Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để xây dựng được thực đơn đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng? Mẹ hãy đọc bài viết này ngay nhé.

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là một vấn đề ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Thực phẩm trẻ ăn trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy xây dựng thói quen tốt và ăn những thực phẩm lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ. 

Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ giúp bé phát triển toàn diện
Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ giúp bé phát triển toàn diện

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thấy một số bữa ăn mẹ nấu xong nhưng bé không muốn ăn. Mẹ đừng lo lắng quá nhiều. Điều này hoàn toàn bình thường. Bé cần thời gian để quen dần với các loại thực phẩm khác nhau. 

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ hãy cho bé ăn 3 bữa ăn chính mỗi ngày chứa một trong 5 nhóm thực phẩm chính và tối đa 2 bữa ăn nhẹ.

2. Từ sữa mẹ cho đến ăn dặm

Trong sáu tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ. Sữa công thức là sự thay thế duy nhất khi cho trẻ ăn dưới sáu tháng tuổi. Từ sáu tháng tuổi trở đi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Từ chỉ bú sữa mẹ/ sữa công thức bé sang chế độ ăn dặm với sự đa dạng của thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm chính. Các nhóm thực phẩm tạo nên chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng cho trẻ gồm:

  • Thực phẩm giàu protein
  • Thực phẩm giàu tinh bột
  • Trái cây và rau quả
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa 
  • Chất béo 

2.1. Protein

Protein rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Chẳng hạn như phát triển trí não và duy trì xương chắc khỏe. Trong số 20 axit amin, trẻ em cần nhận được 9 axit amin thiết yếu từ thức ăn.

Protein rất cần thiết đối với sự phát triển của bé
Protein rất cần thiết đối với sự phát triển của bé

Protein động vật như thịt nạc, cá, trứng, sữa, sữa chua và phô mai chứa 9 axit amin thiết yếu và được coi là có giá trị nhất cho sự phát triển. Protein thực vật (đậu, sung,…) là protein không hoàn chỉnh và cần kết hợp với nhiều thực phẩm khác để đủ 9 loại axit amin. 

Mẹ có thể cho bé ăn cá hai lần một tuần, trong đó có 1 loại là cá hồi, cá thu. Cá tươi hoặc đông lạnh đều được. Nhưng thực phẩm hun khói và đóng hộp thường chứa lượng muối khá cao. Mẹ nên cân nhắc trước khi mua cho bé ăn nhé.

2.2. Tinh bột

Trẻ em cần nguồn cung cấp carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Với trẻ dưới 2 tuổi, ăn thực phẩm nguyên hạt, quá nhiều chất xơ có thể khiến bé nhanh no, giảm sự thèm ăn và hấp thụ các khoáng chất quan trọng khác như canxi và sắt. Vì vậy, mẹ nên cho bé làm quen với những loại thực phẩm nhiều chất xơ này từ từ, để hệ thống tiêu hoá của bé thích nghi dần.

Mẹ cho bé ăn đa dạng các nguồn thực phẩm chứa tinh bột nhé
Mẹ cho bé ăn đa dạng các nguồn thực phẩm chứa tinh bột nhé

Để bổ sung tinh bột, cung cấp carbohydrate vào chế độ ăn cho trẻ, mẹ có thể cho bé ăn cơm, mì, khoai,… Khi cho bé ăn các loại hạt, mẹ nên chú ý nhé. Vì những loại hạt đó không biết cách chế biến có thể khiến bé bị nghẹn.

2.3. Trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả chứa nhiều loại vitamin – giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Mẹ có thể cho bé ăn rau quả, trái cây theo mùa, ăn đa dạng các loại. 

Trái cây và rau quả chứa nguồn vitamin đa dạng
Trái cây và rau quả chứa nguồn vitamin đa dạng

Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!

2.4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, phô mai là nguồn canxi, vitamin A, D, B12. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, mẹ hãy chọn sữa nguyên chất cho bé. Vì nó rất quan trọng với sự tăng trưởng và hấp thụ các vitamin thiết yếu. Sữa ít chất béo có thể không cung cấp đủ calo hoặc vitamin tan trong chất béo mà bé cần. Từ 2 tuổi, mẹ có thể chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem, với điều kiện bé đang ăn nhiều loại thực phẩm và tăng cân bình thường. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nguồn canxi và vitamin dồi dào
Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nguồn canxi và vitamin dồi dào

Mẹ có thể cho bé uống các loại sữa không đường, tăng cường canxi như đậu nành, hạnh nhân và yến mạch từ khi bé một tuổi. Tuy nhiên, nên tránh dùng sữa gạo ở trẻ em dưới 5 tuổi vì nồng độ asen hữu cơ trong sản phẩm này. Sữa đặc, sữa bột không chứa cùng một lượng chất dinh dưỡng như sữa nguyên chất. Vì vậy mẹ không nên cho trẻ dưới một tuổi uống. Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là sự thay thế phù hợp duy nhất cho sữa mẹ trong năm đầu đời của bé.

2.5. Chất béo và đường

Trẻ em cần một số chất béo để tăng trưởng và phát triển. Chất béo cũng cần thiết để hỗ trợ hấp thụ một số vitamin (vitamin D, A, E và K). Bổ sung một số chất béo để có hệ miễn dịch khỏe mạnh và cho chức năng não phát triển bình thường. Những axit béo như omega-3 này được tìm thấy trong một số loại cá biển, các loại hạt, dầu thực vật.

Không cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường
Không cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường

Nước ngọt, bánh kẹo, bánh ngọt chứa nhiều đường. Vì vậy, trẻ chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Việc tiêu thụ quá mức bánh kẹo,… có nhiều đường, chất béo và muối là một trong những yếu tố chính đóng góp vào tỷ lệ béo phì cao ở trẻ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ cắt giảm hoàn toàn đường trong chế độ ăn uống của bé. Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm chứa đường tự nhiên từ trái cây. 

Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh lớn rất nhanh. Bé có thể tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh trong vòng 4 – 6 tháng đầu đời. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp là chìa khoá để giúp bé phát triển. Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Do đó, các mẹ hãy bổ sung vitamin D đúng cách cho trẻ nhé.

1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bao nhiêu vitamin D?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần 400 IU vitamin D mỗi ngày. Đến 1 tuổi, lượng vitamin D khuyến nghị tăng lên 600 IUs và duy trì cho đến tuổi thiếu niên. Điều quan trọng là mẹ hãy đảm bảo bé có đủ vitamin D. Bởi vì nó cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Vitamin D cũng giúp tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh và chức năng miễn dịch.

Bổ sung vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi
Bổ sung vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi

Em bé có lượng vitamin D cực thấp có nguy cơ bị yếu xương. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như còi xương, dễ bị gãy xương. Bệnh còi xương là ví dụ về tình trạng thiếu vitamin D cực độ, tỷ lệ mắc cao nhất từ 3 – 18 tháng tuổi.

Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!

Thêm vào đó, bé có xương chắc khoẻ giúp bảo vệ cơ thể bé tốt hơn. Một số nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng không nhận đủ vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tự miễn dịch và ung thư.

Hai biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ em:

  • Hạ canxi máu có triệu chứng co giật, xảy ra trong thời kỳ bé phát triển nhanh với nhu cầu trao đổi chất ăng lên.
  • Bệnh còi xương và hoặc giảm khoáng hoá xương, hạ canxi máu không triệu chứng.

2. Làm thế nào để biết trẻ hấp thụ đủ vitamin D?

2.1. Đối với trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ:

Sữa mẹ thường không cung cấp đủ vitamin D mà bé cần. Vì vậy bé bú sữa mẹ sẽ cần bổ sung thêm vitamin D.

2.2. Đối với trẻ sơ sinh uống sữa công thức:

Lượng sữa bột bé uống mỗi ngày có thể phụ thuộc vào tuổi của bé. 32 ounce sữa công thức tiêu chuẩn cho trẻ mỗi ngày chứa 400 IU vitamin D. Nếu bé uống ít hơn lượng này mỗi ngày, bé có thể cần bổ sung vitamin D. 

Mỗi trẻ cần lượng vitamin D khác nhau
Mỗi trẻ cần lượng vitamin D khác nhau

2.3. Đối với trẻ ăn dặm

Đảm bảo chế độ ăn dặm của bé có thực phẩm chứa vitamin D. Chẳng hạn:

  • Một số loại cá: cá hồi, cá ngừ,…
  • Trứng
  • Các sản phẩm từ sữa bò (cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên), ngũ cốc, một số loại nước ép,…

Trong cả 3 trường hợp này, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

3. Bé có thể hấp thụ vitamin D từ mặt trời hay không?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ cảnh giác với việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Bởi làn da bé rất mỏng và nhạy cảm. Các chuyên gia nói rằng bé có thể nhận được vitamin D bằng cách dành 10 đến 15 phút ngoài trời, vào buổi sáng mỗi ngày mà không cần dùng kem chống nắng. Với những bé có làn da trắng thì 10 phút là đủ. Tuy nhiên, bé vẫn nên đội mũ để bảo vệ mặt vì cơ thể có thể hấp thụ vitamin D trên cánh tay và chân.

Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách để tránh gây tổn thương đến làn da bé
Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách để tránh gây tổn thương đến làn da bé

Chúng ta đều có thể thấy được tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì khó có thể đảm bảo bé nhận đủ vitamin D từ mặt trời. Bởi điều này phụ thuộc vào màu da bé (da càng sẫm màu, thời gian hấp thụ vitamin D từ mặt trời càng lâu), vị trí địa lý. Một số vùng, đặc biệt là vào mùa đông, mặt trời có thể không đủ mạnh để cung cấp lượng vitamin D.

Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!

Nếu mẹ và bé đi ra ngoài trong một khoảng thời gian dài (hơn 15 phút), cả mẹ và bé hãy thoa kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là 15, ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 2 giờ. Bé dưới 6 tháng tuổi không nên ở ngoài nắng trực tiếp lâu hơn 15 phút. Bởi độ tuổi này chưa được khuyến khích dùng kem chống nắng.

4. Nguồn thực phẩm chứa vitamin D

Nguồn thực phẩm chứa vitamin D
Nguồn thực phẩm chứa vitamin D

Nguồn tham khảo

AAP. 2011. Vitamin D: On the double. http://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Vitamin-D-On-the-Double.aspx

Holick MF, 2007. Vitamin D deficiency. New England Journal of Medicine 357:266-281. http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMra070553 [Accessed May 2016]

IOM. Undated. Dietary Reference Intakes. Recommended dietary allowances and adequate intakes, vitamins. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine, National Academies. http://iom.edu/Activities/Nutrition/SummaryDRIs/~/media/Files/Activity%20Files/Nutrition/DRIs/RDA%20and%20AIs_Vitamin%20and%20Elements.pdf [Accessed 2012]

NIH. 2011a. Dietary supplement fact sheet: Vitamin D. Office of Dietary Supplements, National Institutes of Health. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-QuickFacts/

NIH. 2011b. Fact sheet for health professionals: Vitamin D. Office of Dietary Supplements, National Institutes of Health. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/

Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh nhận đủ vitamin từ sữa mẹ/ sữa công thức rồi, không cần bổ sung vitamin nào thêm. Điều này chưa hẳn đúng. Bởi cơ thể bé vẫn cần bổ sung thêm một số vitamin để có thể phát triển tốt nhất. Góc của mẹ đã tổng hợp 4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh để mẹ tham khảo. 

