Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để hiểu đúng về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ từ đó có cách xử lý phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ do đâu?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Chính vì vậy mà chỉ cần những tác động cực kỳ nhỏ bên ngoài thôi cũng đã có thể khiến chọn bị dị ứng và nổi mẩn đỏ trên người. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ như:

1.1.Ban đỏ nhiễm độc

Đây là hiện tượng khá dễ gặp ở trẻ. Khi con bị ban đỏ nhiễm độc không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Dấu hiệu của của chúng là nốt mẩn đỏ chứa mủ, kích thước nhỏ. Xuất hiện nhiều ở mặt, đùi, cánh tay.

Cách điều trị bệnh: Chúng tự khỏi sau khoảng 2 tuần và không cần phải điều trị.

1.2.Mụn sữa (mụn trứng cá)

Khoảng 20% trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ bị mụn trứng cá. Thời gian xuất hiện là khoảng 2 đến 3 tuần sau sinh. Dấu hiệu của loại mụn này là có màu đỏ, đầu trắng nhỏ và tập trung ở trên mặt. Mụn nhiều hoặc ít tùy vào cơ địa từng bé.

Cách điều trị: Không cần thiết phải thực hiện vì chúng sẽ tự hết sau khoảng từ 1 đến 3 tháng.

Môi trường xung quanh là một tác nhân khiến con dễ nổi mẩn đỏ

1.3.Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ do viêm da tiết bã (cứt trâu)

Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Chúng xuất hiện dao nấm Malassezia furfur. Loại nấm này xuất hiện ở đầu, mặt, bẹn, cổ, sau tai.

Khi bị nấm, bạn sẽ thấy da của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, vảy bong, sờ vào khá nhờn dính. Bệnh này gây ngứa ngáy cho trẻ đồng thời tổn thương vùng da mắc phải.

Cách điều trị: Khi trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ do viêm da tiết bã, mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc phù hợp.

1.4.Viêm da thể tạng (chàm thể tạng)

Đây chính là một dạng của chàm Eczema. Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi thường mặc phải bệnh này và trẻ mập sẽ dễ bị hơn. Triệu chứng bệnh là nổi nốt mẩn đỏ, mụn nước ở 2 bên má, quanh miệng và trán.

Chúng sẽ tự vỡ dẫn đến viêm loát, ngứa ngáy cho trẻ. Đồng thời trẻ còn bị viêm tai giữa cũng như đi ngoài phân lỏng. Bệnh này thuyên giảm và biến mất vào lúc trẻ được 3 đến 4 tuổi.

Cách điều trị: Trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần cho con dùng cetaphil lotion hay No-rash cream. Còn trong trường hợp nặng thì nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Trẻ nổi mẩn đỏ mẹ hãy phát hiện sớm để điều trị cho con

1.5.Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ rôm sảy

Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ. Khi thời tiết nắng nóng, da trẻ ra nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bít tắc khiến cho trẻ bị rôm sảy.

Dấu hiệu của bệnh là da nổi mẩn đỏ hoặc hồng nhạt. Các nốt nhỏ li ti, mọc khá dày và có thể lan ra khắp cơ thể.

Cách điều trị: Hãy giúp con giữ vệ sinh thân thể thật tốt. Tránh tiếp xúc ánh nắng. Cho trẻ trong môi trường thoáng mát và sử dụng các loại thuốc phù hợp.

1.6.Trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ do dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cho da trẻ bị kích ứng cũng như mẩn đỏ. Dị ứng thời tiết khiến cho các vùng da hở trên cơ thể trẻ bị mẩn đỏ bên cạnh đó còn ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi, ho, mắt đỏ.

Cách điều trị: Khi thời tiết ổn định tình trạng mẩn đỏ của trẻ cũng giảm đi, mẹ không cần phá lo lắng.

Dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân khiến con nổi mẩn

1.7.Nhiễm trùng da

Nhiều trùng da cũng chiếm tỉ lệ khá lớn trong số các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này khá nhiều ví dụ như: vi trùng, virus, nấm, ký sinh trùng…

Khi bị nhiễm trùng da sẽ xuất hiện các triệu chứng:

  • Da tổn thương, sưng, nóng đỏ và đau.
  • Các loại mụn nước, bóng nước sẽ hóa thành mủ cũng như vết loét, trợt da.
  • Nổi hạch to và đau ở vùng nhiễm trùng.
  • Kéo theo sốt nhẹ, biếng ăn và mệt mỏi.

Cách điều trị: Mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như điều trị một cách chính xác, hạn chế các biến chứng.

2.Cách phòng tránh trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ

Để hạn chế và phòng tránh việc trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ, các mẹ hãy ghi nhớ những việc cần làm sau đây:

  • Tắm cho trẻ thường xuyên để giúp con giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau khi ăn, mẹ hãy vệ sinh cơ thể và miệng cho con.
  • Không đặt bé ở những nơi ẩm ướt, nóng, bí.
  • Không nên gãi khi trẻ bị mẩn đỏ khiến da con bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng.
  • Chọn các loại chất liệu vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cao khi đang cho con bú như: hải sản, lạc, dầu mỡ…
  • Chọn cho con các loại sữa tắm dịu nhẹ, phù hợp với làn da.
Mang đến một không gian thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế việc nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ chính là báo hiệu trẻ đang gặp phải một vấn đề bệnh lý nào đó. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp trị bệnh phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu thêm về chăm sóc cho trẻ tại đây:

Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh với 8 cách thời “ông bà anh”

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0