Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bên cạnh tên chính thức, việc lấy tên ở nhà đã trở nên quen thuộc vì vừa ý nghĩa vừa có sự gần gũi, đáng yêu. Mẹ băn khoăn không biết nên chọn biệt danh cho tên Dương như thế nào để đẹp và độc đáo. Cùng giải đáp thắc mắc với Góc của mẹ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Việc lấy tên ở nhà đã trở nên quen thuộc vì vừa ý nghĩa vừa có sự gần gũi, đáng yêu
Biệt danh cho tên Dương độc đáo nhấ

1. Ý nghĩa tên Dương trong cổ văn

Tên Dương trong tiếng Trung được lấy từ 大洋 – nghĩa là đại dương. Vì thế nên khi nhắc đến cái tên này, mẹ thường nghĩ ngay đến sự bao la của biển cả. Lấy tên bé là Dương, mẹ mong muốn rằng tương lai khi lớn lên con sẽ có trái tim đầy ắp tình yêu và sự độ lượng, như tấm lòng của mẹ thiên nhiên đã bao bọc sự sống của muôn loài. Cùng với đó là con sẽ có một trí tuệ thông minh, sáng suốt để như dòng nước trong của đại dương soi chiếu cả bầu trời.

Tên Dương trong tiếng Trung là đại dương
Tên Dương có nghĩa là biển cả

Có thể mẹ chưa biết hết về về sự kỳ diệu của ngôn ngữ khi từ Dương còn có thể là Dương trong Dương Liễu. Từ Dương (楊) là từ ghép thuộc 楊柳, cây dương liễu – một loại cây vô cùng mềm mại và xinh đẹp. Trong văn hoá Trung Hoa, từ Liễu đồng âm với từ Lưu, –  có nghĩa là lưu luyến. Tên là Dương, bé sẽ có sự gắn bó tha thiết với quê hương, với những người thân thương – nơi đã nuôi dưỡng và chở che cho tâm hồn bé bỏng. Thi sĩ đã mượn vẻ đẹp của dương liễu để nói về sự chung thủy trong tình yêu lứa đôi:

“Dẫu như thân liễu yếu xìu

Dẫu cho bão tố không xiêu tấc lòng”

Đặt tên bé là Dương còn mang một ý nghĩa đó là tình cảm bền sâu, thắm thiết của cha mẹ. So với phía trên thì đây là một ý nghĩa thầm kín hơn nhiều mẹ nhỉ?

Đặt tên bé là Dương còn mang một ý nghĩa đó là tình cảm bền sâu, thắm thiết của cha mẹ
Tên Dương tạo liên tưởng đến cây dương liễu

Dương là Ánh dương, tia nắng đầu tiên của ngày mới. Thiên thần bé bỏng đến với cuộc đời như ánh sáng ban mai soi chiếu căn nhà nhỏ, đem lại niềm vui và hy vọng cho cả cha và mẹ.

Chữ Dương này cũng có thể là Dương trong cây Bạch Dương (白楊). Nếu bạch dương là một cô gái, cô gái đó chắc hẳn sẽ xinh đẹp, dịu dàng và mềm mại như một nàng vũ công ballet đang nhảy múa trong vở “Hồ thiên nga”. Còn đối với người Nga, cây Bạch Dương lại mang nhiều ý nghĩa khác. Nó không chỉ là biểu tượng cho đất nước mà tương truyền khi người Nga mất, linh hồn họ sẽ di cư vào cây bạch dương. Người Nga tin rằng cây bạch dương là món quà thượng đế ban tặng, có sức mạnh ngăn ngừa điều xấu, nuôi dưỡng nguồn năng lượng tích cực.

Chữ Dương này cũng có thể là Dương trong cây Bạch Dương
Chữ Dương có ý nghĩa là cây bạch dương – biểu tượng của nước Nga

Một chữ Dương nhưng gửi gắm niềm tin, hy vọng rằng tương lai bé sẽ trở thành một người vừa mạnh mẽ, kiên cường với ý chí lớn lao, vừa dịu dàng và có trái tim ấm áp. Mẹ mong rằng bé sẽ luôn tỏa sáng và đón nhận nhiều tình yêu của mọi người. Với những ý nghĩa như vậy cha mẹ có thể đặt biệt danh cho con tên Dương thế nào? Cùng khám phá nhé!

Một chữ Dương nhưng gửi gắm niềm tin, hy vọng rằng tương lai bé sẽ trở thành một người vừa mạnh mẽ, kiên cường
Tên Dương ẩn chứa nhiều ý nghĩa hay

2. 80+ Biệt danh cho bé trai tên Dương

1- Dương hổ

2- Dương sư tử

3- Dương mun

4- Dương nâu

5- Dương xoăn

6- Dương đuôi tôm

7- Dương tôm

8- Dương tít

9- Dương prince

10- Dương gấu

11- Dương bean

12- Dương beo

13- Dương Sonic

14- Dương Bờm

15- Dương Jack

16- Dương Henry

17- Dương Lulu

18- Dương Sun

19- Dương Hyhy

20- Dương Zozo

21- Dương Happy

22- Dương Kun

23- Dương Bí ngô

24- Dương Cà phê

25- Dương Tít

26- Dương Sâu

27- Dương Lego

28- Dương Car

29- Dương Nunu

30- Dương Kaka

31- Dương Tún

32- Dương Pháo

33- Dương Bon

34- Dương Ken

35- Dương Tin

36- Dương Ten

37- Dương Leo

38- Dương Fish

39- Dương Cá

80+ Biệt danh cho bé trai tên Dương
Biệt danh cho bé trai tên Dương

40- Dương Sa

41- Dương Sonic

42- Dương Bốp

43- Dương Shin

44- Dương Euro

45- Dương Coca

46- Dương Milo

47- Dương Cò

48- Dương Tép

49- Dương Nhím

50- Dương Xoài

51- Dương Sún

52- Dương Susu

53- Dương Bắp

54- Dương Sushi

55- Dương Thóc

56- Dương Su Hào

57- Dương Harry

58- Dương Tony

58- Dương Pop

59- Dương Voi

60- Dương Khỉ

61- Dương Râu

62- Dương Gold

63- Dương Bo

64- Dương Cá heo

65- Dương Sóc

66- Dương Dolla

67- Dương Panda

68- Dương Cuội

69- Dương Quậy

70- Dương Pepsi

71- Dương Tiger

72- Dương Zin

73- Dương Mica

74- Dương chun

75- Dương bim bim

76- Dương Ben

77- Dương Danny

78- Dương Max

79- Dương Gray

80- Dương Haha

Biệt danh cho tên Dương dành cho bé trai
Biệt danh cho bé trai tên Dương mẹ nên tham khảo

3. 80+ Biệt danh cho bé gái tên Dương

1- Dương mận

2- Dương thỏ

3- Dương cam

4- Dương bơ

5- Dương táo

6- Dương sữa

7- Dương lọ lem

8- Dương bạch tuyết

9- Dương Xu

10- Dương đậu

11- Dương tóc mây

12- Dương Ara

13- Dương Elly

14- Dương Elsa

15- Dương Kẹo

16- Dương Candy

17- Dương cún

18- Dương meo meo

19- Dương bún

20- Dương socola

21- Dương siro

22- Dương hạt tiêu

23- Dương Ruby

24- Dương Min

25- Dương Gạo

26- Dương Mon

27- Dương Ốc

28- Dương Chíp

29- Dương Bông

30- Dương Sữa chua

31- Dương Camel

32- Dương Dâu tây

33- Dương Chuối

34- Dương Đậu

35- Dương Mít

36- Dương Thóc

37- Dương Kimchi

38- Dương Sushi

39- Dương Lạc Lạc

40- Dương Sa

Gợi ý cho mẹ biệt danh cho bé gái tên Dương
Biệt danh cho bé gái tên Dương

41- Dương Hannie

42- Dương Cici

43- Dương Xoài

44- Dương Mango

45- Dương Mimi

46- Dương Nana

47- Dương Su su

48- Dương Lily

49- Dương Anna

50- Dương Vivi

51- Dương Mia

52- Dương Miu

53- Dương Pinky

54- Dương Jenny

55- Dương Sún

56- Dương Cơm

57- Dương Bee

58- Dương Chanh

58- Dương Cà rốt

59- Dương Yuu

60- Dương Sữa chua

61- Dương Milk

62- Dương Rara

63- Dương Khoai lang

64- Dương Khoai tây

65- Dương Quýt

66- Dương Ớt

67- Dương Cà chua

68- Dương Nho 

69- Dương Nhím

70- Dương Bống

71- Dương Rùa

72- Dương Turtle

73- Dương Sò

74- Dương Hến

75- Dương Tép

76- Dương Rei

77- Dương Happy

78- Dương Sunny

79- Dương Cherry

80- Dương Misa

81- Dương Suri

80+ Biệt danh cho bé gái tên Dương cho mẹ yêu tham khảo
80+ Biệt danh cho bé gái tên Dương

4. Biệt danh cho tên Dương trong tiếng Việt

4.1 Biệt danh cho Dương theo năm sinh

12 con giáp mang ý nghĩa tâm linh quan trọng trong đời sống của người Việt. Con vật đại diện cho năm bé sinh cũng là một cách thú vị để đặt biệt danh cho tên Dương phải không mẹ? Không chỉ tạo ra nét đặc trưng mà cái tên này còn biểu tượng cho tính cách, phẩm chất trong tương lai của bé. Một số biệt danh hay dựa trên 12 con giáp cho mẹ tham khảo:

1- Tý – Chuột, Jerry, Tý, Mickey

2- Sửu – Trâu, Cỏ

3- Dần – Hổ, Beo, Tiger

4- Mão – Mèo, Meomeo, Miu, Cat

5- Thìn – Rồng

6- Tỵ – Rắn

7- Ngọ – Ngựa, Kiki (Kỳ lân)

8- Mùi – Dê, Be

9- Thân – Khỉ, Monkey

10- Dậu – Gà, Chíp, Bông

11- Tuất – Cún

12- Hợi – Heo, Ủn Ỉn, Bi

Con vật đại diện cho năm bé sinh cũng là một cách thú vị để đặt biệt danh cho tên Dương
Biệt danh cho tên Dương theo năm sinh

4.2 Biệt danh cho tên Dương theo loại thực phẩm yêu thích của bé

  • Biệt danh cho tên Dương theo món ăn bé thích

1- Dương mỳ tôm

2- Dương bánh bao

3- Dương gạo

4- Dương bánh đúc

5- Dương sushi

6- Dương bánh gạo

7- Dương kẹo ngọt

8- Dương bún

9- Dương khoai tây

10- Dương cốm

11- Dương phở

12- Dương kem

Biệt danh cho tên Dương theo loại thực phẩm yêu thích của bé
Biệt danh cho tên Dương theo đồ ăn mà bé thích
  • Biệt danh cho tên Dương theo loại quả bé thích

1- Dương xoài

2- Dương cam

3- Dương dưa hấu

4- Dương ổi

5- Dương đu đủ

6- Dương bơ

7- Dương hạnh nhân

8- Dương mận

9- Dương táo

9- Dương quýt

Gợi ý mẹ cách đặt biệt danh cho tên Dương theo loại quả mà bé yêu
Biệt danh cho tên Dương theo loại quả mà bé yêu
  • Biệt danh cho tên Dương theo đồ uống bé thích

1- Dương coca

2- Dương lavie

3- Dương pepsi

4- Dương sữa

5- Dương siro

6- Dương Soda

Biệt danh cho tên Dương theo đồ uống bé thích cho mẹ yêu tham khảo
Biệt danh cho tên Dương theo đồ uống bé thích

4.3 Biệt danh cho tên Dương dựa theo tác phẩm nghệ thuật

1- Lọ Lem – truyện Cô bé lọ lem 

2- Bạch Tuyết – truyện Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn

3- Đậu đậu – Tiểu thuyết Trung Quốc Hồng đậu sinh nam quốc

4- Xu – nhân vật Shizuka trong truyện Doreamon

6- Haha – nhân vật Lộ Tinh Hà trong truyện Điều tuyệt vời nhất của chúng ta

7- Lan Lan – Cô bé Hà Lan trong Mắt biếc

8- Sam Sam – bé gái trong phim Thương ngày nắng về

9- So So – bé trai trong phim Thương ngày nắng về

10- Shin – truyện Shin – Cậu bé bút chì

11- Ri – bé Haeri trong phim Gia đình là số 1

12- Tấm – truyện cổ tích Tấm Cám

13- Bin – phim Mr. Bean

14- Mận – nhân vật trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

15- An An – tác phẩm Đất rừng phương Nam

16- Tun – nhân vật Tun trong truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

17- Rùa – cô bé trong tiểu thuyết Ngồi khóc trên cây 

18- Bờm – truyện cổ tích Thằng Bờm

19- Sa – nhân vật Sa Ngộ Tĩnh trong phim Tây Du Ký

20- Peter – nhân vật chính trong Spider Man

Biệt danh cho tên Dương dựa theo tác phẩm nghệ thuật
Biệt danh cho tên Dương theo tác phẩm nghệ thuật yêu thích của mẹ

4.4 Biệt danh cho tên Dương theo ngoại hình của bé

  • Biệt danh cho tên Dương theo vóc dáng của bé

1- Dương mũm mĩm

2- Dương bé con

3- Dương hạt tiêu

4- Dương hạt đậu

5- Dương hổ

6- Dương sư tử

7- Dương Xíu

  • Biệt danh cho tên Dương theo làn da của bé

1- Dương cà phê

2- Dương bạch tuyết

3- Dương coca

4- Dương pepsi

5- Dương bánh bao

6- Dương bánh mật

7- Dương mun

Gợi ý cách đặt Biệt danh cho tên Dương theo làn da của bé
Biệt danh cho tên Dương theo làn da của bé
  • Biệt danh cho tên Dương theo mái tóc của bé

1- Dương xoăn

2- Dương tóc mây

3- Dương nâu

4- Dương đuôi tôm

5- Dương bờm

6- Dương xù

7- Dương mỳ tôm

Một lưu ý nhỏ cho mẹ khi đặt biệt danh cho bé theo ngoại hình là nên tránh các từ có thể khiến bé tổn thương khi lớn lên. Thay vào đó có nhiều biệt danh dễ thương để mẹ tham khảo ở trên.

