Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi ho có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có nghiêm trọng không, bố mẹ xử lý sao cho hiệu quả? Mọi thông tin mẹ cần đều sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Vấn đề bé 2 tuổi ho có đờm

Bé 2 tuổi ho có đờm là hiện tượng thường xuyên gặp ở các bé nhỏ tuổi. Đây là tình trạng khi bé xuất hiện cơn ho, trong cổ họng của bé có đờm kèm theo. Đờm trong cổ họng bé 2 tuổi làm bé gặp nhiều khó khăn khi hô hấp.

Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng không hiếm gặp
Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng không hiếm gặp

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị ho – Chuẩn bị kiến thức để ứng phó kịp thời

Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà

1.1. Nguyên nhân khiến bé ho có đờm

Đờm về bản chất là một dạng chất nhầy được cơ thể tiết ra trong cổ họng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng tiết chất nhầy trong cổ họng như:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt thời điểm trời đang nóng chuyển sang lạnh nhanh chóng.
  • Bé bị nhiễm các bệnh như viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi,…
  • Bé bị dị ứng với khói bụi, nước hoa, phấn hoa.
  • Bé hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.

Khi lượng đờm trong cổ họng nhiều lên, cơ thể của bé có đờm sẽ có phản ứng để cố gắng đẩy đờm ra ngoài. Đó chính là khi bé 2 tuổi ho có đờm.

1.2. Biểu hiện

Trẻ 2 tuổi ho có đờm rất cần được bố mẹ nhận biết sớm qua các dấu hiệu sau đây để có phương án xử lý kịp thời:

  • Bé ho kéo dài, ho nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Tình trạng ho xảy ra rất nhiều ở bé. Thậm chí bé ho đến mức tím tái, ngạt khí.
  • Bé bị nôn hoặc sốt kèm theo cơn ho.
  • Tiếng ho có đờm đặc trưng, khi mẹ áp tai vào ngực bé sẽ nghe thấy tiếng rên rỉ.
Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu ho có đờm ở bé để sớm chữa trị
Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu ho có đờm ở bé để sớm chữa trị

2. Bé 2 tuổi ho có đờm có nguy hiểm không?

Bé 2 tuổi ho có đờm không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng khiến bố mẹ phải lo lắng. Bệnh lý này thường kéo dài không quá 1 tuần ở trẻ có đờm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu cho thấy bé cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nếu mẹ thấy bé ho khò khè kèm theo khó thở, ngủ li bì, người tím tái, vật vã, bỏ bữa,…, mẹ cần đưa trẻ 2 tuổi ho có đờm đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi tình trạng bé 2 tuổi ho có đờm khò khè kéo dài trên 1 tháng, bé cần được đưa đến khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Chụp X – quang, chụp CT lồng ngực, siêu âm, nội soi hô hấp sẽ là những cách các bác sĩ thực hiện để tìm nguyên nhân chính.

3. Cách xử trí khi bé 2 tuổi ho có đờm

Bé 2 tuổi ho có đờm khiến bé mệt mỏi. Mẹ nên để bé có thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho bé vào lúc này. Sữa mẹ hoặc sữa công thức đều là những lựa chọn tốt để hệ miễn dịch của bé được chăm sóc.

Có nhiều mẹo chữa tại nhà khi bé 2 tuổi ho có đờm
Có nhiều mẹo chữa tại nhà khi bé 2 tuổi ho có đờm

Bên cạnh đó, việc bổ sung nước và các chất điện giải cũng là một giải pháp hữu hiệu. Các chất điện giải như Natri, Kali và Magie giúp loại bỏ chất thải ra khỏi các tế bào, vận chuyển dinh dưỡng vào tế bào. Mẹ có thể tìm thấy các chất điện giải này trong các thực phẩm như: phô mai, nước ép rau củ quả, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,…

Ngoài ra, mẹ hãy thử phương pháp xử lý khi bé 2 tuổi ho có đờm tại nhà rất đơn giản như sau nhé:

  • Tắm hơi giúp bé giảm ho. Bố mẹ có thể ngồi cùng bé trong phòng tắm và sử dụng hơi ấm từ nước nóng. Hơi ấm có thể giúp bé thư giãn đường hô hấp, giảm tình trạng ho.
  • Nước muối: giúp long đờm, làm dịu cổ họng, tránh cổ họng bị khô và ngứa rát, diệt vi khuẩn, giúp đờm không xuất hiện thêm. Mẹ hòa muối với nước ấm và cho bé súc miệng trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn xong hoặc khi ho có đờm nhiều.
  • Trà thảo dược: bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cơ thể bé. Ngoài ra trà thảo dược còn kháng viêm và giảm ho. Mẹ có thể tự làm trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong, trà cam thảo, trà chanh ngay tại nhà.
  • Nước ép củ cải: đây là một bài thuốc Đông y, theo đó nước ép củ cải làm tiêu đờm, chữa khản giọng. Mẹ mua củ cải trắng về rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hạt lựu và ép lấy nước. Sau đó mẹ cho bé uống vào mỗi tối để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Mật ong: luôn là một phương thức điều trị hiệu quả cho trẻ 2 tuổi ho có đờm. Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh, dịu cổ họng, kháng đờm. Mẹ trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột tiêu đen/trắng và cho bé uống hai lần/tuần. Đơn giản hơn, mật ong hòa với nước ấm uống mỗi ngày cũng là một bài thuốc dân gian rất hiệu quả rồi mẹ nhé.

4. Các lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi ho có đờm

Mẹ nên sử dụng thuốc ho cho bé theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ nên sử dụng thuốc ho cho bé theo chỉ định của bác sĩ

Để quá trình điều trị trẻ 2 tuổi ho có đờm ngay tại nhà hiệu quả hơn, mẹ cần chú ý đến những lời khuyên sau đây:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc điều trị nếu không có hướng dẫn hoặc đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi họng của bé thường xuyên để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Mẹ cho bé súc miệng nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý xịt vào mũi của bé để rửa sạch mũi họng.
  • Thuốc ho là một cách điều trị cho bé 2 tuổi ho có đờm thường được bác sĩ chỉ định. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ không nên tự mua thuốc bên ngoài mà nên tuân theo đơn kê của bác sĩ.
  • Bữa ăn chính cũng như bữa phụ của bé không được xuất hiện các loại thực phẩm sau: chocolate, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, các chất kích thích, bạc hà, nước có ga. Các loại thực phẩm này khiến bé ho nhiều hơn, gây tổn hại đến cổ họng của bé.
  • Các bữa ăn nên được mẹ chia nhỏ ra. Thời gian từ khi bé ăn xong đến khi đi ngủ cần đảm bảo ít nhất 2 tiếng. Nếu đã áp dụng mọi cách xử trí tại nhà mà bé không giảm ho, đây là lúc mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

5. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám nếu tình trạng ho kèm đờm không thuyên giảm
Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám nếu tình trạng ho kèm đờm không thuyên giảm

Trong quá trình tự xử lý tại nhà, nếu mẹ để ý thấy bé có những biểu hiện sau thì cần đưa bé 2 tuổi ho có đờm đi khám tại bệnh viện:

  • Bé khó chịu khi nói chuyện, thậm chí khi thở cũng bị khó khăn.
  • Bé tiếp tục ho nhiều kèm nôn trớ hoặc thở khò khè.
  • Khi ho, mặt và da môi của bé chuyển sắc tím tái.
  • Bé bị chảy nước dãi nhiều, khó nuốt nước bọt hay thức ăn.
  • Thể trạng của bé trở nên yếu ớt, lừ đừ, mệt mỏi.
  • Khi bé thở sâu, dấu hiệu đau ngực xuất hiện.
  • Bé sốt cao lên đến 39-40 độ C, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt cũng không đỡ.
  • Lưu ý quan trọng cho mẹ: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khi bé dưới 4 tuổi, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc. Chỉ định của bác sĩ lúc này là rất quan trọng và cần tuân thủ.

Xem thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm

Tại sao trẻ bị khò khè? Mẹo giúp bé dễ chịu hơn

6. Cách phòng tránh ho có đờm cho bé 2 tuổi

Mẹ nên tránh phòng tránh các nguyên nhân gây nên ho có đờm ở bé từ sớm
Mẹ nên tránh phòng tránh các nguyên nhân gây nên ho có đờm ở bé từ sớm

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – mẹ nên chú ý phòng tránh cho bé trước khi tình trạng trẻ 2 tuổi ho có đờm diễn ra. Các lưu ý sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ đấy:

  • Khi thời tiết trở lạnh, mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài đường.
  • Môi trường xung quanh bé như nhà cửa, vườn tược cần được thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Nếu bé bị chảy nước mũi, mẹ sử dụng khăn sạch để lau chùi và vệ sinh.
  • Để nâng cao hệ miễn dịch, bé cần được vận động thường xuyên.
  • Những nơi có khói thuốc lá, tập trung đông người hoặc là ổ dịch bệnh đều không nên để bé đến gần hay tiếp xúc.
  • Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của bé được cải thiện.
  • Các căn bệnh lây lan qua đường hô hấp sẽ dễ dàng được hạn chế khi bé đã được tiêm phòng đầy đủ.

Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng thường xuyên gặp phải. Ở độ tuổi này, cơ thể bé còn khá yếu ớt, chưa đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. Do đó, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, luôn cẩn thận chăm sóc và vệ sinh mũi họng của bé để hạn chế tối đa tình trạng ho có đờm xảy ra.

Nguồn tham khảo:

https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Cough/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-ho-co-dom-kho-khe-thi-phai-lam-nao/
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/tre-bi-ho-dom-phai-lam-sao/

Bé bị mẩn đỏ sau gáy là vấn đề thường gặp và không nguy hiểm. Mẹ chỉ cần xác định đúng nguyên nhân, có cách chăm sóc phù hợp, các mẩn đỏ sẽ hết nhanh thôi ạ! Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn mẹ nhé!

Bé bị nổi mẩn đỏ sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau 
Bé bị nổi mẩn đỏ sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau mẹ nhé!

1. Nguyên nhân làm bé bị mẩn đỏ sau gáy

1.1. Dị ứng với các tác nhân bên ngoài

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Thay đổi thời tiết, khói bụi, lông sâu bệnh,…  bé dễ bị kích ứng, xuất hiện những nốt mẩn nhỏ li ti, màu đỏ, có thể có bọng nước. Các nốt mẩn mọc rải rác ở mức độ nhẹ; dày đặc và lan rộng hơn ở mức độ nặng.

Bé bị nổi mẩn đỏ sau gáy do dị ứng với lông sâu, không khí ô nhiễm,...
Bé bị nổi mẩn đỏ sau gáy do dị ứng với lông sâu, không khí ô nhiễm,…

1.2. Do bẩm sinh (còn gọi vết cò mổ)

Các vết cò mổ bẩm sinh là những nốt nhỏ có màu hồng hoặc đỏ nhạt xuất hiện ngay từ khi bé sinh ra. Các nốt này có kích thước to hơn mụn dị ứng thông thường và sẽ tự hết sau vài ba tháng. Mẹ không phải lo lắng con bị để lại sẹo đâu ạ!

Vết cò mổ ở sau gáy bé
Vết cò mổ ở sau gáy bé

1.3. Bé dị ứng với thức ăn

Khi dị ứng với sữa hoặc thức ăn, bé sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ không chỉ ở sau gáy mà còn có ở mặt hoặc toàn thân. Một số trường hợp khác có dấu hiệu nôn trớ, tiêu chảy,… do ngộ độc tiêu hóa.

Bé bị dị ứng với thức ăn có thể nổi mẩn đỏ toàn thân
Bé bị dị ứng với thức ăn có thể nổi mẩn đỏ toàn thân

Nguyên nhân bé bị dị ứng thức ăn có thể từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc thức ăn bé ăn dặm hàng ngày:

  • Mẹ ăn phải thực phẩm dị ứng như hải sản, các loại hạt,…, bé bú sữa mẹ cũng sẽ bị dị ứng và nổi mẩn đỏ sau gáy.
  • Bé dị ứng sữa công thức vì trong sữa có chứa đạm (protein), lactose,… Đây là những thành phần gây dị ứng ở bé.
  • Thức ăn dặm của bé có chứa thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, thịt bò,…
Khi dị ứng với sữa hoặc thức ăn, ngoài các nốt mẩn đỏ sau gáy bé còn có dấu hiệu mẩn đỏ quanh miệng, nôn trớ và tiêu chảy
Khi dị ứng với sữa hoặc thức ăn, ngoài các nốt mẩn đỏ sau gáy bé còn có dấu hiệu mẩn đỏ quanh miệng, nôn trớ và tiêu chảy

1.4. Bé bị côn trùng hoặc muỗi cắn

Những nốt đỏ do muỗi, côn trùng cắn sẽ bị sưng, ngứa nên bé hay đòi gãi. Tình trạng này xảy ra do bé ngủ không được bỏ màn, không gian ngủ không đảm bảo sạch sẽ, ẩm thấp hoặc bé vui chơi ở khu vực nhiều muỗi (công viên, gốc cây,…).

Các nốt do muỗi, côn trùng cắn thường sưng to, ngứa
Các nốt do muỗi, côn trùng cắn thường sưng to, ngứa

1.5. Sốt phát ban

Khi bị sốt phát ban, bé nằm nhiều, nhiệt độ cơ thể cao, tiết nhiều mồ hôi ở vùng đầu, cổ và lưng dẫn đến bí bách, tạo mẩn đỏ. Mẩn đỏ li ti xuất hiện nhiều ở gáy, cổ sau cơn sốt cao từ 1- 2 ngày. Cùng với đó, bé có biểu hiện mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, thậm chí có tiêu chảy.

Sốt phát ban khiến bé nổi mẩn đỏ sau gáy
Sốt phát ban khiến bé nổi mẩn đỏ sau gáy

1.6. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay gặp ở những bé có cơ địa dị ứng, có người trong gia đình có tiền sử dị ứng. Bé dễ bị viêm hơn khi tiếp xúc với  các tác nhân dễ gây kích ứng như môi trường ô nhiễm, lông sâu bệnh,… Bé bị mẩn đỏ sau gáy do viêm da cơ địa sẽ xuất hiện những mảng nhỏ không chỉ ở sau gáy và còn trên mặt, ngực và tay chân.

Viêm da cơ địa xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
Viêm da cơ địa xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

2. Cách chăm sóc khi bé bị mẩn đỏ sau gáy

Xác định đúng nguyên nhân chính là “chìa khóa” giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất. Với mỗi nguyên nhân, Góc của mẹ đã đưa ra cách chăm sóc hiệu quả nhất giúp con nhanh khỏi ngay dưới đây!

2.1. Cách xử lý khi bé bị dị ứng với tác nhân bên ngoài

Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng sau gáy, tránh để các tác nhân còn bám dính lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Đồng thời, mẹ cho bé chơi, ngủ nghỉ trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, không tiếp xúc với lông chó mèo. Sau khoảng 1-2 ngày các nốt đỏ sẽ mất dần và khỏi hẳn đó ạ!

Mẹ cho bé ngủ ở không gian thoáng mát, giặt chăn, gối,... thường xuyên để hạn chế tối đa tác nhân gây kích ứng
Mẹ cho bé ngủ ở không gian thoáng mát, giặt chăn, gối,… thường xuyên để hạn chế tối đa tác nhân gây kích ứng

Nếu bé bị ngứa ngáy dữ dội kèm các nốt đỏ sưng, có mụn mủ, mụn nước mãi không khỏi, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé. Đây là trường hợp các nốt đỏ sau gáy đã bị viêm nhiễm và cần được chữa trị dứt điểm.

2.2. Cách xử lý khi bé bị mẩn đỏ sau gáy do bẩm sinh

Với mảng đỏ do bẩm sinh, mẹ chỉ cần tắm cho bé hàng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh, cắt móng tay cho bé để hạn chế bé cào, gãi gây xước. Mẩn đỏ sau gáy sẽ mờ dần và hết khi bé được 3 tháng. Sau thời gian này, nếu các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu viêm nhiễm, ngứa ngáy, mẹ đưa bé đi thăm khám bác sĩ và kiểm tra ngay vì có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé.

Cắt móng tay cho bé để tránh cào xước làm tổn thương da
Cắt móng tay cho bé để tránh cào xước làm tổn thương da

2.3. Cách xử lý bé bị mẩn đỏ sau gáy do thức ăn

Trước tiên, mẹ dừng việc cho bé ăn các chất được cho là dễ gây dị ứng (sữa công thức, đậu,…) và đổi sang loại mới cho bé. Cùng với đó, mẹ vệ sinh sạch sẽ các nốt mẩn đỏ sau gáy để tránh nhiễm khuẩn.

