Khi thấy bé bị mẩn đỏ quanh mắt, bố mẹ sẽ lo lắng lắm vì đây là vị trí nhạy cảm, liệu có ảnh hưởng đến thị lực của con không? Vậy nguyên nhân là gì, cách chăm sóc ra sao cho bé nhanh khỏi? Đọc xong bài viết dưới đây, mẹ sẽ có câu trả lời chính xác nhất!
Mục lục
1. Trẻ bị mẩn đỏ quanh mắt có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia da liễu, bé bị mẩn đỏ quanh mắt phần lớn là vấn đề ngoài da thông thường, bé tự khỏi sau vài ba ngày.
Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý chăm sóc bé đúng cách tránh gây ra một số biến chứng đáng lo ngại như:
- Giác mạc bị tổn thương có nguy cơ giảm thị lực
- Các nốt mẩn đỏ có kèm theo ngứa có thể xuất hiện mủ, dễ gây nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng mắt
- Tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng
Lưu ý thêm cho mẹ: mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi thấy bé có 1 trong các triệu chứng sau:
- Nốt mẩn đỏ phù, xuất hiện mủ trắng
- Bé ngứa ngáy nhiều, con thường xuyên đòi gãi
- Vùng da mắt bị sưng mẩn đỏ, bé không mở được mắt và không có dấu hiệu thuyên giảm sau nửa ngày
2. Cách điều trị bé bị mẩn đỏ quanh mắt
Hiểu được nguyên nhân con bị nổi mẩn đỏ quanh mắt chính là “chìa khóa” để mẹ chăm sóc cho bé hiệu quả nhất, giúp con nhanh khỏi.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, 5 nguyên nhân hay gặp nhất khiến bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt là: Dị ứng mề đay, mụn sữa, rôm sảy, do vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc do bé dùng tay dụi hoặc gãi mắt,…
2.1. Do bị nổi mề đay
Nổi mề đay chủ yếu gặp ở những bé có cơ địa dị ứng. Khi gặp các tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, dị ứng thuốc,… làm bé dễ bị mẩn đỏ hơn. Đặc biệt hơn, vùng da xung quanh mắt của bé rất mỏng, nhạy cảm nên càng dễ xuất hiện mẩn đỏ do dị ứng.
-
Biểu hiện:
Những đám mụn nhỏ li ti có đầu trắng hoặc đỏ xuất hiện từng vùng nhỏ xung quanh mắt bé. Mẩn đỏ do mề đay gây ngứa, mẹ để ý sẽ thấy bé dụi và gãi. Ngoài ra, mề đay còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác như lưng, mặt,cổ và tay chân của bé.
-
Cách xử lý:
Nếu bé bị mẩn đỏ quanh mắt nổi mề đay, bố mẹ đừng quá lo lắng bởi thường mề đay sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc 2-3 ngày. Trong thời gian này, mẹ cần giữ vệ sinh vùng mắt cho bé bằng nước muối sinh lý, để phần da của bé luôn thông thoáng.
Nếu sau vài ngày mà tình trạng mẩn đỏ quanh mắt của bé không thấy đỡ mà còn lan rộng hơn, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Trong trường hợp này bé thường quấy khóc nhiều, bỏ bú, thậm chí còn mất ngủ,…
2.2. Do mụn sữa
Mụn sữa thường xuất hiện nhiều ở bé sơ sinh dưới 3 tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu do da bé bị kích ứng bởi môi trường bên ngoài do tuyến bã nhờ trên da đang học bài tiết, hoặc các tác nhân gây kích ứng như uống sữa bột (trong sữa bột có chứa hàm lượng lớn protein dễ gây kích ứng).
- Biểu hiện:
Mẹ quan sát thấy các đám mụn nhỏ li ti, các loại mụn này có màu đỏ hoặc đầu trắng như sữa mẹ mọc xung quanh mắt bé. Ngoài ra, mụn sữa có thể xuất hiện nhiều ở trán và 2 bên sống mũi của bé.