4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh
4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh

1. Bổ sung 4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Trong hầu hết các trường hợp, sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp hầu hết mọi thứ em bé cần trong bốn đến sáu tháng đầu sau khi sinh. Vitamin ngoại lệ là vitamin D – được khuyên dùng như một chất bổ sung cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh uống ít hơn 32 ounce sữa công thức mỗi ngày. Sau 4 đến 6 tháng tuổi, do chế độ ăn của bé dần thay đổi từ chế độ bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm, bác sĩ có thể khuyến nghị bổ sung vitamin.

Bổ sung 4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh
Bổ sung 4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Với những bé sinh non, nhẹ cân hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai, uống ít sữa mẹ/ sữa công thức hơn bình thường thì có thể bổ sung vitamin. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nhé. 

Dưới đây là 4 loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh. 

1.1. Vitamin K

Vitamin K cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh
Vitamin K cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin K một lần ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết. Vitamin K cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu ml 1 lần là đủ? 

1.2. Vitamin D

Góc của mẹ đã có bài viết chi tiết về vitamin D cho trẻ, mẹ có thể đọc bài này để hiểu rõ hơn nhé. 

Những thông tin về vitamin D mẹ cần lưu ý như sau. Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi và phốt pho. Cả hai đều rất quan trọng để xây dựng xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, thường gặp từ 3-18 tháng tuổi. 

Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi và phốt pho
Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi và phốt pho

Sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D nên tất cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được bổ sung thêm vitamin D. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường không cần bổ sung vitamin D. Vì trong sữa công thức có vitamin D. Tuy nhiên, nếu bé uống ít nhất 32 ounce sữa công thức mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho bé để đủ lượng vitamin D yêu cầu.

1.3. Vitamin B12  

Vitamin B12 giúp các tế bào thần kinh và tế bào máu của cơ thể khỏe mạnh. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào.

Vitamin B12 giúp các tế bào thần kinh và tế bào máu của cơ thể khỏe mạnh
Vitamin B12 giúp các tế bào thần kinh và tế bào máu của cơ thể khỏe mạnh

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một thiếu máu. Được gọi là thiếu máu megaloblastic, khiến cơ thể mệt mỏi và yếu. Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B12 ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Thiếu máu
  • Chậm phát triển
  • Hạ huyết áp

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị thiếu vitamin B12 từ 2-6 tháng tuổi. Nhưng các triệu chứng có thể không rõ ràng cho đến 6-12 tháng. 

1.4. Sắt

Sữa mẹ ít chất sắt nhưng hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra có đủ lượng sắt dự trữ để bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thiếu máu, ít nhất là cho đến khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, kiểm soát kém, bé sinh non hoặc nhỏ hơn 2,7 kg khi sinh, bé có thể không nhận đủ chất sắt trong khi mang thai.

AAP khuyến cáo trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú một phần nên được bổ sung 1 mg sắt/ kg/ ngày từ 4 – 6 tháng và tiếp tục cho đến khi bé ăn dặm. Mẹ hãy trao đổi và nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt nhé.

Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

Nguồn tham khảo

Vitamin D. Center of Disease Control and Prevention. Date accessed 6 August 2018. Vitamin D & Iron Supplements for Babies: AAP Recommendations. HealthyChildren.org. Date accessed 6 August 2018.

Không chỉ đọc những bài viết về chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên hiểu về trẻ sơ sinh để lựa chọn cách chăm sóc bé phù hợp. Với những ai lần đầu làm cha mẹ, có những biểu hiện của bé khiến cha mẹ bỡ ngỡ. Vì vậy, đọc ngay bài viết này để hiểu hơn về bé, cha mẹ nhé!

1.Hiểu về nhu cầu của trẻ sơ sinh

Dưới 1 tháng tuổi, nhu cầu của trẻ khá đơn giản. Tất cả những gì thực sự quan trọng với bé trong thời điểm này là ăn vài giờ một lần, ngủ, đi vệ sinh, được thay tã và nhận được tình yêu thương từ cha mẹ. Nhưng ngược lại, đối với cha mẹ, cuộc sống có thể thay đổi đáng kể, cần nhiều việc phải làm hơn. Vì vậy, mẹ hãy chỉ tập trung vào những điều cần thiết – nhu cầu cơ bản của bé. 

Thời gian này cần liên tục giặt đồ cho bé, thay tã, tắm, cho bé bú,… Vì vậy, các mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ từ bố và người nhà cho những công việc khác nhé. Chẳng hạn như lo bữa tối cho cả nhà hay dọn dẹp nhà cửa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chăm sóc đến sức khoẻ bản thân để cơ thể nhanh phục hồi sau sinh, nhất là những mẹ sinh mổ.

Hiểu về nhu cầu của trẻ sơ sinh giúp cha mẹ chăm bé tốt hơn
Hiểu về nhu cầu của trẻ sơ sinh giúp cha mẹ chăm bé tốt hơn

2.Hình dáng của bé sau sinh

Thường mất vài tuần hoặc vài tháng để bé có thể trở nên mũm mĩm, đáng yêu như cách mà cha mẹ mong đợi. Ngoại hình của bé sẽ thay đổi nhanh chóng ở những tuần tiếp theo. 

3.Phản xạ sơ sinh

Ngay từ ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh đã có một bộ phản xạ được thiết kế để bảo vệ bé và đảm bảo bé nhận được sự chăm sóc cần thiết (ngay cả khi bản năng làm cha mẹ chưa được kích hoạt). Một số phản xạ sớm này bao gồm:

  • Phản xạ gốc tìm vú mẹ (rooting reflext) – giúp bé xác định vị trí vú hoặc bình sữa
  • Phản xạ mút (sucking reflex) – giúp bé ăn
  • Phản xạ nắm bắt (Palmar grasp reflext) –  phản xạ khiến bé nắm chặt ngón tay khi mẹ đặt nó trong lòng bàn tay của bé
  • Phản xạ khi sợ hãi (Moro reflext) – phản ứng giơ hai tay, hai chân lên và mở rộng lòng bàn tay khi bé giật mình

4.Giác quan sơ sinh

Tất cả các giác quan của bé đều hoạt động ngay từ khi bé chào đời, bao gồm:

4.1.Thị giác

Khi mới sinh ra, mắt bé có thể sưng húp một vài ngày đầu
Khi mới sinh ra, mắt bé có thể sưng húp một vài ngày đầu

Khi mới sinh, mắt bé có thể sưng húp. Tầm nhìn của bé hơi mờ, nhưng vẫn có thể nhìn thấy khuôn mặt cha mẹ và các vật thể cận cảnh khác. Chỉ cần chúng cách khoảng 20 – 30cm trước mặt bé. Đây cũng là tầm nhìn của bé. Mẹ cũng có thể nhận thấy mắt của bé đôi khi cảm giác như hơi bị lác. Phần lớn mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Bởi các cơ kiểm soát chuyển động của mắt chưa phát triển đầy đủ. 

4.2.Thính giác

Dù thính giác của bé chưa hoàn toàn phát triển, bé đã quen với giọng nói của cha mẹ và những âm thanh khác mà bé thường nghe thấy trong bụng mẹ.

4.3.Vị giác

Vị giác của bé rất phát triển. Bé có thể phân biệt giữa đắng và ngọt.

4.4.Khứu giác

Ngay sau khi bé sinh ra, bé sẽ nhận ra mùi hương của cha mẹ.

Các cơ quan của bé sẽ dần hoàn thiện
Các cơ quan của bé sẽ dần hoàn thiện

4.5.Xúc giác

Xúc giác là giác quan phát triển nhất khi bé sinh ra. Thông qua xúc giác, qua những cái chạm, cái ôm,… của cha mẹ bé cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ và những người xung quanh dành cho bé.

5.Cơ thể cuộn tròn

Do nằm trong tử cung với tư thế cuộn tròn và sau đó đẩy qua kênh sinh hẹp nên cơ thể bé sẽ “siết chặt” trong một thời gian. Vì vậy, ngay khi sinh ra, tay chân bé có thể vẫn ôm sát vào cơ thể. Mẹ đừng lo lắng nhé. Cơ thể bé sẽ dần thư giãn trong một vài tuần.

6.Cơ quan sinh dục sưng

Một số bé (cả trai và gặp) có thể gặp trường hợp cơ quan sinh dục sưng. Điều này diễn ra tạm thời và hoàn toàn bình thường. Bởi chúng do hormone của mẹ vẫn có trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Hormone này sẽ giảm dần. Những hormone tương tự cũng có thể khiến núm ti của bé có dịch tiết sữa và dịch tiết âm đạo. Trường hợp này cũng sẽ hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

7.Giảm cân sinh lý

Mặc dù bé khi sinh ra có thể nặng 3kg, nhưng mẹ cũng đừng ngạc nhiên nếu bé giảm cân sau đó nhé. Bé có thể giảm 5% trọng lượng nếu bé uống sữa công thức, 7 – 10% nếu bé bú sữa mẹ. Phần cân nặng giảm có thể là do lượng chất lỏng dư thừa bị loại bỏ sau khi trẻ sinh ra.

Cân nặng của bé sẽ ngừng giảm khi bé được 5 ngày tuổi. Khoảng 10 đến 14 ngày sau đó, bé sẽ lấy lại trọng lượng và tăng cân lại.

Bé có thể giảm cân sau khi sinh, nhưng sẽ nhanh tăng cân trở lại
Bé có thể giảm cân sau khi sinh, nhưng sẽ nhanh tăng cân trở lại

8.Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều. Bé ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày hoặc hơn. Bé cũng thường xuyên thức dậy để bú. Trẻ bú sữa mẹ thường cần ăn 2 đến 3 giờ một lần. Trẻ bú sữa công thức (hoặc bú sữa mẹ và sữa công thức) thường ăn sau 3-4 giờ.

9.Bé cần bao nhiêu sữa?

Trẻ ăn rất nhiều trong vài tuần đầu tiên. Ít nhất 8 đến 12 lần (hoặc hơn) trong 24 giờ. Nhiều mẹ có thể khó có thể nhận biết xem khi nào bé ăn đủ. Nhưng mẹ cũng có thể để ý đến trạng thái của bé. Bé ăn đủ, tăng cân phù hợp với độ tuổi và đi vệ sinh đủ nhiều (8-12 lần).

