagame nhé!

Lưu ý: Bài viết mang tính chất giải trí, hòa chung không khí của Seagame 31. Chúc mẹ có những giờ phút thật vui vẻ cùng Góc của mẹ!

1. Windsurfing – Lướt ván

Tên bé sẽ là: Vi Sơn Phi

Lướt ván là môn thể thao rất được ưa chuộng ở các nước châu Âu. Không chỉ rèn luyện sức khỏe, lướt ván còn là một trải nghiệm mới lạ đối với những người ưa cảm giác mạnh tại Việt Nam. 

Điểm qua một vài cái tên “nổi tiếng” trong làng lướt ván: Mick Fanning, Kelly Slater, Luke Davis

đặt tên con theo seagame
Đặt tên con là Vi Sơn Phi để con trở thành vận động viên vi vu lướt ván

2. Weightlifting – Cử tạ

Tên bé sẽ là: Quế Linh Chi

Cử tạ là một môn thể thao trong đó người chơi cố gắng nâng một vật bao gồm thanh tạ được gắn với các đĩa tạ, mỗi lần nâng là một cú nâng sao cho khối lượng vật nâng là cao nhất. Đây cũng là một trong những môn thể thao nằm trong Seagame 31 lần này. 

Điểm qua một vài cái tên “nổi tiếng” trong làng cử tạ: Hồng Thanh, Trịnh Văn Vinh, Zoe Smith,…

đặt tên con theo seagame
Quế Linh Chi – Cái tên đầy sự mạnh mẽ từ bộ môn Weightlifting

3. Volleyball – Bóng chuyền

Tên bé sẽ là: Vũ Lan Băng

Bóng chuyền là 1 môn thể thao trong Seagame lần này, trong đó 2 đội được tách ra bởi 1 tấm lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa được trái bóng chạm phần sân đối phương theo đúng luật quy định.

Điểm qua một vài cái tên “nổi tiếng” trong làng bóng chuyền: Sergio Dutra Santos, Ivan Miljković, Phạm Thị Kim Huệ,…

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Vũ Lan Băng nếu bố mẹ là fan của môn Volleyball – Bóng chuyền nhé

4. Triathlon – Ba bộ môn thể thao phối hợp

Tên bé sẽ là: Trịnh Anh Lân

Ba môn phối hợp bao gồm chạy bộ, bơi và đua xe đạp. Ban đầu các vận động viên đua bơi lội. Tiếp đó là đua xe đạp tới đường chạy, cuối cùng các vận động viên chạy marathon để về đích.

Điểm qua một vài cái tên “nổi tiếng” của bộ môn thể thao phối hợp này: Nguyễn Anh Tuấn, Andreas Dreitz, Jan Frodeno,…

đặt tên con theo seagame bố mẹ nhé
Muốn bé linh hoạt như các vận động viên TRiATHLON, đặt ngay tên bé là Trịnh Anh Lân

5. Taekwondo

Tên bé sẽ là: Tạ Quân Đô

Taekwondo còn được viết là Tae Kwon Do hay Taekwon-Do là quốc võ của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo thường được tập luyện nhiều nhất của người dân nước này. Đây cũng là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới và trong khuôn khổ Seagame lần này.

Một vài cái tên “nổi tiếng” trong làng Taekwondo: Châu Tuyết Vân, Trương Thị Kim Tuyền, Sorn Seavmay,…

đặt tên con theo seagame
Tạ Quân Đô là cái tên lấy cảm hứng từ sự mạnh mẽ của Taekwondo

6. Table tennis – Bóng bàn

Tên bé sẽ là:Thái Bùi Thiên Minh 

Bóng bàn là một môn thể thao trong đó hai hoặc bốn người chơi tham gia đánh một trái bóng nhẹ qua lại trên một chiếc bàn bằng một cây vợt nhỏ. Trò chơi diễn ra trên một mặt bàn cứng được chia làm đôi bởi một tấm lưới. 

Một vài vận động viên bóng bàn nổi tiếng: Mã Long, Trương Kế Khoa, Harimoto Tomokazu,…

đặt tên con theo seagame bố mẹ nhé
Thái Bùi Thiên Minh, một cái tên rất đẹp được lấy cảm hứng từ môn Table Tennis – Bóng bàn

7. Shutlecock Kicking – Đá cầu

Tên bé sẽ là: Sử Trúc Kim Kinh 

Đá cầu là một môn thể thao thường được chơi nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó người chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ phận của cơ thể, trừ tay.