Nếu chăm sóc đúng cách, các nốt mẩn đỏ sẽ lặn dần và khỏi hẳn sau 1- 2 ngày. Trong trường hợp các nốt mẩn bị ngứa ngáy viêm loét, không khỏi sau 1 tuần, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để kiểm tra vì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm.

Lưu ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng 
Lưu ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng 

2.4. Cách xử lý bé bị mẩn đỏ do côn trùng cắn

Mẹ làm sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng nước sạch để loại bỏ chất độc, đợi khoảng 1 phút cho da con khô hẳn. Tiếp đó, mẹ sử dụng xịt xử lý vấn đề về da xịt vào vùng da mẩn đỏ của bé, giúp giảm đau và giảm cảm giác ngứa ngáy do côn trùng cắn. Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mẹ xịt liên tục khoảng 1 – 2 lần/h đến khi con hẳn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Cùng với đó, mẹ vệ sinh không gian sống của bé sạch sẽ, tránh cho bé chơi ở nơi ẩm thấp (gốc cây, gần ao, hồ,…) vì đây là nơi muỗi, côn trùng phát triển và sinh sôi nảy nở

Mẹ dùng xịt xử lý vấn đề về da để chăm sóc vùng da bị muỗi đốt của con 
Mẹ dùng xịt xử lý vấn đề về da để chăm sóc vùng da bị muỗi đốt của con

2.5. Cách xử lý bé bị mẩn đỏ do sốt phát ban

Mẹ tắm hàng ngày với sản phẩm tắm gội chuyên dụng, thành phần an toàn, lành tính dành cho bé để làm sạch vùng da nổi mẩn đỏ do phát ban. Hạn chế cho bé vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, tránh để bé đưa tay lên gãi làm tổn thương vùng da mẩn đỏ mẹ nhé.

Cùng với đó, mẹ bù nước bằng cách cho con bú nhiều sữa hơn bình thường 2 – 3 cữ/ngày hoặc cho con uống nhiều nước (với bé trên 6 tháng) để thanh nhiệt, làm mát tránh nóng bức phát ban thêm.

Bú nhiều sữa giúp bé thanh nhiệt, giảm phát ban
Bú nhiều sữa giúp bé thanh nhiệt, giảm phát ban

Bé nổi mẩn do sốt phát sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Nếu các nốt mẩn đỏ không lặn, có dấu hiệu lở loét và sốt kéo dài trên 3 ngày, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh viêm nhiễm nguy hiểm.

2.6. Cách xử lý bé bị mẩn đỏ sau gáy do viêm da cơ địa

Với bé viêm da cơ địa, mẹ lưu ý giữ cho vùng da sau gáy con luôn sạch sẽ, khô thoáng và hạn chế sử dụng các loại nước tắm, dầu gội có chứa hóa chất như Paraben, Methylisothiazolinone, chất lưu hương hóa học,… vì rất dễ gây kích ứng. Ngoài ra, hạn chế cho bé ăn và tiếp xúc với 1 số chất dễ gây dị ứng như (đậu, hải sản, thịt bò,…), lông thú cưng, phấn hoa,…

Bé bị mẩn đỏ do viêm da cơ địa sẽ lâu hết hơn so với các nguyên nhân khác, khoảng 1,2 tuần đến vài tháng. Nếu bé bị nhiễm khuẩn với dấu hiệu: Lở loét, mụn mủ, mẹ đưa bé đi thăm khám và kiểm tra ngay.

Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé bị loét và ngứa ngáy dữ dội
Mẹ nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé bị loét và ngứa ngáy dữ dội

3. 5 lưu ý khi bé bị mẩn đỏ sau gáy

Mẹ áp dụng thêm 1 số mẹo dưới đây để bé nhanh khỏi hơn nhé!

  • Mặc đồ thoáng mát cho con: Mặc đồ rộng rãi, mát mẻ, ưu tiên chất liệu cotton, bamboo,… để hạn chế bí bách, toát mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng cổ hàng ngày: Tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn, bụi bẩn bám lại sau gáy, tránh viêm nhiễm, bé nhanh khỏi mẩn đỏ hơn.
  • Không dùng lá để tắm cho bé: Các loại lá thường chứa lông sâu hoặc hóa chất tăng trưởng, kích thích dễ gây kích ứng da bé hơn.
  • Cắt móng tay cho bé: Vì các nốt mẩn đỏ này gây ngứa ngáy rất khó chịu nên bé hay gãi. Tuy nhiên, móng tay bé rất sắc, dễ làm tổn thương thậm chí nhiễm khuẩn vùng da mẩn đỏ. Mẹ cắt móng tay cho bé và tránh để con gãi các nốt mẩn đỏ nhé!
  • Không sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ: Hầu hết thuốc bôi cho bé là kháng sinh, giảm viêm và giảm ngứa, cần có hướng dẫn từ bác sĩ. Những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, sử dụng sai cách vừa khiến bé không khỏi bệnh vừa gây nhiều rắc rối hơn.
Không tùy tiện dùng thuốc bôi cho bé khi chưa có tư vấn của bác sĩ
Không tùy tiện dùng thuốc bôi cho bé khi chưa có tư vấn của bác sĩ

Bé bị mẩn đỏ sau gáy là vấn đề ngoài da thường gặp, không quá nguy hiểm, mẹ bình tĩnh quan sát biểu hiện của con và chăm sóc phù hợp, da con sẽ sớm mịn màng trở lại. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm: 6 cách xử lý khoa học khi bé bị mẩn đỏ quanh mắt tại nhà

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng tránh những căn bệnh dễ mắc phải ở bé sơ sinh? Cùng Góc Của Mẹ tìm hiểu ngay 4 mũi tiêm vắc xin không thể thiếu cho bé trong giai đoạn đầu đời.

1. Vì sao bé 2 tuổi cần tiêm vắc xin?

1.1 Vắc xin là gì?

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì là câu hỏi được tìm kiếm nhiều khi bố mẹ có con đến tuổi tiêm chủng. Vắc xin là một dạng chế phẩm có chứa kháng nguyên. Kháng nguyên có trong vắc xin là virus hoặc vi khuẩn sống nhưng đã bị giảm độc lực hoặc bất hoạt. Kháng nguyên giúp cơ thể của bé tạo ra miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh từ chính virus/vi khuẩn đó.

Khi bé được tiêm vắc xin, cơ thể bé chủ động tự tạo ra miễn dịch giống như bị nhiễm trùng tự nhiên. Virus/vi khuẩn đã bị khống chế không thể gây hại trong vắc xin giúp cơ thể sinh ra các kháng thể kìm hãm tác nhân gây bệnh. 

Bản chất của vắc xin là giúp cơ thể bé tự tạo ra kháng thể
Bản chất của vắc xin là giúp cơ thể bé tự tạo ra kháng thể

1.2 Tại sao bé 2 tuổi cần tiêm vắc xin?

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì trong khi cơ thể còn non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn? Ở thời điểm này, sức đề kháng của bé còn yếu. Đặc biệt, với những bé bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, hay bị ốm thì điều này càng chính xác. Ngoài ra, môi trường bé đang sinh sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh (thời tiết, khí hậu, nhiệt độ,…). 

Dịch bệnh bên ngoài môi trường dễ dàng tấn công cơ thể những bé chưa được tiêm ngừa. Sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé luôn thường trực bị đe dọa từ nguy cơ này. Đó chính là lí do vì sao các bé nói chung (dưới 5 tuổi) và bé 2 tuổi nói riêng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để được bảo vệ sức khỏe trước nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ khác nhau? Mẹ hãy đọc phần bên dưới của bài viết để tìm hiểu thêm nhé!

2. 4 mũi tiêm quan trọng cho bé 2 tuổi 

2.1 Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C

Trẻ 2 tuổi tiêm mũi gì để tránh bị bệnh viêm màng não? Đó là vắc xin MENINGOCOCCAL A+C. Đây là loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu Meningococcus nhóm A và C. Vắc xin do hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Một liều vắc xin bao gồm:

Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C
Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C

Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C tạo miễn dịch chủ động ở bé 2 tuổi nhằm phòng bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C. Vắc xin này chỉ có tác dụng bảo vệ đối với Meningococcus nhóm A và C, không có hiệu quả bảo vệ đối với nhóm B.

Xem thêm:

Lịch tiêm chủng cho trẻ chi tiết theo tháng tuổi mà mẹ cần biết

Lịch tiêm chủng mở rộng cho bé từ 0 đến 3 tuổi

MENINGOCOCCAL A+C cũng không tạo ra miễn dịch với bệnh viêm màng não do các nguyên nhân khác như: Hib, Streptococcus, Pneumoniae… Theo các khuyến cáo, vắc xin này không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bé có tiếp xúc với người bị nhiễm Meningococcus thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm nếu bé trên 6 tháng tuổi.

Bé 2 tuổi chỉ cần tiêm một liều vắc xin MENINGOCOCCAL A+C theo hai hình thức tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Thời gian bảo vệ của vắc xin này là 3 năm. Sau 3 đến 5 năm, mẹ hãy đưa bé đi tiêm mũi nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.

Loại vắc xin này chống chỉ định với bé đang bị nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, dị ứng, quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin ở các lần tiêm trước đó.

2.2 Vắc xin Jevax

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để chống viêm não Nhật Bản cũng là một câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn. Hiện nay, vắc xin chống viêm não Nhật Bản phổ biến nhất là Jevax. Vắc xin Jevax được điều chế theo dạng bất hoạt, do hãng Vabiotech của Việt Nam sản xuất.

Bé trên 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin Jevax
Bé trên 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin Jevax

Người lớn và bé trên 12 tháng tuổi có thể tiêm Jevax để phòng tránh viêm não Nhật Bản. Vắc xin có kết cấu dưới dạng một lọ với 1ml vắc-xin với các thành phần là: 

  • Virus viêm não Nhật Bản đã bất hoạt
  • Thimerosal hàm lượng không quá 0,012% (w/v)
  • Dung dịch TCM-199 không có đỏ phenol

Bé dưới 36 tháng tuổi sẽ được tiêm với liều là 0,5ml. Lịch tiêm chủng vắc xin Jevax được hướng dẫn như sau: mũi 1 tiêm lần đầu khi đủ 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 sau khi tiêm mũi 1 được 1 năm. Vắc xin Jevax cũng có khả năng bảo vệ bé trong 3 năm. Sau 3 năm này, những bé có nguy cơ nhiễm bệnh cao (sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, ở vùng dịch,…) vẫn nên tiêm liều nhắc lại để gia tăng sự bảo vệ.

Trẻ 2 tuổi nào không được tiêm Jevax? Đó là các bé bị suy tim bẩm sinh, suy gan – thận, sốt cao, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tiểu đường, các bệnh ác tính như ung thư.

2.3 Vắc xin TYPHIM Vi

TYPHIM Vi là loại vắc xin thường được sử dụng khi bác sĩ chỉ định bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng bệnh thương hàn. Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam,…

Vắc xin thương hàn có tác dụng bảo vệ trong vòng 3 năm
Vắc xin thương hàn có tác dụng bảo vệ trong vòng 3 năm

Đây là loại vắc xin của hãng dược phẩm Sanofi Pasteur – Pháp. Bé trên 2 tuổi đã có thể được tiêm vắc xin này. Mỗi liều vắc xin 0.5ml chứa:

  • Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Salmonella typhi (chủng Ty2) 25mcg.
  • Phenol và dung dịch đệm chứa sodium chloride.
  • Disodium phosphate dihydrate.
  • Sodium dihydrogen phosphate dihydrate
  • Nước pha tiêm.

Bé 2 tuổi chỉ cần tiêm một mũi vắc xin TYPHIM Vi dạng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da là đã được bảo vệ khỏi thương hàn trong vòng 3 năm. Sau thời gian này, những bé ở trong các vùng dịch hoặc có nguy cơ bùng dịch nên được tiêm mũi nhắc lại.

Vắc-xin này chỉ bảo vệ bé khỏi bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhi. TYPHIM Vi  không bảo vệ bé không bị nhiễm thương hàn do các vi khuẩn khác như Salmonella paratyphi A hoặc B. Bé 2 tuổi không được tiêm TYPHIM Vi nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Đồng thời, với những bé có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu, không được tiêm vắc xin vào bắp tay.

2.4 Vắc xin Tả mORCVAX

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng bệnh tả hiệu quả nhất? Khác với nhiều loại vắc xin khác, vắc xin tả không cần phải tiêm mà được điều chế dưới dạng uống. Vắc xin mORCVAX do Vibiotech của Việt Nam sản xuất được chỉ định để phòng bệnh tả cho bé 2 tuổi trở lên.

mORCVAX là vắc xin dạng bất hoạt được điều chế từ vi khuẩn tả 01 và vi khuẩn tả 0139. Mỗi liều 1,5ml vắc xin chứa các thành phần:

  • 25 tỷ vi khuẩn Cairo O 50, V. cholerae type sinh học cổ điển, type huyết thanh Ogawa.
  • 25 tỷ vi khuẩn I569B, V. cholerae type sinh học cổ điển, type huyết thanh Inaba.
  • 50 tỷ vi khuẩn Phil. 6973, V. cholerae type sinh học Eltor, type huyết thanh Inaba.
  • 50 tỷ vi khuẩn 4260B, V. cholerae, O139 type sinh học mới.

Những bé trên 2 tuổi ở vùng có nguy cơ cao bùng dịch tả (môi trường ô nhiễm, nhiều rác thải, thiếu nước sạch,…) sử dụng vắc xin dạng uống theo lộ trình hai liều. Liều thứ hai uống cách liều thứ nhất tối thiểu 14 ngày.

Vắc xin tả được điều chế dạng uống, giúp bé không còn sợ tiêm vắc xin nữa
Vắc xin tả được điều chế dạng uống, giúp bé không còn sợ tiêm vắc xin nữa

Vắc xin mORCVAX không dành cho các bé bị mẫn cảm hay dị ứng với thành phần có trong vắc xin, bị bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư.

3. Lưu ý khi tiêm vắc xin cho bé

3.1 Trước khi tiêm vắc xin

Trước khi tiêm vắc xin mẹ cần làm gì cũng là một thông tin quan trọng không kém so với việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì. Có rất nhiều những lưu ý dành cho mẹ trước khi bé 2 tuổi tiêm vắc xin như:

  • Mẹ vệ sinh thân thể của bé thật sạch sẽ trước khi tiêm để tránh nhiễm trùng nhé.
  • Trang phục mẹ chuẩn bị cho bé thật đơn giản để các bác sĩ dễ dàng thao tác tiêm hơn. Ngoài ra, mẹ mang theo hồ sơ và giấy tờ của bé nữa (sổ khám bệnh, bảo hiểm, sổ tiêm chủng,…).
  • Mẹ cần thông báo cho bác sĩ nếu bé có tình trạng bệnh lý cần quan tâm như: suy dinh dưỡng, đang mắc bệnh cấp tính (sốt, viêm phổi, viêm phế quản,…), dị ứng hoặc có tiền sử phản ứng với vắc xin,…
Ngoài việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì, mẹ chuẩn bị như thế nào trước khi tiêm cũng đáng lưu ý
Ngoài việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì, mẹ chuẩn bị như thế nào trước khi tiêm cũng đáng lưu ý

Xem thêm:

Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì để phát triển khỏe mạnh

Tiêm phòng cho trẻ – “Tất tần tật” thông tin các mẹ cần biết

Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên

3.2 Sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, mẹ lưu ý tới những thông tin rất quan trọng sau đây nhé:

  • Ở lại bệnh viện khoảng 30 phút và theo dõi tình trạng sau khi tiêm của bé, đề phòng bé bị sốc phản vệ.
  • Những bé có cơ địa nhạy cảm sau khi tiêm dễ bị sưng đỏ, nổi cục cứng ở vết tiêm. Tình trạng này sẽ tự mất sau khoảng 6-8 tiếng tiêm. Nếu cần, mẹ hãy chườm mát lên vết tiêm của bé.
  • 24h sau khi tiêm, mẹ chườm nóng vùng tiêm trên da bé để các vết sưng tấy nhanh mất hơn.
  • Nếu bé sốt nhẹ từ 37-38 độ C, mẹ có thể hạ nhiệt độ cơ thể bằng thuốc hạ sốt.