5. Biệt danh cho tên Dương trong tiếng Anh

5.1 Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo từ đồng âm

1- Dean – nhân vật trong sitcom Gilmore Girls

2- Donut – ngọt ngào như bánh donut

3- Dulce – viên kẹo trong tiếng tây ban nha

4- Dream – giấc mơ đẹp

5- Doll – xinh đẹp như một cô búp bê

6- Daisy – Bông hoa cúc nhỏ

7- Dodo – tên một loài chim

8- Dolla – Một người được nhiều người yêu mến

9- Diamond – viên kim cương quý giá

Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo từ đồng âm cho con yêu
Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo từ đồng âm

10- Danny – Sự quyến rũ

11- Dobby – người bạn nhỏ bé

12- Darcy – nhân vật trong “Pride and Prejudice”

13- Doggo – một nickname dễ thương với ý nghĩa là người bạn yêu nhất trên đời

14- Dragon – người có trái tim dũng cảm như rồng

15- Doobie – đáng yêu

16- Dome – người bạn mũm mĩm

17- Doozy – người bạn ham ngủ

18- Dandy – dáng người gầy gò

19- Dazzler – một người lịch lãm

20- Danish – người thích ăn đồ ngọt

5.2 Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo tên người nổi tiếng

1- Daniel – Diễn viên Daniel Radcliffe

2- David – Cầu thủ David Beckham

3- Donald – Tổng thống Mỹ Donald Trump

4- Dona – Nhà thiết kế nổi tiếng Donatella Versace

5- Demi – Ca sĩ Demi Lovato

6- Diana – Công nương Diana

7- Dan – Diễn viên Dan Stevens

8- Dylan – Diễn viên Dylan Wang (Vương Hạc Đệ)

Gọi ý mẹ một vài Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo tên người nổi tiếng
Biệt danh tiếng anh cho tên Dương theo tên người nổi tiếng

5.3 Biệt danh cho tên Dương theo từ đồng nghĩa

Với ý nghĩa về biển của tên Dương, mẹ có thể đặt cho bé các biệt danh như:

Biệt danh cho bé trai Biệt danh cho bé gái
Anapos Adira
Apam Anthia
Arthur Aukai
Bellus Azure/Azurine
Boreal Beck
Bruce Bloom
Cliff Booby
Coburn Coraline
Conway Ginger
Firth Indra
Fury Makara
Glan Maurea
Hanno Mazu
Hector Moray
Jonah Masika

6. Biệt danh cho tên Dương dựa theo thần thoại Hy Lạp

6.1 Biệt danh cho bé trai tên Dương theo thần thoại Hy Lạp

1- Achilles – một chiến binh Hy Lạp với sức mạnh phi thường và lòng dũng cảm đáng nể. Đây cũng là tên gọi khác của nhân vật chính trong “Gót chân A-shin”

2- Adonis – mang ý nghĩa là “chúa tể” và thường biểu tượng cho vẻ đẹp nam tính

3- Ajax – một anh hùng Hy Lạp khác, được biết đến là Ajax đại đế

4- Apollo – Vị thần của âm nhạc, mặt trời, y học và thơ ca

5- Argo – tên con tìm mà Jason đã đi trên hành trình tìm kiếm bộ lông cừu vàng

6- Ares – Vị thần chiến tranh, là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus

7- Atlas – người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp và là người canh giữ cho thiên đường vĩnh cửu

Biệt danh cho tên Dương dựa theo thần thoại Hy Lạp cho con yêu
Biệt danh cho bé trai tên Dương dựa theo thần thoại Hy Lạp

8- Cadmus – người vượt trội

9- Damon – một biểu tượng cho lòng trung thành và vị tha

10- Aeros – vị thần của tình yêu

11- Helios – Vị thần mặt trời Titan

12- Jason – có nghĩa là chữa lành

13- Oceanus – Vị thần biển cả

14- Orion – một thợ săn trong truyền thuyết

15- Triton – sứ giả của biển cả và con của Hải Vương Tinh

6.2 Biệt danh cho bé gái tên Dương theo thần thoại Hy Lạp

1- Alala – một nữ thần trong thần thoại

2- Athena – nữ thần muôn loài hoa, biểu tượng mộng mơ của mùa xuân

3- Arete – nữ thần kết nối mọi người bằng trí tuệ và lòng dũng cảm của cô ấy

4- Artemis – Nữ thần cai trị vùng hoang dã

5- Astraea – Nữ thần của công lý và chính nghĩa. Astraea còn có ý nghĩa là tiên nữ hoặc đêm đầy sao

6- Aura – làn gió nhẹ, mang vẻ đẹp trong sáng và tinh khiết

7- Clio – có nghĩa là vinh quang. Đây là nàng thơ của thần thoại Hy Lạp

Gợi ý mẹ cách đặt Biệt danh cho bé gái tên Dương theo thần thoại Hy Lạp
Biệt danh cho bé gái tên Dương theo thần thoại Hy Lạp

8- Echo – tiên nữ với giọng nói rất đẹp

9- Hera – “người bảo vệ” trong tiếng Hy Lạp và là nữ hoàng của các vị thần Hy Lạp

10- Irene – nữ thần hòa bình

11- Iris – nữ thần cầu vồng

12- Pallas – nữ thần trí tuệ và nghệ thuật

13- Selena – nữ thần mặt trăng

14- Pandora – món quà của tạo hóa

15- Maia – tiếng Hy Lạp có nghĩa là “mẹ”. Maia được tôn vinh là nữ thần của mùa xuân.

7. Mách mẹ cách đặt biệt danh cho tên Dương đơn giản nhất

7.1 Đặt biệt danh cho tên Dương theo biệt danh của bố mẹ

Một cách thú vị để đặt biệt danh cho bé là mẹ có thể đặt dựa theo biệt danh của bố mẹ. Ví dụ nếu mẹ là thỏ, vậy bé là thỏ con. Nếu biệt danh của bố là Tom, nickname của bé sẽ là Jerry. Mẹ có thể sử dụng cách đặt tên dễ thương này nhé!

7.2 Đặt biệt danh dựa theo tính cách và ý nghĩa tên của bé

  • Theo ý nghĩa tên

Dương có nghĩa là biển cả mênh mông. Đặt tên bé là Dương, mẹ mong rằng sau này con sẽ trở thành một người có ý chí, hoài bão cao cả và có tấm lòng yêu thương chan chứa. Ý nghĩa đó là một gợi ý hay để mẹ đặt biệt danh cho bé. Dưới đây là ví dụ để mẹ tham khảo:

1- Dương bé nhỏ – bé con nhỏ nhắn, đáng yêu của mẹ

2- Dương da diết – bé sẽ gắn bó và luôn yêu thương với gia đình, yêu hương, đất nước

3- Dương dồi dào – một người luôn tràn đầy năng lượng và khát khao vươn tới thành công

Đặt tên bé là Dương, mẹ mong rằng sau này con sẽ trở thành một người có ý chí, hoài bão cao
Đặt biệt danh theo tính cách và ý nghĩa tên của bé
  • Theo tính cách

Mẹ cũng có thể áp dụng đặt biệt danh cho bé theo tính cách như cách đặt dưới đây

1- Dương mạnh mẽ

2- Dương cứng cỏi

3- Dương dè dặt

4- Dương bẽn lẽn

5- Dương nghiêm túc

6- Dương chững chạc

7.3 Đặt biệt danh cho Dương bằng các từ láy

Cách đặt biệt danh theo các tính từ hiệp vần D sẽ giúp cho tên của bé vừa dễ đọc vừa gây ấn tượng nhờ sự hài hước. Theo cách này mẹ sẽ kết hợp từ Dương với một từ láy phụ âm D. Ví dụ cụ thể để mẹ hình dung:

Dương dịu dàng

Dương dễ dãi

Dương du dương

Dương dè dặt

Dương dõng dạc

Dương dông dài

Cách đặt biệt danh theo các tính từ hiệp vần D sẽ giúp cho tên của bé vừa dễ đọc vừa gây ấn tượng
Biệt danh cho tên Dương bằng các tính từ hiệp vần D

8. Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Biệt danh vừa là tên cúng cơm dễ thương vừa giúp tạo nên sự gần gũi, gắn kết giữa ba mẹ và bé. Vì thế nó không yêu cầu quá hoàn hảo về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên có một số lưu ý mẹ nên quan tâm để biệt danh cho bé sao cho hay và ấn tượng:

  • Mẹ nên tránh biệt danh không phù hợp hoặc mang ý nghĩa không tích cực vì như thế có thể làm bé cảm thấy bị tổn thương khi lớn.
  • Biệt danh tiếng anh đang ngày càng được các mẹ yêu thích. Khi đặt tên theo cách này, mẹ nên lưu ý tìm hiểu kỹ ý nghĩa của từ và lựa chọn tên gần gũi và mang biểu tượng cho điều tốt lành.
  • Nếu mẹ gặp khó khăn khi đặt biệt danh cho bé, mẹ đừng ngại mà có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân và bạn bè xung quanh. Cả nhà cùng tìm kiếm và đặt nickname cho bé mẹ nhé!
một số lưu ý mẹ nên quan tâm để biệt danh cho bé sao cho hay và ấn tượng
Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn các cách đặt biệt danh cho tên Dương sao cho vừa hay, độc đáo vừa mang ý nghĩa tốt đẹp. Sau khi đọc, mẹ đã lựa chọn được nickname phù hợp cho bé chưa? Đừng quên ghé thăm Góc của mẹ để nhận được nhiều lời khuyên hữu ích dành cho Mẹ và bé nhé!

Mẹ có thể xem thêm: Biệt danh hay cho tên Linh 

Gợi ý cách đặt tên siêu dễ thương cho bé 

Nước dừa là thức uống tự nhiên thanh mát, nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải giai đoạn thai kỳ nào cũng cần thiết bổ sung nước dừa nên nhiều mẹ còn băn khoăn rằng liệu mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa không?  Góc của mẹ sẽ giải đáp hết những nỗi băn khoăn của mẹ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa không?

Dừa là một loại quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng mang tính hàn vậy nên trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên uống nước dừa. 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu thường gặp phải triệu chứng nôn mửa, ốm nghén, mệt mỏi và kén ăn vậy nên mẹ hãy tránh uống nước dừa trong thời gian này vì nước dừa có chứa chất béo cao sẽ khiến mẹ đầy bụng, thậm chí làm tình trạng ốm nghén của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Mẹ bầu 3 tháng, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ và phức tạp, thai nhi cũng chưa được ổn định. Nước dừa có tính hàn, khi uống đưa lạnh vào làm cơ thể bị yếu đi, rối loạn chuyển hóa, hạ đường huyết, gây tác động xấu đối với thai nhi, khi lạm dụng uống nước dừa nhiều có thể dẫn đến sảy thai sớm. Vậy nên mẹ bầu mới mang thai nên hạn chế uống thức uống này mẹ nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu thường bị nôn mửa, ốm nghén, mệt mỏi và kén ăn vậy nên mẹ hãy tránh uống nước dừa
Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa

Nước dừa giàu khoáng chất dinh dưỡng hàm lượng cao: P, Ca, Mg, K,…. cần thiết cho cơ thể mẹ nhưng trong giai đoạn này cơ thể mẹ lại rất khó hấp thụ, lượng khoáng chất thừa làm tăng khả năng bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Việc mẹ bổ sung quá nhiều dinh dưỡng cũng sẽ  khiến thai nhi vượt quá cân nặng cần thiết đó mẹ.

Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa không rồi nhỉ? Với mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh uống nước dừa nhé!

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Bầu 5 tháng uống nước dừa được không?

2. Thời điểm thích hợp để mẹ bầu uống nước dừa:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa nhưng 3 tháng giữa lại là thời điểm thực sự thích hợp để uống nước dừa. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ có thể uống nước dừa thoải mái vì dừa chứa carbohydrate, ít calo, giàu khoáng chất có lợi cho mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo bảng thành phần có trong 100g nước dừa sau:

Lượng Calo 18 kcal
Chất béo 0,2 g
Natri 105 mg
Carbohydrate 3,7 g
Chất xơ 1,1 g
Đường 2,6 g
Chất đạm 0,5 g
Vitamin C 2,4 mg
Kali 250 mg
Canxi 24 mg
Magnesi 25 mg
Sắt 0,3 mg

Đây là các khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu có trong nước dừa, đem lại cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 nhiều công dụng như:

  • Giúp cải thiện hệ miễn dịch

Rất nhiều vitamin và khoáng chất có trong nước giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể cho cả mẹ và bé. Nước dừa còn có hàm lượng axit lauric dồi dào giúp mẹ kháng khuẩn, giảm tình trạng cảm cúm, nhiễm trùng. Vitamin B có trong nước dừa cần thiết để giảm thiểu tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón

Nước dừa cung cấp nước chứa nhiều vitamin C, chất xơ giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn, nên giúp mẹ bầu giảm được các vấn đề đường ruột như: táo bón, ợ hơi, tăng axit dạ dày,…

  • Bổ sung nước, làm đẹp da

Nước dừa cung cấp các axit amin, các chất điện giải; Mg, Ca, K,… giúp giảm triệu chứng mất nước khi mang thai, giúp mẹ lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt,…Uống nước dừa còn cung cấp nước cho cơ thể mẹ bầu tạo thành nước ối để nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, nước dừa chứa dưỡng chất giúp mẹ bầu giúp thải độc, giải nhiệt, cải thiện làn da, tóc khỏe mạnh trong thai kỳ.

Nước dừa chứa dưỡng chất giúp mẹ bầu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Bổ sung nước dừa sau 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ có làn da khỏe mạnh

3. Một số thắc mắc về uống nước dừa trong thai kỳ của mẹ

3.1 Mẹ bầu từ thai kỳ thứ 4 muốn uống nước dừa cần lưu ý điều gì?

1- Mẹ bầu nên uống nước dừa theo liều lượng chuẩn: 1 ly từ 150 – 200ml/ngày và 3 – 4 lần/tuần. Uống nước dừa quá nhiều hay sử dụng nước dừa thay thế cho nước lọc không tốt cho sức khỏe mẹ vì lượng khoáng chất nhiều khiến cơ thể phải cố gắng hấp thụ, gây tình trạng ra  khó tiêu, đầy bụng.

2- Mẹ nên uống nước dừa vào buổi sáng sẽ tốt hơn khi uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ vì dừa có chức năng lợi tiểu, khiến đêm mẹ phải thức dậy nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ, dừa còn có tính hàn nên dễ bị lạnh bụng, gây ra tiêu chảy.

Những lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi uống nước dừa
Mẹ uống quá nhiều nước dừa gây ra đầy bụng, khó tiêu

3.2 Bà bầu không nên uống nước dừa trong trường hợp nào?

Uống nước dừa mang đến rất nhiều lợi ích nhưng khi uống không đúng cách, ngược lại có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể của mẹ. Vì vậy mẹ mang thai không uống nước dừa trong trường hợp:

  • Khi cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, hay bị cảm lạnh.
  • Khi vừa đi ngoài nắng về vì rất dễ có tình trạng ớn lạnh.
  • Mẹ có tiền sự bị -suy nhược, huyết áp thấp cũng nên hạn chế.
  • Nước dừa đã để qua đêm.
Uống nước dừa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể của mẹ
Khi cơ thể mẹ bầu mệt mỏi không nên uống nước dừa

3.3 Một số lầm tưởng mẹ hay hiểu nhầm khi uống nước dừa trong thai kỳ là gì?

1- Uống nước dừa sẽ giúp da em bé trắng sáng hơn

Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm, sức khỏe màu da của em bé phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền. Uống nước dừa không có tác động gì đến màu da của bé đâu mẹ nhé.