Một vài cái tên làng đá cầu nổi tiếng: Hồ Phước Sang, Phạm Thị Tố Nguyên,…

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Sử Trúc Kim Kinh nếu bố mẹ thích chơi đá cầu nhé

8. Regatta – Đua thuyền buồm

Tên bé sẽ là: Vi Khánh Tân

Đua thuyền buồm là bộ môn sử dụng gió trên các cánh buồm hoặc diều để đẩy một chiếc thuyền trên mặt nước, trên băng hoặc trên đất liền trên một đường đã chọn, thường là một phần của kế hoạch điều hướng lớn hơn.

Một vài cái tên “nổi tiếng” trong làng đua thuyền buồm: Hannah Mills, Manami Doi,…

đặt tên con theo seagame
Cùng vi vu cánh buồm với bé và đặt tên bé là Vi Khánh Tân

9. Karate

Tên bé sẽ là: Kha Gia Thế

Karate là một môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Một vài cái tên các vận động viên Karate nổi tiếng: Nguyễn Hoàng Ngân, Hoàng Thị Mỹ Tâm, Jamie Christine Lim,…

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Kha Gia Thế để bé mạnh mẽ như các vận động viên Karate

10. Gymnastics – Thể dục dụng cụ

Tên bé sẽ là: Dương Lan Trinh

Thể dục dụng cụ là môn thể thao liên quan đến thực hiện các bài tập đòi hỏi thể lực, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sự phối hợp, cân bằng, uyển chuyển và niềm đam mê thể thao.

Một vài cái tên nổi tiếng trong làng thể dụng dụng cụ: Phan Thị Hà Thanh, Đỗ Thị Ngân Thương, Phạm Phước Hưng,…

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Dương Lan Trinh để bé dẻo dai như các vận động viên Gymnastics

11. Football – Bóng đá

Tên bé sẽ là: Phúc Bân/ Phạm Băng Băng 

Bóng đá là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên, chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Một vài cầu thủ bóng đá phải kể đến như: Cristiano Ronaldo, Messi, Quang Hải,…

đặt tên con theo seagame
Bố mẹ yêu bóng đá – Football, đặt ngay tên bé là Phúc Bân, Phạm Băng Băng

12. Boxing – Đấm bốc

Tên bé sẽ là: Bách Sinh

Boxing là môn võ thuật và thể thao đối kháng giữa hai người sử dụng cú đấm từ cánh tay kết hợp với di chuyển chân, đầu và cơ thể, thường đeo găng tay bảo hộ và các thiết bị bảo vệ khác như băng quấn tay và dụng cụ bảo vệ miệng, răng, bụng, tung những cú đấm vào phần trên cơ thể của đối phương trong một khoảng thời gian xác định.

Điểm qua một vài vận động viên Boxing nổi tiếng: Nguyễn Thị Tâm, Trần Văn Thảo, Mike Tyson,…

đặt tên con theo seagame
Cái tên Bách Sinh mạnh mẽ như các vận động viên Boxing

13. Bowling

Tên bé sẽ là: Bân Linh/ Bùi Linh

Bowling là một trò chơi thể thao giải trí mà mỗi người chơi ném một quả bóng nặng cho chạy trên một đường băng dài, phẳng để làm đổ những con ki gỗ đứng ở cuối đường với mục đích làm sao chỉ ném ít lần nhất mà làm đổ tất cả chai gỗ. 

Một vài cái tên trong làng bowling: Jason Belmonte, Sean Rash, Mike Fagan,…

đặt tên con theo seagame
Thích Bowling, đặt tên bé là Bân Linh hoặc Bùi Linh

14. Basketball – Bóng rổ

Tên bé sẽ là: Bạch Kinh Bân 

Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, trong đó hai đội, thường gồm năm cầu thủ, đối đầu nhau trên một sân hình chữ nhật, cạnh tranh với mục tiêu chính của ném một quả bóng qua vòng đai của rổ được gắn trên một tấm bảng ở mỗi đầu của sân) trong khi ngăn chặn đội đối phương làm điều tương tự vào rổ của phe mình. Đội nào có nhiều điểm nhất vào cuối trận sẽ thắng.

