Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khi thấy bé bị mẩn đỏ quanh mắt, bố mẹ sẽ lo lắng lắm vì đây là vị trí nhạy cảm, liệu có ảnh hưởng đến thị lực của con không? Vậy nguyên nhân là gì, cách chăm sóc ra sao cho bé nhanh khỏi? Đọc xong bài viết dưới đây, mẹ sẽ có câu trả lời chính xác nhất!

1. Trẻ bị mẩn đỏ quanh mắt có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia da liễu, bé bị mẩn đỏ quanh mắt phần lớn là vấn đề ngoài da thông thường, bé tự khỏi sau vài ba ngày.

Tuy nhiên, mẹ  không nên chủ quan mà cần chú ý chăm sóc bé đúng cách tránh gây ra một số biến chứng đáng lo ngại như:

  • Giác mạc bị tổn thương có nguy cơ giảm thị lực
  • Các nốt mẩn đỏ có kèm theo ngứa có thể xuất hiện mủ, dễ gây nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng mắt
  • Tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng
Tuy mẩn đỏ quanh mắt không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mẹ đừng chủ quan vì có thể gây biến chứng liên quan đến mắt nếu chăm sóc sai cách đó mẹ.
Tuy mẩn đỏ quanh mắt không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mẹ đừng chủ quan vì có thể gây biến chứng liên quan đến mắt nếu chăm sóc sai cách đó mẹ.

Lưu ý thêm cho mẹ: mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi thấy bé có 1 trong các triệu chứng sau:

  • Nốt mẩn đỏ phù, xuất hiện mủ trắng
  • Bé ngứa ngáy nhiều, con thường xuyên đòi gãi
  • Vùng da mắt bị sưng mẩn đỏ, bé không mở được mắt và không có dấu hiệu thuyên giảm sau nửa ngày

2. Cách điều trị bé bị mẩn đỏ quanh mắt

Hiểu được nguyên nhân con bị nổi mẩn đỏ quanh mắt chính là “chìa khóa” để mẹ chăm sóc cho bé hiệu quả nhất, giúp con nhanh khỏi.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, 5 nguyên nhân hay gặp nhất khiến bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt là: Dị ứng mề đay, mụn sữa, rôm sảy, do vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc do bé dùng tay dụi hoặc gãi mắt,…

Bé bị mẩn đỏ quanh mắt do nhiều nguyên nhân như: dị ứng, mụn sữa, rôm sảy,...
Bé bị mẩn đỏ quanh mắt do nhiều nguyên nhân như: dị ứng, mụn sữa, rôm sảy,…

2.1. Do bị nổi mề đay

Nổi mề đay chủ yếu gặp ở những bé có cơ địa dị ứng. Khi gặp các tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, dị ứng thuốc,… làm bé dễ bị mẩn đỏ hơn. Đặc biệt hơn, vùng da xung quanh mắt của bé rất mỏng, nhạy cảm nên càng dễ xuất hiện mẩn đỏ do dị ứng.

  • Biểu hiện:

Những đám mụn nhỏ li ti có đầu trắng hoặc đỏ xuất hiện từng vùng nhỏ xung quanh mắt bé. Mẩn đỏ do mề đay  gây ngứa, mẹ để ý sẽ thấy bé dụi và gãi. Ngoài ra, mề đay còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác như lưng, mặt,cổ và tay chân của bé.

Các nốt mẩn đỏ do mề đay xuất hiện thành từng đám nhỏ xung quanh mắt bé và một số vị trí khác như má, trán, cằm.
Các nốt mẩn đỏ do mề đay xuất hiện thành từng đám nhỏ xung quanh mắt bé và một số vị trí khác như má, trán, cằm.
  • Cách xử lý: 

Nếu bé bị mẩn đỏ quanh mắt nổi mề đay, bố mẹ đừng quá lo lắng bởi thường mề đay sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc 2-3 ngày. Trong thời gian này, mẹ cần giữ vệ sinh vùng mắt cho bé bằng nước muối sinh lý, để phần da của bé luôn thông thoáng.

Nếu sau vài ngày mà tình trạng mẩn đỏ quanh mắt của bé không thấy đỡ mà còn lan rộng hơn, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Trong trường hợp này bé thường quấy khóc nhiều, bỏ bú, thậm chí còn mất ngủ,…

2.2. Do mụn sữa

Mụn sữa thường xuất hiện nhiều ở bé sơ sinh dưới 3 tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu do da bé bị kích ứng bởi môi trường bên ngoài do tuyến bã nhờ trên da đang học bài tiết, hoặc các tác nhân gây kích ứng như uống sữa bột (trong sữa bột có chứa hàm lượng lớn protein dễ gây kích ứng).

  • Biểu hiện:

Mẹ quan sát thấy các đám mụn nhỏ li ti, các loại mụn này  có màu đỏ hoặc đầu trắng như sữa mẹ mọc xung quanh mắt  bé. Ngoài ra, mụn sữa  có thể xuất hiện nhiều ở trán và 2 bên sống mũi của bé.

Bé bị mụn sữa sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ có đầu hơi trắng xung quanh 2 mí và mắt của bé
Bé bị mụn sữa sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ có đầu hơi trắng xung quanh 2 mí và mắt của bé
  • Cách xử lý: 

Tương tự trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do mề đay, mụn sữa cũng là phản ứng tự nhiên sẽ tự mất sau 2-3 tuần hoặc 2-3 tháng mà không cần điều trị bằng thuốc. Trong thời gian này, để bé nhanh hết mẩn đỏ bố mẹ cần lưu ý:

1 – Không ủ hoặc cho bé mặc quần áo quá nóng, bí bách gây tiết ra nhiều mồ hôi.

2 – Thường xuyên thay quần áo sạch sẽ cho bé

3 – Nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt

4 – Lau người bé bằng nước ấm

Nếu sau 3 tháng, tình trạng xung quanh mắt bé nổi chấm đỏ không thuyên giảm hoặc mọc những mụn to hơn kèm theo mủ thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh tình trạng nổi mụn đỏ mủ ngứa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2.3. Do rôm sảy

Thời tiết nắng nóng và tuyến bã nhờn còn chưa hoàn thiện, mồ hôi ra nhiều là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy. Cùng với đó, vùng mắt là vị trí bé chảy mồ hôi từ trán xuống, càng dễ bị kích ứng và xuất hiện mụn rôm đỏ xung quanh.

  • Biểu hiện:

Xung quanh mắt bé xuất hiện mụn hồng hoặc đỏ li ti với kích thước nhỏ. Mụn rôm sảy rất ngứa, có cảm giác gai, mẹ để ý sẽ thấy con hay dùng tay gãi.

Mụn rôm sảy có màu hồng hoặc đỏ li ti xung quanh mắt bé, ngoài ra mẩn đỏ rôm sảy còn mọc nhiều ở lưng, cằm và trán bé
Mụn rôm sảy có màu hồng hoặc đỏ li ti xung quanh mắt bé, ngoài ra mẩn đỏ rôm sảy còn mọc nhiều ở lưng, cằm và trán bé
  • Cách xử lý:

Với trường hợp trẻ bị đỏ xung quanh mắt này thì khá đơn giản, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mắt rộng rãi để hạn chế nhất việc bé tiết qua mô hôi, giữ da bé luôn thông thoáng.

Thường xuyên lau người cho bé để làn da luôn sạch sẽ và tránh mồ hôi tích tụ trên da quá lâu. Bên cạnh đấy, phòng ngủ của bé cùng cần thông thoáng, nhiệt độ vừa phải.

2.4. Do chàm sữa

Bệnh lý chàm sữa thường gặp ở những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng. Bệnh gây mẩn đỏ ở vùng da quanh mắt thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.

  • Biểu hiện:

Khi mới mắc bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có bọng nước, sau đó sẽ chuyển dần sang mủ rồi vỡ ra, tạo thành các vảy tiết.

  • Cách xử lý: 

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do chàm sữa hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc, vì thế mẹ chỉ có thể điều chỉnh cách chăm sóc hàng ngày để hạn chế mắc bệnh.

Do cơ địa của những bé này rất dễ bị kích ứng, dị ứng nên mẹ hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như: đậu phộng, hải sản,… và khi mắc phải bệnh lý này mẹ nên đưa bé đến ngay gặp bác sĩ.

2.5. Vệ sinh cho bé chưa sạch sẽ

  • Biểu hiện:

Xung quanh mắt bé xuất hiện lưa thưa những mụn nhỏ màu đỏ và gây ngứa.

  • Cách xử lý: 

Vùng da quanh mắt bé là khu vực mỏng nhất trên toàn bộ cơ thể. Vì vậy, trong quá trình hàng ngày, mẹ vệ sinh mặt mũi cho bé không sạch, dùng khăn lau mặt cứng sẽ gây kích ứng vùng da xung quanh mắt bé dễ dẫn đến nổi mẩn đỏ, tốt nhất mẹ nên dùng khăn ướt không gây kích ứng da được sản xuất dành riêng cho các bé sơ sinh.

Mẹ vệ sinh mắt và da bé không sạch sẽ, các gỉ mắt bẩn bám lại xung quanh mắt cũng gây dị ứng mắt con đó
Mẹ vệ sinh mắt và da bé không sạch sẽ, các gỉ mắt bẩn bám lại xung quanh mắt cũng gây dị ứng mắt con đó

2.6. Do bé chà xát mạnh lên mắt

Khi mắt bé khó chịu như ngứa hoặc đau, bé sẽ dùng tay để chà hoặc gãi vào mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây kích ứng vùng da xung quanh mắt bé.

  • Biểu hiện:

Quanh mắt bé xuất hiện mụn hoặc các vết màu đỏ, nhỏ và gây đau. Nếu mẹ chạm tay vào bé sẽ khóc do đau rát. Ngoài ra, mắt của bé có dấu hiệu đỏ hoặc có gỉ mắt.

  • Cách xử lý: 

Trong thường hợp bé bị mẩn đỏ quanh vùng mắt này, mẹ nên vệ sinh vùng mắt của bé thường xuyên để hạn chế việc da vùng mắt của bé bị ngứa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh tay của bé thường xuyên để nếu bé có đưa tay lên rụi mắt cũng hạn chế được vi khuẩn xâm nhập.

Khi mắt bé bị đau hoặc kích ứng, bé chà tay nhiều vào mắt cũng làm kích ứng vùng da xung quanh mắt và gây nổi mẩn đỏ
Khi mắt bé bị đau hoặc kích ứng, bé chà tay nhiều vào mắt cũng làm kích ứng vùng da xung quanh mắt và gây nổi mẩn đỏ

Xem thêm: Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn khắp người và ngứa

3. Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt

Trẻ bị mẩn đỏ ở lông mày, quanh mắt nên chăm sóc thế nào giúp con nhanh khỏi? Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ? Có lưu ý gì đặc biệt không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ!

3.1 Chăm sóc bé tại nhà

Nếu bé chỉ xuất hiện mụn nhỏ li ti, không có dấu hiệu lan rộng hoặc lở loét, mẹ áp dụng những cách chăm sóc tại nhà sau nhé:

  • Cho con sinh hoạt trong không gian sống rộng rãi, thoáng mát: Các yếu tố xung quanh như bụi bẩn, lông thú cưng hoặc thời tiết nóng ẩm là tác nhân khiến bé dễ bị dị ứng và nổi mẩn đỏ ở mắt. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé ở phòng mát, khô ráo và sạch sẽ, không có thú cưng, động vật.
  • Không cho bé gãi, sờ lên vùng da quanh mắt: Bé dùng tay gãi lên mắt dễ gây đau, thậm chỉ tổn thương các nốt mẩn và ảnh hưởng đến các bộ phận mắt. Vì vậy, mẹ chú ý không cho bé gãi hoặc dụi, bé dưới 6 tháng ưu tiên đeo bao ta, cắt móng tay thường xuyên 1 tuần/ lần.
  • Tắm cho bé hàng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng, thành phần thiên nhiên để giảm kích ứng, tránh chất bẩn bít tắc lỗ chân lông của bé gây mẩn đỏ nặng hơn.
  • Rửa tay mẹ trước khi chăm sóc bé: Để giúp không bị nhiễm bẩn chéo từ tay mẹ sang da con,  hạn chế viêm nhiễm và kích ứng hơn.
Vệ sinh không gian sống sạch sẽ để tránh bụi bẩn, lông thú cưng, ẩm mốc gây dị ứng cho bé
Vệ sinh không gian sống sạch sẽ để tránh bụi bẩn, lông thú cưng, ẩm mốc gây dị ứng cho bé

Lưu ý cho mẹ: Sau khoảng 2-3 ngày, nếu nốt mẩn đỏ của bé không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé. Vì trong trường hợp này, các nốt mẩn đỏ đã bị nhiễm khuẩn hoặc bé đang gặp các vấn đề khác nguy hiểm hơn đó ạ.

3.2 Chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau khi bé đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ, hầu hết bé sẽ được về nhà và tự dùng thuốc theo chỉ định. Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng mẹ nhé!

Mẹ phải chăm sóc cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tùy ý thay đổi liều lượng hoặc thuốc của bé
Mẹ phải chăm sóc cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tùy ý thay đổi liều lượng hoặc thuốc của bé

4. Lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh mẩn đỏ quanh mắt cho bé

“Bỏ túi” thêm 1 số lưu ý khi chăm sóc bé bị mẩn đỏ quanh mắt để giúp bé nhanh khỏi hơn:

  • Vệ sinh cho bé bằng khăn sạch mềm: Mẹ sử dụng khăn ướt hoặc khăn khô đa năng nhúng nước để làm sạch da bé. Nếu dùng khăn ướt, mẹ ưu tiên chọn thành kháng khuẩn tự nhiên cao cấp như: Coco phosphatidyl PG-Dimonium Chloride, Stearyldimoniumhydroxypropyl,… để đảm bảo an toàn cho con nhé.
  • Không dùng chung khăn lau mắt và các bộ phận khác vì có thể gây nhiễm bẩn từ vị trí này sang vị trí khác.
  • Đeo kính bảo vệ mắt cho bé khi đi ra ngoài, giúp tránh các dị vật như bụi, gió, ánh sáng gay gắt làm hại đến mắt.
Đeo kính mắt giúp tránh dị vật như khói, bụi, ánh sáng làm hại đến mắt bé
Đeo kính mắt giúp tránh dị vật như khói, bụi, ánh sáng làm hại đến mắt bé

Đa phần các trường hợp bé bị mẩn đỏ quanh mắt chỉ là dị ứng ngoài da thông thường. Chỉ cần mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Xem thêm: Da mặt trẻ sơ sinh và 4 điều mẹ cần lưu ý

Trẻ bị hăm tã mùa đông là hiện tượng thường gặp và khó xử lý hơn các thời điểm khác trong năm. Trẻ bị hăm tã phải làm sao? Muốn bé hết hăm nhanh, mẹ cần biết chính xác nguyên nhân, dấu hiệu và áp dụng đúng cách chăm sóc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã mùa đông
Cách xử lý khi bé bị hăm tã mùa đông

1. Nguyên nhân trẻ dễ bị hăm tã vào mùa đông

Hăm tã là vấn đề thường gặp bởi da bé chỉ mỏng bằng ⅕ lần da người lớn, lại dễ bị mất nước nên bé có thể bị hăm ở bất kể thời gian nào trong năm. Đặc biệt vào lúc trời trở lạnh, hanh khô, da bé trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bao giờ hết.

Điểm qua 7 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị hăm tã mùa đông cho bé gái và bé trai.

1.1. Da bé thường bị khô hơn vào mùa đông

Mẹ để ý, mỗi khi đông đến, da mẹ bị khô hơn thường ngày, thậm chí nứt nẻ, bong tróc không ạ? Trong khi đó, làn da mỏng manh của bé còn nhạy cảm và dễ kích ứng hơn nhiều lần.

Khi thời tiết hanh khô, lớp màng bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da bị yếu đi, da bé dễ bị tổn thương hơn. Chính vì thế, trẻ bị hăm tã mùa đông phổ biến hơn ở thời điểm khác.

Mùa đông, da bé bị khô và kích ứng dẫn đến viêm da, hăm tã
Vào mùa đông, da bé bị khô và kích ứng dẫn đến viêm da, hăm tã

1.2. Mặc nhiều quần áo gây bí bách

Trời lạnh, sợ bé bị rét, một số mẹ có thói quen quấn tã kín và mặc nhiều lớp quần áo để ủ ấm. Nhưng điều này lại không tốt đâu mẹ ạ. Vùng da mặc tã lúc này bị bí bách, không thoát khí ra ngoài được, bé dễ bị hăm hơn.

