Bé bú bình hay nhai là vấn đề khiến các mẹ “vò đầu, bứt tai” không biết phải làm sao. “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Tất tần tật nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm tình trạng này đã được Góc của mẹ bật mí trong bài viết sau!
Mục lục
1. Bé đang trong thời kỳ mọc răng
Nguyên nhân đầu tiên lý giải cho việc bé bú bình hay nhai là do bé đang trong thời kỳ mọc răng.
1.1. Tại sao lại thế?
Rất dễ dàng để nhận ra những dấu hiệu cho thấy bé của mẹ đang phát triển từng ngày. Nhất là trong thời kỳ từ 6 đến 8 tháng tuổi, bé tiến đến một cột mốc mới: mọc răng sữa. Lúc này, bé hay bị ngứa lợi nên có xu hướng nhai, nghiến, cắn bất kì vật gì trong khoảng cách có thể. Núm ti bình sữa chính là một trong những vật dụng “ưa thích” để bé giải tỏa đó mẹ!
Nếu thấy bé hay nhai khi bú bình, mẹ để ý xem “mầm” răng xinh xắn của bé đã bắt đầu xuất hiện chưa nhé!
Lưu ý thêm cho mẹ: hiện tượng nhai khi bú bình này vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả khi bé đã mọc răng nhưng mẹ không phải lo lắng đâu vì đây là phản ứng rất tự nhiên của bé. Đơn giản, nhai là một cách để bé tự chơi thôi ạ.
1.2. Mẹ nên làm gì lúc này?
Thực tế tình trạng này rất thường gặp và sẽ tự hết khi bé đã nhú răng sữa. Trong thời gian này, mẹ massage vùng mọc răng của bé để bé dễ chịu, giảm ngứa lợi khiến bé, nhai, cắn khi bú bình. Mẹ nhớ massage cả lợi trên và lợi dưới kết hợp với massage toàn thân để bé thấy thoải mái nhé!
Massage lợi trên: Mẹ đặt 2 ngón tay cái cạnh nhau ngay trên môi của bé, massage bằng cách nhẹ nhàng ấn và xoa theo đường tròn nhỏ. Thả lỏng tay và di chuyển ra phía xa dần so với môi bé và lặp lại động tác trên cho đến khi tay mẹ chạm gần tới tai bé. Chú ý thực hiện động tác thật nhẹ nhàng tránh làm đau con nhé!
Massage lợi dưới: Mẹ thực hiện động tác tương tự như massage lợi trên ở môi dưới của bé.
Kết hợp với massage toàn thân để cơ thể bé sản sinh hoocmon tích cực dopamine có tác dụng cải thiện tâm trạng cho bé yêu, giúp bé dễ chịu hơn trong quá trình mọc răng..
2. Bé bú bình hay nhai do mẹ cho bé bú không đúng cách
Cho bé bú không đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến bé hay nhai khi bú bình.
2.1. Tại sao lại thế?
Khi mẹ cho bé bú không đúng tư thế, bé có thể ngậm bắt vú chưa chuẩn nên sẽ không tạo được sự thoải mái, êm dịu với bé như khi ngậm núm vú của mẹ. Đây là lý do bé nhai cắn núm ti, thậm chí là quấy khóc nữa đó mẹ!
2.2. Tư thế chuẩn khi cho bé bú
Dưới đây là 3 tư thế giúp bé bú dễ dàng, hạn chế tình trạng nhai núm vú:
1 – Bế bé một bên: Vòng một cánh tay ôm trọn bé, để đầu bé dựa vào phía trên hoặc giữa cánh tay, bàn tay ôm lấy phần dưới của bé, tay còn lại cầm bình sữa, để bình nghiêng không dốc thẳng.
Lưu ý: Mẹ không nên để bé nằm thẳng vì khi cho bú bình bé rất dễ bị sữa tràn xuống tai gây nguy hiểm.
2 – Để bé ngồi tựa vào lòng: Nếu bé hay nôn trớ thì đây này là tư thế tốt nhất để cải thiện tình trạng này! Mẹ để bé ngồi vào lòng, tựa lưng vào lòng mình, phần đầu bé tựa thẳng vào ngực hoặc chếch sang một bên vai mẹ.