- Cách xử lý:
Tương tự trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do mề đay, mụn sữa cũng là phản ứng tự nhiên sẽ tự mất sau 2-3 tuần hoặc 2-3 tháng mà không cần điều trị bằng thuốc. Trong thời gian này, để bé nhanh hết mẩn đỏ bố mẹ cần lưu ý:
1 – Không ủ hoặc cho bé mặc quần áo quá nóng, bí bách gây tiết ra nhiều mồ hôi.
2 – Thường xuyên thay quần áo sạch sẽ cho bé
3 – Nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
4 – Lau người bé bằng nước ấm
Nếu sau 3 tháng, tình trạng xung quanh mắt bé nổi chấm đỏ không thuyên giảm hoặc mọc những mụn to hơn kèm theo mủ thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh tình trạng nổi mụn đỏ mủ ngứa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2.3. Do rôm sảy
Thời tiết nắng nóng và tuyến bã nhờn còn chưa hoàn thiện, mồ hôi ra nhiều là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy. Cùng với đó, vùng mắt là vị trí bé chảy mồ hôi từ trán xuống, càng dễ bị kích ứng và xuất hiện mụn rôm đỏ xung quanh.
- Biểu hiện:
Xung quanh mắt bé xuất hiện mụn hồng hoặc đỏ li ti với kích thước nhỏ. Mụn rôm sảy rất ngứa, có cảm giác gai, mẹ để ý sẽ thấy con hay dùng tay gãi.
- Cách xử lý:
Với trường hợp trẻ bị đỏ xung quanh mắt này thì khá đơn giản, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mắt rộng rãi để hạn chế nhất việc bé tiết qua mô hôi, giữ da bé luôn thông thoáng.
Thường xuyên lau người cho bé để làn da luôn sạch sẽ và tránh mồ hôi tích tụ trên da quá lâu. Bên cạnh đấy, phòng ngủ của bé cùng cần thông thoáng, nhiệt độ vừa phải.
2.4. Do chàm sữa
Bệnh lý chàm sữa thường gặp ở những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng. Bệnh gây mẩn đỏ ở vùng da quanh mắt thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.
- Biểu hiện:
Khi mới mắc bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có bọng nước, sau đó sẽ chuyển dần sang mủ rồi vỡ ra, tạo thành các vảy tiết.
- Cách xử lý:
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do chàm sữa hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc, vì thế mẹ chỉ có thể điều chỉnh cách chăm sóc hàng ngày để hạn chế mắc bệnh.
Do cơ địa của những bé này rất dễ bị kích ứng, dị ứng nên mẹ hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như: đậu phộng, hải sản,… và khi mắc phải bệnh lý này mẹ nên đưa bé đến ngay gặp bác sĩ.
2.5. Vệ sinh cho bé chưa sạch sẽ
- Biểu hiện:
Xung quanh mắt bé xuất hiện lưa thưa những mụn nhỏ màu đỏ và gây ngứa.
- Cách xử lý:
Vùng da quanh mắt bé là khu vực mỏng nhất trên toàn bộ cơ thể. Vì vậy, trong quá trình hàng ngày, mẹ vệ sinh mặt mũi cho bé không sạch, dùng khăn lau mặt cứng sẽ gây kích ứng vùng da xung quanh mắt bé dễ dẫn đến nổi mẩn đỏ, tốt nhất mẹ nên dùng khăn ướt không gây kích ứng da được sản xuất dành riêng cho các bé sơ sinh.
2.6. Do bé chà xát mạnh lên mắt
Khi mắt bé khó chịu như ngứa hoặc đau, bé sẽ dùng tay để chà hoặc gãi vào mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây kích ứng vùng da xung quanh mắt bé.