4. Các trường hợp chống chỉ định không được tiêm phòng

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì là thông tin mẹ cần trang bị và ghi nhớ khi bé đủ tuổi tiêm phòng. Vậy còn những trường hợp như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định không tiêm phòng? Mẹ lưu ý nếu bé nhà mình nằm trong các trường hợp sau nhé:

  • Bé đã từng sốc phản vệ, dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin trước đó. Các biểu hiện khi cơ thể bé phản ứng mạnh với vắc xin bao gồm: sốt trên 39 độ C, co giật, viêm não, viêm màng não, khó thở, tím tái.
  • Xảy ra tình trạng suy tạng: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…
  • Bé bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch tình trạng này không được tiêm vắc xin sống (vắc xin có chứa tác nhân gây bệnh đã bị giảm độc lực).
  • Nếu bé được sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền thì không được tiêm vắc xin phòng bệnh lao.
Những bé có tiền sử sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin sẽ không được chỉ định tiêm các loại vắc xin khác
Những bé có tiền sử sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin sẽ không được chỉ định tiêm các loại vắc xin khác

Ngoài ra, mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi cho bé đi tiêm chủng. Mỗi loại vắc xin đều có lưu ý theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để tránh bệnh viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bệnh thương hàn, dịch tả cũng như lưu ý trước và sau tiêm là những thông tin mẹ nên lưu ý và luôn cập nhật để quá trình tiêm chủng cho bé an toàn.

Nguồn tham khảo: 

https://healthvietnam.vn/vac-xin/vac-xin-phong-nao-mo-cau/vac-xin-phong-viem-mang-nao-mo-cau-meningococcal-a-c-phap
https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-phu/
https://vnvc.vn/typhim-vi-vac-xin-phong-thuong-han/
https://www.vabiotech.com.vn/vac-xin-ta-uong-morcvax/

Câu hỏi của mẹ B.T.X.Q ở Hà Nội: Bé nhà mình hiện đang 2 tuổi, cụ thể là 27 tháng. Dạo gần đây mình thấy bé có dấu hiệu nheo mắt liên tục. Mình rất lo lắng về điều  này vì không biết bé có bị mắc bệnh lý gì về mắt không. Xin hỏi bé 2 tuổi hay nheo mắt liên tục có phải do bệnh lý gì không? Làm thế nào để con khỏi ạ?.  Mình cảm ơn.”

Trả lời cho mẹ: Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi, “Góc của mẹ” xin trả lời mẹ như sau: Hai tuổi là độ tuổi các cơ quan trên cơ thể bé yêu đang trên đà hoàn thiện. Hiện tượng bé 2 tuổi hay nheo mắt là một dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đó liên quan đến mắt. Vì vậy mẹ hãy quan sát các biểu hiện thật kỹ, ghi chép lại để theo dõi diễn biến phát triển của hiện tượng này. Nếu có điều kiện mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho bé yêu. 

1. Bé 2 tuổi hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh lý gì?

Bé 2 tuổi nheo mắt là hiện tượng bé cố gắng co mắt lại để có thể nhìn thấy một vật gì đó ở rất xa hoặc rất gần. Theo các chuyên gia bé nheo mắt là biểu hiện của tật khúc xạ. Do vậy các mẹ không nên chủ quan khi thấy con có hiện tượng này. 

1.1. Dấu hiệu của tật khúc xạ

Khi bị tật khúc xạ mắt bé sẽ nhìn kém hơn, mắt phải điều tiết nhiều hơn đôi khi phải co thắt cơ mi (nheo mắt) để nhìn rõ vật. Không chỉ có hiện tượng nheo mắt mà bé còn có xu hướng tiến gần sát lại với vật để có thể nhìn rõ hơn.

Khi bé yêu bị các tật khúc xạ ở mắt như cận thị (khó nhìn được các vật ở xa), viễn thị (khó nhìn được các vật ở gần) và loạn thị (thị lực bị méo mó). Đây là một rối loạn mắt rất phổ biến khiến bé suy giảm thị lực và mờ tầm nhìn.

Hình ảnh bé đang được bác sĩ khám khúc xạ mắt 
Hình ảnh bé đang được bác sĩ khám khúc xạ mắt

1.2. Dấu hiệu của viêm kết mạc

Biểu hiện bệnh viêm kết mạc sẽ là trẻ dùng tay dụi mắt hoặc nheo mắt. Vì thấy cộm như có vật gì đó ở trong mắt. Nếu bé thực hiện hành động này nhiều dễ dẫn đến tình trạng ngứa, viêm và giảm thị lực của mắt. 

Bệnh viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu bị viêm. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm mùa xuân hè. Bệnh này thì xuất hiện ở tất cả các đối tượng bao gồm cả các bé 2 tuổi.

Khi bé bị viêm kết mạc sẽ thường xuyên đưa tay lên dịu vì thấy cộm
Khi bé bị viêm kết mạc sẽ thường xuyên đưa tay lên dịu vì thấy cộm

1.3. Dấu hiệu cho thấy bé bị mắt lác

Những bé hay tuổi hay nheo mắt dẫn đến chứng bệnh lác mắt. Nguyên nhân có thể do di truyền từ gia đình. Có thể là do do bé bị sinh non, não úng thủy, lệch khúc xạ hoặc bị nhược thị gây ra. 

Tình trạng mắt lác xảy ra khi các cơ vận nhãn của mắt mất cân bằng khi phối hợp quan sát. Khi bị lác hai lòng đen của mắt bé thay vì nhìn thẳng sẽ nhìn về các hướng khác nhau. Tình trạng này có thể diễn ra lâu mẹ có thể nhận ra khi chăm sóc trẻ. Tạm thời khiến mẹ khó quan sát và không kịp thời can thiệp. Điều nãy sẽ gây hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như khả năng nhìn sau này của bé. 

Nếu không may bị mắt lé sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng thị giác
Nếu không may bị mắt lé sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng thị giác

2. Bé 2 tuổi hay nheo mắt có nguy hiểm không?

Bé 2 tuổi hay nheo mắt là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe thị lực của bé yêu. Do đó các mẹ không được chủ quan bỏ. Vì có thể khiến cuộc sống sau này của con bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như nếu bé bị cận thị sẽ không thể nhìn được chữ viết trên bảng của thầy cô. Khi bé bị viễn thị cũng sẽ không nhìn được chữ ở vở viết của mình. 

Ở độ tuổi lên 2 khả năng ngôn ngữ của con còn chưa tốt trong việc diễn đạt với mẹ. Lúc này bé cũng chưa chắc phân biệt được đâu là nhìn mờ đâu là nhìn rõ. Vì vậy mẹ và người chăm sóc bé hãy quan sát đến bé nhiều hơn để can thiệp sớm cho bé.

Bé 2 tuổi hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về mắt
Bé 2 tuổi hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về mắt

3. Mẹ cần làm gì khi mắt bé 2 tuổi hay nheo? 

Hai tuổi là thời gian hệ thần kinh của bé trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy nếu mẹ thấy bé yêu gặp một số tình trạng như cúm, sốt, nôn cũng là điều bình thường. Nhưng nếu bé có hành động nheo mắt liên tục mẹ hãy lưu ý. Bởi vì đây là dấu hiệu cảnh báo bé bị tật khúc xạ, viêm kết mạc mắt hoặc bị lác mắt… Mẹ hãy thử áp dụng một số phương pháp sau đây để làm chậm và cải thiện tình trạng tật khúc xạ.

  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng của con để điều tiết mắt. Hãy đảm bảo ánh sáng phân bố đều, đủ, bị lóa. Không nên lắp bóng đèn có cường độ chiếu sáng quá cao.
  • Tuyệt đối không cho bé đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy vi tính. Nếu bắt buộc phải dùng thì để xa mắt.  Thỉnh thoảng nhìn ra ngoài để mắt thư giãn (có thể nhìn vào cây cối). Hoặc đơn giản là nhắm mắt lại. 
  • Bổ sung các loại vitamin A, B, C, E để tái tạo các tế bào mới giúp mắt khỏe mạnh, trong sáng.
  • Chọn các loại sách, truyện in chữ to rõ ràng và in trên nền giấy bảo vệ mắt để cho bé đọc.
  • Thường xuyên đưa bé ra ngoài ngắm cảnh thiên nhiên để cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt và hay tiến đến sát đồ vật mới có thể xác định được đồ vật. Mẹ nên đưa con đến phòng khám mắt để được thăm khám và điều trị. 
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các loại cá nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ. Đồng thời cho bé ăn nhiều rau xanh đặc biệt là cà rốt vì rất giàu vitamin A.
Hạn chế cho bé dùng điện thoại và máy tính để tránh làm tổn thương thị lực
Hạn chế cho bé dùng điện thoại và máy tính để tránh làm tổn thương thị lực

4. Lưu ý khi chăm sóc mắt cho trẻ 2 tuổi

  • Các mẹ hạn chế đưa bé ra ngoài vào những ngày quá nắng hoặc nhiều bụi mù. Những ngày bình thường khi đưa bé ra ngoài đi dạo và tắm nắng cần che khăn voan hoặc đeo kính. Đội mũ để bảo vệ mắt bé khỏi tác động của ánh nắng, bụi bẩn, gió… 
  • Mẹ hãy thêm vào thực đơn ăn của bé các thực phẩm giàu vitamin A. Cụ thể như là như rau của quả, cá biển và các dầu dặm chiết suất từ thực vật. Vitamin A bổ sung sức đề kháng và giúp mắt bé tinh anh, khỏe mạnh.
  • Khi nơi ở xuất hiện những người bị dịch đau mắt đỏ mẹ hãy cách ly bé để tránh bị lây nhiễm. Bệnh này khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu bé không may mắc phải.
  • Hạn chế tối đa việc cho bé dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Thay vào đó hãy cùng con chơi với các món đồ chơi. Như vậy vừa không hại mắt vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
  • Khi có bất cứ biểu hiện bệnh gì liên quan đến mắt hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Bé sẽ được thăm khám chẩn đoán. Mẹ tuyệt đối không tự chữa bằng phương pháp dân gian.
Bổ sung vitamin A để giúp mắt bé sáng khỏe, tinh anh
Bổ sung vitamin A để giúp mắt bé sáng khỏe, tinh anh

5. Các câu hỏi thường gặp về việc trẻ 2 tuổi hay nheo mắt

Câu hỏi 1: Sao bé nhà mình hay nheo mắt, tiến sát đến gần và nghiêng người để nhìn chữ trên bảng của cô mặc dù chữ khá to và dễ nhìn vậy ạ?

Trả lời: Mẹ hãy yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cho bé được ngồi ở chiếc bàn gần bảng nhất. Việc này đảm bảo kết quả học tập không bị giảm sút. Ngoài ra mẹ có thể thử kiểm tra thị lực cho con bằng bảng đo thị lực để xem mức độ nhìn của bé đến đâu. Nếu như tình trạng trên kéo dài tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu có gì sẽ có thể điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi 2:  Bé mình được 2 tuổi nhưng đã bị thâm quầng mắt mặc dù ngủ đủ giấc. Liệu bé có bị làm sao nguy hiểm không ạ?

Trả lời: Theo như mô tả của mẹ thì rất có thể bé yêu đang bị thiếu sắt và thiếu máu nghiêm trọng. Nhưng để chắc chắn hơn thì mẹ hãy cho bé đi làm các xét nghiệm để biết chính xác bé thiếu sắt ở mức độ nào. Ngoài ra mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu hàm lượng sắt như thịt bò, trứng, các loại hạt, tôm, cua, mực… vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Câu hỏi: Dạo này bé nhà mình hay nhắm một mắt khi xem tivi hoặc điện thoại. Không biết bé có bị bệnh lý gì về mắt không bác sĩ? Mình lo quá

Trả lời 3: Có hai khả năng xảy ra với trường hợp này. Thứ nhất là do bé bị tật khúc xạ dẫn đến khả năng điều khiển hoạt động của hai bên mắt không đồng bộ, nhất quán. Ngoài ra đây còn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn hội tụ.Một chứng bệnh liên quan đến mắt khá hiếm gặp hiện nay. Mẹ tốt nhất hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân và điều trị cho con. 

Đôi mắt vô cùng quan trọng nên cần được chăm sóc kĩ lưỡng
Đôi mắt vô cùng quan trọng nên cần được chăm sóc kĩ lưỡng

Mẹ có thể xem thêm: 

Bé 2 tuổi táo bón: 10 nguyên nhân và 9 cách chăm sóc

Bé 2 tuổi xổ giun: 9 loại thuốc tẩy giun Bộ Y tế khuyên dùng

Bé 2 tuổi nói lắp: Mẹ thông thái nên xử trí như thế nào?

Tất tần tất về bé 2 tuổi giúp mẹ hiểu con hơn

Người xưa đã có câu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, giàu hai con mắt. Để nhấn mạnh lên tầm quan trọng của giác quan này. Khẳng định rằng nó cần phải được nâng niu và chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó nếu bé 2 tuổi hay nheo mắt các mẹ không nên chủ quan nhé, hãy quan sát kĩ và ghi chép lại sau đó đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn mẹ nha.

Nguồn tham khảo: Trẻ nheo mắt liên tục là dấu hiệu bệnh gì – cha mẹ nên biết

Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Vậy, đâu là nguyên nhân? Và làm sao để chữa trị dứt điểm bé 2 tuổi táo bón? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết 10 nguyên nhân và 9 cách chăm sóc bé táo bón hiệu quả nhé!

1. Các nguyên nhân khiến bé 2 tuổi táo bón 

Bé 2 tuổi táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng, nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Điều này dẫn đến quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc ngồi lâu và dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn. 

Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé yêu bị táo bón:  

1.1. Bé không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)

Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Khi bé được 2 tuổi, mẹ thường cắt giảm một phần hay hoàn toàn sữa mẹ, thay vào đó là bổ sung cho con sữa công thức (sữa bột hay sữa hộp uống liền). Có thể bé yêu nhà mình không hợp với loại sữa công thức mẹ chọn. Khi đó rất có thể dẫn tới hiện tượng táo bón. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý các biểu hiện của bé khi mới sử dụng sữa công thức nhé!

Sữa công thức dễ khiến bé 2 tuổi táo bón là do hàm lượng thành phần đạm Casein
Sữa công thức dễ khiến bé 2 tuổi táo bón là do hàm lượng thành phần đạm Casein

Sở dĩ, sữa công thức dễ khiến bé 2 tuổi táo bón là do hàm lượng thành phần đạm Casein. Đây là một loại đạm có trọng lượng phân tử lớn, dễ bị kết tủa ở nồng độ PH của dạ dày. Sau khi bị chuyển hóa, đạm Casein trở nên khó tiêu hóa, khó hấp thụ. Nó sẽ hút nhiều nước hơn các loại chất khác, dẫn đến hiện tượng thay đổi cấu trúc phân. Do đó các bé sẽ bị táo bón, khó đi đại tiện.

1.2. Bé hay căng thẳng hoặc ít vận động, đặc biệt là sau khi ăn

Sự cám dỗ của internet và các thiết bị điện tử tạo ra thói quen lười vận động cho trẻ em. Sau khi ăn, nhiều bé chẳng buồn nhúc nhích. Thay vì chơi xây nhà, ghép hình hay lego… con chỉ muốn ngồi trước màn hình tivi cùng những bộ phim. Hay thậm chí là dành hàng giờ đồng hồ để xem video trên điện thoại. 

Bé lười vận động khiến hệ tiêu hóa bị “ì” dẫn đến táo bón
Bé lười vận động khiến hệ tiêu hóa bị “ì” dẫn đến táo bón

Việc trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động. Đặc biệt là sau khi ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bé 2 tuổi táo bón. Bởi khi bé lười vận động thì cả cơ thể và hệ tiêu hóa cũng trở nên “ì ạch”, lười hoạt động. Do đó, táo bón là không thể tránh khỏi!

1.3. Bé bị táo bón do lạm dụng thuốc: 

Việc sử dụng quá nhiều thuốc trong thời gian dài rất dễ khiến bé 2 tuổi táo bón.

Bé bị táo bón do lạm dụng thuốc khiến nhu động ruột kém hiệu quả
Bé bị táo bón do lạm dụng thuốc khiến nhu động ruột kém hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc sử dụng thuốc thường khiến nhu động ruột kém hơn bình thường. Nhu động ruột là một loạt các cơn co cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Việc nhu động ruột hoạt động kém hơn bình thường sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và táo bón.

Ngoài ra nếu bé cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… rất có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.

1.4. Bé gặp một số triệu chứng cần điều trị bằng phẫu thuật

Táo bón sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi với các bé 2 tuổi!
Táo bón sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi với các bé 2 tuổi!

Đối với những trẻ gặp một số triệu chứng như tắc nghẽn đường ruột; Triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh; Suy giáp (hormone tuyến giáp thấp); Hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh)… cần điều trị bằng phẫu thuật thì rất dễ bị táo bón. Nguyên nhân là do:

  • Ảnh hưởng từ thuốc gây mê: Thuốc gây mê khiến các cơ trong đường ruột bị tê liệt. Thuốc cũng làm thức ăn không thể tiếp tục di chuyển. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu hóa gần như bị ngưng trệ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng.
  • Cơ thể thiếu nước: Các bé cần phẫu thuật thường phải nhịn ăn uống trước lúc phẫu thuật khoảng 8 tiếng. Do đó, đường ruột sẽ bị thiếu chất lỏng. Phân sẽ trở nên khô, cứng, khó đi cầu.
  • Tác dụng của thuốc giảm đau: Khi các bé cần phẫu thuật thì thuốc giảm đau là vô cùng cần thiết. Thuốc có thể gây táo bón bởi nó làm giảm sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng được thực hiện trước vào sau phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bé. Do đó khiến con dễ bị táo bón.
  • Ít vận động: Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, các bé cần nghỉ ngơi rất nhiều để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Thậm chí khiến việc đại tiện của con trở nên khó khăn hơn.

