Bé còn nhỏ, làn da sẽ vô cùng nhạy cảm. Mẹ đang lo lắng không biết những bộ quần áo được làm từ sợi cotton có phù hợp với bé yêu của mẹ không? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ hãy theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về sợi cotton, cũng như công dụng của nó mẹ nhé!
Mục lục
1. Thông tin chung về sợi cotton
Để hiểu rõ hơn sợi cotton, mẹ cần biết một vài thông tin chung về chất liệu này. Góc của mẹ có tổng hợp ngắn gọn phía dưới, mẹ xem liền nhé.
1.1 Cotton là gì?
Cotton là tên gọi một loại sợi vải phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Sợi cotton mềm và rất bền nên được sử dụng nhiều trong ngành dệt may để sản xuất quần áo, chăn, ga, gối, đệm…
Sợi cotton được kéo từ các sợi bông mịn của cây bông. Cây bông được trồng nhiều các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây bông được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận hay Đồng Nai… Quả bông sau khi thu hái sẽ được đem kéo thành sợi rồi dệt thành vải để may quần áo, váy…
1.3 Phân loại các loại cotton
Cotton có 4 loại, bao gồm:
- Cotton Pima: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Tây Nam Mỹ. Đây là loại cotton tốt nhất trên thế giới, mềm và cực dài, khó phai màu, chống nhăn tốt.
- Cotton Ai Cập: Có nguồn gốc từ Ai Cập, có đặc điểm giống cotton Pima, đặc trưng bởi độ mềm, giữ màu tốt, không nhăn.
- Cotton Upland: Có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Mexico và một vài quốc gia khác. Cotton Upland có đặc điểm là sợi vải ngắn. Loại cotton này chiếm tới 90% tổng sản lượng cotton tính trên toàn thế giới.
- Cotton hữu cơ: Phân phối ở hầu hết các quốc gia. Cotton hữu cơ được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất trong trong quá trình dệt, tổng hợp sợi.
1.4 Quy trình sản xuất ra sợi cotton
1- Thu hoạch bông và phân loại: Bông được thu hoạch vào 2 tháng cuối năm và được chia thành 3 lần. Đầu tiên, người ta thu hoạch những quả bông đã nở trước. Sau đó khoảng 10 – 15 ngày sẽ thu tiếp những quả bông ở phần thân. Cuối cùng là thu hoạch phần bông còn lại ở ngọn. Bông sẽ được mang phân loại. Chỉ những sợi bông đạt tiêu chuẩn mới được giữ lại, phơi khô, bảo quản tránh lẫn tạp chất.
2- Tinh chế xơ bông: Quá trình tinh chế xơ bông được thực hiện tại các nhà máy. Tại đây, xơ bông sẽ được tách, xé nhẹ nhàng. Sau đó, chúng được đem nấu và lọc cho đến khi sạch tạp chất.
3- Kéo sợi: Dung dịch thu được sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ được dùng để kéo sợi. Người ta sẽ cho dung dịch đó qua khuôn kéo có các lỗ nhỏ để tạo thành sợi.
4- Dệt vải: Sợi sau khi kéo xong được đem đi dệt thành vải. Dệt đan xen các sợi ngang, dọc theo hoa văn đã định sẵn. Tiếp đó, chúng được làm sạch và tẩy toàn bộ. Sản phẩm thu được cuối cùng là những tấm vải cotton trắng tinh không lẫn tạp chất.
5- Nhuộm màu: Các tấm vải cotton được nhuộm màu theo hình thức hoa văn cùng màu sắc đã định để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh có màu sắc sắc nét, bền và đẹp.
2. Ưu, nhược điểm của sợi cotton
2.1 Ưu điểm
- Độ mềm mịn: Do được kéo từ các sợi bông mềm, mịn nên các loại vải dệt từ sợi cotton rất mềm và mịn.
- Độ bền: Cấu trúc sợi cotton dai nên có độ bền tốt.
- Độ thoáng khí: Sợi cotton có thành phần chính từ sợi bông tự nhiên, tạo các khoảng trống nên độ thoáng khí tốt.
- Độ thấm hút: Khả năng thấm hút mồ hôi tốt do giữa các sợi cotton có nhiều khoảng trống
- Lưu màu nhuộm tốt: Sợi cotton có độ thấm hút cao nên khả năng lưu màu nhuộm tốt, dễ dàng nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau
- Không bị tĩnh điện: Sợi cotton không dẫn điện nên khả năng cách điện tốt
2.2 Nhược điểm
- Sợi cotton dễ bị nhăn nên cần là ủi sau mỗi lần giặt.
- Sợi có độ thấm hút tốt nên giặt sẽ lâu khô hơn các loại sợi khác.
3. Một số loại sợi cotton phổ biến
Dưới đây là 7 lợi sợi cotton phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng, mẹ tham khảo nha.
3.1 Cotton Việt Nam
Sợi cotton Việt Nam là loại sợi được pha giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester
- Ưu điểm: Sợi mềm, có độ bền tốt, giữ được màu lâu phai, không bị xù lông sau khi giặt, thân thiện với cả làn da nhạy cảm.
- Nhược điểm: Vì có pha thêm sợi polyester nên độ thấm hút không như sợi 100% cotton tự nhiên.
3.2 Cotton USA
Cotton USA có tính chất dai và dài hơn hẳn các loại cotton khác.
- Ưu điểm: Khả năng thấm hút, chịu nhiệt và độ bền của cotton USA rất tốt. Màu nhuộm cũng giữ được lâu hơn, không bị nhăn sau khi giặt, không gây kích ứng, phù hợp với cả làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Vì vậy mà cotton USA thường được sử dụng để làm quần áo lót.