3 – Bé ngồi tựa lên đùi: Mẹ ngồi trên mặt phẳng, tựa lưng và co hai chân. Đặt bé nằm trên chân (lưng bé nằm trên đùi, bụng và mặt hướng về phía mẹ). Với tư thế này, bé luôn nhìn thấy khuôn mặt mẹ, cảm nhận được những âu yếm của mẹ qua cách mẹ cười, mẹ nói chuyện, sợi dây tình cảm giữa bé và mẹ càng thêm khăng khít.
Dù cho bé tu ti bằng bất cứ tư thế nào, mẹ cũng cần lưu ý không dốc thẳng bình sữa mà luôn nghiêng vừa phải. Như thế vừa đảm bảo bé bú đủ sữa vừa tránh sặc cho bé. Trong suốt quá trình bé bú, mẹ thay đổi những tư thế khác nhau và không bao giờ cho bé tự cầm bình bú một mình để đảm bảo an toàn, tránh sặc sữa.
3. Bé mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình
Trong quá trình chuyển từ bú mẹ sang bú bình cũng có thể khiến bé xuất hiện thói quen nhai, cắn núm ti giả khi bú.
3.1. Nguyên nhân
Núm ti giả của bình sữa dù cao cấp đến đâu cũng không thể nào mềm mại và cho bé cảm giác thân thuộc như bầu sữa của mẹ. Cảm nhận được sự khác lạ đó, bé có thể có biểu hiện không bú mà chỉ nhai núm sữa.
3.2. Mẹ nên làm gì để bé “hợp tác” ti bình?
Đây là điều thường gặp ở các bé mới tập ti bình do chưa quen. Sau khoảng 3 -4 ngày, bé quen với núm ti bình sữa rồi, con lại măm sữa bình thường thôi ạ. Sau 1 tuần từ khi bé bắt đầu bú bình, nếu bé vẫn còn nhai thì mẹ cần xem lại núm ti bình sữa vì có thể bé “kén chọn” núm vú đó ạ! Mẹ thử thay núm ti khác với chất liệu hoặc kích thước phù hợp hơn với bé mẹ nhé.
Dưới dây, Góc của mẹ chia sẻ một số tips chọn núm ti để mẹ dễ dàng lựa chọn hơn:
Mẹ thay núm ti cho bé định kì 1 – 2 tháng/lần mẹ nhé
- Với các bé dưới 3 tháng, mẹ nên ưu tiên chất liệu cao su mềm mại vì lực bắt, mút của bé còn rất yếu. Núm cứng sẽ làm bé bị mỏi miệng và chán bú. Ngoài ra, một núm ti mềm mại sẽ đem đến cho bé cảm giác quen thuộc giống ti mẹ, từ đó dễ quen với việc bú bình hơn.
- Với bé trên 3 tháng, núm ti silicone là lựa chọn tốt hơn vì độ mềm phù hợp để kích thích vận động hàm và miệng bé để phát triển được tự nhiên. Đặc biệt, núm ti bằng silicone có độ bền cao, hạn chế tối đa việc bé cắn rách núm khi bú.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thay núm ti bình sữa của bé theo định kỳ 1-2 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh và chất lượng của núm ti. Trong trường hợp núm bị bé cắn thủng thì mẹ cần thay ngay núm mới cho bé để tránh sữa chảy xuống quá nhiều gây sặc sữa khi bé bú.
Núm ti chống sặc Mamamy làm từ chất liệu silicone chuyên dùng cho thực phẩm – nguyên liệu Nhật Bản, sản xuất bởi Taiwan, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
Mamamy hiện đang có những ưu đãi giảm tới 50%, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng TẠI ĐÂY mẹ ơi!
4. Bé quá đói hoặc bé đang no
4.1. Nguyên nhân
Bé thường thích bú khi hơi mệt hoặc hơi đói. Tuy nhiên khi bé quá đói, cáu gắt quấy khóc, bé sẽ không ngoan ngoãn bú mà hay nhai núm vú bình sữa.
Trong trường hợp bé đang no, nhất là khi bé trong giai đoạn ăn dặm, bé sẽ có xu hướng không bú mà chỉ ngậm hoặc nhai núm ti.