Mẹ quấn tã kín cũng là nguyên nhân khiến bé hăm tã vào mùa đông
Mẹ quấn tã kín cũng là nguyên nhân khiến em bé bị hăm tã mùa đông

1.3. Mùa đông sức đề kháng của bé thường suy giảm

Khí hậu mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát sinh và lây lan nhiều hơn trong không khí. Nếu không được bảo vệ tốt, bé dễ bị nhiễm các virus có hại, làm suy giảm sức đề kháng khiến bé dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa,…

Khi mắc bệnh bé cần sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy, vùng tã lót thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu nên dễ hăm hơn.

Thời tiết lạnh, bé dễ mắc bệnh đường hô hấp và cần sử dụng thuốc. Trong đó kháng sinh có tác dụng phụ gây tiêu chảy và làm bé dễ hăm hơn.
Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ gây tiêu chảy và làm trẻ bị hăm tã mùa đông cao hơn bình thường

1.4. Thường xuyên đóng bỉm 24/24 cho con

Trời lạnh, việc giặt quần áo, chăn ga nếu bé tè hoặc ị ra quần áo, chăn, ga,… rất “ngại” mẹ nhỉ? Vừa lâu khô, nếu giặt tay lại vừa lạnh lại khiến da tay bị khô nữa. Vì vậy, có mẹ chọn đóng bỉm cả ngày cho con. Mông bé không có thời gian “thở”, phải tiếp xúc với tã ẩm ướt, bí bách cả ngày dẫn đến hăm.

Trường hợp đóng bỉm 24/24 khiến bé sơ sinh bị hăm mông khá phổ biến nên mẹ cần lưu ý sử dụng các loại bỉm thoáng khí và cũng nên có khoảng thời gian trong ngày không mặc bỉm để bé cũng thấy thoải mái hơn.

Thường xuyên đóng bỉm sẽ khiến bé dễ hăm tã hơn vào mùa đông
Thường xuyên đóng bỉm sẽ khiến bé dễ hăm tã hơn vào mùa đông

1.5. Không thay tã thường xuyên cho bé

Mùa đông, bé sợ lạnh, hay gào khóc mỗi lần mẹ thay tã. Mẹ cũng vì thế mà “ngại” thay tã cho con hơn. Điều này vô tình khiến da bé phải tiếp xúc với nước tiểu, không gian chật chội bí bách lâu nên trẻ dễ bị hăm tã.

1.6. Vệ sinh vùng mặc tã cho bé sai cách

Vệ sinh sai cách hoặc qua loa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã mùa đông, đặc biệt là các bé gái rất dễ bị hăm vùng kín. Một số sai lầm thường gặp:

  • Chỉ vệ sinh bằng nước, trong khi nước chỉ có tác dụng làm sạch vết bẩn, không có khả năng tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn.
  • Dùng khăn khô, cứng hoặc mẹ lau mạnh khiến bé bị đau, da bé bị tổn thương
  • Sử dụng phấn rôm mỗi lần thay tã cho con gây bít tắc lỗ chân lông, kích ứng vùng da mặc tã gây hăm.
Vệ sinh vùng tã lót sai cách, qua loa cũng khiến bé bị hăm tã
Nếu mẹ vệ sinh không đúng cách rất dễ khiến các bé gái bị hăm vùng kín, khá là nguy hiểm

1.7. Sử dụng loại tã bỉm kém chất lượng cho bé

Sử dụng tã bỉm kém chất lượng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé:

  • Tã dày, thấm hút kém khiến da bé ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hăm phát triển hơn.
  • Chứa chất tạo màu, tạo mùi dễ gây kích ứng, tổn thương và khiến bé bị hăm tã nặng hơn.
Tã kém chất lượng vừa gây cọ xát, vừa gây kích ứng dẫn đến vùng da mặc tã lót bị hăm
Tã kém chất lượng vừa gây cọ xát, vừa gây kích ứng dẫn đến vùng da mặc tã lót của trẻ bị hăm tã mùa đông

2. Biểu hiện khi trẻ bị hăm tã mùa đông

Mẹ quan sát thấy những biểu hiện dưới đây để kịp thời xử lý hăm tã cho bé nhé:

Bé hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) với các dấu hiệu:

  • Tã và vùng da mặc tã có mùi khó chịu
  • Ban đầu khu vực mặc tã có màu hồng nhạt với diện tích nhỏ nhỏ như ngón tay cái, sau đó xuất hiện nhiều mụn li ti, dần dần lan rộng ra khắp mông, đùi,bẹn,…
Những biểu hiện của hăm tã
Những biểu hiện của trẻ bị hăm tã mùa đông

Khi hăm tã nặng hơn (cấp độ 4, 5), bé sẽ có biểu hiện:

  • Mụn mủ, mụn nước vỡ, lở loét, sưng viêm.
  • Vùng da bị hăm xuất hiện thêm những mảng trắng, khó làm sạch và gây ngứa, đây là dấu hiệu bé nhiễm nấm candida.

Ngoài ra, bé sẽ có một số dấu hiệu khác như: Khó chịu, bỏ ăn, ngứa gãi, ngủ không sâu giấc, khóc thét mỗi khi chạm vào vùng da mặc tã, có thể sốt nhẹ (38 độ C),…

3. Bé bị hăm tã mùa đông có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị hăm tã mùa đông là vấn đề thường gặp. Nếu bé hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) sẽ không nguy hiểm, mẹ chăm sóc đúng cách bé sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày.

Trường hợp bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4, 5), bé có thể có biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm da tiết bã: Trên da bé xuất hiện những mảng da khô sần sùi gây ngứa ngáy, đau rát, sưng phù. Viêm da tiết bã không xử lý kịp thời có thể trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.
  • Nhiễm nấm Candida: Vùng da tã lót của bé xuất hiện những mảng trắng khó làm sạch và rất ngứa do chủng nấm Candida. Nấm candida dễ lây lên bộ phận sinh dục của bé gái dẫn đến nấm âm đạo, âm hộ.
  • Nhiễm khuẩn trên da: Vị trí hăm tã xuất hiện mụn nước, mụn mủ và sưng đỏ kèm đau, có thể sốt nhẹ. Nhiễm khuẩn da không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại sẹo lồi rất xấu trên da bé.

Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được dùng thuốc, giúp bé khỏi nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu bé hăm tã nặng, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ
Nếu bé hăm tã nặng, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ

4. Cách chăm sóc bé bị hăm tã mùa đông hiệu quả, nhanh khỏi

Nguyên tắc đầu tiên khi xử lý hăm tã chính là mẹ cần thật bình tĩnh để hiểu da con, từ đó loại bỏ các yếu tố gây hăm và đảm bảo da bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng.

Vậy trẻ bị hăm tã phải làm thế nào? Trẻ bị hăm mông phải làm sao? 

Dưới đây là 5 mẹo nhỏ trong cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả cho bé gái và bé trai như bị hăm mông, hăm háng hay trị hăm vùng kín cho bé gái.

4.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ

Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da trẻ bị hăm tã sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc tã/bỉm mới nhằm loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: Phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,…

Cách làm sạch vùng da hăm:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch và lau khô tay trước khi vệ sinh cho bé
  • Bước 2: Sử dụng nước ấm (khoảng 36 – 38०C) để vệ sinh vùng da mặc tã của con. Mẹ chú ý vệ sinh cẩn thận các vùng mông, bẹn, háng, đùi,… bởi đây là những vị trí vi khuẩn tích tụ nhiều. Khi vệ sinh nên lau, rửa từ trước ra sau, nhất là với bé gái để không kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín của bé. Sau cùng, dùng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm để lau lại toàn bộ vùng da mặc tã, tạo lớp màng bảo vệ da con tốt nhất.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm, sạch thấm khô mông con.

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Vì mùa đông nên mẹ cố gắng thực hiện các thao tác nhanh nhất, tránh bé bị nhiễm lạnh
  • Thay tã cho con trong phòng ấm (25 độ C). Nếu trời lạnh quá, mẹ sử dụng thêm lò sưởi để con không bị lạnh
Mẹ chú ý vệ sinh vùng mặc tã cho bé sạch sẽ sau mỗi lần thay, cần để khô ráo để tránh gây ướt lạnh, hầm hơi. 
Mẹ chú ý vệ sinh vùng mặc tã cho bé sạch sẽ sau mỗi lần thay, cần để khô ráo để tránh gây ướt lạnh, hầm hơi. 

4.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4h/lần

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhi Khoa, mẹ chú ý thay tã cho bé sau 3 – 4 giờ/ lần kể cả bé không đi ị. Mùa đông, mông con phải tiếp xúc với nước tiểu thường xuyên rất dễ bị lạnh. Hơn nữa, môi trường vùng mặc tã bỉm ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh, dễ khiến trẻ bị hăm tã mùa đông nặng hơn.

Không để tã/bỉm của bé lâu hơn 4 tiếng
Để trị trẻ bị hăm tã mùa đông hiệu quả mẹ nên thay bỉm khoảng 4h/lần, không để bỉm quá lâu

Thay tã đúng cách cho bé như thế nào? Mẹ làm theo các lưu ý dưới đây nhé

  • Mẹ rửa sạch tay, vệ sinh khu vực mặc tã của bé trước khi thay tã mới
  • Chỉ mặc tã khi da bé khô thoáng, không mặc khi da còn ẩm ướt vì gây hầm bí
  • Lựa chọn tã bỉm với kích thước vừa vặn với cơ thể bé, tránh tã chật cọ xát, gây kích ứng, tổn thương da bé nặng hơn
  • Thay tã 3 – 4 tiếng/lần, trong trường hợp bé đi ị cần phải thay ngay tã mới

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thời tiết lạnh nên mẹ cần thao tác nhanh, tránh bé bị nhiễm lạnh. Nếu trời lạnh quá, mẹ sử dụng thêm lò sưởi để con không bị lạnh mẹ nhé!

4.3. Giảm thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Trẻ bị hăm tã mùa đông có làn da rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương hơn khi cọ xát nhiều với tã bỉm. Vì vậy, để bé nhanh khỏi hăm hơn, mẹ hạn chế mặc tã cho bé vào ban ngày. Nếu bé có lỡ tè ra quần, mẹ thay ngay để tránh con bị lạnh.

Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm khi bé bị hăm để tạo cảm giác thoải mái và giúp vùng da bị hăm được khô thoáng
Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm khi bé bị hăm để tạo cảm giác thoải mái và giúp vùng da bị hăm được khô thoáng mẹ nhé!

Mẹo nhỏ cho mẹ: Với bé trên 1 tuổi, mẹ chủ động xi tè cho bé sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, săn khi ăn,… để bé không tè ướt quần. Ban đêm, mẹ ưu tiên sử dụng tã quần có khả năng thấm hút, chống tràn, ôm vừa vặn để mông con khô thoáng, chống thấm ngược, tràn tã, giúp cả 2 mẹ con ngủ ngon và không phải thức dậy giữa đêm lạnh.

4.4. Sử dụng loại tã phù hợp với bé

Bé bị hăm có thể do tã chất lượng kém: thấm hút kém, chứa tác nhân gây kích ứng,… Mẹ kiểm tra lại tã đang dùng cho con, nếu thấy tã ướt nhẹp, vón cục sau mỗi lần thay tã, mẹ đổi ngay sang loại tã khác cho bé nhé.

Mẹ “bỏ túi” 3 kinh nghiệm chọn tã khi bé bị hăm sau:

  • Tã thấm hút tốt, chống thấm ngược: Mẹ chọn tã nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng thấm hút chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó. Sau khi thấm hút xong, các hạt SAP sẽ chuyển sang dạng gel để chống thấm ngược khiến bé bị lạnh. Đây cũng chính là giải pháp mới nhất, hiện đại hơn thay thế cho lớp bông thấm hút thông thường trong tã bỉm. Nhờ đó, bề mặt tã sẽ luôn khô thoáng, hạn chế bí bách, vón cục và gây hăm.
  • Tã thoáng khí: Nếu không khí bên trong và bên ngoài tã không được lưu thông, mông bé sẽ hầm bí, nóng, gây hăm tã. Mẹ chọn tã có bề mặt nhiều khe rãnh thoát khí, kết hợp mặt đáy thoát khí tốt để con nhanh khỏi hăm hơn nhé!
  • Size tã vừa vặn: Tã ôm vừa vặn vừa giúp ủ ấm mông con vào mùa đông, vừa giúp con thoải mái, dễ chịu nhất. Mẹ tránh chọn tã quá chật vì sẽ cọ xát vào mông bé, khiến vùng da bị hăm của con bị đau, tổn thương và lâu khỏi hơn.
Ưu tiên chọn tã quần vào mùa đông cho bé mẹ nhé!
Ưu tiên chọn tã quần vào mùa đông cho bé mẹ nhé!

4.5. Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc bôi kem chống hăm khi thay bỉm cho bé

Để vùng bị hăm của bé nhanh khỏi, mẹ có thể kết hợp sử dụng các thuốc trị hăm xử lý cho bé. Các loại thuốc trị hăm này đã được khoa học chứng minh chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hiệu quả chống hăm cao.

Hiện nay, thị trường thuốc trị hăm có 2 dạng: bôi và xịt. Mẹ ưu tiên sử dụng dạng xịt để hạn chế tay mẹ chạm vào vùng da bị hăm của con, gây đau, thậm chí là nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang con đó! Đặc biệt, dạng xịt sẽ thấm hút vào da nhanh (chỉ 1 phút) trong khi dạng bôi cần đợi khoảng 5 phút để kem thẩm thấu hoàn toàn, bé sẽ không bị lạnh vì phải đợi lâu.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm trị hăm dạng xịt hiệu quả và an toàn hơn cho bé
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thuốc trị hăm dạng xịt hiệu quả và an toàn hơn cho bé

Một số sản phẩm trị hăm mẹ có thể tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen, Ceradan Diaper, Chicco,…

Lưu ý: Da bé rất nhạy cảm, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần lành tính, nhẹ dịu để tránh kích ứng da bé. Một số mẹ được mách là bôi phân rôm trước khi ngủ tuy nhiên nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm mẹ nên được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ vì tùy vào tình trạng trẻ bị hăm tã mùa đông nặng hay nhẹ mà có cách trị hăm cho bé hiệu quả.

5. Sai lầm khi chăm sóc trẻ hăm tã mùa đông

Trẻ bị hăm tã mùa đông nếu xử lý sai cách sẽ khiến tình trạng hăm nặng hơn. Góc của mẹ liệt kê và phân tích một số sai lầm phổ biến giúp mẹ hiểu rõ hơn để da con luôn được bảo vệ trọn vẹn nhất:

  • Tự ý sử dụng kem hăm cấp tốc: Các loại kem này giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng hăm tã. Tuy nhiên, để có tác dụng xử lý nhanh chóng như thế, trong thành phần của kem có chứa corticoid – chất có nhiều tác dụng phụ như teo da, gây nấm,…  Vì vậy, loại kem có chứa corticoid chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.
  • Sử dụng phấn rôm: Các hạt phấn rôm có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, thậm chí gây ức chế hô hấp của bé. Ngoài ra, phấn rôm có chứa bột talc – chất có thể gây ung thư bộ phận sinh dục của em bé đó ạ!
Không sử dụng phấn rôm để bôi vào vết hăm của bé
Không sử dụng phấn rôm để bôi vào vết hăm của bé
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ bị hăm tã mùa đông. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận xuống bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

9 Cách giúp bé HĂM TÃ NẶNG đến mấy cũng nhanh khỏi

Bé bị hăm tã: Dấu hiệu, Nguyên nhân và 5 Cách chăm sóc hiệu quả

Hăm tã lâu ngày không khỏi: 5 Nguyên nhân và 3 Cách xử lý dứt điểm

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều cặp bố mẹ lựa chọn thực hiện khi muốn sinh sinh đôi theo ý muốn. Những phương pháp sinh đôi theo ý muốn này này tuy có mức chi phí cao nhưng tỷ lệ thành công rất tích cực, tới 40%.  Lưu ý và cách thực hiện như thế nào, mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Mẹ có thể xem thêm: ĐẺ SINH ĐÔI VÀ NHỮNG THÔNG TIN THÚ VỊ CÓ THỂ MẸ CHƯA BIẾT

1. 2 phương pháp sinh đôi theo ý muốn

1.1. Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)

IUI là phương pháp thực hiện bơm tinh trùng vào buồng trứng của mẹ bằng ống thông nhỏ, mềm
IUI là phương pháp thực hiện bơm tinh trùng vào buồng trứng của mẹ bằng ống thông nhỏ, mềm

Bơm tinh trùng vào tử cung hay thụ tinh nhân tạo (intrauterine insemination) là biện pháp bơm tinh trùng của bố đã được lọc rửa vào buồng tử cung của mẹ bằng một ống thông rất nhỏ tên là catheter.

