Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Sau sinh ăn sữa chua được không?
Sau sinh ăn sữa chua được không?

Sau khi sinh, cơ thể của mẹ rất yếu và cần phải có thời gian để phục hồi. Chính vì vậy, việc lựa chọn những loại thực phẩm nào tốt cho mẹ bầu là điều mà chúng ta cần phải chú ý. Một trong những loại thực phẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn sau sinh đó chính là sữa chua. Vậy sau sinh ăn sữa chua được không? Mẹ bầu đang quan tâm đừng bỏ qua bài viết.

1. Sau sinh ăn sữa chua được không?

Sau sinh ăn sữa chua được không?
Sau sinh ăn sữa chua được không?

Có thể khẳng định sữa chua rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Chính vì thế bạn không cần phải lo lắng đến việc sau sinh ăn được sữa chua không.

Mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con của mình thông qua nguồn sữa hằng ngày. Vậy nên, khi mẹ ăn sữa chua, cần phải đặc biệt chú ý. Dù tốt nhưng cũng có 1 vài trường hợp con không tể dung nạp được. Bởi chúng bị dị ứng với sữa bò.

Để đảm bảo cho sức khỏe của con, tốt nhất, mẹ nên ăn sữa chua một cách thật chậm rãi. Nên nghẹ ngóng xem phải ứng của con như thế nào. Vì nhiều trẻ không thể thích ứng có thể khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy thậm chí là rối loạn tiêu hóa.

Nếu sau khi mẹ đã ăn sữa chua vài lần rồi mà con không có bất cứ một biểu hiện bất thường nào thì tình mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên dù là món khoái khẩu thì cũng không nên ăn quá nhiều 1 lúc.

2. Lợi ích của sữa chua đối với phụ nữ sau sinh

Mẹ đã có được câu trả lời về việc sau sinh ăn sữa chua được không? Vậy bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem những lợi ích mà món ăn này mang đến cho mẹ và con nhé.

2.1. Ăn sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa

Ăn sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa

Đây chắc chắn là lợi ích của sữa chua mà bất cứ ai cũng biết. Bởi trong món ăn này chứa một lượng lớn vi khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Ví dụ như: Lactobacillus, Bifido Bacterium.

Cơ thể mẹ sau khi sinh em bé rất yếu và cần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa. Vậy thì sữa chua chính là sự lựa chọn số 1. Bên cạnh đó, mẹ nào bị táo bón sau sinh thì lại càng cần bộ sung món ăn này vào thực đơn hằng ngày.

2.2. Sau sinh ăn sữa chua được không? Sữa chua bổ sung can-xi hiệu quả

Chúng ta không thể phủ nhận một lợi ích rất lớn nữa mà sữa chua mang đến đó chính là bổ sung canxi hiệu quả. Khi mới sinh ra, sơ thể con sẽ hấp thu can-xi thông qua sữa mẹ. Như vậy, sữa chua chính là nguồn bổ sung canxi mà bất cứ mẹ nào cũng không nên bỏ qua.

2.3. Phòng tránh bệnh cao huyết áp

Bên cạnh những lợi ích ở trên, ăn sữa chua còn giúp mẹ sau sinh có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp rất tốt
Bên cạnh những lợi ích ở trên, ăn sữa chua còn giúp mẹ sau sinh có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp rất tốt

Bên cạnh những lợi ích ở trên, ăn sữa chua còn giúp mẹ sau sinh có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp rất tốt. Bởi sữa chua có tác dụng trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tim mạch. Vì thế, mẹ đứng phân vân việc sau sinh ăn sữa chua được không nữa nhé.

2.4. Giảm stress

Hầu hết mẹ sau sinh đều sẽ bị stress, căng thẳng. Chỉ là mỗi người sẽ bị với một mức độ khác nhau mà thôi. Và theo kết quả nghiên cứu của Học viện Khoa học Mỹ (The Academy of Sciences of the USA) thì trong sữa chua có chứa Lactobacillus Rhamnosus. Đây là một loại vi khuẩn giúp làm giảm lượng hormone Corticosterone – nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và lo âu. Đây là một liều thuốc tinh thần mà mẹ không nên bỏ qua đâu.

2.5. Sau sinh ăn sữa chua được không? Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

Kiểm soát cân nặng và muốn lấy lại vóc dáng mà bỏ qua sữa chua thì quả là thiết xót đối với mẹ sau sinh rồi. Hormone cortisol có trong sữa chua hỗ trợ chị em cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng của mình.

2.6. Bí quyết làm đẹp của mẹ sau sinh

Sau sinh ăn sữa chua được không? Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Sau sinh ăn sữa chua được không? Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

Mẹ tìm kiếm câu trả lời cho việc sau sinh ăn sữa chua được không thì đây chắc chắn là một câu trả lời cũng vô cùng thuyết phục.

Sau sinh, nội tiết tố của mẹ thay đổi. Vì thế mà sắc đẹp cũng không còn được như thời con gái nữa. Hãy tích cực ăn sữa chua nhé. Vì Acid lactic trong sữa chua sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Đồng thời, vi khuẩn giúp lên men trong sữa chua chính là kháng sinh tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn. Như vậy, sữa chua sẽ giúp mẹ liền sẹo nhanh hơn. Làn da được tái tạo trở nên trắng hồng, mịn màng, căng tràn sức sống.

3. Sau sinh ăn sữa chua như thế nào cho đúng cách

Sau sinh ăn sữa chua như thế nào cho đúng cách?
Sau sinh ăn sữa chua như thế nào cho đúng cách?

Để tăng hiệu quả khi ăn sữa chua sau sinh, mẹ cần chú ý những điều sau đây:

  • Bảo quản sữa chua ở trong ngăn mát của tủ lạnh. Nên dùng hết sau khi mua 1 tuần.
  • Không nên ăn sữa chua quá lạnh khi đang cho con bú. Vì thế, trước khi ăn mẹ hãy để sữa chua ra ngoài khoảng 5 – 10 phút để giảm độ lạnh.
  • Không đun lại hoặc hâm nóng sữa chua. Nếu mẹ làm như vậy là đã tự tay mình tiêu diệt hết lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Nếu muốn ăn sữa chua ấm mẹ có thể ngâm hộp sữa trong nước nóng khoảng 70 độ C.
  • Không nên ăn quá nhiều trong ngày. Tối đa chỉ nên ăn 2 tới 3 hộp/ngày.
  • Thời điểm ăn sữa chua phù hợp nhất là từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không uống thuốc kháng sinh và ăn sữa chua cùng một lúc. Vì các thành phần của thuốc sẽ giết chết lợi khuẩn trong sữa chua.

Mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi: Sau sinh ăn sữa chua được không cho mình chưa nào? Hãy ghi nhớ cách ăn đúng để đảm bảo hiệu quả nhé.

Trái cây là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh, cơ thể còn nhạy cảm thì việc chọn ăn loại quả nào lại là điều cần phải cân nhắc. Đối với ổi thì sao? Sau sinh ăn ổi được không? Hẳn là sẽ có nhiều mẹ chung thắc mắc này. Vậy thì ngay bây giờ sẽ là giải đáp dành cho mẹ để có được sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Sau sinh ăn ổi được không?
Sau sinh ăn ổi được không?

1. Thành phần dinh dưỡng của ổi

Trước khi hiểu rõ rằng “Sau sinh ăn ổi được không?”, mẹ cần biết rõ thành phần dinh dưỡng của ổi mẹ nhé. Ổi là loại trái cây rất phổ biến và rất được yêu thích tại Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ. Trong ổi có rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g ổi:

  • Calo: 68
  • Nước: 86%
  • Protein: 2.55 g
  • Carbonhydrate: 14.3 g
  • Chất xơ: 5.4 g
  • Chất béo: 0.95g
  • Vitamin A: 624 IU
  • Vitamin C: 228 mg
  • Vitamin E: 0.73 mg
  • Vitamin K: 2.6 μg
  • Vitamin B1: 0.067 mg
  • Vitamin B2: 0.040 mg
  • Vitamin B3: 1.084 mg
  • Folate: 49 μg
  • Canxi: 18 mg
  • Sắt: 0.23 mg
  • Magie: 22mg
  • Phốt pho: 11 mg
  • Kali: 417 mg
  • Natri: 2 mg
  • Kẽm: 0.15mg
  • Đồng: 0.230 mg
  • Mangan: 0.15 mg
  • Selen:0.6 μg

Ổi là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và giàu vitamin. Tuy vậy liệu mẹ đã biết mới sinh ăn ổi được không nhé?

1. Phụ nữ sau sinh ăn ổi được không?

Phụ nữ sau sinh ăn ổi được không?
Phụ nữ sau sinh ăn ổi được không?

Nhiều người cho rằng ăn ổi sẽ khiến cho việc tiêu hóa của chúng ta khó khăn hơn. Đặc biệt một vài mẹ sau sinh còn mắc phải chứng táo bón. Nếu ăn ổi nữa thì thật là thảm họa. Vậy sự thật thì sau sinh ăn ổi được không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi ổi là một loại quả cực kỳ tốt đối với sức khỏe của con người. Trong ổi có chứa chất xơ, axit folic, potassium, đồng, mangan và các loại vitamin như A và C… rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Đặc biệt, nếu mẹ bỉm sửa ăn một quả ổi mỗi ngày thì sẽ rất tốt cho sữa. Nhưng đứa trẻ sẽ thông minh và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, sức đề kháng của con cũng tốt hơn và hạn chế được nhiều bệnh tật thường gặp.