4.2. Cách khắc phục
Mẹ cần đảm bảo thời gian giữa các bữa ăn và lượng sữa mỗi bữa ăn của bé.
A. THỜI GIAN
Lúc bé hơi đói là “thời điểm vàng” để mẹ cho bé bú. Lúc này bé rất ngoan ngoãn đó. Mẹ đừng đợi đến khi bé quá đói,bé có thể luống cuống dẫn đến sặc sữa hoặc nghẹn. Còn khi quá no bé sẽ từ chối bú. Phân bổ thời gian hợp lý giữa các bữa để không gặp tình trạng này mẹ nhé!
B. LƯỢNG SỮA TRONG BỮA ĂN
Ở mỗi tháng tuổi khác nhau bé sẽ có nhu cầu về một lượng sữa cho mỗi lần bú nhất định. Mẹ tham khảo lượng sữa cho bé bú dựa theo tháng tuổi để cho bé bú lượng phù hợp, hạn chế việc bé quá đói hoặc quá no
Tháng tuổi | Lượng sữa/lần | Tần suất cho bú |
2 tuần tuổi | 60-90ml với sữa mẹ | 3-4h/lần |
75ml với sữa công thức | ||
1-3 tháng | 120-150ml | 4-6h/lần |
3-6 tháng | 120-240ml | 4-6h/lần |
6-9 tháng | 180-240ml | 3-4h/lần |
9-12 tháng | 210-240ml | 6-8h/lần |
5. Một số mẹo khác để cải thiện việc bé bú bình hay nhai
Mẹ lưu lại thêm các mẹo được nhiều mẹ đã áp dụng và thành công để cải thiện vấn đề bé bú bình hay nhai nhé!
5.1. Áp dụng kĩ thuật phản xạ bú tự nhiên của trẻ
Mẹ thực hiện các thao tác như sau:
- Lấy tay chạm nhẹ vào môi bé và núm vú bình sữa
- Cuộn núm vú vào miệng
- Nhẹ nhàng ấn núm vú vào giữa lưỡi của bé
Mẹ đừng lo nếu như ban đầu bé chưa làm theo được. Bởi một vài lần đầu áp dụng, bé có thể thấy lạ lẫm, cần có thời gian cho bé làm quen và luyện tập nữa mẹ ạ. Mẹ kiên trì áp dụng, con sẽ quen và tu ti được ngay thôi.
5.2. Cho bé bú trong phòng yên tĩnh, hạn chế âm thanh ồn ào
Bé sơ sinh luôn nhìn thế giới xung quanh với một đôi mắt tò mò, háo hức và rất dễ bị phân tâm bởi những điều khác nhau xung quanh mình. Chỉ một âm thanh bất chợt hay chuyển động nhỏ thôi, bé sẽ lơ là việc bú, chỉ nhai núm ti mà không bú nữa.
Vì vậy khi cho bé bú, mẹ đảm bảo không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, người qua lại hay các đồ vật bắt mắt, chuyển động để bé tập trung ăn hơn mẹ nhé!
5.3. Thử làm ấm sữa khi cho bé bú
Để bé quen với việc bú bình nhất mẹ thử làm ấm sữa trước khi cho bé bú trong khoảng 37 độ C. Sữa mẹ luôn có một nhiệt độ ấm thích hợp nên khi chuyển qua bú bình, sự khác nhau về nhiệt độ sữa bé bú có thể khiến bé nhai núm bình thay vì bú.
Điều này không ảnh hưởng đến một vài bé nhưng mẹ hãy thử làm ấm sữa trước khi cho bé bú một chút xem mẹo này có hiệu quả trong quá trình cho con bú bình hay không nhé!
Chăm sóc bé sơ sinh, mẹ cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn một chút. Khi áp dụng những phương pháp trên, có thể kết quả ban đầu chưa quá rõ ràng, nhưng mẹ đừng quá lo lắng và bỏ cuộc. Hãy kiên trì thử các cách để mang đến hiệu quả nhất cho con mẹ nhé!
Mong rằng với những thông tin vừa rồi mẹ có thể bớt lo khi thấy bé bú bình hay nhai và có thể tìm được cách thức tốt nhất để con bú bình ngoan ngoãn. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để hỗ trợ mẹ nhé!