Một số lầm tưởng mẹ hay hiểu nhầm khi uống nước dừa trong thai kỳ
Một số thắc mắc về uống nước dừa của thai phụ

2- Nước dừa giúp tóc em bé mọc dày, đen và khỏe hơn

Trên thực tế thì độ chắc và cấu trúc tóc của em bé cũng hoàn toàn phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ, không thể thay thế bằng cách uống nước dừa đâu nha mẹ.

3- Nước dừa là nước uống bổ sung nước tốt nhất khi mang thai

Thực tế không có loại nước nào thay thế được nước uống. Vậy nên vẫn cần phải bổ sung, uống đầy đủ nước mỗi ngày mẹ nhé.

Mong rằng bài viết trên sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của mẹ bầu về vấn đề mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa không? Chúc mẹ có khoảng thời gian thai kỳ khỏe mạnh nhé. Nếu như mẹ còn có thắc mắc gì hãy để lại bình luận ở dưới, góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhé!

Để tìm hiểu thêm các loại nước uống có tốt cho mẹ bầu, mẹ có thể tham khảo thêm nhé:

Bầu 3 tháng nên uống nước gì? Top 5 gợi ý tốt nhất cho mẹ 

Mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không ? Có lẽ  là một câu hỏi rất đáng để suy ngẫm dành cho các mẹ lần đầu mang thai và đặc biệt là đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ đồng hành cùng góc của mẹ thông qua bài viết dưới đây tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không ? 

Trả lời cho câu hỏi mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không thì đáp án là có. Nước cam uống được khi mẹ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ và ngay cả những tháng cuối của thai kỳ thì mẹ cũng có thể tự tin uống nước cam luôn nhé!

Nước cam uống được khi mẹ đang mang thai
Mẹ Bầu 3 tháng đầu uống nước cam được không?

Mẹ tham khảo bảng thành phần có trong một cốc nước cam (240ml) dưới đây nhé:

Thành phần  Định lượng
Calories 110
Natri 9,6mg
Carbohydrates 27g
Chất xơ  1g
Đường 20g

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong một cốc nước cam (240ml)

Cam là loại trái cây được biết đến với đa dạng các nhóm chất như vitamin c, canxi, glucose,.. Từ đó các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định rằng uống nước cam không chỉ giúp các mẹ tăng cường khả năng phòng chống các bệnh cảm cúm mà còn hỗ trợ hấp thụ sắt rất tốt đó mẹ. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc uống nước cam khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ đọc tiếp phần dưới đây nhé.

2.Top 5 lợi ích nước cam mang lại cho mẹ bầu 3 tháng 

2.1 Bầu 3 tháng đầu uống nước cam giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể 

Nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần là điều mà mẹ sẽ nhận được khi bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mẹ chưa biết bổ sung thực phẩm nào để có được các dưỡng chất cần thiết hoặc thắc mắc mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không thì ngay sau đây sẽ là câu trả lời dành cho mẹ đó.

Me cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước cam giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất dồi dào

Nước cam là một sự lựa chọn không tồi để mẹ cân nhắc thêm vào thực đơn trong những tháng đầu thai kỳ bởi trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, được xem là hàng rào vững mạnh giúp mẹ phòng tránh các bệnh cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu,…xuyên suốt những tháng của thai kỳ đó mẹ ạ.

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón. 

Có lẽ câu hỏi mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không? đã được các mẹ sáng tỏ rồi nhỉ! Liệu rằng các mẹ đã biết ngoài việc mang lại cảm giác hạnh phúc khi được thưởng thức một ly nước cam tươi mát mỗi ngày, nước cam còn có thể giúp mẹ phòng tránh hoặc giảm tình trạng táo bón không.

Uống nước cam mỗi ngày giúp mẹ phòng tránh hoặc giảm tình trạng táo bón
Nước cam giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón

Táo bón ở mẹ bầu 3 tháng đầu là tình trạng không hề hiếm gặp, mà có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ốm nghén, căng thẳng quá độ,… Trong nước cam nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào lên đến 25,5g (240ml) giúp cho các mẹ dễ dàng trao đổi chất và hỗ trợ, ngăn ngừa táo bón trong suốt những tháng thai kỳ. 

2.3 Hỗ trợ phát triển trí não thai nhi

Chẳng cần phải tìm kiếm xa xôi hoặc tốn quá nhiều tiền trong việc hỗ trợ bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ. Axit folic dồi dào có trong nước cam đã giúp các mẹ làm điều đó. Theo các chuyên gia, khi mẹ bổ sung axit folic (folate) đều đặn mỗi ngày sẽ tăng từ 5 đến 10 lần cho sự phát triển trí não của bé yêu trong bụng đó mẹ.

Mẹ bổ sung axit folic đều đặn mỗi ngày sẽ tăng từ 5 đến 10 lần cho sự phát triển trí não của bé yêu
Mẹ bầu 3 tháng uống nước cam hỗ trợ phát triển trí não thai nhi

2.4 Ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi 

Axit folic (folate) có trong nước cam ngoài việc hỗ trợ các bé phát trí não thì các chuyên gia cũng nhận định, chất này còn hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì thế mẹ đừng bỏ qua việc uống nước cam đều đặn mỗi ngày nha ! 

Nước cam hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Mẹ bầu uống nước cam giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi

2.5 Thúc đẩy hydrat hóa và làm đẹp cho làn da của mẹ 

Ngày biết con lớn dần trong bụng mẹ cũng chính là ngày mẹ bắt đầu từ bỏ những thói quen từ hồi còn con gái, hi sinh từ làn da cho đến mái tóc chỉ để mong con có thể khỏe mạnh, thuận lợi chào đời đến bên cạnh bố mẹ yêu.

Nước cam có hàm lượng vitamin C và vitamin B dồi dào sẽ giúp cho làn da của mẹ hỗ trợ trong việc trẻ hóa làn da.
Nước cam chứa lượng vitamin dồi dào tốt cho làn da của mẹ

Mẹ đừng nên quá lo lắng mẹ nhé, trong nước cam có hàm lượng vitamin C và vitamin B dồi dào sẽ giúp cho làn da của mẹ có thể thúc đẩy hydrat hóa – phòng chống lại được các tác nhân gây lão hóa và hỗ trợ trong việc trẻ hóa làn da. 

Hydrat hóa là quá trình tế bào đẩy nhanh tốc độ thay đổi tế bào cũ và tăng khả năng sản sinh tế bào mới. Từ đó giúp làn da lúc nào cũng tươi mới, hồng hào. Vitamin C trong cam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa và là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong việc phòng chống lại quá trình mất các gốc tự do – nguyên nhân gây ra làn da khô, sạm không còn được hồng hào, tươi sáng như mới nữa. 

Vitamin C trong cam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa và là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Nước cam giúp thúc đẩy hydrat hóa và làm đẹp làm da của mẹ

Ngoài ra, lượng lớn vitamin B dồi dào có trong nước cam đã giúp cho các quá trình như trao đổi chất, hỗ trợ tuần hoàn máu, tái tạo tế bào máu và giúp làn da khỏe hơn. Từ đó không chỉ giúp mẹ bầu có một làn da đẹp mà con có một cơ thể khỏe mạnh 

Như vậy mẹ mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không ?thì câu trả lời chắc chắn là được. Và cùng với những tác dụng tuyệt vời trên có lẽ đã giúp cho mẹ tự tin hơn trong suốt quá trình mang thai của thai kỳ rồi nhỉ! 

Khi mẹ đã biết đến được những tác dụng tuyệt vời của việc uống nước cam trong suốt thành trình thai kỳ thì tiếp đến việc chọn lựa loại nước cam nào để sử dụng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ là một câu hỏi lớn dành cho mẹ. Những thắc mắc trên sẽ được góc của mẹ bật mí ngay dưới đây. Mẹ tìm hiểu tiếp nhé!

3. Điểm danh một số loại nước cam bà bầu 3 tháng nên uống

3.1 Nước cam đã tiệt trùng 

Trong thai kỳ, chắc chắn rằng các mẹ đều muốn dành những điều tốt nhất cho thiên thần bé nhỏ của mình. Vì thế, lựa chọn đầu tiên góc của mẹ khuyên dùng là nước cam đã tiệt trùng. 

Lựa chọn đầu tiên góc của mẹ khuyên dùng là nước cam đã tiệt trùng
Nước cam đã tiệt trùng

Nước cam chưa tiệt trùng cũng như các loại nước trái cây khác có thể sẽ chứa các vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu. 

Tuy nhiên lại có nhiều mẹ băn khoăn rằng không biết liệu sử dụng nước cam đã tiệt trùng liệu có mất đi các chất dinh dưỡng quý giá hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên thì đáp án là có tuy nhiên đó là ở quá khứ mà thôi. Ngày nay, với các công nghệ tiên tiến nước cam tiệt trùng không chỉ còn giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng mà con là sự lựa chọn an toàn dành cho các mẹ nhất là trong 3 tháng đầu mang thai.

3.2 Nước cam được bổ sung dưỡng chất

Như mẹ đã biết nước cam ngày nay ngoài tiệt trùng vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng thì còn được bổ sung các chất như vitamin D, canxi,.. rất cần thiết cho mẹ bầu ba tháng. Mẹ ưu tiên chọn những loại nước cam này sẽ vừa ngon và vừa tốt cho sức khỏe nữa đó. Một số nhãn hiệu mẹ có thể cân nhắc như tropicana pure premium, minute Maid,… 

Nước cam bổ sung các chất như vitamin D, canxi,.. rất cần thiết cho mẹ bầu ba tháng
Nước cam được bổ sung dưỡng chất

3.3 Nước cam ít đường 

Nước cam rất tốt cho mẹ bầu tuy nhiên nước cam quá nhiều đường có thể gây tăng đường huyết, mệt mỏi,…Vì thế mẹ bầu 3 tháng đầu nên lựa chọn uống nước cam có độ ngọt vừa phải thôi nhé! 

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên lựa chọn uống nước cam có độ ngọt vừa phải
Mẹ bầu 3 tháng tốt nhất nên uống nước cam ít đường

3.4 Nước cam tươi ép 

Các dòng nước cam tươi ép trong cửa hàng sẽ không phải một lựa chọn thích hợp dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu bởi mẹ khó có thể đảm bảo quá trình vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi ép. Như góc của mẹ đã giải thích ở trước đó mẹ chỉ nên dùng các loại nước cam đã được tiệt trùng. . Tuy nhiên, cam tươi tự ép tại nhà mẹ lại có thể hoàn toàn an tâm sử dụng vì khi đó  mẹ sẽ biết được xuất xứ, nguồn gốc và quy trình làm như thế nào. 

Các dòng nước cam tươi ép trong cửa hàng sẽ không phải một lựa chọn thích hợp dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
Nước cam tươi ép mẹ tự làm tại nhà

Nếu các mẹ chưa biết cách làm cam ép thơm ngon tại nhà thì dưới đây góc của mẹ sẽ mách các mẹ một số cách làm nước cam thơm ngon tại nhà nhé !

Nguyên liệu làm nước cam tươi ép cần có: 

  • 2 quả cam loại ngon 
  • 30ml nước đường
  • Đá viên
  • Dụng cụ vắt cam, ly thủy tinh, muỗng khuấy,…
Cách làm nước cam thơm ngon tại nhà cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu khi làm nước cam

Các bước thực hiện để có một ly nước cam tươi mát: 

  • Bước 1: Cam mua về, mẹ rửa sạch, để ráo nước. Để đảm bảo rằng chất lượng cam sạch sẽ và an toàn, mẹ bầu nên rửa trái cây với nước rửa rau quả. Mẹ hoàn toàn có thể tham khảo sản phẩm Nước rửa bình sữa & rau quả Mamamy lành tính với công thức ít bọt, không mùi và không để lại tồn dư sau khi rửa.
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn cho cả mẹ bầu 3 tháng
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy với các thành phần từ thiên nhiên an toàn cho cả mẹ và bé
  • Bước 2: Trong vỏ cam do chứa nhiều tinh dầu, nên mẹ nhớ phải gọt vỏ tránh cho tinh dầu rơi vào nước cam sẽ làm nước cam bị đắng nhé! Sau cùng, mẹ dùng dụng cụ vắt lấy nước ép cam.
  • Bước 3: Tùy theo khẩu vị, sở thích và thói quen mà mẹ sẽ thử xem đã đủ ngọt chưa để quyết định có cho thêm đường vào không nhé! Tuyệt đối các mẹ nên nhớ rằng không được cho thêm quá nhiều đường như góc của mẹ đã chia sẻ ở trên.
  • Bước 4: Khuấy đều đường với nước cam và có thể cho đá vào là đã thưởng thức ngay được rồi. 
Nước cam tươi mát làm tại nhà cho mẹ bầu 3 tháng đầu thưởng thức
Nước cam tươi mát được làm tại nhà! Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức nhé

4. Một số lưu ý khi uống nước cam mẹ chú ý 

1- Cái gì nhiều quá thì nó cũng không tốt vì thế các mẹ nhớ rằng uống nước cảm phải có điều độ và đừng nghĩ nó tốt rồi thì cứ uống thả ga không kiểm soát nhé ! Lượng vitamin C mà một ngày mẹ cần là trong khoảng 60mg vậy thì mẹ chỉ cần uống một cốc nước cam trong khoảng từ 200ml – 240ml là hoàn toàn đã có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của mẹ trong suốt một ngày rồi. 

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì khi uống nước cam
Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi uống nước cam

2- Sau bữa ăn, các mẹ uống ngay nước cam thì nó vẫn có thể mang lại lợi ích. Tuy nhiên sẽ không bằng, khi các mẹ chờ cho dạ dày đã tiêu hóa hết lượng thức ăn buổi sáng và chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ mới. Vì thế nước cam thích hợp nhất là uống sau bữa ăn 1,2 tiếng nhớ nha các mẹ !

3- Nước cam có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh tân dịch – lợi tiểu. Điều này gây ra hiện tượng tiểu đêm ở mẹ và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế góc của mẹ khuyên các mẹ rằng không nên uống nước cam vào buổi tối nha!

4- Không nên uống sữa sau khi uống nước cam nhé các mẹ ơi ! Vì protein trong sữa khi kết hợp với axit tartaric và vitamin C sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy,…

5- Những mẹ bầu đang gặp phải các tình trạng như đau dạ dày, tá tràng có vấn đề, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày không nên uống nước cam vì có thể khiến các tình trạng trên trở nên nghiệm trọng hơn. 

Góc của mẹ mong rằng qua bài viết trên, mẹ đã giải đáp được câu hỏi mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không. Nếu còn những thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được Góc của mẹ giải đáp nhé!