Việc mẹ bỉm sữa bị táo bón, khó đi vệ sinh là so chúng ta ăn uống không khoa học chứ không phải nguyên nhân đến từ việc ăn ổi. Nếu như mẹ lo lắng ăn ổi bị táo bón thì có thể ép lấy nước và uống. Điều này vừa giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng lại không còn khó vệ sinh nữa.

Sau sinh ăn ổi được không: Công dụng của ổi đối với mẹ sau sinh
Sau sinh ăn ổi được không: Công dụng của ổi đối với mẹ sau sinh

2. Sau sinh ăn ổi được không? Công dụng của ổi đối với mẹ sau sinh

Vậy cụ thể là mẹ sau sinh ăn ổi sẽ có những tác dụng gì? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp ngay sau đây.

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Để mẹ hiểu rõ hơn cho việc “Sau sinh ăn ổi được không?”, mẹ hãy đến ngay với tác dụng đầu tiên của ổi đổi vs mẹ bầu nhé! Trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng cam là loại quả giúp cung cấp nhiều vitamin C nhất cho con người. Nhưng sẽ có nhiều người bất ngờ khi biết rằng lượng vitamin C có trong ổi cao gấp 4 lần lượng vitamin C trong cam.

Cơ thể mẹ sau sinh vừa bước qua thời điểm vượt cạn còn rất yếu. Việc ăn ổi sẽ hỗ trợ mẹ tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch giúp. Từ đó giúp cho cơ thể của mẹ khỏe mạnh hơn. Như vậy thì không chỉ mẹ mà còn cũng được cung cấp dinh dưỡng.

Sau sinh ăn ổi được không? Ăn ổi giúp hạ huyết áp
Sau sinh ăn ổi được không? Ăn ổi giúp hạ huyết áp

2.2. Ăn ổi giúp hạ huyết áp

Chất hypoglycemic cũng như chất xơ sẽ giúp phụ nữ sau sinh hạ cholesterol và huyết áp có trong máu một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là sẽ rất có lợi đối với những ai có nguy cơ cao mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và cao huyết áp.

2.3. Ăn ổi giúp trị cảm

Mẹ đừng phân vân việc sau sinh ăn ổi được không nữa nhé. Vì nước ổi dùng để trị cảm rất hiệu quả đấy. Thay vì phải sử dụng thuốc, hãy dùng bài thuốc thiên nhiên có chứa nhiều vitamin và sắt này. Chúng có tác dụng là làm sạch hệ hô hấp để ngăn các loại virut gây bệnh.

2.4. Chống lão hóa da cho phái đẹp

Sau sinh ăn ổi được không? Ổi giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng
Sau sinh ăn ổi được không? Ổi giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng

Như đã nói ở trên, hàm lượng vitamin C, vitamin A cũng cũng như các chất chống oxy hoá có trong ổi rất cao. Vậy nên nếu mẹ sau sinh duy trì việc ăn ổi mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ làn da vô cùng hiệu quả.

2.5 Ổi giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng

Vóc dáng chính là điều “ám ảnh” đối với hầu hết mẹ sau sinh. Lúc này, mẹ cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng để có đủ sữa cho con bú. Vì thế mà không thể không ăn.

Đừng quên ổi cũng là một trong những loại trái cây giúp mẹ sau sinh giảm cân vô cùng hiệu quả đó. Bởi trong mỗi trái ổi chỉ có chứa khoảng 37 calo. Đồng thời cung cấp 12% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Vì thế, ăn ổi sẽ giúp mẹ no lâu hơn và như vậy thì cảm giác thèm ăn cũng sẽ giảm đi. Từ đó mẹ kiểm soát được cân nặng tốt nhất.

Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh nên ăn quả gì?

3. Những lưu ý cho mẹ quanh việc sau sinh ăn ổi được không

Những lưu ý mẹ cần biết về Sau sinh ăn ổi được không
Những lưu ý danh cho mẹ

Mẹ không còn phải lo lắng sau sinh ăn ổi được không nữa nhé. Bây giờ chỉ cần biết những lưu ý để ăn ổi cho đứng cách nữa thôi.

  • Mẹ bỉm hay ăn ổi theo mùa. Cây trái Việt Nam rất đa dạng, mùa nào thức đó, trái cây dù có thích, có tốt thì ăn trái mùa cũng không hay. Chính vụ mùa ổi sẽ rơi vào tầm tháng 6 cho đến hết mùa thu. Lúc này, quả ổi sẽ rất to, mềm, ngon và ngọt. Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn.
  • Chú ý tiếp theo là mẹ bầu chỉ nên ăn cùi ổi chứ không ăn hạt. Nếu muốn lấy cả hạt thì nên ép nước. Bởi hạt ổi là nguyên nhân gây ra khó tiêu dẫn đến táo bón sau sinh.
  • Không nên ăn ổi khi vẫn còn đói vì tính axit trong ổi rất cao. Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến không tốt đến dạ dày của chúng ta. Nên ăn sau bữa cơm khoảng 1 tiếng đồng hồ là tốt nhất. Đối với bữa tối thì ăn sau khoảng 30 phút. Không nên ăn quá muộn vì có thể khiến bạn khó tiêu.
  • Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g ổi, không nên ăn quá nhiều.
  • Những mẹ bỉm sữa nào bị đau dạ dày thì nên cắt nhỏ ổi hoặc uống nước ép để dạ dày có thể nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn.
  • Có một vài trường hợp ăn ổi có thể dị ứng. Trước khi sinh em bé có thể không xuất hiện nhưng sau khi sinh thì không loại trừ khả năng này. Vì thế, mẹ cũng hãy chú ý khi ăn ổi sau sinh.

Trên đây là những điều mà bạn cần biết về sau sinh ăn ổi được khôngHãy ghi nhớ và thực hiện đúng mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/best-foods-to-eat-after-labor

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Sau sinh ăn dưa hấu được không?

Làm mẹ là một nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của bất cứ chị em phụ nữ nào. Nhưng thường thì phụ nữ sau sinh cơ thể chưa phục hồi được ngay lập tức, chính vì vậy cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý, có nhiều chất dinh dưỡng hơn để có thể nuôi con. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hàng ngày cũng như các loại sữa thông thường trên thị trường lại không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho các bà mẹ sau sinh hay phụ nữ đang cho con bú. Chính vì vậy sử dụng vitamin sau sinh để bổ sung dưỡng chất giúp mẹ và bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện là cần thiết

1. Tại sao cần bổ sung vitamin sau sinh cho mẹ?

Tại sao cần bổ sung vitamin sau sinh cho mẹ?
Tại sao cần bổ sung vitamin sau sinh cho mẹ?

Sau sinh là khoảng thời gian mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất nhất để bù vào lượng chất đã bị mất đi khi mang thai. Đồng thời dự trữ cho quá trình cho con bú. Dinh dưỡng không đầy đủ không chỉ ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và lượng  sữa nuôi trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày có thể chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của mẹ. Khi ấy, việc bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh là rất cần thiết vì nó đem lại nhiều lợi ích khác nhau:

  • Sử dụng vitamin tổng hợp là cách giúp mẹ cung cấp các dưỡng chất nhanh nhất và đầy đủ nhất. Từ đó giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn; ngăn ngừa các bệnh thiếu máu, loãng xương. Thúc đẩy tăng trưởng tế bào bình thường, giúp làm đẹp da,..
  • Vitamin tổng hợp giúp tăng cường lượng sữa và lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ cho bé phát triển tốt nhất.

Vì vậy, sau sinh mẹ vẫn cần bổ sung vitamin tổng hợp  để vừa giúp mẹ khỏe mạnh đồng thời em bé được phát triển toàn diện.

2. Các Vitamin sau sinh và nhiều lợi ích thiết thực

2.1. Acid folic

Acid folic
Acid folic

Đây là dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng nhận thức và chức năng thần kinh của trẻ nhỏ. Nhu cầu Acid Folic dành cho phụ nữ cho con bú được khuyến nghị là 500 mcg/ngày.

2.2. Các axit béo

Omega 3 (gồm có DHA và EPA): Hỗ trợ phát triển trí tuệ và thị giác tối ưu nhất cho trẻ. Vì vậy phụ nữ sau sinh cần phải tập trung bổ sung DHA và EPA trong thời gian sau sinh để con có nền tảng phát triển tốt nhất. Các Axit béo Omega 3 còn hỗ trợ cải thiện thể trạng cho người mẹ. Giúp mẹ tăng cường trí tuệ minh mẫn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nhu cầu khuyến nghị cần dùng là tối thiểu 200mcg/ngày.

2.3. I-ốt

I-ốt
I-ốt

Thiếu I-ốt ở trẻ em có thể gây ra các tình trạng như chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nghễnh ngãng, nói ngọng, bướu cổ,… Còn với mẹ thì thiếu I-ốt sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi. Giảm khả năng lao động và mắc các bệnh lý thông thường. Nhu cầu tối thiểu cần sử dụng cho phụ nữ sau sinh là 250mcg/ngày.

2.4. Sắt

Đối với trẻ nhỏ thì sắt là thành phần rất quan trọng để cơ thể phát triển toàn diện. Thiếu sắt cho thể gây nên thiếu máu, làm chậm quá trình biết ngồi, đi, đứng. Và một số vấn đề khác như tóc thưa, dễ gãy, dễ rụng, móng tay móng chân biến dạng,…Đối với mẹ thì thiếu sắt gây nên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, dễ trầm cảm… Nhu cầu sắt khuyến nghị cần sử dụng là 8.9 – 13.3 mcg/ngày.