Việc cho bé bú không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Có nhiều vấn đề liên quan đến việc cho bé bú.

10.Theo dõi phân của bé

Những lần đầu, phân su của bé có thể là màu đen và dính. Sau một vài ngày, phân sẽ chuyển sang màu vàng lục. Trong tháng đầu tiên, mỗi ngày bé có thể đi ị 5 lần mỗi ngày (đôi khi nhiều hơn). Phân bé sẽ có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu, nhão. Vào khoảng tuần thứ 6, số lần đi ị của bé có thể chững lại.

11.Sức khoẻ của bé

11.1.Khóc

Khóc là cách giao tiếp của trẻ sơ sinh
Khóc là cách giao tiếp của trẻ sơ sinh

Khóc là một cách giao tiếp của trẻ sơ sinh. Trong thực tế, khóc cũng có thể là một dấu hiệu em bé khoẻ mạnh. Nếu bé không khóc nhiều, đặc biệt là khi mẹ biết bé có thể cần gì đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay mẹ nhé. Nhưng nếu dường như bé lúc nào cũng khóc thì sao? Các nghiên cứu cho thấy 80 – 90% trẻ sơ sinh có các phiên khóc hàng ngày từ 15 phút đến 1 giờ mà khó có thể giải thích. 

Mẹ hãy chắc chắn bé không đói, không cần thay tã và không có điều gì khó chịu xảy ra. Mẹ có thể hát cho bé nghe, âu yếm bé. Có thể mất vài lần để giúp bé bình tĩnh. 

Hội chứng colic – khóc dai dẳng

Một số cha mẹ tự hỏi nếu bé bị hội chứng colic – khóc dai dẳng thì phân biệt như nào với khóc bình thường. Bé gặp hội chứng colic thường có các triệu chứng ngoài việc khóc: nhắm chặt hoặc mở to mắt, đầu gối kéo lên ngực, chân tay khua xung quanh, thở ngắn. Các bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng này bằng cách sử dụng quy tắc số 3: khóc 3 tiếng, 3 ngày một tuần, kéo dài ít nhất 3 tuần liên tiếp. 

Nguyên nhân bé bị colic vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng có thể do một số nguyên nhân sau

  • Bé chưa thích nghi với ánh sáng, tiếng ồn hay môi trường bên ngoài
  • Bé đang bú sữa mẹ có thể nhạy cảm với thức ăn mẹ đang dùng
  • Bé khó kiểm soát bản thân

Mộc số cách để bé bớt khóc mẹ có thể tham khảo: quấn tã cho bé, thay đổi chế độ ăn uống của mẹ nếu bé nhạy cảm với thức ăn, bế bé, hát ru cho bé,… Điều tốt nhất mẹ có thể làm là cố gắng giữ bình tĩnh và thay phiên với bố/ người nhà để bé chú ý đến nhiều người hơn.

Hội chứng colic thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 2 hoặc 3 khi bé chào đời. Nó thường đạt đến mức độ nghiêm trọng vào khoảng tuần thứ 6. Đến tháng thứ 3 hoặc thứ 4, hội chứng sẽ ngưng đột ngột hoặc từ từ, cho đến khi tất cả các dấu hiệu này biến mất. Nếu sau đó, bé vẫn quấy khóc, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ nhé.

11.2.Mốc phát triển của bé

Một số mốc phát triển của trẻ sơ sinh
Một số mốc phát triển của trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số mốc phát triển của bé mà cha mẹ có thể mong đợi con mình đạt được trong tháng đầu tiên khi sinh:

Hầu hết các bé có thể: 

  • Nâng đầu trong thời gian ngắn
  • Tập trung vào một khuôn mặt 
  • Đưa tay lên mặt 
  • Mút tốt  
  • Một nửa em bé có thể: đáp lại âm thanh theo một cách nào đó
  • Một số em bé có thể:
  • Nâng đầu khoảng 45 độ khi nằm sấp
  • Phát ra âm thanh (ngoài khóc)
  • Cười và đáp lại nụ cười

12.Những điều cha mẹ cần làm khi bé dưới 1 tháng tuổi

12.1.Chăm sóc cơ thể sau sinh

Chuyển dạ và sinh nở khiến mẹ rất mệt mỏi về mặt thể chất. Vì vậy, mẹ cần 6 đến 8 tuần sau sinh để phục hồi lại sức khoẻ. Mẹ cần tất cả sự giúp đỡ trong tháng đầu để cơ thể có thể điều chỉnh, phục hồi. Mẹ nên ăn uống đủ chất, đúng cách, nghỉ ngơi và nhận sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.

Mẹ hãy chủ động chăm sóc cơ thể sau sinh nhé
Mẹ hãy chủ động chăm sóc cơ thể sau sinh nhé

Với những mẹ sinh mổ, dành thời gian phục hồi cơ thể là điều cực kỳ quan trọng. Gây tê và mất máu có thể khiến mẹ cảm thấy yếu ớt trong vài ngày đầu. Vết mổ cũng khiến mẹ cảm thấy đau và nhạy cảm ít nhất 4 đến 6 tuần. Mẹ hãy che vết mổ, mặc quần áo rộng và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng cần điều chỉnh lại hoạt động của mình , tránh gây áp lực cho vết mổ. Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng đi bộ quanh nhà để khí lưu thông, giảm bớt tình trạng táo bón, đầy hơi.

Bên cạnh đó, 2 đến 5 ngày sau sinh, sữa về có thể khiến mẹ cảm thấy căng tức ngực. Mẹ hãy chuẩn bị khăn ấm để ngực bớt đau, mặc áo ngực rộng rãi. Mẹ ra sản dịch sau sinh, cần dùng băng vệ sinh cho đến khi hết hẳn, thường sau 2 đến 4 tuần. Các cơn co thắt để giúp tử cung co lại về kích thước bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng mất vài tháng (hoặc lâu hơn) để giảm cân sau sinh. Nếu muốn tập luyện bộ mộn thể dục nào, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

12.2.Sống khoẻ mạnh

Khi bé sinh ra, hầu như các mẹ sẽ tập trung hoàn toàn vào việc chăm sóc bé mà ít để ý đến sức khoẻ của bản thân hơn. Vì vậy, hãy luôn chủ động chăm sóc sức khoẻ bản thân mẹ nhé. Mẹ có thể tranh thủ ngủ khi bé ngủ. Luôn bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể để đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thực hành các tư thế cho bé bú thường hoặc bé bú bình để giảm thiểu đau mỏi lưng.

12.3.Cảm xúc của mẹ

Nhiều mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm, có thể do thiếu ngủ, nhiều cảm xúc xuất hiện cùng một lúc mà không được giải toả. Những cảm giác này thường biến mất trong một vài tuần sau sinh. Nhưng đôi khi nó thể trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nhận ra các dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều quan trọng. Ngoài ra, luôn để ý để cảm xúc của bản thân mẹ nhé. Tìm cách giải toả, tâm sự với gia đình bạn bè để cảm thấy tốt hơn. Mẹ khoẻ thì mới có thể chăm sóc bé tốt được, phải không nào?

12.4.Mối quan hệ vợ chồng

Cha mẹ hãy luôn thể hiện tình yêu thương với nhau
Cha mẹ hãy luôn thể hiện tình yêu thương với nhau

Khi sinh bé, mối quan hệ vợ chồng sẽ thay đổi ít nhiều. Cả hai đều trải qua khoảng thời gian đầy cảm xúc khác nhau. Vì vậy, hai vợ chồng hãy chia sẻ càng nhiều kinh nghiệm , cảm xúc và công việc với nhau càng tốt. Có thể trong khoảng thời gian này, việc hai vợ chồng gần gũi nhau không được như trước, nhưng cuối cùng cùng sẽ trở lại bình thường. Hai vợ chồng có thể đi dạo cùng nhau, massage cho nhau, cùng nhau dùng bữa tối. Thể hiện tình yêu và sự đánh giá cao người kia qua việc âu yếm, ôm, hôn, những lời nói tử tế,… 

Góc của mẹ có bài viết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo bài viết này nhé.

Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa là câu hỏi mà những mẹ vừa sinh mổ xong thường thắc mắc khá nhiều. Thực phẩm nào vừa giúp mẹ có nhiều sữa, vừa giúp mẹ nhanh lại sức hơn? Cùng Góc của mẹ khám phá ngay top 15 thực phẩm sau đây nhé.

1. 4 lưu ý trước khi trả lời câu hỏi “Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa”

Trước khi đi vào top 15 thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa, các mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé.

Thứ nhất, với những mẹ vừa sinh mổ xong, chế độ ăn uống có thể có phần khắt khe và hơi khác so với những mẹ sinh thường. Do đó, mỗi khi lựa chọn thực phẩm, các mẹ nhớ chọn những thành phần dinh dưỡng phù hợp nhé. Góc của mẹ đã có bài viết ”Sau khi sinh mổ mẹ nên bổ sung 06 loại thực phẩm này”, các mẹ có thể đọc tham khảo.

Sau khi sinh mổ, chế độ ăn uống của mẹ có đôi phần khắt khe hơn sinh thường
Sau khi sinh mổ, chế độ ăn uống của mẹ có đôi phần khắt khe hơn sinh thường

Thứ hai, sữa tạo ra theo nhu cầu của bé. Ngực của mẹ càng trống, cơ thể càng tạo ra nhiều sữa hơn. Ngược lại, ngực vẫn đầy sữa thì sữa về sẽ chậm hơn. Việc chờ sữa về hoặc giãn các bữa ăn cho bé để nhiều sữa hơn là cách tiếp cận không đúng. Vì vậy, các mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên để kích thích sản xuất nhiều sữa hơn nhé. Những lưu ý về sữa mẹ và cho bé bú mẹ có thể đọc tại đây!

Ngoài ra, các mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn uống, tình trạng sức khoẻ của bản thân xem có ảnh hưởng hay tác động đến quá trình tạo sữa không.

Thứ ba, sinh mổ xong cơ thể mẹ có thể rất yếu. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng cho bé ăn ngay từ khi sinh ra nhé. Sữa non rất tốt cho trẻ mới sinh các mẹ ạ. Mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân hỗ trợ để cho bé bú.

Thứ tư, chuẩn bị sức khoẻ trước khi sinh là một điều cực kỳ quan trọng. Không chỉ trong thai kỳ mà cả sau khi sinh bé xong, mẹ cũng cần sức khoẻ để chăm bé. Vì vậy, chủ động tập thể dục, thường xuyên vận động cơ thể cùng với lối sống lành mạnh các mẹ nhé.