1.1.1. Các bước thực hiện

Lựa chọn thực hiện phương pháp này, bố mẹ cần trải qua quy trình 3 bước như sau:

  • Bước 1: Kích thích buồng trứng

Sau khi bố mẹ hoàn thành khám kiểm tra ban đầu, bác sĩ chỉ định có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo, mẹ sẽ được hẹn ngày đến thực hiện kích thích buồng trứng, thường là ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, mẹ sẽ được chỉ định tiêm hoặc uống thuốc kích thích buồng trứng theo y lệnh của bác sĩ.

Thuốc này có tác dụng kích thích sự phát triển của 3 – 4 nang noãn trưởng thành và có khả năng thụ tinh. Nếu số nang noãn của mẹ được kích thích lớn hơn 4 sẽ tăng khả năng sinh đôi theo ý muốn.

Sau đó mẹ sẽ được siêu âm để theo dõi sự phát triển của nang noãn. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi nang noãn được kích thích đã trưởng thành, mẹ sẽ được tiêm thuốc gây rụng trứng. 

  • Bước 2: Chuẩn bị tinh trùng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng từ bố. Bố có thể tự lấy tinh trùng tại nhà hoặc tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp bố tự lấy tại nhà, cần mang tinh trùng đến bệnh viện trong vòng 30 – 60 phút.

Tiếp theo, tinh trùng của bố sẽ được lọc rửa trong phòng thí nghiệm. Lúc này, tinh trùng di động được tách khỏi các thành phần khác của tinh dịch, thời gian thực hiện khoảng 30 – 60 phút. Sau đó nó được giữ ấm và bảo quản vô khuẩn.

  • Bước 3: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Bơm tinh trùng vào tử cung của mẹ 
Bơm tinh trùng vào tử cung của mẹ

Tinh trùng sau khi lọc rửa được bơm vào buồng tử cung của mẹ bằng một ống thông rất nhỏ, mềm. Quá trình này chỉ mất từ 3 – 5 phút, rất nhanh, không gây đau đớn và đảm bảo an toàn.

1.1.2. Đối tượng và tỷ lệ thành công

Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện khi mẹ có kinh nguyệt không đều, lạc nội mạc tử cung; bố có tinh trùng yếu, tinh trùng ít, rối loạn xuất tinh; vô sinh không rõ nguyên nhân và có kháng thể kháng tinh trùng ở cả bố và mẹ. Bố mẹ mong muốn sinh đôi cũng có thể sử dụng phương pháp này, tỷ lệ thành công mang đa thai từ 15 – 20%. 

Nếu mẹ dùng thuốc Cloniphene citrate để kích thích rụng trứng thì tỷ lệ thành công mang thai đôi là 10%, dùng thuốc Gonadotropins kích thích sản sinh nhiều trứng thì tỷ lệ sẽ là 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công sẽ giảm nếu mẹ trên 35 tuổi và mẹ tuổi càng cao tỷ lệ càng giảm.

1.1.3. Lưu ý và chi phí thực hiện

Sau khi thực hiện phương pháp này, mẹ cảm nhận được một số biểu hiện như chảy máu âm đạo (quá trình bơm tinh trùng có thể gây vết thương nhẹ trong âm đạo), bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn, căng tức bầu ngực. Đây là những biểu hiện bình thường, không ảnh hưởng đến việc thụ thai và sức khỏe của mẹ. Mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy chảy máu đỏ từ âm đạo, tổn thương nặng vùng bụng, sốt, choáng váng, ngất xỉu… cần đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời. Những triệu chứng trên là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc thụ thai bên trong ống dẫn trứng của mẹ.

Chi phí thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung từ 10 – 20 triệu đồng. Nếu mẹ sử dụng tinh trùng được hiến tặng chi phí sẽ cao hơn. Đây là mức phí không quá cao so với thu nhập chung tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn. Do vậy, đây là phương pháp sinh đôi theo ý muốn được nhiều cặp bố mẹ lựa chọn khi có nhu cầu sinh đôi.

1.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để mang thai đôi

Trứng và tinh trùng được thụ tinh tại phòng thí nghiệm
Trứng và tinh trùng được thụ tinh tại phòng thí nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp cho tinh trùng của bố và trứng của mẹ thụ tinh bên ngoài tử cung, trong môi trường phòng thí nghiệm. Hợp tử sau khi hình thành được đưa vào tử cung của mẹ và phát triển như quá trình mang thai bình thường.

1.2.1. Các bước thực hiện

Bố mẹ lựa chọn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi theo ý muốn cần trải qua 7 bước như sau:

  • Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản cho cả bố và mẹ

Mẹ cần làm một số xét nghiệm gồm: Định lượng nồng độ hormon sinh dục và hormon hướng sinh dục, lấy máu xét nghiệm các bệnh liên quan đến đường tình dục như giang mai, HIV, viêm gan B, lấy dịch âm đạo để xét nghiệm Chlamydia, siêu âm kiểm tra các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, u nang tử cung, đa nang buồng trứng, đếm nang noãn trên 2 buồng trứng vào ngày kinh nguyệt đầu tiên.

Bố cần làm một số xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra và đánh giá chất lượng tinh dịch. Nếu bố không có tinh trùng, cần làm tiếp các kiêm tra như hormon sinh dục, siêu âm tinh hoàn… Bố cũng cần làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh đường tình dục.

  • Bước 2: Kích thích buồng trứng

Mẹ được thực hiện tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục 9 – 11 ngày để các nang noãn phát triển trưởng thành. Khi nang noãn đã đạt kích thước tiêu chuẩn, mẹ sẽ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng.

  • Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng
Bố được hướng dẫn lấy tinh trùng tại bệnh viện đặt vào hộp đựng tinh trùng
Bố được hướng dẫn lấy tinh trùng tại bệnh viện đặt vào hộp đựng tinh trùng

Sau khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng được 36 – 40 giờ, mẹ sẽ được gây mê để tiến hành chọc hút trứng. Sau đó, mẹ cần nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe tại bệnh viện từ 2 – 3 giờ. Trứng sau khi hút được kiểm tra và tách khỏi nang trứng dưới kính hiển vi. Đồng thời, bố cũng được hướng dẫn lấy tinh trùng tại bệnh viện.

  • Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm

Trứng và tinh trùng được đưa đến phòng thí nghiệm và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi. Phôi này được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm từ 2 – 5 ngày, sau đó được cấy vào tử cung của mẹ. 

Bố mẹ cần sinh đôi theo ý muốn có thể nuôi cấy nhiều phôi cùng lúc trong phòng thí nghiệm. Nếu mẹ muốn tiếp tục mang thai, phôi được trữ lạnh để sử dụng trong những lần sau.

  • Bước 5: Chuyển phôi vào tử cung của mẹ

Bố mẹ thống nhất với bác sĩ về số lượng phôi sẽ được chuyển vào tử cung của mẹ. Nếu bác sĩ đồng ý để mẹ sinh đôi, khi đó 2 phôi sẽ được chuyển vào tử cung mẹ. 

  • Bước 6: Thử thai sau chuyển phôi

Sau 2 tuần chuyển phôi, mẹ cần tới bệnh viện để kiểm tra nồng độ beta HCG. Cách 2 ngày lại thực hiện một lần nữa. Nếu nồng độ HCG tăng từ 1,5 lần trở lên, thai hình thành và mẹ tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai, nếu nồng độ không tăng, giảm dần xuống âm tính (nhỏ hơn 5 UI/l) thì mẹ sẽ bị sảy thai.

  • Bước 7: Theo dõi thai

Trường hợp thai được hình thành, mẹ cần đến khám thai định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, sớm phát hiện bất thường để xử lý kịp thời, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.

1.2.2. Đối tượng và tỷ lệ thành công

Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

  • Với mẹ: Tắc vòi trứng, tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, xin tinh trùng, hiếm muộn…
  • Với bố: Tinh trùng yếu, tinh trùng ít, xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch, đứt niệu đạo…

Tỷ lệ thành công của phương pháp này trung bình 35 – 40%. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào độ tuổi bố mẹ, tuổi càng lớn, tỷ lệ thành công càng giảm. Với mẹ trên 40 tuổi, tỷ lệ sẽ giảm từ 2 – 10%.

1.2.3. Lưu ý và chi phí thực hiện

Sau khi thực hiện chuyển phôi, mẹ thấy đau bụng âm ỉ, căng tức ngực, xuất hiện vài giọt máu hồng ở quần lót thì đứng quá lo lắng. Đây là các dấu hiệu bình thường cho thấy thai phát triển tích cực. Tuy nhiên, nếu bụng đau quặn thắt lại kéo dài, máu chạy nhiều mà màu nâu thẫm, cần đến bệnh viện kiểm tra vì đây là dấu hiệu thụ tinh trong ống nghiệm thất bại.

Quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần sử dụng nhiều thuốc, thủ thuật và kỹ thuật phức tạp nên chi phí rất cao, tại Việt Nam là 90 – 100 triệu đồng/ thực hiện, có thể cao hơn. 

2. Cách chăm sóc mẹ bầu khi mang thai đôi nhân tạo 

2.1. Xây dựng khẩu phần ăn đặc biệt

Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Vì mang thai đôi nên mẹ cần được chăm sóc đặc biệt cẩn thận hơn, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cả 2 bé. Các nhóm thực phẩm gồm có:

  • Protein: Protein đóng vai trò quan trọng trong hình thành các mô mềm, cơ bắp nên cần thiết cho sự hình thành và phát triển thể chất thai nhi. Mẹ cần bổ sung protein qua một số thực phẩm như các loại thịt, các loại cây họ đậu, trứng, sữa…
  • Chất xơ: Mẹ bầu thường hay bị táo bón nên cần bổ sung chất xơ hàng ngày qua các loại rau và trái cây.
  • Axit folic: Axit folic được chứng minh hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi, một số thực phẩm giàu axit folic như đậu lăng, măng tây, trứng, rau lá xanh đậm, củ dền, bông cải xanh…
  • Canxi và vitamin D: Chúng hỗ trợ phát triển xương và giúp xương chắc khỏe cho bé, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ. Một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như trứng, tôm, cua, cá, các loại rau, đậu đỗ…
  • Sắt: Sắt giúp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ, nó có nhiều trong các gan và nội tạng động vật, rau chân vịt, bông cải xanh, các loại đậu, viên uống bổ sung…

2.2. Chế độ vận động phù hợp:

Sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, nhiều mẹ bầu có suy nghĩ nằm yên, không vận động để tránh ảnh hưởng đến việc thụ thai. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần hạn chế vận động từ 3 – 5 ngày sau khi bơm tinh trùng vào tử cung mà thôi. 

Việc ít hoặc không vận động khiến máu không lưu thông tuần hoàn đến tử cung còn làm tỉ lệ thụ thai thành công giảm, khó đậu thai. Bên cạnh đó, việc mẹ hạn chế hoạt động có thể dẫn tới stress, xuất huyết hay đau bụng dưới…

Vì vậy, sau khi thụ thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định mẹ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… tránh các hoạt động nặng nhọc như leo cầu thang, chạy bộ… Điều này giúp nâng cao sức khỏe của mẹ, phòng tránh tiểu đường, tiền sản giật, trầm cảm…

2.3. Chăm sóc khoa học từ bác sĩ

Khi thực hiện phương pháp sinh đôi theo ý muốn bằng biện pháp nhân tạo, mẹ cần sử dụng các loại thuốc dưỡng thai theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng được hẹn lịch khám định kỳ để theo dõi tình trạng thai nhi, đảm bảo bé phát triển bình thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ
Khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ

Mẹ bầu cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hay bỏ bớt thuốc. Mẹ nên đến khám định kỳ đúng lịch hẹn, khi phát hiện bất thường như đau bụng, đau đầu, sốt, choáng váng, chảy máu… cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mang thai và sinh đôi sẽ đặt lên vai bố mẹ gánh nặng gấp đôi bình thường, ngay từ việc đặt tên cho bé. Mời bố mẹ tham khảo gợi ý đặt tên nước ngoài đẹp cho bé để chọn tên độc đáo và ý nghĩa cho cặp sinh đôi nhà mình nhé. Với gia đình họ Phạm còn đang băn khoăn không biết bố họ Phạm đặt tên con gái là gì cũng có thể tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

3. Hỏi đáp về phương pháp sinh đôi theo ý muốn 

3.1. Câu hỏi 1: Một số triệu chứng thường gặp sau khi mang thai đôi? 

Khi mang thai đôi, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Mẹ cảm thấy nôn nghén nặng hơn những lần mang thai trước đó.
  • Bụng bầu mang thai đôi sẽ lớn hơn so với mang thai đơn cùng giai đoạn.
  • Mẹ bầu đi tiểu nhiều, xét nghiệm nồng độ hCG cao hơn bình thường 30 – 50%.
  • Mẹ tăng cân nhanh hơn so với mang thai đơn cùng giai đoạn. Vì có tới 2 bé trong bụng mẹ nên mẹ bầu mang thai đôi có thể tăng từ 16 – 21kg.
  • Mẹ cảm thấy bụng nặng hơn, mệt mỏi hơn, thậm chí cảm thấy đau âm ỉ bụng dưới.

3.2. Câu hỏi 2: Cách tính tuổi thai bằng phương pháp IVF?

Với thụ thai tự nhiên, tuổi thai được tính từ ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi mang thai. Với thụ thai bằng phương pháp IVF, cách tính như sau:

  • Nếu chuyển phôi ngày 3, tuổi thai nhi cộng thêm 2 tuần và 3 ngày, tức là: Tuổi thai (tuần) = (Ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + 17 ngày ) / 7.
  • Nếu chuyển phôi ngày 5, tuổi thai nhi cộng thêm 2 tuần và 5 ngày, tức là: Tuổi thai (tuần) = (Ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + 19 ngày ) / 7.

3.3. Câu 3: Sau khi thụ tinh nhân tạo có được quan hệ tình dục không?

Mẹ có thể quan hệ tình dục sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo. Việc quan hệ tình dục được bác sĩ khuyến khích vì sẽ kích thích phóng noãn hoàng, nhanh thụ thai hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ đau bụng hoặc ra máu, mẹ hãy đợi sau 48 giờ nhé!

Mẹ có thể xem thêm:

CẤY SINH ĐÔI THEO Ý MUỐN VÀ NHỮNG LƯU Ý MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA

MANG SONG THAI – 4 YẾU TỐ VÀ 2 PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ CHO MẸ

9 CÁCH ĐỂ MANG THAI ĐÔI DỄ DÀNG CHO MẸ THÔNG THÁI

Như vậy, bố mẹ có nhu cầu sinh đôi có 2 phương pháp sinh đôi theo ý muốn để lựa chọn: Bơm tinh trùng vào tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm. Cả 2 phương pháp này đều có tỷ lệ thành công cao từ 15 – 40%. Tuy nhiên, mức chênh lệch chi phí thực hiện rõ rệt, bố mẹ hãy cân nhắc tình hình tài chính của mình trước khi quyết định nhé!

Nguồn tham khảo: Giải đáp câu hỏi: Bơm tinh trùng có sinh đôi được không?

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi còn lại. Mẹ hãy xem ngay cách bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi còn lại ở bên dưới nhé!

Mẹ có thể xem thêm: CẤY SINH ĐÔI THEO Ý MUỐN VÀ NHỮNG LƯU Ý MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA

1. Nguyên nhân khiến lưu thai ở mẹ sinh đôi

1.1. Bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể 

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai đến từ bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể dẫn đến đột biến gen trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi có sự đột biến. Điều đó dẫn đến một thai có nguy cơ cao bị chết lưu khi mẹ mang thai đôi. Trung bình, tỷ lệ bé có bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể là 1:10 bé.