2.5. Vitamin D

Tình trạng còi xương ở trẻ thường xảy ra khi bé bị thiếu Vitamin D. Vì vậy phụ nữ sau sinh cần tập trung bổ sung Vitamin D với hàm lượng tối thiểu là 20 mcg/ngày. Với mẹ, nếu cơ thể không có đủ lượng vitamin D sau sinh. Mẹ sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như loãng xương, đau khớp, đau mỏi vai gáy, đổ mồ hôi trộm…

2.6. Canxi

Canxi cần cho phát triển cơ bắp, hệ thần kinh cả mẹ và bé. Thiếu canxi ở mẹ cũng tức là hàm lượng canxi trong sữa cũng giảm đi. Vì vậy nhu cầu canxi tối thiểu mẹ cần bổ sung là 1300mg/ngày.

2.7. Kẽm

Kẽm
Kẽm

Kẽm là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, đóng vai trò là chất xúc tác cho gần 200 enzym. Vì vậy bổ sung đầy đủ kẽm khi cho con bú. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và cải thiện trạng thái tinh thần, sức khỏe cho mẹ. Nhu cầu kẽm trung bình cần cung cấp cho phụ nữ sau sinh là: 6.6 – 22mg tùy vào chế độ ăn uống hàng ngày.

2.8. Các nhóm vitamin

Nhóm vitamin (B, C,E) hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu, chuyển hóa cũng như tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống oxy hóa,…

2.9. Vitamin K

Được biết đến nhiều hơn với vai trò tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Cải thiện mật độ xương và kích hoạt các yếu tố đông máu trong cơ thể. Nhiều mẹ còn ví von rằng nếu chỉ thiếu vitamin K một ngày. Thì một vết đứt tay bé tẹo cũng có thể khiến mẹ rơi vào tình trạng nguy kịch. Ngoài những lợi ích trên, vitamin K còn giúp duy trì chức năng của não bộ. Phòng ngừa các bệnh tim mạch và tăng độ nhạy cảm cho insulin.

2.10. Biotin

Biotin
Biotin

Biotin còn được biết với cái tên khác là vitamin B7 hay vitamin H. Một trong những vitamin không thể thiếu đối với phụ nữ sau sinh.Chắc hẳn nhiều mẹ bỉm sữa không mấy xa lạ với chuyện rụng tóc sau sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vấn đề này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nếu dấu hiệu rụng tóc ngày một nghiêm trọng và không thuyên giảm, mẹ nên cân nhắc đến việc bổ sung biotin.

Xem thêm:

Liệu mẹ đã bổ sung vitamin D đúng cách cho trẻ?

8 điều cần kiêng cữ sau sinh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng gặp ở nhiều sản phụ. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có các dấu hiệu nhận biết điển hình như ngứa da, nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp không khắc phục kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cả mẹ và em bé. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết quan trọng về bệnh lý này. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho chị em.

1. Nổi mề đay sau sinh là gì?

Nổi mề đay sau sinh là gì
Nổi mề đay sau sinh là gì

Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay (hay mày đay) sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.

2. Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ sau sinh thường thay đổi nội tiết tố nữ và gây ra nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe. Trong đó bao gồm hiện tượng sẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức: Nhiều người quan niệm sau sinh cần hạn chế ăn nhiều loại rau, hoa quả, chỉ nên ăn canh rau ngót, thịt nạc… Chính quan niệm sai lầm này khiến mẹ sau sinh bị thiếu dưỡng chất, nóng trong người. Tạo điều kiện bùng phát bệnh mề đay
  • Dị ứng thời tiết: Sản phụ cũng rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và dễ bị mề đay.
  • Tâm lý bất ổn: Sau khi sinh, quỹ thời gian, sinh hoạt và sức khỏe có nhiều thay đổi. Cùng với những bận rộn, áp lực của việc chăm sóc con nhỏ mang lại khiến chị em dễ bị stress, mệt mỏi. Đây là tác nhân khiến bệnh mề đay dễ bùng phát hơn.
  • Do một số loại thuốc Tây: Nếu mẹ sau sinh sử dụng  thuốc tây như kháng sinh, chống viêm, giảm đau… thì có thể bị mề đay. Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này.
  • Nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, lông động vật, môi trường ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa, côn trùng đốt…

3. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh
Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Mẹ có thể nhận biết mề đay sau sinh bởi các triệu chứng điển hình sau:

  • Da bị sẩn phù: Bao gồm các tổn thường hiện rõ trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước vùng da mề đay lớn nhỏ khác nhau. Triệu chứng giảm dần trong 24 giờ và có thể lan rộng nếu sản phụ tiếp tục gãi.
  • Phù mạch: Tình trạng phù mạch chủ yếu xảy ra tại mi mắt, môi, hoặc bộ phận sinh dục. Đây có thể là phù mạch do mề đay thông thường, hoặc phù Quincke gây sưng to cả vùng. Cần thận trọng vì phù mạch trong cơ thể nguy hiểm. Vì có thể khiến sản phụ khó thở, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay.
  • Ngứa: Hầu hết những trường hợp nổi mề đay sau sinh đều kèm theo hiện tượng ngứa da. Mẹ càng gãi thì các sẩn sẽ lan rộng hơn. Thông thường triệu chứng ngứa xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Và khi mẹ đổ mồ hôi khi không khí nóng bức.

4. Phương pháp điều trị hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh về hiệu quả nhưng ở một số trường hợp bị nổi mề đay cấp tính. Các bài thuốc này có  hiệu quả nhất định. Mẹ có thể tham khảo 1 số cách chữa mề đay bằng dân gian dưới đây:

4.1. Uống trà thảo mộc để hết nổi mề đay sau sinh

Uống trà thảo mộc để hết nổi mề đay sau sinh
Uống trà thảo mộc để hết nổi mề đay sau sinh

Sản phụ sau sinh thường được khuyến khích uống trà thảo mộc để cải thiện nguồn sữa. Đồng thời thải độc tố khỏi cơ thể. Người mẹ nên uống trà hoa cúc, các loại chè vằng, hoặc trà atiso,… các loại trà thanh nhiệt kể trên có thể hỗ trợ đào thải độc tố có chứa mầm bệnh mề đay ra khỏi cơ thể và chữa mẩn ngứa hiệu quả. Nhóm các loại trà thảo mộc cũng giúp sản phục lấy lại làn da tươi sáng nhờ hoạt dược chất có trong chúng.

4.2. Chườm lạnh vùng da bị nổi mày đay

Khi bị nổi mề đay kèm theo những cơn ngứa điên cuồng. Mẹ có thể sử dụng một tấm vải sạch bọc vài viên đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Mát xa nhẹ nhàng, đều tay trong khoảng 10 phút các cơn ngứa sẽ được giảm tạm thời. Tuy nhiên những người bị nổi mày đay do dị ứng nhiệt độ, thời tiết và da quá nhạy cảm không nên sử dụng cách này.

Chườm lạnh vùng da bị nổi mày đay
Chườm lạnh vùng da bị nổi mày đay

4.3. Có thể sử dụng cây lô hội

Lô hội, nha đam được coi là vị thuốc cho da quen thuộc với công dụng tiêu độc, làm mát, chống viêm. Mẹ chỉ cần gọt sạch vỏ của nha đam. Sau đó cắt thành miếng rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy các vùng da dịu nhẹ dần.

4.4. Sử dụng lá khế chữa mề đay

Đây cũng là cách chữa mề đay mẩn ngứa được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi. Mẹ chỉ cần rang một nắm lá khế sau đó đắp trực tiếp chúng vào vùng da bị sẩn ngứa. Hoặc mẹ có thể đun lá khế rồi lấy nước vệ sinh vùng da bị ngứa, nổi mẩn, sẩn phù.

4.5. Dùng lá hẹ để điều trị nổi mề đay sau sinh

Lá hẹ có vị hơi chua được dân gian nhắc tới với công dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc rất tốt. Mẹ lấy một nắm lá hẹ sau đó rửa sạch bụi bẩn, gói vào tấm bông gạc. Thêm ít muối trắng rồi chườm kết hợp mát xa nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay.

Phương pháp điều trị mề đay bằng bài thuốc dân gian có ưu điểm sử dụng nguyên liệu dễ kiếm. Cách thực hiện đơn giản tại nhà giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này mang lại tác dụng chậm chỉ phù hợp với trường hợp bị nổi mề đay mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, nếu quá trình sơ chế nguyên liệu không loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc còn có thể mang lại tác dụng ngược khiến mày đay tái phát nặng nề hơn.

Xem thêm:

Làm đẹp sau sinh mổ lấy lại làn da mịn màng cho mẹ

Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ có lẽ là lời trăn trở đầu tiên của mẹ khi con qua tháng thứ 9. Qua tháng thứ 9, con bắt đầu hiếu động và thích khám phá hơn. Đây là giai đoạn bé biết trườn và thích trườn khắp mọi nơi. Đáng yêu quá phải không nào? 

Trẻ 9 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu? Có bình thường khi bé bắt đầu thức suốt đêm ổn? Hay bé 9 tháng khó ngủ vì sao? Và hơn hết, mẹ nên làm gì để giúp bé ngủ hơn?

1. Bé con nhà mình 9 tháng rồi nè!

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ là điều mà nhiều mẹ vô cùng quan tâm!
Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ là điều mà nhiều mẹ vô cùng quan tâm!