2. 15 thực phẩm mẹ bầu đẻ mổ nên ăn để có nhiều sữa

2.1. Bột yến mạch

Yến mạch có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ
Yến mạch có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ

Yến mạch được biết đến là thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, và rất dễ để nấu. 

  • Yến mạch giúp kiểm soát sự xuất hiện của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai
  • Bột yến mạch giúp mẹ nạp năng lượng
  • Yến mạch chứa chất xơ và tốt cho tiêu hóa
  • Mẹ có thể nấu một bát bột yến mạch cho bữa sáng. Nếu ăn không quen mẹ có thể thử dùng bánh quy yến mạch để thay thế.

2.2. Bông cải xanh, rau bina

Bông cải xanh, rau bina,… chứa nhiều vitamin
Bông cải xanh, rau bina,… chứa nhiều vitamin

Vitamin rất giàu chất chống oxy hóa và giúp sửa chữa các mô. Vitamin cũng hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể giúp làm lành các vết thương.  Các loại rau như bông cải xanh, rau bina, rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A và C tốt, canxi và sắt trong chế độ ăn uống.

  • Rau bina chứa một số hoá chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú
  • Rau bina giúp cơ thể phục hồi, nhất là với những mẹ bị thiếu máu
  • Các mẹ nhớ ăn rau bina với lượng vừa phải vì ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy cho bé

2.3. Cà rốt

Mẹ cũng nhớ ăn cà rốt nhé
Mẹ cũng nhớ ăn cà rốt nhé
  • Một ly nước ép cà rốt với bữa sáng hoặc bữa trưa có thể giúp mẹ nhiều sữa. Giống như rau bina, cà rốt cũng có thúc đẩy sản xuất sữa. 
  • Cà rốt chứa Vitamin A bổ sung cho việc tiết sữa và tăng chất lượng sữa
  • Mẹ có thể ăn cà rốt dưới dạng thô, hấp hoặc thậm chí xay nhuyễn thành một món súp

2.4. Nước và nước ép

Nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể
Nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể

Uống nước và nước trái cây cũng giúp mẹ tăng cường tiết sữa:

  • Ngăn cơ thể mẹ không bị mất nước và thay thế chất lỏng bị mất trong thời kỳ cho bé bú
  • Uống nước khi mẹ thấy khát hoặc bắt đầu cho bé ti 

2.5. Gạo lứt

Gạo lứt – nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, nhất là mẹ sau sinh
Gạo lứt – nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, nhất là mẹ sau sinh

Theo tài liệu nghiên cứu Tăng cường sự sản xuất sữa mẹ với thảo dược Galactagogues được công bố trên Tạp chí Thế giới về Dược phẩm và Khoa học Đời sống, gạo lứt giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ. Gạo lứt có chất kích thích hormone làm tăng tiết sữa. Nó cũng cung cấp cho các mẹ cho con bú nhiều năng lượng hơn.

Các mẹ nhớ ngâm gạo lứt khoảng 4-8 tiếng, và nấu như nấu cơm trắng bình thường nhé. Lưu ý, đổ lượng nước gấp đôi so với lượng gạo. Khi ăn gạo lứt, các mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.6. Khoai lang

Để ngăn ngừa táo bón, mẹ thử ăn khoai lang nhé
Để ngăn ngừa táo bón, mẹ thử ăn khoai lang nhé

Khoai lang là một nguồn thực phẩm giàu kali. Nó chứa carbohydrate cần thiết, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Khoai lang cũng chứa Vitamin C và B phức hợp và magiê – một khoáng chất làm giãn cơ. 

2.7. Hạnh nhân

Mẹ có thể ăn hạnh nhân dạng xay lên thành sữa hoặc ăn trực tiếp
Mẹ có thể ăn hạnh nhân dạng xay lên thành sữa hoặc ăn trực tiếp

Hạnh nhân rất giàu Omega-3 và Vitamin E:

  • Vitamin E giúp chữa lành tình trạng ngứa do rạn da sau khi mang thai
  • Omega-3 giúp tăng cường kích thích hormone để sản xuất nhiều sữa hơn
  • Mẹ có thể say hạnh nhân thành sữa hạt để uống. Hoặc cho thêm hạnh nhân vào bột yến mạch ăn cùng

2.8. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa – nguồn cấp canxi dồi dào
Sữa và các sản phẩm từ sữa – nguồn cấp canxi dồi dào

Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo và phô mai cung cấp một lượng protein, canxi và vitamin B, D tốt. Những khoáng chất này rất cần thiết cho các mẹ cho con bú. Các mẹ cần khoảng 500ml sản phẩm sữa bổ sung hàng ngày.

2.9. Quả bầu, bí

Quả bầu, quá bí cũng là nhóm thực phẩm mẹ nên ăn
Quả bầu, quá bí cũng là nhóm thực phẩm mẹ nên ăn

Quả bầu, quả bí là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng:

  • Đây là một loại rau mùa hè có hàm lượng nước cao. Chúng có thể giúp bổ sung nước cho mẹ
  • Nó cũng giúp tăng lượng sữa
  • Nó rất dễ tiêu hóa và hỗ trợ cho con bú

2.10. Rau thì là

Rau thì là không những là gia vị mà còn giúp mẹ có nhiều sữa hơn
Rau thì là không những là gia vị mà còn giúp mẹ có nhiều sữa hơn

Rau thì là cũng góp phần tăng lượng sữa cho mẹ. Chúng có hàm lượng chất xơ cao và Vitamin K. Những chất này giúp bổ sung lượng máu bị mất trong quá trình sinh nở.

2.11. Rau húng quế

Rau húng quế cũng giúp mẹ có thêm sữa
Rau húng quế cũng giúp mẹ có thêm sữa

Rau húng quế là một nguồn tuyệt vời chứa chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, chúng cũng làm tăng mức độ miễn dịch cho bé. Mẹ có thể thử bằng cách thêm một vài nhánh húng quế vào trong trà để thưởng thức.

2.12. Cá hồi

Cá hồi được biết đến với rất nhiều lợi ích
Cá hồi được biết đến với rất nhiều lợi ích

Cá hồi là một nguồn tuyệt vời chứa EFA (một loại axit béo thiết yếu) và Omega-3:

  • Cả EFA và Omega-3 đều rất bổ dưỡng và cần thiết cho các mẹ cho con bú
  • Bổ sung cá hồi vào thực đơn, giúp làm tăng hormone giúp tiết sữa và làm cho sữa của mẹ nhiều chất dinh dưỡng hơn

2.13. Tỏi

Tỏi – thực phẩm ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Tỏi – thực phẩm ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Tỏi được coi là thực phẩm rất tốt để tăng sữa mẹ. Vì nó nổi tiếng trong việc tăng cường tiết sữa ở mẹ cho con bú:

  • Tỏi có các hợp chất hóa học giúp tiết sữa
  • Ăn tỏi ngăn ngừa tất cả các loại ung thư
  • Mẹ có thể ăn tỏi trong nhiều món khác nhau

2.14. Hạt mè đen

Hạt mè đen cung cấp nguồn canxi dồi dào
Hạt mè đen cung cấp nguồn canxi dồi dào

Hạt mè đen chứa nguồn canxi phong phú và giúp tăng nguồn sữa cho mẹ. Mẹ có thể trộn với vừng để ăn cùng cơm, hoặc làm sữa hạt.

2.15. Chất béo lành mạnh

Các mẹ nên bổ sung chất béo ở mức tối thiểu vào chế độ ăn uống, sau khi sinh em bé:

  • Chất béo là một phần thiết yếu trong cơ thể. Chúng hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất có trong các thực phẩm khác mà các mẹ ăn
  • Các mẹ có thể chọn dầu oliu, dầu gạo hoặc bất kỳ loại dầu thực vật nào tốt cho cơ thể

3. Mẹo giúp tăng nguồn sữa mẹ

Nhiều mẹ phân vân không biết bản thân có đang nhiều sữa hay không. Cách tốt nhất để xác định cơ thể sản xuất đủ sữa hay chưa là mẹ hãy xem:

  • Bé đang bú tốt hay không
  • Kiểm tra cân nặng của em bé

Nếu mẹ nghi ngờ việc cơ thể đang sản xuất ít sữa, có thể tham khảo những lời khuyên sau giúp tăng nguồn sữa hơn:

3.1. Cho bé ti thường xuyên

Sản xuất sữa là quá trình cung và cầu. Bé càng ti nhiều, lượng sữa về càng nhiều. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ti đều đặn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.

3.2. Vắt sữa

Mẹ cũng nên vắt sữa để sữa về nhiều hơn nhé
Mẹ cũng nên vắt sữa để sữa về nhiều hơn nhé

Nếu bé không ti hết hoặc ti ít sữa, mẹ có thể vắt sữa sau khi cho bé bú để duy trì lượng sữa chảy về.

3.3. Nghỉ ngơi

Mẹ hãy dành thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn nhé. Đây cũng là cách giúp lượng sữa về nhiều hơn.

3.4. Đổi bên khi cho bé bú

Hãy cho bé bú cả hai bên ngực mẹ nhé. Bé ti hết bên ngực phải, mẹ hãy chuyển sang bên ti trái.

3.5. Tránh cho bé ăn dặm quá sớm

Nếu bé dưới 6 tháng thì sữa mẹ là tất cả những gì bé cần. Nước trái cây, sữa công thức, hay những món ăn khác đều không bằng sữa mẹ.

3.6. Tránh xa rượu và nicotine

Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích mẹ nhé
Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích mẹ nhé

Uống rượu và tiêu thụ nicotine không chỉ có hại trong thời gian mang thai mà còn cả sau khi mang thai. Rượu và nicotine làm hạn chế việc tiết sữa ở mẹ. Những chất này có thể đi vào cơ thể của bé thông qua sữa mẹ và gây ra những vấn đề không tốt cho sự phát triển của bé.

3.7. Kiểm tra thuốc mẹ đang dùng

Nếu mẹ đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ nếu thuốc này cản trở việc sản xuất sữa. Ngoài ra, các mẹ cũng tránh sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh nhé.

3.8. Luôn giữ tinh thần bình tĩnh, thoải mái

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính trong việc giảm sản xuất sữa. Vì vậy, các mẹ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái nhé. 

3.9. Sử dụng áo ngực phù hợp

Một chiếc áo ngực mang lại cảm giác chật chội có thể gây áp lực cho bầu ngực, ảnh hưởng đến dòng sữa. Mặc sai áo ngực có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

3.10. Massage ngực

Xoa bóp ngực có thể giúp các tuyến sữa lưu thông tốt hơn, làm mềm những khu vực mà mẹ cảm thấy có vón cục. Massage ngực không làm tăng lượng sữa nhưng giúp dòng sữa chảy dễ dàng hơn. Thậm chí, nó còn giúp giảm nguy cơ viêm vú.