Mẹ có các đặc điểm sau dễ mắc phải tình trạng thai lưu do bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể:

  • Mẹ trên 35 tuổi đang mang thai.
  • Mẹ từng bị sảy thai, bị lưu thai.
  • Mẹ có tiền sử sinh con bị dị tật
  • Mẹ hoặc bố đã được xác định mang trong mình những bất thường ở nhiễm sắc thể có thể di truyền được: đứt đoạn, mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 

Mẹ dùng phương pháp phân tích nhiễm sắc thể đồ để tìm hiểu xem gene hoặc nhiễm sắc thể bất thường có phải là nguyên nhân dẫn đến lưu thai hay không. Đây là một dạng xét nghiệm chọc ối hoặc sinh thiết tua rau.

Chú thích: Bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể là nguyên nhân hàng đầu xảy ra trường hợp thai đôi bị lưu một thai
Bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể là nguyên nhân hàng đầu xảy ra trường hợp thai đôi bị lưu một thai

Xem thêm:

Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai

Những dấu hiệu suy thai mẹ bầu cần biết

1.2. Cấy ghép không đúng cách

Mang thai đôi có thể được hình thành nhân tạo từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp thai đôi bị lưu một thai đến từ sai sót trong quá trình cấy ghép phôi thai không phải là hiếm. Khi kỹ thuật viên thực hiện sai quy trình nuôi phôi và cấy ghép (tinh trùng hoặc trứng có dị tật, phôi không được nuôi trong điều kiện môi trường lý tưởng,…), mẹ vẫn có bị lưu thai khi mang thai đôi.

Mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế đã thực hiện cấy ghép phôi thai để kiểm tra khi nghi ngờ mình rơi vào trường hợp thai đôi bị lưu một thai. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp để kiểm tra xem phôi thai có gặp vấn đề gì trong quá trình cấy ghép và nuôi nhân tạo hay không.

2. Dấu hiệu thai đôi bị lưu một thai

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:

  • Mẹ bị chảy máu từ âm đạo: đây là dấu hiệu cho thấy túi màng thai và tử cung đã bị nhiễm trùng, làm vỡ nước ối dẫn đến chảy máu.
  • Mẹ bị đau bụng: các cơn đau xuất hiện với cường độ từ trung bình đến nặng.
  • Mẹ thường xuyên bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
  • Mẹ sốt cao, uống thuốc hạ sốt làm hạ nhiệt độ cơ thể nhưng cơn sốt vẫn có thể quay lại.
  • Khi đi siêu âm, bác sĩ không nghe thấy tim thai của cả hai bé.
  • Đột nhiên xuất hiện các cơn đau lưng dữ dội.
  • Chuột rút cũng là tình trạng mẹ thường xuyên gặp phải trong các trường hợp thai đôi bị lưu một thai.
Mẹ cần để ý tới các dấu hiệu cho thấy thai đôi bị lưu một thai
Mẹ cần để ý tới các dấu hiệu cho thấy thai đôi bị lưu một thai

3. Thai lưu sẽ ảnh hưởng đến thai còn lại như thế nào?

3.1. Trường hợp lành tính

Nếu trường hợp thai đôi bị lưu một thai trong khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Khi nguyên nhân lưu một thai đến từ gene bất thường hoặc đột biến nhiễm sắc thể, bào thai còn lại vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh và không gặp biến chứng. Việc mẹ cần làm lúc này là định kỳ đến bệnh viện (tốt nhất là 1 tuần/lần) để cùng bác sĩ siêu âm, theo dõi sức khỏe thai còn lại nhằm đảm bảo bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

3.2. Tình trạng thai lưu gây hại

Nếu mẹ bị lưu một thai khi đang mang song thai ở thời điểm từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi, mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi còn lại. Biến chứng thai lưu ở thời điểm này bao gồm:

  • Nhiễm trùng buồng tử cung.
  • Rối loạn đông máu.
  • Hiện tượng truyền máu song thai: xảy ra khi một bé nhận nhiều máu hơn bé còn lại từ bánh nhau. Bé nhận ít máu khiến cơ thể suy nhược, gây ra biến chứng lưu thai. Trong khi đó, bé nhận nhiều máu khiến cơ quan hô hấp làm việc quá sức, dẫn đến suy tim, suy thận, suy phổi,…
  • Sinh non: bé có thể được sinh vào tuần thứ 37 của thai kỳ, thay vì tuần từ 38-40.
  • Đa ối: hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối ở mẹ.
  • Phù thai: thai nhi có sự tích tụ chất lỏng bất thường ở các mô xung quanh tim, phổi, bụng,…
  • Nguy cơ khác: bại não ở thai nhi còn lại, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Hầu hết trường hợp thai đôi bị lưu một thai sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi còn lại 
Hầu hết trường hợp thai đôi bị lưu một thai sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi còn lại

Với trường hợp thai đôi bị lưu một thai ở thời điểm từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ cần đến ngay bệnh viện và cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ có sự tư vấn và theo dõi điều trị, tránh trường hợp thai lưu làm ảnh hưởng đến thai nhi còn lại.

4. Cách xử trí cho mẹ bầu khi gặp trường hợp thai đôi bị lưu một thai

4.1. Thai nhi dưới 7 tuần

Khi mẹ mang thai đôi bị lưu một thai xảy ra ở thời điểm dưới 7 tuần, thai bị lưu tự tiêu biến mà  không cần phải nhờ vào can thiệp bên ngoài. Nếu thai bị lưu ở thời điểm 7 tuần thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc tiêu biến thai hoặc hút thai.

Dùng thuốc tiêu biến thai hay hút thai là những phương pháp cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Có một thai lưu khi mang song thai nhiều khả năng không ảnh hưởng đến thai nhi còn lại. Vì vậy, dùng thuốc hay hút thai lưu chỉ được tiến hành khi thật sự cần can thiệp để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi còn lại.

Các trường hợp dùng thuốc hay hút thai lưu chỉ tiến hành khi cần thiết

Xem thêm:

Cấy sinh đôi theo ý muốn và những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

200+ tên Hán Việt cực hay và hot đảm bảo may mắn, bình an!

Đặt tên con trai hợp tuổi bố mẹ năm 2022 mang lại nhiều may mắn, tài lộc

4.2. Thai nhi trên 8 tuần

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai khi đã trên 8 tuần, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách bảo vệ cho thai nhi còn lại. Khi thai nhi bị lưu có xu hướng gây ảnh hưởng đến thai nhi còn lại, có ba cách để đưa thai lưu ra ngoài: kích thích gây chuyển dạ, hút thai, mổ lấy thai.

Kích thích gây chuyển dạ: hầu hết các mẹ khi biết mình bị lưu thai đều mong được chuyển dạ và sinh sớm thai nhi còn lại. Sau 2 tuần thai lưu mà mẹ chưa thể chuyển dạ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay sử dụng thủ thuật bấm ối để kích thích chuyển dạ. Bấm ối là thủ thuật chủ động dùng kim làm nước ối chảy ra ngoài, rút ngắn thời gian chuyển dạ. Thủ thuật này được sử dụng ở những mẹ mang thai đôi khác trứng, khi một thai đã lưu, thai còn lại không bị ảnh hưởng.

Mẹ cần đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời khi thai lưu
Mẹ cần đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời khi thai lưu

Nong cổ tử cung và hút thai: phương pháp này có nhược điểm là không thể hiện được nguyên nhân khiến thai bị lưu, do cổ tử cung bị nong ra, thai được hút ra ngoài nhờ dụng cụ. Sau khi thực hiện, mẹ phải theo dõi tình trạng chảy máu sau nạo và bị sót nhau thai. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm.

Mổ lấy thai: trong trường hợp thai đôi bị lưu một thai khó lấy ra, mổ lấy thai là phương pháp được sử dụng. Ngoài ra, nếu thai nhi còn lại vẫn phát triển bình thường và sắp đến ngày sinh, bác sĩ sẽ cho sinh sớm tùy tình trạng sẵn sàng của thai nhi. Bằng cách này, bác sĩ vừa lấy ra thai lưu, vừa giúp mẹ sinh thai nhi còn lại.

5. Lưu ý trường hợp thai đôi bị lưu một thai 

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai vì bất kỳ lý do gì, mẹ không nên tự xử lý. Mẹ cần đến bệnh viện – nơi có đầy đủ máy móc và thiết bị chuyên dụng để được tư vấn và hỗ trợ phương án an toàn và kịp thời.

Để hạn chế tối đa rủi ro bị thai lưu, mẹ cần liên tục theo dõi sức khỏe của bản thân và bé bằng cách thường xuyên đi khám thai. Chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt trong thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng. Mẹ hãy khám phá ngay các bí quyết chăm sóc thai kỳ tại đây nhé!

Mẹ không nên sử dụng tùy tiện thuốc tự mua ngoài thị trường. Luôn luôn tuân theo đơn thuốc mà các bác sĩ đã chỉ định là cách tốt nhất để điều trị nếu xảy ra trường hợp thai đôi bị lưu một thai. Sử dụng sai thuốc hoặc không đúng cách, không đúng liều lượng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé: sảy thai, thai bị dị tật, sinh non,…

Chế độ dinh dưỡng và vận động có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bé
Chế độ dinh dưỡng và vận động có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bé

Cuối cùng, khi mẹ có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong và sau quá trình điều trị thai lưu (chảy máu, đau bụng dữ dội, chóng mặt,…), mẹ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Trường hợp thai đôi bị lưu một thai là điều đáng tiếc không ai muốn xảy ra. Mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy đến bệnh viện để được tư vấn các giải pháp an toàn, đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi còn lại. Mẹ hãy để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần Góc Của Mẹ giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo:

https://vn.theasianparent.com/thai-doi-1-luu-1-song

https://medlatec.vn/tin-tuc/thai-luu-la-gi-va-can-lam-gi-khi-bi-thai-luu-de-me-an-toan-s74-n19463

https://hongngochospital.vn/cach-phat-hien-som-thai-chet-luu/

Mùa hè nên dùng bỉm gì cho bé để bé dễ chịu, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa? Câu trả lời được bật mí trong bài viết dưới đây! Mẹ tham khảo để chọn loại bỉm tốt nhất cho con nhé!

1. Cần cẩn trọng khi chọn bỉm mùa hè cho bé

Theo bác sĩ Viện Da liễu Hà Nội – Bác sĩ Nguyễn Quang Minh chia sẻ: Sử dụng tã, bỉm cho bé có khá nhiều lợi ích, có thể kể đến như có tính thẩm mỹ, tiện lợi khi mẹ và bé đi xa nhà hay buổi đêm giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý hơn khi bé mặc bỉm trong thời tiết mùa hè. Với bé gái thường dễ hăm tã hay viêm nhiễm phần mặc bỉm, còn với bé trai thì làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn, nếu bị nóng kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bé sau này.

Bé thấy khó chịu hơn, dễ gặp vấn đề trên da hơn khi phải đóng bỉm vào những ngày hè.
Bé thấy khó chịu hơn, dễ gặp vấn đề trên da hơn khi phải đóng bỉm vào những ngày hè.

Vì vậy, khi chọn bỉm mùa hè, mẹ cần chọn bỉm cẩn thận, chú ý cách mặc bỉm cho bé để bé dễ chịu, ngừa hăm.

2. 6 tiêu chí chọn bỉm mùa hè cho bé chuẩn “XỊN” nhất

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức khiến bé ra nhiều mồ hôi, vùng mặc tã hầm bí, khó chịu. Có bé còn không muốn cho mẹ mặc tã, ngọ nguậy liên tục, không hợp tác với mẹ. Mẹ đừng lo! 6 tiêu chí dưới đây giúp mẹ chọn được bỉm phù hợp nhất với mùa hè, bé dễ chịu khi mặc bỉm, mẹ cũng nhàn hơn trong việc giặt giũ, chăm bé.

2.1. Khả năng thấm hút tốt

Tã thấm hút tốt là giải pháp để bé không khó chịu khi phải tiếp xúc với phân và nước tiểu trong điều kiện thời tiết nóng nực.

Mẹ ưu tiên chọn tã có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – một loại hạt có khả năng thấm hút tới gấp 30 lần trọng lượng của nó. Đặc biệt, chất lỏng sau khi được thấm hút sẽ được các hạt SAP này chuyển sang dạng gel để tránh hiện tượng thấm ngược. Có thể nói, hạt SAP là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho bông dày thông thường, vừa giúp bỉm mỏng, không bị nóng, bí, vừa giúp mông bé khô thoáng và ngừa hăm tã tối đa.

Tã nhiều hạt SAP thấm hút sẽ giúp mông con luôn khô thoáng
Tã có nhiều hạt SAP thấm hút sẽ giúp mông con luôn khô thoáng

2.2. Siêu mỏng nhẹ

Nếu phải mặc một chiếc tã dày cộp trong mùa hè nóng nực này thì bé sẽ bí bách, khó chịu lắm đó mẹ. Hiểu được điều đó, các thương hiệu lớn đã giảm bớt lượng bông trong tã, thay thế bằng dải hạt SAP thấm hút cao cấp, giúp tã mỏng hơn, thấm hút tốt hơn.

Vậy nên, mẹ ưu tiên chọn cho bé yêu một chiếc tã siêu mỏng (khoảng 0.5cm) để bé thoải mái hơn khi dùng mẹ nhé!

2.3. Bỉm chống tràn tốt

Tràn bỉm khiến bé quấy khóc đòi thay tã giữa đêm, cả bố cả mẹ đều phải thức dậy, chuẩn bị lỉnh kỉnh đồ đạc để thay tã, thay ga giường. Chắc chắn không bố mẹ nào mong muốn điều này xảy ra rồi.

Vì thế, mẹ ưu tiên chọn bỉm có thiết kế giúp chống tràn tối đa, ví dụ như phần chun lưng cao trên 5cm, có vách ngăn ở hông đùi, ôm sát cơ thể bé để tránh hiện tượng tràn tã. Khi đó, cả nhà an tâm ngủ ngon suốt đêm mà không lo con tràn tã, thay tã giữa đêm.

Chọn bỉm có chun lưng cao, vách ngăn ở đùi để chống tràn cho bé
Chọn bỉm có chun lưng cao, vách ngăn ở đùi để chống tràn cho bé

2.4. Bỉm thông thoáng

Tã mỏng, thấm hút, chống tràn thôi chưa đủ. Vì mặc bỉm vào mùa hè, mông con rất dễ bị hầm bí nếu nhiệt độ trong bỉm không được thoát ra ngoài. 2 bí kíp để chọn bỉm thông thoáng:

  • Bề mặt nhiều khe rãnh: Mẹ ưu tiên chọn bỉm nhiều khe rãnh thoát khí, giảm diện tích tiếp xúc giữa mông con và bỉm, giúp mông con được “thở” khi mặc bỉm
  • Mặt đáy thoát khí: Thiết kế mặt đáy thoát khí giúp không khí bên trong và bên ngoài bỉm dễ lưu thông, giúp bé không bị hầm bí khi mặc bỉm.
Chọn bỉm thông thoáng để bé dễ chịu nhất
Chọn bỉm thông thoáng để bé dễ chịu nhất

2.5. Size bỉm thoải mái, vừa vặn với bé

Chọn cho bé một chiếc tã quá chật sẽ gây bí bách, hằn đỏ da bé. Mẹ cần chọn tã vừa vặn hoặc nhỉnh hơn một chút so với cân nặng của con để con thoải mái nhất khi mặc bỉm. Hiện nay, các thương hiệu đều có bảng hướng dẫn chọn size theo cân nặng của bé. Mẹ dựa vào bảng size hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để chọn size tã phù hợp nhất với cân nặng của con nhé.

Tã vừa vặn, bé thoải má hoạt động, chơi đùa
Tã vừa vặn, bé thoải má hoạt động, chơi đùa

2.6. Ưu tiên chọn bỉm dán (tã dán)

Tã dán thông thoáng hơn tã quần, lại dễ dàng điều chỉnh kích thước vòng bụng nên được ưu tiên sử dụng vào mùa hè đó ạ!

3. Mùa hè nên dùng bỉm gì cho bé? Bỉm Mamamy Ultraflow

Không nhiều thương hiệu có chất lượng bỉm phù hợp để sử dụng vào mùa hè cho bé. Mẹ tham khảo bỉm Mamamy Ultraflow – loại bỉm chuẩn “xịn” Hàn Quốc đang được các mẹ đặc biệt tin tưởng và sử dụng cho bé vào những ngày hè nóng nực này.

Tã dán Mamamy ultraflow được các mẹ ưu ái sử dụng vào mùa hè cho bé
Tã dán Mamamy ultraflow được các mẹ ưu ái sử dụng vào mùa hè cho bé

5 lý do khiến bỉm Mamamy “ghi điểm” trong mắt các mẹ đây ạ!