Xem thêm: Bà bầu uống nước cam khi nào tốt?

Vải sợi tự nhiên đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong thị trường may mặc và được nhiều ba mẹ tin dùng bởi sự an toàn cũng như thân thiện với môi trường. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu loại vải này có gì đặc biệt nhé!

1. Đôi nét về vải sợi tự nhiên

1.1. Nguồn gốc vải sợi tự nhiên

Vải sợi tự nhiên là loại vải được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên: thực vật (cây bông, cây gai, cây lanh, cây tre,… )  hoặc động vật (sợi len (thu được từ lông dê, cừu, thỏ,…) và sợi tơ tắm (thu được từ kén tằm)

Vải sợi tự nhiên là loại vải được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên
Vải sợi tự nhiên được dệt từ các sợi có nguồn gốc đến từ thiên nhiên

1.2. So sánh vải sợi tự nhiên và vải sợi nhân tạo

Vải sợi tự nhiên Ưu điểm Thành phần chính có nguồn gốc từ thiên nhiên, vải sợi tự nhiên không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có ảnh hưởng rất tốt tới sức khỏe cả nhà mình đấy ạ! Bên cạnh đó, vải sợi tự nhiên được sản xuất không thông qua sử dụng bất cứ hóa chất độc hại nào, mẹ có thể yên tâm rằng ngay cả làn da nhạy cảm, mỏng manh nhất cũng sẽ được bảo vệ.

Phần lớn các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên có khả năng phân hủy sinh học, hút ẩm, thoáng khí, bền, phản ứng nhiệt và chống nấm mốc và bụi bẩn một cách tự nhiên. Đặc tính hút ẩm của loại vải này cho phép luồng không khí thoát ra khỏi da, giúp đánh bay mồ hôi và mang lại cho chúng ta cảm giác mát mẻ và khô ráo, đặc biệt vào những ngày hè oi ả. 

Nhược điểm Do có thành phần tự nhiên, chi phí sản xuất và giá bán vải sợi tự nhiên khá cao. Bên cạnh đó, loại vải này dễ bị xù, nhăn và cần lau ủi thường xuyên. Nếu không được giặt đúng cách, một số loại vải sẽ bị co lại
Vải sợi nhân tạo Ưu điểm Vải sợi nhân tạo có chi phí sản xuất thấp, tính ứng dụng cao, được sử dụng ở nhiều sản phẩm đa dạng. Độ bền màu khá cao, vì vậy, vải sợi nhân tạo thường được nhuộm dễ dàng với nhiều màu sắc rực rỡ

Vải sợi nhân tạo có tính năng chống lại vết bẩn khá tốt. Ngoài ra, chất liệu này chống nước hoàn toàn, thích hợp cho các trang phục mặc ngoài trời, thường được sử dụng để làm áo mưa. 

Nhược điểm Quá trình sản xuất loại vải này sử dụng các hóa chất nên có thể gây phát ban hoặc khiến vấn đề dị ứng da trở nên nghiệm trọng hơn

Tính thấm hút của vải sợi nhân tạo khá kém. Quần áo làm từ chất liệu này gây cảm giác bí bách, khó chịu, đặc biệt vào những ngày hè oi ả.

Dựa vào bảng so sánh trên, mẹ có thể thấy hai loại vải này đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực may mặc! Tuy nhiên, chất liệu lý tưởng nhất để sử dụng cho các bộ quần áo thường ngày nói chung, hay quần áo cho trẻ sơ sinh nói riêng là là vải sợi tự nhiên. Với một đất nước có độ ẩm cao như Việt Nam, mặc những bộ quần áo làm từ vải sợi tự nhiên sẽ luôn làm chúng ta cảm thấy dễ chịu bởi khả năng thấm hút tuyệt vời.

Vải sợi tự nhiên và nhân tạo đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực may mặc
Làn da của các thiên thần nhỏ cần được bảo vệ cẩn thận

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, da của các con mỏng hơn da của người lớn khoảng 30%. Điều đó có nghĩa là, nếu sử dụng các loại vải nhân tạo đã trải qua các quá trình xử lý hóa chất sẽ cực nguy hiểm cho các con. Hơn nữa, trẻ sơ sinh thường có xu hướng chảy nước dãi, vì vậy bất kỳ loại vải nào có khả năng hút ẩm tốt mà không để lại mùi hoặc khó giặt chính là lựa chọn tốt nhất. Và đó chính là vải sợi tự nhiên!

Nếu sử dụng các loại vải nhân tạo đã trải qua các quá trình xử lý hóa chất sẽ cực nguy hiểm cho các con
Lựa chọn loại vải cho quần áo trẻ sơ sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

2. Top 5 loại vải sợi tự nhiên tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh

Làn da của con chính là báu vật mà mẹ cần “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Và để bảo vệ báu vật ấy, mẹ cần lựa chọn loại vải quần áo phù hợp và an toàn cho con mẹ nhé, bởi quần áo là những người bạn gắn bó với con 24/24 đó! 

Mẹ tham khảo 5 loại vải sợi tự nhiên dưới đây khi lựa chọn quần áo cho các con nhé.

2.1. Cotton

Chắc hẳn mẹ không còn xa lạ gì với cotton – loại vải được ưa chuộng nhất được các bác sĩ da liễu khuyên dùng sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Cotton được làm từ sợi cây bông vải với thành phần chủ yếu là cellulose, một hợp chất hữu cơ rất quan trọng đối với cấu trúc thực vật, là chất liệu mềm mịn vô cùng. Tính năng hút ẩm vượt trội sẽ giúp con cảm thấy thoải mái kể cả vào ngày hè nóng nực nhất. 

Cotton được ưa chuộng nhất được các bác sĩ da liễu khuyên dùng
Vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt

Tuy nhiên, có một nhược điểm nho nhỏ đối với loại vải cotton được làm từ bông nguyên chất mà có lẽ nhiều nhà sản xuất quần áo vô tình bỏ qua, chính là việc sợi bông khi được dệt thành vải vẫn còn tồn tại những sợi chưa đồng đều. Và đôi lúc đó chính chính là nguyên nhân làm con khó chịu, bởi con vô cùng nhạy cảm với những thứ gây cộm trong quần áo. Vì vậy, “cotton chải” – loại vải xịn hơn cả cotton đã ra đời và ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực may mặc.

“Cotton chải“ là công nghệ tạo ra sự đồng nhất trên từng đường dệt, lựa chọn từng sợi vải một cách kỹ lưỡng nhất, sẽ không còn dặm vải, ngứa hay bất kì yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến da của bé. Vải cotton đã mềm mại rồi, nhưng với cotton chải, sự mềm mại đó còn vượt trên tiêu chuẩn thông thường, vì đó là sự mềm mại không xơ ngứa, không khó chịu dù là nhỏ nhất. Một sự mềm mại vượt trội chăm sóc, nâng niu những khách hàng nhí. 

Mẹ tìm hiểu thêm về cotton chải ở đây nhé: Cotton chải – Nguyên liệu “vàng” dịu dàng nâng niu trẻ sơ sinh

“Cotton chải“ là công nghệ tạo ra sự đồng nhất trên từng đường dệt
Cotton là loại vải lý tưởng nhất khi chọn mua quần áo cho con

Cách bảo quản quần áo làm từ vải cotton: 

Để có thể giữ được một bộ quần áo cotton bền và luôn như mới, sau khi mặc, mẹ nên giặt càng sớm càng tốt để tránh để lại mùi hôi, bụi bẩn nhé. Ngoài ra,  mẹ nên sử dụng loại nước giặt có các thành phần đến từ tự nhiên, không chứa các hóa chất như chất lưu hương nhân tạo, chất làm mềm vải hay các chất tạo bọt gây hại như SLS và SLES để tránh làm vải cotton bị giãn nhanh nhé. 

Lưu ý nho nhỏ, nước nóng có thể khiến vải cotton bị giãn, mẹ đừng sử dụng nước có nhiệt độ >40 độ để giặt nhé. 

Mẹ nên giặt càng sớm càng tốt để tránh để lại mùi hôi
Ưu tiên nước giặt xả thiên nhiên

2.2. Vải sợi tre

Vải sợi tre được tạo ra từ bột gỗ của cây tre, sử dụng c công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại. Chất liệu này có đặc tính nổi trội như: kháng mùi, kháng khuẩn, chống tia UV, mềm mại,… Bởi vậy, loại sợi ngày càng được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang cho trẻ em và người lớn. Mẹ dễ dàng thấy các sản phẩm của bé cưng như quần áo, găng tay, khăn lau từ chất liệu này có độ mềm mượt, mát mịn, thân thiện với làn da non nớt của con.

Vải sợi tre được tạo ra từ bột gỗ của cây tre, sử dụng c công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại
Vải sợi tre rất phù hợp với khí hậu Việt Nam

Ngoài ra, với tính năng hút ẩm tốt, vải sợi tre sẽ giúp bé yêu không cảm thấy bí bách, kích ứng khi sử dụng mỗi ngày.

Cách bảo quản áo làm từ vải sợi tre: 

Đối với vải sợi tre, khi giặt mẹ nên vò nhẹ nhàng, sử dụng nước lạnh để tránh khiến vải bị nhăn nheo nhé. Ngoài ra, mẹ nên phơi quần áo làm từ vải sợi tre ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

2.3. Len

Vải len là loại vải được dệt từ các loại sợi protein có nguồn gốc từ động vật như lông cừu, dê, thỏ, lạc đà… Nhờ độ dày và khả năng giữ nhiệt hiệu quả, vải len rất được ưa chuộng, đặc biệt vào mùa đông.

Cái lạnh mùa đông thường rất khắc nghiệt. bé cưng sức đề kháng còn yếu – nếu không được giữ ấm sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp, ốm, cảm cúm vô cùng nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao mẹ nên sử dụng len vào những ngày đông giá lạnh bởi khả năng giữ nhiệt vô cùng tuyệt vời. Không khí lạnh không thể len lỏi vào gây lạnh cho bé. 

Vải len là loại vải được dệt từ các loại sợi protein có nguồn gốc từ động vật
Quần áo len luôn được tin dùng vào những ngày đông giá lạnh

Ngoài ra, với nguồn gốc từ tự nhiên, bé mặc quần áo len sẽ cảm thấy dễ chịu,không bị sợi len chà sát vào da. 

Cách bảo quản quần áo làm từ vải sợi len : 

Trước khi giặt, mẹ nên đọc kỹ nhãn mác để kiểm tra xem bộ quần áo len bé mặc nên được giặt máy hay giặt tay nhé. Để các bộ quần áo len không bị giãn hay xù lông, mẹ nên giặt bằng tay với nước ấm không quá 30 độ C. Nếu muốn áo giữ được độ đàn hồi và độ sáng vốn có, mẹ có thể pha thêm một ít giấm vào nước giặt cuối.

Một lưu ý quan trọng đối với vải len: sau khi giặt, mẹ tuyệt đối không được vắt, vặn xoắn như những bộ quần áo thông thường nha! Làm như vậy sẽ khiến bộ quần áo len đẹp đẽ bị bai dão, xù lông và mất dáng.

2.4 Vải lanh

Vải lanh có tính mềm mại và mịn màng bởi loại vải sợi tự nhiên này được tạo ra từ các sợi của thân cây lanh, không có xơ cây. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, giúp người mặc dễ chịu và luôn khô thoáng. Do đó, đây là loại vải được nhiều bố mẹ tin dùng cho con vào mùa hè. 

Vải lanh thấm hút mồ hôi rất tốt, giúp người mặc dễ chịu và luôn khô thoáng
Vải lanh mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái và mát mẻ

Độ bền của vải lanh rất tốt. Vải sẽ không bị sờn rách dù trải qua nhiều lần giặt. Bên cạnh đó, vải lanh có độ bền màu rất cao bởi vải rất ăn màu. Dù mẹ giặt máy hay giặt tay cũng không lo quần áo con bị phai màu đâu ạ.

Cách bảo quản quần áo làm từ vải lanh: 

Cũng giống như cotton, nếu không được giặt với nước ở nhiệt độ phù hợp, vải lanh sẽ bị co lại nhiệt độ lý tưởng nhất là dưới 40 độ mẹ nhé. Mẹ cũng không nên vắt, xoắn hay chà quá mạnh khi giặt vải lanh vì sẽ làm gãy kết cấu sợi vải tự nhiên. Và cuối cùng, để chắc chắn rằng bộ quần áo không làm tổn thương da bé, mẹ nhớ kiểm tra kỹ xem xà phòng đã được xả sạch hay chưa nha!

2.5. Lụa

Lụa được dệt từ vải sợi tự nhiên 100% được lấy từ kén của con tằm. các sợi tơ được làm mềm và tháo ra trước khi được dệt lại với nhau để tạo ra chất liệu vải lụa. Sự mềm mại và mịn màng tự nhiên của lụa khiến chất vải này được ví như “làn da thứ hai của cơ thể con người”. Chính vì vậy, vải lụa cũng được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang người lớn và trẻ em.

Lụa được dệt từ vải sợi tự nhiên 100% được lấy từ kén của con tằm
Được ví như “làn da thứ hai của cơ thể con người”, vải lụa rất mềm mại với khả năng hút ẩm rất tốt

Lụa còn là chất vải có độ thông thoáng cao với khả năng hút ẩm mạnh mẽ, bé sẽ luôn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu khi mặc đồ bằng vải lụa. Nếu như mẹ muốn may một chiếc váy xinh xắn cho con yêu, thì lụa là lựa chọn vô cùng tuyệt vời đó ạ.

Cách bảo quản quần áo làm từ vải lụa: 

Đối với vải lụa tơ tằm, mẹ nên giặt tay để vải không bị biến dạng hay mất đi độ bóng mịn mẹ nhé. Bên cạnh đó, chỉ nên sử dụng xà phòng trung tính, có độ tẩy nhẹ dịu để loại bỏ chất bẩn trên vải. Sau khi giặt sạch, mẹ chỉ cần vắt nhẹ, không kiệt nước và tránh phơi ở những nơi tránh ánh nắng gay gắt nhé. 

Mẹ nên giặt tay để vải không bị biến dạng hay mất đi độ bóng mịn mẹ nhé
Mẹ lưu ý bảo quản vải lụa đúng cách nhé

3. Lưu ý khi chọn loại vải cho quần áo trẻ sơ sinh 

1 – Sự thoải mái

Điều đầu tiên, mẹ cần nhớ rằng sự thoải mái của con là tiêu chí hàng đầu khi chọn loại vải nhé. Người lớn chúng mình đôi khi có thể mặc quần áo mà không quá coi trọng vấn đề chất liệu vải, chỉ cần đẹp là được. Tuy nhiên bé sơ sinh thì không như vậy. Dù bộ quần áo có xinh xắn đến đâu, nếu như chất vải quá cứng hoặc quá nóng con sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể gây ra các vấn đề cho làn da non nớt, mỏng manh của con. Mà bé lại chưa biết nói, khó chịu chỉ biết khóc oe oe thôi, khiến mẹ xót xa lắm.