Một vài vận động viên bóng rổ “nổi tiếng” phải điểm qua: Dương Vĩnh Luân, Đinh Thanh Tâm, LeBron James,…

đặt tên con theo seagame
Mê Basketball đặt tên bé là Bạch Kinh Bân bố mẹ nhé

15. Badminton – Cầu lông

Tên bé sẽ là: Bùi Minh Tân

Cầu lông hay vũ cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa 2 vận động viên hoặc 2 cặp vận động viên trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. 

Một vài vận động viên Cầu lông “nổi tiếng”: Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh, Thẩm Long,…

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Bùi Minh Tân để bé đánh cầu lông thật giỏi

16. Atheletics – Điền kinh

Tên bé sẽ là: Ân Lệ Chi 

Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác.

Một vài cái tên nổi tiếng trong làng Điền kinh: Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan, Lê Tú Chinh

 

đặt tên con theo seagame
Đặt tên bé là Ân Lệ Chi để bé chạy nhanh như các vận động viên Atheletics – Điền kinh

Trên đây là một vài cái tên mang đậm tinh thần thể thao mùa Seagame mà Góc của mẹ muốn gợi ý cho bố mẹ để đặt cho bé nhà mình. Bố mẹ nghĩ sao về những cái tên này hay có gợi ý nào khác không? Hãy chia sẽ cho Góc của mẹ và mọi người qua phần bình luận nhé!

Cá hồi là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega- 3, vitamin D, kẽm, sắt, protein,… rất có lợi cho quá trình phát triển sức khỏe của bé và được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Nếu mẹ hoang mang không biết nên cho bé ăn dặm cá hồi ở thời điểm nào là thích hợp, nên kết hợp thực phẩm như thế nào, cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết về cá hồi ăn dặm cho bé nhé!

Cá hồi ăn dặm cho bé
Cá hồi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp bé tăng trưởng và phát triển vượt trội trong quá trình ăn dặm.

1. Dinh dưỡng trong món cá hồi ăn dặm cho bé

Cá hồi là loại thực phẩm được Viện dinh dưỡng quốc gia khuyên dùng và là thực phẩm an toàn, lành tính đối với bé trong thời gian ăn dặm bởi cấu trúc mềm, mịn, ít xương, béo ngậy,… giúp bé ăn ngon hơn và cải thiện cân nặng tốt, được nhiều mẹ bỉm tin dùng.

Hàm lượng axit béo Omega- 3 (gồm EPA, DPA và DHA) trong cá hồi cao, rất tốt cho sự phát triển thần kinh, não bộ và thị giác. Ngoài Omega-3, cá hồi còn cung cấp vitamin A, B, D, protein và khoáng chất như magie, kali, selen,… có công dụng hỗ trợ tim mạch, tăng cường sức đề kháng, phát triển xương,…

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi 100g cá hồi 
Omega – 3 (bao gồm EPA, DPA và DHA) 3.1g
Carbohydrate 0g
Chất béo 15.8g
Protein 18.5g
Vitamin A 7.1μg
Vitamin D 8.6μg
Vitamin B12 4μg
Kali 369mg

Bảng thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g cá hồi ăn dặm cho bé

2. Công dụng thần kỳ của cá hồi với bé ăn dặm

2.1. Ngăn ngừa một số bệnh thường gặp

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con yêu vẫn còn non nớt nên dễ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy. Nhờ hàm lượng lysine dồi dào trong cá hồi sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng này, con ăn ngon và bụ bẫm hơn đó ạ. Ngoài ra, cá hồi cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch cho bé nhờ chứa hàm lượng cao axit béo và vitamin B, D.

Cá hồi giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé
Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, mẹ nên chọn các loại thực phẩm sạch như cá hồi, gà, rau củ giúp cải thiện đường tiêu hóa của trẻ.

2.2. Cho bé trí thông minh vượt trội

Omega-3 và DHA là hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tế bào não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy. Nhờ hàm lượng omega-3, DHA cực phong phú, cá hồi sẽ là “siêu thực phẩm” giúp con yêu có trí thông minh vượt trội đó mẹ ơi.

2.3. Giúp con có đôi mắt sáng khỏe

Để con yêu có một đôi mắt sáng khỏe, mẹ đừng quên bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn dặm của bé ngay nhé. Hàm lượng EPA cao có trong cá hồi sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng nhãn áp, giảm triệu chứng khô mắt. Đặc biệt, mẹ cho bé ăn cá hồi đúng cách còn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, sau này bé lớn lên sẽ ít bị cận thị, loạn thị và các bệnh về mắt đó ạ.