3.11. Da kề da

Da kề da giúp cơ thể tiết ra hormone khiến sữa về nhiều hơn
Da kề da giúp cơ thể tiết ra hormone khiến sữa về nhiều hơn

Da bé kề với da mẹ khi cho bé bú có thể tăng kết nối giữa hai mẹ con và giải phóng nhiều hormone sản xuất sữa.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ trả lời câu hỏi “Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa”. Nếu sữa chưa về hoặc mẹ nghĩ là ít sữa thì mẹ hãy kiên trì chờ và cho bé ti thường xuyên nhé. Đồng thời bổ sung thêm những thực phẩm tốt, lành mạnh cho cơ thể.

Nguồn tham khảo: Bác sĩ khuyên mẹ ăn gì để nhiều sữa?

Sinh mổ có thể tác động lớn đến sức khoẻ và tinh thần của mẹ trong những tuần sau đó. Vì vậy, chăm sóc sau sinh mổ là điều cực kỳ quan trọng, không chỉ mẹ mà cả gia đình đều cần quan tâm. Để tăng tốc độ phục hồi cho mẹ, Góc của mẹ đã tổng hợp 29 tips sau đây. Mẹ và cả nhà hãy đọc và lưu lại ngay nhé.

1. Chăm sóc sau sinh mổ – chăm sóc thể chất

1.1. Trước khi rời bệnh viện

  • Trong vòng 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, mẹ cố gắng đi vệ sinh nhé. Điều này giúp bắt đầu quá trình chữa lành và cơ thể quen với việc di chuyển cùng vết mổ. Mẹ nhớ di chuyển chậm, chắc nhé.
  • Đi tiểu sau khi rút ống thông tiểu có thể gây đau cho mẹ. Mẹ hãy yêu cầu y tá giúp bạn để mọi việc dễ dàng hơn.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc đối phó với những cơn đau sau khi phẫu thuật. Nếu mẹ muốn dùng thuốc, hãy mua thuốc theo đơn và đọc kỹ những tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Còn nếu mẹ không muốn dùng thuốc, mẹ cũng hãy hỏi bác sĩ để có những lựa chọn thay thế an toàn khác.
  • Sau khi sinh, kích thước tử cung sẽ co và nhỏ dần về vị trí ban đầu. Điều này có thể khiến các chất dịch lỏng tử cung (sản dịch) chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Vì vậy, mẹ cần dùng băng vệ sinh để thấm được chúng. Không sử dụng tampon trong thời gian này.
  • Nhẹ nhàng đi dạo quanh phòng cũng có thể giúp cơ thể tăng tốc độ phục hồi.
Bên cạnh niềm vui gặp bé, mẹ nhớ chăm sóc sau sinh mổ cẩn thận nhé
Bên cạnh niềm vui gặp bé, mẹ nhớ chăm sóc sau sinh mổ cẩn thận nhé

1.2. Sau khi về nhà

  • Các mẹ tránh vận động nhiều, nâng bất cứ thứ gì nặng  sau khi sinh mổ
  • Nếu sản dịch có dấu hiệu bất thường (mùi hôi) hoặc mẹ thấy căng tức, đau vùng hạ vị, sốt nhẹ thì có thể mẹ bị bế sản dịch sau sinh. Mẹ cần đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
  • Mẹ nhớ đủ nước và ăn các thực phẩm lành mạnh để khôi phục năng lượng, ngăn ngừa táo bón
  • Luôn theo dõi tình trạng sức khoẻ. Nếu có những biểu hiện khác thường như sốt, đau,.. mẹ nên gọi bác sĩ và đến bệnh viện để theo dõi.

2. Những điều nên tránh sau khi sinh mổ

  • Quan hệ tình dục, cho đến thời điểm an toàn, cơ thể phục hồi hoàn toàn
  • Sử dụng tampon hoặc thụt rửa
  • Dùng bể bơi công cộng hoặc bồn tắm nước nóng
  • Nâng vật nặng
  • Liên tục sử dụng cầu tháng
  • Tập thể dục

3. Chăm sóc sức khoẻ sau sinh mổ – chăm sóc cảm xúc

  • Dành thời gian hàng ngày để gắn kết với em bé
  • Chia sẻ cảm xúc với chồng, người thân, bạn bè, nhất là những cảm xúc tiêu cực
  • Yêu cầu giúp đỡ
  • Đọc sách, nghe nhạc, xem phim,… bất kỳ hoạt động nào giúp mẹ cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn

4. 9 mẹo giúp mẹ phục hồi nhanh hơn

4.1. Nghỉ ngơi nhiều

Nghỉ ngơi rất quan trọng để cơ thể mẹ phục hồi sau sinh mổ. Tuy nhiên, đối với nhiều người lần đầu làm cha mẹ, nghỉ ngơi là gần như không thể với một em bé mới sinh trong nhà. Bé mới sinh có thể chỉ ngủ 1 hoặc 2 giờ mỗi lần. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng ngủ khi em bé ngủ, hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân để có thể chợp mắt.

Nhiều mẹ bỏ giấc ngủ để dọn bát đĩa hoặc dọn nhà cửa sạch sẽ. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ. Do đó, sau khi sinh mổ, mẹ nên cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

4.2. Yêu cầu giúp đỡ

Mẹ có thể nhờ bố để hỗ trợ chăm bé
Mẹ có thể nhờ bố để hỗ trợ chăm bé

Cơ thể mẹ mới sinh mổ xong còn rất yếu, có nhiều việc không thể tự làm một mình được. Vì vậy, mẹ hãy yêu cầu giúp đỡ từ bố hoặc người thân nhé. 

4.3. Điều khiển cảm xúc của bản thân

Nhiều mẹ sau khi sinh xong (sinh thường và sinh mổ) đều có những trạng thái cảm xúc khác nhau, và thường là cảm xúc không được tích cực cho lắm. Thay vì bỏ qua những cảm xúc tiêu này, mẹ hãy điều khiển để chuyển cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Giải quyết triệt để những cảm xúc tiêu đó. Bởi nếu để lâu, chúng sẽ tích tụ lại và dễ lớn dần lên. Có quá nhiều cảm xúc tiêu cực tích tụ bên trong có thể khiến các mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.

Do đó, các mẹ hãy chủ động giải toả những cảm xúc tiêu cực này nhé. Mẹ có thể nói chuyện tâm sự với chồng, người thân hoặc bạn bè. Hoặc mẹ cũng có thể lựa chọn cách viết ra cảm xúc của mình. Có nhiều cách để giải toả tâm lý, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

4.4. Đi bộ thường xuyên

Đi bộ nhẹ nhàng, thường xuyên có thể giúp mẹ giữ dáng và duy trì sức khoẻ tinh thần. Đi bộ cũng làm giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề về tim mạch.

4.5. Kiểm soát cơn đau

Mẹ không cần thiết phải chịu đựng cơn đau một mình. Thay vào đó, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn. Có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng những cách giảm đau khác.

4.6. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Một số bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ  tự đo nhiệt độ sau mỗi 24 giờ để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ phải chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sưng, đau dữ dội, hoặc thấy ớn lạnh. Liên lạc với bác sĩ hoặc bệnh viện ngay nếu những triệu chứng này xuất hiện, các mẹ nhé

4.7. Chống táo bón

Ăn nhiều rau, củ, quả giúp mẹ ngăn ngừa táo bón
Ăn nhiều rau, củ, quả giúp mẹ ngăn ngừa táo bón

Sự kết hợp của việc thay đổi nội tiết tố, cơ bụng yếu hơn và nằm nhiều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón nặng có thể gây đau đớn và làm tổn thương vết mổ. Các mẹ nhớ uống nhiều nước. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây và rau quả, có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

4.8. Nhờ người nhà cho bé bú

Những mẹ sinh mổ có thể gặp khó khăn khi cho bé bú. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo những lưu ý cho bé bú đúng cách. Hoặc có thể nhờ người nhà giúp đỡ để bé bú thuận tiện hơn.

4.9. Yêu cầu giúp đỡ 

Một số mẹ bị đau về lâu dài sau khi sinh mổ. Nhiều mẹ thấy cơ thể yếu hơn, không tự chủ được khi đi vệ sinh hoặc bị trầm cảm. Đây là những vấn đề phổ biến, các mẹ không nên cảm thấy xấu hổ nếu gặp những điều này. Những vấn đề này đều có thể giải quyết. Quan trọng là các mẹ hãy yêu cầu sự giúp đỡ và chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

5. Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ

Sau khi mổ và về nhà, mẹ nên gọi bác sĩ hoặc vào viện ngay nếu có những triệu chứng sau:

  • Tử cung co thắt dữ dội
  • Khó đi tiểu
  • Đau đầu thường xuyên
  • Cảm thấy lo lắng, buồn bã,… trầm cảm
  • Chảy quá nhiều máu
  • Có dấu hiệu cho thấy vết mổ bị vỡ: chảy máu, máu rỉ ra từ vết mổ
  • Đau bắp chân dữ dội, kèm theo sưng và tê ở bàn chân
  • Khó thở

6. Tổng kết

Chăm sóc sau sinh mổ đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn và mạnh mẽ để vượt lên những cảm giác đau đớn, khó chịu ban đầu. Bởi sức khoẻ của mẹ vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết giúp mẹ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân tốt hơn.

Nguồn tham khảo

Mayo Clinic Guide To A Healthy Pregnancy Harms, Roger W., M.D., et al, Chapter 12.

Planning Your Pregnancy and Birth Third Ed. The American College of Obstetricians and Gynecologists, Ch. 9.

Mẹ biết những gì về chăm sóc sức khoẻ sau sinh? Làm thế nào khi cơ thể mẹ đang yếu ớt, mệt mỏi? Có cách nào để nhanh chóng vượt qua khoảng thời gian sau sinh này? Cùng Góc của mẹ giải đáp và hiểu rõ hơn về chăm sóc sức khoẻ sau sinh, mẹ nhé.

1.Sản dịch sau sinh

Sau khi sinh, tử cung sẽ co dần về vị trí và kích thước ban đầu. Đồng thời những chất dịch lỏng trong tử cung – sản dịch sẽ chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Sản dịch thường là phần còn lại của nước ối, dịch từ vết thương ở cổ tử cung, ẩm đạo lúc sinh nở tạo ra. Mẹ nhớ dùng băng vệ sinh sau sinh để thấm hút được lượng sản dịch này. 

Ngoài ra, nếu mẹ thấy sản dịch có mùi hôi, đau vùng bụng hoặc sốt nhẹ thì có thể mẹ bị bế sản dịch sau sinh. Nguyên nhân có thể do còn sót nhau, tử cung co hồi chậm hoặc ít vận động sau sinh. Do đó, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ hãy đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé.