Mẹ cần nhớ rằng sự thoải mái của con là tiêu chí hàng đầu khi chọn loại vải nhé
Với những bộ quần áo làm từ vải sợi tự nhiên, mẹ có thể an tâm rằng sự thoải mái của con sẽ được đảm bảo!

2 – Dễ thở

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không thể tự điều khiển nhiệt độ cơ thể. Quá nóng bức được cho là một trong những nguyên nhân của hội chứng đột tử của trẻ sơ sinh (SIDS), còn được gọi là cái chết trong nôi.

Đây là lý do tại sao kiểm soát nhiệt độ là một trong những đặc tính quan trọng nhất đối với quần áo trẻ em. Vì các con khó có thể tự làm điều đó, quần áo cần phải làm giúp con. 

Vào mùa hè, mẹ nên tránh sử dụng các loại vải sợi nhân tạo như polyester để tránh làm không khí nóng mắc kẹt bên trong làm con khó chịu. Những loại vải mang lại cảm giác mát mẻ như cotton, vải lanh sẽ rất phù hợp vào những ngày có nhiệt độ cao. Còn các bộ quần áo len chắc chắn sẽ mang lại cảm giác ấm áp, bảo vệ con khỏi cái rét của mùa đông. 

Vào mùa hè, mẹ nên tránh sử dụng các loại vải sợi nhân tạo như polyester
Mẹ nên tránh sử dụng các loại vải sợi nhân tạo vào hè

Mẹ tìm hiểu thêm về cách lựa chọn quần áo cho con theo mùa ở đây nhé: Hướng dẫn cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ, theo mùa

3 – Độ bền

Tiếp theo, loại vải sử dụng cho con phải có độ bền cao mẹ nhé. Bé vô cùng năng động, có thể mặc lên tới bốn bộ quần áo mỗi ngày do chạy nhảy, ăn uống dây, bẩn ra quần áo. Chính vì vậy, dù quần áo của các con được làm từ chất liệu gì, các sợi vải cần có tính đàn hồi và có khả năng chịu được việc giặt giũ thường xuyên để theo kịp sự hiếu động của con nhé! 

các sợi vải cần có tính đàn hồi và có khả năng chịu được việc giặt giũ thường xuyên để theo kịp sự hiếu động của con
Loại vải sử dụng cho con phải có độ bền cao

4 – Nhanh khô

Bé có thể thay quần áo rất nhiều lần trong một ngày. Dù là do thức ăn rơi vãi, dính bẩn khi con đang tập ngồi bô hay vui chơi nói chung, dường như lúc nào quần áo của con cũng nằm trong giỏ giặt. Cách giải quyết cho vấn đề này là sắm đầy một tủ đồ quần áo cho con to như của bố mẹ? Không đâu mẹ à, có một cách tiết kiệm hơn để đảm bảo con luôn có quần áo để thay chính là lựa chọn các loại vải nhanh khô, hoặc ít nhất có thể được sấy khô nhanh chóng.

Các loại vải làm khô nhanh nhất có xu hướng làm từ chất liệu tổng hợp. Tuy nhiên, các chất liệu nhân tạo như polyester không phải là sự lựa chọn tốt cho bé. Trong trường hợp này, vải sợi tự nhiên như cotton và vải sợi tre vô cùng lý tưởng. Cả hai đều được làm từ sợi tự nhiên và có thể cho vào máy sấy nha mẹ. 

Lựa chọn các loại vải nhanh khô nhanh chóng
Lựa chọn các loại vải nhanh khô, hoặc ít nhất có thể được sấy khô nhanh chóng

Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều loại vải khác nhau được sử dụng trong ngành may mặc. Các loại vải sợi tự nhiên luôn được tin dùng bởi sự thân thiện với môi trường, lành tính đối với làn da của mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hi vọng bài viết này đã giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn và giải đáp các thắc mắc của mẹ về vải sợi tự nhiên nhé!

Cotton sợi tre là thành phần đã và đang được sử dụng rất nhiều trong những bộ quần áo hiện nay. Chúng cũng được rất nhiều người quan tâm đến những chất liệu đến từ tự nhiên yêu thích, đặc biệt là các mẹ đang muốn chăm sóc cho làn da non nớt và mỏng manh khi con mới chào đời, muốn tìm những sản phẩm an toàn, không độc hại. Bài viết dưới đây sẽ làm giúp mẹ có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về cotton sợi tre nay nhé!

Cotton sợi tre sử dụng rất nhiều trong những bộ quần áo hiện nay
Cotton sợi tre – sự kết hợp mềm mại yêu thương cho cả gia đình

1. Thông tin chung về cotton sợi tre

Rất nhiều mẹ đã từng nghe qua cái tên cotton sợi tre, thể nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ hoàn toàn về chúng. Dưới đây sẽ là một số những thông tin cần thiết về loại cotton sợi tre này để hẹ có thể nắm rõ chúng hơn nhé!

1.1 Sợi tre là gì

Tre vốn là loại cây phổ biến trong tự nhiên bởi khả năng phát triển nhanh chóng, không cần chăm sóc nhiều. Hiện nay, việc áp dụng tre vào trong sản xuất các loại vải sợi quần áo cũng rất được ưa chuộng, tạo thành sợi tre .

Sợi tre được tạo thành bằng cách chiết xuất hợp chất cellulose có ở bên trong cây tre, rồi kết hợp với một số hợp chất để có thể ép tạo thành sợi. Sở dĩ sợi tre phổ biến trong việc sản xuất sợi vải bởi chúng có tính kháng khuẩn cực kỳ cao, nguyên nhân là do chúng có chứa hợp chất “bamboo kun”  được kết hợp chặt chẽ với các hợp chất cellulose, tạo nên tính năng có thể tiêu diệt được khoảng 75% các loại vi khuẩn có trong tự nhiên, so với các loại sợi tự nhiên khác thì chúng cao hơn rất nhiều. Ngoài ra sợi tre còn có tính an toàn và không độc hại nữa đó mẹ ạ!

Việc áp dụng tre vào trong sản xuất các loại vải sợi quần áo cũng rất được ưa chuộng
Vải sợi tre từ thiên nhiên

1.2 Sợi cotton là gì

Mẹ biết không? Sợi vải cotton là loại sợi được tạo nên từ tự nhiên với các nguyên liệu chính bao gồm sợi bông và các chất hóa học. Chúng có rất nhiều tính năng tốt như mềm mại, thấm hút mồ hôi nhanh chóng, dễ nhuộm màu và có khả năng ngăn ngừa xâm nhập của các vết bẩn khó ưa và nấm gây ẩm mốc. 

Sợi vải cotton là loại sợi được tạo nên từ sợi bông và các chất hóa học
Vải sợi cotton được tạo thành từ sợi bông và các chất hóa học

1.3 Cotton sợi tre – Sự kết hợp tuyệt vời của sợi tre và sợi cotton

Tóm lại, mẹ có thể hiểu rằng, cotton sợi tre được tạo thành qua sự kết hợp của sợi tre và sợi cotton, bằng cách nghiền thân cây tre cho thành những sợi nhỏ, rồi sử dụng các enzyme tự nhiên để xử lý chúng, sau đó tiếp tục kéo và chải chúng thành sợi để dệt thành vải. Nhờ sự kết hợp giữa hai loại sợi mà chúng đã thừa kế những đặc tính tuyệt vời như mềm mại, khử mùi, chống tia UV, kháng khuẩn và có khả năng thấm hút mồ hôi gấp 2 lần so với  các loại vải cotton thường khác.

Cotton sợi tre được tạo thành qua sự kết hợp của sợi tre và sợi cotton
Vải cotton sợi tre là sự sự kết hợp của sợi tre và sợi cotton

2. So sánh Cotton sợi tre và sợi Cotton, sợi tre

Cotton sợi tre là sự kết hợp hoàn mỹ giữa sợi cotton và sợi tre, chính vì vậy nó thừa kế hết những ưu điểm của cả 2 loại sợi này. Để mẹ thấy rõ ưu điểm của loại vải này, Góc của mẹ sẽ tiến hành so sánh 3 loại vải, vải cotton sợi tre, vải thuần cotton và vải thuần sợi tre ở bảng sau đây nhé: 

Khả năng/Tính năng Cotton sợi tre Cotton Sợi tre
Độ bền Vải cotton sợi tre có độ bền màu và độ bền vải cao Thấp hơn cotton sợi tre Độ bền cao 
Độ mềm mịn Mềm mại hơn sợi cotton  Sự mềm mại thấp hơn vải sợi tre có độ mềm mịn cao
Khả năng thấm hút gấp đôi vải sợi cotton (cao hơn 60%) Thấp hơn một nửa Độ thấm hút cao như cotton sợi tre
Khả năng chống tia UV và vi khuẩn Sợi tre khả năng nổi bật đó là chống lại các tia UV có hại Không có khả năng Có khả năng chống tia UV
Khả năng phân huỷ sinh học Một tính năng quan trọng khác khiến Bamboo Cotton trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với những khách hàng có ý thức về môi trường, là chúng có thể phân hủy sinh học (vải Cotton Bamboo có thể bị phân hủy xuống đất sau 1-5 năm)  Mất chưa tới nửa năm để phân hủy Vải sợi tre thì phải mất khoảng 1 năm và đôi khi lâu hơn để phân hủy sinh học

3. Ứng dụng của Cotton sợi tre

Ngày nay, mẹ có thể thấy cotton sợi tre đã và đang được sử dụng làm thành phần phần phổ biến trong những bộ quần áo thường ngày, chẳng hạn như: Đồ thể thao, đồ trẻ sơ sinh, pijama,…hay thậm chí là đồ thời trang cao cấp. Tuy nhiên, vải còn có thể đáp ứng tùy theo nhu cầu của người sử dụng màu pha trộn theo tỷ lệ để đảm bảo chất lượng,an toàn một cách phù hợp nhất. 

Mẹ có thể tham khảo tại bài nghiên cứu về tỷ lệ pha trộn của cotton sợi tre để có thể hiểu rõ hơn về những thành phần và chất liệu tạo thành của chúng tại đây ạ!

Ngoài ra, để mẹ có thể an tâm sử dụng vải cotton sợi tre cho con yêu, dưới đây sẽ liệt kê một số ứng dụng nổi bật tuyệt vời của loại vải này nhé!

Một số ứng dụng của  Cotton sợi tre như:

  • Dùng để sản xuất những bộ quần áo chống nắng: Vải cotton sợi tre có một công dụng tuyệt vời đó là chống tia UV nên chúng rất được ưa chuộng làm thành phần để tạo thành những đồ chống nắng, áo khoác,…
  • Được sử dụng để may thành những trang phục thương hiệu thời trang cao cấp: Cotton sợi tre được rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp  ưa chuộng và sử dụng để làm thành phần chính cho những sản phẩm của mình.
  • Được sử dụng để làm tất, găng tay, đồ lót: Vải cotton sợi tre có tính năng mềm mại, ngăn ngừa vi khuẩn cao, thoáng mát và co giãn tốt nên rất phù hợp để may găng tay, tất hay đồ lót. 
  • May đồ dùng nhà tắm: Các sản phẩm làm từ loại vải này mẹ có thể biết đến như áo choàng tắm, thảm chùi chân phòng tắm, khăn dùng để tắm,… 
  • Sử dụng làm đồ nội thất: Chúng còn được sử dụng để làm đồ trang trí nội thất, chẳng hạn như rèm cửa, bọc ghế, khăn trải bàn,… đặc biệt là drap nệm bởi sự mềm mại, bền bỉ, thấm hút mồ hôi tốt.
Một số ứng dụng nổi bật tuyệt vời của cotton sợi tre
Vải được ứng dụng làm drap nệm

4. Cotton sợi tre dùng làm quần áo cho trẻ sơ sinh

Một tính năng nổi bật của cotton sợi tre nữa mà mẹ cần biết, đó chính là chúng còn là thành chính để dùng làm quần áo cho trẻ sơ sinh. Sở dĩ được chúng được lựa chọn để sản xuất quần áo cho làn da non nớt của những thiên thần bởi những tính năng kháng khuẩn cao một cách tự nhiên, rất mềm mại và có khả năng hút ẩm tốt. Bên cạnh đó, loại vải này còn được xem là an toàn, thân thiện vì có thành phần nguồn gốc từ thiên nhiên, không độc hại với làn da trẻ nhỏ nên chúng đặc biệt phù hợp để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho bé yêu như: Quần áo, khăn, chăn, gối,…

Với những đặc tính nổi bật và tốt cho trẻ nhỏ ở trên, mẹ đừng ngần ngại mà hãy lựa chọn những bộ quần áo có chứa những thành phần an toàn và tự nhiên cho con như cotton sợi tre mẹ nhé! Không những lựa chọn những sản phẩm từ cotton sợi tre giúp mẹ bảo vệ được làn da của con yêu mà mẹ có thể bảo vệ được môi trường đó ạ!

Những sản phẩm từ cotton sợi tre giúp mẹ bảo vệ được làn da của con yêu
Cotton sợi tre dùng làm quần áo cho trẻ sơ sinh

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có thể biết thêm nhiều điều về chất liệu cotton sợi tre hơn. Góc của mẹ cũng  tin rằng việc chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất sẽ giúp mẹ có thể chào đón con yêu một cách trọn vẹn. Chúc mẹ có thể có được những hành trang tốt nhất trong khoảng thời gian con chào đời mẹ nhé!

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Tất tần tật về sợi cotton cho con yêu, mẹ biết chưa

Bé còn nhỏ, làn da sẽ vô cùng nhạy cảm. Mẹ đang lo lắng không biết những bộ quần áo được làm từ sợi cotton có phù hợp với bé yêu của mẹ không? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ hãy theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về sợi cotton, cũng như công dụng của nó mẹ nhé!

Sợi cotton và công dụng của nó cho mẹ tham khảo
Tất tần tật vời sợi cotton và công dụng của nó

1. Thông tin chung về sợi cotton

Để hiểu rõ hơn sợi cotton, mẹ cần biết một vài thông tin chung về chất liệu này. Góc của mẹ có tổng hợp ngắn gọn phía dưới, mẹ xem liền nhé.