Công dụng của thịt cá hồi cho bé
Cá hồi ăn với một lượng vừa đủ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn

2.4. Giúp con ngủ ngon giấc hơn

Nghiên cứu của Michelle P Judge vào năm 2012 đã cho kết quả rằng, việc tiêu thụ thực phẩm có chứa DHA, điển hình như cá hồi vào buổi tối sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu hơn. Đó là do khi vào cơ thể, DHA sẽ kích thích sản sinh ra melatonin – hợp chất quan trọng để đưa bé vào giấc ngủ ngon. Nhờ thế mà mẹ chăm bé nhàn tênh, khỏi lo con tỉnh giấc giữa đêm, quấy khóc nữa rồi.

Ăn cá hồi giúp bé ngủ sâu giấc hơn
Cá hồi giúp bé ngủ sâu hơn và dễ vào giấc ngủ ngon

2.5. Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển

Cá hồi chứa nhiều các chất dinh dưỡng giúp bé tăng trưởng, phát triển về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng như vitamin A, vitamin D, vitamin B, Omega – 3, protein,… Măm măm món này rồi, mẹ không sợ bé còi xương, ăn mãi không lớn nữa rồi.

2.6. Xua tan chứng viêm da

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cá hồi, do loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, vitamin D, astaxanthin,… Vitamin A giúp bảo vệ da bé tránh khỏi các vi khuẩn có hại, thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào da làm nhanh lành vết thương, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp bảo vệ da, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, tái tạo làn da khỏe mạnh hơn. Đặc biệt astaxanthin là một chất giúp bảo vệ da, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Tóm lại, cá hồi là món ăn dặm an toàn mang lại nhiều chất dinh dưỡng như Omega 3, vitamin A, B, D và khoáng chất giúp bảo vệ da, ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch, đường tiêu hóa, phát triển cả trí não và thị lực của bé. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn cá hồi thường xuyên để tăng cường sức khỏe nha.

Cá hồi xua tan chứng viêm da cho bé
Cá hồi quả là một món ăn dặm thích hợp với bé

Lưu ý cho mẹ: Cá hồi mang lại rất nhiều dinh dưỡng giúp phát triển tốt sức khỏe cho bé nhưng mẹ nên cho bé măm măm với lượng phù hợp theo độ tuổi như sau:

  • Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: Mẹ nên cho bé ăn 20- 30g cá hồi/ bữa, mỗi ngày một bữa.
  • Bé từ 1 – 3 tuổi: Mẹ nên cho bé ăn từ 30 – 40g cá hồi/ bữa, mỗi ngày một bữa.
  • Bé từ 4 tuổi trở lên: Mẹ nên cho bé ăn từ 50 – 60g cá hồi/ bữa, mỗi ngày 1 – 2 bữa.

3. Mách mẹ cách lựa chọn cá hồi thơm ngon bổ dưỡng

Việc chọn và bảo quản cá hồi đúng cách giúp giữ được độ thơm ngon, an toàn và trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong thịt cá. Vì vậy, Góc của mẹ mách mẹ một số mẹo chọn cá hồi “xịn sò” ngay dưới đây, lưu lại mẹ nha:

  • Mẹ nên chọn miếng cá phi lê có màu hồng tươi hoặc cam tươi, vân mỡ phân bố đều. Không nên chọn các miếng nhạt màu, ươn, các vân mỡ phân bố không rõ.
  • Mẹ thử độ đàn hồi của thịt cá bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ lên miếng cá sau đó thả từ từ tay ra. Nếu thấy trên miếng cá không có vết lún của ngón tay thì đó là thịt tươi đó ạ.
  • Bề mặt của miếng cá phải khô, không ướt hay chảy dịch, có mùi thơm đặc trưng thì mới chọn mua mẹ nhé.
Lựa chọn cá hồi tươi cho bé ăn dặm
Một miếng cá hồi tươi ngon có màu cam tươi với các đường vân mỡ phân bố đều, có độ đàn hồi tự nhiên.

4. Cách sơ chế cá hồi cực nhanh gọn

Cá hồi có kết cấu mềm mềm, ít xương, khi ăn vào tan ngay trong miệng nên bé nào cũng ưng. Tuy nhiên, nếu sơ chế không đúng cách, cá sẽ còn vương lại mùi tanh, con ngửi thấy là từ chối ngay, không chịu ăn đâu ạ. Lưu ngay 3 cách khử tanh cá hồi cực nhanh gọn này mẹ nhé. Đảm bảo hết sạch mùi tanh, miếng cá thơm ngon nấu gì cũng bắt miệng mẹ ơi.