- Nhược điểm: Khả năng thấm hút của cotton USA tốt nên quá trình giặt sẽ lâu khô hơn.
3.3 Cotton Satin
Cotton Satin có lượng sợi cotton ít hơn. Đây là chất liệu thường gặp trong các sản phẩm như chăn, ga, gối, đệm…
- Ưu điểm: Cotton Satin có khả năng chống nhăn và thấm hút cao, ít gây kích ứng.
- Nhược điểm: Vải dễ bị phai màu nên cần chú khi phơi mẹ nhé.
3.4 Cotton Poly
Là loại vải được tổng hợp từ sợi cotton tự nhiên và các sợi tổng hợp với tỷ lệ khác nhau. Loại nào chứ lượng sợi cotton nhiều hơn thì chất vải sẽ mềm, thoáng khí hơn.
- Ưu điểm: Cotton Poly có độ bền cao, giá rẻ.
- Nhược điểm: Khả năng thấm hút của loại vải này không cao, có thể gây bí, khó chịu.
3.5 Cotton pha Spandex
Chất vải được dệt từ 2 loại sợi chính là cotton và Spandex. Loại sợi cotton này được sử dụng khá rộng rãi nhờ khả năng thích ứng tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
- Ưu điểm: Tổng hợp ưu điểm vốn có của cả sợi cotton và sợi Spandex. Loại sợi cotton này có khả năng thấm hút vượt trội, tính bền, co giãn tốt, đặc biệt là tính chất kháng khuẩn.
- Nhược điểm: Khi giặt sẽ lâu khô do khả năng thấm hút của sợi rất cao.
3.6 Cotton 65/35 (CVC)
Là chất liệu được pha giữa 2 loại sợi là cotton và PE với tỷ lệ 65:35. Vì vậy mà sợi có tên gọi là Cotton 65/35, gọi tắt là CVC
- Ưu điểm: Sợi có độ bền cao, độ thấm hút tốt
- Nhược điểm: Sợi dễ bị nhăn, giặt lâu khô.
3.7 Cotton 35/65 (Tixi)
Ngược lại với sợi CVC, sợi cotton 35/65 có tỷ lệ pha giữa Cotton và PE là 35:65. Sợi có tên gọi khác là Tixi
- Ưu điểm: Vải sờ mềm tay, ít bị co giãn và có giá thành hợp lý
- Nhược điểm: So với các loại cotton khác thì sợi có khả năng thấm hút và độ thông thoáng thấp hơn.
4. Ứng dụng của sợi Cotton
Mẹ có thể dễ dàng bắt gặp các vật dụng được làm từ sợi cotton trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó cho thấy đây là chất liệu có tính ứng dụng cao và phổ biến. Dưới đây là một vài ứng dụng của sợi cotton, mẹ tham khảo nhé.
- Sử dụng để dệt thành nhiều loại vải khác nhau
- Ứng dụng để may các bộ trang phục đẹp mắt như áo phông, áo sơ mi, quần Jean, váy, chân váy,… .
- Sử dụng nhiều để làm các vật dụng trong nhà tắm, phòng ngủ như khăn tắm, khăn trải giường, gối, đệm, chăn…
- Ứng dụng trong sản xuất đồ lót
- Sản xuất các vật phẩm trang trí trong nhà như vải phủ bàn, ghế, rèm, thảm…
Vì có độ mềm mịn cao nên cotton còn có thể sử dụng làm quần áo cho em bé. Tuy nhiên nếu mẹ đang tìm kiếm một chất liệu phù hợp nhất để làm quần áo cho bé yêu thì cotton còn chưa “về nhất” được đâu. Mẹ tham khảo thêm cotton chải – nguyên liệu vàng được các nhà sản xuất tin tưởng chọn lựa để làm quần áo cho trẻ với nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Sợi vải thoáng khí, hút ẩm tốt giúp bé thoải mái, dễ chịu khi mặc
- Phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, không gây kích ứng
- Chất vải mềm mịn hơn cotton thường, thân thiện với làn da mong manh của bé
Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết Cotton chải – Nguyên liệu vàng dịu dàng nâng niu trẻ sơ sinh để rõ hơn về công dụng của chất liệu này mẹ nhé!
5. Lưu ý khi giặt đồ có nguồn gốc từ sợi cotton
1- Nên giặt với nhiệt độ vừa phải: Ở nhiệt độ cao, các sản phẩm được làm từ sợi cotton có xu hướng co lại và khó phục hồi. Vì vậy mẹ cần lưu ý để nước có nhiệt độ phù hợp khi giặt.
2- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa hoá học: Các chất tẩy rửa hoá học có thể làm giảm độ bền của quần áo nếu lạm dụng quá nhiều. Nếu bắt buộc phải tẩy quần áo thì mẹ nên pha loãng dung dịch so với hướng dẫn, như vậy sẽ quần áo sẽ giữ được lâu hơn. Khi giặt đồ, mẹ cũng nên lựa chọn các loại Nước giặt xả thiên nhiên để tránh để lại hoá chất, gây kích ứng da của bé.
Sợi cotton mềm mịn, có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng thấm hút tốt, độ bền cao và luôn tạo cảm giác thông thoáng khi sử dụng. Tuy chưa phải là chất liệu “ưng bụng nhất” nhưng đây cũng là một chất liệu phù hợp để làm quần áo cho trẻ mà mẹ có thể lựa chọn. Góc của mẹ mong rằng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về chất liệu này. Nếu mẹ còn băn khoăn về vấn đề gì thì hãy để lại bình luận phía dưới, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó mẹ nhé!