  • Siêu thấm hút, siêu chống tràn, có thể đóng xuyên 12h đêm: Loại bỉm thông thường chỉ sử dụng bông trộn hạt SAP hoặc 1 lớp hạt SAP ngắn ở giữa bỉm để thấm hút do chi phí sản xuất của hạt SAP này cao hơn bông thông thường, khiến tã dễ bị tràn, vón cục. Sợi bông khi tiếp xúc với nước sẽ bị “nhão”, vón thành những cục nhỏ. Tã Mamamy thiết kế dải SAP thấm hút cao cấp dài hết miếng tã, giúp chất lỏng thấm hút đồng đều, làm khô bề mặt tã nhanh, chỉ 10 – 15s sau khi bé tè, mẹ sờ bề mặt tã khô rong như bỉm mới luôn đó ạ!
  • Siêu mỏng nhẹ: Bỉm càng dày thì bé sẽ càng thấy bí bách, khó chịu. Do đó, Mamamy đã thiết kế bỉm siêu mỏng, độ dày chỉ còn 0.5cm với chất liệu bông tự nhiên, giúp bé luôn cảm thấy dễ chịu khi mặc bỉm vào mùa hè.
  • Siêu chống tràn: Phần chun lưng của các loại tã trên thị trường khá ngắn, chỉ 3 – 4cm khiến bé dễ bị tràn bỉm. Tã Mamamy thiết kế phần chun lưng cao 6cm – cao nhất thị trường bỉm tã, cùng với đường cắt võng quanh đùi, hạn chế tối đa bé tràn phân và nước tiểu khi bé nằm hay vận động.
  • Siêu thoáng khí: Cấu trúc 3D kim cương cùng hàng ngàn rãnh thoát khí trên bề mặt giúp tã Mamamy có khả năng thấm hút tốt hơn, nhanh chóng trả lại bề mặt tã khô thoáng sau khi bé tiểu. Ngoài ra, mặt đáy thoát khí 360 độ cũng giúp bé luôn thông thoáng mỗi khi mặc bỉm đó mẹ.
Tã Mamamy được thiết kế siêu mỏng nhẹ, chống tràn và ngừa hăm tã hiệu quả
Tã Mamamy được thiết kế siêu mỏng nhẹ, chống tràn và ngừa hăm tã hiệu quả

Để có cái nhìn khách quan nhất, mẹ tham khảo review của các mẹ nhé!

Chị Phạm Phương Trúc: Mình rất tin dùng bỉm bên Mamamy luôn. Bỉm mềm mại mà thiết kế rất đẹp. Có phần biết bỉm đầy hay chưa để thay, mình rất thích. Dịch vụ bên Mamamy mình cũng hoàn toàn hài lòng, các bạn luôn sát cánh cùng với các mẹ luôn á, nhiều lúc thấy thương ghê. Mãi trao tình yêu thương cho Mamamy.

Chị Hương Trinh: Cảm ơn Mamamy Ultraflow rất nhiều vì đã cho mẹ con mình có một trải nghiệm tuyệt vời đến vậy. Bé ngủ ngon giấc cả đêm không lo tràn bỉm, không hăm bí mẩn ngứa. Bỉm rất mềm mại, thấm hút tốt và đặc biệt mình thấy bỉm rộng ãu, con không bị thun đỏ hai bên bẹn như các bỉm khác. Mamamy Ultraflow thực sự chất lượng, mình tin rằng sẽ có rất nhiều mẹ có cảm nhận giống mình khi dùng bỉm này cho bé.

Bé thoải mái hơn khi được mặc bỉm phù hợp
Bé thoải mái hơn khi được mặc bỉm phù hợp

Chị Phan Thúy: Mình đã cho 2 bé sử dụng trọn bộ Mamamy 1 thời gian thấy khá tốt. Gần đây Mamamy ra mắt sản phẩm mới mình đã kịp cho bé trải nghiệm dùng thử miễn phí tã dán Mamamy Ultraflow và đặt 3 bịch giá dùng thử cho bé. Sau đó thì đã mua liền 10 bịch giá tốt. Cảm nhanh thấy tã thấm hút rất tốt, qua đêm mà tã vẫn rất nhẹ và khô thoáng, không giống như những loại tã đã dùng cho bé thì sau vài tiếng sử dụng bỉm thấm nước thì rất dày, gây khó chịu. Về phần chun lưng cao và chắc chắn, lại không gây hằn trên da. Cải tiến rất tuyệt vời không gây mẩn ngứa và hăm đỏ. Sau khi sử dụng cũng không có mùi khó chịu, mình thấy rất tuyệt,… Sẽ cho bé sử dụng sản phẩm khác của Mamamy.

4. Lưu ý khi mặc bỉm mùa hè cho bé để con luôn thông thoáng, thoải mái vui chơi

Ngoài việc lựa chọn đúng loại thì mẹ cũng cần mặc bỉm đúng cách cho bé, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Giảm số giờ mặc bỉm cho bé: Mẹ cho con “nude” những lúc vui chơi, trước khi mặc tã mới để da bé được thở và thông thoáng hơn.
  • Thay tã cho bé 3 – 4 tiếng/ lần: Phân và nước tiểu của bé sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay tã cho bé khoảng 3 – 4 tiếng/ lần để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của da bé với vi khuẩn có hại, ngừa các vấn đề trên da bé.
  • Vệ sinh cho bé mỗi lần thay tã: Da bé có thể sẽ bị lở loét, mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nhọt nếu không được mẹ vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã. Mẹ sử dụng khăn ướt thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để làm sạch vùng mặc tã trước khi mặc tã mới cho con nhé!
  • Không đóng bỉm quá chặt cho bé: Ngày hè nóng nực, tã bó sát vào người sẽ làm bé bức bối, khó chịu. Không chỉ thế, các đường bỉm hằn chặt lên da bé cộng với mồ hôi tiết ra sẽ càng làm bé mẩn đỏ hơn đó ạ!
Mẹ nhớ thay tã cho bé thường xuyên, để ngừa hăm và mẩn đỏ mẹ nhé!
Mẹ nhớ thay tã cho bé thường xuyên, để ngừa hăm và mẩn đỏ mẹ nhé!
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hi vọng qua những chia sẻ trên, mẹ đã biết mùa hè nên dùng bỉm gì cho bé để bé thông thoáng, dễ chịu nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Tính ngày dự sinh luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy cách tính ngày dự sinh như thế nào? Tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai liệu có chính xác? Mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhé!

1. Tổng quan về tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai 

Tính ngày dự sinh dựa vào ngày thụ thai là một phương pháp tính ngày dự sinh đơn giản. Chỉ cần mẹ nhớ được ngày quan hệ sẽ dễ dàng tính được ngày dự sinh dựa theo phương pháp này.

Nếu mẹ không nhớ chính xác ngày quan hệ cũng có thể dựa trên cách quy ước tuổi thai của các bác sĩ như sau:

Các bác sĩ quy ước tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ. Tuy nhiên, trứng sẽ rụng trong khoảng 14 đến 20 ngày tùy vào vòng kinh ngắn hay dài của mẹ. Vì vậy, các bé đều được cộng thêm 2 tuần vào tuổi thai của mình. Điều này có nghĩa rằng khi tinh trùng gặp trứng, hiện tượng thụ thai xảy ra, thai sẽ được quy ước là 2 tuần tuổi.

Dựa theo quy ước này, mẹ sẽ tính được ngày dự sinh của mình theo phương pháp thụ thai một cách dễ dàng.

Phương pháp tính ngày dự sinh đơn giản mà mẹ bầu nào cũng cần biết
Phương pháp tính ngày dự sinh đơn giản mà mẹ bầu nào cũng cần biết

2. Cách tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai

2.1. Cách tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai

Ngày thụ thai được xác định là thời gian tinh trùng của bố gặp trứng của mẹ và hình thành nên tế bào thai đầu tiên.

Thông thường, ngày thụ thai sẽ rơi vào khoảng ngày 11 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Cách tính cụ thể như sau:

Ngày dự sinh = Ngày thụ thai + 266 ngày (tương đương với 38 tuần)

Tuy nhiên, phương pháp tính ngày dự sinh này này cũng có một số hạn chế nhất định. Đặc biệt đối với những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thì tính chính xác sẽ không cao.

Công thức tính ngày dự sinh hữu ích cho mẹ có kinh nguyệt đều
Công thức tính ngày dự sinh hữu ích cho mẹ có kinh nguyệt đều

2.2 Hướng dẫn mẹ tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai dễ dàng

Để mẹ có thể áp dụng phương pháp này dễ dàng hơn, Góc của mẹ sẽ chia sẻ một ví dụ cụ thể như sau:

Nếu mẹ thụ thai vào ngày 19/8/2021, ngày dự sinh sẽ được tính theo công thức:

Ngày dự sinh= 19/8/2021 + 266 ngày = 11/5/2022.

Con số chênh lệch ngày dự sinh tính theo ngày thụ thai này sẽ dao động trong +/-7 ngày.

3. Tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai có chính xác không?

Tính ngày dự sinh dựa vào ngày thụ thai liệu có chính xác? Đây là băn khoăn mà nhiều mẹ bầu đang gặp phải.

Theo cách tính này, ngày dự sinh sẽ được tính dựa vào việc xác định ngày thụ thai của mẹ. Tuy nhiên, ngày thụ thai sẽ có sự chênh lệch 10 ngày và nhiều mẹ khó có thể xác định chính xác thời gian rụng trứng, thời điểm thụ thai của bản thân.

Cách tính ngày dự sinh bằng phương pháp này sẽ có độ chính xác phụ thuộc phần lớn vào ngày thụ thai của mẹ. Mặc dù cách tính này còn có chênh lệch nhưng vẫn giúp mẹ xác định được khoảng thời gian bé chào đời.

Tuy nhiên, mỗi mẹ sẽ có thời gian thụ thai và tốc độ phát triển thai nhi khác nhau. Phương pháp chỉ đúng với trường hợp mẹ có sức khỏe tốt và tốc độ phát triển của bé bình thường.

Mẹ cần xác định những mốc thời gian quan trọng
Mẹ cần xác định những mốc thời gian quan trọng

4. Lưu ý khi tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai

Với phương pháp này, mẹ cần lưu ý một số điều sau nhé:

4.1. Mẹ cần phải rõ bảng tuần kinh nguyệt

Bảng tuần kinh nguyệt sẽ giúp mẹ nắm rõ thời gian rụng trứng và xác định ngày thụ thai chính xác. Mẹ nên theo dõi vài tháng để nắm rõ chu kỳ hành kinh của mình. Chu kỳ của một người ổn định từ 28 đến 32 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số người có chu kỳ kéo dài hoặc ngắn hơn so với mức trên.

Thời gian thụ thai xác định càng chính xác thì công thức tính ngày dự sinh trên càng có hiệu quả cao với mẹ.

4.2. Mẹ cần rõ ngày thụ thai sau khi quan hệ

Vì trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt của mẹ, vào khoảng 14 đến 15 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất. Nếu gặp tinh trùng từ bố sẽ phát triển thành hợp tử trong tử cung của mẹ.

Vì vậy, mẹ nên chú ý mốc thời gian quan hệ để tính ngày dự sinh sao cho chính xác nhất. 

4.3. Cách tính này phù hợp với các mẹ có kỳ kinh đều

Công thức trên chỉ có hiệu quả cao đối với mẹ có kỳ kinh nguyệt đều ổn định từ 28 đến 32 ngày.

Với mẹ có kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn chu kỳ trên nên tham khảo các cách tính ngày dự sinh khác hoặc tham khảo ngày dự sinh từ bác sĩ.

Những mốc thời gian quan trọng mà mẹ cần nhớ
Những mốc thời gian quan trọng mà mẹ cần nhớ

5. Một số phương pháp tính ngày dự sinh hiệu quả khác

Bên cạnh phương pháp trên, mẹ có thể tham khảo thêm một số cách tính ngày dự sinh khác. Cụ thể như sau:

5.1. Phương pháp dựa theo chu kỳ kinh nguyệt của mẹ

Với cách tính này, mẹ hãy lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối làm mốc và cộng thêm 9 tháng, 7 ngày.

Ví dụ: Ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ là 21/2/2020, ngày dự sinh tương ứng theo cách tính này sẽ là ngày 28/11/2020.

Cách tính này phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi mẹ. Vì vậy nó chỉ có độ chính xác cao với mẹ có kỳ kinh đều đặn 28 ngày và nhớ được ngày cuối cùng trong kỳ kinh của mình. Công thức này không thể áp dụng với mẹ bị rối loạn kinh nguyệt và không nhớ chính xác ngày bắt đầu hành kinh.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối: Liệu Chính Xác Không?

5.2. Tính theo ngày quan hệ

Đây cũng là một phương pháp tính ngày dự sinh đơn giản mà mẹ có thể áp dụng.

Với phương pháp này, mẹ chỉ cần cộng thêm 38 tuần với ngày quan hệ cuối cùng của bố mẹ. 

Ví dụ: nếu ngày bố mẹ quan hệ là 5/3 năm 2021 thì cộng thêm 38 tuần nữa sẽ là ngày 26/11/2021 là ngày dự sinh.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ: Chính Xác Hay Không?

5.3. Tính ngày dự sinh bằng công cụ online

Hiện nay có khá nhiều công cụ tính ngày dự sinh online có độ chính xác cao. 

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Cách tính ngày dự sinh online chính xác và nhanh nhất

5.4. Tính ngày dự sinh cho mẹ bầu mang thai bằng phương pháp IVF

Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu bằng phương pháp IVF được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá có độ chính xác lên tới 99%.

IVF hay còn được biết đến là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, cách tính ngày dự sinh theo phương pháp này cũng có những điểm khác biệt.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Cách tính ngày dự sinh thai IVF chuẩn nhất từ chuyên gia

Phương pháp tính ngày sinh IVF mang lại sự chính xác cao
Phương pháp tính ngày sinh IVF mang lại sự chính xác cao

Hi vọng qua bài viết trên, mẹ đã có thể biết cách tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai. Đồng thời biết thêm những phương pháp tính ngày dự sinh mới hữu ích, chính xác nhất. Nếu còn băn khoăn nào, mẹ hãy để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Nguồn tham khảo: 

Cách nào tính ngày dự sinh chuẩn nhất?

Tính ngày dự sinh – Hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ

CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH CHÍNH XÁC 100% MẸ BẦU NÊN THAM KHẢO

Sinh đôi cùng trứng đang là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Để thực hiện được điều này mẹ cần làm những gì? Mẹ cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Cơ chế hình thành sinh đôi cùng trứng

Bình thường khi cơ thể người mẹ thụ thai là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, và mỗi lần mẹ sẽ sinh một thai nhi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của một số yếu tố mà mẹ sinh hai thai nhi trong cùng một lúc được gọi là sinh đôi. 

Vậy sinh đôi cùng trứng là gì?.

Nếu như mẹ sinh cùng một lúc hai thai nhi thì được gọi là sinh đôi. Và đứng ở trên góc độ về các yếu tố di truyền học và sinh lý học các nhà khoa học đã chia ra thành hai kiểu sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi không cùng trứng. 

Sinh đôi cùng trứng là sau khi quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng hoàn thành và tạo ra hợp tử. Sau đó hợp tử này sẽ phát triển thành phôi để bắt đầu phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong giai đoạn này phôi sẽ tách ra thành 2 thai và phát triển đồng thời cùng nhau. Khi sinh đôi cùng trứng thì hai thai nhi khi sinh ra sẽ giống nhau gần như hoàn toàn. 

Đặc điểm của những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng là sẽ mang trong cơ thể cùng một bộ gen quy định như. Có hình dáng bên ngoài giống nhau gần như hoàn toàn. Ngay cả các bộ phần khác trên cơ thể cũng có đặc điểm giống nhau từ nhóm máu, giới tính cho đến màu mắt, màu tóc…Các chuyên gia gọi hiện tượng sinh đôi cùng chứng này là những đứa trẻ sinh đôi cùng một hợp tử. 

Những đứa trẻ được sinh đôi cùng trứng
Những đứa trẻ được sinh đôi cùng trứng

2. Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có sinh đôi cùng trứng 

Để nhận biết được dấu hiệu mẹ có phải mang thai sinh đôi cùng trứng hay không thì ngoài các dấu hiệu có thai như bình thường là ốm nghén, khó chịu, nồng độ HCG trong nước tiểu cao hơn.. thì mẹ  nhận biến thêm những biểu hiệu sau để biết rằng mình có mang thai đôi hay không. 

