Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Gluten là gì và có tốt cho bé không? Câu trả lời ở đây mẹ ơi!

Gluten là gì? Các mẹ có biết về loại protein này không? Nếu chưa biết, đừng do dự mà hãy tìm hiểu về nó ngay các mẹ nhé!

1.Gluten là gì thế mẹ nhỉ?

Các protein gliadin và glutenin được coi là đại diện của các protein thực vật không tan trong nước mà hình thành nên một mạng lưới chất dẻo dính có độ đặc giống như keo
Các protein gliadin và glutenin được coi là đại diện của các protein thực vật không tan trong nước mà hình thành nên một mạng lưới chất dẻo dính có độ đặc giống như keo

Gluten là loại protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Về bản chất, gluten là protein tập hợp chủ yếu gliadin và glutenin. Các protein gliadin và glutenin được coi là đại diện của các protein thực vật không tan trong nước mà hình thành nên một mạng lưới chất dẻo dính có độ đặc giống như keo. Bởi vậy, gluten còn được biết đến là chất “hồ” (Theo tiếng Latinh Gluten là hồ).

2.Gluten liệu có tốt cho bé không?

2.1.Tác dụng của Gluten là gì?

Các loại ngũ cốc có chứa gluten sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, chất chống oxy hóa, sắt, selen và magie.
Các loại ngũ cốc có chứa gluten sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, chất chống oxy hóa, sắt, selen và magie.

Gluten cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé

Các loại ngũ cốc có chứa gluten sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, chất chống oxy hóa, sắt, selen và magie. Ngoài ra chúng cũng có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Gluten giúp bé lớn lên khỏe mạnh với nhiều dinh dưỡng cho bé luôn phát triển tốt đấy mẹ à!

Giúp con có đủ calo cho một ngày năng động

Đối với trẻ nhỏ, các con cần lượng calo lớn để phát triển bình thường. Giai đoạn những năm đầu đời là khi các con đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Việc mẹ cho bé ăn đủ các thực phẩm chứa gluten trong chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ có thể tránh bị thiếu calo đấy! Hơn nữa, các thực phẩm có chất này thường dễ ăn, hấp dẫn vị giác của bé nữa đó.

2.2.Khi nào thì Gluten nguy hiểm cho bé?

bát bột
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh celiac là tiêu hóa khó khăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, trầm cảm, giảm cân và phân có mùi hôi.

Gluten nguy hiểm với những trẻ mắc bệnh Celiac

Với những trẻ bị Celiac, Gliadin trong gluten làm tổn thương màng ruột non, ngăn chặn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bé. Trong đó bao gồm nhiều chất dinh dưỡng quan trọng: Vitamin, protein, carbohydrate, canxi, chất béo… Chỉ cần không cẩn thận thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh celiac là tiêu hóa khó khăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, trầm cảm, giảm cân và phân có mùi hôi. Các mẹ hãy chú ý nhé!

Không phải do Celiac, nhưng bé mẫn cảm với Gluten

Rất nhiều trường hợp bé không thể ăn các thực phẩm chứa loại protein này do bị “mẫn cảm” với loại chất này. Các bé không thể ăn chất này do nhiều phản ứng khác nhau trong cơ thể.

Tuy nhiên, hiện nay số người mắc bệnh Celiac hoặc dị ứng với chất này khá ít, do vậy để xác định chính xác 2 tình trạng trên thì các bé nhà mình nên đi làm một số xét nghiệm liên quan các mẹ nhé.

3.Mẹ có thể tìm thấy chất này ở các loại thực phẩm sau đây

Ngô, gạo, diêm mạch (quinoa), tuy nhiên gluten trong những sản phẩm này dường như lại không gây phản ứng như trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch.
Ngô, gạo, diêm mạch (quinoa), tuy nhiên gluten trong những sản phẩm này dường như lại không gây phản ứng như trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch.

Các nguồn thực phẩm chứa gluten phổ biến nhất là:

  • Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch (lúa mì có rất nhiều giống khác nhau đều chứa gluten chẳng hạn như durum, einkorn, emmer, kamut, spelt,…).
  • Ngô, gạo, diêm mạch (quinoa), tuy nhiên gluten trong những sản phẩm này dường như lại không gây phản ứng như trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch.
  • Bánh mì.
  • Lúa mì bulgur.
  • Mì ống.
  • Bánh ngũ cốc.
  • Ngũ cốc tổng hợp.
  • Bánh mì không men (matzo).
  • Trong các loại bánh ngọt, kẹo được sử dụng để làm chất làm đầy, chất bao bọc.
  • Là chất bao bọc trong chế biến mứt, kẹo,… và trong một số sản phẩm dược phẩm.
  • Sử dụng trong các sản phẩm thịt chế biến, hải sản hoàn nguyên và các loại thịt chay giả mặn (đây là nhóm sản phẩm rất ít mẹ biết có chứa gluten đấy!).
  • Nước xốt, nước xốt từ thịt và chất làm đặc.
  • Các loại đồ ăn vặt hỗn hợp.
  • Nước tương, nước chấm,…
  • Mạch nha, mạch nha hương liệu và mạch nha giấm

 Ngoài ra, chất này còn được cho thêm vào trong quá trình sản xuất một số loại thực phẩm khác.

4.Chế độ “Gluten Free” – Không Gluten cho bé

Chế độ ăn không có gluten là cần thiết cho các bé mắc các bệnh sau, cha mẹ hãy ghi nhớ nha!
Chế độ ăn không có gluten là cần thiết cho các bé mắc các bệnh sau, cha mẹ hãy ghi nhớ nha!

4.1.Tại sao bé phải áp dụng chế độ ăn Gluten free?

Chế độ ăn không có gluten là cần thiết cho các bé mắc các bệnh sau, cha mẹ hãy ghi nhớ nha!

  • Trẻ mắc bệnh Celiac ăn những thực phẩm chứa loại protein này, hệ miễn dịch sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Theo thời gian, quá trình gây tổn thương này sẽ ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Bệnh celiac gây rối loạn tự miễn dịch.
  • Nhạy cảm với chất này không do celiac gây ra bởi dấu hiệu và triệu chứng có liên quan đến bệnh celiac bao gồm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, “não sương mù”, phát ban hoặc đau đầu.
  • Sự mất điều hoà gluten, một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và gây ra các vấn đề với sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp.
  • Dị ứng lúa mì giống như dị ứng thực phẩm khác, kết quả là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn gluten hoặc một số protein khác trong lúa mì là tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn.

4.2.Thực phẩm nào nên cho bé ăn mà không có gluten?

Sự mất điều hoà gluten, một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và gây ra các vấn đề với sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp
Sự mất điều hoà gluten, một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và gây ra các vấn đề với sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp

Những thực phẩm không chứa chất này cha mẹ có thể cho bé ăn thường là các loại sau:

  • Kiều mạch
  • Bột năng
  • Hạt kê
  • Diêm mạch.
  • Tất cả các loại rau và trái cây
  • Hầu hết các sản phẩm sữa
  • Thịt đỏ
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Đậu đỗ
  • Các loại quả hạch

Nếu ba mẹ có ý định cho bé ăn theo chế độ gluten free (không gluten) thì nên đọc kỹ nhãn mác, thành phần các loại thực phẩm trước khi mua nha! Góc của mẹ chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gluten là gì và có tốt cho bé không? Câu trả lời ở đây mẹ ơi!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0