Ngoài ra, nếu mẹ thấy sản dịch có mùi hôi, đau vùng bụng hoặc sốt nhẹ thì có thể mẹ bị bế sản dịch sau sinh.
Ngoài ra, nếu mẹ thấy sản dịch có mùi hôi, đau vùng bụng hoặc sốt nhẹ thì có thể mẹ bị bế sản dịch sau sinh.

Để phòng ngừa bế sản dịch, mẹ nhớ vệ sinh hợp lý và đúng cách. Vận động nhẹ nhàng, tránh nằm nhiều, giúp đẩy sản dịch ra nhanh. Cho bé bú càng sớm càng tốt. Bởi cho bé bú giúp kích thích tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài.

2.Chăm sóc sức khoẻ sau sinh – chăm sóc vùng kín

Những mẹ sinh thường có thể bị rạch hoặc cắt tầng sinh môn trong khi sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại và những vết khâu này có thể gây khó chịu cho mẹ. Ngay cả khi không có vết khâu, khu vực xung quanh âm đạo cũng có thể sưng hoặc bầm tím. Vì vậy, để giúp vùng kín nhanh lành và giảm bớt sự khó chịu này, mẹ có thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ với dung dịch vệ sinh
  • Tránh thụt rửa, dùng sản phẩm vệ sinh có thành phần không an toàn
  • Trong vài ngày đầu, mẹ có thể dùng túi đá để chườm, giúp giảm sưng
  • Tập đi lại hàng ngày để máu lưu thông tốt hơn
  • Thực hiện bài tập Kegel giúp tăng lưu lượng máu, từ đó tăng tốc độ chữa lành vùng kín

3.Căng tức ngực

Sau khi sinh, một số mẹ có sữa về nhiều, trong khi bé ti không hết. Từ đó có thể khiến mẹ cảm thấy ngực căng tức, khó chịu. Mẹ có thể tham khảo bài viết này để giảm tình trạng căng tức ở ngực trong thời kỳ cho bé bú nhé.

4.Mất nước

Các mẹ đừng ngạc nhiên nếu đổ nhiều mồ hôi trong vài ngày, đặc biệt vào ban đêm. Mẹ cũng có thể đi tiểu thường xuyên trong những ngày này. Lượng máu tăng lên trong thai kỳ khiến cơ thể phải điều chỉnh lại, loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa để mọi thứ trở lại bình thường.

Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mẹ nhé
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mẹ nhé

5.Thời gian đi vệ sinh

Lần đầu đi vệ sinh sau khi sinh có thể không dễ dàng với nhiều mẹ. Ruột và dạ dày của mẹ đã quen với trọng lượng nặng của tử cung. Sau khi sinh xong, cơ thể cần thời gian để dần thích nghi. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc để phòng ngừa táo bón nhé.

6.Tử cung co lại

Mất 38 tuần để tử cung phát triển thành kích thước lớn như một quả dưa hấu. Trong khi đó chỉ trong 6 tuần, nó sẽ trở về kích thước ban đầu, ví như quả lê. Khi tử cung co lại có thể tạo ra những cơn co thắt nhé. Sự thay đổi và phục hồi này có thể khiến nhiều mẹ thấy hơi khó chịu.

7.Cảm xúc mong manh, nhạy cảm

Mẹ sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, đặc biệt sau khi sinh. Những cảm xúc này gồm cả cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực. Để tránh trầm cảm sau sinh, mẹ cần hiểu và biết cách giải toả những cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn tâm sự với chồng/ người thân hoặc viết ra những cảm xúc tiêu cực đó. 

Bên cạnh đó, mẹ hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác nhé. Sau sinh cơ thể mẹ vẫn yếu nên đừng tự làm việc gì một mình nếu mẹ không thể tự làm được.

8.Tắm với thảo dược

Tắm với thảo dược (vỏ cam, quýt, bưởi,…) cũng tăng tốc độ chữa lành cho cơ thể. Mẹ có thể chuẩn bị những thứ này trước khi sinh, phơi khô rồi cho sẵn vào túi hoặc mua sẵn. Mẹ nhớ kiểm tra nguồn gốc trước khi mua nhé.

9.Giảm cân

Đối với hầu hết phụ nữ, quá trình làm săn chắc cơ bụng và giảm cân khi mang thai cần có thời gian. Trong những tuần đầu sau sinh, mẹ hãy tập trung vào việc giữ gìn sức khỏe hơn là giảm cân. Ăn thức ăn bổ dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và dần dần tập thể dục. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc đi bộ nhẹ nhàng.

Mẹ đừng vội vàng giảm cân ngay, hãy để cơ thể phục hồi trước nhé
Mẹ đừng vội vàng giảm cân ngay, hãy để cơ thể phục hồi trước nhé

10.Gọi cho bác sĩ nếu cần

Khi gặp những dấu hiệu sau, mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ và đến bệnh viện để thăm khám nhé:

  • Đau bụng dữ dội, sốt
  • Gặp vấn đề khi đi vệ sinh
  • Vết khâu trở nên cực kỳ đau
  • Dịch âm đạo đột nhiên đỏ hơn, nhiều hơn, mùi khó chịu, có những cục máu đông lớn
  • Sốt hoặc có triệu chứng giống cúm
  • Chóng mắt hoặc ngất xỉu ngay cả khi mẹ đã nghỉ ngơi

Chăm sóc bà bầu sau sinh đúng cách là khi bố mẹ hiểu rõ những điều sau. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu những thông tin dưới đây để giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh nhé.

1. Chăm sóc bà bầu sau sinh – Chủ động phục hồi sức khoẻ

Thời kỳ hậu sản bắt đầu sau khi sinh em bé và kết thúc khi cơ thể mẹ gần như trở lại trạng thái trước khi mang thai. Thời gian này thường kéo dài từ 6 – 8 tuần. Thời kỳ hậu sản liên quan đến việc mẹ phục hồi cơ thể thông qua nhiều thay đổi, cả về cảm xúc và thể chất. Đồng thời mẹ học cách đối phó với tất cả những thay đổi và điều chỉnh cần thiết khi trở thành một người mẹ. 

Giai đoạn này cũng liên quan đến việc cha mẹ học cách chăm sóc trẻ sơ sinh và thói quen sinh hoạt khi nhà có thêm thành viên mới. Mẹ cần chăm sóc bản thân tốt để nhanh phục hồi và xây dựng lại sức khoẻ.

Trong tinh thần chủ động phục hồi sức khoẻ, mẹ sẽ biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì. Để từ đó cơ thể mẹ sẽ nhanh chóng trở về như trước khi mang thai.

2. Nghỉ ngơi

Cha mẹ đều biết rằng trẻ sơ sinh có đồng hồ sinh học khác với người lớn. Điển hình là bé sơ sinh có thể thức dậy khoảng 3 giờ một lần và cần được cho ăn, thay tã và dỗ dành. Đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng, mẹ có thể trở nên choáng ngợp vì kiệt sức. 

Dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khoẻ
Dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khoẻ

Mặc dù mẹ có thể không ngủ đủ 8 tiếng/ ngày trong vài tháng, nhưng những gợi ý sau đây có thể hữu ích, giúp mẹ có thêm một số cách nghỉ ngơi:

  • Trong vài tuần đầu tiên, mẹ chỉ cần cho con bú và chăm sóc bản thân. Những việc khác hãy để người nhà làm, mẹ nhé
  • Ngủ khi bé ngủ. Có thể chỉ là nghỉ ngơi một vài phút vài lần một ngày, nhưng mẹ sẽ quen và ngủ nhiều dần lên.
  • Tiết kiệm thời gian bằng cách chuẩn bị sẵn đồ, sắp xếp đồ đạc hợp lý. Chẳng hạn mẹ để giường của bé gần bạn để dễ dàng cho bé ăn vào ban đêm.
  • Ra ngoài vài phút mỗi ngày. Mẹ có thể bắt đầu đi bộ và thực hiện các bài tập sau sinh, theo lời khuyên của bác sĩ
  • Sau 2 đến 3 tuần sau sinh, mẹ có thể vắt sữa ra bình sữa và cho bé bú bình. Bằng cách này, bố/ người nhà có thể cho bé ăn. Và mẹ có thể có một thời gian để ngủ.

3. Dinh dưỡng

Cơ thể của mẹ đã trải qua nhiều thay đổi trong khi mang thai, cũng như với sự ra đời của em bé. Vì vậy nên mẹ cần phải chữa lành và phục hồi sau khi mang thai và sinh nở. Ngoài việc nghỉ ngơi, tất cả các mẹ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và phục hồi.

Cân nặng tăng trong thai kỳ giúp cơ thể có đà cho sự phục hồi của mẹ và cho con bú. Sau khi sinh, tất cả các mẹ cần ăn uống tốt để có thể khỏe mạnh, nhiều năng lượng và có thể chăm sóc em bé.

Dù cho con bú bằng sữa mẹ hay sữa công thức, tất cả các mẹ đều cần ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Hầu hết các chuyên gia về cho con bú khuyên rằng các mẹ cho con bú nên ăn khi đói. Nhưng nhiều mẹ có thể mệt mỏi hoặc bận rộn đến nỗi bỏ ăn, ăn không đúng bữa hoặc ăn không đủ. Vì vậy, điều cần thiết các mẹ nên làm là lập kế hoạch cho các bữa ăn đơn giản và lành mạnh với 5 nhóm thực phẩm sau đây.

Điều cần thiết các mẹ nên làm là lập kế hoạch cho các bữa ăn đơn giản và lành mạnh
Điều cần thiết các mẹ nên làm là lập kế hoạch cho các bữa ăn đơn giản và lành mạnh

3.1. 5 nhóm thực phẩm quan trọng

1 – Ngũ cốc

Bao gồm những thực phẩm làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, gạo lứt,…

2 – Rau

Mẹ hãy chọn và thay đổi nhiều loại rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày nhé: rau màu xanh đậm, các loại củ, đậu,…

3 – Trái cây

Trái cây tươi có nguồn vitamin dồi dào giúp cung cấp cho dưỡng chất cho cơ thể. Bổ sung đa dạng các loại trái cây tươi, dạng cắt, xay, ép,…

4 – Sản phẩm bơ sữa

Bổ sung các sản phẩm bơ sữa tách béo, ít đường hoặc những sản phẩm có nhiều canxi

5 – Protein

Mẹ hãy chọn thịt nạc, cá, hải sản hoặc các loại hạt để cung cấp đủ protein cho cơ thể nhé. Dầu thực vật cũng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, mẹ cũng có thể đưa vào chế độ ăn uống. 

3.2. Tập thể dục và giảm cân đúng cách

1 – Tập thể dục

Tập thể dục đúng cách giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn, mẹ sẽ thấy sảng khoái hơn, xua đi những cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, cũng giúp mẹ về dáng nhanh hơn. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức tập thể dục theo tình trạng sức khoẻ các mẹ nhé. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt với mẹ nào sinh mổ.