  • Buồn nôn: đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở mẹ khi bắt đầu mang thai, nhưng khi mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng, cơ thể có thể sẽ có biểu hiện mạnh hơn những người mang thai đơn. Các cơn buồn nôn luôn xuất hiện thường trực khiến mẹ cảm nhận thường xuyên hơn. 
  • Những cơn nghén: khi mang thai việc khó chịu hay nhạy cảm với các loại mùi thức ăn đồ dùng là nỗi khổ của hầu hết các mẹ bầu gặp phải. Nhất là khi mẹ mang sinh đôi cùng trứng thì việc nghén này biểu hiện rõ rệt hơn cả. Mẹ có thể thấy khó chịu với tất cả các loại thực phẩm bất kể là sống hay chín hoặc là cả hải sản và thịt cá bình thường. 
  • Phần bụng: nếu mang thai đơn, trừ một số trường hợp tăng cân quá nhanh thì bụng mẹ sẽ phát triển theo cân nặng từng giai đoạn của trẻ. Tuy nhiên nếu mẹ đã mang thai một lần thì rất dễ nhận ra khi mang thai sinh đôi cùng trứng thì phần bụng của mẹ sẽ to hơn khoảng 1 – 1,5 lần ở thời kỳ đầu thai kỳ so với mẹ mang thai đơn. Bởi lúc này trong dạ con của mẹ đang có tới hai phôi phát triển, bụng bị to hơn. 
  • Đi tiểu: khi mẹ mang thai, việc thay đổi nồng độ nội tiết tố trong giai đoạn đầu hay do thai nhi lớn và phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang của người mẹ trong giai đoạn gần sinh sẽ khiến mẹ phải thường xuyên đi vệ sinh. Mẹ bầu có thể đi tiểu với tần suất từ  1 – 3 giờ một lần tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi và lượng nước mẹ uống. 
  • Xác định con sinh đôi cùng trứng: nếu mẹ muốn biết có phải mình mang thai đôi cùng trứng hay không. mẹ cần phải tiến hành các xét nghiệm về ADN. Việc này thực hiện ngay sau khi bé được chào đời. Nếu có 50% bộ mã gen ADN giống nhau, hai bé sẽ được chứng minh là sinh đôi cùng trứng
Dấu hiệu mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng
Dấu hiệu mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng

3. 2 Phương pháp sinh đôi cùng trứng     

3.1. Phương pháp IUI

Sinh đôi cùng trứng một cách tự nhiên không phải là hiện tượng thường gặp. Vì  thế nếu mẹ mong muốn thực hiện được việc sinh đôi này một cách chính xác mẹ nên thực hiện phương pháp IUI. 

Phương pháp IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ sẽ chọn tinh trùng khỏe nhất của người chồng và bơm vào tử cung của người vợ thông qua một ống thông, ống này có tên gọi là catheter. Ống có đặc điểm nhỏ, mềm và một phần đầu tù để có thể đi vào cổ tử cung người vợ. Sau đó tinh trùng trong ống sẽ được bơm vào buồng tử cung. 

Phương pháp này được tiến hành như sau:

  • Người vợ cần thực hiện các biện pháp để kích thích buồng trứng của mình trứng được phát triển tốt nhất. 
  • Sau khi người vợ được tiêm thuốc rụng trứng, đồng thời người chồng cũng được yêu cầu lấy tinh trùng và tiến hành lọc rửa để cuối cùng chọn ra tinh trùng tốt nhất, khỏe nhất tiến hành IUI. 
  • Sau đó để sinh đôi cùng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành việc bơm tinh trùng của người chồng vào tử cung của người vợ sau khoảng 40 giờ tiêm thuốc kích trứng.
  • Sau khi làm IUI người vợ nên nghỉ ngơi thư giãn nhẹ nhàng để tạo điều kiện tốt nhất việc thụ thai. 
  • 2 tuần sau khi tiến hành IUI để sinh đôi cùng trứng,  người vợ cần đến bệnh viện kiểm tra để xem xét việc thụ thai đã thành công hay chưa. 

Đối tượng nên sử dụng phương pháp IUI để sinh đôi cùng trứng là những người chồng có tinh trùng kém, hay gặp phải tình trạng như rối loạn khả năng xuất tinh… Còn với người vợ đang gặp phải các nguyên nhân như lạc nội mạc tử cung, hay trứng rụng không đều và vô sinh thứ phát. 

Phương pháp IUI được đánh giá là phương pháp hỗ trợ các cặp cha mẹ muốn sinh đôi cùng trứng một cách hiện đại và ít tốt kém nhất. Bên cạnh đó khi mẹ thực hiện thủ thuật IUI cũng không tốn nhiều thời gian và không làm tổn thương hay ảnh hưởng tới tử cung của mẹ. Đồng thời khả năng mẹ mang thai tự nhiên cao.

Khi thực hiện phương pháp IUI tỷ lệ thành công được đánh giá là khoảng 8% – 22% và được nhiều bố mẹ lựa chọn đầu tiên nếu muốn sinh đôi cùng trứng. Tuy nhiên IUI cũng có thể mang lại tác dụng phụ của thuốc với người mẹ. Và việc thăm khám phải thường xuyên diễn ra trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này. 

Sinh đôi cùng trứng nhờ phương pháp IUI
Sinh đôi cùng trứng nhờ phương pháp IUI

3.2. Phương pháp IVF

Mẹ có thể xem thêm: CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH THAI IVF CHUẨN NHẤT TỪ CHUYÊN GIA

IVF một trong những phương pháp y tế để hỗ trợ các cặp cha mẹ muốn sinh đôi cùng trứng.

IVF là phương pháp thụ tinh nhân tạo được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Tinh trùng của bố sẽ được kết hợp với trứng của mẹ ở bên ngoài cơ thể mẹ. Sau khi phôi hình thành và phát triển khỏe mạnh sẽ được cấy vào bên trong tử cung của mẹ để phát triển một cách bình thường. 

Phương pháp IVF được tiến hành như sau:

  • Khám sức khỏe tổng thể của cả hai vợ chồng và thực hiện các xét nghiệm cơ bản cần thiết.
  • Tiêm thuốc kích thích trứng đối với người vợ. 
  • Tiến hành lấy trứng và tinh trùng: trứng của người vợ sẽ được hút ra dưới sự thực hiện của bác sỹ. Còn người chồng sẽ thực hiện việc lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh. 
  • Trứng và tinh trùng được chuyển tới các phòng thí nghiệm để tiến hành phương pháp IFV để giúp bố mẹ sinh đôi cùng trứng
  • Sau khi phôi thai thành công sẽ thực hiện chuyển ngược lại vào trong cơ thể người mẹ. 
  • Kiểm tra thai sau giai đoạn chuyển phôi sau khi thực hiện biện pháp này được 2 tuần. 

Cha mẹ được chỉ định thực hiện phương pháp IVF để sinh đôi cùng trứng là những người đang gặp phải các tình trạng như mẹ bị lạc nội mạc tử cung, phải đi xin trứng, hay tinh trùng yếu, ít….

Khi thực hiện phương pháp IVF để sinh đôi cùng trứng sẽ giúp bố mẹ có tỷ lệ thành công cao từ 23 – 42%, tuy nhiên IVF lại đòi hỏi một chi phí cao và thể chất của cha mẹ cũng cần tốt. Đặc biệt khi đã thực hiện IVF để sinh đôi cùng trứng thì cha mẹ bắt buộc phải tuân theo các chế độ và dùng thuốc nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. 

Sinh đôi cùng trứng nhờ phương pháp IVF
Sinh đôi cùng trứng nhờ phương pháp IVF

4. Chăm sóc mẹ mang thai đôi cùng trứng?

4.1. Thường xuyên khám thai

Việc khám thai thường xuyên giúp mẹ biết được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn nhất định. Đặc biệt khám thai cũng giúp mẹ phòng tránh được những rủi rỏ cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ. 

Theo các nghiên cứu và chuyên gia nhận định thì khi mẹ bầu có thai sinh đôi cần phải thực hiện đầy đủ lịch khám thai theo các cột mốc đã quy định. Điều này sẽ giảm thiểu được nguy cơ thai nhi bị tử vong xuống khoảng 5 lần so với những mẹ bầu không đi khám thai. 

Bên cạnh đó, khám thai thường xuyên giúp bác sĩ thăm khám và nắm bắt được sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp với mẹ nhất là những mẹ đang mang thai đôi. Hầu hết các bé có mẹ đi khám sẽ có cân nặng tốt hơn so với những mẹ không thực hiện việc thăm khám. 

Đồng thời, mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng cũng dễ gặp biến chứng hơn những mẹ mang thai một bởi lúc này trong tử cung đang có tới những hai thai nhi phát triển. Do đó việc khám thai thực sự rất quan trọng để mẹ có thể nắm bắt được những tình trạng phát triển của thai cũng như sức khỏe của bản thân người mẹ. 

Đặc biệt, đối với những mẹ có tiền sử khi mang thai mà ra huyết, bị tiền sản giật, sinh non hay các thai trước đây không nhận được đủ chất…. hoặc mẹ đang có những bệnh lý điều trị thì cần phải thực hiện việc thăm khám thường xuyên và theo đúng lịch hẹn của bác sỹ có chuyên môn về sản khoa để được theo dõi và chăm sóc tốt nhất. 

Mẹ sinh đôi cùng trứng nên thường xuyên khám thai 
Mẹ sinh đôi cùng trứng nên thường xuyên khám thai

4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Theo chuyên gia dinh dưỡng dành cho mẹ bầu mang thai sinh đôi cùng trứng thì cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm sau: 

  • Chất đạm (protein)
  • Chất béo 
  • Chất bột 
  • Vitamin, khoáng chất.

Mẹ bầu khi mang mang thai đôi sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những mẹ bầu mang thai một. Bởi lúc này cơ thể mẹ phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hai thai nhi phát triển. 

Nếu trung bình một ngày mẹ bầu có một thai chỉ cần 300 calo thì mẹ bầu sinh đôi cùng trứng cần được cung cấp tới 600 calo. 

Mẹ cần bổ sung protein qua các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng và sữa….Vì để nuôi dưỡng hai thai nhi lớn thì mẹ bầu ăn theo khẩu phần của mẹ bầu sinh đôi cùng trứng với 4 khẩu phần protein cũng như các khẩu phần của sữa. 

Mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các loại trái cây và vitamin cần thiết để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Mẹ mang thai đôi cần tập trung các loại như axit folic để làm giảm nguy cơ các bé bị dị tật, canxi giúp các con đủ chất để phát triển hệ xương khỏe mạnh ngay từ bên trong bụng mẹ, chất kẽm giúp mẹ phòng ngừa khả năng sinh non và có nhiều trong đậu đen,…

Trong thời gian mang thai mẹ cũng nên hạn chế ăn các đồ ăn chiên rán hay những đồ ăn sống như sushi, trứng sống, cá hồi….Mẹ cũng không nên uống những thức uống có cồn như rượu, hay ca phê… vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hai thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. 

Chế độ ăn đủ dưỡng chất cho mẹ bầu sinh đôi cùng trứng
Chế độ ăn đủ dưỡng chất cho mẹ bầu sinh đôi cùng trứng

4.3. Uống đủ nước

Khi đó, mẹ cần bổ sung nước đầy đủ và đều đặn. Bởi nước rất quan trọng và cần thiết cho phụ nữ mang thai. Nếu mẹ uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tổng hợp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa vitamin và khoáng chất của mẹ sẽ cung cấp cấp tới thai nhi chính là nước. 

Mẹ bầu nên uống nước từ 2,5 lít tới 3 lít. Mẹ nên chia nhỏ và uống nhiều lần, liên tục trong ngày. Để biết được có cần bổ sung thêm nước hay không mẹ hãy  xem ngay màu của nước tiểu nhé. Nếu chúng có màu vàng đậm thì chính là lúc mẹ thiếu nước và cần bổ sung gấp. 

Khi mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thì tình trạng táo bón cũng sẽ thường xuyên gặp phải và khiến mẹ lo lắng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ hãy uống nhiều nước để đảm bảo giúp hệ tiêu hóa đủ nước để loại bỏ các chất thải một cách “trơn tru” ra khỏi cơ thể. 

Bên cạnh đó lợi ích của uống đủ nước với mẹ bầu sinh đôi cùng trứng cũng sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng do sự thay đổi của nội tiết tốt và cấu tạo của đường tiết niệu. Nếu uống đủ nước sẽ làm phần nước tiểu được hòa loãng ra làm ức chế phần vi khuẩn phát triển. Đồng thời tình trạng phù nề và chuột rút cũng sẽ được giảm bớt khi mẹ uống đầy đủ nước. 

4.4. Duy trì và thực hiện các bài tập phù hợp

Việc mẹ bầu sinh đôi cùng trứng khi mang thai cần dù trì và luyện tập các bài tập thể dục phù hợp là điều cần thiết trong cả quá trình. Vì các bài luyện tập này sẽ giúp mẹ giảm đi sự mệt mỏi ở những thai kỳ đầu và cuối. Bên cạnh đó khi có thai mẹ  gặp phải sự rối loạn về giấc ngủ vì thế các vận động thể thao này càng giúp mẹ cải thiện về giấc ngủ được tốt hơn. 

Còn nếu mẹ bầu mang thai sinh đôi cùng trứng đang bị táo bón, mẹ nên kiên trì đi bộ mỗi ngày từ 15 – 20 phút với những bước đi nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng táo bón lúc này. Thêm một lợi ích nữa của việc tập thể dục giúp  mẹ cải thiện được việc lưng bị đau khi thai nhi bắt đầu phát triển ngày càng lớn. 

Một số bộ môn mẹ luyện tập trong giai đoạn thai kỳ như bơi lội, đi bộ, những động tác dành riêng cho bà bầu…Nhưng mẹ cũng nên tránh những động tác hoạt động quá mạnh như bóng rổ, bóng chuyền, leo núi… vì  ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. 

Đặc biệt mẹ cũng nên tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia y tế có chuyên môn trong sản khoa để có thể xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp. Mẹ cũng không nên tập quá sức, và mặc đồ thoải mái…khi thực hiện hoạt động này. 

Lưu ý cho mẹ:

  • Khi mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thì bụng thường sẽ to nhanh và lớn hơn so với những mẹ mang bầu một thai nhi. 
  • Mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay gặp phải hội chứng tiền sản giật….
  • Nguy cơ sinh non khá cao đối với các mẹ mang song thai, và theo thống kê thì con số này đạt tới tỷ lệ là 50% khi bé được 37 tuần tuổi.
  • Mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thông thường sẽ sinh mổ do ngoài các biến chứng mẹ có thể gặp phải thì thai nhi cũng thường bị ngược ngôi, ngôi ngang… do trong tử cung bị chèn ép bởi hai thai. 
Lưu ý khi mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng
Lưu ý khi mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng là việc mang hai thai được sinh ra từ cùng một trứng và một tinh trùng. Vì thế hai bé sẽ có những điểm tương đồng gần như hoàn toàn giống nhau từ các bộ phận trên cơ thế cho đến giới tính. Trong giai đoạn mẹ mang thai đôi cần thăm khám thai thường xuyên. Và chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi và luyện tập thể thao phù hợp để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt mẹ cũng nên uống nước đầy đủ để có một cơ thể khỏe mạnh.

Nếu có băn khoăn nào, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ tốt nhất mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Thế nào là song sinh cùng trứng?

Hiện nay, mẹ muốn sinh đôi khác trứng không phải chờ đợi may mắn như trước nữa. Có nhiều phương pháp giúp mẹ mang thai đôi khác trứng với  tỷ lệ thành công cao lên tới 40%. Tìm hiểu cùng Góc của mẹ nhé!

1. Cơ chế hình thành sinh đôi khác trứng

Sinh đôi hay mang thai đôi là hiện tượng có 2 thai nhi cùng phát triển trong tử cung của mẹ trong một lần mang thai. Mẹ vẫn thường thấy 2 bé sinh đôi chào đời có ngoại hình giống nhau như 2 giọt nước. Đây là sinh đôi cùng trứng đó ạ. 

Để hình thành bào thai sinh đôi cùng trứng, 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử này tiếp tục phân chia tạo thành 2 cơ thể riêng biệt. Vì cùng 1 trứng sinh ra nên 2 bé sẽ có ngoại hình và giới tính giống nhau.