1.1 Cotton là gì?

Cotton là tên gọi một loại sợi vải phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Sợi cotton mềm và rất bền nên được sử dụng nhiều trong ngành dệt may để sản xuất quần áo, chăn, ga, gối, đệm…

Sợi cotton được sử dụng nhiều trong ngành dệt may
Cotton được sử dụng nhiều trong ngành dệt may

Sợi cotton được kéo từ các sợi bông mịn của cây bông. Cây bông được trồng nhiều các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây bông được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận hay Đồng Nai… Quả bông sau khi thu hái sẽ được đem kéo thành sợi rồi dệt thành vải để may quần áo, váy…

1.3 Phân loại các loại cotton

Cotton có 4 loại, bao gồm:

  • Cotton Pima: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Tây Nam Mỹ. Đây là loại cotton tốt nhất trên thế giới, mềm và cực dài, khó phai màu, chống nhăn tốt.
  • Cotton Ai Cập: Có nguồn gốc từ Ai Cập, có đặc điểm giống cotton Pima, đặc trưng bởi độ mềm, giữ màu tốt, không nhăn. 
  • Cotton Upland: Có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Mexico và một vài quốc gia khác. Cotton Upland có đặc điểm là sợi vải ngắn. Loại cotton này chiếm tới 90% tổng sản lượng cotton tính trên toàn thế giới.  
  • Cotton hữu cơ: Phân phối ở hầu hết các quốc gia. Cotton hữu cơ được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất trong trong quá trình dệt, tổng hợp sợi. 

1.4 Quy trình sản xuất ra sợi cotton

1- Thu hoạch bông và phân loại: Bông được thu hoạch vào 2 tháng cuối năm và được chia thành 3 lần. Đầu tiên, người ta thu hoạch những quả bông đã nở trước. Sau đó khoảng 10 – 15 ngày sẽ thu tiếp những quả bông ở phần thân. Cuối cùng là thu hoạch phần bông còn lại ở ngọn. Bông sẽ được mang phân loại. Chỉ những sợi bông đạt tiêu chuẩn mới được giữ lại, phơi khô, bảo quản tránh lẫn tạp chất.

Quy trình để sản xuất ra sợi cotton vô cùng cẩn thận và kỹ lưỡng
Bông được thu hoạch thành 3 đợt và phân loại kỹ lưỡng

2- Tinh chế xơ bông: Quá trình tinh chế xơ bông được thực hiện tại các nhà máy. Tại đây, xơ bông sẽ được tách, xé nhẹ nhàng. Sau đó, chúng được đem nấu và lọc cho đến khi sạch tạp chất.

3- Kéo sợi: Dung dịch thu được sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ được dùng để kéo sợi. Người ta sẽ cho dung dịch đó qua khuôn kéo có các lỗ nhỏ để tạo thành sợi.

4- Dệt vải: Sợi sau khi kéo xong được đem đi dệt thành vải. Dệt đan xen các sợi ngang, dọc theo hoa văn đã định sẵn. Tiếp đó, chúng được làm sạch và tẩy toàn bộ. Sản phẩm thu được cuối cùng là những tấm vải cotton trắng tinh không lẫn tạp chất. 

5- Nhuộm màu: Các tấm vải cotton được nhuộm màu theo hình thức hoa văn cùng màu sắc đã định để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh có màu sắc sắc nét, bền và đẹp. 

2. Ưu, nhược điểm của sợi cotton

2.1 Ưu điểm

  • Độ mềm mịn: Do được kéo từ các sợi bông mềm, mịn nên các loại vải dệt từ sợi cotton rất mềm và mịn.
  • Độ bền: Cấu trúc sợi cotton dai nên có độ bền tốt.
  • Độ thoáng khí: Sợi cotton có thành phần chính từ sợi bông tự nhiên, tạo các khoảng trống nên độ thoáng khí tốt.
  • Độ thấm hút: Khả năng thấm hút mồ hôi tốt do giữa các sợi cotton có nhiều khoảng trống
  • Lưu màu nhuộm tốt: Sợi cotton có độ thấm hút cao nên khả năng lưu màu nhuộm tốt, dễ dàng nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau
  • Không bị tĩnh điện: Sợi cotton không dẫn điện nên khả năng cách điện tốt
Ưu điểm của loại sợi cotton cho mẹ yêu tham khảo
Sợi cotton có nhiều ưu điểm

2.2 Nhược điểm

  • Sợi cotton dễ bị nhăn nên cần là ủi sau mỗi lần giặt. 
  • Sợi có độ thấm hút tốt nên giặt sẽ lâu khô hơn các loại sợi khác.

3. Một số loại sợi cotton phổ biến

Dưới đây là 7 lợi sợi cotton phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng, mẹ tham khảo nha.

7 lợi sợi cotton phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Một số loại cotton phổ biến

3.1 Cotton Việt Nam

Sợi cotton Việt Nam là loại sợi được pha giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester

  • Ưu điểm: Sợi mềm, có độ bền tốt, giữ được màu lâu phai, không bị xù lông sau khi giặt, thân thiện với cả làn da nhạy cảm.
  • Nhược điểm: Vì có pha thêm sợi polyester nên độ thấm hút không như sợi 100% cotton tự nhiên.

3.2 Cotton USA

Cotton USA có tính chất dai và dài hơn hẳn các loại cotton khác. 

  • Ưu điểm: Khả năng thấm hút, chịu nhiệt và độ bền của cotton USA rất tốt. Màu nhuộm cũng giữ được lâu hơn, không bị nhăn sau khi giặt, không gây kích ứng, phù hợp với cả làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Vì vậy mà cotton USA thường được sử dụng để làm quần áo lót.
  • Nhược điểm: Khả năng thấm hút của cotton USA tốt nên quá trình giặt sẽ lâu khô hơn.

3.3 Cotton Satin

Cotton Satin có lượng sợi cotton ít hơn. Đây là chất liệu thường gặp trong các sản phẩm như chăn, ga, gối, đệm…

  • Ưu điểm: Cotton Satin có khả năng chống nhăn và thấm hút cao, ít gây kích ứng.
  • Nhược điểm: Vải dễ bị phai màu nên cần chú khi phơi mẹ nhé.
Cotton Satin là chất liệu thường gặp trong các sản phẩm như chăn, ga, gối, đệm
Cotton Satin

3.4 Cotton Poly

Là loại vải được tổng hợp từ sợi cotton tự nhiên và các sợi tổng hợp với tỷ lệ khác nhau. Loại nào chứ lượng sợi cotton nhiều hơn thì chất vải sẽ mềm, thoáng khí hơn.

  • Ưu điểm: Cotton Poly có độ bền cao, giá rẻ.
  • Nhược điểm: Khả năng thấm hút của loại vải này không cao, có thể gây bí, khó chịu.

3.5 Cotton pha Spandex

Chất vải được dệt từ 2 loại sợi chính là cotton và Spandex. Loại sợi cotton này được sử dụng khá rộng rãi nhờ khả năng thích ứng tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. 

  • Ưu điểm: Tổng hợp ưu điểm vốn có của cả sợi cotton và sợi Spandex. Loại sợi cotton này có khả năng thấm hút vượt trội, tính bền, co giãn tốt, đặc biệt là tính chất kháng khuẩn.
  • Nhược điểm: Khi giặt sẽ lâu khô do khả năng thấm hút của sợi rất cao.

3.6 Cotton 65/35 (CVC)

Là chất liệu được pha giữa 2 loại sợi là cotton và PE với tỷ lệ 65:35. Vì vậy mà sợi có tên gọi là Cotton 65/35, gọi tắt là CVC

  • Ưu điểm: Sợi có độ bền cao, độ thấm hút tốt
  • Nhược điểm: Sợi dễ bị nhăn, giặt lâu khô.
Cotton 65/35 là chất liệu được pha giữa 2 loại sợi là cotton và PE
Sợi cotton được ứng dụng sử dụng rộng rãi

3.7 Cotton 35/65 (Tixi)

Ngược lại với sợi CVC, sợi cotton 35/65 có tỷ lệ pha giữa Cotton và PE là 35:65. Sợi có tên gọi khác là Tixi

  • Ưu điểm: Vải sờ mềm tay, ít bị co giãn và có giá thành hợp lý
  • Nhược điểm: So với các loại cotton khác thì sợi có khả năng thấm hút và độ thông thoáng thấp hơn.

4. Ứng dụng của sợi Cotton

Mẹ có thể dễ dàng bắt gặp các vật dụng được làm từ sợi cotton trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó cho thấy đây là chất liệu có tính ứng dụng cao và phổ biến. Dưới đây là một vài ứng dụng của sợi cotton, mẹ tham khảo nhé.

Sợi cotton là chất liệu có tính ứng dụng cao và phổ biến
Sợi cotton có thể dùng làm quần áo cho bé
  • Sử dụng để dệt thành nhiều loại vải khác nhau 
  • Ứng dụng để may các bộ trang phục đẹp mắt như áo phông, áo sơ mi, quần Jean, váy, chân váy,… . 
  • Sử dụng nhiều để làm các vật dụng trong nhà tắm, phòng ngủ như khăn tắm, khăn trải giường, gối, đệm, chăn…  
  • Ứng dụng trong sản xuất đồ lót 
  • Sản xuất các vật phẩm trang trí trong nhà như vải phủ bàn, ghế, rèm, thảm… 

Vì có độ mềm mịn cao nên cotton còn có thể sử dụng làm quần áo cho em bé. Tuy nhiên nếu mẹ đang tìm kiếm một chất liệu phù hợp nhất để làm quần áo cho bé yêu thì cotton còn chưa “về nhất” được đâu. Mẹ tham khảo thêm cotton chải – nguyên liệu vàng được các nhà sản xuất tin tưởng chọn lựa để làm quần áo cho trẻ với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Sợi vải thoáng khí, hút ẩm tốt giúp bé thoải mái, dễ chịu khi mặc
  • Phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, không gây kích ứng
  • Chất vải mềm mịn hơn cotton thường, thân thiện với làn da mong manh của bé

Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết Cotton chải – Nguyên liệu vàng dịu dàng nâng niu trẻ sơ sinh để rõ hơn về công dụng của chất liệu này mẹ nhé!

5. Lưu ý khi giặt đồ có nguồn gốc từ sợi cotton

1- Nên giặt với nhiệt độ vừa phải: Ở nhiệt độ cao, các sản phẩm được làm từ sợi cotton có xu hướng co lại và khó phục hồi. Vì vậy mẹ cần lưu ý để nước có nhiệt độ phù hợp khi giặt. 

Ở nhiệt độ cao, các sản phẩm được làm từ sợi cotton có xu hướng co lại
Quần áo được làm từ sợi cotton nên giặt ở nhiệt độ vừa phải

2- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa hoá học: Các chất tẩy rửa hoá học có thể làm giảm độ bền của quần áo nếu lạm dụng quá nhiều. Nếu bắt buộc phải tẩy quần áo thì mẹ nên pha loãng dung dịch so với hướng dẫn, như vậy sẽ quần áo sẽ giữ được lâu hơn. Khi giặt đồ, mẹ cũng nên lựa chọn các loại Nước giặt xả thiên nhiên để tránh để lại hoá chất, gây kích ứng da của bé. 

Nước giặt xả thiên nhiên của Mamamy có bảng thành phần lành tính cho da bé
Nước giặt xả thiên nhiên an toàn, dịu nhẹ với làn da của bé

Sợi cotton mềm mịn, có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng thấm hút tốt, độ bền cao và luôn tạo cảm giác thông thoáng khi sử dụng. Tuy chưa phải là chất liệu “ưng bụng nhất” nhưng đây cũng là một chất liệu phù hợp để làm quần áo cho trẻ mà mẹ có thể lựa chọn. Góc của mẹ mong rằng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về chất liệu này. Nếu mẹ còn băn khoăn về vấn đề gì thì hãy để lại bình luận phía dưới, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó mẹ nhé!

Rau má là loại thực phẩm có thể làm thức uống giải nhiệt, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không lại là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn bởi thời điểm này mẹ cần rất cẩn trọng trong chế độ ăn uống để đảm bảo bé yêu được phát triển khoẻ mạnh. Vậy câu trả lời là gì? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu vấn đề này mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không?

Rau má là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Chúng được ví như một loại “thần dược” của các chị em phụ nữ trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sắc xuân. Vậy với mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không? Câu trả lời là không mẹ nhé bởi nước rau má có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Theo các nghiên cứu thì nước rau má có tính hàn không tốt cho thể trạng của mẹ bầu. Mặt khác, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu uống nước rau má có thể làm tăng co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sẩy thai vô cùng nguy hiểm. Vì vậy mẹ không nên sử dụng nước rau má trong kỳ tam cá nguyệt đầu mẹ nhé.

Rau má là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp
Mẹ bầu 3 tháng bầu không nên uống nước rau má vì có nhiều tác dụng phụ

2. Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống rau má ?

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng và nhạy cảm đối với mẹ bầu để bảo vệ thai nhi bé nhỏ. Vì vậy, theo các chuyên gia, giai đoạn này mẹ tuyệt đối không nên sử dụng nước rau má mẹ nhé bởi nó có thể gây ra những tác hại như: 

2.1 Dễ gây sảy thai

Theo các bác sĩ sản khoa, nước rau má có thể gây kích thích tử cung, tăng co bóp, điều này làm gia tăng tình trạng xuất huyết và gây nguy cơ sảy thai rất cao ở mẹ bầu những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, mẹ trong giai đoạn này không nên uống nước rau má mẹ nhé!

Nước rau má có thể gây gia tăng tình trạng xuất huyết và gây nguy cơ sảy thai rất cao ở mẹ bầu
Nước rau má làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu

2.2 Dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy

Rau má là một thức uống quen thuộc giúp thanh nhiệt cơ thể nhờ tính hàn, mát của nó. Tuy nhiên, với mẹ bầu 3 tháng đầu, cơ thể đang rất nhạy cảm khi sử dụng có thể gây nên tình trạng lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá rất khó chịu. Vì vậy, mẹ cần tránh loại nước uống này trong những tháng đầu mang thai mẹ nhé. 

2.3 Gây choáng váng, nhức đầu

Theo các chuyên gia, nước rau má có thể làm giảm lượng insulin có trong máu nếu mẹ lạm dụng sử dụng quá nhiều. Mẹ sẽ gặp phải tình trạng choáng váng nhức đầu vô cùng khó chịu, thậm chí có thể bị hạ huyết áp rất nguy hiểm. 

Nước rau má làm giảm lượng insulin có trong máu nếu mẹ lạm dụng sử dụng quá nhiều
Uống nước rau má mẹ bầu có thể bị choáng váng, đau đầu

2.4 Ngộ độc

Rau má là loại thực vật mọc dại gặp nhiều ở ven mương. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ chúng có thể bị nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu ở cánh đồng lân cận. Hậu quả là gây ngộ độc khi sử dụng. Mặt khác, việc chế biến nước rau má nên nguyên liệu không được làm sạch cũng có thể gây nên tình trạng ngộ độc cho mẹ bầu, mẹ lưu ý nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Uống nước đậu đen có lợi sữa không? Review từ mẹ thông thái

3. Một số loại thảo dược không nên dùng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Theo UTEP, một số loại thảo dược mẹ nên tránh khi có thai, nhất là trong tam cá nguyệt đầu vì các tác dụng phụ của nó. Góc của mẹ có tổng hợp một số loại thảo dược mẹ bầu 3 tháng đầu không nên sử dụng, mẹ tham khảo ngay nhé! 