1.5. Bé tổn thương ở đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của các bé 2 tuổi vẫn đang phát triển nên rất dễ bị tổn thương. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều đạm, ít chất béo (không bổ sung dầu ăn cho bé), ít chất xơ sẽ khiến lợi khuẩn trong ruột giảm dần. Còn hại khuẩn thì tăng lên. Từ đó gây ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột. Con sẽ có biểu hiện đau bụng, ăn không ngon, táo bón và sức đề kháng kém.

Bé 2 tuổi bị táo bón do đường ruột bị tổn thương, hàm lượng lợi khuẩn không đủ
Bé 2 tuổi bị táo bón do đường ruột bị tổn thương, hàm lượng lợi khuẩn không đủ

Sở dĩ bé 2 tuổi táo bón khi bị tổn thương ở đường tiêu hóa là do lượng lợi khuẩn không đủ. Do đó không thể kích thích cơ thể tổng hợp enzyme, vitamin để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Dẫn đến thức ăn không được phân giải hết, tích tụ trong ruột, cứng và khô không thải được. Cuối cùng gây ra táo bón.

1.6. Do bé ăn không đủ chất xơ

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa của bé. Bởi nó có thể khiến phân mềm, xốp và dễ đào thải ra ngoài hơn. Chất xơ chứa nhiều trong các loại rau. Tuy nhiên, đa số trẻ nhỏ đều ghét ăn rau và thích thịt hơn. Bởi các con thường không thích vị đắng hay vị ngai ngái của rau. Đặc biệt, gai lưỡi của bé có lượng núm vị giác nhiều hơn người trưởng thành nên những vị “không ưa” sẽ bị phóng đại nhiều lần. 

Việc biếng ăn rau sẽ khiến cơ thể con thiếu chất xơ, dẫn đến táo bón
Việc biếng ăn rau sẽ khiến cơ thể con thiếu chất xơ, dẫn đến táo bón

Việc biếng ăn rau sẽ khiến cơ thể con thiếu chất xơ, dẫn đến phân trở nên khô cứng và di chuyển chậm chạp. Đây cũng chính là biểu hiện của bé 2 tuổi táo bón.

1.7. Bé không uống đủ chất lỏng

Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và đùa nghịch. Do đó, bé thường đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nếu con không uống đủ chất lỏng thì lượng nước trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón.

Nếu con không uống đủ chất lỏng thì lượng nước trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón
Nếu con không uống đủ chất lỏng thì lượng nước trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón

Bởi cơ thể thiếu nước thì các hoạt động tái hấp thu nước ở thức ăn. Cụ thể là ở ruột già sẽ được đẩy mạnh hơn bình thường. Một lượng lớn nước bị lấy đi khiến phân trở nên thô và cứng. Do đó gây đau, rát, thậm chí rách, chảy máu hậu môn khi con đi đại tiện.

1.8. Bé uống quá nhiều sữa và không uống đủ nước

Nhiều bố mẹ có quan niệm cho con uống nhiều sữa để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé lớn nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi táo bón.

Việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi táo bón
Việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi táo bón

Việc tiêu thụ quá nhiều sữa khiến lượng dinh dưỡng vượt quá mức mà cơ thể con có thể hấp thụ. Do đó, chúng sẽ đọng lại trong ruột, khiến phân cứng và khó đào thải. Từ đó dẫn đến táo bón ở bé.

1.9. Bé cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi bắt đầu đi mẫu giáo

Khi con bắt đầu đến lớp, môi trường thay đổi sẽ khiến bé cảm thấy áp lực trong việc đi đại tiện. Do đó, nhiều bé hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện, không chịu đi đại tiện khi đang ở trường. 

Bé táo bón do cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi bắt đầu đi lớp
Bé táo bón do cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi bắt đầu đi lớp

Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ và được giữ lại lâu bên trong ruột già. Tại đây, phân sẽ bị hấp thu một phần nước và trở nên khô cứng hơn. Khi phân bị mắc kẹt, di chuyển chậm sẽ làm cho bé khó đi ngoài.

1.10. Bé sợ hãi, lo lắng khi bắt đầu tập ngồi bô

Tương tự như khi bắt đầu đến lớp, việc bắt đầu tập ngồi bô hoặc bồn cầu. Điều này rất dễ khiến bé sợ hãi hoặc căng thẳng. Bởi đây là một điều hoàn toàn mới với các con. 

Việc bắt đầu tập ngồi bô hoặc bồn cầu rất dễ khiến bé sợ hãi hoặc căng thẳng dẫn đến tình trạng táo bón
Việc bắt đầu tập ngồi bô hoặc bồn cầu rất dễ khiến bé sợ hãi hoặc căng thẳng dẫn đến tình trạng táo bón

Điều này dẫn đến tình trạng sợ đi cầu, lâu dần sẽ hình thành phản xạ nhịn đi cầu. Nhịn đi cầu lại khiến phân tích tụ lại trong đại tràng. Từ đó khiến phân ngày càng cứng và to gây táo bón ở trẻ. Khi bé 2 tuổi táo bón, phân cứng, to cọ vào hậu môn bé gây đau. Khi đó bé lại càng sợ hãi và càng nhịn đi cầu hơn. Tất cả tạo thành một vòng luẩn quẩn!

2. Bé 2 tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?

2.1. Táo bón là hiện tượng thường gặp

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé 2 tuổi, hệ thống tiêu hóa và hệ thống đường ruột của con vẫn đang phát triển. Nên chưa thực sự hoàn thiện và khỏe mạnh như người lớn. Do đó, táo bón thường là “cảnh báo” của cơ thể trẻ đối với những thay đổi trong môi trường sống như: Thay đổi sữa; Thay đổi môi trường đi ngoài; Lạm dụng thuốc điều trị… 

Táo bón ở trẻ nhỏ là trường hợp thường gặp, bố mẹ không cần quá lo lắng
Táo bón ở trẻ nhỏ là trường hợp thường gặp, bố mẹ không cần quá lo lắng

Mẹ chỉ cần bình tĩnh và chăm sóc đúng cách thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu con táo bón quá lâu thì hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời mẹ nhé!

2.2. Táo bón trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu bé bị táo bón trong một thời gian dài thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu bé bị táo bón trong một thời gian dài thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Mặc dù táo bón ở trẻ có thể không thoải mái. Nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Tích tụ độc tố trong cơ thể: Nếu các chất độc tồn đọng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các cơ quan bên trong cơ thể, đe dọa tới sức khỏe của con.
  • Xuất huyết đại tràng: Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng. Lâu ngày dẫn đến bệnh xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho bé.
  • Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn: Khối phân cứng sẽ gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn. Từ đó làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ. Các bệnh lý này tuy không phức tạp nhưng thường không tự khỏi và tiến triển xấu đi nếu không điều trị sớm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để can thiệp sớm cho trẻ.
  • Vết thương, đau ở vùng da xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn): Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân cứng khiến các bé táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Mắc trĩ nội, trĩ ngoại: Biến chứng này xảy ra do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng. Vì các con luôn gắng sức rặn khi đi tiêu, làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra. Như vậy, mỗi lần bé đi tiêu thường có máu kèm theo phân gây đau đớn, khó chịu mà mất máu.
  • Tắc ruột: Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Nếu để lâu ngày sẽ gây viêm ruột, thậm chí thủng ruột. Vô cùng nguy hiểm!

Nếu bé 2 tuổi táo bón lâu hơn 2 tuần và xuất hiện các biến chứng trên thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra.

3. Top 9 cách xử lý khi bé 2 tuổi táo bón

3.1. Cho trẻ uống nhiều nước: 

Cho trẻ uống nhiều nước là cách xử lý đơn giản nhất mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Để tăng tối đa hiệu quả trị táo bón, mẹ nên tập cho con thói quen uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng. Qua đó không chỉ giúp cơ thể bé rửa trôi các chất thải, chất độc tích tụ sau một đêm ngủ say, mà còn giúp việc đi ngoài trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung cho con các loại nước ép hoa quả vào các bữa phụ. Như vậy, không chỉ cung cấp đủ nước mà còn giúp bé hấp thụ các vitamin, khoáng chất bổ dưỡng trong hoa quả. 

Cho trẻ uống nhiều nước là cách xử lý đơn giản nhất mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà
Cho trẻ uống nhiều nước là cách xử lý đơn giản nhất mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà

Khi cơ thể bé được cung cấp đủ nước (khoảng 2l/ngày), hoạt động trao đổi chất sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó, phân cũng sẽ nhỏ, mềm hơn và hạn chế được tình trạng khó đi ngoài. 

3.2. Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín: 

Đây là cách thực hiện “một công đôi việc”: vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung các vitamin cho bé bị táo bón. Để việc điều trị táo bón trở nên nhanh chóng hơn, mẹ nên ưu tiên các loại rau có chức năng nhuận tràng. Chẳng hạn như: rau khoai lang, mồng tơi, rau đay… Hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… Đồng thời, hạn chế những thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều đạm nhất gây áp lực cho hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc hậu môn.

Bổ sung rau xanh, quả chín - cách thực hiện “một công đôi việc”: vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung các vitamin cho bé bị táo bón
Bổ sung rau xanh, quả chín – cách thực hiện “một công đôi việc”: vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung các vitamin cho bé bị táo bón

Chất xơ trong rau, củ, quả sẽ tạo độ xốp cho phân, góp phần vào việc dự trữ nước cho phân. Qua đó, giúp phân đi ra ngoài dễ dàng hơn. Con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đi tiêu.

Lưu ý: Có hai loại rau, củ được coi là “thần dược” trị táo bón, mẹ không thể bỏ qua:

  • Rau má: Rau má hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả bởi nó là loại cây có hàm lượng chất xơ rất cao. Ngoài ra, rau má còn chứa nhiều vitamin quan trọng như B1, B2, B3, C, K… Các vitamin này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình con tiêu hóa đó! 
  • Vừng đen: Trong Đông Y, vừng đen được coi là một loại thảo dược trị táo bón vô cùng tốt bởi vị ngọt và tính bình. Bên cạnh đó, nó còn chứa protein và các dưỡng chất quan trọng khác. Qua đó vừa giúp điều trị táo bón, vừa giúp bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. 

3.3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ giảm táo bón: 

Việc đi đại tiện tập trung, đúng giờ, ngồi đúng bô sẽ giúp trẻ hình thành nên phản xạ có điều kiện. Qua đó vừa giúp con đi tiêu dễ dàng hơn, vừa giúp con không còn sợ đi ngoài khi đến lớp. Mẹ nên tập cho con thói quen này ngay từ khi còn nhỏ nhé! 

Mẹ nên tập cho con thói quen đi đại tiện đúng giờ để hỗ trợ giảm táo bón
Mẹ nên tập cho con thói quen đi đại tiện đúng giờ để hỗ trợ giảm táo bón

Tốt nhất bố mẹ nên tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, nên chọn vào thời gian sau bữa ăn, lúc trẻ không vội vã. Tuy nhiên, không nên bắt ép trẻ khi trẻ không có “nhu cầu”.

3.4. Mát-xa bụng cho bé: 

Mát xa để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi tiêu hơn
Mát xa để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi tiêu hơn

Đây là phương pháp tác động từ bên ngoài, giúp kích thích nhu động ruột của con hoạt động hiệu quả hơn. Để mát xa hiệu quả, mẹ thực hiện:

  • Mẹ xoa hai lòng bàn tay vào nhau để chúng ấm lên.
  • Áp lòng bàn tay vào rốn của bé. Sau đó xoa ngược chiều kim đồng hồ: bắt đầu từ rốn, xoa sang bên phải rồi vòng qua bên trái. Đây cũng chính là chiều dọc theo khung đại tràng.
  • Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.

Việc mát xa sẽ khiến nhu động ruột hoạt động năng suất hơn. Hỗ trợ đẩy phân ra ngoài một cách nhanh chóng. Qua đó hỗ trợ giảm táo bón và tạo cảm giác thoải mái cho con.

3.5. Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục hàng ngày 

Khi con ngồi quá lâu tại cùng một vị trí sẽ gây áp lực lên đại trực tràng, khiến hoạt động của nhu động ruột kém. Việc khó đi ngoài là tất yếu sẽ xảy ra. Do đó việc khuyến khích trẻ vận động, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.

Mẹ nên khuyến khích bé vận động, rèn luyện thể dục hàng ngày để điều trị, phòng ngừa táo bón
Mẹ nên khuyến khích bé vận động, rèn luyện thể dục hàng ngày để điều trị, phòng ngừa táo bón

Mẹ nên hạn chế thời gian bé sử dụng các thiết bị công nghệ như ipad, điện thoại thông minh hay TV… Thay vào đó, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động bằng cách cùng bé tham gia các trò chơi như ném bóng, đồ hàng hay xây nhà… Điều này vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình, vừa giúp bé tập luyện cơ vùng chậu, tăng nhu động ruột để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

3.6. Bố mẹ cần chú ý tư thế ngồi đi đại tiện của bé

Cho trẻ đi đại tiện thường xuyên là điều cần thiết để giữ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, Đồng thời ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa, phổ biến nhất là táo bón. việc tuân thủ tư thế đi vệ sinh đúng cho bé sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa: Không ngồi quá cao hay quá thấp, chỉ cần bé thẳng lưng hay hơi nghiêng người về phía trước là được.

Tuân thủ tư thế đi vệ sinh đúng cho bé sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa
Tuân thủ tư thế đi vệ sinh đúng cho bé sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra mẹ có thể kê một chiếc ghế nhỏ dưới chân bé để nâng đầu gối lên cao, tạo góc 35 độ giữa chân và thân trên. Qua đó giúp ống trực tràng được giữ thẳng, chất thải sẽ được tống ra ngoài nhanh hơn.

Lưu ý: Với những bé còn nhỏ, chưa đi vệ sinh được ở bồn cầu, mẹ hãy mua cho bé một chiếc bô. Ưu tiên những sản phẩm có màu sắc bắt mắt, với những hình thú, con vật mà bé yêu thích.

3.7. Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị 

Nếu mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống, vận động của trẻ mà táo bón vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cân nhắc sử dụng thuốc điều trị
Nếu mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống, vận động của trẻ mà táo bón vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cân nhắc sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng là một trong những cách để nhuận tràng, giúp phân dễ dàng di chuyển ra bên ngoài hơn. Loại thuốc này nên được sử dụng mỗi ngày một lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau 1-3 ngày uống thuốc sẽ có tác dụng hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc điều trị. Thay vào đó cần đưa trẻ đi khám để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp, trẻ 2 tuổi táo bón lâu ngày.

3.8. Điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ

Đây là biện pháp điều trị táo bón vô cùng hiệu quả nhưng lại ít được bố mẹ quan tâm:

  • Trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày. Cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.
  • Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
  • Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng
  • Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày. Có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.
Điều chỉnh hành vi và tâm lý sẽ giúp các bé hạn chế việc táo bón tái phát
Điều chỉnh hành vi và tâm lý sẽ giúp các bé hạn chế việc táo bón tái phát

Việc điều chỉnh hành vi và tâm lý sẽ giúp các bé hạn chế việc táo bón tái phát. Do đó, bố mẹ không nên bỏ qua phương pháp này.

3.9. Sử dụng thuốc hoặc men vi sinh: 

Bên cạnh các biện pháp trên, việc sử dụng thuốc hay men vi sinh cũng được  nhiều mẹ ưa chuộng. Bởi đây đều là các sản phẩm điều trị, phòng tránh táo bón một cách nhanh chóng hiệu quả. Mà không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Ngoài ra, đây cùng là phương pháp dễ dàng thực hiện và đem lại kết quả rõ rệt.