Đây có thể xem là một giai đoạn bé lớn khá nhanh và hỗn loạn cho mẹ. Bé hầu như hào hứng với mọi thứ. Khá tăng động kể cả lúc chơi và lúc ăn. Mẹ sẽ hầu như không bao giờ giữ cho bé sạch sẽ đến cuối bữa ăn được cả. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu tốt. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tập bé, để con bắt đầu tự mình khám phá mọi thứ. Kể cả trong việc ăn uống, con bắt đầu thể hiện sở thích của mình.  Tuy nhiên, cũng đừng quên cho bé một cái muỗng riêng để bé tự khám phá.

Bé con bắt đầu việc trườn khắp nhà. Thậm chí dùng mông để di chuyển, tập bò và leo trèo khắp nơi. Tất cả các hoạt động này đều giúp cho kĩ năng di chuyển của bé ngày một tốt hơn. Giai đoạn này bé cũng làm được nhiều thứ hơn nên mẹ phải chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh để đảm bảo an toàn cho bé. Cũng như dành thời gian cùng con vui chơi nhé!

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Bé có hay khó ngủ không? Bé có thức giấc giữa đêm không? Bé 9 tháng ngủ dậy sớm không? Mình cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi cho con. Và quan sát bé mỗi ngày. Đối với mình, niềm vui là mỗi lần nhìn con đắm chìm trong giấc ngủ.

2. Giấc ngủ của bé 9 tháng tuổi 

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là hợp lí?
Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là hợp lí?

Giấc ngủ vẫn luôn quan trọng đối với mỗi bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Giai đoạn đi ngủ giúp bé giữ gìn lại tinh thần sau những buổi vui chơi. Cơ thể bé lúc này được nghỉ ngơi và tái tạo cho các hoạt động tiếp theo. 

Bé con 9 tháng thường thức dậy quá sớm. Trẻ sơ sinh tự nhiên là những người dậy sớm. Nhưng nếu con 9 tháng tuổi thường xuyên thức dậy quá sớm. Mẹ có thể điều chỉnh lịch trình của trẻ, hoặc hạn chế tiếng ồn, ánh sáng buổi sáng để giúp con ngủ thêm chút nữa. 

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Mẹ cần nắm rõ vấn về này. Vì lúc buồn ngủ, bé 9 tháng hay trở nên cáu gắt và mệt mỏi. Hãy để ý các dấu hiệu của bé mỗi khi bé mệt hoặc buồn ngủ. Ví dụ như là dụi mắt, mè nheo, gục đầu trên vai mẹ hoặc tỏ ra chán các món đồ chơi hấp dẫn.

3. Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ: Khi được 9 tháng, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày
 Khi được 9 tháng, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Khi được 9 tháng, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Tùy trẻ mà có thể cho bé ngủ từ 12 đến 16 giờ.

Ở độ tuổi này, gần 75% trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm, không bị trở giấc.

Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày của con khá dễ nhận diện. Do con có những dấu hiệu buồn ngủ rõ ràng. 

Đừng để bé 9 tháng tuổi trở nên quá mệt mỏi. Cũng như đừng để bé thức khuya hơn ngày thường, bé có thể sẽ cáu gắt ầm ĩ lên vì mệt. Do đó, hãy cố tập con một thói quen sinh hoạt có nề nếp.

Xem thêm:

4. Trẻ 9 tháng tuổi khó ngủ

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cho việc bé 9 tháng khó ngủ mẹ nhé!
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cho việc bé 9 tháng khó ngủ mẹ nhé!

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Vậy còn bé khó ngủ thì mẹ phải làm gì? 

Nếu bé ban ngày ngủ quá nhiều, ban đêm có thể gặp tình trạng khó ngủ. Vì vậy mẹ không cần lo lắng. Và điều chỉnh lại để bé ngủ giấc đêm dài hơn. Khoảng 9 tháng tuổi, em bé có thể gặp phải những vấn đề gây khó ngủ sau:

  • Bé mọc răng: Bé mọc răng thường mang các dấu hiệu như chảy nước dãi, khó chịu, phát ban, ngoáy tai hoặc cọ má, và quấy khóc, rối loạn giấc ngủ. Do sự kích thích dưới nướu. Việc đau nhức khó chịu khiến con khó vào giấc ngủ được. 
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Thời gian ngủ của trẻ không hợp lý, ban ngày nếu giấc ngủ của trẻ quá dài sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm. Hay những thay đổi vì việc cho bé ăn quá no, hoặc quá đói trước khi đi ngủ. 
  • Môi trường phòng ngủ: Phòng ngủ của trẻ quá ồn ào hoặc có quá nhiều ánh sáng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay quấy khóc đặc biệt khi về đêm. Hoặc có thể do mẹ đột ngột thay đổi chỗ ngủ của con.  
  • Thiếu canxi, còi xương: Việc thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, magie hay sắt khiến trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ thiếu sắt làm trẻ mệt mỏi và hay ngủ ngày, từ đó khó ngủ sâu giấc khi về đêm. 

5. Huấn luyện bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ và ngon

Huấn luyện bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ và ngon
Huấn luyện bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ và ngon

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Khi được 9 tháng, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Tùy trẻ mà có thể cho bé ngủ từ 12 đến 16 giờ. Để bé 9 tháng ngủ đủ giấc, mẹ nên biết cách huấn luyện bé. 

Huấn luyện con đi ngủ bao gồm các biện pháp để bé 9 tháng ngủ đủ, dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn và đặc biệt, không cần mẹ giúp đỡ để ngủ. 

  • Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ. Mẹ nên cố gắng đưa bé về một lịch trình, thói quen để bé biết sắp tới giờ ngủ. Ví dụ như việc cho bé ăn, tắm rửa và ôm ấp lần cuối cùng với một câu chuyện hoặc một bài hát.
  • Cố gắng đừng để con quá mệt mỏi. Trẻ quá mệt xu hướng cả cáu kỉnh rồ ga lên. Điều đó có thể khiến họ khó ổn định hơn và có thể khiến họ ngủ ngon giấc hơn. Cho trẻ đi ngủ sớm để trẻ có thể ngủ từ 10 đến 12 giờ vào ban đêm.
  • Không để bé ngủ quá nhiều. Mặt khác, ngủ trưa quá nhiều có thể có nghĩa là con không mệt mỏi vào ban đêm. Vì vậy hãy cân nhắc giới hạn giấc ngủ ban ngày ở mức tổng cộng bốn giờ mỗi ngày.
  • Đừng nuông chiều khi bé khóc khó ngủ. Nếu bé quấy khóc trong đêm, mẹ có thể vào nhà để dỗ bé nhưng cố gắng không đung đưa hoặc đưa bé ra khỏi nôi để chơi. Sau một vài đêm, mẹ có thể vô tình hình thành một thói quen xấu ở con. Hãy tập cho bé biết đã đến giờ ngủ, và việc duy nhất bé phải làm là đi ngủ. 

Lời kết

Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Em bé cần được nghỉ ngơi nhiều để cảm thấy tốt nhất. Bé 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? và làm gì để bé ngủ ngon hơn mẹ đã nắm rõ chưa? Hy vọng bài viết đêm đến những kiến thức bổ ích cho mẹ. Dù cuộc vui có hấp dẫn đến đâu, ở tuổi sơ sinh, giấc ngủ của con cũng nên được ưu tiên hàng đầu. Hãy để bé phát triển khỏe mạnh toàn diện, và điều đó bắt đầu từ một giấc ngủ tốt. 

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích về mẹ và bé nhé!

Xem thêm:

Tại sao bé ngủ nghiến răng- làm gì để hạn chế nghiến răng ở con

Các phương pháp nuôi con khoa học ngay từ nhỏ

9 Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày li bì dậy bú hiệu quả

Với hầu hết mọi người mẹ, mang thai và sinh con chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến khi chính mình mang đến cho thế giới này một mầm sống mới. Tuy nhiên, đây cũng là những trải nghiệm khá đau đớn và căng thẳng với các mẹ. Sau sinh cơ thể của bạn rất mệt mỏi, đau nhức. Ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần, bạn vừa phải lo hồi phục sức khỏe cho bản thân, vừa lo chăm sóc cho con. Chính vì thế, mẹ cần tìm dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà uy tín và chuyên nghiệp. Nhà mình sẽ đưa ra cho mẹ những địa điểm uy tín và chất lượng cho mẹ về dịch vụ chăm sóc sau sinh nhé!

1. Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hà Nội Care

Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hà Nội Care
Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hà Nội Care

Hà Nội Care ra đời với mong muốn thực hiện sứ mệnh cao cả đó là đem đến cho các mẹ những dịch vụ chăm sóc tận tình nhất. Nhằm xua tan đi những mệt mỏi trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Hà Nội Care với phương pháp làm đẹp đơn giản, hoàn hảo và vô cùng hiệu quả. Thông qua việc sử dụng các liệu pháp tự nhiên với những hương liệu được chiết xuất từ các loại thảo mộc dân gian quý hiếm. Chắc chắn sẽ đem tới cho các mẹ một sự thư giãn, thoải mái, dễ chịu từ các dịch vụ chăm sóc đặc biệt của mình.

Hà Nội Care sẽ không ngừng cố gắng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Với mục tiêu phát triển để trở thành một trung tâm chăm sóc Uy Tín – Chất Lượng – Tận Tâm. Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên tất cả, hết mình phục vụ, chăm sóc tận tình cho mẹ và bé.