Tên gọi thông thường Bộ phận sử dụng Hình thức sử dụng Tác dụng phụ
Thì là Hạt, rễ, lá Trà, thuốc viên, viên nang, tinh dầu Sử dụng thì là với một lượng lớn có thể kích thích tử cung gây tăng co bóp, mẹ lưu ý hạn chế sử dụng thì là trong những tháng đầu thai kỳ nhé.
Quế Vỏ cây Trà Trà quế có mùi thơm rất dễ chịu nhưng nó lại có thể gây tình trạng co thắt tử cung ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ tốt nhất không nên uống trà có chứa thảo dược này, mẹ nhé.
Húng Quế Là và thân Trà, tinh dầu Mẹ có thể sử dụng húng quế như một loại gia vị, rau thơm để món ăn thêm đậm vị. Tuy nhiên, không nên dùng tinh dầu húng quế, nó có thể ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của bé yêu.
Cỏ ba lá Hoa, hơi nước Trà, viên nang Cỏ ba lá có thể gây co bóp tử cung, dễ gây xuất huyết và gia tăng nguy cơ sảy thai. Nên để an toàn, mẹ không nên sử dụng cỏ ba lá trong những tháng đầu thai kỳ này mẹ nhé.
Rau kinh giới Lá và thân Trà, tinh dầu Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên sử dụng các loại trà có chứa rau kinh giới vì có thể gây các cơn co bóp tử cung, mẹ có thể bị sảy thai rất nguy hiểm. Mặt khác, theo các chuyên gia thì tinh dầu rau kinh giới cũng không tốt cho mẹ bầu giai đoạn này, vì thế hãy tránh sử dụng mẹ nhé.
Dương xỉ Trà Trà chứa thảo dược dương xỉ có thể gây co thắt tử cung, nguy hiểm cho mẹ bầu do có nguy cơ sảy thai. Vì vậy mẹ lưu ý không nên dùng nhé!
Hương thảo Lá, hơi nước Tinh dầu, trà Giống như rau kinh giới, sử dụng các loại trà có thành phần hương thảo có thể gây co bóp tử cung nguy hiểm cho mẹ. Mẹ bầu cũng cần tránh hít hoặc nuốt phải tinh dầu hương thảo, chúng không tốt đối với sức khỏe của mẹ.
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má
Nước rau má tuy tốt cho sức khoẻ nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu không nên sử dụng

Hi vọng những thông tin trên Góc của mẹ có thể giúp mẹ hiểu rõ vấn đề bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không. Nước rau má tuy tốt cho sức khỏe nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ tuyệt đối không nên dùng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé mẹ nhé.

Bầu 3 tháng đầu là thời kỳ rất nhạy cảm và cần mẹ cẩn thận rất nhiều trong chuyện ăn uống. Mẹ muốn tìm cho mình một số loại nước vừa ngon vừa bổ trong tam cá nguyệt đầu thì mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây Góc của mẹ mách cho mẹ nhé: 

Bầu 3 tháng nên uống nước gì? Top 5 gợi ý tốt nhất cho mẹ

Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, cơ thể con người dễ bị mất nước và cảm giác nóng bức và khó chịu. Lúc này ước gì mà có một cốc nước đá đánh tan cái nóng của mùa hè mẹ nhỉ? Nhưng bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Có rất nhiều niềm tin rằng uống nước lạnh khi mang thai sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị sổ mũi, viêm phổi bẩm sinh hoặc các bệnh hô hấp khác, nên mẹ cũng lo sợ sẽ có hại cho bé. Góc của mẹ cũng thấu hiểu nỗi lo này của mẹ và ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau giải mã nỗi băn khoăn này nhé!

Có rất nhiều niềm tin rằng uống nước lạnh khi mang thai sẽ khiến thai nhi mắc phải các bệnh hô hấp
Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Hạn chế ngay mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng uống nước đá được không?

Giai đoạn đầu của thai kì luôn là thời điểm nhạy cảm nhất của các mẹ. Mẹ bầu nào cũng sẽ trăn trở là ăn cái này, uống cái kia liệu có ảnh hưởng gì đến thiên thần nhỏ của mình không? Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Tuyệt đối không nên mẹ nhé bởi vì uống nước đá sẽ khiến chức năng dạ dày suy giảm và chức năng tiêu hóa kém đi gây cho mẹ bầu những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn thậm chí sẽ khiến dạ dày bị đau và co thắt. Và điều tệ hại hơn nữa chính là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, làm cho thể chất của bé bị suy giảm. Nói khái quát đến đây, chắc mẹ cũng hiểu phần nào về những ảnh hưởng của việc uống nước đá rồi đúng không nào, ngay bây giờ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết hơn là cụ thể tác hại đó là gì nhé! 

Tuyệt đối không nên uống nước đá trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nhé
3 tháng đầu mẹ bầu không nên uống nước đá

2. Tác hại của nước đá với mẹ bầu 3 tháng 

2.1 Nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria Monocytogenes

Vi khuẩn Listeria Monocytogenes là một loại vi sinh vật cực kì nguy hiểm – nó tồn tại ở những môi trường nhiệt độ thấp từ -45 độ C đến -1 độ C, và nước đá chính là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi và phát triển. Nếu như mẹ uống nhầm phải nước đá có chứa loại vi khuẩn đó có thể bị gây các bệnh về đường tiêu hóa và nghiệm trọng hơn chính là loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào hệ thần kinh của thai nhi, sẽ khiến bé bị viêm màng não khi được sinh ra. Vậy bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Chắc chắn là không nên uống nước đá mẹ nha, hãy vì sức khỏe của bé yêu và cả sức khỏe của mẹ nữa nhé!

Nếu mẹ uống nước đá có chứa Listeria Monocytogenes có thể bị gây các bệnh về đường tiêu hóa
Nước đá là môi trường lí tưởng cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi

2.2 Uống nước đá gây co thắt tử cung

Trong 3 tháng đầu của thai kì, nếu mẹ bầu thường xuyên uống nước đá sẽ dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu nuôi bào thai, nhẹ thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhưng nghiêm trọng hơn có thể gây động thai và và hơn thế nữa, nhiệt độ lạnh sẽ khiến tần số cử động của bé tăng lên và dẫn đến sảy thai. Quả thật cực kì nguy hiểm đúng không mẹ, nên mẹ hãy vì bé mà kiêng cử nhé.

Mẹ hãy vì bé mà kiêng cử uống nước đá nhé
Không nên uống nước đá vì sức khỏe của bé

2.3 Gây viêm nhiễm đường hô hấp cho mẹ bầu 3 tháng

Nước đá có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp vì tính hàn của nó, những vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển trong điều kiện này. Điều này sẽ khiến cho hệ miễn dịch của mẹ suy giảm và dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm rát ở vùng cổ. Nhưng trong giai đoạn này mẹ sẽ không được phép sử dụng thuốc kháng sinh cũng như thuốc điều trị bệnh vì những thành phần của thuốc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể cũng như hệ thần kinh của thai nhi. Điều này sẽ khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, cơ thể yếu đi và luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy trả lời cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không” thì đáp án là không nên mẹ nhé.

Nước đá có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp vì tính hàn của nó
Uống nước đá gây viêm nhiễm đường hô hấp cho mẹ bầu 3 tháng

Vậy làm cách nào để ngăn cơn thèm nước đá đây, sau đây Góc của mẹ sẽ gợi ý một số đồ uống mà có lợi cho sức khỏe mẹ bầu hãy tham khảo nhé!

3. Một số loại nước giảm nóng cho bầu 3 tháng

Bầu 3 tháng đầu không nên uống nước đá, vậy thì có loại nước nào vừa có thể thay thế nước đá, vừa tốt cho thai nhi không? Mẹ đồng hành cùng Góc của mẹ điểm qua một số loại nước sau nhé:

  • Đầu tiên phải kể đến chính là nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội để đảm bảo không có các vi khuẩn gây hại. Công dụng tuyệt vời mà nước lọc mang lại đó là giúp thanh lọc cơ thể và vận chuyển oxy đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ nên uống một cốc nước ấm để làm ấm cơ thể và uống nhiều lần trong ngày, tốt nhất là 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho cơ thể nhé!
  • Tiếp theo trong danh sách Góc của mẹ muốn gợi ý cho mẹ là nước mía. Tính mát cùng vị ngọt có trong mía giúp bà bầu giảm tình trạng táo bón, thanh nhiệt, giải độc đồng thời còn rất hiệu quả trong việc an thai. Không những thế, hàm lượng canxi và photpho có trong nước mía sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương của mẹ và góp phần hình thành hệ xương cho thai nhi.
  • Thức uống giải nhiệt vào mùa hè tuyệt vời mà mẹ bầu không thể bỏ qua đó chính là nước đậu đen. Đậu đen tính hàn, có vị ngọt thanh, giúp giải độc, thanh nhiệt, cung cấp nhiều dưỡng nhất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đậu đen còn nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa, mẹ có thể tham khảo thêm qua bài viết sau đây: Uống nước đậu đen có lợi sữa không? Review từ mẹ thông thái
  • Nước chanh: Hàm lượng vitamin C có trong chanh sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và an thai. Mỗi buổi sáng mẹ nên tự thưởng cho mình một cốc nước chanh ấm để có một ngày dài khỏe mạnh nhé.
  • Nước ép lựu: Bổ sung vitamin E giúp cải thiện làn da dễ bị khô, mụn, sần sùi thường gặp trong 3 tháng đầu và chất chống oxy hóa có trong lựu sẽ góp phần giúp da của mẹ luôn tươi trẻ và mịn màng. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết sao đây để hiểu rõ hơn về công dụng tuyệt vời của lựu nhé! “Mang thai 3 tháng đầu ăn lựu được không? Lợi ích tuyệt vời từ trái lựu!
Những loại nước nào vừa có thể thay thế nước đá, vừa tốt cho thai nhi
Uống nước trái cây để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé

Vệ sinh thật kỹ trước khi sử dụng để hạn chế các loại vi khuẩn gây hại mẹ nhé. Nếu mẹ lo ngại là nước thường không thể làm sạch hoàn toàn thì Góc của mẹ khuyên mẹ nên dùng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của đình mẹ nha. Mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khoẻ gia đình mình một cách an toàn hơn vì sản phẩm đã được chứng minh là đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS K 3370:1994 cùng với những thành phần an toàn, không mùi, không chất tạo bọt nên mẹ có thể an tâm khi sử dụng mẹ nhé!

Mẹ nên dùng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của đình
Nước rửa bình sửa và rau quả Mamamy

Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ cũng đã có cho mình câu trả lời về những điều băn khoăn bấy lâu nay là bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Nước đá tuy có thể giúp giải nhiệt tức thời, nhưng nó hoàn toàn không tốt một chút nào, có thể gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé, nên là mẹ không nên uống nhé. Mong rằng những thông tin bài viết sẽ phần nào giải mã được những băn khoăn của mẹ, mẹ hãy đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!

“Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu nên uống nước gì” 

Nhiều mẹ trăn trở không biết bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai không? Vì những tháng đầu mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, mẹ luôn cẩn trọng trong mọi hoạt động, nhất là chế độ ăn uống để đảm bảo con yêu được phát triển một cách toàn diện nhất. Vậy trong thời kỳ tam cá nguyệt mẹ ăn phô mai có được không? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay vấn đề này mẹ nhé!

Nhiều mẹ trăn trở không biết bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai không
Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai! Hé lộ bất ngờ cho mẹ

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phô mai là một thực phẩm rất giàu canxi cùng với protein và vitamin B tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là với mẹ bầu, phô mai có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của em bé một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên không phải loại phô mai nào mẹ cũng có thể sử dụng được trong. Nguyên nhân là do một số loại phô mai có thể chứa vi khuẩn Listeria – một loại khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Phô mai có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mẹ
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng phải đúng loại

Một nghiên cứu khoa học đã cảnh báo rằng, tỷ lệ tử vong khi nhiễm khuẩn Listeria lên tới 20 – 30% nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không may ăn phải phô mai có chứa khuẩn Listeria mẹ có thể gặp các tình trạng như sốt, buồn nôn, đau nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, giảm trí nhớ. Mặt khác, khuẩn Listeria có thể gây ra tình trạng:

  • Sảy thai hoặc thai lưu
  • Gây biến chứng viêm màng não và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm
  • Trở dạ sinh non

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ không thể ăn phô mai mẹ nha. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng cần lựa chọn những loại phô mai “chuẩn” không chứa khuẩn Listeria và phù hợp với thể trạng của mẹ trong giai đoạn này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ nên chọn những phô mai được làm từ sữa đã được tiệt trùng và chế biến, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, đảm bảo vô khuẩn. Như vậy mẹ có thể an tâm khi sử dụng.

2. Gợi ý một số loại phô mai mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng mẹ nên chọn loại phô mai nào để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho mẹ và bé? Dưới đây là 3 loại phô mai mẹ bầu 3 tháng có thể sử dụng được, mẹ tham khảo nhé.

2.1 Các loại phô mai đã tiệt trùng

Đây là loại phô mai tự nhiên được chế biến theo phương pháp làm nóng nên an toàn cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, loại phô mai này có lượng natri cao hơn các loại phô mai thông thường nên không được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao.

Phô mai đã tiệt trùng có lượng natri cao hơn các loại phô mai thông thường
Mẹ bầu có thể sử dụng phô mai đã tiệt trùng

2.2 Phô mai cứng

Đây là loại phô mai có kết cấu rắn chắc, cứng như tên gọi. Loại phô mai này được làm từ sữa đã tiệt trùng và chế biến ở nhiệt độ cao để loại bỏ các vi khuẩn nên mẹ có thể yên tâm sử dụng. Một số loại phô mai thuộc nhóm này mẹ thể an tâm sử dụng như Provolone Cheddar hoặc Parmesan…

2.3 Phô mai mềm đã qua chế biến  

Loại phô mai này có kết cấu mềm và dẻo nhưng dễ tan chảy. Chúng được làm từ sữa đã qua tiệt trùng nên đảm bảo không còn khuẩn listeria nên mẹ cứ yên tâm sử dụng nha mẹ. Mẹ có thể tìm mua một số loại như phô mai tươi, phô mai mozzarella, phô mai kem…

3. Một số loại phô mai mẹ bầu 3 tháng không nên ăn

Bên cạnh những loại phô mai mẹ bầu 3 tháng có thể ăn được thì mẹ cũng cần lưu ý một số loại phô mai mẹ cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé mẹ nhé.