Sinh đôi khác trứng, 2 bé có ngoại hình khác nhau, cùng hoặc khác giới tính
Sinh đôi khác trứng, 2 bé có ngoại hình khác nhau, cùng hoặc khác giới tính

Một trường hợp khác, 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng trong một lần rụng trứng. Khi đó tạo thành 2 phôi thai cùng phát triển trong tử cung của mẹ. Vì phát triển từ 2 trứng khác nhau nên 2 bé sinh đôi khác trứng có ngoại hình khác nhau. Có thể cùng hoặc khác giới tính.

Cũng có trường hợp, mẹ đang mang thai đơn ở tháng đầu tiên tiếp tục rụng trứng và có thêm 1 trứng được thụ tinh. Đây cũng là sinh đôi khác trứng. Trường hợp này còn có tên gọi khác là bội thụ tinh khác kỳ.

2. Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có sinh đôi khác trứng

Ngoài siêu âm, có một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết mẹ đang mang thai sinh đôi khác trứng như sau:

  • Nếu mẹ đang từng mang thai trước đó, trong lần mang thai này mẹ sẽ thấy buồn nôn, nôn nghén nhiều hơn so với lần trước trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • So với những người khác mang thai cùng giai đoạn, bụng mẹ bầu mang thai đôi khác trứng sẽ lớn hơn.
  • Trong thai kỳ, mẹ đi tiểu nhiều hơn, xét nghiệm thấy nồng độ hCG cao hơn 30-50% so với mang thai đơn.

Để biết chính xác mẹ có đang mang thai đôi khác trứng hay không, mẹ hãy làm các xét nghiệm DNA. Nếu kết quả cho thấy DNA giống nhau 50% nghĩa là sinh đôi khác trứng.

3. 2 Phương pháp giúp mẹ muốn sinh đôi khác trứng

3.1. Tăng khả năng thụ thai đôi bằng các cách tự nhiên

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sinh đôi khác trứng liên quan đến vấn đề di truyền nhiều hơn so với sinh đôi cùng trứng. Nghĩa là nếu trong gia đình bên nội bên ngoại của mẹ có người sinh đôi thì khả năng mẹ mang thai khác trứng cao hơn so với gia đình chưa có tiền lệ. 

Ngoài ra, mang thai khác trứng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sau:

  • Tuổi của mẹ: Khi mẹ ở độ tuổi từ 35 trở lên, các hormone FSH được tiết ra nhiều hơn, kích thích trứng rụng nhiều hơn. Từ đó, tăng khả năng có 2 trứng cùng được thụ tinh, tăng khả năng mang thai khác trứng.
  • Mẹ có chỉ số BMI cao trên 30: BMI là chỉ số khối cơ thể tính bằng cân nặng (kg)/ bình phương chiều cao (m). Mẹ có chỉ số BMI trên 30 nghĩa là mẹ đang thừa cân, béo phì. Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có khả năng kích thích tăng tiết estrogen, kích thích rụng nhiều trứng hơn, tăng khả năng sinh đôi khác trứng.
  • Mẹ mang thai nhiều lần: Nếu mẹ đang mang thai nhiều lần, từ 2 – 3 lần trước đó thì khả năng lần tiếp theo mẹ mang thai khác trứng cao hơn. Càng mang thai nhiều lần thì khả năng mang thai đôi khác trứng càng cao.
  • Mẹ cho con bú: Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mẹ cho con bú mang thai đôi khác trứng lên đến 11,4% so với 1,1% của mẹ không cho con bú. Do vậy, nếu mẹ muốn sinh đôi khác trứng hãy cho con bú trong những lần sinh trước đó nhé!
  • Mẹ uống nhiều sữa: Một nghiên cứu trên tạp chí Reproductive Medicine cho thấy, protein Insulin IGF kích thích rụng trứng, tăng khả năng mang thai đôi khác trứng.

3.2. Thụ tinh sinh đôi nhân tạo

3.2.1. Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI)

Tinh trùng được đưa vào tử cung bằng ống catheter
Tinh trùng được đưa vào tử cung bằng ống catheter

Thụ tinh nhân tạo (IUI) là phương pháp sử dụng catheter (một ống thông rất nhỏ, mềm và có đầu tù) bơm tinh trùng (đã được lọc rửa từ trước, là những tinh trùng có sức khỏe tốt) đi qua cổ tử cung dẫn vào trong buồng tử cung. Thời gian thực hiện chỉ trong vài phút mà thôi. Tỷ lệ thành công mang thai đôi khác trứng từ 15 – 20%, tỷ lệ càng giảm khi mẹ càng lớn tuổi.

Bên cạnh những bố mẹ muốn sinh đôi khác trứng, một số trường hợp khác cũng được bác sĩ khuyên sử dụng phương pháp này để sinh con gồm có:

  • Với bố: Chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng ít, tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, rối loạn xuất tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh ngược, có kháng thể kháng tinh trùng…
  • Với mẹ: kinh nguyệt không đều, vô sinh không rõ nguyên nhân, rụng trứng không đều, lạc nội mạc tử cung nhẹ và trung bình, có kháng thể kháng tinh trùng…

Lưu ý, một số điều kiện bắt buộc khi bố mẹ muốn thực hiện thụ tinh nhân tạo như sau:

  • Mẹ có ít nhất 1 vòi trứng thông với buồng trứng còn hoạt động.
  • Chất lượng tinh trùng của bố bất thường ở mức độ nhẹ và vừa (vấn đề này khi khám bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể).
  • Tinh trùng sau khi tiến hành lọc rửa phải còn tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động/1 ml.

3.2.2. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Tinh trùng và trứng được thực hiện thụ tinh trong môi trường phòng thí nghiệm
Tinh trùng và trứng được thực hiện thụ tinh trong môi trường phòng thí nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp cho tinh trùng (sau khi được lọc rửa) và trứng (đặt trong đĩa môi trường) kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm và để ủ trong tủ, sau khi chúng tạo thành phôi thai sẽ được cấy vào trong tử cung của mẹ, ở đây phôi thai phát triển như thai nhi bình thường khác. 

Thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện với những trường hợp như mẹ tắc 2 vòi trứng, mẹ đi xin trứng, mẹ lạc nội mạc tử cung, bố tinh trùng ít và yếu, bố xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh, bố mẹ hiếm muộn… Tỷ lệ thành công của phương pháp này ở Việt Nam lên tới 35 – 40%.

Ngoài ra, mẹ có mang thai đôi được hay không còn phụ thuộc và đánh giá sức khỏe của mẹ từ bác sĩ trước khi tiến hành cấy phôi thai. Nếu mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng mang thai đôi, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy 2 phôi thai tạo thành sinh đôi khác trứng.

4. Chăm sóc mẹ mang thai đôi khác trứng?

4.1. Thường xuyên khám thai

Mẹ mang thai đôi vất vả hơn mang thai thường rất nhiều, sức khỏe theo đó bị ảnh hưởng lớn hơn. Chưa kể, khả năng xảy ra các biến chứng sinh non, bệnh bẩm sinh, tiền sản giật, tiểu đường sau sinh, trầm cảm sau sinh… cũng cao hơn mang thai đơn. 

Mẹ nên khám thai thường xuyên để được theo dõi sức khỏe tốt nhất
Mẹ nên khám thai thường xuyên để được theo dõi sức khỏe tốt nhất

Vì vậy, mẹ cần đi khám thai thường xuyên, bắt đầu từ tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ nên khám thai 4 – 6 tuần/ lần. Như vậy, các bác sĩ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, phát hiện sớm các bất thường và xử lý kịp thời.

4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Mẹ mang thai đôi khác trứng cần cung cấp gấp đôi dinh dưỡng cho thai nhi, đảm bảo cả 2 bé phát triển bình thường, khỏe mạnh. Ngoài số năng lượng tiêu chuẩn hàng ngày, mẹ nên ăn thêm 600kcal nữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho con. 

Một số loại thực phẩm nên ăn như các loại thịt, trứng, sữa… cung cấp protein giúp ngăn ngừa tiền sản giật, các loại trái cây và rau xanh cung cấp vitamin, đặc biệt là vitamin B9 (axit folic) cùng chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho con. Mẹ đừng quên bổ sung sắt nhé, giúp ngăn ngừa thiếu máu cho cả mẹ và bé. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ và trái cây sấy khô.

4.3. Uống đủ nước

Nước rất cần thiết cho cả mẹ và bé, nó giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai để bảo vệ bé tốt hơn, giúp mẹ đi tiểu nhiều hơn để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tránh mất nước và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. 

Mẹ bầu sinh đôi khác trứng nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày, trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây, sữa, các loại canh…

4.4. Duy trì và thực hiện các bài tập phù hợp

Thực hiện các bài tập phù hợp giúp mẹ bầu mang song thai phòng tránh các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường, trầm cảm… đồng thời cũng giúp mẹ bớt đau lưng, mệt mỏi trong khi mang thai. Một số bài tập phù hợp với mẹ bầu như đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, bơi lội, đạp xe… Các bài tập này mẹ nên thực hiện 20 – 30 phút mỗi ngày.

Tập thể dục giúp mẹ phòng tránh các biến chứng thai kỳ
Tập thể dục giúp mẹ phòng tránh các biến chứng thai kỳ

Lưu ý: Mẹ chỉ nên duy trì chế độ tập luyện như trên khi sức khỏe ổn định, không có tiền sử bệnh tim. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập cũng như chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ mỗi lần khám định kỳ.

5. Lưu ý cho mẹ sinh đôi khác trứng

Khi mang thai đôi khác trứng, mẹ và gia đình nên chú ý một số điều sau đây:

  • Theo dõi cân nặng: Bắt đầu từ tuần 26 thai kỳ, bé phát triển nhanh, trung bình 30g mỗi ngày, mẹ cần cung cấp lượng dinh dưỡng lớn để cung cấp đủ cho quá trình phát triển của bé. Đây là lý do vì sao mẹ tăng cân trong thai kỳ, với mẹ sinh đôi khác trứng, số cân nặng tăng thêm khi mang thai từ 16 – 20,5kg. Nếu mẹ tăng ít hơn 7kg hoặc tăng nhiều hơn 21kg là dấu hiệu bất thường, cần đến bệnh viện kiểm tra.
  • Chuẩn bị đồ dùng cho bé: Mẹ mang song thai khác trứng nên siêu âm để biết giới tính thai nhi trước để chuẩn bị đúng đồ dùng phù hợp cho bé. Bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ tã giấy, quần áo, mũ tất, bình sữa… trước ngày dự sinh từ 1 – 2 tháng để tránh vội vàng khi ngày dự sinh gần kề.
Mẹ mang song thai khác trứng nên siêu âm xác định giới tính bé để chuẩn bị đồ dùng phù hợp
Mẹ mang song thai khác trứng nên siêu âm xác định giới tính bé để chuẩn bị đồ dùng phù hợp
  • Phân chia việc chăm sóc 2 bé: Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc khó khăn, vất vả, có 2 bé càng vất vả hơn. Nếu để mẹ 1 mình chăm 2 bé sẽ quá sức, sức khỏe mẹ còn yếu sau sinh không phù hợp để làm việc này. Do vậy, cả bố và mẹ nên thương lượng kế hoạch chăm sóc bé từ trước, nên nhờ sự giúp đỡ của người thân 2 bên gia đình hoặc thuê hộ lý chuyên nghiệp.

Mẹ có thể đọc thêm:

Mẹ cần biết những gì về sinh đôi cùng trứng?

Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết

Mang song thai – 4 yếu tố và 2 phương pháp hiệu quả cho mẹ

9 cách để mang thai đôi dễ dàng cho mẹ thông thái

Cấy sinh đôi theo ý muốn và những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Như vậy, nếu muốn sinh đôi khác trứng mẹ có thể áp dụng cả phương pháp tự nhiên và phương pháp nhân tạo. Trong đó, tỷ lệ thành công phương pháp nhân tạo lên tới 40%. Ngoài ra, bố và mẹ đừng quên nắm rõ cách chăm sóc mẹ bầu mang song thai để sức khỏe của mẹ và bé luôn ổn định, bé con chào đời an toàn, khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo: Sinh đôi khác trứng là gì?

Những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc xác định được ngày rụng trứng và ngày thụ thai là rất khó khăn. Để tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều thật chính xác thì mẹ hãy xem bài viết Góc của mẹ chia sẻ dưới đây nhé. Dưới đây là cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều mẹ nhé!

1. Tổng quan về tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều 

Ngày dự sinh hoặc được viết tắt là EDD (estimated date of delivery), là ngày dự kiến khi mẹ bắt đầu chuyển dạ. Vì ngày dự sinh chỉ là ước tính, mẹ có thể bắt đầu chuyển dạ giữa hai tuần trước hoặc sau ngày dự sinh của mẹ.

Thời điểm thực hiện tính ngày dự sinh chuẩn nhất là khoảng 40 tuần tuổi có thể xác định được ngày dự sinh tương đối chính xác nhất mẹ nhé.

Đối với các mẹ có kinh nguyệt đều đặn thì có thể xác định được ở thời điểm đó. Còn đối với các mẹ kinh nguyệt không đều thì có thể nhờ bác sĩ có chuyên môn kiểm tra kỹ và chọn ngày dự sinh nào là chính xác nhất dựa trên các kết quả hiện có.

Giới thiệu về cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều
Giới thiệu về cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều

2. Cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều

2.1 Tính lại ngày LMP

Ngày LMP là ngày kinh đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Với mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, áp dụng ngày LMP để tính ngày dự sinh theo vòng kinh nguyệt sẽ cho kết quả sai số rất lớn. Đặt biệt với những người kinh nguyệt không đều khoảng 2 – 3 tháng mới có một lần. Chính vì vậy, nếu kinh nguyệt không đều, đặc biệt là chu kỳ dài, thì mẹ cần tính lại ngày LMP cho chuẩn nhất nhé.

Mẹ có vòng kinh nguyệt đều từ 28 đến 35 ngày. Nếu nửa sau chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 14 ngày thì đây là quãng thời gian từ ngày rụng trứng đến ngày có kinh tiếp theo nhé. Bên cạnh đó, trong trường hợp kỳ kinh nguyệt của mẹ dài 35 ngày thì thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày 21. Chính vì vậy, từ ngày rụng trứng mẹ sẽ có dữ liệu để xác định lại ngày LMP chuẩn xác nhất và lấy làm cơ sở để tìm ra ngày dự sinh đúng nhất.

Như ví dụ dưới đây: nếu chu kỳ kinh nguyệt của mẹ là 35 ngày. Ngày LMP (gốc) là 08/08/2021. Vậy thì mẹ có thể tính ngày LMP mới theo cách sau:

  • Bước đầu tiên: Thêm 21 ngày vào ngày LMP gốc là: 08/08/2021 vậy thì đến  29/08/2021
  • Bước thứ hai: Trừ đi 14 ngày để tìm ngày LMP mới là: 29/08/2021 vậy thì lùi lại 15/08/2021

Khi đã có ngày LMP mới, mẹ có thể sử dụng cách tính ngày dự sinh theo phương pháp chu kỳ kinh nguyệt và quy tắc Nagele như bình thường đã đề cập ở phần trên.

Ta có: 15+7 ngày = ngày 22, cộng thêm 1 năm là: 22/08/2021, sau đó trừ đi 3 tháng là ngày 22 tháng 05 năm 2021 là ngày dự sinh của em bé đấy mẹ.

Cách tính ngày LMP dành cho mẹ bầu
Cách tính ngày LMP dành cho mẹ bầu

2.2 Dựa vào siêu âm

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO SIÊU ÂM CÓ CHUẨN KHÔNG?

Y học ngày càng phát triển với những loại thiết bị, máy móc, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Với mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó để tính theo ngày quan hệ hoặc theo chu kỳ kinh nguyệt tuy nhiên 1 giải pháp cho mẹ là cách tính ngày dự sinh dựa theo siêu âm.

Tính ngày dự sinh theo siêu âm là bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số trung bình về trọng lượng, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh của bé tương ứng với từng giai đoạn phát triển để đưa ra ngày dự kiến chính xác nhất.