4. Khi nào cần đưa bé đến khám bác sĩ?

Bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé 2 tuổi táo bón lâu ngày kèm đi ngoài ra máu
Bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé 2 tuổi táo bón lâu ngày kèm đi ngoài ra máu

Tuy táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ. Nhưng bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé 2 tuổi táo bón lâu ngày kèm các dấu hiệu:

  • Đi ngoài ra máu: Táo bón lâu ngày kèm đi ngoài ra máu có thể do một vài nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Như rò ống tiêu hóa, viêm túi thừa… Do đó, bố mẹ nên đưa con đi khám để bé được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
  • Chướng bụng, đau bụng: Đau bụng táo bón có cảm giác đầy hơi thường là dấu hiệu của chứng tắc ruột nghiêm trọng. Mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến viện khẩn cấp để kiểm tra. 
  • Bé căng thẳng với việc đi vê sinh: Bé táo bón do nín không chịu đi cầu rất phổ biến. Phân ở lại trong ruột càng lâu chừng nào càng bị rút nước chừng đó. Phân rắn to dần, trẻ lại khó đi hơn, lúc rặn trẻ bị đau nên sợ. Nếu bé cứ bị vậy trong vòng một tháng sẽ thành táo bón mãn tính. Một khi trẻ đã bị táo bón chức năng mãn tính, thời gian điều trị phải từ 6-9 tháng. Do vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi điều trị sớm, tránh để trẻ bị táo bón mãn tính.

5. Cách phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi 

Để phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của con
Để phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của con

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón: Mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại rau củ tốt cho hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Đồng thời cho bé uống đủ nước. Trong trường hợp bé kén ăn, mẹ có thể xay nhuyễn cho vào cháo hoặc sinh tố để thu hút trẻ.
  • Đảm bảo trẻ có vận động thể lực: Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để tăng cường nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng.
  • Phát triển một lịch trình bữa ăn thường xuyên: Mẹ nên luyện tập cho bé ăn uống đúng giờ và đi tiêu đúng một thời điểm trong ngày.
  • Thói quen ruột tốt: Ngoài việc ăn uống, vận động thường xuyên thì ngủ đủ giấc cũng là một thói quen ruột tốt mà mẹ nên luyện tập cho bé yêu.

Xem thêm: 

Bé 6 tháng bị táo bón, mẹ phải làm sao?

Bé 3 tuổi bị táo bón – Mẹ cần biết những điều gì?

Táo bón là vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ đang có bé 2 tuổi. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý và phòng bệnh là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh. Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn, mẹ để lại bình luận để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo: Làm gì khi bé bị táo bón?

Mẹ có bé bị hăm tã và không biết hăm tã có nguy hiểm không, có lâu khỏi không? Theo các chuyên gia, hăm tã chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp, không nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc khoa học, đúng cách. Mẹ tham khảo bài viết để hiểu da con hơn nhé!

1. Hăm tã không phải lúc nào cũng nguy hiểm!

Hăm tã có nguy hiểm không phụ thuộc vào 5 cấp độ hăm tã, mẹ hiểu kỹ và xác định đúng con đang bị vấn đề nào để có cách xử lý phù hợp.

Hăm tã có nguy hiểm không phụ thuộc vào 5 cấp độ hăm tã
Hăm tã có nguy hiểm không phụ thuộc vào 5 cấp độ hăm tã

Mức độ nguy hiểm của từng cấp độ hăm tã:

  • Cấp độ 1 – Nhẹ: Mông bé hơi hồng so với bình thường, có thể có một số mụn nhỏ li ti trên mông. Da bé vẫn khô ráo, không bị ẩm ướt. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.
  • Cấp độ 2 – Nhẹ: Da mông bé có màu đỏ hồng, xuất hiện một số mụn nhỏ tập trung thành các vùng rải rác trên mông bé. Nếu bé được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày.
  • Cấp độ 3 – Trung bình: Vết hăm lan rộng, màu đỏ ửng. Các nốt mụn mọc dày hơn. Bé ngứa ngáy, hay dùng tay gãi mông. Nếu bé bị hăm tã được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày.
  • Cấp độ 4 – Nguy hiểm: Xuất hiện nhiều mụn to nổi rộp lên với đường kính khoảng 2mm, có thể có mụn mủ. Bé đau rát nên cáu gắt, bỏ ăn và mất ngủ. Đây là dấu hiệu của viêm nhiễm, mẹ kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần.
  • Cấp độ 5 – Nguy hiểm: Da bé sưng phù nặng, các mụn mưng mủ và vỡ, Bb quấy khóc và sốt do nhiễm trùng da. Mẹ kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 1 – 4 tuần.
Bé bị hăm tã cấp độ 4, 5 nguy hiểm, cần được đi khám bác sĩ
Bé bị hăm tã cấp độ 4, 5 nguy hiểm, bé cần được đưa đi khám bác sĩ

Như vậy, nếu bé bị hăm tã từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 sẽ không nguy hiểm, mẹ chỉ cần vệ sinh thật sạch sẽ và giữ da bé luôn khô thoáng, bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ. Mẹ nào cẩn thận hơn nữa có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da bé có thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng để bé nhanh khỏi hơn.

Mẹ tham khảo: Hăm tã bôi gì để nhanh khỏi và lành tính? 15+ gợi ý cho mẹ

Với cấp độ hăm tã 4 và 5, mẹ không được chủ quan, lúc này mẹ không còn băn khoăn hăm tã có nguy hiểm không nữa rồi, lúc này là nó có nguy hiểm. Lúc này, mẹ vệ sinh nhẹ nhàng da bé và đưa con đến khám bác sĩ để được điều trị nhanh nhất tránh nhiễm trùng gây ra các biến chứng nặng hơn.

2. Các biến chứng của hăm tã

Nếu như không được điều trị nhanh chóng ở những cấp độ hăm tã nặng, bé có thể gặp 3 biến chứng nguy hiểm sau:

2.1 Nhiễm nấm Candida

Khi hăm tã cấp độ 4,5, da bé sẽ có nhiều mụn mủ, chảy nước, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, điển hình là nấm Candida.

Nấm candida khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu, có thể sốt cao trên 38.5 độ C. Nguy hiểm hơn, nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc lan lên bộ phận sinh dục của bé gái gây nấm âm đạo.

Nấm candida khiến bé sốt cao, ngứa ngáy, khó chịu
Nấm candida khiến bé sốt cao, ngứa ngáy, khó chịu

2.2. Nhiễm trùng trên da

Các mụn mủ do hăm tã nặng bị loét ra khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển trên da bé gây nhiễm trùng da. Khi bị nhiễm trùng, da bé sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ trắng, lở loét gây đau, ngứa, thậm chí là sốt, bỏ ăn, quấy khóc liên tục,…

Nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm âm đạo (với bé gái).

Nhiễm trùng da khiến bé sốt cao, bỏ bú, quấy khóc liên tục
Nhiễm trùng da khiến bé sốt cao, bỏ bú, quấy khóc liên tục

2.3. Viêm da tiết bã

Vi khuẩn, nấm xâm nhập vào các vết thương hở trên vùng da bị hăm của bé gây viêm da tiết bã (hay còn gọi là bệnh chàm da mỡ hoặc viêm da dầu).

Lúc này, mông bé sẽ ửng đỏ, xuất hiện những mảng vảy nhỏ màu trắng, bong tróc. Dù không gây biến chứng nguy hiểm nhưng viêm da tiết bã khiến bé rất khó chịu, ngứa ngáy, phải điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần bé mới khỏi hoàn toàn.

Phải làm gì để tránh biến chứng nguy hiểm cho bé? Mẹ tham khảo 5 lưu ý dưới đây nhé!

3. Làm gì khi bé bị hăm tã?

Hiểu được những xót xa của các mẹ, Góc của mẹ đã tìm hiểu và tổng hợp lại 5 tips hiệu quả giúp bé yêu nhanh khỏi hăm tã nhất. Lưu lại ngay mẹ nhé!

  • Dùng xịt xử lý hăm tã để bé khỏi nhanh hơn. Ưu tiên sản phẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính. Hạn chế sử dụng dạng kem bôi vì dễ gây nhiễm khuẩn và gây đau khi mẹ chạm tay vào vùng da bị hăm của con.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã của con mỗi lần thay tã: Mẹ sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để vệ sinh nhẹ nhàng da con. Lưu ý nhỏ cho mẹ: Với bé gái, mẹ lau theo chiều từ trước ra sau, tránh làm ngược lại vì khiến phân bám vào bộ phận sinh dục của con gây viêm.
  • Giảm thời gian mặc tã: Mặc tã trong thời gian dài khiến con bí bách, khó chịu. Do đó, mẹ cho mông con “nude” khoảng 15 phút để mông con được “thở” mỗi lần thay tã, con được khô thoáng, khỏi hăm nhanh hơn.
  • Thay tã cho bé 3 – 4h/lần: Phân và nước tiểu là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Tiếp xúc với tã trong thời gian dài khiến con dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hăm tã nặng hơn. Do đó, mẹ thay tã cho bé 3 – 4h/lần và thay ngay khi thấy con đi ị nhé!
  • Lựa chọn loại tã, bỉm có khả năng thấm hút cao: Mẹ ưu tiên tã mỏng, có nhiều hạt SAP thấm hút – loại hạt có khả năng hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel chống thấm ngược, giúp mông con khô thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hăm.
Chọn đúng loại tã bỉm giúp bé con luôn thoải mái vui chơi
Chọn đúng loại tã bỉm giúp bé con luôn thoải mái vui chơi

4. Khi nào cần đưa bé bị hăm tã đến bác sĩ?

Ở trên là những thông tin chia sẻ về hăm tã có nguy hiểm không giúp mẹ hiểu rõ hơn theo từng cấp độ. Tuy nhiên, khi thấy con có biểu hiện của hăm tã nặng (cấp độ 4,5) mẹ đưa con đi khám bác sĩ nhé:

  • Vùng da bị hăm sưng đỏ, mụn mủ hoặc lở loét
  • Bé sốt cao trên 38.5 độ C
  • Bé quấy khóc, chán ăn/bỏ ăn,…

Những biểu hiện trên báo hiệu tình trạng hăm tã của bé trở nặng rồi đó mẹ. Thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất, giúp tránh các biến chứng nguy hiểm: Nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn, viêm da tiết bã,…

Đưa con đi khám bác sĩ đúng lúc giúp bé kiểm soát những tác động xấu lên cơ thể
Đưa con đi khám bác sĩ đúng lúc giúp bé kiểm soát những tác động xấu lên cơ thể
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Với những thông tin chia sẻ về hăm tã có nguy hiểm không ở trên giờ bạn có thể thấy, hăm tã sẽ không nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và bình tĩnh xử lý. Hy vọng những chia sẻ trên đã góp phần giúp mẹ thêm những kinh nghiệm thật hữu ích để chăm sóc bé dễ dàng hơn. Chúc bé nhà mình luôn mạnh khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn mỗi ngày.

Mẹ tham khảo thêm: 

Hăm tã nổi mụn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý “dứt điểm”

Hăm tã nước tiểu: Nguyển nhân và 3 điều mẹ cần làm ngay

Trị hăm tã cho bé: 6 Cách xử lý và 5 sai lầm mẹ hay gặp phải

Bé bú bình chậm khiến mẹ lo lắng vì sợ bé không hấp thu đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây!

Bé bú bình chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ quan sát kỹ nhé!
Bé bú bình chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ quan sát kỹ nhé!

1. Thời gian bú bình lý tưởng cho bé sơ sinh

Mỗi giai đoạn bé có tốc độ bú bình và lượng sữa mỗi lần khác nhau, thời gian bú cũng sẽ khác nhau.

  • Dưới 3 tháng tuổi: Bé bú khoảng 8 – 12 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng. Lượng sữa từ 60 – 120ml/ 1 lần, thời gian lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 20 – 40 phút.
  • Từ 3 – 6 tháng tuổi: Bé bú khoảng 6 – 8 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4h. Lượng sữa khoảng 120 – 240 ml/ 1 lần, bé bú trong khoảng 15 – 30 phút là lý tưởng.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thời gian bú bình sữa của mỗi bé có thể chênh lệch nhỏ (khoảng 15 phút) so với ngưỡng trên.

Bé bú bình quá chậm và không hết sữa mẹ nên đưa bé đi khám
Bé bú bình quá chậm và không hết sữa mẹ nên đưa bé đi khám ngay mẹ nhé!

2. 7 nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bú bình chậm

Trước khí mẹ biết cách bé bú bình lâu phải làm sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các nguyên khiến bé bú bình sữa chậm từ đó có những cách xử lý phù hợp.

Bé bú bình chậm do nguyên nhân từ bên ngoài như mùi vị của sữa, núm bình,… không phù hợp hoặc nguyên nhân từ cơ địa của con (bé ốm, bé mọc răng,…)

2.1. Do bé chưa quen với sữa công thức

Đầu tiên, mẹ xem bé nhà mình có phải đang “lạ” với sữa công thức không nhé! Nếu bé đang bú mẹ chuyển sang sữa công thức hoặc loại sữa mới thì khả năng cao bé đang lạ với mùi, vị của sữa mới đó.

Tình huống này rất thường gặp, mẹ đừng lo lắng quá. Sau 2-3 ngày mà bé vẫn chưa “thích nghi”, vẫn bú chậm, bú không hết, bé đang không thích sữa mới rồi. Mẹ chuyển sang sữa khác phù hợp hơn với con, mẹ nhé!!

Khi mẹ chuyển sang sữa mới, bé lạ mùi vị nên sẽ bú chậm hơn 1 chút
Khi mẹ chuyển sang sữa mới, bé lạ mùi vị nên sẽ bú chậm hơn 1 chút

2.2. Do núm ti không phù hợp với độ tuổi của bé

Khi bé bú bình, núm ti được ví như bầu sữa ngọt ngào của mẹ. Vì vậy, nếu núm ti KHÔNG hợp ảnh hưởng rất nhiều đến việc bú sữa của bé:

  • Bé mới bắt đầu ti bình: Chất liệu núm ti quá cứng, có mùi hoặc kích thước lỗ ti nhỏ không phù hợp với bé. Điều này dẫn đến tình trạng bé bú chậm và bú ít hơn so với  bình thường.
  • Bé đang bú đang bú bình quen bỗng bú chậm: Núm vú của bé đã dùng quá lâu và có vấn đề. Nếu thấy núm vú bẹp lại khi con bú sữa, có nghĩa núm bị dính và không chảy ra sữa khiến bé bú chậm. Bên cạnh đó, nếu mẹ thấy sữa của bé không chảy thành dòng, đây là dấu hiệu núm vú quá to, khiến bé gặp khó khăn khi bú .
Núm ti cứng, có mùi, lỗ nhỏ hoặc to đều ảnh hưởng đến việc bú bình của bé
Núm ti cứng, có mùi, lỗ nhỏ hoặc to đều ảnh hưởng đến việc bú bình của bé

Vì vậy khi thấy bé bú bình chậm, mẹ quan sát và kiểm tra xem núm vú của bé có những đặc điểm trên không? Mẹ nên lựa chọn núm vú bình sữa phù hợp với từng bé yêu, tránh trường hợp núm vú quá to hay quá nhỉ bé gặp khó khăn trong lúc bú.

2.3. Do tư thế bú không đúng

Khi bé bú bình với tư thế sai như cổ bé không thẳng, cách ngậm ti không đúng hoặc sữa chảy ít xuống núm ti là nguyên nhân khiến bé bú chậm hơn. Ngược lại, khi bình sữa quá dốc hoặc đứng, sữa chảy ra quá nhiều làm bé sặc sữa.

Bú bình sai tư thế có thể khiến bé bú bình chậm
Bú bình sai tư thế có thể khiến bé bú bình chậm

2.4. Do bé đang ốm

Lúc bị ốm, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cơ thể cũng đều rất mệt mỏi, không muốn ngồi dậy để ăn. Khi ốm, cơ thể con mệt mỏi, khó chịu và chán bú là điều rất dễ gặp.

Vì vậy, nếu bé tự nhiên “dở chứng” bú bình chậm hẳn, mẹ kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề sức khỏe gì không. Bình thường, bé bú ít thường do các bệnh về răng miệng,  đường tiêu hóa, các vấn đề tai, mũi, họng đó mẹ.

Bú bình chậm có thể do bé bị ốm
Bú bình chậm có thể do bé bị ốm

2.5. Do hệ tiêu hóa của bé kém

Khi bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy,.. bé sẽ mệt mỏi, chán ăn. Khi thấy con vừa bú chậm vừa có những dấu hiệu như tiêu chảy, nôn trớ, khó tiêu (2 – 3 ngày mới đi ị 1 lần),… mẹ cần chú ý và đưa bé đi thăm khám.

Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi sẽ khiến bé mệt mỏi và bú kém
Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi sẽ khiến bé bú bình chậm hoặc trẻ lười bú bình

2.6. Do bé đang mọc răng

Từ 6 tháng trở lên, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Răng mọc là quá trình lợi nứt ra cho răng chồi lên, dẫn đến lợi bé đau và viêm, ảnh hưởng đến hoạt động bú sữa của bé. Nếu mẹ thấy bé bú chậm đồng thời răng nhô lên, mẹ không cần hoang mang, bình tĩnh vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ và đút sữa cho bé thay vì bú sẽ giúp con dễ chịu hơn đó.