  • Cách 1: Mẹ ngâm cá hồi vào nước cốt chanh khoảng 5 đến 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước. Lưu ý không nên ngâm quá lâu làm cá mất độ tươi ban đầu mẹ nhé.
  • Cách 2: Ngâm cá hồi với sữa tươi không đường trong 3 đến 5 phút, sau đó mang ra rửa với nước sạch. Cách này sẽ làm mất mùi tanh và tăng độ tươi của cá.
  • Cách 3: Mẹ giã nhuyễn hoặc băm nhỏ gừng tươi, trộn với 5 – 7ml giấm, sau đó cho cá hồi vào bóp đều, lăn qua lại khoảng 5 – 6 lần rồi rửa sạch với nước. Thế là đánh bay mùi tanh của cá rồi.
Cách chế biến thịt cá hồi cho bé
Có nhiều cách loại bỏ mùi tanh của cá hồi

5. 4 công thức chế biến cá hồi ăn dặm cho bé

Lưu ngay 4 công thức món ăn dặm từ cá hồi để xây dựng thực đơn ăn dặm của bé ngày càng phong phú hơn mẹ nhé!

5.1. Cháo cá hồi thơm ngon bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Cháo cá hồi được coi là món ăn dặm “quốc dân” được rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Kết cấu cháo mềm mịn, dễ nuốt nên bé từ 7 tháng là măm măm được rồi. Cùng Góc của mẹ lưu ngay cách làm để trổ tài vào bếp cho bé ăn dặm thun thút thôi mẹ ơi!

1 – Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột gạo: 40g
  • Cá hồi (phi lê): 20g
  • Rau củ : 10 – 20g
  • Nước lọc: 250ml
  • Dầu ăn, gia vị ăn dặm
Lưu ý cách chọn cá hồi cho bé ăn dặm
Cá hồi khá khó chọn nên mẹ chú ý nha. Mẹ có thể dựa vào cách chọn mà Góc của mẹ đã gợi ý ở mục 4

2 – Cùng bắt tay vào nấu thôi nào!

Để nấu món cháo cá hồi kết hợp với các loại rau củ, mẹ làm theo các bước sau nhé:

  • Bước 1: Cá hồi mẹ cạo vảy, ngâm trong nước cốt chanh pha loãng khoảng 5 – 7 phút, rửa lại với nước sạch để khử mùi tanh nhé.  Sau đó, mẹ cho cá vào nồi, thêm 150ml nước, đun trong 20 phút cho chín, rồi xay ở chế độ vừa 2 – 3 phút để thịt cá tơi ra.
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ rửa sạch rau củ, mang đi luộc trong 3 – 5 phút. Luộc xong mẹ vớt ra, dùng nĩa tán nhuyễn ra cho bé dễ măm măm nhé.
  • Bước 3: Mẹ đun sôi 100ml nước lọc, cho 40g bột gạo vào nồi khuấy đều, tránh bị vón cục. Sau 5 – 7 phút, mẹ cho lần lượt cá và rau củ vào nồi. Đun thêm khoảng 2 phút là được rồi.
  • Bước 4: Mẹ múc cháo ra bát, để nguội. Cuối cùng, mẹ cho bé thưởng thức thành quả thôi nào!
Món cháo cá hồi cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi thơm ngon, dễ ăn, đơn giản, hấp dẫn bé giúp cải thiện cân nặng, hệ tiêu hóa của bé…

Để tránh bé bị nhàm chán, mẹ có thể bổ sung Một số công thức nấu cháo cá hồi thơm ngon, hấp dẫn vào sổ tay đầu bếp năm sao dành riêng bé nhà mình nhé!

5.2. Cách làm ruốc cá hồi ăn dặm cho bé tơi bông, không bị khô

Ruốc cá hồi là món ăn cứu cánh cho mẹ nào bận bịu, không có nhiều thời gian. Ruốc dễ kết hợp với cơm hoặc cháo, lại cực giàu dinh dưỡng cho bé yêu. Món ăn dặm này còn có mùi thơm, dễ bảo quản và khá lạ miệng, kích thích cảm giác thèm ăn, đảm bảo bé sẽ ăn hết sạch bát luôn đó ạ. Sau khi bé cưng tập ăn dặm được 1 – 2 tháng thì mẹ mới bắt đầu cho bé măm măm món này, tránh con bị nghẹn hóc mẹ nhé.