Chính vì thế, mà phương pháp này được sử dụng để tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Thời điểm mẹ đi siêu âm tốt nhất là khoảng 8 – 12 tuần. Đây là thời điểm thai nhi vẫn còn nhỏ và có xu hướng phát triển với tốc độ đều đặn nên máy móc sẽ tính toán và đưa ra thông tin ngày dự sinh tương đối chính xác nhất. Các kết quả siêu âm sau này khi thai lớn hơn thường là để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi. Còn kết quả dự sinh lúc này không chuẩn xác bằng giai đoạn đầu đâu nhé mẹ.

Ví dụ dựa vào kết quả siêu âm cho thấy: Vào khoảng thời gian thai được 5 tuần tuổi là đã có thể nhận ra một cực thai. Đến 6 tuần tuổi đường kính túi ối rơi vào khoảng 6 – 9 mm, đến 7 – 8 tuần thường sẽ nhận ra nhịp đập của tim thai. Dự tính ngày sinh thường được xác định chuẩn nhất dựa vào tuần thai 12 tuần +/- 7 ngày.

Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu dựa vào siêu âm
Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu dựa vào siêu âm

3. Tính ngày dự sinh có chính xác không?

Cách tính ngày dự sinh chưa có thể chắc chắn đúng 100%. Nhưng tuy nhiên, nếu mẹ kết hợp 2 phương pháp xác định ngày LMP và theo siêu âm lại với nhau thì cũng được coi là phương pháp cho ra kết quả tương đối chính xác nhất chỉ chênh lệch từ khoảng 3 – 5 ngày thôi mẹ nhé.

Ngoài ra, mỗi mẹ thụ thai với khoảng thời gian khác nhau và thai nhi phát triển khác nhau. Quá trình thai kỳ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nữa, có thể kể đến như thời gian trưởng thành của thai nhi, thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ… Chính vì vậy, kết quả tính ngày dự sinh của từng mẹ cũng không giống nhau và cũng không đưa ra kết quả chính xác khi tính ngày dự sinh được. Hơn nữa, ngày dự kiến sinh của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và không duy trì cố định trong suốt thai kỳ.

9 tháng mang thai tưởng như là 1 khoảng thời gian dài nhưng để chuẩn bị đón chào thiên thần nhỏ một cách chu toàn thì bố mẹ cũng sẽ khá bận rộn đó. Riêng việc đặt tên cho con đã chiếm khá nhiều thời gian để bố mẹ có thể tìm được một cái tên ưng ý. Mời mẹ xem thêm các bài viết từ Góc của mẹ để có thêm gợi ý đặt tên hay cho con nhé!

Tên con gái họ Phạm: 155+ Tên cho bé gái họ Phạm ý nghĩa mẹ chưa biết

100+ Tên nước ngoài hay và ý nghĩa nhất cho bé

Cách tính ngày dự kiến sinh dành mẹ thông thái
Cách tính ngày dự kiến sinh dành mẹ thông thái

4. Các cách tính ngày dự sinh khác

4.1. Tính ngày dự sinh bằng công cụ online

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng công cụ hỗ trợ tính ngày dự sinh trên Internet. Theo đó, mẹ chỉ cần nhập ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối và độ dài chu kỳ kinh là có thể biết được kết quả dự đoán ngày sinh. 

Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ một số trang website tính nhé:

Flo Health: https://flo.health/tools/due-date-calculator

American Pregnancy Association: https://americanpregnancy.org/pregnancy-calculator/

Pregnancy birth and baby: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/due-date-calculator

Tính ngày dự kiến sinh bằng công cụ online dành cho mẹ
Tính ngày dự kiến sinh bằng công cụ online dành cho mẹ

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Dự đoán ngày bé chào đời với 5 cách tính ngày dự sinh

Top 3 phần mềm tính ngày dự sinh chính xác nhất cho mẹ thông thái

4.2. Tính ngày dự sinh cho mẹ bầu mang thai bằng phương pháp IVF

Tính ngày dự sinh cho mẹ mang thai bằng phương pháp IVF giúp các mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bé. Tùy vào từng thời điểm mà thai nhi sẽ có những phát triển khác nhau, do vậy việc chăm sóc cũng có sự thay đổi theo tuần. Hơn nữa, cách tính tuổi thai sau chuyển phôi trong IVF còn giúp mẹ xác định những yếu tố nguy hại tiềm ẩn với bé yêu nhà mình

Để tính tuổi thai IVF, mẹ có thể áp dụng 2 công thức sau:

  • Nếu ngày chuyển phôi là ngày thứ ba thì tuổi thai IVF chuẩn xác cần cộng thêm 2 tuần và 3 ngày (khoảng thời gian phôi thai nằm trong tử cung):

Tuổi thai (tuần) = (Ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + 17 ngày ) / 7.

  • Nếu ngày chuyển phôi là ngày thứ năm thì tuổi thai IVF chuẩn xác cần cộng thêm 2 tuần và 5 ngày (khoảng thời gian phôi thai nằm trong tử cung):

Tuổi thai (tuần) = (Ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + 19 ngày) / 7

Tính ngày dự sinh cho mẹ bầu mang thai bằng phương pháp IVF
Tính ngày dự sinh cho mẹ bầu mang thai bằng phương pháp IVF

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Cách tính ngày dự sinh thai IVF chuẩn nhất từ chuyên gia

Góc của mẹ đã chia sẻ những cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu trên bài viết dưới đây rồi. Mẹ nhớ rằng không có cách tính nào là chuẩn xác 100% hết vì tỷ lệ bé  chào đời đúng ngày dự sinh là 5%. Nếu như mẹ biết cách kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp thì sẽ cho ra kết quả tương đối đúng hơn. Nên mẹ đừng quá phụ thuộc vào các phương pháp này nhiều nhé. Mẹ hãy cần phải chăm sóc tốt cho bản thân và thiên thần nhỏ trong bụng nhiều hơn và tốt hơn đến khi bé chào đời mẹ nhá. Mong mẹ vẫn luôn đồng hành cùng Góc của mẹ để đọc được những bài viết bổ ích hơn nữa.

Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm khiến mẹ lo lắng, hỏi người xung quanh thì “9 người, 10 ý”, mẹ không biết phải làm như thế nào đúng nhất? Mẹ đừng lo vì đây chỉ là vấn đề về da thường gặp, bé sẽ khỏi nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm có thể do 4 nguyên nhân
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm có thể do 4 nguyên nhân như: Do rôm sảy, da bé dị ứng với tác nhân bên ngoài, sốt phát ban hoặc dị ứng thức ăn

1. Nguyên nhân làm bé bị mẩn đỏ như rôm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé nhà mình bị nổi mẩn đỏ như rôm, đó là: dị ứng với tác nhân bên ngoài, sốt phát ban, dị ứng thực phẩm…

Vậy làm sao để biết bé bị mẩn đỏ do nguyên nhân nào? Dấu hiệu để mẹ nhận biết đây ạ!

  • Bé bị rôm sảy: Chủ yếu gặp khi thời tiết nắng nóng, bé ra nhiều mồ hôi dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, gây viêm và hình thành rôm. Đặc biệt, khi bé vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi càng dễ bị rôm sảy hơn.

Dấu hiệu nhận biết bé bị nổi mẩn đỏ do rôm sảy: Trên da bé xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti màu đỏ, mọc thành từng đám. Những nốt đỏ này rất ngứa nên bé sẽ đòi mẹ gãi, bé khó chịu, quấy khóc. Rôm sảy xuất hiện ở nơi bé ra nhiều mồ hôi như trán lưng, mặt,… hoặc khu vực có nhiều nếp nhăn như nách, bẹn, háng,…

Những nốt rôm nhỏ li ti, mọc rải rác hoặc thành từng đám nhỏ tập trung nhiều ở khu vực ra mồ hôi và nhiều nếp nhăn
Những nốt rôm nhỏ li ti, mọc rải rác hoặc thành từng đám nhỏ tập trung nhiều ở khu vực ra mồ hôi và nhiều nếp nhăn
  • Do dị ứng với các tác nhân bên ngoài: Nếu nhà mình nuôi thú cưng (chó, mèo), bé cũng dễ bị mẩn đỏ hơn do dị ứng. Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến khiến bé bị mẩn đỏ bao gồm: lông thú cưng, sâu bệnh, phấn hoa, khói bụi ô nhiễm,…

Các trường hợp dị ứng này hầu hết chỉ xuất hiện mẩn đỏ ở vị trí hay phải tiếp xúc TRỰC TIẾP  với không gian xung quanh như mặt, cổ gáy, cằm, tay, chân.

Lông thú cưng, sâu bệnh, phấn hoa hoặc khói bụi,... có thể là tác nhân gây bé bị nổi mẩn đỏ như rôm
Lông thú cưng, sâu bệnh, phấn hoa hoặc khói bụi,… có thể là tác nhân gây bé bị nổi mẩn đỏ như rôm
  • Bé bị dị ứng với thực phẩm: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa công thức, đồ ăn dặm có chứa nhiều loại hạt, hải sản,… sẽ gây nổi mẩn đỏ ở xung quanh miệng bé, một số ít trường hợp nổi mẩn đỏ toàn thân. Nguồn thức ăn này còn hấp thu vào hệ tiêu hóa và dẫn đến rối loạn đường ruột như tiêu chảy, đầy hơi,…
Bé dị ứng với thức ăn, sữa thường xuất hiện các mẩn đỏ quanh miệng, mặt và có bất thường tiêu hóa 
Bé dị ứng với thức ăn, sữa thường xuất hiện các mẩn đỏ quanh miệng, mặt và có bất thường tiêu hóa 
  • Sốt phát ban: Bé bị nổi mẩn đỏ sẽ xuất hiện sau khi có cơn sốt 2- 3 ngày. Các nốt nhỏ li ti, có bọng nước và gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Các nốt đỏ này xuất hiện ở nhiều nơi nhưng chủ yếu ở lưng, mặt, cổ gáy và tay chân của bé. Khi bị sốt phát ban, bé còn có dấu hiệu mệt mỏi, sổ mũi, ho,…
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm sẽ do sốt phát ban sẽ xuất hiện sau cơn sốt 2- 3 ngày
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm sẽ do sốt phát ban sẽ xuất hiện sau cơn sốt 2- 3 ngày

2. Cách xử lý vấn đề bé bị mẩn đỏ như rôm

Hầu hết các nguyên nhân trên khiến bé bị mẩn đỏ như rôm không gây nguy hiểm. Hiểu rõ nguyên nhân và xử lý đúng cách, da con sớm mịn màng trở lại ngay thôi, không gây bất kỳ nguy hiểm gì.

2.1. Cách xử lý khi con bị rôm sảy

Để các nốt rôm sảy nhanh biến mất, mẹ chỉ cần giữ cho da con sạch sẽ, thoáng mát, tránh bị tổn thương nhiễm trùng với 1 số lưu ý sau:

  • Tắm sạch cho bé hàng ngày, lau khô nhẹ nhàng da bé sau khi tắm.
  • Không cho bé gãi làm tổn thương, nhiễm trùng các vết rôm sảy.
  • Tránh để bé nóng bức, ra nhiều mồ hôi: Hạn chế cho bé chạy nhảy, vận động, ngủ nghỉ ở nơi nóng bức, càng ra nhiều mồ hôi, tình trạng rôm sảy của con càng nặng và lâu khỏi hơn.
Để giúp bé nhanh khỏi, mẹ chú ý vệ sinh da sạch sẽ, tránh để bé gãi làm viêm nhiễm các nốt mẩn đỏ
Để giúp bé nhanh khỏi, mẹ chú ý vệ sinh da sạch sẽ, tránh để bé gãi làm viêm nhiễm các nốt mẩn đỏ

Trong trường hợp bé có 1 trong các dấu hiệu nhiễm khuẩn sau, mẹ cần đưa bé tới thăm khám bác sĩ ngay:

  • Nốt mụn mủ, mụn nước lở loét
  • Bé bỏ ăn, bỏ bú quấy khóc
  • Bé bị sốt cao trên 39 độ C

2.2. Cách chăm sóc khi bé dị ứng với tác nhân bên ngoài

Khi bé dị ứng với các tác nhân bên ngoài, mẹ cần tắm sạch sẽ, loại bỏ các chất gây dị ứng như lông sâu, lông thú cưng, khói bụi,… Mẹ dùng thêm các loại kem bôi hoặc xịt chống dị ứng để làm giảm sưng, ngứa cho bé.

Mẹ nên vệ sinh không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh cho con tiếp xúc với thú cưng 
Mẹ nên vệ sinh không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh cho con tiếp xúc với thú cưng 

Mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay nếu vùng da dị ứng ngày càng lan rộng, không lặn sau 2 -3 ngày hoặc có dấu hiệu sưng, phù nề.

2.3. Chăm sóc khi bé bị sốt phát ban

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ do phát ban đều lặn sau vài ngày khi được chăm sóc đúng cách. Mẹ cần tắm hoặc lau sạch vùng da phát ban hàng ngày để tránh các nốt này viêm hoặc nhiễm trùng nặng hơn. Khi bị sốt phát ban, bé rất mệt mỏi, dễ bị mất nước do sốt, mẹ chú ý bổ sung dinh dưỡng và nước để con nhanh khỏe hơn bằng cách:

  • Bé dưới 6 tháng chỉ bú sữa: Thường xuyên cho bé bú (2 -3 h/ 1 lần), nếu bé mệt không bú được nhiều mẹ chia thành các bữa nhỏ, 1.5 – 2h/lần.
  • Bé lớn hơn 6 tháng: Mẹ cho bé bú/uống sữa 2-3 giờ/1 lần kết hợp ăn thêm cháo, súp, nước hoa quả,…
Cho bé bú nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng và bù nước do sốt
Cho bé bú nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng và bù nước do sốt

Trong trường hợp bé sốt cao trên 39 độ C không hạ, các nốt phát ban không lặn sau 5 -7 ngày, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.

2.4. Bé bị dị ứng thực phẩm

Trường hợp bé dị ứng thực phẩm, mẹ không cho bé tiếp tục ăn các loại thực phẩm này. Các nốt mẩn đỏ do dị ứng thức ăn sẽ hết nhanh trong 1-2 ngày.

Mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ khi bé có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như:

  • Nôn mửa trên 6 – 8 lần/ ngày
  • Đi vệ sinh lỏng trên 3 lần/ ngày hoặc bé đi phân có máu
  • Các nốt mẩn đỏ không lặn, càng ngày càng lan hoặc có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm
Mẹ đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay khi các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu lở loét, nhiễm khuẩn hoặc bé có bất thường khác như sốt, tiêu chảy, bỏ ăn bỏ bú
Mẹ đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay khi các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu lở loét, nhiễm khuẩn hoặc bé có bất thường khác như sốt, tiêu chảy, bỏ ăn bỏ bú

3. 5 biện pháp phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ như rôm

Khi được chăm sóc chuẩn khoa học, bé bị nổi mẩn đỏ như rôm sẽ khỏi sau 2 -3 ngày. Tuy nhiên, da bé rất nhạy cảm, rất dễ bị nổi lại mẩn. Mẹ lưu lại những mẹo này để ngừa mẩn đỏ như rôm cho bé nhé!

  • Cho bé ở trong không gian mát mẻ, sạch sẽ. Với mùa hè nắng nóng, tốt nhất phòng ở của bé nên có điều hòa, quạt làm mát và cần hạn chế để bé chạy nhảy ra mồ hôi nhiều.
  • Tránh ăn thực phẩm dễ gây kích ứng: Tránh cho bé ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như: đậu tương, tôm đồng, lúa mì,… Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ, mẹ chú ý kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng trên nhé!
  • Tắm cho bé hàng ngày, tránh vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng bám lại trên da dẫn tới viêm nhiễm, nổi mẩn. Mẹ tắm cho bé trong phòng kín, tránh gió lùa khiến bé bị cảm lạnh.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thú cưng, phấn hoa,…
  • Lựa chọn quần áo với chất liệu phù hợp: Mùa hè mẹ nên chọn quần áo cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt,  mùa đông mẹ tránh sử dụng loại quần áo vải len gây ngứa ngáy.
  • Vệ sinh sạch và cắt ngắn móng tay bé để ngăn ngừa làm tổn thương da hoặc nhiễm khuẩn da khi bé dùng tay gãi hoặc sờ lên các bộ phận khác.
Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần, tránh bé cào xước lên da gây xước, lở loét
Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần, tránh bé cào xước lên da gây xước, lở loét

Góc của mẹ hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu đúng nguyên nhân và cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ như rôm. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, mẹ để lại câu hỏi bên dưới bình luận để được hỗ trợ mẹ nhé!

Giỏ hàng 0