Một số dịch vụ tại Hà Nội Care:

  • Massage cho bà bầu
  • Chăm sóc mẹ sau sinh
  • Tắm và massage cho bé,…

Thông tin xin liên hệ:

2. Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hong Giara

Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hong Giara
Dịch vụ chăm sóc sau sinh Hong Giara

Viện chăm sóc mẹ bé Hoàng Giara đời năm 2004, đến nay đã tạo dựng được lòng tin với khách hàng. Và được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng, lượng khách hàng thân thiết đã lên tới hơn 10.000 khách hàng. Đặc biệt, năm 2014, spa đã đạt cúp vàng sản phẩm Tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Thương hiệu uy tín do người tiêu dùng bình chọn và đạt Top 100 spa uy tín do Bộ Y tế bình chọn.

Hoàng Gia luôn đề cao tính an toàn cho cả mẹ và bé: Sản phẩm sử dụng có nguồn gốc hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên không gây kích ứng da và không ảnh hưởng nguồn sữa mẹ như: Các liệu trình chăm sóc dựa trên phương pháp dưỡng sinh Nhật Bản và bí quyết làm đẹp cung đình Huế. Đặc biệt, Bé Hoàng Gia cam kết đội ngũ chuyên viên chăm sóc của spa luôn được chọn lọc kĩ càng với các y tá điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu về kiến thức sản khoa, nhi khoa, kỹ năng chuyên môn chăm sóc bà bầu, chăm sóc sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thông tin xin liên hệ:

  • Địa chỉ:
    • Số 140 Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội
    • 21 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
    • 32 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
    • 87 A2 khu đô thị Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
    • 10A Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 0968161916 – 0942389889
  • Fanpage: https://www.facebook.com/chamsocmebehoanggia/

3. Viet-Care dịch vụ chăm sóc sau sinh

Viet-Care dịch vụ chăm sóc sau sinh
Viet-Care dịch vụ chăm sóc sau sinh

Viet-Care là hệ thống chăm sóc sắc đẹp sức khỏe sau sinh dành cho mẹ và bé với hơn 11 năm kinh nghiệm. Mọi nguyên liệu và dụng cụ đều xuất phát từ tự nhiên, không bảo quản bằng hóa chất. “Làm việc bằng cái tâm và luôn đặt khách hàng lên trên tất cả” là mục tiêu hoạt động của hệ thống. Đại diện Viet-Care cho biết, thương hiệu dành nhiều công sức để khôi phục cách chăm sóc da theo bí quyết cung đình Huế cổ xưa. Đó là biện pháp chăm sóc da bằng nghệ mặt hạ thổ thuốc bắc trứng gà. Một trong những bí mật làm đẹp lâu đời được truyền đời trong dòng họ hoàng thất Tôn Nữ Thị Tâm. Phương pháp này không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn làm sáng, dưỡng da mịn màng.

Đặc biệt, Viet Care luôn sử dụng dịch vụ chăm sóc Mẹ và bé kết hợp với những sản phẩm độc quyền, hiệu quả và an toàn được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho Mẹ. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm cao cấp và tốt nhất dành cho Mẹ và bé. Ngoài những dịch vụ chăm sóc thì Viet Care còn khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm đi kèm để đạt hiệu quả tốt nhất!

Thông tin liên hệ:

4. Mama Maia Spa dịch vụ chăm sóc sau sinh

Mama Maia Spa dịch vụ chăm sóc sau sinh
Mama Maia Spa dịch vụ chăm sóc sau sinh

Mama Maia Spa là địa chỉ chăm sóc bầu, massage bầu, chăm sóc sau sinh, massage sau sinh được các bà mẹ trẻ, năng động và thành công trong cuộc sống lựa chọn. Trong đó có MC Minh Trang Diễn Viên – MC Minh Hương, Diễn viên Hoàng Yến, DV Đàm Hằng, DV Thanh Hòa, DV Huyền Sâm,… Mama Maia Spa chính xác là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua.

Dịch vụ chăm sóc sau sinh, massage sau sinh tại nhà được Mama Maia Spa triển khai từ những ngày đầu thành lập. Nhằm giúp mẹ giảm béo sau sinh, phục hồi vóc dáng, khôi phục sức khỏe, tinh thần nhanh chóng mà không cần đi xa hay di chuyển khỏi nhà. Đi kèm với dịch vụ chăm sóc, massage sau sinh. Mama Maia Spa còn có đội ngũ tắm bé riêng biệt là các cô y tá, điều dưỡng chuyên nghiệp, lâu năm trong nghề. Sẵn sàng hỗ trợ mẹ chăm sóc bé trong thời gian đầu với chất lượng phải chăng.

Thông tin liên hệ:

5. Dịch vụ chăm sóc sau sinh Bibo Care

Dịch vụ chăm sóc sau sinh Bibo Care
Dịch vụ chăm sóc sau sinh Bibo Care

Với phương châm hoạt động: “Ân Cần – Chuyên Nghiệp – Chu Đáo”. Bibo Care tự tin mang lại sự chăm sóc chu đáo, ân cần nhất cho mẹ cùng bé sơ sinh. Bibo Care xin cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mẹ, cho bé.

Bibo Care với đội ngũ chuyên viên 100% nữ hộ sinh từ 2 – 15 năm kinh nghiệm. Các nhân viên của Bibo Care đều tốt nghiệp chuyên ngành Nữ Hộ Sinh,được đào tạo bài bản chính quy. Có trình độ kiến thức trong lĩnh vực tư vấn và chăm sóc mẹ và bé. Đều trải qua các khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.

Là chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nên nguyên, dược liệu tại đây vô cùng an toàn. Để đảm bảo sự dịu nhẹ và mức độ nhạy cảm của mẹ và bé. Nên hoàn toàn sử dụng những dược liệu sạch và tự nhiên nhất. Thêm nữa là thái độ phục vụ ân cần cũng như thấu hiểu tâm lý của sản phụ. Đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Xem thêm:

29 tips chăm sóc sau sinh mổ giúp mẹ nhanh phục hồi

4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn

Cách mát xa cho trẻ 4 tháng tuổi để trẻ phát triển toàn diện từ  nhỏ rất quan trọng. Hôm nay, mẹ hãy cùng Góc của mẹ chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Vì sao nên mát xa cho trẻ từ sớm?

Mát xa đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, ăn ngon, ngủ đủ, tăng cân đều
Mát xa đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, ăn ngon, ngủ đủ, tăng cân đều

Mát xa đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, ăn ngon, ngủ đủ, tăng cân đều. Và quan trọng hơn là để giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và trẻ nhiều hơn. Phương pháp này giúp cải thiện hệ tiêu hóa giúp trẻ không bị táo bón, đường hô hấp giúp trẻ tránh bị ngạt mũi sổ mũi. Ngoài ra, phương pháp mát xa sẽ giúp xương của trẻ phát triển cứng cáp hơn. Máu được lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể do trẻ phải nằm một chỗ lâu dễ gây ra tình trạng mỏi, khó chịu.

Thường xuyên mát xa cho trẻ, mỗi tuần 2-3 lần. Vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tinh thần hưng phấn, giúp bé thư giãn. Mà cũng giúp mẹ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Mẹ sẽ bớt căng thẳng, tâm trạng được cải thiện hơn rất nhiều. Trẻ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc hội chứng Down và phát triển toàn diện hơn.

Mẹ tham khảo thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A9ng_Down

2. Phương pháp mát xa cho trẻ 4 tháng tuổi

Khi mát xa cho trẻ, mẹ không nên thực hiện ngay trước khi hoặc sau khi trẻ vừa ăn no. Thời gian lý tưởng là sau khoảng 45-60 phút sau ăn, lúc này dạ dày của trẻ đã hoạt động xong để tiêu đi lượng thức ăn ban nãy. Và khi trẻ đã sẵn sàng thì mẹ hãy mát xa cho trẻ. Mẹ nên sử dụng loại dầu mát xa dành riêng cho trẻ và không chứa các nguyên liệu hóa học.

2.1. Mát xa chân cho trẻ 4 tháng tuổi

Mát xa chân cho trẻ giúp tăng cường hệ tuần hoàn, lưu thông máu
Mát xa chân cho trẻ giúp tăng cường hệ tuần hoàn, lưu thông máu

Một tay mẹ giữ chân trẻ, tay kia vuốt nhẹ từ đùi xuống mắt cá chân. Đổi tay và lặp lại liên tục như động tác ”vắt sữa”. Nhấc bàn chân của trẻ lên, dùng đầu các ngón cái ấn nhẹ vào lòng bàn chân, sau đó tiếp tục vuốt ngược từ gót chân lên các ngón chân trẻ. Đặt tay lên đùi của trẻ và xoay tròn nhẹ từ đùi xuống dưới mắt cá chân. Lặp lại các động tác đó khoảng 5 lần. Nâng cẳng chân của trẻ lên bằng cả hai tay và thực hiện động tác này với chân còn lại. 

Mát xa chân cho trẻ giúp tăng cường hệ tuần hoàn, lưu thông máu. Và giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ tốt hơn.

2.2. Mát xa bụng cho trẻ 4 tháng tuổi

Mát xa bụng cho trẻ giúp tăng nhu động ruột
Mát xa bụng cho trẻ giúp tăng nhu động ruột

Mẹ khép những ngón tay nhẹ nhàng xoay quanh vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Tránh tạo áp lực lên bàng quang của trẻ. Tiếp đến gập đầu gối trẻ và sau đó đưa sát vào bụng và giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi mới duỗi chân ra. Mẹ lắc nhẹ để chân của trẻ được thả lỏng và lặp lại với chân còn lại. Vùng bụng là vùng hay gây ra áp lực, do đó mẹ nên tránh những áp lực nhỏ nhất.