Tập thể dục cũng là cách giúp mẹ nhanh hồi phục hơn
Tập thể dục cũng là cách giúp mẹ nhanh hồi phục hơn

2 – Giảm cân

Nhiều mẹ muốn giảm cân nhanh sau khi sinh nên mẹ chọn chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và em bé nếu mẹ đang cho con bú. Có thể mất vài tháng để người mẹ giảm được số cân tăng khi mang thai. Vì vậy, mẹ hãy chọn cách giảm cân lành mạnh, giảm từ từ để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Mẹ có thể cắt bỏ đồ ăn nhẹ nhiều chất béo và tập trung vào chế độ ăn với nhiều rau và trái cây tươi, cân bằng với protein và carbohydrate. Kết hợp ăn uống lành mạnh với tập thể dục đều đặn.

4. Yêu cầu sự giúp đỡ

Yêu cầu sự giúp đỡ có vẻ không liên quan lắm đến chăm sóc bà bầu sau sinh. Nhưng thực ra đây là một trong những điều quan trọng giúp mẹ phục hồi sức khoẻ nhanh hơn. Bởi sinh em bé xong, có rất nhiều việc phải làm. Cho bé bú, dỗ dành bé, giặt tã, quần áo, tắm cho bé,… Chưa kể đến lúc bé quấy khóc, đồng hồ sinh học của bé khác với người lớn,… Bên cạnh đó, việc nhà cửa cũng là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Do đó, mẹ có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người nhà để bản thân có thời gian chăm sóc bé và chăm sóc bản thân tốt nhất.

Mẹ hãy bố, người nhà cũng chăm sóc em bé nhé
Mẹ hãy bố, người nhà cũng chăm sóc em bé nhé

Mẹ có thể thuê người giúp việc theo giờ hoặc tại nhà để dọn dẹp nhà cửa. Hoặc nếu mẹ không thể tự cho bé bú được thì có thể nhờ sự giúp đỡ từ bố hoặc người thân.

Giải toả cảm xúc:

Tình trạng có quá nhiều việc mẹ phải làm, không có thời gian nghỉ ngơi, thiếu ngủ, bé quấy khóc, không có ai giúp cùng có thể khiến mẹ mệt mỏi, có nhiều cảm xúc tiêu cực. Mẹ mới sinh rất dễ xúc động, nhạy cảm. Vì vậy, giao tiếp rất quan trọng trong việc ngăn chặn cảm xúc tiêu cực này. Mẹ đừng ngại ngần nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Đồng thời giải toả những cảm xúc tiêu cực bên trong các mẹ nhé.

Để giúp mẹ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, mẹ đọc 29 tips mà Góc của mẹ đã tổng hợp tại đây nhé!

Trên đây là 4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn. Không những quan tâm đến sức khoẻ thể chất mà cả về sức khoẻ về tinh thần. Do đó, mẹ và cả nhà đừng bỏ qua điều này nhé.

Đối với những ai lần đầu làm mẹ, cho trẻ sơ sinh bú những lần đầu có thể gặp đôi chút khó khăn, gượng gạo. Làm mẹ là bản năng nhưng cũng có những kỹ năng cần học và thực hành. Hiểu được điều này, Góc của mẹ đã tổng hợp về các cách cho bé bú đúng cách. Cùng với 3 mẹo và những lời khuyên cho mẹ, giúp các mẹ cho con bú tự tin và dễ dàng hơn. Cùng đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Làm thế nào để cho con bú đúng cách?

Làm thế nào để cho con bú đúng cách?
Làm thế nào để cho con bú đúng cách?

Để bắt đầu tập cho trẻ sơ sinh bú mẹ thành công, mẹ có thể làm theo những chỉ dẫn dưới đây nhé. Đây là cơ sở để mẹ cho con bú hiệu quả mà không cảm thấy khó chịu.  Sau đây là một số mẹo để bé ngậm vú dễ dàng hơn cho mẹ:

  • Một tay mẹ ôm vú và một tay đỡ lưng bé. Mẹ đưa bé (không chỉ đầu mà cả cơ thể bé) lại gần đủ để bé có thể dễ dàng tiếp cận với núm vú.
  • Mẹ dùng núm vú cù vào môi trên của bé cho đến khi bé há to miệng.
  • Để cho trẻ sơ sinh bú đúng cách, mẹ đưa bé ngậm núm vú. Cằm của bé phải chạm vào vú trước. Bé sẽ ngậm vào nhiều mô vú bên dưới núm vú hơn là ở trên.
  • Môi của bé phải hoàn toàn gấp mép và phải ngậm quanh quầng vú của mẹ.
  • Trong lúc cho bé sơ sinh bú mẹ, mẹ đỡ bé bằng gối để mẹ không phải khom lưng.
  • Mẹ chú ý không để bất cứ thứ gì cản mũi bé nhé.

2. Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?

Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?
Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?

Dưới đây là một vài mẹo để mẹ biết bé đã ngậm vú và mẹ có thể cho con bú đúng cách rồi.

  • Môi bé bị lệch ra ngoài một chút, như “môi cá” vậy
  • Cằm của bé chạm vào vú mẹ
  • Tai của bé cử động trong lúc mẹ cho con bú
  • Bé ngậm sâu vào vú mẹ
  • Khi kéo môi dưới của bé xuống, mẹ có thể nhìn thấy lưỡi của bé
  • Mẹ có thể nghe và thấy bé nuốt

Mẹ sẽ biết chắc chắn bé đã ngậm vú đúng cách khi mẹ không cảm thấy bị đau. Bé cũng hút sữa từ vú mẹ tốt hơn.

3. 3 mẹo giúp mẹ cho con bú dễ dàng hơn

Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách. Cách mẹ nâng vú trong quá trình cho bé bú cũng rất quan trọng. Bật mí cho mẹ 3 mẹo giúp bé có thể ngậm vú dễ dàng và tốt hơn.

Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách
Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách

3.1. Cách cho bé bú: U Hold

Mẹ đặt tay lên lồng ngực bên dưới vú và dùng tay ôm lấy bầu ngực. Sao cho ngón tay cái của mẹ ở bên ngoài và các ngón tay còn lại ở bên trong. Bàn tay của mẹ sẽ giống hình chữ “U”. Với bầu ngực trong không gian trong chữ U.

3.2. Cách cho bé bú: C Hold

Để cho con bú đúng cách, vòng bàn tay của mẹ quanh một bên vú. Ngón tay cái ở trên cùng và các ngón tay còn lại đan vào nhau ở bên dưới. Các ngón tay và ngón cái của mẹ tạo thành hình chữ C. Mẹ nhớ đảm bảo các ngón tay và ngón cái của mẹ không quá gần núm vú. Như vậy lúc mẹ cho con bú, bé sẽ ngậm vú dễ dàng hơn.

3.3. Giữ hoặc trượt tay theo hình chữ C

Đối với các bé gặp khó khăn trong quá trình ngậm vú hoặc không ngậm được sâu, mẹ hãy đặt bàn tay theo vị trí hình chữ C. Sau đó ấn ngón tay cái xuống mô vú và kéo nó lên sao cho núm vú của mẹ hướng lên trên. Khi cho bé ngậm vú, hãy đặt miệng bé vào phía dưới bầu vú rồi cuộn núm vú vào miệng bé.

4. 5 tư thế cho trẻ sơ sinh bú tốt nhất

4.1. Tư thế cho con bú: Cradle hold

Mẹ bế bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Đầu và người bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ. Tay còn lại mẹ đặt lên bầu ngực, nhẹ nhàng để đầu ti chạm vào hướng phía mũi của bé. Khi đó bé sẽ tiếp xúc với ti và bú.

Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách với tư thế cradle hold
Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách với tư thế cradle hold

4.2. Tư thế cho con bú: Crossover hold

Để cho con bú, mẹ giữ đầu bé bằng cánh tay đối diện, nâng bé (nghĩa là nếu bé bú ti bên phải, mẹ hãy giữ đầu bằng tay trái). Đặt cổ tay của mẹ giữa hai bả vai của bé. Ngón tay cái của mẹ đặt sau một tai, các ngón tay khác đặt sau tai kia. 

Ngược lại với crade hold là tư thế crossover hold
Ngược lại với crade hold là tư thế crossover hold

4.3. Cách cho trẻ sơ sinh bú: Football hold

Đây là tư thế cho bé bú thích hợp với các mẹ:

  • Vừa sinh mổ, muốn tránh đặt em bé lên bụng mẹ
  • Ngực mẹ lớn
  • Em bé sinh ra còn nhỏ hoặc sinh non
  • Sinh đôi

Mẹ đặt em bé bên cạnh, người và bàn chân bé nằm gọn dưới cánh tay mẹ. Đầu bé được giữ trong tay của mẹ. Cánh tay mẹ có thể đặt trên gối. 

Tư thế này mẹ có thể dùng cả cho sinh đôi
Tư thế này mẹ có thể dùng cả cho sinh đôi

4.4. Cách cho trẻ sơ sinh bú: Laid-back hold

Vị trí này đặc biệt phù hợp với những mẹ có bầu ngực nhỏ hay những bé sơ sinh có bụng nhạy cảm/ hay bị đầy hơi. Mẹ dựa lưng vào giường/ ghế, có thể dùng gối để đặt vào sau lưng. Mẹ đặt bé tựa vào người và chạm được tới núm ti. Bé có thể tự ngậm ti ở vị trí này. Hoặc mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách hướng núm ti về phía miệng bé. Khi bé đã ti, mẹ không cần làm gì nhiều ngoài việc nằm và thư giãn. Đây cũng là cách cho trẻ sơ sinh bú nằm hiệu quả cho mẹ.

Laid-back hold – một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú
Laid-back hold – một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú

4.5. Tư thế cho bé bú: Nằm nghiêng

Đây là tư thế tốt khi mẹ cho bé bú vào giữa đêm. Cả mẹ và bé đều nằm nghiêng, quay mặt về nhau. Miệng của bé chạm vào được núm ti. 

Tư thế nằm nghiêng phù hợp khi mẹ cho bé ti ban đêm
Tư thế nằm nghiêng phù hợp khi mẹ cho bé ti ban đêm

5. Tư thế cho bé bú mẹ cần tránh

Nếu mẹ đặt bé bú không đúng cách, ngực của mẹ có thể không được kích thích để sản xuất nhiều sữa hơn. Và ngay từ đầu bé có thể không nhận được đủ sữa mẹ. Điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn nữa. 