Khi mọc răng bé sẽ bị đau lợi nên lười bú hơn
Khi mọc răng bé sẽ bị đau lợi nên bé lười bú bình hơn

2.7. Do bé bị nấm lưỡi

Nếu không được chăm sóc khoang miệng đúng cách, bé rất dễ mắc nấm miệng, tưa lưỡi. Ngoài biểu hiện có mảng trắng, mùi hôi, nấm lưỡi còn gây đau và làm mất vị giác, khiến bé chán ăn và bú chậm, bú ít hơn. Nếu thấy con có những dấu hiệu trên, mẹ đưa bé đi thăm khám để kịp thời chữa trị, giúp con ăn ngon và lớn ngoan mẹ nhé.

Nấm lưỡi gây đau và mất vị giác nên bé bú ít hơn
Nấm lưỡi gây đau và mất vị giác nên bé bú ít hơn

2.8. Do bé đang sử dụng kháng sinh

Bé sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh có ảnh hưởng đến vị giác khiến bé biếng ăn, bú sữa ít hơn. Mẹ không nên lạm dụng kháng sinh, chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ. Mẹ lưu ý, không được pha chung thuốc với sữa để cho bé dễ uống vì vừa làm giảm vị ngon của sữa, vừa có thể phản ứng với sữa gây tác dụng phụ cho bé: đi ngoài, đau bụng,…

Bé bị ốm mệt mỏi cùng với thuốc kháng sinh làm mất vị giác nên con lười bú hơn
Bé bị ốm mệt mỏi cùng với thuốc kháng sinh làm mất vị giác nên con lười bú hơn

3. Hướng dẫn mẹ 5 giải pháp khi bé bú bình chậm

Và bây giờ là cách khắc phục bé lười bú bình giúp mẹ giải quyết vấn đề “trẻ lười bú bình phải làm sao?”

Bé bú bình chậm không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Sau khi xác định được nguyên nhân, mẹ chăm sóc bé theo các cách dưới đây nhé.

3.1  Pha sữa mẹ chung với sữa công thức

Khi mới bắt đầu tập bú bình, bé còn chưa quen với mùi và vị của sữa công thức nên bú chậm hơn so với khi bú sữa mẹ. Ở giai đoạn này, để giúp con thích nghi, mẹ pha chung sữa mẹ với sữa công thức, giảm bớt mùi vị lạ của sữa công thức để con dễ bú hơn .

Pha chung sữa mẹ với sữa công thức để bé tập làm quen khi mới bú bình
Pha chung sữa mẹ với sữa công thức để bé tập làm quen khi mới bú bình

3.2. Chọn núm vú của bình tương tự với ti mẹ và phù hợp theo độ tuổi

Bé dưới 3 tháng: Là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với sữa bình, bé còn rất non nớt và nhớ bầu ti của mẹ. Do đó, mẹ lựa chọn núm vú mang đến cảm giác thân thuộc như ti mẹ nhất. Cụ thể:

  • Chất liệu: Ưu tiên núm cao su vì mềm mại như ti mẹ, tuy nhiên núm cao su thường có mùi khó chịu, mẹ lưu ý vệ sinh sạch và luộc qua với nước sôi ở lần đầu sử dụng cho bé.
  • Kích thước lỗ sữa: Có các kích thước S, M, L hoặc 1,2,3,4 tương ứng với mức chảy từ ít tới nhiều. Thông thường bé dưới 3 tháng nên chọn size S hoặc M với tốc độ chảy là 2 – 3 giọt/giây.

Lưu ý: Bình sữa cổ rộng giúp mẹ dễ pha sữa và vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách, sạch mọi cặn bám, bảo vệ hệ tiêu hóa cho con hơn. Ngoài ra, mẹ chọn núm ti có thiết kế thêm ống chống sặc và đầy hơi để bé không nuốt phải khí thừa khi bú, chống sặc và đầy hơi hiệu quả.

Mẹ có thể lựa chọn bình sữa cho bé lười bú
Mẹ có thể lựa chọn bình sữa cho bé lười bú

Dead giảm giá bình sữa chống sặc Mamamy

Bé trên 3 tháng: Là giai đoạn bé đã có những cảm nhận rất tốt và bú lượng sữa nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn, mẹ ưu tiên chọn núm vú có đặc điểm sau:

  • Chất liệu: Ưu tiên núm silicone có ưu điểm không mùi đồng thời khả năng kiểm soát dòng sữa của núm silicon cũng tốt hơn. Cùng với đó, núm silicone cũng bền hơn so với núm cao su, đặc biệt khi bé mọc răng và thích cắn,chất liệu silicone chính là giải pháp phù hợp nhất.
  • Kích thước lỗ sữa: Thông thường bé trên 3 tháng nên chọn size M hoặc L với tốc độ chảy là 3 – 4 giọt/giây.

Lưu ý: Bé đã bắt đầu biết cầm bình và tự bú. Vì vậy, mẹ chọn bình cổ nhỏ cho bé. Tuy nhiên bình cổ nhỏ lại khó cho mẹ trong việc vệ sinh bình hơn, mẹ cần cân nhắc nhé.

Núm ti silicone không mùi, siêu bền sẽ phù hợp nhất với bé trên 3 tháng
Núm ti silicone không mùi, siêu bền sẽ phù hợp nhất với bé trên 3 tháng

3.3. Cho bé bú đúng tư thế

Trước khi cho bé bú bình, mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái nhất. Sau đó, mẹ ôm bé vào lòng ở tư thế cho bé bú bình nằm dốc và 1 tay giữ cổ bé sao cho phần cổ cao hơn so với phần người còn lại.

Mẹ đặt nhẹ nhàng núm vú lên miệng con, để con cảm nhận và tự há miệng và bú thay vì nhét núm ti vào miệng, tạo cảm giác khó chịu cho con. Ngoài ra, mẹ không nên ép con bú lúc bé đang quấy khóc hoặc gắt ngủ, bé sẽ không hợp tác và bú chậm hơn đó mẹ.

Không ép bé bú vào lúc bé quấy khóc, gắt ngủ
Không ép bé bú vào lúc bé quấy khóc, gắt ngủ khiến bé dễ bị sặc sữa rất nguy hiểm

3.4. Làm ấm núm vú và bình sữa

Một bình sữa ấm áp như dòng sữa mẹ sẽ khiến bé cảm thấy ngon miệng hơn. Để giúp bé bú ngon và nhiều hơn, mẹ làm ấm cả bình sữa ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Với sữa mới pha, mẹ để nguội đến nhiệt độ đó rồi mới cho bé bú. Với sữa nguội, mẹ hâm nóng bằng cách sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc ngâm trong bát nước ấm.

Lưu ý: Không hâm sữa của bé trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao (trên 150 độ) vì dễ làm hỏng sữa và bình của con.

Làm ấm núm vú và bình sữa sẽ giúp bé bú ngon hơn
Làm ấm núm vú và bình sữa sẽ giúp bé bú ngon hơn

3.5. Vỗ ợ hơi cho bé

Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên dạ dày còn rất nhỏ và có cấu tạo nằm ngang. Vì vậy khi lượng không khí cùng sữa đi vào trong dạ dày sẽ khiến bé nhanh no, dễ bị đầy hơi, nôn trớ. Khi đó mẹ áp dụng cách vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bé nhả bình ra và không bú nữa nhé.

Cách để vỗ hơi cho bé: Mẹ đặt bé lên đùi, đầu bé áp vào vai mẹ còn ngực bé áp vào ngực mẹ. Sau đó, mẹ dùng 1 tay giữ phần đầu cổ con, tay còn lại xoa nhẹ lưng hoặc chum tay vỗ nhẹ từ dưới lên trên để bé ợ hơi dễ dàng.

Mẹ chỉ vỗ lưng ợ hơi sau khi bé đã bú xong và nhả núm vú ra thôi nhé
Mẹ chỉ vỗ lưng ợ hơi sau khi bé đã bú xong và nhả núm vú ra thôi nhé

Khi thấy bé bú bình chậm, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần quan sát thật kỹ các biểu hiện của con, mẹ hoàn toàn khắc phục được ngay tại nhà. Nếu còn băn khoăn về các giải pháp khi bé không chịu bú bình, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhé!

Mẹ tham khảo: 

Bé 2 tuổi xổ giun khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên? Mẹ đừng quá lo lắng nhé. Hãy tham khảo ngay 9 loại thuốc tẩy giun cho con được Bộ Y tế khuyên dùng kèm theo cả gợi ý của Góc của mẹ để giúp loại bỏ vấn đề một cách nhanh chóng.

1. Đôi nét về vấn đề xổ giun ở bé 2 tuổi

Sức đề kháng của trẻ 2 tuổi còn kém. Đây là nguyên nhân khiến cho các loại giun dễ dàng phát triển khiến trong cơ thế làm bé khó chịu. Vậy nên, mẹ cần nhận biết về nguyên nhân và các biểu hiện xổ giun để giải quyết kịp thời.

Mẹ có thể xem thêm: BỎ TÚI KIẾN THỨC MẸ CẦN LƯU Ý VỀ BỆNH NẤM LƯỠI Ở TRẺ 2 TUỔI

1.1. Nguyên nhân bé 2 tuổi xổ giun

Nguyên nhân chính khiến em bé khi được 2 tuổi rất dễ bị nhiễm giun là bởi thói quen thích cho đồ chơi vào miệng để gặm. Mẹ để ý thì sẽ thấy vào thời kỳ này, răng của con đã mọc khá nhiều con cũng biết chơi đồ chơi nên hay đưa đồ vào miệng nhưng lại không biết phân biệt đâu là sạch bẩn. Trong các loại đồ chơi này có thể chứa trứng giun. Chúng sẽ chui vào miệng của con và ký sinh trong ruột.

Trẻ 2 tuổi thích khám phá thế giới là cơ hội để trứng giun tấn công vào cơ thể
Trẻ 2 tuổi thích khám phá thế giới là cơ hội để trứng giun tấn công vào cơ thể

1.2. Biểu hiện bé 2 tuổi đang bị xổ giun

Bé 2 tuổi xổ giun thường có những biểu hiện sau đây:

  • Con cảm thấy bị đau bụng. Đặc biệt đau ở vùng rốn. Bởi đây là khu vực đường ruột và giun hay quậy phá khiến con khó chịu.
  • Cơ thể gầy yếu do không hấp thụ được dinh dưỡng. Thậm chí còn có thể bị nôn hoặc đi vệ sinh  ra giun. 
  • Bé nhiễm giun bị khó ngủ thường ngứa hậu môn, Vào buổi tối hay đái dầm và quấy khóc.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn, phân lúc lỏng lúc đặc. Có thể nhìn được cả giun trong hậu môn và phân, thậm  chí có cả máu trong phân.
  • Con cảm thấy chán ăn và ngày càng biếng ăn. Thậm chí có thể thấy sợ khi nhìn thấy đồ ăn.
  • Không còn vui vẻ, thoải mái và hoạt động nhiều như thường ngày.
  • Một số bé gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa ở vùng kín nữa mẹ nhé.
  • Rõ nhất đối với biểu hiện trẻ 2 tuổi xổ giun đó là khi xét nghiệm thấy có trứng giun trong phân.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Bé 2 tuổi nhiễm giun có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Mẹ có thể thấy khi bé 2 tuổi xổ giun cơ thể gặp phải rất nhiều vấn đề. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của con. Cụ thể là các bệnh lý:

  • Đường tiêu hóa của con bị tấn công, không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng mà mẹ cung cấp.
  • Trẻ 2 tuổi xổ giun sẽ không còn muốn ăn, thậm chí sợ ăn. Từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu cân. 
  • Búi giun sẽ khiến trẻ bị tắc ruột. Con xuất hiện những cơn đau bụng. Sau đó càng ngày càng đau quặn thắt với tần suất tăng dần. Bụng cảm thấy ấm ách, đầy hơi, khó chịu.
  • Trong trường hợp xấu khi giun chui lên đường mật còn khiến con phải chịu những cơn đau bụng cấp. Nếu không xử lý kịp, xác giun khi chết có thể là nguyên nhân khiến hình thành sỏi mật sau này.
  • Khi đi khám thấy tình trạng  giun chui lên ống tụy của con, mẹ cần cận bé có thể bị viêm tụy cấp. Lúc này, cơ thể con sẽ gặp nguy hiểm.
Tẩy giun định kỳ để cơ thể con khỏe mạnh và vui chơi thoải mái nhất
Tẩy giun định kỳ để cơ thể con khỏe mạnh và vui chơi thoải mái nhất

3. Bé 2 tuổi sử dụng thuốc tẩy giun được không?

Bé 2 tuổi tẩy giun được chưa hẳn là điều mẹ rất quan tâm đúng không nào? Bởi nhìn vào những tác hại của việc xổ giun gây ra đối với bé có thể thấy là không đơn giản chút nào. 

Câu trả lời dành cho mẹ đang lo lắng đó là: 2 tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ có thể dùng thuốc tẩy giun cho bé. Tuy nhiên, vì cơ thể và đặc biệt là đường ruột của con lúc này khá yếu nên mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây khi cho con dùng thuốc.

  • Sử dụng thuốc giun cho con theo như chỉ định của bác sĩ cũng như nhà sản xuất.Trẻ 2 tuổi xổ giun cha mẹ nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để chọn loại thuốc tốt nhất.
  • Trong quá trình dùng thuốc tẩy giun, con có thể gặp phải một số phản ứng phụ là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.Nhưng nếu mà triệu chứng nhẹ thì sẽ tự khỏi thôi mẹ nhé. Mẹ cần ở bên con theo dõi và cảm thấy không cần thiết hãy  cho con đến gặp bác sĩ ngay.
  • Tần suất tẩy giun hợp lý nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở lên là 6 tháng/lần. Vì nếu để quá lâu thì không tẩy được hết giun trong cơ thể. Tẩy thời gian quá ngắn thì không cần thiết vì nguy cơ có giun chưa xuất hiện.
  • Cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe cho con trước khi quyết định tẩy giun vì có một số bệnh chống chỉ định với loại thuốc này đấy nhé.
  • Quan trọng nhất chính là trước khi cho con tẩy giun, mẹ hãy cho bé ăn no. Động viên con để con có tâm lý thoải mái, sức khỏe tốt nhất trong quá trình tẩy giun.
Trẻ 2 tuổi là mẹ đã có thể cho con dùng thuốc tẩy giun định kỳ
Trẻ 2 tuổi là mẹ đã có thể cho con dùng thuốc tẩy giun định kỳ

4. Một số loại thuốc tẩy giun an toàn cho bé 2 tuổi 

Mẹ đang tìm kiếm những loại thuốc phù hợp để tẩy giun cho bé yêu 2 tuổi phải không? Sau đây sẽ là 9 sự lựa chọn an toàn theo như khuyến cáo của Bộ Y tế mẹ nhé.

4.1. Thuốc tẩy giun Combantrin Chocolate Squares 24 Úc

Combantrin Chocolate Squares 24 là thuốc tẩy giun có nguồn gốc từ Úc dùng được cả cho người lớn và trẻ em. Sản phẩm này được rất nhiều em bé yêu thích vì chúng có vị như socola rất dễ ăn.

Trong mỗi một hộp thuốc có 24 viên. Đối với trẻ từ 2 tuổi, mẹ chỉ cần cho con dùng khoảng từ 1 đến 2 ô vuông là đủ. Sản phẩm được chia theo ô nên rất dễ sử dụng theo định lượng.

4.2. Thuốc tẩy giun Fugacar cho trẻ em

Mẹ cần chú ý là thuốc Fugacar chỉ nên dùng trong một vài trường hợp con nhiễm quá nhiều loại giun khác nhau thôi mẹ nhé. Mỗi lần dùng 1 viên 500mg hoặc 10ml hỗn dịch 500mg là đã đủ tiêu diệt sạch giun trong bụng rồi. Sản phẩm có giá thành vừa phải phù hợp cho tất cả người dùng.

4.3. Thuốc tẩy giun cho bé Albendazol

Cơ chế hoạt động của Albendazol là làm ức chế sự phát triển của các ấu trùng và cả các loại giun trưởng thành. Từ đó lấy đi glycogen tích trữ trong cơ thể khiến giun chết dần. Nhờ vậy mà không làm ảnh hưởng đến cơ thể con. Mẹ đang tìm thuốc cho bé 2 tuổi xổ giun thì có thể tham khảo lựa chọn. Chỉ cần cho con dùng 1 liều duy nhất 400mg là đủ.