Mát xa bụng cho trẻ giúp tăng nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo báo và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 

2.3. Mát xa cánh tay và bàn tay cho trẻ 4 tháng tuổi

Mát xa tay cho trẻ giúp cơ tay săn chắc
Mát xa tay cho trẻ giúp cơ tay săn chắc

Một tay mẹ giữ cánh tay trẻ, tay kia vuốt nhẹ từ vai xuống cổ tay rồi đến ngón tay. Đổi tay và lặp lại liên tục. Từ từ thực hiện các động tác vuốt nhỏ trên các ngón tay của trẻ. Xoay bàn tay của trẻ lại và nhẹ nhàng xoa bóp mu bàn tay bằng những động tác vuốt thẳng về phía cổ tay. Nhẹ nhàng xoa bóp cổ tay theo chuyển động tròn, giống như đeo vòng tay. Mát xa tay cho trẻ giúp cơ tay săn chắc. Trẻ sẽ cảm thấy thư giãn, bớt quấy khóc.

2.4. Mát xa mặt cho trẻ 4 tháng tuổi

Nhẹ nhàng dùng ngón trỏ của mẹ tạo thành hình vòng tròn nhỏ ở trên mặt trẻ. Từ trung tâm của vùng trán và từ từ vuốt ve sang phía hai bên của khuôn mặt trẻ. Từ trán chuyển đến má, mũi và cằm của trẻ. Mát xa tai bằng cách sử dụng hai ngón tay trỏ và ngón tay cái của mẹ day nhẹ tai trẻ từ dưới lên vành tai trên.

2.5. Mát xa lưng cho trẻ 4 tháng tuổi

Mát xa lưng sẽ giúp xương sống của trẻ cứng cáp hơn
Mát xa lưng sẽ giúp xương sống của trẻ cứng cáp hơn

Mát xa lưng sẽ giúp xương sống của trẻ cứng cáp hơn. Mẹ để trẻ nằm sấp ở phía trước hai tay, không được đặt trẻ nằm bên trái hay bên phải. Vì như vậy, lực của hai tay sẽ tác động không đồng đều trên lưng trẻ. Sau đó xoa nhịp nhàng lên xuống theo hướng ngược nhau. Tiếp đến luân phiên dùng hai tay của mình vuốt nhẹ nhàng dọc sống lưng trẻ và bắt đầu từ đỉnh đầu xuống đến những ngón chân.

Mát xa lưng cho trẻ giúp trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, đề phòng được cảm lạnh. Ngoài ra cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi trẻ nằm quá lâu trong cũi.

3. Các lưu ý khi mát xa cho trẻ 4 tháng tuổi

Nên mát xa cho bé một cách nhẹ nhàng
Nên mát xa cho bé một cách nhẹ nhàng

Do trẻ còn quá nhỏ nên các động tác cần nhẹ nhàng và từ từ. Tránh gây các tổn thương bên ngoài cho trẻ, sẽ làm để lại trong trẻ những ảnh hưởng tâm lý không đáng có.

  • Mẹ nên chọn không gian yên tĩnh, tránh gió lùa và ánh nắng mặt trời gay gắt. Nhiệt độ phòng tốt nhất là 26 độ C. 
  • Sau khi mát xa cho trẻ, mẹ hãy đợi khoảng 5-10 phút trước khi cho bú lại để cơ thể trẻ có thêm thời gian thư giãn hoàn toàn.
  • Da trẻ còn rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy mà mẹ nên mát xa một cách nhẹ nhàng. 

Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ về cách mát xa cho trẻ 4 tháng tuổi. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp chia sẻ với mẹ phần nào những phương pháp chăm con khỏe mạnh. Giúp trẻ hay ăn chóng lớn và có một sức khỏe tốt nhất để mẹ và gia đình cùng an tâm.

Một số cách mát xa cho bé 1 tháng tuổi cảm thấy thoải mái

Những lưu ý về chăm sóc da khi mang thai ít mẹ biết

7 lời khuyên hữu ích chăm sóc da cho bé luôn khoẻ mạnh

Trẻ 7 tháng bị sốt có phải do mọc răng không? Đó là một trong những dấu hiệu khác của mọc răng hay con đang có một bệnh lý tiềm ẩn nào khác? Trẻ mệt mỏi và có dấu hiệu của những cơn sốt vào 7 tháng tuổi. Cùng giải tỏa những âu lo cho mẹ với những thông tin mà nhà Góc chia sẻ dưới đây nhé!

1.Trẻ 7 tháng bị sốt có phải do mọc răng hay không?

Nhiều trường hợp trẻ 7 tháng tuổi bị sốt cao, vậy đây có phải một dấu hiệu khác của quá trình mọc răng hay không
Nhiều trường hợp trẻ 7 tháng tuổi bị sốt cao, vậy đây có phải một dấu hiệu khác của quá trình mọc răng hay không

Thường vào 4 đến 7 tháng đầu sau khi sinh, răng của trẻ sẽ bắt đầu nhú lên qua nướu. Bé sẽ có những dấu hiệu không thoải mái mà mẹ có thể nhận ra. Các dấu hiệu có thể bao gồm: cáu kỉnh, chảy nước dãi, ít bú hơn bình thường. Đây đều là các dấu hiệu kinh điển của trẻ trong quá trình mọc răng.

Nhiều trường hợp trẻ 7 tháng tuổi bị sốt cao, vậy đây có phải một dấu hiệu khác của quá trình mọc răng hay không? Thực tế, việc mọc răng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Bất kỳ cơn sốt nào trên 38 độ C đều là dấu hiệu cho thấy bé đang ốm do một bệnh lý khác.

2.Làm thế nào biết trẻ 7 tháng bị sốt do bệnh

Nếu mẹ chưa chắc về nguyên nhân bé sốt. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của bé để có phương án chăm sóc phù hợp.
Nếu mẹ chưa chắc về nguyên nhân bé sốt. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của bé để có phương án chăm sóc phù hợp.

Trẻ 7 tháng bị sốt do bệnh cũng có các biểu hiện cáu kỉnh, khó ăn và khó ngủ. Bé có thể đã bị cảm lạnh, bị bệnh đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác. Trẻ bị sốt thường đi kèm những dấu hiệu sau: 

  • Ngủ không ngon.
  • Ăn uống kém.
  • Không tha thiết với việc chơi.
  • Ít hoạt động, mệt mỏi hay thậm chí hôn mê.
  • Co giật hoặc động kinh.

Nếu mẹ chưa chắc về nguyên nhân bé sốt. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của bé để có phương án chăm sóc phù hợp.

3.Những nguyên nhân khiến bé 7 tháng tuổi bị sốt

Bé 7 tháng tuổi bị sốt có thể là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai. Hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu hay viêm màng não.
Bé 7 tháng tuổi bị sốt có thể là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai. Hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu hay viêm màng não.

Sốt không phải là một bệnh lý, nó được coi là một triệu chứng của một vài nguyên nhân khác. Sốt thường là biểu hiện cơ thể đang chống chọi với bệnh tật, hệ thống miễn dịch đang hoạt động. Trong hầu hết các trường hợp, sốt thường là do bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm các virus khác. 

Bé 7 tháng tuổi bị sốt có thể là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai. Hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu hay viêm màng não. Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường không phổ biến với trẻ sơ sinh.

Các nguyên nhân khác gây sốt ở trẻ sơ sinh bao gồm: phản ứng khi tiêm chủng, cơ thể bị nóng do mặc quá ấm, ở ngoài trời nắng quá lâu.

Xem thêm cách chăm sóc bé bị sốt:

Bé 6 tháng bị sốt nguyên nhân và cách chăm sóc

Trẻ bị sốt phát ban là do nguyên nhân gì?

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

4.Cách đo nhiệt độ cho bé khi bị sốt

Nhiệt kế trực tràng phù hợp nhất đối với trẻ em, vì cho ra kết quả chính xác nhất và dễ dàng thực hiện trên các bé.
Nhiệt kế trực tràng phù hợp nhất đối với trẻ em, vì cho ra kết quả chính xác nhất và dễ dàng thực hiện trên các bé.

Có nhiều cách để đo nhiệt độ cho bé như qua trực tràng, miệng, tai, nách hay thái dương. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo chỉ nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số cho trẻ em. Không nên sử dụng nhiệt kế thủy tinh, vì bé có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân và gây ngộ độc nếu nhiệt kế bị vỡ. 

Nhiệt kế trực tràng phù hợp nhất đối với trẻ em, vì cho ra kết quả chính xác nhất và dễ dàng thực hiện trên các bé. Trẻ 7 tháng bị sốt mẹ có thể thực hiện đo thân nhiệt bằng nhiệt kế trực tràng như sau:

  • Bước 1: Để đo nhiệt độ bằng trực tràng, trước hết phải đảm bảo nhiệt kế sạch. Mẹ có thể rửa bằng xà phòng hoặc lau bằng cồn.
  • Bước 2: Đặt bé nằm sấp hoặc nằm ngửa. Chân co về phía ngực.
  • Bước 3: Thoa một ít sáp dầu xung quanh bầu nhiệt kế và nhẹ nhàng đưa vào lỗ trực tràng.
  • Bước 4: Giữ nhiệt kế tại chỗ trong khoảng 2 phút cho đến khi nghe tiếng “bíp”
  • Bước 5: Cuối cùng lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ. Mẹ nhớ làm sạch nhiệt kế sau mỗi lần sử dụng nữa nhé!