- Biểu hiện:
Quanh mắt bé xuất hiện mụn hoặc các vết màu đỏ, nhỏ và gây đau. Nếu mẹ chạm tay vào bé sẽ khóc do đau rát. Ngoài ra, mắt của bé có dấu hiệu đỏ hoặc có gỉ mắt.
- Cách xử lý:
Trong thường hợp bé bị mẩn đỏ quanh vùng mắt này, mẹ nên vệ sinh vùng mắt của bé thường xuyên để hạn chế việc da vùng mắt của bé bị ngứa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh tay của bé thường xuyên để nếu bé có đưa tay lên rụi mắt cũng hạn chế được vi khuẩn xâm nhập.
Xem thêm: Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn khắp người và ngứa
3. Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt
Trẻ bị mẩn đỏ ở lông mày, quanh mắt nên chăm sóc thế nào giúp con nhanh khỏi? Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ? Có lưu ý gì đặc biệt không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ!
3.1 Chăm sóc bé tại nhà
Nếu bé chỉ xuất hiện mụn nhỏ li ti, không có dấu hiệu lan rộng hoặc lở loét, mẹ áp dụng những cách chăm sóc tại nhà sau nhé:
- Cho con sinh hoạt trong không gian sống rộng rãi, thoáng mát: Các yếu tố xung quanh như bụi bẩn, lông thú cưng hoặc thời tiết nóng ẩm là tác nhân khiến bé dễ bị dị ứng và nổi mẩn đỏ ở mắt. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé ở phòng mát, khô ráo và sạch sẽ, không có thú cưng, động vật.
- Không cho bé gãi, sờ lên vùng da quanh mắt: Bé dùng tay gãi lên mắt dễ gây đau, thậm chỉ tổn thương các nốt mẩn và ảnh hưởng đến các bộ phận mắt. Vì vậy, mẹ chú ý không cho bé gãi hoặc dụi, bé dưới 6 tháng ưu tiên đeo bao ta, cắt móng tay thường xuyên 1 tuần/ lần.
- Tắm cho bé hàng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng, thành phần thiên nhiên để giảm kích ứng, tránh chất bẩn bít tắc lỗ chân lông của bé gây mẩn đỏ nặng hơn.
- Rửa tay mẹ trước khi chăm sóc bé: Để giúp không bị nhiễm bẩn chéo từ tay mẹ sang da con, hạn chế viêm nhiễm và kích ứng hơn.
Lưu ý cho mẹ: Sau khoảng 2-3 ngày, nếu nốt mẩn đỏ của bé không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé. Vì trong trường hợp này, các nốt mẩn đỏ đã bị nhiễm khuẩn hoặc bé đang gặp các vấn đề khác nguy hiểm hơn đó ạ.
3.2 Chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sau khi bé đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ, hầu hết bé sẽ được về nhà và tự dùng thuốc theo chỉ định. Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng mẹ nhé!
4. Lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh mẩn đỏ quanh mắt cho bé
“Bỏ túi” thêm 1 số lưu ý khi chăm sóc bé bị mẩn đỏ quanh mắt để giúp bé nhanh khỏi hơn:
- Vệ sinh cho bé bằng khăn sạch mềm: Mẹ sử dụng khăn ướt hoặc khăn khô đa năng nhúng nước để làm sạch da bé. Nếu dùng khăn ướt, mẹ ưu tiên chọn thành kháng khuẩn tự nhiên cao cấp như: Coco phosphatidyl PG-Dimonium Chloride, Stearyldimoniumhydroxypropyl,… để đảm bảo an toàn cho con nhé.
- Không dùng chung khăn lau mắt và các bộ phận khác vì có thể gây nhiễm bẩn từ vị trí này sang vị trí khác.
- Đeo kính bảo vệ mắt cho bé khi đi ra ngoài, giúp tránh các dị vật như bụi, gió, ánh sáng gay gắt làm hại đến mắt.
Đa phần các trường hợp bé bị mẩn đỏ quanh mắt chỉ là dị ứng ngoài da thông thường. Chỉ cần mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!