Tham khảo lời khuyên của bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp với con
Tham khảo lời khuyên của bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp với con

4.4. Thuốc tẩy giun cho bé Zelcom Hàn Quốc dạng Siro

Zelcom Hàn Quốc dạng Siro là sản phẩm đã tạo nên cơn sốt ngay khi mới xuất hiện ở thị trường y tế. Trong một hộp sản phẩm sẽ bao gồm có 2 túi nhỏ dạng siro, mỗi gói 15ml. Vị thuốc ngọt, dễ uống. Mỗi một lần mẹ chỉ cần cho con dùng 1 gói. Gói còn lại dùng cho 6 tháng sau. Như vậy một một lần dùng cả năm quá tiện phải không mẹ? 

4.5. Thuốc tẩy giun trẻ em Fluvermal dạng siro 30ml của Pháp

Thêm một loại thuốc dành cho bé 2 tuổi xổ giun theo khuyến cáo của Bộ Y tế mà mẹ có thể chọn là Fluvermal dạng siro 30ml. Liều dùng cho mỗi loại giun sẽ khác nhau mẹ hãy lưu ý nhé. 

  • Nếu tẩy giun kim: Mẹ cho con uống 1 thìa 5ml. Sau 15 ngày thì dùng lại.
  • Tẩy giun đũa, giun móc: Dùng 1 thìa vào buổi sáng, 1 vào buổi tối và uống liền 3 ngày. 1 năm chỉ dùng 1 lần là an tâm.

4.6. Thuốc tẩy giun cho bé Vermox Úc

Đây là sản phẩm tẩy giun khá được các mẹ Úc tin dùng. Thuốc sau khi uống sẽ ngăn không cho giun có thể hấp thụ được đường từ ruột. Từ đó, chúng sẽ chết đói và bị đào thải ra ngoài cơ thể con. Vermox thường không để lại tác dụng phụ nên mẹ có thể an tâm lựa chọn nhé. Mẹ chỉ cần cho con uống 1 viên/lần và uống 1 liều duy nhất. Định kỳ 6 tháng sử dụng lại.

Theo dõi sức khỏe của con sau khi cho bé dùng thuốc tẩy giun để hạn chế tác dụng phụ mẹ nhé
Theo dõi sức khỏe của con sau khi cho bé dùng thuốc tẩy giun để hạn chế tác dụng phụ mẹ nhé

4.7. Thuốc tẩy giun trẻ em Mebendazol

Nếu nói về việc tẩy giun cho bé 2 tuổi thì Mebendazol cũng không kém hiệu quả so với các sản phẩm trên đâu mẹ nhé. Cơ chế hoạt động của sản phẩm cũng là ngăn chặn sự sinh sôi của giun trong bụng con. Chỉ sau vài ngày sử dụng là con đã có thể giúp con ăn ngon hơn và chơi vui hơn rồi.

Chỉ cần cho con uống một lần duy nhất 500mg/ngày. Thời gian phù hợp là vào buổi sáng.  

4.8. Thuốc tẩy giun cho bé Panatel Pyrantel pamoat

Loại thuốc dành cho bé 2 tuổi xổ giun này làm cho cơ của giun trong bụng trẻ bị co bóp cấp tính. Từ đó ngừng co bóp tự phát và dần dần bị tê liệt rồi đào thải khỏi cơ thể. Mặc dù hiệu quả cao nhưng thuốc này khiến con xuất hiện một vài tác dụng phụ. Mẹ lưu ý khi lựa chọn nhé.

4.9. Thuốc tẩy giun trẻ em Thiabendazole 

Cuối cùng trong danh sách các loại thuốc tẩy giun được Bộ Y tế khuyên dùng là Thiabendazole. Sản phẩm được làm dạng tinh thể màu trắng, hoàn toàn không có vị. Vì thế mẹ có thể pha vào nước cho con uống như bình thường với hiệu quả sau từ 1 đến 3 tiếng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần theo dõi thật kỹ phản ứng sau khi dùng của con vì thuốc này có một vài tác dụng phụ như đi ngoài và gây chóng mặt.

Cho con ăn no trước khi tẩy giun để đạt được hiệu quả tốt nhất
Cho con ăn no trước khi tẩy giun để đạt được hiệu quả tốt nhất

Mẹ có thể xem thêm: TRẺ 2 TUỔI BỊ NÔN LIÊN TỤC: 5 ĐIỀU BỐ MẸ NÊN LÀM

5. Cách phòng tránh tái nhiễm giun cho bé 

Không chỉ tìm hiểu về việc nguyên nhân và cách xử trí xổ giun, quan trọng nhất vẫn là mẹ phải biết cách phòng tránh tái nhiễm giun cho con. Bởi nếu không vệ sinh cá nhân và phòng tránh hiệu quả thì giun còn có thể xuất hiện nhiều hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con đấy. Một số gợi ý Góc của mẹ mách mẹ .

  • Luôn chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ví dụ như, cho con uống nước đun sôi để nguội, ăn đồ ăn đã chín, các loại trái cây cần được rửa sạch và gọt vỏ.
  • Mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh khi chế biến đồ ăn cho bé.
  • Trẻ 2 tuổi xổ giun thì không nên ăn đồ sống đâu mẹ nhé. Luôn luôn phải nhớ quy tắc ăn chín, uống sôi.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau một ngày con vui chơi và hoạt động. Định kỳ cắt móng tay cho con. Rửa hậu môn sạch sẽ bằng xà phòng tắm sau mỗi lần con đi đại tiện. Tuyệt đối không cho bé yêu đi đại tiện bừa bãi.
  • Tạo thói quen cho con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mẹ làm cùng con để giúp con ghi nhớ nhé.
  • Nếu gia đình ở các vùng nông thôn, hãy bố trí khu vực xử lý phân ở xa nhà cũng như giếng nước.
  • Cho bé chơi ở môi trường sạch sẽ. Không để bé chơi và nghịch đất cát hay lê la dưới đất và hạn chế việc con ngậm đồ chơi.
  • Đặt lịch hẹn để tẩy giun định kỳ 6 tháng cho bé là điều ba mẹ cần ghi nhớ nhé.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con sau một ngày vui chơi mẹ nhé
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con sau một ngày vui chơi mẹ nhé

Mẹ có thể xem thêm: TRẺ 2 TUỔI ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: MẸ CÓ NÊN HỐT HOẢNG?

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bé 2 tuổi xổ giun Góc của mẹ muốn chia sẻ với các mẹ. Mẹ đã nắm rõ và ghi nhớ chưa? Áp dụng ngay để giúp con luôn khỏe mạnh mẹ nhé.

Nguồn tham khảo:

https://chanhtuoi.com/top-cac-loai-thuoc-tay-giun-cho-tre-em-loai-nao-tot-p1633.html 

http://www.benhviennamthanglong.vn/nen-tay-giun-cho-tre-khi-nao-detail324.html 

Trẻ bú bình bị đầy hơi là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là các bé mới tập bú bình. Những lúc như thế, bé thường quấy khóc, nôn trớ, sợ bú, bỏ ăn khiến mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý trẻ bú bình bị đầy hơi thế nào? Câu trả lời cho mẹ đây ạ!

Trẻ bú bình bị đầy hơi - nguyên nhân và cách xử trí
Trẻ bú bình bị đầy hơi là trường hợp thường xuyên gặp phải ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh

1. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là gì?

Đầy hơi chướng bụng ở bé sơ sinh là triệu chứng thường gặp khiến không ít bà mẹ lo lắng không biết nên làm sao. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, mọi thứ với bé vẫn là đang làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu đến bài tiết. Vì thế khi lượng sữa nạp vào cơ thể trẻ quá nhiều trong một khoảng thời gian cũng dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi bú bình

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có một số biểu hiện cho mẹ nhận biết sau: thường xuyên có chân lên rồi duỗi ra, ưỡn lưng, đôi khi trẻ cũng năm chặt tay và quấy khóc sau khi bú bình xong.

Khi đó bé có thể không muốn và luôn từ chối bú sữa bình và khóc mỗi khi ăn. Sau đó bé luôn vặn vẹo người, nhăn mặt, khóc lớn khi mẹ cố gắng đặt bé nằm bở khi bế bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, trẻ bú bình bị đầy hơi cũng có thể có những triệu chứng khác như sau:

  • Bụng bé bị phình, chướng hơi, mẹ sờ vào sẽ thấy cứng bất thường
  • Ngay khi bú xong, bé lại có dấu hiệu buồn nôn và có thể nôn trớ
  • Bé khó chịu, khó ngủ nên ban đêm thường quấy khóc do hơi trong bụng.
  • Xì hơi nhiều bất thường.
  • Phân của bé thay đổi, lỏng hoặc sệt liên tục trong nhiều ngày, đồng thời màu phân không giống bình thường. Đây là các dấu hiệu cho thấy thức ăn chưa tiêu tạo ra áp lực thẩm thấu cao, kéo nước nhiều hơn vào trong ruột gây ra chướng bụng và thay đổi về tình trạng phân.

3. Nguyên nhân bé bú bình bị đầy hơi

Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ bú bình bị đầy hơi phổ biến nhất mà Góc của mẹ tổng hợp được, mẹ tham khảo xem mình có vô tình mắc phải không nhé!

3.1. Do chưa đợi tan hết bọt trong bình bú

Quá trình pha sữa thường để lại nhiều bọt khí do mẹ phải lắc hoặc khuấy đều để sữa được hòa tan. Nếu mẹ cho bé bú sữa ngay, những bọt khí này sẽ đi theo dòng sữa vào bụng bé, từ đó làm bé bị đầy hơi, chướng bụng hơn. Mẹ cần mở nắp bình sữa, đợi khoảng 1 – 2 phút để bọt khí tan hết rồi hãng cho bé bú nhé!

Cho bé bú ngay khi sữa vừa mới pha sẽ dễ làm bé bị đầy hơi
Mẹ cho bé bú ngay khi sữa vừa mới pha sẽ dễ làm trẻ bú bình bị đầy hơi

3.2. Do bé bú quá nhanh

Nếu bé quá đói hoặc bé “háu ăn”, bé sẽ bú “chùn chụt”, bú mạnh để ti được nhiều sữa hơn. Những lúc như thế, bé dễ nuốt nhầm không khí cùng sữa vào bụng, gây nên tình trạng bé bị đầy hơi, chướng bụng.

Mẹ quan sát kỹ biểu hiện của con để tránh bé bị đói quá
Mẹ quan sát kỹ biểu hiện của con để tránh bé bị đói quá

Mẹ quan sát kỹ các dấu hiệu trẻ bú bình bị đầy hơi, nếu thấy con có dấu hiệu đói: Đưa tay lên miệng mút, “đớp đớp” miệng khi mẹ chạm tay vào môi, ngọ nguậy liên tục,… mẹ cho bé ăn luôn để tránh bé đói quá nhé!

3.3. Do bé không tiêu hóa được protein trong sữa

Hiện tượng trẻ bú bình bị đầy hơi này thường thấy khi mẹ mới thay sữa cho bé, cơ thể bé chưa kịp thích nghi với sữa mới, không chuyển hóa dược các loại protein trong sữa dẫn đến khó tiêu, đầy bụng hay nôn trớ.

3.4. Do bé bất dung nạp đường Lactose

Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa. Nếu cơ thể bé thiếu hụt tạm thời enzyme Lactase, bé sẽ không chuyển hóa được đường này, rất dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, chướng hơi khi bú sữa.

Bất dung nạp đường Lactose thường khiến bé bị đầy hơi kèm theo các biểu hiện: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn trớ, xì hơi nhiều, quấy khóc (do đau bụng),… Mẹ để ý và đưa bé đến khám bác sĩ kịp thời nhé!

Bé đầy hơi do hệ tiêu hóa của bé bất dung nạp đường Lactose có trong sữa
Bé đầy hơi do hệ tiêu hóa của bé bất dung nạp đường Lactose có trong sữa

3.5. Do bé đang dùng kháng sinh trong thời gian dài

Bé bị bệnh phải dùng kháng sinh dài ngày sẽ làm giảm chức năng của các lợi khuẩn đường ruột, khiến thức ăn khó tiêu, bé dễ bị đầy bụng, đầy hơi.

3.6. Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết các bé sẽ kết hợp việc bú bình với bú mẹ vì thế chế độ dinh dưỡng ăn uống của mẹ cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như: các loại đậu, bắp cải, súp lơ xanh, bắp cải Bruxen,… và một loại quả như bơ, đào, cam, chanh, lê, mận tươi và mận khô,…

4. 5 Cách xử lý khi trẻ bú bình bị đầy hơi

Khi bé bú bình bị đầy hơi việc đầu tiên mẹ cần làm là hãy thật bình tĩnh sau đó thực hiện theo  5 mẹo dưới đây sẽ giúp bé nhà mình hết đầy hơi nhanh chóng đó ạ!

4.1. Massage bụng cho bé

Massage bụng giúp ruột hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi hiệu quả cho bé. Các bước massage bụng chuẩn khoa học như sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi massage cho con
  • Bước 2: Cho bé nằm ngửa trên giường, “trò chuyện” với bé khoảng 1 phút để bé hợp tác với mẹ hơn
  • Bước 3: Cho một ít tinh dầu hướng dương vào lòng bàn tay rồi massage bụng bé. Mẹ xoa tròn nhẹ nhàng từ trong rốn ra ngoài bụng bé theo chiều kim đồng hồ bằng các đầu ngón tay mẹ.
  • Bước 4: Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng 5 phút, tình trạng đầy hơi của bé sẽ cải thiện rõ rệt

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Có mẹ thắc mắc không dùng tinh dầu được không? Vẫn được mẹ nhé! Nhưng nếu dùng tinh dầu sẽ hiệu quả tốt hơn, bé thoải mái và thư giãn hơn đó mẹ.

Mẹ massage bụng giúp bé giảm đầy hơi mẹ nhé!
Mẹ massage bụng giúp bé giảm đầy hơi mẹ nhé!

4.2. Cử động chân bé giống đạp xe

Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường, dùng tay cầm chân bé và nhẹ nhàng mô tả lại cử động giống như bé đang đưa chân đạp xe. Cứ một chân bé được kéo duỗi thẳng rồi được kéo lên ngực thì đồng thời chân kia duỗi xuống. Thực hiện thao tác này trong khoảng 3 – 5 phút sẽ giúp đẩy khí thừa trong bụng lên miệng, giúp giảm đầy hơi rõ rệt.

Mẹ cho bé cử động giống như đạp xe
Mẹ cho bé cử động giống như đạp xe

4.3. Chườm nóng

Hơi thừa trong bụng bé sẽ được đẩy ra ngoài nhờ sức nặng và hơi nóng của chiếc khăn ấm. Mẹ chỉ cần nhúng khăn vào nước ấm (40 độ C), vắt kiệt nước rồi quấn đều quanh bụng bé. Thực hiện lặp lại 2 lần (5 phút thay khăn 1 lần), bé sẽ giảm đầy hơi đáng kể đó ạ!

Đặt một chiếc khăn ấm vào bụng bé để giảm đầy hơi
Đặt một chiếc khăn ấm vào bụng bé để giảm đầy hơi

4.4. Giúp bé xì hơi

Giúp bé xì hơi cũng cải thiện tình trạng trẻ bú bình bị đầy hơi đó mẹ. Mẹ ôm bé sát vào người, đầu tựa vào lưng mẹ. Tiếp đó mẹ dùng tay nhẹ nhàng vuốt lưng cho bé để bé dễ dàng xì hơi ra ngoài. Đây là một cách chữa trẻ bú bình bị đầy hơi vừa hiệu quả lại vừa dễ dàng thực hiện mẹ nhỉ!

4.5. Giúp bé ợ hơi

Mỗi lần bé bú xong thường sẽ bị đầy hơi. Do đó, mẹ giúp bé ợ để đẩy lượng khí đấy ra khỏi cơ thể mẹ nhé. Sau khi ăn mẹ không nên cho bé nằm ngay. Thay vào đấy mẹ cho bé ngồi và tay đỡ sau lưng và đầu; cho bé nằm sấp hoặc bế vác bé lên vai để vỗ nhẹ cho bé ợ, đẩy khí ra ngoài.

Vỗ ợ hơi giúp cải thiện tình trạng đầy hơi của bé
Vỗ ợ hơi giúp cải thiện tình trạng đầy hơi của bé

4.6. Cho bé uống thêm nước

Với những trẻ bú bình bị đầy hơi trên 6 tháng tuổi, bạn nên kiểm trả lại lượng nước uống hàng ngày của bé. Bởi có thể là do bé uống quá ít nước khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Nếu trường hợp đầy hơi chướng bụng diễn ra trong thời gian dài có thể khiến bé bị nôn trớ, chán ăn và quấy khóc, chậm hoặc không tăng cân,…

5. Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi

Đầu tiên, mẹ cần đặt bé ở một tư thế bé thoải mái nhất để bé không phải dùng quá nhiều sức trong quá bú bình, có thể đặt bé nằm nghiêng hoặc bế bé với phần đầu và gáy dựa vào cánh tay mẹ. Không nên đặt nằm ngửa khi bé bú bình vì nó rất dễ bị ọc hoặc trẻ bú bình bị sặc sữa. Cách cho trẻ bú bình không bị đầy hơi chuẩn nhất là:

  • Cho bé bú phải dốc bình lên cao để đảm bảo sữa lúc nào cũng ngập đầy núm ti, như vậy bong bóng khi sẽ không xuất hiện trong bình sữa, bé không phải hút nhiều không khí gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Để bé ngậm hết phần núm ty của bình. Mẹ chỉ nên cầm bình ở phần thân, chứ không cầm ở đáy bình để trọng lượng bình không đổ dồn vào miệng bé.
  • Nếu núm vú có thể bị nghẹt, mẹ có thể nới lỏng vòng cổ bình sữa ra một chút để không khí sữa tốt hơn.
  • Thời gian bé bú bình trung bình khoảng 15 phút với khoảng 250ml sữa, tránh để bé bú quá nhanh không kịp nghỉ.