1 – Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá hồi: 500g
  • Sữa tươi không đường: 1 túi/ hộp
  • Gừng tươi: ½ củ
  • Hành khô: 2 củ
  • Nước sạch: 250ml
Bé ăn ngon miệng
Món ruốc cá hồi ăn dặm cho bé là một trong các món ăn được các bé yêu thích nhất mẹ ạ

2 – Cùng bắt tay vào làm thôi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ sơ chế cá bằng cách ngâm với sữa tươi không đường khoảng 3 – 5 phút.
  • Bước 2: Trong khoảng thời gian ngâm cá, mẹ bóc vỏ, rửa sạch và đập dập 1 nhánh gừng.
  • Bước 3: Sau 3 – 5 phút ngâm cá, mẹ mang cá ra rồi cho gừng đã đập dập lên trên, mang đi hấp chín.
  • Bước 4: Mẹ gắp hết gừng ra rồi đợi cá nguội khoảng 6 – 7 phút.  Sau khi nguội, mẹ mang đi giã nát hoặc cho vào máy xay trong 3 – 5 phút để thịt tơi ra nhé.
  • Bước 5: Tiếp đó, mẹ bắc chảo lên, mở lửa nhỏ rồi cho thịt vào sao vàng, đảo đều liên tục trong 10 phút, thịt cá chuyển khô, không còn ngậm nước nữa là hoàn thành món ruốc cá hồi ngon tuyệt cho bé rồi đó ạ. Đợi thêm tầm 5 phút để ruốc nguội, mẹ cho vào lọ, đậy nắp kín, bảo quản và cho bé măm dần.
Ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Ruốc cá hồi món ăn đơn giản, tiết kiệm thời gian cho mẹ và món ăn dặm khô bảo quản dễ dàng.

5.3. Cá hồi áp chảo sốt lạ miệng

Cá hồi áp chảo giúp giữ nguyên vẹn độ ngọt tự nhiên trong miếng cá, lại còn thêm nhiều vị sốt hấp dẫn, lạ miệng như sốt chanh leo, sốt cam, sốt bơ,… đảm bảo bé cưng sẽ rất thích luôn mẹ ơi. Lưu ý nhỏ là bé được trên 8 tháng, đã biết nhai mẹ mới cho ăn món này, đừng cho bé măm măm quá sớm dễ làm con bị nghẹn, hóc mẹ nhé.

1 – Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá hồi phi lê: 300g
  • 1 loại quả họ cam tùy sở thích (cam, chanh dây,…): 1 quả
  • Gừng: 1 nhánh
  • Bơ lạt nhỏ/ dầu oliu: 1 – 2g
  • Gia vị ăn dặm
Nguyên liệu chuẩn bị cho món cá hồi áp chảo cho bé ăn dặm
Nguyên liệu làm cá hồi  ăn dặm cho bé theo cách áp chảo.

2 – Cùng bắt tay nấu thôi nào!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ sơ chế cá hồi theo 1 trong 3 cách mà Góc của mẹ đã chia sẻ ở mục 4 nhé!
  • Bước 2: Sau khi rửa sạch cá hồi, mẹ nên thấm khô miếng cá để tránh bị bắn dầu vào người khi áp chảo.
  • Bước 3: Mẹ để chảo lên bếp, khi chảo nóng mẹ cho bờ lạt hoặc dầu oliu vào và áp chảo cá hồi hai mặt cho chín kỹ. Sau khi xém đều 2 mặt thì mẹ bỏ ra đĩa nha.
  • Bước 4: Mẹ cắt đôi quả cam sau đó mang đi vắt lấy nước và lấy 1 nửa tép cam.
  • Bước 5: Tiếp đó mẹ cho hỗn hợp nước cam đó vào chảo thêm 1 thìa bột năng và 5ml nước, đun với lửa nhỏ và khuấy đều đến khi nước sốt sền sệt thì mẹ nêm nếm lại rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cho sốt cam lên đĩa cá hồi rồi cho bé thưởng thức thành quả của siêu đầu bếp mẹ thôi nào!
Mẹ chuẩn bị cá hồi áp chảo cho bé ăn dặm
Cá hồi áp chảo kết hợp với nhiều loại sốt như sốt cam, sốt chanh dây, sốt bơ chanh,…

5.4. Súp cá hồi ăn dặm cho bé

Bé nhà mình dạo gần đây hay biếng ăn, trước con ăn được cả bát mà giờ chỉ ăn được ½ là con bỏ dở rồi. Mẹ lo lắng, muốn tìm một món ăn ngon, dễ măm măm để kích thích con ăn giỏi hơn thì súp cá hồi chính là “cứu tinh” của mẹ rồi.