Dưới đây là một số tư thế cho con bú các mẹ cần tránh:

  • Mẹ còng lưng để cho con bú: Một số mẹ thường không để ý và có thể còng lưng xuống để cho bé bú, cố gắng nhét đầu ti vào miệng bé. Thay vào đó, mẹ hãy giữ thẳng lưng và đưa bé lên gần với bầu ngực.
  • Cơ thể và đầu của bé ở các hướng khác nhau: Tư thế cho con bú đúng cách là cơ thể và đầu bé ở cùng một hướng. Các mẹ nên tránh đầu bé hướng về ngực còn cơ thể bé hướng về một hướng khác. 
  • Cơ thể của bé ở xa núm vú: Nếu ở xa, bé có thể sẽ kéo núm vú của mẹ trong khi bú. Mẹ có thể bị đau khi bé làm vậy. Và bé cũng có thể thấy không thoải mái.

6. Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú

Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú
Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú

6.1. Kiểm tra ti mẹ có chặn mũi bé không

Mẹ có thể kiểm tra xem mũi bé có bị chặn không bằng cách ấn nhẹ bầu ngực để di chuyển ngực ra khỏi mũi bé. Nâng cao đầu em bé lên một chút cũng có thể giúp bé thở dễ hơn trong lúc mẹ cho con bú.

6.2. Cách bỏ ti ra khỏi miệng bé

Việc rút ti ra khỏi miệng bé đột ngột có thể gây tổn thương cho núm ti của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy ấn ti gần miệng bé hoặc nhẹ nhàng đưa ngón tay vào khoé miệng bé, rồi rút ra từ từ.

6.3. Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp

Nhiều mẹ có thể gặp một số vấn đề khi cho bé bú. Dưới đây là giải pháp và cách khắc phục những vấn đề phổ biến nhất khi cho con bú.

6.3.1. Khí

Nhiều trẻ sơ sinh nuốt phải không khí trong bú. Điều này có thể dẫn đến khó chịu và đau bụng cho bé. Nhưng những em bé ngậm ti đúng cách sẽ nuốt ít không khí trong quá trình bú. Vì vậy, các mẹ hãy để ý tư thế cho bé bú và cách bé ngậm đầu ti nhé.

6.3.2. Trớ khi bú

Nếu bé hay bị trớ khi bú, mẹ hãy thử cho bé ti ở vị trí thẳng đứng hơn một chút. Tức là đầu của bé cao hơn một chút so với toàn bộ cơ thể. Nếu bé ngủ thiếp đi sau khi bú, mẹ có thể để một chiếc gối/ chăn mỏng để bé nằm nghiêng một chút.

6.3.3. Đầu núm ti thụt vào trong

Nếu núm ti của mẹ thụt vào trong có thể khiến bé khó ngậm hơn. Mẹ có thể dùng tay, kẹp lấy phần bầu vú để bé dễ ngậm hơn. 

Cho bé bú thường xuyên và để ý cách cho bé bú
Cho bé bú thường xuyên và để ý cách cho bé bú

Trên đây là những thông tin về cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách và những lưu ý cho mẹ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để chăm bé tốt hơn.

Mẹ đọc thêm những thông tin cho bé bú hiệu quả nhé:

Mẹo cho bé bú bình đúng cách nhất

Mẹo chọn bình sữa chống sặc cho bé sơ sinh

Nguồn tham khảo

What to Expect The First Year, 3rd Edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

WhatToExpect.com, Breastfeeding: Basics and Tips for Nursing Your Baby, June 2018.

American Academy of Pediatrics, Positions for Breastfeeding, September 2011.

Mayo Clinic, Breastfeeding Positions, April 2018.

UpToDate, Patient education: Breastfeeding guide (beyond the basics), April 2018

Với những ai lần đầu làm mẹ, gần đến ngày sinh các mẹ khá lo lắng và bỡ ngỡ không biết mình sẽ gặp những dấu hiệu sắp sinh nào. Liệu có đúng đến ngày dự sinh thì những dấu hiệu này mới có? Hay có trước đó vài ngày, vài tuần? Để các mẹ chủ động nhận biết những dấu hiệu sắp sinh chuẩn cũng như chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công, Góc của mẹ đã tổng hợp 10 dấu hiệu sau. Đọc ngay bài viết này các mẹ nhé!

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình sinh nở bắt đầu bằng các cơn co tử cung và kết thúc bằng việc em bé được sinh ra.

1.1. Dấu hiệu trước khi chuyển dạ – xuất hiện khoảng một vài tuần

1.1.1. Thai nhi di chuyển xuống phía dưới trong phần khung chậu

Với những mẹ sinh lần đầu, em bé có thể di chuyển dần xuống phía dưới trong phần khung chậu để chuẩn bị chui ra ngoài. Hay các mẹ có thể thấy bụng bầu tụt xuống/ sa xuống. Điều này xảy ra vào khoảng một vài tuần (2-4 tuần) trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Bụng bầu tụt xuống/ sa xuống là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Bụng bầu tụt xuống/ sa xuống là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên

1.1.2. Cổ tử cung giãn ra

Để chuẩn bị sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn mở ra trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi sinh. Khi đi khám thai hoặc siêu âm thai, bác sĩ cũng có thể kiểm tra và theo dõi được sự giãn nở của cổ tử cung. Trước khi chuyển dạ, cổ tử cung dài khoảng 3,5 – 4cm. Khi nó giãn hoàn toàn cho quá trình chuyển dạ là khoảng 10 cm. Khi chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt giúp mở cổ tung.

1.1.3. Chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Các mẹ có thể thấy chuột rút và đau lưng phần dưới nhiều hơn khi chuyển dạ gần kề. Các cơ và khớp đang căng ra để các mẹ chuẩn bị vượt cạn.

1.1.4. Các khớp cảm giác “lỏng lẻo” hơn

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin làm dây chằng lỏng hơn so với thông thường. Trước khi chuyển dạ, các mẹ có thể cảm thấy các khớp khắp cơ thể “lỏng lẻo” hơn, thư giãn hơn. Đây là cách tự nhiên giúp mở xương chậu để em bé chui ra ngoài.

1.1.5. Bị tiêu chảy

Giống như các cơ trong tử cung đang thư giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở, các cơ khác trong cơ thể cũng vậy. Bao gồm cả các cơ trong trực tràng. Và điều này có thể dẫn đến tiêu chảy. Triệu chứng chuyển dạ nhỏ này bạn có thể gặp phải vào những thời điểm khác trong thai kỳ. Mặc dù khó chịu, nhưng nó hoàn toàn bình thường các mẹ nhé.

Gần đến ngày sinh, mẹ sẽ thấy mỏi lưng và chuột rút nhiều hơn
Gần đến ngày sinh, mẹ sẽ thấy mỏi lưng và chuột rút nhiều hơn

1.1.6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân

Tăng cân thường giảm dần vào cuối thai kỳ. Một số mẹ bầu thậm chí còn giảm một vài cân. Điều này là bình thường và sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé. 

1.1.7. Có bản năng làm tổ

Đây là lúc các mẹ muốn sắp xếp mọi thứ trong nhà để sẵn sàng cho sự chào đời của em bé. Các mẹ có thể muốn nấu ăn hoặc chuẩn bị quần áo cho em bé. Các mẹ nhớ đừng làm quá sức nhé, cần giữ sức để chuyển dạ và sinh.

1.2. Dấu hiệu chuyển dạ sớm – xuất hiện khoảng một vài giờ/ vài ngày

1.2.1. Có dịch nhầy màu nâu hoặc hơi đỏ

Trong những ngày trước khi chuyển dạ, các mẹ có thể sẽ thấy dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn, đặc hơn. Bởi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung, ngăn ngừa viêm nhiễm sẽ bong ra trong tử cung. Nút nhầy bong ra có thể lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này thường được gọi là “máu báo sắp sinh”.

1.2.2. Các cơn co thắt mạnh hơn, thường xuyên hơn

Các cơn co thắt là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ. Các mẹ có thể từng trải nghiệm các cơn co thắt Braxton Hicks (chuyển dạ giả) trong nhiều tuần và thậm chí vài tháng trước khi sinh. Mẹ sẽ cảm thấy như các cơ trong tử cung đang thắt chặt lại để chuẩn bị cho thời điểm quan trọng: đẩy em bé ra. Những cơn co thắt sẽ khiến mẹ cảm thấy khá đau điếng, nhưng có những cách giảm đau tự nhiên khi chuyển dạ mẹ có thể áp dụng. 

Làm thế nào để nhận ra sự khác biệt giữa các cơn co thắt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả? Xem ngay bảng này các mẹ nhé
Làm thế nào để nhận ra sự khác biệt giữa các cơn co thắt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả? Xem ngay bảng này các mẹ nhé

Đây là dấu hiệu sắp sinh mà hầu hết các mẹ bầu đều trải qua. Thời gian vỡ ối của mỗi mẹ là khác nhau. Sự chuyển dạ có thể kéo dài vài giờ trước khi sinh.

2. Lúc nào nên gọi bác sĩ khi có dấu hiệu sắp sinh?

Nếu các mẹ thấy các cơn co thắt trở nên nhất quán, đau hơn, lâu hơn (kéo dài khoảng 30 – 70 giây) thì nên gọi bác sĩ/ chuẩn bị vào viện để sinh. Với những mẹ bầu nghĩ rằng có thể đang chuyển dạ nhưng không chắc chắn, hãy gọi điện thoại trước cho bác sĩ. 

Các mẹ phải gọi bác sĩ/ vào viện ngay nếu:

  • Chảy máu bất thường: máu đỏ tươi, không phải ra dịch nhầy màu nâu/ hồng
  • Vỡ nước ối. Đặc biệt nước ối trông có màu xanh/ nâu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có phân su của bé. Nó có thể nguy hiểm nếu bé ăn phải trong khi sinh.
  • Mẹ bầu thấy hoa mắt, nhức đầu dữ dội hoặc sưng phù đột ngột. Đây đều có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Đặc trưng bởi huyết áp cao do mang thai.
Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy gọi bác sĩ và vào viện thăm khám ngay mẹ nhé
Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy gọi bác sĩ và vào viện thăm khám ngay mẹ nhé

Sinh non là gì?

Sinh non là quá trình chuyển dạ bắt đầu quá sớm, trước tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non (sinh trước tuần 37 tuần) có thể gặp vấn đề về sức khỏe khi sinh và sau này trong cuộc đời. Nếu mẹ bầu chưa đến tuần thứ 37 và có dấu hiệu hoặc triệu chứng chuyển dạ sinh non, hãy gọi điện/ đến ngay bệnh viện nhé.

Nguồn tham khảo

What to Expect When You’re Expecting, 5th Edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

WhatToExpect.com, Giving Birth by Vaginal Delivery, March 2017.

WhatToExpect.com, Childbirth Stage One: The Three Phases of Labor, March 2019.

American College of Obstetricians and Gynecologists, How to Tell When Labor Begins, May 2011.

National Institutes of Health, When Does Labor Usually Start?, July 2013.

Mayo Clinic, Signs of Labor: Know What to Expect, June 2016.

Giỏ hàng 0