Ngoài các cách xử lý khi trẻ bú bình bị đầy hơi trên, cho bé bú bình đúng cách cũng giúp bé tránh bị đầy hơi hiệu quả. 3 mẹo nhỏ mà “có võ” cho mẹ đây ạ!

5.1. Cho miệng bé bám sát vào núm ti của bình

Cho miệng của bé “bám” sát vào núm ti cao su, bé sẽ hạn chế hít phải khí thừa khi bú, hạn chế đầy hơi.

Mẹ đưa núm vú bình sữa vào miệng bé khi thấy bé mở miệng to nhé!
Mẹ đưa núm vú bình sữa vào miệng bé khi thấy bé mở miệng to nhé!

Cách thực hiện: Mỗi lần chuẩn bị cho bé bú, mẹ khuyến khích bé mở to miệng bằng cách chạm nhẹ đầu ti vào môi dưới của bé. Mẹ để ý miệng bé khi bú, nếu môi bé không quá mím, cũng không quá căng, mở rộng thoải mái là bé đã bú đúng cách rồi đó ạ!

5.2. Kiểm soát tốc độ chảy của sữa

Núm ti có nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bé mới sinh cần núm vú size nhỏ nhất (tốc độ 1- 2 giọt/s). Sau khoảng 1.5 tháng, mẹ cần thay size núm ti để phù hợp với tốc độ bú của bé.

Chọn núm ti và bình sữa phù hợp cho bé mẹ nhé
Để tránh trẻ bú bình bị đầy hơi mẹ nên chọn núm ti và bình sữa phù hợp cho bé mẹ nhé

Hiện nay trên vành núm ti thường có các kí hiệu số 1, 2, 3, 4… hoặc S, M, L… tương ứng với tốc độ chảy của sữa dành cho từng độ tuổi khác nhau đó mẹ.

  • Với bé mới sinh (dưới 4 tháng): Mẹ chọn mua núm vú có tốc độ chảy chậm, thích hợp nhất là từ 1 – 2 giọt/giây (size nhỏ nhất). Nếu thấy có hiện tượng sữa chảy thành tia, mẹ cần thay núm vú mới do lỗ chảy đã quá rộng rồi mẹ nhé.
  • Với bé lớn hơn: Mẹ dựa vào bảng size theo tuổi của bé của các thương hiệu hoặc nhờ tư vấn của nhân viên cửa hàng để chọn được loại phù hợp nhất với bé.

Chi tiết về cách chọn núm ti, mẹ tham khảo bài viết: Các tiêu chí lựa chọn núm vú bình sữa an toàn cho bé yêu

65.3. Cho bé bú đúng tư thế

Bú đúng tư thế là điều quan trọng để hạn chế đầy hơi khi bú bình. Tư thế bú được nhiều mẹ áp dụng là cho bé ngồi vào lòng mẹ, nghiêng người khoảng 45 độ và dựa đầu vào tay trái của mẹ.

Sau khi bé đã bú xong, bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, đầu kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Mẹ bế bé khoảng 5 phút trước khi đặt bé nằm để tránh trào ngược dạ dày, nôn trớ,…

Sau khi bú, mẹ nhớ vỗ lưng nhẹ nhàng để bé ợ hết hơi trong bụng
Sau khi bú, mẹ nhớ vỗ lưng nhẹ nhàng để bé ợ hết hơi trong bụng

5.4. Vỗ ợ hơi giúp bé sơ sinh tránh đầy bụng

Sau khi cho bé bú xong hoặc trong lúc bé sơ sinh bú gần hết bình sữa mẹ nhẹ hàng vỗ lưng một lúc, trước khi đặt trẻ nằm xuống. Có 3 vị trí vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh phổ biến sau:

  • Bé bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng bé
  • Mẹ cho bé ngồi vào lòng mình rồi vỗ lưng, mẹ cần chú ý đến phần lưng trẻ sơ sinh vì lúc này bé vẫn chưa cứng để có gây ảnh hưởng đến xương sống của bé.
  • Cho bé sơ sinh nằm sấp trên đùi mẹ và vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé sơ sinh.

Trẻ bú bình bị đầy hơi không khó để xử lý, bình tĩnh và thực hiện đúng cách, bé sẽ hết ngay thôi ạ. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất mẹ nhé!

Bé 2 tuổi nói lắp có thể được khắc phục bằng các biện pháp luyện tập tại nhà. Mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện các phương pháp này? Khi nào thì mẹ sẽ cần đến sự trợ giúp của chuyên gia ngôn ngữ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao bé 2 tuổi nói lắp? 

Nói lắp là hiện tượng có thể gặp khi con được 2 tuổi. Hiện tượng nói lắp xuất hiện và có xu hướng phát triển cho đến khi con 5 tuổi. Bởi trong độ tuổi này, con đang học cách ghép từ thành câu. Thông thường, nói lắp xuất hiện ở bé trai nhiều hơn ở bé gái. 

Theo NIDCD (Viện Quốc gia về Chứng điếc và rối loạn giao tiếp), trẻ 2 tuổi nói lắp nói lắp thường do 2 nguyên nhân:

  • Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển (Developmental stuttering).
  • Nói lắp do vấn đề về thần kinh (Neurogenic stuttering).

1.1. Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển

Bé 2 tuổi nói lắp liên quan đến quá trình phát triển là loại phổ biến nhất. Nói lắp xảy ra vào thời điểm con đang phát triển hầu hết các kỹ năng nói và ngôn ngữ, cụ thể là khi bé được 2 tuổi.

Hiện tượng này cũng xảy ra do thời điểm, cách nói và nhịp điệu khi con nói. Hiện tượng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi con nói trước một nhóm hoặc qua điện thoại. Nhưng khả năng nói của con sẽ tốt hơn khi hát, đọc to hoặc nói một mình.

Khả năng nói của con tốt hơn khi đọc to hoặc hát
Khả năng nói của con tốt hơn khi đọc to hoặc hát

Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển không gây nguy hiểm cho bé 2 tuổi. Để giúp con khắc phục nói lắp liên quan đến phát triển, mẹ hãy vận dụng các phương pháp luyện tập tại nhà.

1.2. Nói lắp do vấn đề về thần kinh 

Nói lắp do vấn đề về thần kinh ít phổ biến hơn nhiều so với nói lắp liên quan đến phát triển. Nó có xu hướng xảy ra sau chấn thương sọ não do ngã, tai nạn xe, chấn thương thể thao, v.v.

Nói lắp xảy ra bởi ngôn ngữ được xử lý ở các phần não của con khác hơn so với mọi người. Điều này cũng cản trở sự tương tác giữa não và các cơ kiểm soát lời nói.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tổn thương não hoặc các dây thần kinh trong thời gian bé 2 tuổi. Các dây này kiểm soát các cơ được sử dụng để nói hoặc lập trình các cơ giúp con nói. Hiện tượng này có thể gây ra các vấn đề khác nhau, từ nói ngọng đến mất khả năng nói.

Nói lắp do vấn đề thần kinh ít phổ biến hơn
Nói lắp do vấn đề thần kinh ít phổ biến hơn

 Một số dấu hiệu nhận biết chứng bé 2 tuổi nói lắp có thể là một vấn đề bệnh lý:

  • Con trở nên căng thẳng, cơ mặt có các dấu hiệu bất thường khi giao tiếp.
  • Giọng nói của con có cao độ dần tăng lên theo sự lặp lại nhiều lần.
  • Con cố gắng tránh nói lắp bằng cách thay đổi từ hoặc sử dụng âm thanh phụ để bắt đầu nói. Đôi khi, con cũng có dấu hiệu né tránh những tình huống cần giao tiếp với mọi người xung quanh.

Mẹ lo lắng hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia nghiên cứu bệnh lý ngôn ngữ nói (SLP). Chuyên gia sẽ đánh giá và cho mẹ biết liệu con có nguy cơ mắc vấn đề lâu dài hay không. 

1.3. Phân biệt giữa bé 2 tuổi nói lắp bình thường và bệnh lý nói lắp

Tiêu chí Nói lắp bình thường Bệnh lý nói lắp
Biểu hiện về mặt cảm xúc
  • Co cứng ở mặt hoặc phần trên cơ thể khi nói.
  • Thêm một từ bổ sung (như tiếng “ờ”) trước khi nói từ hoặc cụm từ tiếp theo.
  • Lo lắng khi nói.
  • Nháy mắt nhanh.
  • Nói lắp xuất hiện cùng các chuyển động của cơ thể hoặc khuôn mặt (đầu con giật khi nói).
  • Giao tiếp khiến bé căng thẳng.
  • Giọng nói căng thẳng dẫn đến âm vực tăng cao trong khi nói chuyện.
Thời gian kéo dài Thường không quá 6 tháng. Trên 6 tháng. Tình trạng nói lắp vẫn tiếp diễn sau khi con tròn 5 tuổi. Thậm chí bệnh lý nói lặp sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.
Tính dứt điểm Có thể điều trị dứt điểm. Tình trạng nói lắp có thể tiếp diễn mặc dù được điều trị cải thiện.
Phương pháp xử lý Mẹ tạo điều kiện giúp con luyện tập tại nhà. Mẹ cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia ngôn ngữ.
Tính di truyền Không di truyền. Đã có tranh cãi về việc liệu nói lắp có phải do di truyền hay không vì các gen cụ thể vẫn chưa được xác định. Nhưng gần 60% tổng số người nói lắp có người trong gia đình cũng gặp phải hiện tượng này.

2. Cách xử lý khi bé 2 tuổi nói lắp 

Nói lắp là hiện tượng phổ biến và có thể bắt gặp trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ của con. Khi bé 2 tuổi nói lắp, mẹ không nên quá lo lắng. Sau đây sẽ là hai trường hợp để mẹ lựa chọn cách khắc phục nói lắp cho con.

2.1. Khắc phục nói lắp cho bé tại nhà

Mẹ áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện khả năng giao tiếp của bé 2 tuổi nói lắp:

  • Tạo cơ hội nói chuyện thoải mái, vui vẻ và thú vị. Điều này sẽ tránh tạo áp lực lên bé, giúp con cải thiện được nỗi lo lắng khi phải bắt đầu một cuộc trò chuyện. Ví dụ, mẹ có thể hỏi bé về nhân vật hoạt hình mà con thích, khuyến khích bé 2 tuổi nói lắp kể cho mẹ câu chuyện về nhân vật đó.
  • Để bé 2 tuổi tham gia vào các cuộc trò chuyện không bị đồ công nghệ làm phân tâm hoặc bị gián đoạn khác. Ví dụ, mẹ tạo thói quen để con tham gia vào các cuộc trò chuyện gia đình vào bữa tối hàng ngày.
  • Làm mẫu cách nói chậm rãi, thoải mái để giúp con nói chậm lại. Chờ vài giây sau khi con nói xong trước khi mẹ bắt đầu nói. Cách nói chậm rãi và thoải mái của mẹ sẽ hiệu quả so với bất kỳ lời chỉ trích hoặc lời khuyên như: “Con nói chậm thôi” hay “Nói từ từ thôi.”
  • Cho con hát những bài con thích. Đặc biệt, mẹ nên lựa chọn loại sách tranh ảnh đơn giản, phù hợp với bé để bé 2 tuổi nói lắp tăng khả năng phản xạ. 
  • Giảm số lượng câu hỏi cho con: Con sẽ nói tự do khi bày tỏ ý kiến hơn là trả lời câu hỏi của người lớn. Thay vì đặt câu hỏi, mẹ chỉ cần bình luận về những gì con đã nói. Qua đó, mẹ cũng cho con biết là mẹ đã lắng nghe con.
  • Khi con nói, hãy lắng nghe con, nhìn thẳng vào mắt và bày tỏ sự khen ngợi. Điều này sẽ khuyến khích con luyện tập chăm chỉ hơn. Hãy kiên nhẫn, tránh ngắt lời con.
Lựa chọn loại sách hình vẽ đơn giản để tập phản xạ
Lựa chọn loại sách hình vẽ đơn giản để tập phản xạ

2.2. Chữa bệnh cho bé 2 tuổi nói lắp bởi bác sĩ trị liệu

Nói lắp hầu như có thể tự khỏi khi con đi học. Tuy nhiên, nếu con có những dấu hiệu bệnh lý, mẹ cần thực hiện biện pháp điều trị kịp thời.

Điều trị nói lắp kết hợp nhiều phương pháp được điều chỉnh sao cho phù hợp với con. Tình trạng nói lắp có thể chưa kết thúc sau điều trị. Nhưng con sẽ cải thiện khả năng nói, giao tiếp để tham gia vào hoạt động ở trường bình thường. 

Mẹ nên đưa con đi khám nếu nói lắp trở thành bệnh lý
Mẹ nên đưa con đi khám nếu nói lắp trở thành bệnh lý

Các hình thức điều trị nói lắp bao gồm:

  • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp con nói chậm lại và nhận biết khi nào con nói lắp để nói trôi chảy hơn theo thời gian.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp con đối mặt với các vấn đề căng thẳng, lo lắng hay thiếu tự tin liên quan đến tật nói lắp.
  • Tương tác giữa mẹ và con: Bác sĩ cung cấp cho mẹ các kỹ thuật để thực hành ở nhà với con.
  • Các thiết bị điện tử hỗ trợ: Giúp con cải thiện sự trôi chảy bằng cách đưa ra các bài tập nói đặc biệt.

3. Những lưu ý khắc phục cho bé 2 tuổi nói lắp

Nói lắp hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như cha mẹ và người thân kiên nhẫn giúp con luyện tập. 

Nói lắp có thể được điều trị dứt điểm khi mẹ kiên nhẫn
Nói lắp có thể được điều trị dứt điểm khi mẹ kiên nhẫn

Điều trị nói lắp sớm sẽ giúp trẻ 2 tuổi nói lắp lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Từ đó, mẹ hỗ trợ tốt hơn trong việc học tập, vui chơi của con sau này.

  • Nên đưa trẻ 2 tuổi nói lắp tới cơ sở y tế để xác định tình trạng và mức độ nói lắp. Từ đó, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể phương pháp giúp cải thiện tình trạng này.
  • Đừng tạo áp lực buộc con phải giải trí hoặc tương tác bằng lời nói với người khác. Hãy khuyến khích các hoạt động không liên quan nhiều đến tương tác bằng lời nói. Chẳng hạn như vẽ tranh, hát, múa,…
  • Chăm chú lắng nghe những gì con đang nói, duy trì giao tiếp bằng mắt bình thường. Mẹ không nên biểu hiện sự thiếu kiên nhẫn hoặc thất vọng khi con nói.
  • Tránh phản ứng tiêu cực khi con nói lắp, khi mẹ sửa lời nói hoặc hoàn thành câu của con. Điều quan trọng là con phải hiểu rằng mọi người có thể giao tiếp hiệu quả ngay cả khi nói lắp.
  • Những cụm từ như “Dừng lại và hít thở sâu” hoặc “Nói chậm lại” có mục đích giúp con. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng các cụm từ này vì chúng làm giảm sự tự tin của con.
  • Đừng ngại nói chuyện với con về chứng nói lắp. Nếu con đặt câu hỏi hoặc bày tỏ sự lo lắng, hãy lắng nghe và trả lời. Mẹ hãy giúp con hiểu rằng sự gián đoạn trong lời nói là bình thường. Mọi người đều trải qua điều này ở một mức độ nào đó.
Mẹ hãy giúp con hiểu rằng sự gián đoạn trong lời nói là bình thường
Mẹ hãy giúp con hiểu rằng sự gián đoạn trong lời nói là bình thường

Như vậy, Góc của mẹ đã đưa ra những thông tin liên quan đến chứng nói lắp cách xử trí khi trẻ 2 tuổi nói lắp. Hy vọng mẹ áp dụng những kiến thức trên trong việc giúp con khắc phục và cải thiện khả năng giao tiếp. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: 

Stuttering

7 Tips For Talking With Your Child

Giỏ hàng 0