Món súp này có thể kết hợp được với nhiều loại rau củ như cà rốt, hạt sen, khoai tây,… vừa nhiều màu sắc vừa đa dạng hương vị, kích thích giác quan và tạo cảm giác thèm ăn ở bé cưng. Từ 7 tháng tuổi là mẹ bắt đầu bổ sung món này vào thực đơn cho con được rồi đó mẹ ơi.

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá hồi phi lê: 100g
  • Khoai tây: 3 củ
  • Hành tím: 1 củ
  • Hành tây nhỏ: 1 củ
  • Dầu ăn dặm: 5 – 10ml
  • Gia vị ăn dặm
Bé ăn dặm cá hồi
Mẹ ơi, súp mẹ nấu ngon quá ạ! Bữa sau mẹ nấu cho con tiếp nha!

2- Hãy cùng bắt tay vào nấu thôi nào!

  • Bước 1: Mẹ sơ chế cá hồi sạch sẽ Sau đó, mẹ bóc vỏ hành tây rồi cắt thành khoanh tròn mỏng, hành tím cắt nhỏ.
  • Bước 2: Khoai tây mẹ rửa sạch, gọt vỏ và cắt hạt lựu rồi mang đi đun đến khi mềm. Sau đó mẹ cho hành tây và hành tím vào nấu cùng.
  • Bước 3: Mang cá hồi đã sơ chế mang đi áp cháo sơ qua với dầu ăn cho vàng đều, rồi cho cá vào nồi súp và đun với lửa nhỏ cho mềm, nhừ.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ phi thơm hành tím và hành khô còn lại rồi cho vào nồi súp để tăng thêm mùi vị của súp.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ nêm súp cho vừa ăn rồi tắt bếp, để nguội và cho bé thưởng thức thôi nào!
Súp cá hồi ăn dặm cho bé
Súp cá hồi là món ăn dặm giúp bé bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, B, C, D và khoáng chất như kali, selen,… giúp bảo vệ tốt sức khỏe của bé.

Lưu ý cho mẹ: Bé yêu mới ăn dặm thường chưa quen, con dễ làm dây thức ăn ra miệng, ra tay và quần áo. Nếu vệ sinh không kỹ, hại khuẩn sẽ “len lỏi” theo những vết bẩn này và tấn công con đó ạ. Do đó, sau khi bé măm măm cá hồi, mẹ đừng quên lau miệng và tay con thật sạch nhé.

Khăn ướt Mamamy cao cấp sẽ giúp mẹ vệ sinh cho bé cưng thật sạch, đồng thời hình thành một bộ “áo giáp” bảo vệ con yêu cả ngày dài. Mẹ chỉ cần lau một lần, chất đường nho thiên nhiên ở trong khăn sẽ tiêu diệt hết mọi vi khuẩn và để lại lớp màng vững chãi bao lấy làn da của bé, con tha hồ chơi đùa, chẳng vi khuẩn nào dám “bén mảng” tới đâu ạ.

Không chỉ lau sau khi măm măm, mẹ chủ động lau người bé cưng bằng khăn ướt vào mỗi buổi sáng và buổi tối để kháng khuẩn, ngừa hăm, rôm sảy và mẩn đỏ nhé. Sử dụng hàng ngày còn giúp làn da con yêu thêm hồng hào, mịn màng, ai nhìn cũng mê hết mẹ ơi.   

Bài viết trên đã mang lại các thông tin hữu ích về dinh dưỡng, công dụng,… của cá hồi, cũng như cách chế biến cá hồi ăn dặm cho bé đơn giản, dễ nấu và đang được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Hy vọng, Góc của mẹ đã giúp mẹ dễ dàng cân bằng dinh dưỡng và đa dạng thực đơn ăn dặm với cá hồi cho bé yêu nhà mình. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc, chưa thể tự bắt tay vào làm tại nhà, hãy để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp nhé.

Giỏ hàng 0