4.1.Nhiệt độ thế nào báo hiệu trẻ đang sốt?

Nhiệt độ bình thường của bé dao động từ 36.1 độ C đến 37.9 độ C. Đối với phương pháp đo trực tràng, hầu hết các bác sĩ cho rằng trẻ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên là bị sốt.
Nhiệt độ bình thường của bé dao động từ 36.1 độ C đến 37.9 độ C. Đối với phương pháp đo trực tràng, hầu hết các bác sĩ cho rằng trẻ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên là bị sốt.

Nhiệt độ bình thường của bé dao động từ 36.1 độ C đến 37.9 độ C. Đối với phương pháp đo trực tràng, hầu hết các bác sĩ cho rằng trẻ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên là bị sốt.

Mẹ có thể muốn biết:

Bất mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Những cách massage cho bé 1 tháng tuổi thư giãn

5.Làm sao chăm sóc trẻ 7 tháng bị sốt tại nhà?

Hãy xin ý kiến bác sĩ về tình trạng mất nước của bé. Bé mất nước có các dấu hiệu như: tã ít ướt hơn bình thường, không có nước mắt khi khóc, miệng khô.
Hãy xin ý kiến bác sĩ về tình trạng mất nước của bé. Bé mất nước có các dấu hiệu như: tã ít ướt hơn bình thường, không có nước mắt khi khóc, miệng khô.

Nếu bé dưới 1 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa của bé. Đối với các bé 7 tháng bị sốt hoặc lớn tuổi hơn, mẹ có thể thử các mẹo sau đây:

  • Tắm cho bé bằng nước ấm. Mẹ nên dùng cổ tay để thử nhiệt độ của nước trước khi tắm hoặc lau người cho bé.
  • Mặc cho bé quần áo mỏng nhẹ, thông thoáng.
  • Để tránh mất nước, hãy cho con uống đủ nước. Có thể thay thế nước bằng sữa mẹ, sữa công thức, nước điện giải, nước ép trái cây.
  • Hãy xin ý kiến bác sĩ về tình trạng mất nước của bé. Bé mất nước có các dấu hiệu như: tã ít ướt hơn bình thường, không có nước mắt khi khóc, miệng khô.
  • Nếu được bác sĩ cho phép, mẹ có thể cho trẻ 7 tháng bị sốt dùng acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em. Không bao giờ được cho trẻ dùng aspirin, vì có thể khiến bé mắc chứng Reye (nguy hiểm và hiếm gặp).
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và đọc hướng dẫn trước khi cho con dùng thuốc hạ sốt. Nếu lo lắng về cơn sốt của bé. Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Những cơn sốt ở trẻ sơ sinh đôi khi trở thành nỗi ám ảnh đối với các bậc cha mẹ. Nhất là khi ở trẻ xuất hiện các cơn sốt cao hoặc sốt kéo dài không thuyên giảm. Nếu việc chăm sóc trẻ 7 tháng bị sốt tại nhà không có kết quả. Hoặc bé xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng hơn. Mẹ hãy đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Chăm sóc da bé mùa đông là điều mà bất kỳ mẹ bỉm nào cũng đều quan tâm. Vì da bé thật mịn màng, mỏng manh và rất nhạy cảm. Với thời tiết của Việt Nam là mưa ẩm, gió khô lạnh, khó thích nghi. Mẹ càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận cho bé yêu của mình.

1. Lý do cần chăm sóc da bé vào mùa đông?

Cần chăm sóc da bé vào mùa đông
Cần chăm sóc da bé vào mùa đông

Khi thời tiết thay đổi, bộ phận tiếp xúc với môi trường trực tiếp sẽ là da và đường hô hấp. Và với làn da mong manh của bé thì chúng sẽ rất dễ ửng đỏ, khô, và có cảm giác da bong tróc nếu da quá khô, sần sùi và dễ bong vảy. Điều đó khiến bé rất khó chịu, gây ngứa và bé có thể quấy khóc vào ban đêm. Nếu không phòng ngừa cho bé sớm, thì khô da dễ dẫn đến chàm da. Khi đó thì bé sẽ rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần và lâu khỏi hơn.

Mẹ tham khảo thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_da_c%C6%A1_%C4%91%E1%BB%8Ba

2. Chăm sóc da bé mùa đông cần lưu ý những gì?

2.1. Giữ ấm cho bé

Giữ ấm cho bé
Giữ ấm cho bé vào mùa đông

Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông rất quan trọng. Mẹ hãy mặc quần áo dày hoặc mặc nhiều lớp sao cho bé đủ ấm. Quan trọng là quần áo phải thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu mẹ chọn mặc nhiều lớp cho bé thì mẹ hãy chọn các chất liệu mềm mại, thông thoáng.

Khi trẻ ở trong nhà, không nên để trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo. Thay vào đó mẹ chỉ cần cho bé mặc vừa phải, sau đó ủ ấm thêm bằng một lớp chăn. Chú ý nên chọn chăn không quá dày dễ khiến bé bị ngộp.

2.2. Giữ da bé luôn khô thoáng

Giữ da bé luôn khô thoáng
Giữ da bé luôn khô thoáng vào mùa đông

Khi đến mùa đông thì da của bé sẽ rất là khô, Do đó, để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban. Mẹ phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ.

Mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé. Nếu như thấy da bé có hiện tượng bị hăm, mẹ có thể sử dụng ngay các loại kem trị hăm dành cho bé để ngăn ngừa tình trạng này. Điều lưu ý cũng rất quan trọng, đó là mẹ hãy hong khô quần áo cho bé. Và sử dụng loại nước giặt và nước xả riêng biệt không chứa các chất gây kích ứng để giặt quần áo cho bé. 

2.3. Tắm cho bé đúng cách

Tắm cho bé đúng cách
Tắm cho bé đúng cách vào mùa đông

Do thời tiết lạnh và khô, bé sẽ không ra nhiều mồ hôi hơn bình thường nên mẹ không nhất thiết phải tắm bé mỗi ngày. Mẹ có thể tắm cho bé 2-3 ngày 1 lần nhưng nhất định phải vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn. Sau mỗi lần thay tã mẹ nên rửa sạch bằng nước ấm rồi lau bằng khăn xô mềm.

Ngoài ra thì còn một số các lưu ý khi tắm cho bé vào mùa đông:

  • Mẹ chỉ nên cho bé tắm khoảng 5-10 phút với nhiệt độ nước từ 34 – 36 độ C.
  • Với những ngày nhiệt độ dưới 10 độ, tốt nhất mẹ không nên cho bé tắm. Mà chỉ lau và vệ sinh người bé bằng nước ấm.
  • Không nên tắm lúc bé mới thức dậy, vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang ở mức thấp và chưa được tỉnh táo. Nếu tắm đột ngột cho bé thì bé dễ bị cảm lạnh.
  • Sau khi tắm xong, mẹ cầm sẵn khăn ủ loại to quấn quanh người bé. Mẹ nên chú ý đến ngực, lưng, mặt và quan trọng nhất là giữ ấm gan bàn chân. Do đó mẹ nên mang tất cho bé trước sau đó mặc quần áo nhé. Hoặc mẹ có thể sử dụng dầu tràm để bôi xuống gan bàn chân cho bé sau khi lau khô người.

2.4. Dùng kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm
Dùng kem dưỡng ẩm cho bé vào mùa đông

Vào mùa đông, độ ẩm xuống thấp làm da bé rất dễ bị khô. Kem dưỡng ẩm sẽ là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu giúp da bé không bị mất nước và nứt nẻ. Da bé lúc nào cũng mềm mại và mịn màng, và giúp bé ngủ ngon hơn, không quấy khóc.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, mẹ có thể dưỡng ẩm cho bé bằng cách sử dụng lotion hoặc các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Mẹ nên lưu ý chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên hoặc không chứa hương liệu. Thời gian bôi kem tốt nhất là sau khi tắm. 

2.5. Mát xa bằng tinh dầu cho bé

Mát xa bằng tinh dầu cho bé
Mát xa bằng tinh dầu cho bé vào mùa đông

Mát xa toàn thân cho bé giúp bé ăn ngủ tốt, các mạch máu được lưu thông và làm thân nhiệt của bé ấm lên. Mẹ sử dụng dầu tràm để xoa vào bụng và gan bàn chân, hay dầu hạnh nhân, dầu dừa đều tốt và lành tính cho bé.

2.6. Cho bé bú đúng cách

Cho bé bú đúng cách
Cho bé bú đúng cách vào mùa đông

Mẹ nên cho bé bú trong phòng kín tránh gió lùa. Và có thể đắp một chiếc chăn mỏng để mẹ và bé không bị thoát nhiệt. Khi bú bé rất dễ rịn mồ hôi ở đầu và lưng nên mẹ cần lau khô ngay. Sau khi bú xong, mẹ cho bé nằm nghỉ ngơi, bé sẽ không ra mồ hôi nữa.

3. Các lưu ý khác khi chăm sóc da bé mùa đông

Các lưu ý khác khi chăm sóc da bé mùa đông
Các lưu ý khác khi chăm sóc da bé mùa đông

Da bé rất mỏng manh và hệ miễn dịch của bé phát triển chưa hoàn thiện. Do đó, một vài các lưu ý để chăm sóc da bé mùa đông tốt hơn sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều.