3.1 Phô mai chưa tiệt trùng hoặc làm từ sữa chưa tiệt trùng

Quá trình tiệt trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn listeria có hại. Nếu phô mai chưa được tiệt trùng hoặc được làm từ sữa chưa tiệt trùng thì có thể vẫn còn khuẩn Listeria gây hại và không đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi khi sử dụng. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những loại phô mai thuộc nhóm này như Chabichou, Feta, Roquefort… 

Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những loại phô mai chưa tiệt trùng
Phô mai chưa tiệt trùng thì mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn

3.2 Phô mai mốc mềm

Phô mai mốc mềm vẫn có thể chứa khuẩn listeria, do đó mẹ cũng không nên sử dụng những loại phô mai thuộc nhóm này như Cambozola hay Brie… 

Để tiện hơn cho mẹ tham khảo, Góc của mẹ đã tổng hợp và ghi chú lại những loại phô mai mẹ bầu nên ăn và không nên ăn trong bảng sau, mẹ theo dõi thêm nhé:

Phô mai Độ an toàn
Phô mai Cottage An toàn
Phô mai Mozzarella An toàn
Kem phô mai An toàn
Paneer An toàn
Ricotta An toàn
Halloumi An toàn
Phô mai dê Chỉ sử dụng khi được nấu chín và sử dụng ngay
Phô mai đã chế biến An toàn
Phô mai mốc mềm Chỉ sử dụng khi được nấu chín và sử dụng ngay
Emmental An toàn
Mascarpone An toàn

Lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đúng loại phô mai

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng chỉ nên ăn loại phô mai phù hợp. Hơn thế, khi ăn đúng loại, phô mai còn mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích mà mẹ không thể ngờ. Cùng Góc của mẹ khám phá ngay nào mẹ ơi.

4.1 Nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú cho mẹ

Thời điểm tam cá nguyệt đầu là một thời kỳ mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vừa để đảm bảo sức khỏe cho mẹ vừa để giúp bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và thích ứng với thói quen ăn uống bị thay đổi do ốm nghén. Trong khi đó, phô mai lại là một nguồn thực phẩm có chứa lượng lớn protein, canxi, vitamin B cùng các  khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nếu ăn đúng loại phô mai và sử dụng đúng cách, đây là sẽ nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ.

Ăn và sử dụng đúng cách phô mai sẽ bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho mẹ
Phô mai chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu

Mẹ tham khảo chi tiết bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g phô mai dưới đây để hiểu rõ hơn nguồn dinh dưỡng phong phú này nha.

Các dưỡng chất Hàm lượng
Năng lượng 380Kcal
Protein  25.5g
Vitamin D 0.3μg
Vitamin B2 0.51mg
Vitamin B5 0.413mg
Vitamin B12 0.83μg
Photpho 424mg
Lipid 30.9g
Canxi 0.76g
Phenylalanin 1.286g
Kẽm 3.11mg
Lysin 1.883g
Isoleucine 1.183g
Folat 18μg

4.2 Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi

Canxi và Folate là 2 thành phần có trong phô mai có tác dụng ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Theo các chuyên gia:

  • Canxi giúp giảm tình trạng còi xương, dị dạng ở thai nhi
  • Folat hỗ trợ tham gia vào quá trình sản sinh tế bào mới, ngăn ngừa sai sót, nhờ vậy mà giúp giảm nguy cơ đột biến gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thành phần có trong phô mai giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Ăn phô mai giúp giảm tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi

4.3 Ăn phô mai giúp mẹ bầu 3 tháng đầu kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn do sự rối loạn hormon trong quá trình mang thai. Trong khi đó, phô mai lại có nhiều chất dinh dưỡng nên khi ăn sẽ tạo cảm giác nhanh no, giảm cảm giác đói và bớt thèm ăn mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho mẹ, giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng. Nhưng mẹ cũng đừng vì thế làm dụng và bỏ qua các nguồn thực phẩm khác như rau xanh hay trái cây để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhất cho thời kì này mẹ nhé.

Khi ăn phô mai sẽ tạo cảm giác nhanh no, giảm cảm giác đói
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể kiểm soát cân nặng nhờ phô mai

4.4 Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Trong quá trình chế biến, phô mai sẽ được bổ sung thêm các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa như lactic hay propionic. Điều này giúp mẹ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời cũng kích thích giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.

Phô mai sẽ được bổ sung thêm các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa trong quá trình chế biến
Phô mai tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu 3 tháng đầu

5. Một số lưu ý khi ăn phô mai cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Với những lợi ích mà phô mai mang lại, Góc của mẹ tin rằng bây giờ mẹ có thể trả lời được thắc mắc không biết liệu bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai hay không rồi phải không mẹ? Nhưng trong giai đoạn đầu của thai kỳ mẹ nên ăn như thế nào cho đúng và đủ, đảm bảo hấp thu được đủ dinh dưỡng mà vẫn an toàn cho mẹ và bé? Mẹ lưu ý liền một số điều sau đây nha:

  • Mẹ nên ăn với số lượng nhất định khoảng 30g phô mai mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều có thể khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát.
  • Mẹ nên ăn vào buổi sáng vì đây là thời điểm tốt nhất trong ngày giúp mẹ có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong phô mai và hạn chế nguy cơ thừa chất béo, giúp mẹ hạn chế tình trạng thừa cân và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Không kết hợp với sản phẩm giàu đạm vì khi tương tác với các thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt bò… chúng có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy hơi khiến mẹ vô cùng khó chịu.
Một số lưu ý khi ăn phô mai cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Lưu ý khi ăn phô mai cho mẹ bầu

6. Mách mẹ một số tips phòng ngừa vi khuẩn listeria khi ăn phô mai

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng vi khuẩn listeria có trong một số loại phô mai lại không hề có lợi cho mẹ và thai nhi nên mẹ cần thật cẩn trọng khi ăn thực phẩm này. Cách tốt nhất là mẹ hãy chủ động phòng ngừa loại vi khuẩn này để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Góc của mẹ mách mẹ một số tips phòng ngừa, tránh để khuẩn listeria xâm nhập khi ăn phô mai, mẹ tham khảo nha.

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trong ít nhất 30 giây, điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn bám trên tay của mẹ và giảm khả năng xâm nhập của chúng vào cơ thể. 
  • Sữa tiệt trùng sẽ được loại bỏ hoàn toàn khuẩn listeria, vì vậy mẹ chỉ nên lựa chọn và tin dùng sữa đã tiệt trùng thôi mẹ nhé.
  • Phô mai mềm có thể còn chứa vi khuẩn listeria nên nếu bắt buộc phải dùng mẹ cần nấu chín hoàn toàn và sử dụng ngay, không được để vào tủ lạnh vì như vậy vi khuẩn có thể tiếp tục xâm nhập.
  • Mẹ hãy đảm bảo đồ ăn luôn được nấu chín trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe mẹ nhé.
  • Những thực phẩm đã quá thời gian sử dụng thì phải loại bỏ ngay, không nên giữ lại, phô mai cũng vậy mẹ nhé.
  • Dụng cụ nhà bếp như khăn lau, đồ rửa bát cần được  giữ và làm sạch hàng ngày để tránh làm nơi trú ngụ và phát triển của vi khuẩn listeria mẹ nha.
Một số tips phòng ngừa vi khuẩn listeria khi ăn phô mai
Phòng ngừa vi khuẩn listeria khi ăn phô mai

Phô mai rất bổ dưỡng, mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng cần ăn đúng loại và ăn đúng cách. Mong rằng bài viết đã mang tới nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về những giá trị lợi ích mà phô mai mang lại cũng như biết cách lựa chọn những loại phô mai phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu. Còn rất nhiều thông tin hay khác được Góc của mẹ cập nhật mỗi ngày, mẹ đừng quên theo dõi nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn tôm được không? Những lưu ý mẹ nhất định phải biết

Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không? Đúng và đủ luôn là “chìa khoá”

Bầu 3 tháng đầu ăn rau tần ô được không? 7 lợi ích tuyệt vời

Mang bầu 3 tháng đầu ăn khổ qua được không? Mẹ hạn chế ngay nhé

Những loại dung dịch sát trùng ngoài da, khử khuẩn thường được biết đến nhiều nhất đó chính là oxy già, cồn, các chế phẩm chứa iod. Nguyên nhân là do sự hiệu quả của chúng trong việc làm sạch và hồi phục các mô bị tổn thương. Một chất cũng được xem như là một loại dung dịch cho việc kháng khuẩn và khử trùng da hiệu quả không kém nhưng ít được các mẹ biết đến hơn là Chlorhexidine gluconate solution. Nếu mẹ còn mơ màng về chất này, bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về Chlorhexidine gluconate solution này nhé!

Chlorhexidine gluconate solution cũng được xem như là một loại thuốc thay thế cho việc kháng khuẩn và khử trùng da
Dung dịch Chlorhexidine gluconate solution

1. Thông tin chung về Chlorhexidine gluconate solution

1.1 Chlorhexidine gluconate solution là gì?

Chlorhexidine gluconate solution hay còn có thể gọi tắt là Chlorhexidine, là một dạng muối gluconate của chlorhexidine. Chúng được xem như một chất dùng để kháng khuẩn và sát trùng ngoài da, đặc biệt là thường được các y bác sĩ sử dụng để sát trùng tay trước khi phẫu thuật.

Chất này cũng thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm men, làm sạch vết thương, điều trị bệnh viêm nướu răng và ngăn ngừa các mảng bám trên răng do khả năng đẩy lùi các vi khuẩn rất hiệu quả.

Chlorhexidine gluconate solution là một dạng muối gluconate của chlorhexidine
Chlorhexidine được dùng để khử khuẩn

1.2 Cấu trúc hoá học

Theo PubChem, một cơ sở dữ liệu hóa học được tạo nên từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI), là một phần của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã nghiên cứu Chlorhexidine gluconate có cấu trúc hóa học sau đây:

Công thức hóa học: C22H30Cl2N10

Công thức phân tử: 

Cấu trúc hóa học của Chlorhexidine gluconate
Công thức phân tử của Chlorhexidine

Khối lượng phân tử: 505.446 g/mol

Cấu tạo của chlorhexidine gluconate solution:

Cấu tạo của chlorhexidine gluconate solution
Cấu tạo của Chlorhexidine

1.3 Một số dạng bào chế của Chlorhexidine gluconate solution 

Hiện nay, Chlorhexidine gluconate solution được bào chế và sử dụng rộng rãi dưới nhiều dạng như dung dịch súc miệng, kem bôi ngoài da, gel, siro.…

Chlorhexidine gluconate solution được chia thành nhiều dung lượng khác nhau dưới nhiều dạng sử dụng khác nhau, cụ thể như:

1- Chlorhexidine Gluconate 0,5% (khăn tẩm thuốc): Lau, khử trùng tay, ngăn ngừa vi khuẩn

2- Dung dịch Chlorhexidine Gluconate 0,75% bôi/rửa tay: Rửa tay loại bỏ vi khuẩn

3- Chlorhexidine Gluconate 2%: Rửa tay dành cho nhân viên y tế, các y bác sĩ trước khi phẫu thuật, làm sạch da,…

4- Chlorhexidine Gluconate 92mg băng gạc: Chăm sóc các vết thương bị rỉ dịch

Chlorhexidine gluconate solution được bào chế và sử dụng rộng rãi dưới nhiều dạng
Chlorhexidine được bào chế thành nước súc miệng

2. Tác dụng của chlorhexidine gluconate solution

Công dụng chính của Chlorhexidine gluconate solution như đã nói ở trên, đó chính là kháng và diệt khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn của Chlorhexidine là do lực hút giữa Chlorhexidine mang  tích điện dương với bề mặt tế bào vi khuẩn tích điện âm. Điều này sẽ gây ra sự phá hủy tính toàn vẹn của màng tế bào. Sau khi phá hủy, Chlorhexidine sẽ tiếp tục xâm nhập vào tế bào và gây rò rỉ các thành phần nội bào khiến các tế bào vi khuẩn chết đi. Vì vậy, Chlorhexidine khi ở nồng độ thấp sẽ có tác dụng kháng khuẩn, còn ở nồng độ cao, chất này sẽ có tác dụng diệt khuẩn.

Bên cạnh đó, loại thuốc kháng khuẩn này còn được sử dụng để trị bệnh viêm nướu. Bởi lẽ, chúng có thể hạn chế các vi khuẩn có trong miệng, ngăn ngừa sự chảy máu, sưng đỏ trong quá trình đánh răng. Về liều lượng thông thường dành cho người lớn bị viêm nướu đối với Chlorhexidine gồm:

Liều thông thường: 15ml không pha loãng, dùng để súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ ra, dử dụng 2 lần một ngày.

Lưu ý: Nên sử dụng Chlorhexidine để súc miệng sau bữa ăn.

Đồng thời loại thuốc này còn được sử dụng để làm sạch da nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra sau phẫu thuật, tiêm hoặc các vết thương ngoài da khác,…..

Riêng chlorhexidine gluconate ở nồng độ thấp cũng được sử dụng như chất  để diệt khuẩn trong các sản phẩm, diệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật, chất bảo quản…

Công dụng chính của Chlorhexidine gluconate solution là kháng và diệt khuẩn
Chlorhexidine được dùng để trị viêm nướu

3. Tính an toàn của Chlorhexidine gluconate solution

Theo Drugs in Pregnancy and Lactation: A Reference Guide to Fetal and Neonatal Risk, Chlorhexidine gluconate solution được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) chứng nhận an toàn, chỉ định dùng kháng khuẩn cho viêm nướu miệng. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, mẹ bầu hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để có thể hiểu kỹ và rõ hơn trước khi sử dụng chất này nhé.

Hiện nay, có khá nhiều sản phẩm được dùng để hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc bé yêu cũng được bổ sung chất Chlorhexidine gluconate solution, chẳng hạn như bọt rửa tay, kem đánh răng,…Với hệ sản phẩm chăm sóc ngoài da cho bé yêu, Góc của mẹ gợi ý mẹ sử dụng khăn ướt Mamamy. Thành phần khăn ướt có chứa chất dưỡng ẩm từ “tinh chất đường nho thiên nhiên” được cấp bằng sáng chế của Mỹ, đặc biệt là chất kháng khuẩn Chlorhexidine gluconate solution với khả năng kháng khuẩn vượt trội, đảm bảo an toàn, lành tính cho em bé. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm này nhé!

 

Khăn ướt Mamamy đảm bảo an toàn, lành tính cho trẻ nhỏ

Khăn ướt Mamamy chứa Chlorhexidine Gluconate Solution đã được WHO chứng nhận

Qua bài viết trên đã giải thích rõ về công dụng cũng như độ an toàn của Chlorhexidine gluconate solution. Hy vọng mẹ sẽ trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tự tin lựa chọn được những sản phẩm chăm sóc con yêu của mình một cách tốt nhất nhé! 

Nguồn tham khảo:

PubChem: Chlorhexidine gluconate

Pubmed: Chlorhexidine gluconate (1)

Pubmed: Chlorhexidine gluconate (2)

Chlorhexidine gluconate

Giỏ hàng 0