  • Luôn đảm bảo quần áo của bé được giặt sạch sẽ, phơi khô.
  • Bé có thể mọc mụn/ viêm da ở vùng nách, nếp gấp da, vùng cổ tã. Khi đó mẹ nhớ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi cho bé, giữ cho môi trường xung quanh thoáng mát
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bảo vệ da bé bằng áo dài tay, quần và mũ khi ra ngoài.
  • Chất tẩy rửa hóa học, chất bảo quản, chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, nổi mẩn, khô, v.v … Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé không có những thành phần như này nhé.

Với làn da nhạy cảm và cơ thể có sức đề kháng chưa hoàn thiện. Thì chăm sóc da bé mùa đông đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thúc đẩy bé ăn ngon, ngủ ngoan và tăng cường hệ miễn dịch. 

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

7 lời khuyên hữu ích chăm sóc da cho bé luôn khoẻ mạnh

Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé 4 tháng ngủ ngày mấy tiếng? Chắc hẳn vấn đề này nhiều mẹ rất quan tâm và lo lắng khi thấy con mình ngủ nhiều hay ít hơn so với bình thường, không biết con có đang làm sao không, liệu có tốt.

Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết bé 4 tháng ngủ bao nhiêu tiếng là đủ trong bài viết chia sẻ dưới đây.

1. Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 

Em bé 4 tháng ngủ 14 -15h/ngày là đủ
Em bé 4 tháng ngủ 14 -15h/ngày là đủ

Thời gian trung bình của giấc ngủ bé 4 tháng tuổi là 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngủ ngày và thời gian trẻ ngủ vào ban đêm. Mẹ nên tập thói quen thời gian ngủ của trẻ 4 tháng tuổi.

Như vậy, vào ban đêm, con có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng. Và tập cho bé ngủ thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Cha mẹ cũng không phải thức đêm trông mà có những giấc ngủ ngon cùng trẻ rồi. 

Và trong 6 giờ ngủ ban ngày này, mẹ có thể cho bé ngủ vào những giấc ngủ ngắn nhưng vẫn đảm bảo được giờ ngủ của bé. Lưu ý việc duy trì một thói quen đi ngủ cho bé. Như vậy mẹ có thể điều hòa và kiểm soát chăm cho bé rồi. Tuy nhiên, giấc ngủ và giờ ngủ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé, vì trẻ 4 tháng tuổi, còn rất nhỏ nên ngoài thời gian chơi đùa, ti sữa từ mẹ thì bé sẽ ngủ.

Vậy thôi, mẹ đã rõ bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ đúng không ạ?

2. Giấc ngủ bé 4 tháng tuổi có gì khác không? 

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi có xuất hiện hiện tượng hồi quy
Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi có xuất hiện hiện tượng hồi quy

Bước sang tháng thứ 4, một số bé có thể xuất hiện hiện tượng hồi quy giấc ngủ. Hiện tượng này được hiểu là trẻ có những giấc ngủ rất ngắn giống như tháng đầu tiên khi mới sinh ra. Hiện tượng hồi quy giấc ngủ (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ) có thể xảy ra vào cuối tháng thứ 3 hoặc vào tháng thứ 5. Hiện tượng này là tự nhiên và nhanh chóng qua đi.

Vào ban ngày, giấc ngủ của con thường ngắn, khoảng nửa tiếng. Và có biểu hiện hay khóc khi thức dậy. Tuy vậy, nếu bé ngoan, bé cũng có thể ngủ khá sâu vào ban ngày. Trẻ sơ sinh thường thức dậy sớm (từ 4 giờ sáng) nhưng sau khi thức dậy lại muốn chợp mắt 1 lúc khoảng nửa tiếng. Bé 4 tháng có thể hay thức dậy vào đêm. Nhưng bé sẽ không khóc hay đòi sữa như trước, thay vào đó bé dễ dàng ngủ lại tiếp.

3. Bé 4 tháng ngủ hay giật mình

Để thời gian ngủ của bé 4 tháng tuổi liền mạch mẹ tránh để bé giật mình
Để thời gian ngủ của bé 4 tháng tuổi liền mạch mẹ tránh để bé giật mình

Bên cạnh câu hỏi bé 4 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày, các triệu chứng lạ khi ngủ của con cũng luôn được các mẹ quan tâm. 

Trong khoảng thời gian 0 – 3 tháng tuổi, phản xạ giật mình khi ngủ có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và bố mẹ. Không chỉ vậy, trẻ hay giật mình khi ngủ còn gặp nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.

4. Bé 4 tháng ngủ mơ khóc, hay khó ngủ

Trẻ 4 tháng ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều hơn về ban đêm
Trẻ 4 tháng ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều hơn về ban đêm

Nhiều bé lên 4 tháng bắt đầu có triệu chứng khó ngủ. Bé con thường ngáp, nhưng không chịu ngủ và đôi khi còn quấy khóc khi mẹ dỗ ngủ nữa. Đây có thể là việc bình thường nếu bé đã ngủ khá nhiều vào ban ngày. Khi con khóc sẽ thường bị vã mồ hôi, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe bé. Vì vậy, mẹ hãy đặc biệt lưu ý cho trẻ ngủ đúng giờ giấc nhé.

Trong trường hợp bé khóc, mẹ nên dỗ bé nhẹ nhàng. Đồng thời tạo điều kiện phòng ngủ mát mẻ hơn để bé dễ ngủ. Xấu hơn là có khả năng bé bị thiếu sắt, khiến bé khó ngủ hơn bình thường. 

Xem thêm: 

5. Bé 4 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu

Bé 4 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện
Bé 4 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện

Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ đã là câu trả lời đủ cho mẹ. Việc trẻ ngủ hay có dấu hiệu lắc đầu, đập đầu, đung đưa toàn thân trước hoặc trong khi ngủ cũng thường khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và ít gây nguy hiểm cho bé.

Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ nói trên được gọi chung là các rối loạn vận động nhịp nhàng. Hành vi này thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối (khi bé buồn ngủ) và tiếp tục duy trì hoặc tái xuất hiện khi bé tỉnh giấc trong đêm.

Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng. Đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 6-9 tháng (cũng có thể xuất hiện sớm hơn). 

Rối loạn vận động nhịp nhàng khiến bé 4 tháng ngủ hay lắc đầu có thể đi kèm các nguyên nhân khác. Như việc bé căng thẳng khi ngủ, hay bé sợ hãi, thừa năng lượng trong ngày. Tệ hơn là bé chậm phát triển thần kinh, hay bệnh tự kỉ. 

6. Các cách giúp bé 4 tháng tuổi ngủ ngon hơn

Dù biết bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, nhưng mẹ cũng cần biết làm sao để con được ngủ ngon và sâu.

6.1. Xây dựng thời gian biểu giấc ngủ cho bé 

Hãy tập cho bé một thói quen sinh hoạt và giấc ngủ bé 4 tháng tuổi cố định. Như vậy, bố mẹ có thể tránh các trường hợp khi bé quấy khóc, bé không chịu ngủ,…

Lịch ngủ mẫu cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ 3 giấc

Lịch trình này giả định rằng con thức từ 75 phút đến hai giờ mỗi lần và chợp mắt ba lần trong ngày.

Lịch giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo
Lịch giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo

6.2. Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé

Bên nên thiết lập giấc ngủ trẻ 4 tháng tuổi từ sớm để bé quen giấc, không quấy khóc
Bên nên thiết lập giấc ngủ trẻ 4 tháng tuổi từ sớm để bé quen giấc, không quấy khóc

Điều quan trọng hơn bao giờ hết là tuân theo cùng một thói quen tĩnh tâm mỗi đêm. Cho bé tắm, mặc bộ đồ ngủ, nghe nhạc và đọc truyện cùng nhau trước khi mẹ tắt đèn. Điều này giúp bé thư giãn và báo hiệu rằng đã đến giờ đi ngủ.

Xem thêm tại: 3 Mẹo giúp mẹ dỗ bé ngủ ngon

6.3. Chú ý tín hiệu ngủ để biết trẻ 4 tháng ngủ ngủ bao nhiêu là đủ và đi ngủ khi nào?

Các dấu hiệu kinh điển của một em bé khi buồn ngủ chính là ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không quan tâm mọi thứ,…. rất dễ nhận biết, khi thấy bé biểu hiện thế này nhanh chóng đưa bé đến một môi trường yên tĩnh để vào giấc ngủ.

Lưu ý: Khi bé đang ngủ mà thức giấc giữa đêm, chỉ cần ôm bé, vỗ về nhẹ nhàng, không cần bật điện, bé sẽ tự dịu cảm xúc và chìm lại vào giấc ngủ.

6.4. Tạo sự thoải mái cho bé trước khi ngủ

Massage nhẹ nhàng cho bé giúp bé ngủ sâu giấc hơn
Massage nhẹ nhàng cho bé giúp bé ngủ sâu giấc hơn

Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé, vỗ bé trên tay để bé thoải mái trước khi đi ngủ. Bé lúc này cũng cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Tránh đùa giỡn với bé quá mức, như hát hay nhảy chơi với bé, trẻ 4 tháng đã bắt đầu thích việc giao tiếp, nên khi đùa giỡn quá đà bé sẽ đùa vui theo và không chịu đi ngủ.  

Bé 4 tháng ngủ bao nhiêu là đủ không phải là câu hỏi khó? Nhưng để bé ngủ ngon và khỏe mạnh là nỗi trăn trở lớn của mỗi bậc cha mẹ. Để bé lớn khôn từng ngày, hãy follow Góc của mẹ để khám phá nhiều hơn nhé.

Xem thêm: 

Giỏ hàng 0